ở nước ta, Khi xác định những quan điểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về
TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết của đề tài
Đặc trưng quan trọng của tình hình thế giới ngày nay là xu hướng quốc tế hoá Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, mỗi nước dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động khu vực và quốc tế Ngày nay không một dân tộc nào có thể phát triển đất nước mình mà chỉ bằng tự lực cánh sinh Đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì việc nhận thức đầy đủ những đặc trưng quan trọng này và ứng dụng vào tình hình thực tế đất nước có tầm quan trọng hơn bao giờ hết ở nước ta, Khi xác định những quan điểm lớn về công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới”
Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, trong những năm qua thương mại Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng, góp phần tạo nên những biến đổi sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta và vị thế mới trên thị trường quốc tế Việt Nam đã thiết lập được nhiều mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới, tham gia các tổ chức thương mại quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC và đang từng bước tiến tới việc ra nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO Điều này đã đặc biệt làm cho lĩnh vực xuất nhập khẩu ngay càng trở nên sôi động
Trong số 10 mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, phải kể đến hàng dệt may Tuy đứng ở vị trí thứ hai, nhưng đây là mặt hàng có nhiều lợi thế so sánh và có khả năng phát triển cao Hơn nữa, với điều kiện tình hình nước ta hiện nay, tập trung phát triển hàng dệt may là hoàn toàn phù hợp
Ngành dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của nước ta nhằm xây dựng nền kinh tế hướng ra xuất khẩu Và thị trường Canada là một trong những thị trường xuất khẩu hàng dệt may tiềm năng của Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời ở lĩnh vực dệt may, ngành dệt may Việt Nam đã chính thức hình thành với sự kiện ra đời của nhà máy dệt Nam Định năm 1889
Trong thời kỳ đầu hình thành và phát triển, ngành dệt may Việt Nam gặp khá nhiều khó khăn vì công cụ, máy móc lạc hậu, và quan trọng là chưa được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước Cho đến Đại hội Đảng VI, vai trò quan trọng của ngành dệt may mới được chỉ ra và nhận thức một cách nghiêm túc, đúng đắn
Cho đến nay, dệt may đã trở thành một trong những ngành nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước Việt Nam Văn kiện đại hội VIII của Đảng khẳng định:
“…phát triển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt may, da giầy, giấy, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đầu tư hiện đại hóa các dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; chuyển dần việc nhận gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu, vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; coi trọng nâng cao năng lực tiếp thị để mở rộng thị trường; khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi – dệt…” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, 2016.) Văn kiện đại hội
IX của Đảng khẳng định: “…phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh được thị trường về tiêu dùng thiết yếu ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, da giầy, điện tử và một số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng trong toàn quốc…” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001)
Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước, mặc dù Việt Nam là một nước đông dân và nhu cầu về hàng may mặc rất lớn
Trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH dệt may Topmode, em nhận thấy hàng dệt may của Công ty xuất khẩu sang thị trường Canada đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các thị trường xuất khẩu của Công ty Từ một thị trường rất nhỏ với KNXK là 4.230 USD năm 2020( chiếm 0,06% Tổng KNXK của Công ty) đến năm
2023 đã vươn lên là thị trường đứng thứ hai sau Nhật Bản với KNXK là 2.476.359 USD( chiếm 31,2% tổng KNXK của toàn công ty Nhưng bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trường này vẫn có những tồn tại ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu của Công ty Trước thực tế trên, em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp: “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi sang thị trường canada của công ty TNHH dệt may Topmode - Công ty cổ phần ”
Mục đích nghiên cứu
Trong thời gian gần đây, tình hình xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam nói chung và Công ty TNHH dệt may Topmode nói riêng gặp nhiều trở ngại Nguyên nhân là do tình hình thị trường tài chính và tiền tệ trên thế giới có nhiều biến động khiến cho đầu tư giảm sút dẫn đến các công ty xuất khẩu hàng dệt may thiếu vốn lưu động Mặt khác cơ sở vật chất, các trang thiết bị kĩ thuật của ngành dệt may còn thấp so với mặt bằng chung trên thế giới cũng ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu nhất là sang các thị trường đòi hỏi hàm lượng chất xám cao như EU, Nhật Bản, Canada Bên cạnh đó, thị trường Canada do hạn chế quota, sức mua của thị trường Nhật Bản giảm sút do đồng Yên mất giá nên hàng dệt may phần thì không có chỗ để xuất, phần xuất được thì giá xuất thấp hơn so với các năm trước Sự cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại của Trung Quốc cũng là một nhân tố khiến cho khả năng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vài năm qua liên tục sút giảm Những vấn đề cấp bách trên thôi thúc khiến cần phải đưa ra những biện pháp nhằm góp phần cải thiện tình hình xuất khẩu hàng dệt may ở Công ty TNHH dệt may Topmode nói riêng và Việt Nam nói chung
Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty XNK dệt may sang thị trường Canada, đặc điểm thị trường Canada, các chính sách ảnh hưởng đến dệt may từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của Công ty sang thị trường Canada.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng được nghiên cứu trong đề tài này là tình hình hoạt động xuất khẩu xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi tại Công ty TNHH dệt may Topmode và các yếu tố khác có liên quan như công nghệ sản xuất sản phẩm, mẫu mã hàng xuất khẩu nhằm đưa ra một số biện pháp thúc đấy hoạt động xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi tại Công ty TNHH dệt may Topmode
- Phạm vi không gian: Hàng dệt may có nhiều chủng loại Đề tập trung làm rõ việc xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi có kim ngạch xuất khẩu lớn vào thị trường Dệt may Topmode.
- Phạm vi thời gian: Với thời gian hoạt động của mình Công ty TNHH dệt may Topmode đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường với rất nhiều điều cần học hỏi, xong thời gian và phạm vi nghiên cứu đề tài có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng của công ty trong một số năm gần đây chủ yếu là trong giai đoạn 2021 -
Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, các phương pháp nghiên cứu được áp dụng bao gồm phân tích thống kê và nghiên cứu kinh tế-xã hội Đầu tiên, việc phân tích dãy số thời gian được thực hiện để đánh giá xu hướng và biến động trong hoạt động xuất khẩu của mặt hàng áo sơ mi tại Công ty TNHH dệt may Topmode Dữ liệu thống kê được thu thập từ các nguồn khác nhau, như báo cáo nội bộ của công ty và dữ liệu thị trường
Sự áp dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế và xã hội khác như phân tích đối thủ cạnh tranh, đánh giá chiến lược kinh doanh và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh cũng được tiến hành Điều này giúp xác định các yếu tố nội và ngoại vi có thể ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty
Từ kết quả của các phương pháp nghiên cứu này, một số biện pháp cụ thể được đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của mặt hàng áo sơ mi tại công ty Các biện pháp này có thể bao gồm cải thiện quy trình sản xuất, tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và quảng bá, nâng cao chất lượng sản phẩm, và tìm kiếm các cơ hội hợp tác mới trong chuỗi cung ứng.
Kết cấu đề tài
Ngoài mục lục, các danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo, đề tài được chiaa thành 4 chương chính:
Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tìm hiểu chung về xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động ngoại thương đầu tiên giữa các quốc gia trên thế giới nhằm khai thác lợi thế của mình với các quốc gia khác Trải qua nhiều năm đến nay xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động ngoại thương của mỗi quốc gia Vậy xuất khẩu là gì?
