Đề cương lý thuyết Ôn thi môn luật sở hữu trí tuệ (chi tiết quan trọng 10 điểm)

142 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Đề cương lý thuyết Ôn thi môn luật sở hữu trí tuệ (chi tiết quan trọng 10 điểm)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề cương lý thuyết Ôn thi môn luật sở hữu trí tuệ (chi tiết quan trọng 10 điểm) Đề cương lý thuyết Ôn thi môn luật sở hữu trí tuệ (chi tiết quan trọng 10 điểm) Đề cương lý thuyết Ôn thi môn luật sở hữu trí tuệ (chi tiết quan trọng 10 điểm) Đề cương lý thuyết Ôn thi môn luật sở hữu trí tuệ (chi tiết quan trọng 10 điểm) Đề cương lý thuyết Ôn thi môn luật sở hữu trí tuệ (chi tiết quan trọng 10 điểm) Đề cương lý thuyết Ôn thi môn luật sở hữu trí tuệ (chi tiết quan trọng 10 điểm) Đề cương lý thuyết Ôn thi môn luật sở hữu trí tuệ (chi tiết quan trọng 10 điểm) Đề cương lý thuyết Ôn thi môn luật sở hữu trí tuệ (chi tiết quan trọng 10 điểm) Đề cương lý thuyết Ôn thi môn luật sở hữu trí tuệ (chi tiết quan trọng 10 điểm)

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG LÝ THUYẾT ÔN THI MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ (chi tiết)CHƯƠNG 1:

1 Quyền sở hữu trí tuệ là loại tài sản nào đó vô hình (ví dụ: giáo trình là

hữu hình nhưng giá trị bên trong giáo trình đó là sự sắp xếp, kiến thức, thiếtkế chứa đựng thông tin nào đó → là tài sản trí tuệ được bảo hộ có tính vôhình)

Khoản 1 Điều 4 Luật SHTT: “1 Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cánhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác

giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.” ⇒ Ngoại lệ Khoản

1 Điều 8 Luật SHTT

2.Bản chất pháp lý: là yếu tố hiển nhiên, là yêu cầu nhất thiết của mỗi cá nhân,

mỗi tổ chức trong vấn đề bảo vệ thành tạo sáng tạo của bản thân mình+ Bảo vệ quyền lợi vật chất và tinh thần cho tác giả sáng tạo hoặc+

-Vì sao phải bảo hộ tài sản trí tuệ?

→ Có 2 ý để giải thích:Lợi ích:

- Bản thân chủ thể có quyền: lợi ích về tinh thần ghi nhận thành quả sáng tạo,được ghi nhận

- Cộng đồng: hưởng lợi từ thành quả sáng tạo của cá nhân

- Quốc gia: khi cộng đồng được lợi thì quốc gia sẽ ngày càng phát triển

- Sự phát triển chung của nền vănminh Nếu không thì điều gì xảy ra?

- Hàng giả, hàng nhái

- Không có động lực sáng tạo → không có sự phát triển

- Không hiện đại hóa,

3.Đặc điểm của tài sản trí tuệ: Quyền sở hữu trí tuệ là 1 loại quyền tài sản

Điều 115 BLDS 2015: “Tài sản gồm vật, tiền, giấy tờ có giá”

- Loại tài sản vô hình (giá trị trí tuệ chứa đựng, cấu thành nên hình thức vật chấthữu hình; đặc tính vô hình của quyền SHTT: cho phép 1 đối tượng (Nhiều chủ

Trang 2

thể có thể sử dụng cùng 1 lúc) Tài sản vô hình được chứa đựng trong tài sảnhữu hình

- Có tính kế thừa

- Bị giới hạn bởi quốc gia bảo hộ (mang tính lãnh thổ).

Ví dụ case về gạo ST25 được bảo hộ ở Việt Nam nhưng không được bảo

hộ ở nước ngoài trừ khi đăng ký được bảo hộ; nước mắm Việt Nam- Bảo hộ có chọn lọc & giới hạn thời gian:

+ Không phải bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào cũng được bảo hộ (Các đối tượng thuộc

Khoản 1 Điều 4 nhưng không thuộc Khoản 1 Điều 8)

+ Đối với tài sản trí tuệ: Mỗi đối tượng cho thời hạn về mặt thời gian nhất định→ đảm bảo sự phát triển giá trị, đảm bảo tính giá trị cho cộng đồng.

- Quyền SHTT tạo ra các quyền khác nhau cho các chủ thể (đồng tác giả, tácgiả, chủ sở hữu quyền tác giả)

Ví dụ: mỗi chương có nhiều tác giả, tác giả có các quyền với giáo trình đó+ Tạo ra các quyền khác nhau là sao? → Ví dụ: vacxin covid 19 thì chủ thể trực

tiếp nghiên cứu làm ra thì gọi là tác giả sáng chế Nhưng Luật SHTT còn ghinhận quyền chủ sở hữu là chủ cung cấp cơ sở, thiết bị để làm ra phát minhvacxin đó (có trường hợp tác giả là chủ sở hữu trí tuệ)

Trang 3

Ví dụ: công ty thuê làm ra bài hát cho sea game trả tiền, cung cấp cơ sở vật

chất, máy tính, nhạc cụ → Công ty là chủ thể cung cấp cơ sở, trang thiết bịcho tác giả nên công ty là chủ sở hữu Còn tác giả trực tiếp sáng tạo ra bài hátthì là tác giả.

~ Tác giả có quyền nhân thân, còn chủ sở hữu đã bỏ tiền ra nên có quyền khaithác, quyền tài sản đối với tác phẩm đó

- Chủ thể sở hữu có độc quyền sử dụng, khai thác (độc quyền tương đối)

Ví dụ đối với vacxin được độc quyền 2 năm thì trong 2 năm này tổ chức, cá

nhân nào biết công thức sáng chế cũng không được quyền sử dụng nhưngtrong trường hợp sẽ bị hạn chế quyền độc quyền như trường hợp ảnh hưởng

đến sức khỏe cộng đồng, an ninh quốc gia (Khoản 1 Điều 8 SHTT) → nhànước bắt buộc ra quyết định chuyển giao quyền sáng chế cho tổ chức, cá

nhân khác đủ điều kiện.

