1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lịch sử đảng cộng sản việt nam bài tập tuần 1

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Bài tập tuần 1
Tác giả Lê Hoàng Nam, Nguyễn Đỗ Mỹ Ngân, Lê Hoàng Lan, Nguyễn Quang Minh, Lê Song Bảo Ngọc, Trần Đức Nguyên, Lư Kim Ngân, Nguyễn Đức Mạnh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Thanh Huyền
Trường học Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng đều thất bại vìchưa có đường lối chính trị đúng đắn, chưa có tổ chức lãnh đạo đủ mạnh, chưa xácđịnh được phương pháp đấu t

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BÀI TẬP TUẦN 1

Giảng viên hướng dẫn: TS Phạm Thị Thanh Huyền Nhóm môn học: 47

Nhóm sinh viên thực hiện: 03

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2024

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Lê Hoàng Nam B21H0324 100

Nguyễn Đỗ Mỹ Ngân 721H0631 100

Lê Hoàng Lan 721H0741 100

Nguyễn Quang Minh B21H0321 100

Lê Song Bảo Ngọc B21H0329 100

Trần Đức Nguyên 421H0401 100

Lư Kim Ngân 721H0745 100

Nguyễn Đức Mạnh E21H0406 0

1

Trang 3

Câu 1: Năm nội dung cần phải ghi nhớ trong chương 1?

1 Chủ nghĩa đế quốc ra đời làm gia tăng mâu thuẫn: mâu thuẫn vốn có trong lòng chủ nghĩa đế quốc (mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản), mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và các nước thuộc địa, mâu thuẫn giữa các nước có thuộc địa và các nước không có thuộc địa

2 Về văn hóa xã hội, Pháp thực hiện chính sách “ngu dân” để cai trị, lập nhà tù nhiều hơn trường học, duy trì tệ nạn xã hội, đầu độc người dân Việt Nam bằng rượu, thuốc phiện, ra sức tuyên truyền tư tưởng “khai hóa văn minh” của nước

“Đại Pháp”

3 Khi Việt Nam trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến, xã hội Việt Nam tồn tại 2 mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân (xã hội cũ), mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam và thực dân Pháp là mâu thuẫn cơ bản, đặt ra nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam - nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc

4 Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng vì ra đời trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, chủ yếu xuất thân từ nông dân, lực lượng còn nhỏ bé, nhưng sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng tiên tiến của thời đại, nhanh chóng phát triển từ "tự phát" đến "tự giác", thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng

5 Các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam trước khi có Đảng đều thất bại vì chưa có đường lối chính trị đúng đắn, chưa có tổ chức lãnh đạo đủ mạnh, chưa xác định được phương pháp đấu tranh thích hợp

6 Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 1929: Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam được thành lập tại số nhà 5D, phố, Tháng 6/1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập tại số nhà 312 Khâm Thiên Tháng 8/1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập tại Khánh Hội, Sài Gòn Vào tháng 9/1929 Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn được thành lập

Trang 4

7 Hội nghị thành lập Đảng diễn ra từ ngày 6/1-7/2/1930 tại Hồng Kông (Trung Quốc) đã Hợp tác với nhau để hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương và đặt tên đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra Thảo Chính cương và Điều lệ sơ lược của Đảng đồng thời xác định kế hoạch thống nhất các tổ chức Đảng ở trong nước và cuối cùng bầu cử Ban Chấp hành Trung ương lâm thời

8 Ngày 24-2-1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn đề nghị Ban Chấp hành lâm thời kết hợp tổ chức này vào Đảng Cộng sản Việt Nam, hợp nhất ba tổ chức cộng sản

9 Cương lĩnh Chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gồm hai văn kiện chính: Chánh cương vắn tắt của Đảng và Sách lược vắn tắt của Đảng

10 Cương lĩnh chính trị đầu tiên được chia ra thành 6 nội dung cơ bản: Mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng, lãnh đạo, phương pháp, quan hệ quốc tế

11 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam Đây là sự kiện chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc

12 Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm kết hợp giữ Chủ nghĩa Mác -Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

13 Phong trào Cách mạng 1930 - 1931 khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với Cách mạng các nước Đông Dương

14 Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định được những nội dung cơ bản nhất của con đường Cách mạng Việt Nam

15 Luận cương này đã đáp ứng được những nhu cầu bức thiết của lịch sử và đã trở thành ngon cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức Cộng sản, các lực lượng Cách mạng và toàn thể dân tộc Việt Nam

16 Từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hương Cảng, tức HongKong (Hồng Kông), Trung Quốc, quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương và đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư

3

Trang 5

17 Hội nghị lần thứ nhất thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương gồm các nội dung chính:

Xác định mâu thuẫn giai cấp gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên: thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ >< địa chủ, phong kiến, tư bổn và đế quốc chủ nghĩa

Về phương hướng chiến lược của cách mạng, lúc đầu là một cuộc “cách mạng

tư sản dân quyền”, “có tánh chất thổ địa và phản đế”, sau đó “phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”

Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền là phải lật đổ chế độ phong kiến, phá tan giai cấp địa chủ, làm cách mạng thổ địa và đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp

“Vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền” là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày

Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực chính, giai cấp vô sản là động lực chính và mạnh

Về lãnh đạo cách mạng, “Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi cách mạng ở Đông Dương là cần phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng,

có kỉ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu

mà trưởng thành”

Về phương pháp cách mạng, ra sức chuẩn bị cho quần chúng về con đường “võ trang bạo động”, “phải theo khuôn phép nhà binh”

18 Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã không nêu rõ mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam thuộc địa, không nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà đặt nặng vấn đề đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất; không đề ra được một chiến lược liên minh dân tộc và giai cấp đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay sai

19 Ngày 11/4/1931, Quốc tế Cộng sản ra Nghị quyết công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là chi bộ độc lập, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng

Trang 6

20 Tháng 3/1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng họp tại Macao (Ma Cao), Trung Quốc, đề ra 3 nhiệm vụ trước mắt:

Củng cố và phát triển Đảng;

Đẩy mạnh cuộc vận động tập hợp quần chúng;

Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô và ủng hộ cách mạng Trung Quốc…

21 Tháng 7/1935, Quốc tế Cộng sản đã họp Đại hội VII tại Mátxcơva, Đại hội đã xá định kẻ thù trước mắt của toàn thể nhân dân trên toàn thế giới đó chính là chủ nghĩa phátxít Đảng Cộng sản Đông Dương cử đoàn đại biểu gồm các đồng chí Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nõn đến tham dự đại hội Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản

22 Ngày 26/7/1936, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tổ chức họp Hội nghị tại Thượng Hải (Trung Quốc), đồng chí Lê Hồng Phong chủ trì Hội nghị được tổ chức nhằm “sửa chữa những sai lầm” trước đó và “định lại chính sách mới” theo nghị quyết tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản Hội nghị lần thứ ba (3/1937) và lần thứ tư (9/1937) bàn sâu hơn về công tác tổ chức của Đảng

23 Đầu năm 1937, phái viên Chính phủ Pháp là Gôđa đi kinh lý tại Đông Dương và Brévié sang nhậm chức toàn quyền Đông Dương Nhân cơ hội đó, Đảng vận động lực lượng quần chúng thực hiện 2 cuộc biểu dương thông qua danh nghĩa “đón rước”, míttinh, biểu tình, đưa đơn “dân nguyện”

24 Trong Hội nghị Trung ương Đảng (29 - 30/3/1938), Hội nghị đã quyết định lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương, đồng chí Nguyễn Văn Cừ được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng

25 Tháng 10/1038, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva (Liên Xô) và quay trở lại Trung Quốc Năm 1939, khi đang ở tại Trung Quốc, Người đã nhiều lần viết thư truyền đạt quan điểm của Quốc tế Cộng sản cho Trung Ương Đảng ở trong nước, đồng thời, Người cũng đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về sự lãnh đạo của Đảng

5

Trang 7

26 Sau khi đầu hàng ở chiến tranh thế giới thứ 2, tháng 9/1940 Nhật và Pháp cấu kết với nhau thống trị và bóc lột nhân dân Đông Dương, đưa họ vào tình thế “một cổ hai tròng” Pháp-Nhật

27 Hội nghị lần thứ tám thay đổi chiến lược: Cách mạng Đông Dương không còn là cách mạng tư sản dân quyền nữa mà chỉ tập trung duy nhất vào vấn đề “dân tộc giải phóng”

28 Giai đoạn 1940-1944, quân ta chống Pháp-Nhật trên nhiều mặt trận, từ Bắc vào Nam, từ đánh trực diện đến các lĩnh vực văn hóa (xuất bản nhiều tờ báo có nội dung kháng chiến để làm vũ khí đấu tranh: Giải phóng, Chặt xiềng, Cứu quốc…)

Từ đó nhiều hội nhóm được thành lập mục đích để người dân có thể tham gia kháng chiến (vd: Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam, mặt trận Việt Minh, Cứu quốc quân…)

29 Ngày 9/3/1945 Nhật nổ súng đảo chính lật đổ Pháp, Đảng ta nhanh chóng thay đổi chiến lược mới Thay khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật-Pháp” thành “đánh đuổi phát xít Nhật” để xác định kẻ thù chính lúc bấy giờ là Nhật

30 Khẩu hiệu “phá kho thóc, giải quyết nạn đói” ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh chống Nhật để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền

31 Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (6/8/1945), chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện Mỹ quay lưng nghiêng về phía pháp, ủng hộ Pháp xâm lược Đông Dương

32 Ngày 26/8/1945 Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chế độ dân chủ cộng hòa Ngày 2/9/1945 lễ độc lập được tổ chức Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

33 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thành lập chính quyền nhà nước của Đảng

Trang 8

34 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thập kỷ, từ một quốc gia thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền

35 Cách mạng Tháng Tám thành công đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý báu như: phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xây dựng lực lượng khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng lực lượng cách mạng và lực lượng vũ trang, xây dựng Đảng tiên phong của các giai cấp,

7

Trang 9

Câu 2: Ba điều tâm đắc nhất về vai trò lãnh đạo của Đảng trong chương 1?

