1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Kỹ thuật sơ cứu gãy xương

26 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kỹ thuật sơ cứu gãy xương
Tác giả Bs. Lê Văn Tứ
Chuyên ngành Y học
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 6,94 MB

Nội dung

Gãy xương là tình trạng xương bị mất liên tục của cấu trúc xương Nguyên nhân có thể là do chấn thương hoặc bệnh lý

Trang 1

KỸ THUẬT SƠ CỨU GÃY XƯƠNG

Trang 2

ĐỊNH NGHĨA

• Gãy xương là tình trạng xương bị mất

liên tục của cấu trúc xương

• Nguyên nhân có thể là do chấn thương

hoặc bệnh lý

Trang 3

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT GÃY XƯƠNG

 Đau tại vị trí xương bị gãy và cảm giác đau nhói tăng lên khi cử động

Trang 4

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT GÃY XƯƠNG

• Xuất hiện vết bầm tím và sưng nề tại vùng bị gãy xương

Trang 5

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT GÃY XƯƠNG

• Xương bị gãy gồ lên ở dưới da, gây biến dạng chi bị gãy

Trang 6

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT GÃY XƯƠNG

• Xương bị gãy đâm xuyên qua da, gây ra vết thương hở và chảy máu

Trang 7

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT GÃY XƯƠNG

• Nếu cử động sẽ cảm thấy lạo xạo xương hoặc rắc rắc

Trang 8

PHÂN LOẠI GÃY XƯƠNG

Gãy hở xảy ra khi xương

bị gãy xuyên qua da, tạo thành vết thương hở

Trang 10

NGUYÊN TẮC KHI BẤT ĐỘNG GÃY XƯƠNG

• + Nẹp phải đủ dài để bất động chắc khớp trên và khớp dưới chỗ gãy.

+ Không đặt nẹp trực tiếp sát vào da nạn nhân, đầu nẹp, các chỗ mấu lồi của đầu xương phải lót bông rồi mới đặt nẹp.

+ Nẹp phải được cố định chặt vào chi bị thương thành một khối.

+ Các nút cố định ở trên ổ gãy, dưới ổ gãy, trên ổ gãy 1 khớp, dưới ổ gãy 1 khớp, riêng với gãy xương đùi bất động 3 khớp + Bất động chi theo tư thế cơ năng - thuận lợi đơn giản (chi dưới duỗi 180o, chi trên gấp khuỷu 90o).

+ Gãy hở, gãy nội khớp phải bất động theo tư thế gãy, không kéo nắn, ấn đầu xương gãy vào trong, nếu có tổn thương động mạch phải đặt garo tuỳ ứng, sau khi cố định tiến hành băng vết thương (gãy hở).

+ Gãy kín phải nhẹ nhàng, cẩn thận khi tiến hành cố định Phải có người phụ kéo chi liên tục bằng 1 lực không đổi cho tới khi

cố định xong.

+ Không nên cởi quần áo nạn nhân Nếu cần phải bộc lộ vết thương thì cắt quần áo theo đường chỉ.

+ Nếu phải cởi thì cởi bên lành trước.

+ Sau khi cố định xong buộc khăn chéo treo lên cổ đối với chi trên, buộc hai chi vào nhau đối với chi dưới.

+ Thường xuyên nâng cao chi bị gãy sau khi cố định để giảm sự sưng nề, khó chịu

+ Nhanh chóng, nhẹ nhàng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị, thường xuyên quan sát theo dõi nạn nhân về tình trạng toàn thân đặc biệt là tình trạng tuần hoàn phía dưới ổ gãy.