Xuất khẩu hàng hoá hiểu theo phạm trù kinh tế có nghĩa là hoạt động kinh doanh hàng hoá giữa hai bên tham gia hoạt động kinh doanh có quốc tịch khác nhau, ngôn ngữ cũng khác nhau cũng như khác nhau về văn hoá, chính trị hiểu theo phạm vi địa lý, hoạt động xuất khẩu hàng hoá có nghĩa là quá trình hàng hoá và tiền tệ di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác được sự cho phép và đồng ý của chính quyền các nước Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân (Nguyễn Thị Hường, 2001)
Xuất khẩu được hiểu là hoạt động đưa các hàng hoá và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận Dưới giác độ kinh doanh, xuất khẩu là việc bán các hàng hoá và dịch vụ giữa quốc gia này với quốc gia khác, còn dưới giác độ phi kinh doanh (làm quà tặng hoặc viện trợ không hoàn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ qua biên giới quốc gia
Xuất khẩu là hình thức xâm nhập thị trưòng nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất Với các nước có trình độ kinh tế thấp như các nước đang phát triển thì xuất khẩu đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu
2.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
2.1.2.1 Đối với nền kinh tế
Hoạt động ngoại thương là hoạt động nhằm khai thác những lợi thế và khắc phục những bất lợi trong cơ cấu nền kinh tế Vì vậy, đây là nhân tố có tác động đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế các quốc gia
Hoạt động ngoại thương bao gồm hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu : Xuất khẩu là đem các hàng hoá và dịch vụ dư thừa hoặc là có lợi thế hơn để bán cho các nước khác làm cho các bên đều có lợi và làm tăng quy mô nền kinh tế thế giới Còn nhập khẩu là mua hàng hoá và dịch vụ từ các quốc gia khác để khắc phục những yếu kém trong khoa học, công nghệ, quản lý,…hay là đáp ứng nhu cầu mà nền kinh tế trong nước không đáp ứng đựơc (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương) Chính vì vậy, xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt đông hỗ trợ cho nhau để cùng thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Trong đó xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu Xuất khẩu đem lại nguồn thu cho quốc gia và cho doanh nghiệp Đây là nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào các lĩnh vực khác dặc biệt là nhập khẩu, vì ở các nước đặc biệt là các nước đang phát triển nhu cầu nhập khẩu máy móc và thiết bị lớn nên nhu cầu về vốn lớn Mà xuất khẩu mang lại nguồn vốn sở hữu cho quốc gia nên quốc gia sẽ chủ động hơn và sẽ không phụ thuộc vào các khoản đầu tư của nước ngoài để có thể nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của quá trinh phát triển nền kinh tế (Nguyễn Thị Hường, 2002)
Không chỉ vậy, xuất khẩu còn tác động làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và phát triển sản xuất Sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế sẽ đi từ hướng chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế mà công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn Sở dĩ như vậy là xuất khẩu sẽ khai thác lợi thế so sánh của quốc gia mình
Do vậy, quốc gia đó sẽ tập trung vào sản xuất những sản phẩm và cung cấp những sản phẩm có lợi trên quy mô lớn (quy mô sản xuất công nghiệp) Điều này dẫn đến, cơ cấu kinh tế sẽ chuyển hướng sang ngành công nghiệp (trong đó có công nghiệp xuất khẩu) mang lại những lợi ích nhiều hơn nhiều nông nghiệp Còn phát triển sản xuất thể hiện ở các điểm: Khi tập trung cho xuất khẩu thì phải có sự đầu tư cho khoa học- kỹ thuật cũng như trình độ quản lý sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực sản xuất cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới Đây là một trong những yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển (Nguyễn Thị Thu Hà, 2018)
Xuất khẩu tạo ra khả năng thị trường tiêu thụ cũng như cung cấp đầu vào cho sản xuất nhằm khai thác tối đa năng lực sản xuất trong nước phục vụ nhu cầu của thị trường
Ngoài ra, xuất khẩu còn tạo điều kiện cho các ngành liên quan phát triển Vì sản xuất là chuỗi hoạt động tính móc xích với nhau cho nền phát triển của ngành này sẽ kéo theo sự phát triển của ngành khác Ví dụ ngành dệt may xuất khẩu sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành phụ trợ như: trồng bông, nuôi tằm, ngành sản xuất bao bì, nhuộm…
