Hiệu lực của Hiến pháp so với các Điều ước quốc tế mà các quốc gia tham gia ký kết,... lịch sử hình thành Hiến pháp Mỹ, nguồn của Luật Hiến pháp
Trang 1Bài tập cá nhân: Hiệu lực của Hiến pháp cao hơn các Điều ước quốc tế mà quốc gia đó tham gia hoặc ký kết
Trả lời: Đúng
Giải thích:
Ta có thể tham khảo một số quy định đối với Điều ước quốc tế của một số nước, ví dụ:
- Pháp: Trong Hiến pháp Pháp:
« Chương VI
Điều 54
Trong trường hợp, trên cơ sở có đề nghị của Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Hạ viện hoặc Chủ tịch Thượng viện hoặc của 60 Hạ nghị sỹ hoặc 60 Thượng nghị sỹ, Hội đồng Hiến pháp tuyên bố một cam kết quốc tế có điều khoản trái với Hiến pháp, thì cam kết quốc tế
đó chỉ được phê chuẩn hoặc phê duyệt sau khi đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp.
Điều 55
Điều ước hoặc hiệp ước quốc tế đã được phê chuẩn hoặc phê duyệt theo đúng quy định, thì ngay khi được công bố sẽ có giá trị pháp lý cao hơn luật trong nước, với điều kiện điều ước hoặc hiệp ước đó cũng được bên ký kết kia tôn trọng, áp dụng »
Có thể thấy với hai điều luật nói trên, Hiến pháp Pháp quy định đối với các điều ước quốc tế : sẽ có giá trị pháp lý cao hơn luật quốc gia với điều kiện bên ký kết kia tôn trọng và
áp dụng Nếu không điều ước quốc tế đó cũng vô hiệu thứ hai, nếu điều ước quốc tế có điều khoản trái với Hiến pháp thì cam kết quốc tế đó chỉ được phê chuẩn hoặc phê duyệt sau khi đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp Nghĩa là nếu Hiến pháp không được sửa đổi thì Điều ước quốc
tế đó không có giá trị => Thứ tự ưu tiên: Hiến Pháp – Điều ước quốc tế - luật quốc gia
- Hoa Kỳ: Trong Hiến Pháp Hoa Kỳ
« Điều 6
Khoản 2 : Hiến pháp này, các đạo luật của Hoa Kỳ được ban hành theo Hiến pháp này, mọi điều ước đã hoặc sẽ được ký kết dưới thẩm quyền của Hoa Kỳ sẽ là luật tối cao của quốc gia Quan tòa ở các bang đều phải tuân theo những luật này; bất cứ một điều gì trong Hiến pháp hoặc luật của các bang mà trái ngược với Hiến pháp Liên bang đều không có giá trị »
Theo đó, Hiến pháp Hoa Kỳ cũng thừa nhận Hiến Pháp là luật tối cao của quốc gia, mọi điều ước điều không có giá trị nếu trái với Hiến Pháp
- Đối với Việt Nam
Trong khoản 1 Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016 và được “đồng bộ hóa” với khoản
5 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: “Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp”.
Theo đó , thứ tự áp dụng đối với điều ước quốc tế là: Hiến pháp – Điều ước quốc tế -VBQPPL trong nước
=> Như vậy, có thể xác định được vị trí của Điều ước quốc tế trong thứ bậc hiệu lực đó là: Thấp hơn Hiến Pháp và cao hơn luật quốc gia
Trang 2Bài tập nhóm: Nguồn của Luật hiến pháp Việt Nam bao gồm:
+ Hiến Pháp
+ Các luật điều chỉnh những quan hệ xã hội của ngành LHP
+ Một số pháp lệnh điều chỉnh những QHXH của ngành LHP
+ Một số quyết định của Quốc hội và UBTVQH điều chỉnh những QHXH của ngành LHP + Một số văn bant QPPL do Chính phủ,Thủ tướng Chính phủ hoặc HĐND cấp tỉnh ban hành
Tóm tắt: Phần I, II “Hiến pháp Mỹ làm ra như thế nào”
1 Thời gian
Hội nghị diễn ra từ ngày 25/08/1787, tại Tiểu bang Pennsylvania
2 Bối cảnh lịch sử:
Hội nghị Lập hiến của Mỹ được triệu tập trong bối cảnh 13 bang của nước Mỹ vừa trải qua chiến tranh giành độc lập với mẫu quốc là Vương quốc Anh, và chỉ vừa mới bắt đầu giai đoạn phục hồi kinh tế từ đống đổ nát
3 Các đại biểu tham dự hội nghị:
- 74 đại biểu được các tiểu bang bầu chọn để tham dự Hội nghị, nhưng chỉ có 55 đại biểu thật
sự có mặt tại các cuộc họp, George Washington, Benjamin Franklin, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp tiểu bang Pennsylvania, James Wilson của tiểu bang Pennsylvania, George Mason của tiểu bang Virginia,