Trang 11

CÁC BƯỚC XỬ TRÍ SƠ CỨU GÃY XƯƠNG

+ Đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn

+ Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thuận lợi

+ Chống sốc cho nạn nhân (nếu có)

+ Bộc lộ vùng bị thương, quan sát đánh giá, xác định vị trí tổn thương

+ Băng vết thương nếu có rách da gây chảy máu (gãy xương hở)

+ Cố định xương gãy bằng nẹp

+ Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất

+ Quan sát và theo dõi tình trạngcủa nạn nhân

Trang 12

TRƯỜNG HỢP GÃY HỞ

• Phải bất động theo tư thê gãy, không kéo nắn Kết hợp xử trí vết thương phần mềm Nếu có tổn thương mạch máu phải cầm máu trước khi bất động

Trang 13

TRƯỜNG HỢP GÃY XƯƠNG KÍN

• Bất động xương gãy (chi) theo tư thế cơ năng

(đối với chi dưới duỗi gối ở tư thế 170° - 180°,

đối với chi trên gấp khuỷu 90°)

• Cố định nhẹ nhàng, cẩn thận, nên có người

phụ kéo nắn chi liên tục cho tới khi cố định xong

• Sau khi cố định xong: đối vối chi trên dung

băng tam giác treo đỡ tay lên cổ

Đối vối chi dưới buộc hai chi vào nhau

Trang 14

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG CẲNG TAY

- Một người phụ đỡ trên và dưới ổ gãy

- Một người tiến hành: Đặt cẳng tay sát thân,

cẳng tay vuông góc với cánh tay,

- Đặt 2 nẹp: 1 nẹp đặt mặt trước từ bàn tay đến

nếp gấp khuỷu, 1 nẹp đặt mặt sau từ bàn tay đến

quá khuỷu tay

- Đặt 4 đệm lót: Đầu 2 nẹp

- Buộc 3 dây: 1 dây trên ổ gãy, 1 dây dưới ổ gãy,

1 dây ở bàn tay

- Đỡ cẳng tay bằng khăn chéo treo trước ngực,

bàn tay cao hơn khuỷu tay

Trang 15

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG CÁNH TAY

- Một người phụ đỡ trên và dưới ổ gãy

- Một người tiến hành: Đặt cẳng tay của nạn nhân sát thân, cẳng tay vuông góc với cánh tay

- Đặt 2 nẹp: 1 nẹp đặt mặt trong từ nách đến quá khuỷu tay 1 nẹp đặt mặt ngoài từ quá mỏm vai đến quá khuỷu tay

- Đặt 4 đệm nót: Đầu 2 nẹp

- Buộc 2 dây: Một dây trên ổ gãy, một dây

dưới ổ gãy

- Đỡ cẳng tay bằng khăn chéo treo trước

ngực bàn tay cao hơn khuỷu tay và úp vào

thân

- Băng hoặc buộc cánh tay sát vào thân

Trang 16

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG ĐÙI

- Người phụ 1: Đỡ trên và dưới ổ gãy

- Người phụ 2: Giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân và kéo liên tục theo trục của chi bằng một lực không đổi trong suốt thời gian cố định

- Người tiến hành: Đặt 2 nẹp, 1 nẹp ngoài từ nách đến gót chân 1 nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân

- Đặt 9 đệm lót: 3 đệm lót ở cổ chân, 2 đệm lót

ở đầu gối, 1 đệm lót ở đầu nẹp sát bẹn, 1 đệm lót

ở hông, 1 đệm lót ở nách và đầu nẹp, 1 đệm lót ở

dưới vai

- Buộc 7 dây to bản theo thứ tự: 1 dây trên ổ gãy,

1 dây dưới ổ gãy, 1 dây ngang hông, 1 dây dưới

đầu gối, 1 dây ngang ngực, 1 dây trên cổ chân,

1 dây cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân

- Kiểm tra sự tuần hoàn của chi gãy

Trang 17

SƠ CỨU GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN

- Người phụ 1: Đỡ trên và dưới ổ gãy

- Người phụ 2: Giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân và kéo liên tục theo trục của chi bằng một lực không đổi trong suốt thời gian cố định

- Người tiến hành: Đặt hai nẹp bằng

nhau (bên trong và bên ngoài) từ giữa

đùi đến quá gót chân.