4.Phân loại:

- Quyền tác giả & quyền liên quan đến tác giả:+ Quyền tác giả

+ Quyền liên quan

- Quyền sở hữu công nghiệp+ Sáng chế

+ Kiểu dáng

+ Nhãn hiệu ⇒ Thương hiệu không phải là đối tượng được bảo vệ quyền SHTT+ Tên thương mại

+ Chỉ dẫn địa lý+ Bí mật kinh doanh+ Thiết kế bố trí

- Quyền đối với giống cây trồng

Trang 4

I.Đối tượng điều chỉnh

1 Khái niệm: là những quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình:

- Sáng tạo- Sử dụng- Định đoạt- Bảo vệ

2 Phân loại : 2 nhóm:

- Nhóm 1: QHXH phát sinh giữa các cơ quan nhà nước với các chủ thể trongviệc quản lý nhà nước (dựa vào việc đăng ký bảo hộ, có đối tượng không cầnphải đăng ký) (Mang tính chất luật hành chính)

- Nhóm 2: QHXH phát sinh giữa các chủ thể trên cơ sở sử dụng định đoạtcác đối tượng quyền SHTT: chuyển giao quyền SHTT thì các bên có

quyền bình đẳng Ví dụ: nhạc sĩ và ca sĩ ký kết hợp đồng biểu diễn (Mangtính chất luật dân sự)

Trang 5

II Phương pháp điều chỉnh: là cách thức, biện pháp mà nhà nước sửdụng để điều chỉnh các QHXH

- Mệnh lệnh phục tùng: áp dụng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với bênđăng ký (Ví dụ: đóng phí, cung cấp chứng từ, )

- Bảo mật: nhà nước cho phép sử dụng phương pháp bảo mật cho chủ thể sửdụng quyền SHTT cho đối tượng (đối tượng nào phương pháp đó)

- Tự định đoạt (quan trọng): được quyền từ bỏ quyền sở hữu, được quyền yêu

cầu/ không yêu cầu bồi thường

III Nguồn của Luật SHTT

- Hiến pháp- Luật dân sự

- Luật sở hữu trí tuệ- Thông tư

- Điều ước quốc tế: dựa trên việc Việt Nam thực hiện quyền cam kết đối với quốc tế

Trang 6

CHƯƠNG 2: QUYỀN TÁC GIẢ VÀ QUYỀN LIÊN QUAN (Luật SHTT bổ sung

2012, 2022; NĐ 17/2023)

(phát sinh tự động, không cần phải đăng ký, được phát sinh từ khi tác phẩmđược định hình bởi vật chất nhất định Pháp luật vẫn khuyến khích tác giả điđăng ký để có bằng chứng khi có tranh chấp để chứng minh → thuận lợi trongviệc bảo vệ quyền của tác giả, chủ sở hữu tác giả)

A QUYỀN TÁC GIẢ I.Khái niệm và đặc điểm1.1.

Khái niệm và đặc điểm của quyền tác giả

1.1.1 Khái niệm quyền tác giả: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhânđối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu" (Khoản 2 Điều 4 Luật Sởhữu trí tuệ)

● Bản quyền và quyền tác giả giống hay khác nhau?

- Quyền tác giả dùng ở Việt Nam: gồm có quyền nhân thân và quyền tài sản- Bản quyền dùng ở nước ngoài nhiều hơn: đề cao giá trị về mặt tài sản → Đi

kèm với “tiền bản quyền”

1.1.2 Đặc điểm của quyền tác giả:

● Quyền tác giả bảo hộ hình thức sáng tạo, không bảo hộ ý tưởng và nội dung

sáng tạo.

- Bảo hộ và bảo vệ khác nhau về địa vị pháp lý và nội quy:

Bảo hộ có phạm vi rộng hơn và bao gồm cả bảo vệ Bảo hộ là các quy địnhđược pháp luật ban hành các chính sách để ghi nhận bảo vệ đối tượng đó,chuẩn bị hành lang pháp lý, xây dựng biện pháp để bảo vệ chống lại đối tượngxâm phạm sở hữu trí tuệ.

Ví dụ: giải oscar; giải mâm xôi vàng; phim "nomad land" đạt giải oscar 2021;

phim “music” đoạt giải mâm xôi vàng 2021 → không bảo hộ nội dung.● Ý tưởng phải được thể hiện ra ngoài: âm thanh; lời nói, hình vẽ.

Lưu ý: Khoản 1 Điều 8 về chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ: Công nhận và

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi íchcủa chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượngsở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, anninh.

Trang 7

● Tác phẩm phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định (vật mang tin)

● Trừ tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian (truyền miệng) (Khoản 1 Điều 13

Nghị định 17/2023)

● Định hình là gì? (Nghị định 17/2023)- Điều kiện tác phẩm được bảo hộ:

+ Tính nguyên gốc: không sao chép, trực tiếp sáng tạo nhưng không loại trừ

- Căn cứ phát sinh: Điều 6 Luật SHTT

+ Quyền tác giả phát sinh một cách tự động từ khi tác phẩm được sáng tạo ra mà

không cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền

Trang 8

+ Việc đăng ký quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác gia là không bắt buộc

nhưng được khuyến khích vì sẽ giúp tác giả chủ sở hữu có được một chứngquan trọng khi có tranh chấp xảy ra

- Ý nghĩa của việc bảo hộ quyền tác giả:

+ Đối với chủ thể sáng tạo phát huy được - tài năng+ Nhằm khuyến khích hoạt động sáng tạo của con người

+ Nhằm tạo điều kiện cho sự tiếp cận một cách thích hợp của cộng đồng đốivới các tác phẩm

+ Đối với sự phát triển của đất nước: tạo động lực phát triển+ Đối với chính người dân tiếp cận tác phẩm

II Chủ thể có quyền Điều 12a, Điều 36

1 Tác giả: Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm

Q: Tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra thì ai là tác giả?

A: Trong Điều 12a quy định: tác giả là người… → Chat gpt ko là tác giả chỉ là gián tiếp tạo raý tưởng

Q: Bức ảnh “Chú khỉ tự sướng” ai là tác giả?

A: Một bức ảnh được chụp bởi một chú khỉ ở Indonesia đang là trung tâm của vụ kiện bảnquyền và nó có thể sẽ định đoạt tương lai của những sản phẩm không phải do con người tạo ra.

2 Chủ sở hữu quyền tác giả: Không trực tiếp sáng tạo nhưng nắm giữ một,

một số hoặc toàn bộ quyền tài sản

Cung cấp ý tưởng/ tham gia quá trình tạo ra tác phẩm: Nghiên cứu bản án số

774/2019/DSPT ngày 03/9/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Vềviệc Tranh chấp về quyền SHTT giữa ông Lê Phong L và Công ty PT

Lưu ý trường hợp đồng tác giả: Hai người trở lên cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm với chủ ý là

sự đóng góp của họ kết hợp thành một tổng thể hoàn chỉnh thì những người đó là các đồng tác

giả Điều 12a Luật SHTT

- Chủ sở hữu quyền tác giả:

Trường hợp 1: Chủ sở hữu quyền tác giả đồng thời là tác giả/ các đồng tác giả (Điều 37, 38):

tự mình trực tiếp dùng trí óc để tạo ra tiểu luận; dùng chi phí để tạo ra tiểu luận đó, không kýhợp đồng với ai → 2 chủ thể là 1

Trường hợp 2: Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc

Trang 9

giao kết hợp đồng với tác giả (Điều 39): Ví dụ: người lao động trong công ty được thuê sẽ vẽ

nhân vật hoạt hình → người vẽ là tác giả của nhân vật được vẽ; công ty thuê, trả lương nên côngty sẽ là chủ sở hữu quyền tác giả

Trường hợp 3: Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế (Điều 40): Ví dụ: tác giả của sản

phẩm âm nhạc đồng thời là chủ sở hữu luôn Sau đó, tác giả mất thì vợ có sẽ là người thừa kếquyền tác giả và là chủ sở hữu quyền tác giả (Vì quyền tác giả cũng là sản phẩm được thừa kế)