Xuất khẩu làm tăng dự trữ ngoại tệ Nguồn ngoại tệ thu về lớn hơn (hay cán cân thanh toán thặng dư) là điều kiện để duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho xuất khẩu nhưng lại không tổn hao đến nhập khẩu vì vậy sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế
Xuất khẩu góp phần giải quyết công ăn, việc làm Hoạt động xuất khẩu càng được đẩy mạnh và không ngừng phát triển về quy mô thì sẽ càng thu hút được nhiều lao động, như vậy xuất khẩu đã tạo việc làm cho người lao động giúp người lao động có thu nhập chính đáng và nâng cao đời sống
Xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước Xuất khẩu là hoạt ra đời sớm nhất trong các hoạt động kinh tế, khi có hoạt động xuất khẩu thì các nước sẽ có quan hệ với nhau trên cơ sở các bên đều có lợi Do vậy các quốc gia sẽ xây dựng các quan hệ kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động này Hai hoạt động này có mối quan hệ qua lại với nhau và dựa vào nhau để phát triển Do đó, các quốc gia sẽ chú trọng phát triển đồng thời để đảm bảo sự cân xứng tạo điều kiện để phát triển nhanh nhất (Nguyễn Văn Long, 2015)
Nói chung, xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế của các quốc gia, do vậy các quốc gia đều chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu để khai thác tối đa lợi ích của hoạt động này trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
2.1.2.2 Đối với các doanh nghiệp
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty Mục đích của các công ty khi thực hiện hoạt động xuất khẩu là:
Tăng doanh số bán hàng: Khi thị trường trong nước trở lên bão hoà thì xuất khẩu là hoạt động làm tăng doanh số bán hàng của công ty khi mở rộng thị trường quốc tế Đa dạng hoá thị trường đầu ra: Đa dạng hoá thị trường đầu ra sẽ giúp cho công ty có thể ổn định luồng tiền thanh toán cho các nhà cung cấp Việc đa dạng hoá thị trường sẽ tạo ra nguồn thu cho công ty và từ nguồn thu này công ty có thể đầu tư tiếp để tiếp tục đa dạng hoá thị trường tránh sự phụ thuộc quá mức vào một thị tường nào đó hay tạo điều kiện và thuận lợi cho thị trường đầu vào của doanh nghiệp
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may
Chất lượng sản phẩm đóng vai trò then chốt trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng mà còn có tác động sâu rộng đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế
Trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ từ việc chọn nguyên liệu đến quy trình sản xuất và kiểm tra cuối cùng Mỗi bước trong quy trình sản xuất cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cao để đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng được các yêu cầu về độ bền, màu sắc, và kích thước Trong hoạt động xuất khẩu, chất lượng sản phẩm không chỉ là yếu tố quyết định sự hài lòng của khách hàng mà còn là một tiêu chí quan trọng để xác định vị thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu Sản phẩm chất lượng cao không chỉ giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng mà còn tạo ra lòng tin và uy tín, từ đó mở ra cơ hội mở rộng thị trường và tăng cường năng lực cạnh tranh
Bên cạnh đó, việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng là yếu tố quan trọng để thích ứng với sự biến đổi của thị trường và đáp ứng nhanh chóng với yêu cầu của khách hàng Điều này đòi hỏi sự đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, cùng với việc xây dựng và duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả
2.2.1.2 Khả năng tiếp cận thị trường
Khả năng tiếp cận thị trường là một yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Sự khả dụng của kênh tiếp thị và phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, đặc biệt là trên thị trường quốc tế
Trong hoạt động sản xuất, khả năng tiếp cận thị trường có thể ảnh hưởng đến lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ nào nên được phát triển và sản xuất Các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được nhu cầu của thị trường đích và điều chỉnh chiến lược sản xuất của mình phù hợp
Trong hoạt động xuất khẩu, khả năng tiếp cận thị trường đóng vai trò quyết định về việc có thể mở rộng được thị trường xuất khẩu hay không Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về các quy định nhập khẩu, các thị trường tiềm năng, và cách tiếp cận đối tác thương mại trong nước và quốc tế