4 Diễn biến hội nghị:
Tình trạng tồi tệ của liên minh 13 tiểu bang đã thách thức nhiều người Mỹ có tư tưởng cộng hòa về sự cần thiết và cấp bách phải có những cải cách triệt để Để giải quyết những trục trặc
đó, vào tháng Chín năm 1786, Quốc hội Hợp bang đã tổ chức một cuộc họp các bang tại thành phố Annapolis, bang Maryland, nhằm thảo luận các bất đồng thương mại, nhưng hầu như chẳng mang lại kết quả cụ thể nào Tuy nhiên, Hamilton, Madison và một vài đồng nghiệp đã đề nghị Quốc hội triệu tập một Hội nghị mới, nhằm xem xét lại Các điều khoản Hợp bang với sự tham gia của tất cả các tiểu bang
Hội nghị đã đưa ra ba mô hình chính quyền là: Phương án Virginia, Phương án New Jesrsey, Phương án Hamilton
Đến cuối tháng Sáu, cuộc tranh luận giữa các bang lớn và các bang nhỏ về vấn đề đại diện tại cơ quan lập pháp thứ nhất ngày càng gay gắt Ngày 29 tháng Sáu, đại biểu của các tiểu bang nhỏ đã thua trong cuộc bỏ phiếu về quyền đại diện tại Hạ viện 26 – 07, các đại biểu quyết định cử ra Ủy ban chi tiết có nhiệm vụ xây dựng một bản dự thảo Hiến pháp, bao gồm 5 người: Nathaniel Gorham (Massachusetts), Edmund Randolph (Virginia), James Wilson (Pensylvania), Oliver Ellsworth (Connecticut) và John Rutledge (Nam Caroline) là Chủ tịch
Ủy ban
Ngày 6-8-1787, Hội nghị nhóm họp lại sau kỳ nghỉ và nhận được bản dự thảo Hiến pháp đầu tiên do Ủy ban chi tiết đệ trình Đây là một văn bản khá rắc rối và dài dòng nếu so sánh với bản Hiến pháp sau này Suốt một tháng sau đó, các đại biểu đã tranh luận và chỉnh sửa từng câu chữ, từng điều khoản cho tới khi mọi điều được hoàn tất vào ngày 8 tháng Chín
- Ngày 20 tháng Chín năm 1787, bản Hiến pháp cùng bức thư do Chủ tịch Hội nghị George Washington viết đã được gửi lên Quốc hội Hợp bang Sau một vài ngày tranh luận, Quốc hội liền gửi bản Hiến pháp này cho các tiểu bang để họ tự quyết định việc phê chuẩn theo như những gì mà các đại biểu đề nghị và tuyên bố ngay khi có đủ 9 trong tổng số 13 tiểu bang thông qua, một chính quyền mới như bản Hiến pháp qui định sẽ được thành lập
- Ngày 4 tháng Ba năm 1789, Quốc hội Liên bang họp phiên đầu tiên tại thành phố New York
bỏ phiếu hoàn toàn nhất trí bầu George Washington làm Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ
- Ngày 30 tháng Tư năm 1789, Washington chính thức tuyên thệ nhậm chức
- Ngày 2 tháng Mười năm 1789, sau khi đã được Quốc hội Mỹ thông qua trong tháng Chín, Tổng thống Washington gửi cho các tiểu bang các bản sao của 12 tu chính án này Ngày 15
Trang 3tháng Mười hai năm 1791, ba phần tư các bang đã thông qua 10 trong số 12 tu chính án đó mà sau này rất quen thuộc với người dân Mỹ như là Tuyên ngôn Nhân quyền (Bills of Rights)
- Giá trị vĩnh hằng của bản Hiến pháp:Bản Hiến pháp Mỹ năm 1787 đã mang đến cho thế
giới một ví dụ đầu tiên về một thể chế cộng hòa liên bang rộng lớn được thành lập trên nguyên tắc đại diện Mặc dù đây không phải là mô hình đầu tiên được thành lập trên nguyên tắc dân chủ, nhưng bản Hiến pháp này đã xây dựng nền tảng cho một chính quyền dân chủ cộng hòa lớn nhất trên thế giới Bất chấp cuộc nội chiến vĩ đại, bất chấp hai cuộc chiến tranh thế giới, bản Hiến pháp này vẫn đứng vững qua thử thách của thời gian và các biến động Nhiều sử gia Mỹ gọi thành công mà Hội nghị Lập hiến đã làm là "Điều kỳ diệu ở Philadelphia" và ngày nay, bản Hiến pháp Mỹ cùng với Tuyên ngôn Độc lập được lưu giữ trang nghiêm và cẩn thận tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Mỹ như những tài sản quý báu nhất của nhân dân Mỹ