- Đặt 6 đệm lót: 2 đệm lót ở cổ chân,

2 đệm lót ở đầu gối, 2 đệm lót ở đầu

nẹp (ở đùi)

- Buộc 4 dây to bản: 1 dây trên ổ gãy,

1 dây dưới ổ gãy, 1 dây trên đùi gần

đầu nẹp, 1 dây cố định bàn chân vuông

góc với cẳng chân

- Kiểm tra sự tuần hoàn của chi gãy

Trang 18

GÃY XƯƠNG SƯỜN

• - Dùng băng to bản băng vùng ngực có xương sườn bị gãy với một lực tuỳ theo nạn nhân, đảm bảo không gây khó thở cho nạn nhân

- Dùng băng treo cố định cẳng tay bên phía xương sườn bị gãy để đỡ trọng lượng của tay

- Chuyển nạn nhân trong tư thế ngồi tựa sang bên đau

Trang 19

+ Chèn bông vào hai nách và hai bả vai

+ 4 băng to bản buộc hai bả vai, thắt lưng, ngực

Trang 20

GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG VÙNG CỔ

- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng, tay chân duỗi thẳng, cố định đầu và cổ nạn nhân

- Nới lỏng trang phục trên người, cởi bỏ mũ, vòng cổ… trong thời gian chờ xe cứu thương

- Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn (mạch đập, nhịp tim, nhịp thở…)

- Dùng 2 bao cát hoặc gạch chèn hai bên tai để cổ nạn nhân giữ thẳng khi nằm để cố định cột sống cổ

- Lưu ý, giữ cố định đầu, không để đầu

quá ngữa

Trang 21

GÃY XƯƠNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG

- 3 người đồng thời kéo nghiêng nạn nhân

- Đặt nạn nhân nằm ngửa trên cáng cứng

- Đệm lót hai bên nạn nhân tránh di lệch

- Cố định nạn nhân vào cáng bằng nhiều

dây buộc to bản như sau: 1 dây ở ngang

trán, 1 dây ở cằm, 1 dây ở ngang ngực,

1 dây ở ngang hông, 1 dây ở ngang đùi,

1 dây ở ngang cẳng chân, 1 dây ở ngang

cổ chân

Trang 22

MỘT SỐ GÃY XƯƠNG KHÁC

+ Nếu nạn nhân bị vỡ xương sọ có não lòi ra ngoài hộp sọ, ta dùng bát ăn cơm, gáo dừa sạch hoặc làm 1 vành khăn bằng vải hay bằng bông úp khoanh vào chỗ não lòi ra, sao cho não không chạm vào các dụng cụ đó, không được dùng thuốc bôi hoặc dùng băng để ép trực tiếp lên não

Trang 23

MỘT SỐ GÃY XƯƠNG KHÁC

• + Nếu nạn nhân bị gãy xương hàm dưới chỉ cần dùng băng cuộn hoặc băng tam giác cố định hàm nạn nhân lên phía trên.

Trang 24

MỘT SỐ GÃY XƯƠNG KHÁC

• + Trong trường hợp vỡ xương chậu dùng băng to bản hoặc mảnh vải luồn xuống dưới mông và buộc cố định khung chậu của nạn nhân lại, phát hiện các tổn thương tạng khác trong chậu hông.

Trang 25

MỘT SỐ GÃY XƯƠNG KHÁC

• Nếu không có nẹp, với nạn nhân

gãy xương cánh tay, cẳng tay ta có

thể treo tay nạn nhân vào cổ và cố

định tay vào thân mình bằng 1 băng

to bản, với nạn nhân gãy xương đùi,

xương cẳng chân có thể dùng 5 cuộn

băng to bản hoặc vải cố định chi gãy

vào chi lành.

Ngày đăng: 11/05/2024, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w