Ngoài ra, trung tâm kết hợp cùng đội ngũ BS Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai,… Khám và trị liệu tâm lý cho những đối tượng: Rối loạn lo âu; Stress; Tr
Trang 1HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC
BÁO CÁO ĐỢT THỰC TẬP CƠ SỞ
(THỰC TẬP 1)
TẠI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TÂM LÝ – GIÁO
DỤC CẦU VÒNG XANH (Thời gian: 19/2/2024 – 30/3/2024)
Trang 2Chuyên ngành: Tâm lý học giáo dục
Trang 4MỤC LỤC
2.Báo cáo kết quả thực tập tuần 1 (19/2/2024-23/2/2024) 4 3.Báo cáo kết quả thực tập tuần 2 (27/2/2024-01/3/2024) 9 4.Báo cáo kết quả thực tập tuần 3 (05/3/2024-08/3/2024) 5 5.Báo cáo kết quả thực tập tuần 4 (12/3/2024-15/3/2024) 5
6 Báo cáo kết quả thực tập tuần 5 (19/3/2024-22/3/2024) 5
7 Báo cáo kết quả thực tập tuần 6 (26/3/2024-30/3/2024) 5
Trang 51 Thông tin chung
- Loại hình: Thực tập cơ sở (thực tập 1)
- Địa điểm: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG TÂM LÝ – GIÁO DỤC CẦU VÒNG XANH
- Thời gian: 19/2/2024 – 30/3/2024)
- Giảng viên hướng dẫn thực tập: Hoàng Trung Học
- Trưởng nhóm thực tập: Lê Mạnh Phú
- Nhóm thực tập sinh: Lê Mạnh Phú, Phạm Thị Hồng Loan, Lâm Khánh Huyền, Nguyễn Trí Tuấn (K15C & K15D) Khoa Tâm lý học Giáo dục Học viện Quản lý Giáo dục
- Giám sát chuyên môn tại cơ sở thực tập: Nguyễn Thanh Hương (lớp nhóm); Nguyễn Hồng Sinh (lớp cá nhân)
Trang 62 Báo cáo kết quả thực tập tuần 1: Tìm hiểu cơ sở thực tập, nhu cầu hỗ trợ can
thiệp của cơ sở (19/2 – 23/2/2024)
Sinh viên: LÊ MẠNH PHÚ
Lịch sử thành lập, chức năng và các hoạt động hỗ trợ can thiệp trẻ tại cơ sở
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Cầu Vồng Xanh là tiền thân của Trường mầm non Cầu Vồng Xanh, được thành lập từ năm 2009 Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Trung tâm Cầu Vồng Xanh mang sứ mệnh trong mình với Slogan: “Trao yêu thương – Trao niềm hy vọng!”
Người sáng lập Trung tâm Cầu Vồng Xanh là Giám đốc ThS Nguyễn Thùy
Hương với 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục Trong đó, có 15 năm kinh nghiệp làm việc với trẻ có nhu cầu đặc biệt
Trung tâm đang áp dụng hình thức can thiệp cá nhân và hình thức can thiệp nhóm với những đối tượng trẻ: Chậm nói; Rối loạn phát triển; Tăng động giảm chú ý; Down; Bại não; Tiền tiểu học và các rối loạn khác Nhằm giúp trẻ có cơ hội tương tác và giao tiếp với người dạy, nhất là trong giai đoạn trẻ mới đi học và chưa quen với hình thức can thiệp nhóm Tạo môi trường hòa nhập, giúp trẻ thoải mái, tự tin thể hiện khả năng của bản thân vào các hoạt động trong cuộc sống Hằng năm, trung tâm vinh dự được đón các đoàn tình nguyện viên quốc tế về hỗ trợ và các đoàn sinh viên của các trường Đại học về thực tập
Ngoài ra, trung tâm kết hợp cùng đội ngũ BS Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai,… Khám và trị liệu tâm lý cho những đối tượng: Rối loạn lo âu; Stress; Trầm cảm; …
Hình thức hỗ trợ can thiệp trị liệu tại cơ sở
Can thiệp nhóm: là một hình thức hỗ trợ được sử dụng trong giáo dục đặc biệt, nhằm giúp học sinh có nhu cầu đặc biệt học tập và hòa nhập trong môi trường lớp học chung
Tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Cầu Vồng Xanh, hình thức can thiệp nhóm được áp dụng và chia thành 3 lớp can thiệp nhóm dựa theo độ tuổi của học sinh: lớp nhỏ (18-36 tháng tuổi), lớp nhỡ (3-7 tuổi), lớp lớn (trên 7 tuổi) Mỗi lớp
có 2 giáo viên lớp nhóm phụ trách và sĩ số giao động từ 5-12 học sinh/phòng
Trang 7Can thiệp cá nhân: là một hình thức hỗ trợ được sử dụng trong giáo dục đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục và phát triển riêng biệt của từng học sinh có nhu cầu đặc biệt
Tại Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Cầu Vồng Xanh, hình thức can thiệp cá nhân được áp dụng trong 2 phòng học và chia thành các ô dạy cá nhân riêng phục vụ quá trình can thiệp cá nhân của học sinh được diễn ra đảm bảo nhất Các chuyên viên can thiệp cá nhân thực hiện đánh giá và sàng lọc đầu vào đối với học sinh, xác định tuổi thực và tuổi phát triển từ đó xây dựng kế hoạch can thiệp cá nhân theo tháng phù hợp nhất dành cho học sinh
Vị trí thực tập tại cơ sở
Hỗ trợ can thiệp nhóm tại lớp nhỡ (3-7 tuổi): Hỗ trợ giáo viên đứng lớp quản lý và giáo dục can thiệp học sinh bao gồm các hoạt động như vận động tinh (xâu hạt, ghép hình sáng tạo, ), vận động thô (bật nhảy, bò hầm, chuyền bóng, chạy bộ, ), các hoạt động thể chất (khởi động đầu giờ) và nhận thức (khái niệm vật to – vật nhỏ), quản lý hành vi và đảm bảo an toàn của học sinh trong buổi học
Sinh viên: PHẠM THỊ HỒNG LOAN
Lịch sử thành lập của trung tâm
Trung tâm nghien cứu Ứng dụng Tâm lý –Giáo dục Cầu Vồng Xanh đã hình thành
và phát triển được 15 năm, thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2009
Người sáng lập, gầy dựng và phát triển Trung tâm Cầu Vồng Xang là Giám đốc ThS Nguyễn Thùy Hương người đã có 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, song hành với đó là 15 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ đặc biệt
Mục tiêu của trung tâm
“Trao yêu thương – Trao niềm hy vọng” chính là slogan đi với Trung tâm suốt 15 năm qua cùng với sự nhiệt huyết – tân tâm – yêu nghề của các giáo viên và sự tin tưởng từ phụ hinh học sinh, đây chính là nơi giúp cách bạn trẻ đặc biệt, có vấn đề về tâm lý hoàn thiện bản thân
Các hoạt động hỗ trợ can thiệp trẻ tại cơ sở
Trung tâm đang áp dụng 2 hình thức can thiệp đó và : can thiệp nhóm và can thiệp
cá nhân với các trẻ : chậm nói, tăng động giảm chú ý, rối loaojn phát triển, trẻ mắc Hội chứng mèo kêu và các rối loạn khác
Bên cạnh đó còn có tiền tiểu học cho các bạn chuẩn bị học tập tại các trường bên ngoài
Trang 8Những hoạt động can thiệp trẻ giảm thiểu các khiếm khuyết bao gồm các khó khăn
về giao tiếp và tương tác xã hội, các hành vi của trẻ Giúp trẻ đạt được kỹ năng thích ứng, tăng tính độc lập ở trẻ Loại trừ, giảm thiểu các hành vi không mong muốn gây cản trở sự phát triển các kỹ năng cần thiết ở trẻ
Vị trí thực tập tại cơ sở
Trong khoảng thời gian 1 tuần thực tập tại Trung Tâm, em đã và đang làm quen với các bạn nhỏ - quan sát các biểu hiện, vấn đề của từng bạn gặp phải