Trường hợp 4: Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền (Điều 41):

→ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ có 2 hình thức:

- Chuyển nhượng quyền sở hữu: chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu chongười khác

- Chuyển giao quyền sử dụng: cho người ta sử dụng quyền nào đó trong tài sảncủa mình

+ Chuyển giao quyền sử dụng thông thường: chuyển giao 2 bên được quyền sử dụng

Trang 10

+ Chuyển giao quyền sử dụng độc quyền: chuyển giao duy nhất cho 1 ngườitrong thời hạn bao nhiêu → không được chuyển giao cho bất kì ai khác

Ví dụ: Ông A là tác giả sản phẩm âm nhạc nên ông có quyền biểu diễn tác

phẩm Ca sĩ B muốn biểu diễn tác phẩm này thì phải liên hệ với ông A ký kếthợp đồng chuyển giao quyền biểu diễn tác phẩm thì ca sĩ mới được quyền sửdụng tác phẩm đó

Tình huống: Khi được yêu cầu cho ví dụ về 1 trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả

không đồng thời là tác giả của tác phẩm, bạn Linh cho ví dụ như sau: A là một hoạ sĩnổi tiếng, A tự bỏ công sức, chi phí để vẽ một bức tranh và được nhiều người yêuthích Sau đó một người yêu tranh của A tên là B đã mua lại bức tranh đó của A vàmang về nhà treo Trong trường hợp này, khi A chưa bán bức tranh đó thì A vừa làtác giả vừa là chủ sở hữu quyền tác giả của bức tranh Khi A đã bán bức tranh đócho B thì A vẫn là tác giả nhưng chủ sở hữu quyền tác giả của bức tranh lúc này là

B Hãy tìm điểm sai trong ví dụ của bạn Linh?

→ Đặc điểm quyền tác giả mang tính vô hình nhưng được chứa đựng trong tài sản hữu hình.Bức tranh là tác phẩm mỹ thuật vậy quyền tác giả của bức tranh, giá trị trí tuệ của bức tranh lànét vẽ, tổng thể đóng khung của bức tranh (tài sản hữu hình) Còn về ý tưởng màu sắc, đườngvẽ, cắt phối trong bức tranh (là đối tượng của quyền tác giả)

Ông A tự tạo ra bức tranh bằng chi phí của mình → Ông A đồng thời là tác giả và chủ sở hữu.B thấy thích nên mua về treo thì B chỉ có quyền sở hữu đối với tài sản hữu hình là bức tranh Bcó quyền treo/không treo hoặc đem bán cho ai khác (bán ở đây là tài sản hữu hình) Còn đối với

việc muốn mua quyền sở hữu tác giả của bức tranh thì phải ký hợp đồng chuyển nhượng

quyền sở hữu Khác với việc mua bức tranh chỉ là hợp đồng mua bán bình thường.

III Đối tượng bảo hộ Điều 14 (bổ sung Điều 15) VBHN1 Tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật:

- Tác phẩm văn học khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khácđược thể hiện dưới dạng chỉ viết hoặc ký tự khác

- Tác phẩm được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác (chữ nổi hoặcký tự khác để người khác biết sao chép được)

- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữnói và phải được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

Trang 11

Lưu ý: Trong trường hợp tác giả tự thực hiện việc định hình bài giảng, bàiphát biểu, bài nói khác dưới hình thức ghi âm, ghi hình, thì tác giả được hưởngquyền tác giả đối với bài giảng, Đài phát biểu, bài nói khác, đồng thời là chủ

sở hữu quyền đối với bản ghi hình (Điều 9 NĐ 17/2023)

- Tác phẩm báo chí: là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, baogồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điềutra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khácnhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phươngtiện khác Trong những bài này phải thể hiện sự sáng tạo qua cách ghi, cáchtrình bày, thể hiện quan điểm.

- Tác phẩm âm nhạc: là tác phẩm được thể hiện dưới dạng nhạc nốt trong bản

nhạc hoặc các ký tự âm nhạc khác không phụ thuộc vào việc trình diễnhay không trình diễn

- Tác phẩm sân khấu: là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, baogồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, - múa đương đại, ba lê, kịch nói,opera, kịch

Trang 12

dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệthuật biểu diễn khác.

- Tác phẩm điện ảnh: Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương

pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ

là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặchình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanhvà các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh Hình ảnh tĩnhđược lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

(Khoản 6 Điều 6 Nghị định 17/2023) Điện ảnh là ngành nghệ thuật tổng hợp,áp dụng công nghệ nghe nhìn và các thủ pháp sáng tác để sản xuất phim.(Khoản 1, 2 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022)

Phim là tác phẩm điện ảnh, có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh độngliên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặckhông có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điệnảnh; được ghi trên các chất liệu, bằng kỹ thuật số hoặc phương tiện kỹ thuậtkhác và được phổ biến đến người đọc bao gồm các loại hình phim truyện, phimtài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và phim kết hợp nhiều loại hình.

(Khoản 1, 2 Điều 3 Luật Điện ảnh 2022)

~ Chỉ cần nhớ tác phẩm là phim chiếu chung không phải chỉ có phim chiếurạp

- Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng:

Lưu ý, trước đây điểm g khoản 1 Điều 14 là “tác phẩm tạo hình, mỹ thuật

ứng dụng” => Luật SHTT 2022 sửa thành “tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứngdụng).

+ Mỹ thuật ứng dụng: là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hìnhkhối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích,được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp bao gồm: Thiết kế đồ họa (hìnhthức thể hiện của biểu trưng, bộ nhận diện và bao bì sản phẩm; hình thức thểhiện của nhân vật); thiết kế thời trang, thiết kế mang tính mỹ thuật gắn liềnvới tạo dáng sản phẩm; thiết kế nội thất, trang trí nội thất, ngoại thất mangtính mỹ thuật.

+ Lưu ý: Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được thể hiện dưới dạng tạo dáng sản

phẩm mang tính mỹ thuật, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với

Trang 13

người có hiểu biết trung bình trong lĩnh vực tương ứng và không bao gồm tạodáng bên ngoài tác phẩm bắt buộc phải có để thực hiện chức năng của sảnphẩm.

- Tác phẩm nhiếp ảnh: Là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trênvật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thểđược tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử hoặc phương pháp kỹ thuậtkhác Tác phẩm nhiếp ảnh có thể có chú thích hoặc không có chú thích.

(Nhiếp ảnh gia người Việt - Lý Hoàng Long - thực hiện, được chụp ở BạcLiêu, ghi lại cảnh những người phụ nữ đang khâu lưới đánh cá tại một làngchài)

Trang 14

2 Tác phẩm phái sinh

- Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo ra trên cơ sở một hoặc nhiềutác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác,phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các

chuyển thể khác (Khoản 8 Điều 4).

Điều kiện: Tác phẩm phái sinh được bảo hộ nếu không gây phương hại đếnquyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh (Khoản

2 Điều 14)

- Dịch: là việc chuyển nội dung tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khácmột cách trung thực Tác phẩm dịch là tác phẩm được thể hiện bằng ngôn ngữkhác với ngôn ngữ của tác phẩm được dịch.

- Phóng tác: là việc phỏng theo một tác phẩm đã có nhưng có sự sáng tạo về nộidung làm cho nó mang sắc thái mới, có thể được chuyển từ thể loại này sangthể loại khác hoặc sửa đổi trong cùng một thể loại, bao gồm cả sửa đổi bố cụctác phẩm để làm cho tác phẩm phù hợp với điều kiện khác nhau của việc khaithác, sử dụng.

- Cải biên: là việc soạn lại, viết lại, chuyển soạn lại hoặc thay đổi hình thứcdiễn đạt khác với tác phẩm được dùng để cải biên theo mục đích, yêu cầunhất định trong trường hợp cụ thể.

- Chuyển thể: là việc chuyển từ loại hình này sang loại hình khác hoặc tác phẩmđược thể hiện bằng thủ pháp nghệ thuật khác với tác phẩm được chuyển thểtrong cùng một loại hình.

- Biên soạn: là tác phẩm được soạn ra từ một phần hoặc toàn bộ các tác phẩmđã có theo chủ đề nhất định và có thể có bình luận, đánh giá.

- Chú giải: là làm rõ nghĩa và nội dung một số từ, câu hoặc sự kiện, điển tích, địadanh nêu tại tác phẩm được chú giải.

- Tuyển chọn: là việc chọn lọc từ các tác phẩm đã có của một hoặc nhiều tác giảtheo thời gian hoặc chủ đề nhất định, bao gồm cả tác phẩm tuyển tập, hợptuyển

~ Tóm lại:

- Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được hình thành dựa trên tác phẩm đã tồn

tại, có mối quan hệ ràng buộc với tác phẩm gốc

- Tác giả của tác phẩm phái sinh đã có sự thay đổi cách thức diễn đạt sáng tạo

Trang 15

theo phong cách của riêng mình do vậy nó vẫn có tính nguyên gốc, được bảohộ độc lập quyền tác giả so với tác phẩm gốc

Điều 15: Các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả (Ngoại lệ)Ngoài ra cần lưu ý khoản 1 Điều 8 Luật SHTT

Q: Vì sao các đối tượng thuộc điều 15 không được bảo hộ quyền tác giả?

- Ý tưởng: Bản thân ý tưởng về tình cảm lưu luyến của học sinh khi chia tay

tuổi học trò → Không bảo hộ => Thể hiện qua các ca khúc, bài thơ, đượcbảo hộ

- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin: nhằm đưa tin đến người đọc để được tiếp

● Văn bản quy phạm pháp luật:

+ Văn bản có chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung);+ Hiệu lực bắt buộc chung;

Trang 16

+ Được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định;+ Được áp dụng nhiều lần;

+ Được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

● Văn bản hành chính: Văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổchức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xãhội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân(công văn, thông báo)

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, sốliệu: vì đây là những kiến thức cơ bản ai cũng biết không có sự sáng tạo

không được bảo hộ (Điều 15)

IV Nội dung bảo hộ gồm: Quyền nhân thân (Gắn với tài sản; Không gắn tàisản) và Quyền tài sản

1 Quyền nhân thân (BLDS 2015):Là những quyển gắn liền với các giá trị

nhân thân của tác giả, có liên quan trực tiếp đến uy tín và danh dự tác giả Có2 loại:

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản:

+ Không thể chuyển giao được (trừ khoản 1 Điều 19)

+ Là quyền chỉ có ở tác giả

+ Bảo hộ có thời hạn Khoản 1, 2 và 4 Điều 19

- Quyền nhân thân gắn với tài sản: + Có thể chuyển giao được

+ Bảo hộ vô thời hạn Khoản 3 Điều 19

~ Điều 19 có 4 điều khoản: khoản 1 và khoản 3 được phép chuyển giao mặc dù là

quyền nhân thân Khoản 2 và khoản 4 không được chuyển giao.

Q: Quyền nhân thân của tác giả là quyền không được phép chuyển giao

A: Có 2 ngoại lệ: khoản 1, khoản 3 Điều 19 được phép chuyển giao

a Quyền nhân thân không gắn với tài sản:

(1)Đặt tên cho tác phẩm (trừ tác phẩm dịch - K1Đ14 NĐ17/2023).

Q: Vậy, tác giả có bắt buộc phải đặt tên cho tác phẩm không và tên tác phẩm cóđược bảo hộ không?

Trang 17

A: Có quyền đặt tên nhưng không có nghĩa vụ phải đặt tên Tên tác phẩm không được bảo hộmột cách độc lập.

Ngoại lệ: việc đặt tên cho tác phẩm dịch: mặc dù là tác giả của sản phẩm dịch đó nhưng phảitôn trọng đặt tên của tác giả gốc

~ Khoản 3 Điều 19 Luật SHTT 2022 đã bổ sung: Quyền đặt tên tác phẩm này được phép

chuyển giao bên cạnh quyền nhân thân

Bổ sung: Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhânnhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;

(2)Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khitác phẩm được công bố, sử dụng: tên thật được dùng mãi mãi luôn không đượcquyền chuyển giao Vì việc này gắn liền với nhân thân của tác giả.

(3)Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không chongười khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đếndanh dự và uy tín của tác giả → tác phẩm được bảo hộ 1 cách toàn vẹn.

Q: Hành vi sửa chữa, cắt xén tác phẩm của người khác (mà không nhận được sựđồng ý) nhưng lại chứng minh được là hành vi đó không gây phương hại đến danhdự và uy tín của tác giả, thậm chí còn làm cho tác phẩm hay hơn thì có vi phạm ?

A:

Trang 18

b Quyền nhân thân gắn với tài sản: Khoản 3 Điều 19: Công bố tác phẩm

hoặc cho phép người khác công bố tác phẩmThế nào là công bố tác phẩm ?

Công bố tác phẩm là việc phát hành bản sao tác phẩm dưới bất kỳ hình thứcnào với số lượng hợp lý đủ để công chúng tiếp cận được tùy theo bản chất củatác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân,tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tácgiả.

Lưu ý: Tác phẩm được bảo hộ không phụ thuộc việc đã công bố hay chưa Tuy nhiên việc

công bố tác phẩm sẽ mang lại cho tác giả nhiều ý nghĩa:- Cách để đưa tác phẩm đến với công chúng;

- Cách để khẳng định tác phẩm do chính mình trực tiếp sáng tạo ra;- Cách để xác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả;

- Thời điểm công bố nhiều khi có ý nghĩa tinh thần rất lớn đối với tác giả.

2 Quyền tài sản: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền

tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền

tài sản khác (Điều 115 BLDS 2015)

(1)Quyền làm tác phẩm phái sinh: Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền tạo ra tác phẩmphái sinh trên cơ sở tác phẩm gốc nhưng với hình thức, cách thức trình bày mới so vớitác phẩm gốc như:

- dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác,- phóng tác,

- biên soạn,- chú giải,- tuyển chọn,- cải biên,

- chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.

(2)Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cácbản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà côngchúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian vàtừng phần tác phẩm

Trang 19

(3)Quyền sao chép tác phẩm: Sao chép là việc tạo ra bản sao của toàn bộ hoặc mộtphần tác phẩm

Q: Mọi hành vi sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữuquyền tác giả là hành vi vi phạm Đúng hay sai?

(4)Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bản sao hoặc hìnhthức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạnghữu hình, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;

Bổ sung ngoại lệ Khoản 3 Điều 20: Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấmtổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này;sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của cácthiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gianhoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tựđộng xoá bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tácphẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việcphân phối.

Trang 20

(5)Phát sóng, truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vôtuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồmcả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cậnđược tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn

=> Địa điểm thời gian do công chúng lựa chọn

(6)Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừtrường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc chothuê

→ Bên cho thuê cho quyền sử dụng cho bên thuê Bên thuê trả phí bên cho thuê

~ Tóm lại:

- Tác giả chỉ có quyền Khoản 1 Điều 19 (được chuyển giao) và Khoản 2,4Điều 19 (không được chuyển giao) → Tác giả gắn với nhân thân → quyền

nhân thân là vô thời hạn

- Chủ sở hữu quyền tác giả chỉ có quyền Khoản 3 Điều 19 và Điều 20 →

Chủ sở hữu gắn với tài sản → quyền tài sản là có thời hạn

- Trong trường hợp tác giả là chủ sở hữu thì có quyền ở Điều 19 và điều 20

Nhận định đúng hay sai:

1 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm khuyết danh là nhà nước

→ Sai Khoản 2 Điều 42: đối với tác phẩm khuyết danh thì nhà nước đại diện quản lý Nếukhông thuộc bất kỳ tổ chức cá nhân nào khác thì Nhà nước sẽ đại diện quản lý không phải làđại diện chủ sở hữu.

2 Quyền nhân thân của tác giả là quyền không thể được chuyển giao

→ Sai Khoản 1,3 Điều 19: Quyền nhân thân được chuyển giao.- Khoản 1 Điều 19 được chuyển giao

- Khoản 3 Điều 19 có thể được chuyển giao (cơ sở pháp lý khoản 2 Điều

Trang 21

45: các quyền nhân thân không được chuyển giao trừ quyền công bố tácphẩm)

3 Người cung cấp tư liệu của tác phẩm cùng đồng thời là đồng tác giả củatác phẩm đó

→ Sai Điều 12a, những người cung cấp tư liệu chỉ là hỗ trợ tác giả trong quá trình làm ra tácphẩm

- Dùng sức lao động trí óc để tạo ra tác phẩm → Tác giả

- Sự kết hợp của họ phải thành chủ thể hoàn chỉnh → Không là đồng tác giả- Những người cung cấp ý tưởng → Không là đồng tác giả

Ví dụ: Hồi ký được viết bởi người nước ngoài, lấy tư liệu từ những người chiến binh → Những

người chiến binh cung cấp tư liệu không là đồng tác giả

4 Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sao chép, tổng hợp, lấy chất liệu từ tácphẩm khác, không cần phải có sự sáng tạo

→ Sai Khoản 8 Điều 4 tác phẩm phái sinh là có sự sáng tạo từ tác phẩm đã có

5 Tác phẩm di cảo là tác phẩm không xác định được tác giả

→ Sai Khoản 1 Điều 3 NĐ 17: Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tácgiả chết Phải biết tác giả là ai thì mới làm tác phẩm di cảo được

Trang 22

3 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả: (Điều 27 Luật SHTT)

Quyền nhân thân không gắn với tàisản

Khoản 1,2,4 Điều 19 vô thời hạn

Quyền nhân thân gắn với tài sản Khoản 3 Điều 19 vô thời hạn

Điều 27 LSHTT: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

1 Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảohộ vô thời hạn.

2 Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thờihạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối

với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời

hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là mộttrăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi cácthông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm bkhoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảohộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường

hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươisau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

→ Tác phẩm khuyết danh: từ thời điểm xác định được tác giả sẽ được tính như tác phẩm khác.

4 Ngoại lệ của quyền tác giả (dựa trên những nguyên tắc nhất định)

- Được sử dụng tác phẩm không cần xin phép, không cần trả tiền

- Giới hạn của quyền tác giả (có chừng mực): được sử dụng không cần xinphép nhưng cần trả tiền

● Các trường hợp được phép sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Trang 23

nhưng không vi phạm

Điều 25, 25a: Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiềnĐiều 26: Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiềnÁp dụng điều 25 có 3 nguyên tắc phép thử xem có là ngoại lệ của Điều 25, 25akhông (nếu lăn tăn không biết có thuộc điều khoản của điều 25, 25a không thì áp

Trang 24

1 Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phảitrả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tácphẩm bao gồm:

a) Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằmmục đích thương mại Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằngthiết bị sao chép;

Q: Photo giáo trình có phải là trường hợp ngoại lệ của Điều 25 không,

(Hợp lý: là hành vi sao chép bằng cách photocopy, chụp ảnh hoặc hình thức tương tự khác tối

đa không quá 10% tổng số trang hoặc tổng đơn vị lưu trữ (bytes), tổng số từ của ấn bản, độ dàinội dung của ấn bản đối với tác phẩm được cung cấp dưới dạng ấn bản điện tử không chia trang=> vượt quá phải xin phép, trả tiền cho chủ sở hữu quyền tác giả)

c) Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn,bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy Việc sửdụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiệnphải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi

học đó có thể tiếp cận tác phẩm này; → thực hiện việc chứng minh sử dụng tácphẩm

Q: Minh họa 1 tác phẩm trong đề thi đề kiểm tra được không?

A: Phải chứng minh rõ ràng

d) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước; → phải chứngminh là sử dụng tác phẩm trong lúc đang làm nhiệm vụ được giao phó

→ Hoạt động công vụ là gì? (Điều 2 Luật Cán bộ công chức)

đ) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc

minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong

chương trình phát sóng, phim tài liệu; → trích phải ghi rõ nguồn: tên, ngày truycập, ) ⇒ phép thử thứ 3

Trang 25

→ Khi viết khóa luận khi trích dẫn phải ghi rõ nguồn

e) Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, baogồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao nàyphải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định củapháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị saochép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩmđược lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiệnsố lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tácphẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền chophép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trườngdưới dạng kỹ thuật số;

g) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ thuậtkhác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền cổ động không nhằmmục đích thương mại; → để biểu diễn 1 cách hợp pháp thì phải giới thiệu rõràng tên bài hát, tác phẩm là ai

Trang 26

h)Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụngđược trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó, khôngnhằm mục đích thương mại;

i)Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, không nhằm mục

đích thương mại;

k)Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hìnhthức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được

trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự,

trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;

l)Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự,

trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó;

m)Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và ngườikhuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường(sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng, chăm sóc cho người khuyết tật,tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ sử dụng tác phẩm theo quyđịnh tại Điều 25a của Luật này → bảo vệ cho nhóm những người yếu thế Chủ

thể chuyển thể tác phẩm sang chữ nổi, tổ chức này không nhằm mục đíchthương mại

Lưu ý: Đối với hành vi SAO CHÉP tại khoản 1 Điều 25 không áp dụng với: (nhữngquyền khác như chụp hình vẫn được áp dụng)

- Tác phẩm kiến trúc- Tác phẩm mỹ thuật- Chương trình máy tính

- Việc làm tuyển tập, hợp tuyển các tác phẩm.