1 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định lực lượng cách mạng là liên minh công - nông, đây là cơ sở của tư tưởng chiến lược đại đoàn kết dân tộc

2 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định: Chống đế quốc và chống phong kiến là nhiệm vụ cơ bản để giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày, trong đó chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc được đặt ở vị trí hàng đầu

3 Những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam về phương diện xã hội và phương diện kinh tế được đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vừa phản ánh đúng tình hình kinh tế, xã hội cần được giải quyết ở Việt Nam, vừa thể hiện tính cách mạng, toàn diện, triệt để là xóa bỏ tận gốc ách thống trị, bóc lột hà khắc của ngoại bang, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, đặc biệt là giải phóng cho hai giai cấp công nhân và nông dân

4 Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: Đảng Cộng sản Việt Nam đã nắm vững ngọn

cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

5 Lấy dân làm gốc: Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh việc lấy dân làm gốc, tổ chức, hướng dẫn, động viên cao độ sức dân để làm lợi cho dân

6 Đoàn kết: Đảng Cộng sản Việt Nam không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc

7 Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu và quyết định đưa Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

8 Khối liên minh công - nông hình thành Đây là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này

9 Luận cương đã trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức Cộng sản, các lực lượng Cách mạng và toàn thể dân tộc Việt Nam

10 Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc: Luận cương khẳng định phải sử dụng phương pháp “võ trang bạo động”, ra sức chuẩn bị cho quần chúng

Trang 10

về con đường “võ trang bạo động”, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được thỏa hiệp, quyết lãnh đạo quần chúng đánh đổ chánh phủ của địch nhân và dành lấy chánh quyền cho công nông

11 Khi thực dân Pháp khủng bố ngày càng dữ dội gây cho quần chúng và một số Đảng viên hoang mang về tư tưởng (nhưng đây chỉ là số ít), và đa số đồng chí đều trung thành, hiến thân cho Đảng đến giọt máu cuối cùng, vậy mà Xứ ủy Trung Kỳ không nhận ra điều đó, đã đề ra chủ trương “thanh trừ trí, phú, địa, hào, đào tận gốc trốc tận rễ” Điều em tâm đắc ở đây là Thường vụ Trung ương Đảng đã ra chỉ thị nghiêm khắc phê phán chủ trương sai lầm của Xứ ủy Trung Kỳ và vạch ra phương hướng xây dựng Đảng

12 Điều em tâm đắc về vai trò lãnh đạo của Đảng là trong bất kì hoàn cảnh nào, các Đảng viên của Đảng nêu cao khí tiết người cộng sản, hết mình vì dân, vì nước, hy sinh anh dũng, em thật sự rất biết ơn sự hy sinh cao cả này Tổng Bí thư Trần Phú trước khi hy sinh còn căn dặn đồng chí của mình “Hãy giữ vững khí chí chiến đấu!”; Nguyễn Đức Cảnh vẫn viết tổng kết công tác vận động công nhân khi nằm trong xà lim án chém; người thanh niên Cộng sản trước lúc hy sinh đã khẳng khái nói “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng”

13 Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima (6/8/1945), chính phủ Nhật tuyên bố đầu hàng đồng minh không điều kiện Mỹ quay lưng nghiêng về phía pháp, ủng hộ Pháp xâm lược Đông Dương

14 Ngày 26/8/1945 Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chế độ dân chủ cộng hòa Ngày 2/9/1945 lễ độc lập được tổ chức Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

15 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thành lập chính quyền nhà nước của Đảng

9

Trang 11

16 Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đập tan xiềng xích nô lệ của chủ nghĩa đế quốc trong gần một thập kỷ, từ một quốc gia thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền

17 Cách mạng Tháng Tám thành công đã để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm quý báu như: phải đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xây dựng lực lượng khơi dậy tinh thần dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng lực lượng cách mạng và lực lượng vũ trang, xây dựng Đảng tiên phong của các giai cấp,

18 Đảng đã tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân đến từ mọi tầng lớp tri thức, học sinh sinh viên, tù chính trị để cùng tham gia kháng chiến thông qua việc thành lập các hội, nhóm, mặt trận: Việt Minh, Cứu quốc quân, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân

19 Với đường lối kháng chiến linh hoạt, Đảng đã nhanh chóng thay đổi các chiến lược để phù hợp ứng phó với kẻ địch trong từng thời kỳ, giai đoạn

20 Đảng và nhân dân Việt Nam ta đã tài tình chớp lấy thời cơ Nhật tuyên bố đầu hàng

để lên phương án giành lại độc lập từ tay Pháp và nhờ sự lãnh đạo tài tình của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh và Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì đã vạch ra đường lối cho nhân dân ta, tổng tiến công

21 Đảng đã khơi dậy được lòng yêu nước của dân tộc ta và chiến đấu đến cùng để giành độc lập, biến đất nước ta từ quốc gia thuộc địa trở thành một quốc gia độc lập có chủ quyền

Ngày đăng: 10/05/2024, 14:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN