Khám phá tiềm năng và giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại Đà Nẵng

MỤC LỤC

Đóng góp của đề tài

Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống đầy đủ những giá trị và tiềm năng du lịch tâm linh, từ đó, xây dựng những giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố. Những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho khách du lịch, các hãng lữ hành và chính quyền thành phố Đà Nẵng đang quan tâm đến loại hình du lịch này.

NỘI DUNG Chương1

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển du lịch tâm linh 1. Sản phẩm du lịch tâm linh

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm: cơ sở vật chất của ngành du lịch (hệ thống cơ sở ăn uống, vui chơi, giải trí,…là yếu tố trực tiếp đối với việc đảm bảo điều kiện cho các dịch vu ̣ du lịch được tạo ra và cung ứng cho du khách; cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân khác tham gia phu ̣c vu ̣ du lịch (giao thông, bưu chính, điện nước…). Đối với, khách du lịch tâm linh thì cơ sở vật chất kỹ thuật phải có những điều kiện phu ̣c vu ̣ đặc trưng riêng, với cơ sở ăn uống thì có thể đó là các nhà hàng ăn chay, ăn kiêng…, với cơ sở lưu trú thì cần trang trí, bày trí trang thiết bị trong phòng, buồng khách sạn sao cho phù hợp với từng đối tượng khách theo tín ngưỡng, tôn giáo,…Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo được 4 yêu cầu chính: mức độ tiện nghi, mức độ thẩm mỹ, mức độ vệ sinh và mức độ an toàn.

Cơ sở thực tiễn

Ấn Độ được xem là đất nước có nhiều công trình chùa chiền nổi tiếng để phát triển du lịch tâm linh như: Lumbini (Lâm Tỳ Ni) - nơi Đức Phật Cồ Đàm đản sanh, Bồ Đề Đạo Tràng - thái tử Sidhartha đã ngồi thiền trong bảy tuần lễ dưới cây Bồ đề , Sarnath, Kushinagar (Câu Thi Na La) - nơi Phật nhập niết bàn, Ajanta,… Mỗi năm, hàng trăm triệu các tín đồ Phật giáo và khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới kéo đến Ấn Độ du lịch, đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Bên cạnh đó, các hãng lữ hành trong nước cũng quan tâm đầu tư với nhiều tuyến đa dạng về hành trình và mức giá cho loại hình du lịch tâm linh ngoài nước như Thái Lan, Myanmar, Lào, Campuchia, Tây Tạng, Ấn Độ, Ấn Độ - Nepal… Đối tượng chính đi tour tâm linh là khách hàng trung và cao tuổi, do đó chương trình thường được xây dựng cẩn trọng với lịch trình hợp lý, đảm bảo đủ các điểm tham quan tâm linh nổi bật trong mỗi tuyến.

Khái quát về thành phố Đà Nẵng 1. Điều kiện tự nhiên

Đà Nẵng được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước với mức tăng trưởng kinh tế liên tục và khá ổn định gắn liền với các mặt tiến bộ trong đời sống xã hội, cơ sở hạ tầng phát triển, đô thị được chỉnh trang,… Năm 2015, tốc độ tăng GDP kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tích cực: ngành công nghiệp – xây dựng chiếm tỉ trọng 35,28%; ngành dịch vụ chiếm 62,15%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 2,57%. Người dân ở Đà Nẵng chủ yếu là thuộc dân tộc Kinh có nguồn gốc từ đất Bắc mà đa số là ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An do các công cuộc di dân xuống phía Nam từ các đời nhà Hồ, nhà Lê,… Bên cạnh đó, trên toàn địa bàn thành phố Đà Nẵng còn có 32 dân tộc tiểu số, nhiều nhất là dân tộc Hoa, tiếp đến là dân tộc Cơ Tu. Nằm trong tổng thể văn hoá Việt Nam, văn hoá vùng đất Đà Nẵng đa dạng và phong phú, thể hiện qua cấu trúc đình, chùa, lăng, miếu, nhà thờ tộc (từ đường), thánh đường, thánh thất,… phong phú về các loại thơ ca, vè như: ca dao, đồng dao, phong giao, hò khoan, hát bài chòi, hát bá trạo, hát bội, kịch, chuyện, giai thoại,….

Tiềm năng du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng 1. Hệ thống công trình kiến trúc tôn giáo

    Không giống như những công trình đền đài ở Huế có mái ngói “hoàng lưu ly” màu vàng, chùa nổi bậc với mái ngói “thanh lưu ly” màu xanh vì theo quan niệm của nhà Phật thì màu xanh tượng trưng cho cái tâm thanh tịnh, bên trong chùa cũng thờ 3 vị phật như chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn hay Bà Nà. Trải qua thời gian lịch sử, dưới nhiều tác động của thiên tai, chiến tranh thì hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng vẫn còn lưu giữ nhiều đình làng cổ có giá trị văn hóa - lịch sử lớn, trong đó có 5 đình làng được xếp vào danh mục di tích cấp quốc gia và 15 đình làng được xếp vào di tích cấp thành phố. Phần lễ gồm Lễ rước sắc phong, nhạc lễ dâng hương tế đình giúp con cháu tưởng nhớ năm vị tiền hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê tuân chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cừi về phương nam (năm Hồng Đức nguyờn niờn 1470), dừng chõn chọn nơi đõy để lập nghiệp khai khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là Tuý Loan.