Điều 26 Giới hạn quyền tác giả

1 Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phảitrả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩmbao gồm:

a) Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữuquyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đíchthương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức

nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả

Trang 27

kể từ khi sử dụng Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏathuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chínhphủ.

Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả

cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát

sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xinphép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quyđịnh của Chính phủ;

b) Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trênbản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụngbản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xinphép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đótheo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiệntheo quy định của Chính phủ Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh,thương mại quy định tại điểm này.

~ Lưu ý: không được áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh

Q: Mở nhạc ở các nhà hàng cà phê, chủ quán có cần phải xin phép hay trả tiềnkhông → đây có phải là ngoại lệ của điều 25,26 không

A: Về nguyên tắc khi sử dụng tác phẩm thì phải xin phép và trả tiền.

Trang 28

Nhưng có 2 ngoại lệ Khoản 1 Điều 25; Khoản 1 Điều 26 → Xét xem trường hợp đó có thuộc 2điều khoản ngoại lệ trên không, nếu không thuộc thì áp dụng theo nguyên tắc thông thường

~ Trường hợp mở nhạc ở các nhà hàng cà phê nhằm mục đích thương mại → không rơivào điều khoản của Điều 25, thuộc Điều 26 ⇒ không xin phép nhưng trả tiền.

Mở rộng: Điều 34 NĐ 17/2023 (Về trả tiền bản quyền thì thỏa thuận với chủ sở hữu quyền tác

giả Nếu không thỏa thuận thì trả tiền theo nguyên tắc: chủ sở hữu 50%, người biểu diễn 25%,người giữ bản ghi âm 25%)

B QUYỀN LIÊN QUAN QUYỀN TÁC GIẢ I.Khái niệm quyền liên quan

Khái niệm: Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổchức, cá nhân đối với:

- Cuộc biểu diễn- Bản ghi âm, ghi hình- Chương trình phát sóng

- Tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Đặc điểm của quyền liên quan:

- Quyền liên quan được hình thành dựa trên cơ sở sử dụng một tác phẩm gốc.(Điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả) Vì nếu không có tác giảthì không có quyền liên quan.

Lưu ý: Vậy vì sao phải bảo hộ quyền liên quan? → Tác phẩm âm nhạc được bảo hộ quyềntác giả, để tác phẩm âm nhạc gần với khán giả thì phải thông qua người biểu diễn Hoặc đi xemkịch qua online bằng cách mua tài khoản tức là xem qua bản ghi âm ghi hình

~ Quyền liên quan góp phần đưa tác phẩm đến với công chúng để công chúng dễ dàngtiếp cận với tác phẩm được bảo hộ bởi pháp luật quyền tác giả

Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu đáp ứng một trong các trường hợp (khoản 1 Điều 17)

a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quyđịnh tại Điều 30 Luật SHTT

Trang 29

d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóngđược bảo hộ theo quy định tại Điều 31

đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namlà thành viên.

→ Lưu ý: đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình có 3 điều kiện:

- Người biểu diễn, chủ sở hữu có quốc tịch Việt Nam- Được thực hiện trên lãnh thổ VN

- Theo điều ước quốc tế có quy định bảo hộ

Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được bảo hộnếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: (khoản 3 Điều 17)

a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổchức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

Trang 30

b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa của tổchức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên.

II Chủ thể quyền liên quan

1 Người biểu diễn

2 Tổ chức, cá nhân là CSH cuộc biểu diễn3 Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình4 Tổ chức phát sóng

Nội dung bảo hộ quyền liên quan:1 Quyền của người biểu diễn

- Bao gồm: diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trìnhbày tác phẩm → đứng trên sân khấu

Q: Người dàn dựng, đạo diễn chương trình, kỹ thuật viên hỗ trợ chương trình cóđược xem là người biểu diễn ?

A: Những người biểu diễn là các diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và các người khácnhập vai, hát, đọc, ngâm, trình bày, hoặc biểu diễn khác tác phẩm văn học và nghệ thuật

(Điều 3 Công ước Rome) → Người biểu diễn phải là người đứng trên sân khấu, nhữngngười đứng sau sân khấu như đạo diễn không phải là người biểu diễn

- Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư → Người biểu diễn có các quyền

nhân thân và quyền tài sản

- Người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư → Người biểu diễn có quyềnnhân thân (Quyền nhân thân: khoản 2 Điều 19), còn chủ đầu tư có quyềntài sản (Quyền tài sản: khoản 3 Điều 19)

2 Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình:

- Nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình: các cá nhân, tổ chức đã đầu tư về tài

chính, cơ sở vật chất cho việc định hình lần đầu tiên của bản ghi âm, ghihình đó

- Quyền tài sản: Điều 30

Trang 31

3 Quyền của tổ chức phát sóng:

- Tổ chức phát sóng: tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng- Quyền tài sản: Điều 31

4 Thời hạn bảo hộ quyền liên quan: 50 năm (Điều 34)

III Đối tượng được bảo hộ quyền liên quan

IV Nội dung bảo hộ quyền liên quan

V.Giới hạn quyền liên quan (Điều 32, 33): tương tự quyền tác giả

Điều 32: không cần xin phép, không trả tiền: Như giới hạn của quyền tác giả: không nhằm mục

đích thương mại

Điều 33: không cần xin phép, phải trả tiền

Hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: đơn giản vì được khuyến khích đi đăng ký

Trang 32

- Tờ khai: thông tin cá nhân, thông tin tác phẩm- Bản sao của tác phẩm

- Tài liệu chứng cứ chứng minh có quyền nộp đơn (nếu vừa là tác giả vừa là chủsở hữu luôn thì nộp CMND; còn nếu là người ủy quyền thì phải có tài liệuchứng minh là người là ủy quyền)

→ Lưu ý: người ký tên trên giấy đăng ký phải là tác giả hoặc người sở hữu quyền tác giảkhông phải là người đại diện ủy quyền

- Nộp đơn ở đâu? trực tiếp hay qua bưu điện- Thời gian đăng ký: 15 ngày

VI Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan1.Hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28 LSHTT)

Điều 28 chia 4 nhóm:

- Quyền nhân thân: khoản 1

- Quyền tài sản, quyền tác giả: khoản 2

- Không thực hiện đúng điều kiện quy định tại các ngoại lệ và giới hạn: khoản 3

- Chủ thể trực tiếp/gián tiếp thực hiện biện pháp kỹ thuật nào đó mà xâm phạmđến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quyền tác giả là quyền khai thác.Chẳng hạn người ta đăng tải thông tin quản lý quyền chữ C đánh dấu bài viếtcó bản quyền tuy nhiên có người chế tạo ra mã độc xâm nhập hệ thống để

đánh bay hàng rào bảo vệ chủ thể quyền: khoản 4,5,6,7,8

Lưu ý: yếu tố xâm phạm quyền tác giả (Khoản 1 điều 66 NĐ 17/2023)

so sánh hình tượng nhân vật, tình tiết tác phẩm trong trường hợp so sánh để xem xét có hành vixâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh hay không

- Về nguyên tắc: so sánh có hay không có xâm phạm quyền tác giả là so sánh

tổng thể, hình thức thể hiện tác phẩm đó, không so sánh nội dung.