Bên cạnh đó cũng cùng các bạn thực tập 1 lần này hỗ trợ các thầy cô lớp trong việc quản lớp, quản lí hành vi cả các bạn nhỏ, giúp và hướng dẫn các bạn tự phục vụ bản thân như kê bàn ghế, tự xúc ăn và tự rót nước uống của các bạn nhỏ Chỉ các bạn cách dọn dẹp nhờ các bạn những việc nhỏ như lấy đồ dùng học tập hay các thiết bị nhỏ trong lớp
Tham gia các tiết giảng dạy vận động tĩnh, vận động thô hỗ trợ các bạn nhỏ hoàn thành các hoạt động, nhận biết cơ bản về to – nhỏ, hay một vài đồ chơi Montessori giúp các bạn nhỏ vừa học vừa chơi
Sinh viên: LÂM KHÁNH HUYỀN
Lịch sử hình thành
Trung Tâm Nghiên cứu ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Cầu Vồng Xanh được thành lập từ năm 2009 Mang sứ mệnh trong mình với Slogan “Trao yêu thương – Trao niềm hy vọng”, Cầu Vồng Xanh luôn đặt ưu tiên hàng đầu trong việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp can thiệp tâm lý, lấy trẻ là trung tâm, làm nền tảng của sự phát triển giáo dục và sự bền vững của Nhà trường
Nhu cầu hỗ trợ can thiệp
Trung tâm đang áp dụng hình thức can thiệp cá nhân và hình thức can thiệp nhóm với những đối tượng trẻ: Chậm nói; Rối loạn phát triển; Tăng động giảm chú ý; Down; Bại não; Tiền tiểu học và các rối loạn khác Bên cạnh đó, trung tâm cũng được xây dựng khang trang, thiết kế trẻ trung và hiện đại Các bức tường được sơn vẽ với nhiều màu sắc, những hình vẽ ấn tượng, nổi bật nhằm tăng sự hứng thú, tò mò của con Trung tâm cũng trang bị nhiều giáo cụ, thiết bị hỗ trợ khác trong việc giảng dạy/ học tập của thầy và trò Qua đó bất kỳ phụ huynh nào khi cho con theo học tại đây cũng đều cảm thấy hài lòng, an tâm
Đội ngũ giáo viên tại Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Cầu Vồng Xanh đều là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt Có bằng sư phạm mầm
Trang 9non và chuyên môn, kinh nghiệm cao trong việc can thiệp sớm cho bé Đặc biệt luôn quan tâm, nhiệt huyết và tận tâm chăm sóc trẻ Mỗi bé đến với trung tâm luôn được giáo viên hỗ trợ, giảng dạy chi tiết, nhẹ nhàng
Các hoạt động can thiệp trẻ tại cơ sở
Trung tâm hiện đang cung cấp dịch vụ can thiệp sớm theo 2 hình thức, tiết cá nhân
và nhóm nhỏ
Tiết cá nhân là hình thức can thiệp 1 cô – 1 trò (one by one) diễn ra trong thời lượng
1 tiếng một ngày, dành cho trẻ có các vấn đề về các nhóm nhỏ và vấn đề nhẹ như: Chưa có ngôn ngữ, chậm nói, phổ tự kỷ (không phải tự kỷ điển hình, các đối tượng nhẹ, can thiệp sớm…) hay trẻ có rối loạn về hành vi, cảm xúc khác
Can thiệp cá nhân kết hợp 1 buổi can thiệp nhóm cuối tuần, dành cho trẻ có các khó khăn cần can thiệp lâu dài như: Chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ từ tự kỷ trung bình đến nặng hay bại não…; trẻ cần can thiệp nhiều giờ trong tuần và tăng số buổi học, can thiệp đa ngành, đa chuyên môn Tần suất: 2h/ngày, mỗi tuần từ 4 – 5 buổi can thiệp cá nhân và can thiệp nhóm
Việc can thiệp hướng tới mục đích cung cấp kiến thức, kĩ năng phù hợp với độ tuổi phát triển của trẻ; rèn luyện các nguyên tắc, thói quen tốt trong lớp học mầm non Trong giờ can thiệp nhóm, trẻ có cơ hội rèn luyện thêm các kĩ năng tương tác với bạn, kĩ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp…Đây cũng là bước đệm quan trọng giúp trẻ hòa nhập tốt hơn ở trường Mầm non