    Lễ rước ánh sáng: Nghi lễ rước ánh sáng thường tổ chức vào tối ngày 18, gồm rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng để cầu mong ánh sáng soi đường cho chúng sinh, mà trong phật giáo ánh sáng đồng nghĩa với trí tuệ, trí tuệ sáng thì tấm lòng, đạo đức trong sáng, sẽ làm nhiều việc thiện. Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa hát đặc trưng của Lễ hội Cầu ngư là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò) diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.

    Bảng 1: Một số lễ hội tại thành phố Đà Nẵng
    Bảng 1: Một số lễ hội tại thành phố Đà Nẵng

    Thực trạng du linh tâm linh Đà Nẵng

    Để phục vụ cho hoạt động phát triển loại hình du lịch tâm linh của thành phố, nhiều tuyến đường đến các điểm tâm linh được mở ra như: bán đảo Sơn Trà - chùa Linh Ứng, Bà Nà, Ngũ Hành Sơn,… Bên cạnh đó, chính quyền thành phố cũng đã kêu gọi đầu tư xây dựng các tuyến đường đi đến các trung tâm diễn ra lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Quán Thế Âm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người đi du lịch. Việc quảng bá, xúc tiến loại hình du lịch tâm linh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã phối hợp với đài truyền hình trong khu vực và Đài truyền hình Việt Nam thực hiện một số bộ phim tài liệu về du lịch tâm linh Đà Nẵng, tổ chức các chuyến tham quan cho hàng chục tờ báo du lịch đến các điểm tham quan mang yếu tố tâm linh như chùa Linh Ứng ỏ Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Bà Nà…. Hiện tại, các sản phẩm lưu niệm của thành phố có thể hiện đậm nét về di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, các công trình mang đặc trưng riêng của Đà Nẵng qua tranh ảnh, thêu, đá, như: núi Ngũ Hành Sơn, thành Điện Hải, tượng đài Mẹ Nhu, Bà Nà, bảo tàng Điêu khắc Chăm, bán đảo Sơn Trà, Chùa Linh Ứng, Chùa Quán Thế Âm,… một số sự kiện lớn của Đà Nẵng như lễ hội Quan Âm, lễ hội bắn pháo hoa,.

    Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm du khách biết đến những điểm du lịch tâm linh tại  thành phố Đà Nẵng qua các kênh thông tin
    Bảng 1: Tỷ lệ phần trăm du khách biết đến những điểm du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng qua các kênh thông tin

    Cơ sở xây dựng giải pháp

    Ngoài ra, phát triển du lịch văn hoá cần gắn với di tích văn hoá, lịch sử của các vùng phụ cận như: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.” Cho thấy, du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng trong những năm sắp tới sẽ được chỳ trọng đầu tư kỹ lượng về chất lượng, hỡnh thức phục vụ để vừa thừa mãn nhu cầu của du khách, vừa thu được lợi nhuận, tạo công ăn việc làm cho người dân bản địa. - Phát triển du lịch tâm linh trở thành động lực thu hút khách du lịch, thúc đẩy các hoạt động dịch vụ du lịch khác, tạo sự đa dạng và hấp dẫn cho ngành du lịch và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững; phát triển du lịch tâm linh trở thành giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững thông qua tạo việc làm, thu nhập cho cư dân địa phương, tăng cường hiểu biết giao lưu văn hóa, tìm hiểu thế giới và tạo động lực bảo tồn giá trị truyền thống, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc. - Phát triển du lịch tâm linh trở thành mục tiêu phát triển đời sống tinh thần cho nhân dân hướng tới những giá trị chân - thiện - mỹ và nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy tiến bộ xã hội; du lịch tâm linh phải phát triển theo hướng chăm lo nuôi dưỡng tinh thần tiến bộ, làm cho tư tưởng, tinh thần trong sáng đồng thời đấu tranh, bài trừ những hủ tục mê tín, dị đoan.

    Giải pháp phát triển du lịch tâm linh tại thành phố Đà Nẵng

    Tạo điều kiện cho cán bộ du lịch thành phố, ban quản lý các di tích tham dự các hội nghị du lịch tâm linh, hội thảo du lịch được tổ chức trong nước và quốc tế, nhằm nâng cao nhận thức về du lịch tâm linh, bảo đảm thực hiện đúng các quan điểm phát triển du lịch tâm linh mang lại những giá trị tinh thần tiến bộ cho xã hội, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội bền vững. + Chú trọng các sự kiện được tổ chức tại địa bàn thành phố (từ ngày 30/4 đến 1/5, dự kiến sẽ khai trương mùa du lịch biển Đà Nẵng 2016 tại Công viên Biển Đông và các bãi biển Đà Nẵng; cuộc thi Ironman 70.3 Vietnam Ironkid Vietnam tại dọc tuyến biển từ khách sạn Hyatt đến Bán đảo Sơn Trà; cuộc thi trình diễn Bartender miền Trung tại khuôn viên đường Bạch Đằng; giải vô dịch cầu mây bãi biển; giải vô địch bóng ném bãi biển,..) đây là thời cơ để quảng bá hình ảnh du lịch tâm linh nhằm thu hút du khách. Với nhiều hệ thống chùa chiền phân bố trên khắp địa bàn thành phố nên chú trọng vào việc khai thác các hoạt động du lịch tâm linh mang tính cộng đồng trong Phật giáo như mời du khách tham gia các khóa tu, nghe thuyết giảng Phật giáo; tham gia các hoạt động từ thiện xã hội trong Phật giáo; thực hành các nghi thức, lễ nghi, khám phá ẩm thực chay của Phật giáo… từ đó giúp du khách có những trải nghiệm mới nhất là trong việc khám phá nội tâm tinh thần của bản thân mỗi du khách.