Ví dụ bài thơ về tình yêu, ông A trình bày theo khổ thơ khác cách diễn đạt

khác, ông B trình bày khác cách diễn đạt khác dù nội dung có giống nhau.

- Tuy nhiên trong trường hợp tác phẩm phái sinh: cải biên, chuyển thể, →

dựa vào tác phẩm gốc để đảm bảo không làm sai lệch ý tác giả muốn nói Nhưvậy khi so sánh xem có hay không có hành vi xâm phạm thì phải dựa vào cốttruyện, tình tiết hình tượng của nhân vật vì những ghi chú, giải dịch (vì tácphẩm phái sinh dựa trên tác phẩm gốc)

Trang 33

2.Hành vi xâm phạm quyền liên quan (Điều 35 LSHTT)

Điều 35 chia 4 nhóm:

- Quyền của người biểu diễn: khoản 1

- Quyền nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình; quyền của tổ chức phát sóng:

khoản 2, khoản 3

- Không thực hiện đúng điều kiện quy định tại các ngoại lệ và giới hạn quy

định điều 32,33 luật SHTT: khoản 4

- Chủ thể trực tiếp/gián tiếp thực hiện biện pháp kỹ thuật nào đó mà xâmphạm đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ quyền tác giả là quyền khaithác.

Chẳng hạn người ta đăng tải thông tin quản lý quyền chữ C đánh dấu bài

viết có bản quyền tuy nhiên có người chế tạo ra mã độc xâm nhập hệ thốngđể đánh bay hàng rào bảo vệ chủ thể quyền.

Lưu ý: yếu tố xâm phạm quyền tác giả (Khoản 1 điều 67 NĐ 17/2023)

Trang 34

3.Các bước xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan:

- Bước 1: đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ

quyền tác giả, quyền liên quan → phải so sánh nó với các điều kiện của quyềntác giả → Điều kiện bảo hộ quyền tác giả là gì? Vì nó không cần đăng ký nênsẽ phát sinh kể từ khi tác phẩm được hình thành dưới dạng 1 vật chất nhất định(như viết ra giấy, giảng cho nghe, đánh máy, )

Để xác định có đáp ứng điều kiện bảo hộ không thì phải xem:

+ Có tính nguyên gốc không, có phải do chính tác giả sáng tạo bằng sức laođộng của mình không Toàn bộ hành vi sao chép sẽ không đảm bảo về tínhnguyên gốc

+ Có định hình dưới dạng vật chất nhất định không, có được viết, vẽ ra không+ Có rơi vào những trường hợp không được bảo hộ quyền tác giả không, chẳng

hạn có phải là tin thời sự để đưa tin không, có phải là nguyên lý khái niệm,nguyên lý hoạt động hay số liệu không

+ Nội dung có quy định điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, có xâm phạmquyền an ninh của quốc gia không

~ Đáp ứng được những yêu cầu trên thì đối tượng sẽ được bảo hộ bởi quyềntác giả (kết luận bước 1)

- Bước 2: xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều66 NĐ 17/2023)

Để chứng minh có yếu tố xâm phạm quyền tác giả không thì phải xem xâmphạm đến việc gì Chẳng hạn hành vi này là dịch nhưng không có sự đồng ýcủa chủ sở hữu, tác giả → có yếu tố xâm phạm quyền tài sản Việc dịch là

làm tác phẩm phái sinh (điểm a khoản 1 Điều 20)

- Bước 3: người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền

tác giả, quyền liên quan

+ Nếu như chủ thể không phải là tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả mà tự ý thựchiện hành vi dịch tác phẩm thì xem là xâm phạm quyền

+ Lưu ý: trong trường hợp tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả không phải là

1 chủ thể → thì không được lợi dụng quyền của nhau

Ví dụ: tác giả có quyền đặt tên, đứng tên thật, bảo vệ sự vẹn toàn của tác

Trang 35

phẩm, tuy nhiên nó lợi dụng là tác giả mà tự ý làm tác phẩm phái sinh màkhông có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả → hành vi xâm phạm quyềntác giả

Ngược lại, chủ sở hữu quyền tác giả chỉ có quyền tại khoản 3 Điều 19 là quyềncông bố tác phẩm và khoản 1 Điều 20 là quyền liên quan đến tài sản khôngđược lợi dụng quyền tác giả mà cắt xén không bảo toàn tính vẹn toàn của tácphẩm làm ảnh hưởng đến uy tín và danh dự tác giả

+ Xem xét có hợp đồng chuyển giao quyền tác giả không? Chẳng hạn chủ sởhữu quyền tác giả chuyển giao quyền làm tác phẩm phái sinh cho ông Bthì ông B có quyền làm tác phẩm phái sinh vì đã có hợp đồng chuyển giao- Bước 4: hành vi xem xét xảy ra ở Việt Nam

Ví dụ: theo điều 65, 67?? có quy định 1 hành vi được xem là xảy ra ở Việt

Nam nếu diễn ra ở môi trường mạng viễn thông internet mà người dùng sửdụng số liệu đó ở Việt Nam thì cũng xem là xảy ra ở Việt Nam

4.Các biện pháp bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan

Trang 36

Tổ chức, cá nhân bị xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan: có 2 cách- Tự bảo vệ: Điều 198 Luật SHTT

+ Áp dụng khi nào ?

(i)Khi chưa xuất hiện hành vi vi phạm → Mục đích: Ngăn ngừa hành vi xâm phạmxảy ra trên thực tế.

(ii) Khi đã xuất hiện hành vi vi phạm → Mục đích: Khắc phục thiệt hại

+ Tự bảo vệ có thể là tự đăng thông tin về căn cứ phát sinh quyền tác giả; hoặctrong triển lãm tranh tác giả đã đăng ký chủ quyền tác giả và gắn kế bêntranh; hoặc ra thông báo khuyến nghị về việc tác phẩm có bản quyền mọihành vi sao chép đều phải xin phép; hoặc thực hiện biện pháp bảo vệ: thựchiện các bước mới được sử dụng tác phẩm như trả tiền

- Yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ bằng các biện pháp dânsự, hành chính hoặc hình sự tùy vào tính chất, mức độ vi phạm của hành vi.→ Để áp dụng biện pháp này thì phải căn cứ vào các yếu tố:

+ Mức độ nghiêm trọng của hành vi

+ Mong muốn nguyện vọng của chủ thể bị xâm phạm

VII Chuyển giao quyền tác giả gồm 2 hành vi là chuyển nhượng quyền sở

hữu và chuyển giao quyền sử dụng

Chuyển nhượng quyền sở hữu quyền tác giả: bán toàn bộ: quyền nhân thân, quyền tài sảnChuyển giao quyền sử dụng là “li xăng”: chuyển giao độc quyền; chuyển giao không độcquyền → chuyển giao 1 trong số quyền sử dụng cho người khác sử dụng để khai thác lợi nhuận

1 Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

- Khái niệm: Điều 45 Luật SHTT

Chuyển nhượng = chuyển giao quyền sở hữuCác quyền nào được phép chuyển nhượng?