Vị trí thực tập tại cơ sở
Can thiệp nhóm lớp nhỏ (18-36 tháng)
Hỗ trợ giáo viên đứng lớp quản lý và giáo dục can thiệp học sinh bao gồm các hoạt động như vận động tinh (xem tranh, ảnh, nhận biết con số, ), vận động thô (bật nhảy trên thảm gai, đi và giữ thăng bằng trên cầu dốc có gờ,ném bóng, ), các hoạt động thể chất (khởi động đầu giờ), quản lý hành vi của học sinh, quản lý lớp học (giữ trật tự,vệ sinh, đảm bảo an toàn cho trẻ,…
Sinh viên: NGUYỄN TRÍ TUẤN
Lịch sử thành lập cơ sở
Trường mầm non Cầu Vồng Xanh sau đổi thành Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Tâm lý – Giáo dục Cầu Vồng Xanh Được thành lập từ năm 2009 Với lịch sử 15 năm hình thành và phát triển Giám đốc Trung tâm là ThS Nguyễn Thùy Hương với 22 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục nói chung và 15 năm kinh nghiệp làm việc với trẻ có nhu
Trang 10cầu đặc biệt nói riêng Trung tâm Cầu Vồng Xanh mang sứ mệnh trong mình với Slogan:
“Trao yêu thương – Trao niềm hy vọng!”
Mục tiêu và chức năng của cơ sở
Trung tâm đang áp dụng hình thức can thiệp cá nhân và hình thức can thiệp nhóm với những đối tượng trẻ: Chậm nói; Rối loạn phát triển; Tăng động giảm chú ý; Down; Bại não; Tiền tiểu học và các rối loạn khác với mục tiêu giúp các em hòa nhập được với môi trường mới Ngoài ra, trung tâm kết hợp cùng đội ngũ BS Bệnh viện Nhi Trung ương, Viện sức khỏe Tâm thần- Bệnh viện Bạch Mai,… Khám và trị liệu tâm lý cho những đối tượng: Rối loạn lo âu; Stress; Trầm cảm;
Hoạt động hỗ trợ can thiệp của cơ sở
Trong quá trình thực tập một tuần đầu vừa qua em có cơ hội được tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau tại Trung tâm như:
-Quan sát và hỗ trợ giáo viên lớp nhóm cho trẻ trong các hoạt động can thiệp và giáo dục trẻ
-Tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ
-Tham gia vào các hoạt động vận động, tinh vận động thô cho trẻ
Qua đó, em có cơ hội học hỏi và trau dồi nhiều kỹ năng như:
-Kỹ năng giao tiếp và tương tác với trẻ mắc các rối loạn
-Kỹ năng can thiệp và giáo dục trẻ mắc rối loạn
-Kỹ năng làm việc nhóm và hợp tác
Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Cầu Vồng Xanh có vai trò hỗ trợ trẻ mắc các rối loạn tự phát triển toàn diện:
-Cung cấp các dịch vụ can thiệp sớm và giáo dục chuyên biệt cho trẻ rối loạn phát triển, rối loạn phổ tự kỉ, chậm nói, , giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội, học tập và tự lập
-Hỗ trợ trẻ phát triển tiềm năng và hòa nhập cộng đồng
-Hỗ trợ gia đình trẻ về mặt tinh thần và vật chất
Tạo điều kiện cho gia đình trẻ tham gia vào các hoạt động cộng đồng
Trung tâm còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về các rối loạn gặp phải ở trẻ:
Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các rối loạn
Trang 11Xóa bỏ định kiến và kỳ thị đối với trẻ mắc các rối loạn
Thúc đẩy sự hòa nhập của trẻ mắc rối loạn vào cộng đồng
Góp phần vào sự phát triển của xã hội:
Giúp trẻ mắc các rối loạn hòa nhập trở lại và thành những người có ích cho xã hội Giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội
Góp phần xây dựng một xã hội hòa nhập và nhân văn
Vị trí thực tập tại cơ sở
Can thiệp nhóm lớp nhỏ (18-36 tháng)
Hỗ trợ giáo viên đứng lớp quản lý và giáo dục can thiệp học sinh bao gồm các hoạt động như vận động tinh (xem tranh, ảnh, nhận biết con số, ), vận động thô (bật nhảy trên thảm gai, đi và giữ thăng bằng trên cầu dốc có gờ,ném bóng, ), các hoạt động thể chất (khởi động đầu giờ), quản lý hành vi của học sinh, quản lý lớp học (giữ trật tự,vệ sinh, đảm bảo an toàn cho trẻ,…
– 01/3/2024)
Sinh viên: LÊ MẠNH PHÚ
Công việc tại lớp can thiệp nhóm
- Hỗ trợ giáo viên đứng lớp quản lý hành vi và đảm bảo trật tự lớp học
- Hỗ trợ học sinh thực hiện các hoạt động thể chất như tập thể dục buổi sáng, khởi động trước bài học, các hoạt động vận động thô và tâm vận động trong suốt thời gian buổi học
- Tham gia vào các hoạt động phát triển nhận thức cho học sinh như kể chuyện, nhận biết các loại hoa quả, vật to – nhỏ, tô màu, vẽ tranh, ghép hình dưới sự hỗ trợ và giám sát của người hướng dẫn
- Hỗ trợ duy trì nề nếp của học sinh trong buổi học
- Hỗ trợ học sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân
Các hành vi điển hình quan sát được
- Các hành vi đặc trưng của một số rối loạn phát triển phổ biến như chơi tay, mân
mê đồ chơi, xếp dàn đồ chơi, đi nhón gót, các hành vi mang tính dập khuôn
- Gặp khó khăn trong giao tiếp như khó diễn đạt, chưa có hoặc không có ngôn ngữ, khó khăn trong phát âm, trốn tránh giao tiếp mắt
Trang 12- Các hành vi gây chú ý như hét to, ném đồ
- Hành vi chống đối như chạy lung tung trong giờ học khi chưa có sự cho phép, phản ứng chưa phù hợp khi được giáo viên nhắc nhở, cáu giận, la hét
- Hành vi tự hại như cào, cấu, đánh
Sinh viên: PHẠM THỊ HỒNG LOAN
Công việc tạo lớp can thiệp nhóm:
+ Hỗ trợ giáo viên quản lớp
+ Tham gia các hoạt động phát triển nhận thực của trẻ, hỗ trợ các bạn học sinh nhận biết hình khối, số đếm, ghép các khối và vẽ hình Bên cạnh đó là quản lý hành vi của trẻ trong suốt quá trình
+ Tham gia và hỗ trợ các cô quản lý giúp đỡ học sinh trong tiết vân động động thô Giúp trẻ nắm được các kỹ năng có bản như chú ý, bắt chước, chờ đợi, tới lượt mới được thực hiện
+ Hỗ trợ các bạn ăn uống, hướng dẫn các bạn tự lập
Các hành vi điển hình quan sát được:
+ Một số bạn gặp khó khăn trong giao tiếp như chưa có ngôn ngữ, lưỡi ngắn khó phát âm, một số bạn chỉ biết nói vuốt đuôi
+ Hành vi hét to, đánh người bên cạnh, hay cười, vô tay trong lớp học
+ Phản ứng chưa phù hợp với giáo viên khi không được thỏa mãn điều bản thân mong muốn như cáu giận, khóc, hét, nghiến răng, cấu tay
+ Có một số hành vi của một số bạn : chơi tay, xếp dàn đồ chơi, đi nhón gót, tập trung và mân mê đồ chơi
Sinh viên: LÂM KHÁNH HUYỀN
Công việc tại lớp can thiệp nhóm:
+ Hỗ trợ giáo viên quản lý trật tự lớp học, duy trì nề nếp ăn uống, sinh hoạt ngủ nghỉ đúng giờ
+ Hỗ trợ giáo viên trong các hoạt động học tập (xem tranh, nhận biết con số,…), hoạt động vận động tinh và thô trong suốt thời gian buổi học