2 Chuyển giao quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan (Li-xăngquyền tác giả, quyền liên quan)

- Khái niệm: Điều 47 Luật SHTT

3 Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

Trang 37

- Hợp đồng phải bằng văn bản.- Các nội dung chủ yếu:

Tên và địa chỉ của cácbên Căn cứ chuyểnnhượng Cơ sở pháp lý

Giá, phương thức thanh toánQuyền và nghĩa vụ của các bênTrách nhiệm do vi phạm hợpđồng

Các điều khoản khác: Phạm vi chuyển nhượng, điều kiện chuyển nhượng, giảiquyết tranh chấp, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng,

4 Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng QTG, QLQ = Hợp đồng li-xăng QTG, QLQ

dụ: Một NXB ở Việt Nam phải làm gì nếu muốn xuất bản truyện Harry Potter dưới dạng

bản dịch tại Việt Nam ?

Trang 38

→ Dịch là tác phẩm phái sinh, mà quyền làm tác phẩm phái sinh thuộc về chủ sở hữu tác giả.Muốn làm tác phẩm phái sinh thì phải thực hiện 1 hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng quyềnlàm tác phẩm phái sinh với phạm vi là dịch tác phẩm.

- Hành vi xâm phạm là như thế nào? Có biện pháp nào bảo vệ quyền tác giả,quyền liên quan đó

GIẢI BÀI TẬP NHÓM 01:I.Nhận định

a.Sao chép chương trình máy tính vì mục đích học tập phi thương mại thìkhông cần xin phép và trả tiền cho chủ sở hữu quyền tác giả.

→ Nhận định sai Căn cứ vào khoản 3 điều 25 Luật SHTT thì mặc dù đây là hành vi thực hiệnvới mục đích học tập phi thương mại nhưng điều khoản này đã loại trừ chương trình máy tínhkhông được áp dụng do đó hành vi sao chép đối với chương trình máy tính không thỏa mãnquy định tại khoản 1 điều 25.

b.Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm điện ảnh đã công bố nhằm mục đíchthương mại để quảng cáo không phải xin phép nhưng phải trả tiền bảnquyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng

→ Nhận định sai Căn cứ điều 26 Luật SHTT không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh Do đóviệc sử dụng những hành vi này đối với tác phẩm điện ảnh sẽ không được áp dụng, vì áp dụngnguyên tắc chung là phải xin phép và phải trả tiền.

c.Việc ghi âm, ghi hình trực tiếp một phần cuộc biểu diễn để giảng dạy chỉcần đáp ứng điều kiện không nhằm mục đích thương mại thì không cầnxin phép, không cần trả tiền cho chủ sở hữu cuộc biểu diễn đó.

→ Nhận định sai Vì việc ghi âm, ghi hình trực tiếp cuộc biểu diễn (tức là tạo bản sao) là quyềncủa chủ sở hữu quyền tác giả Mặc dù không nhằm mục đích thương mại tự ý sao chép, ghi âmghi hình tức là thực hiện 1 thiết bị sao chép → đây là hành vi xâm phạm quyền chủ sở hữu

Trang 39

quyền tác giả.

d Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo là vô thời hạn

Câu nhận định liên quan đến thời hạn bảo hộ quyền tác giả thì phải xem xét đến thời hạn bảo hộquyền tác giả bao gồm 2 nội dung là quyền nhân thân (vô thời hạn) và quyền tài sản (có thời hạn

áp dụng điều 27 để tính)

→ Nhận định sai Vì thời hạn bảo hộ quyền tác giả chỉ vô thời hạn đối với quyền nhân thân cònđối với quyền tài sản bảo hộ 1 cách có thời hạn Và tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bốlần đầu sau khi tác giả chết, thời hạn bảo hộ được tính như 1 tác phẩm bình thường nếu khôngrơi vào tác phẩm mỹ thuật ứng dụng dựa vào điều 27: nguyên tắc tính là cuộc đời tác giả + 50

năm (tác phẩm bình thường)

nguyên tắc tính là 75 năm kể từ khi tác phẩm được công bố,(tác phẩm mỹ thuật ứngdụng)

II Bản án

Trang 40

a.Ai là tác giả tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dân gian”? Tác phẩmnày có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao?

b.Từng “cụm hình ảnh” trong tác phẩm “Hình thức thể hiện tranh tết dângian” có được bảo hộ quyền tác giả không? Vì sao?

c.Hành vi của bị đơn có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơnkhông? Nêu cơ sở pháp lý.

→ Ông Lộc vừa là chủ sở hữu tác phẩm vừa là tác giả của tác phẩm vì ông là người trực tiếpsáng tạo ra tác phẩm này

Copy mặt trời mọc đã tự ý dán bức tranh sử dụng các cụm hình ảnh này lại nhưng được sắp xếptheo 1 cách khác so với ông Lộc đã đăng ký → Tòa án xem không có quyền xâm phạm quyềntác giả ở đây, vì ông Lộc đi đăng ký theo bố cục, tư duy của ổng nên pháp luật sẽ bảo vệ tổngthể theo bố cục ông Lộc đã sắp xếp (bảo hộ 1 lần)

Do đó, chủ thể khác sử dụng các cụm hình ảnh này và sắp xếp theo lối tư duy khác nên đã tạora 1 hình thức thể hiện hoàn toàn khác biệt, do vậy đây là tác phẩm độc lập hoàn toàn khác sovới của ông Lộc.

Mà tác phẩm này là hình thức thể hiện của văn học dân gian, nên với mỗi cách sắp xếp sẽ tạora 1 tác phẩm khác.

→ Tác phẩm của ông Lộc được bảo hộ vì được bảo hộ tổng thể theo 5 cụm theo 1 hình thứcnhất định

- Đảm bảo tính nguyên gốc: tự ông Lộc nghĩ ra bố cục hợp lý, không sao chép

- Được định hình: bằng chứng là ổng lấy bản sao đi đăng ký với bản quyền cục tác giả- Không rơi vào những trường hợp không được bảo hộ tại điều 15: không phải

là bản tin thời sự, không phải là văn bản vi phạm pháp luật, không phải lànguyên tắc khái niệm số liệu vì đây là tác phẩm văn học dân gian

~ Đáp ứng điều kiện bảo hộ quyền tác giả

- Xem xét có hay không hành vi xâm phạm quyền tác giả: phải xem là có xâmphạm quyền nhân thân, quyền tài sản không → Bố cục sắp xếp của ông Lộckhác với công ty mặt trời mọc có làm xâm hại đến quyền nhân thân tài sản nàokhông ⇒ không có hành vi xâm phạm quyền tác giả

~ Quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện, không bảo hộ nội dung

Ngày đăng: 09/05/2024, 15:33