Ngoài ra, yếu tố cạnh tranh cũng được ảnh hưởng bởi khả năng tiếp cận thị trường Các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận thị trường tốt hơn thường có lợi thế cạnh tranh, do có thể phát triển mối quan hệ với khách hàng, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ, và tối ưu hóa chi phí vận chuyển và phân phối
2.2.1.3 Chính sách hỗ trợ của Chính phủ
Chính sách hỗ trợ của Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Bằng cách thiết lập và thúc đẩy các chính sách có liên quan, Chính phủ có thể tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và khích lệ sự phát triển của ngành công nghiệp này
Chính sách thuế và hải quan có thể giảm bớt gánh nặng chi phí đối với các doanh nghiệp dệt may khi nhập khẩu nguyên liệu và thiết bị sản xuất Điều này giúp cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường quốc tế Đồng thời, các chính sách tài chính và hỗ trợ tín dụng cung cấp nguồn vốn với lãi suất thấp hơn cho các doanh nghiệp, giúp họ đầu tư vào nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động
Chính phủ có thể đầu tư vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may, giúp cải thiện tay nghề và hiệu suất lao động Điều này không chỉ tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn góp phần vào việc giảm bất bình đẳng trong việc tiếp cận lao động
Chính phủ cũng có thể đưa ra các chính sách về môi trường và an toàn lao động để bảo vệ sức khỏe của người lao động và bảo vệ môi trường Điều này không chỉ tạo ra một môi trường làm việc an toàn mà còn thúc đẩy hình ảnh tích cực của ngành công nghiệp dệt may trên thị trường quốc tế Tóm lại, sự hỗ trợ của Chính phủ là yếu tố quan trọng giúp ngành dệt may phát triển bền vững và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu
Thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu tỷ lệ chi tiêu cho hàng may mặc trong tổng thu nhập quốc dân của dân cư, xu hướng thay đổi các tỷ lệ đó Hàng may mặc vừa là hàng hoá có nhu cầu thiết yếu nhưng đồng thời lại có nhu cầu xa xỉ, khi nghiên cứu thị trường nước ngoài cần chú ý đến thu nhập của người tiêu dùng để sản xuất ra các sản phẩm có chi phí hợp lý, thoả mãn nhu cầu của từng thị trường Ví dụ ở những nước có thu nhập thấp như các nước Châu Phi, Mỹ la tinh và một số nước Châu á thì họ chủ yếu quan tâm đến giá cả và độ bền của sản phẩm tức là chất liệu vải và giá cả là mối quan tâm hàng đầu ở những nước có thu nhập cao thì người tiêu dùng đặc biệt chú ý đến mẫu mốt, kiểu dáng, bởi vậy vòng đời sản phẩm đối với họ là rất ngắn Chẳng hạn như thị trường Canada là thị trường dân cư có thu nhập cao, chi tiêu cho may mặc nhiều nên yêu cầu cao về kiểu mốt, mẫu mã chất lượng Với thị trường này yêu cầu về chức năng bảo vệ của quần áo chỉ chiếm khoảng 10 - 15% còn yêu cầu về thẩm mỹ, mốt, mẫu thời trang chiếm tới 85 - 90% giá trị sử dụng Hay như thị trường may mặc Nhật Bản là thị trường được cung cấp rất tốt, người tiêu thụ chỉ mua cái gì thích hợp với mình Người tiêu thụ Nhật Bản quan tâm đến chất lượng là trên hết và kiểm tra kỹ lưỡng trước khi mua Do vậy muốn xuất khẩu sản phẩm may mặc sang thị trường Canada các doanh nghiệp phải cố gắng để tìm ra mặt hàng nào mà người tiêu dùng thực sự mong muốn để hướng vào đó mà sản xuất và phải sản xuất ra với chất lượng cao
2.2.2.2 Môi trường văn hóa xã hội
Tỷ lệ dân cư theo trình độ văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống, nguyên tắc và giá trị xã hội, các yếu tố về khí hậu địa lý Sản phẩm may mặc không chỉ đơn thuần để đáp ứng nhu cầu bảo vệ (nhu cầu cơ bản, cấp thấp) mà còn phải đáp ứng nhu cầu làm đẹp, nhu cầu nâng cao địa vị, phẩm chất, đặc tính con người Nói cách khác nó liên quan chặt chẽ tới yếu tố tinh thần của con người, nó phụ thuộc rất nhiều vào trình độ văn hoá, tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống, nguyên tắc và giá trị xã hội của mỗi dân tộc Các nhu cầu đó thường được thể hiện qua một số các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm may mặc nhằm thực hiện cả hai chức năng cơ bản của sản phẩm may mặc là bảo vệ và làm đẹp như:
- Yếu tố về nguyên liệu: Về nguyên liệu chính (các loại vải dệt kim, dệt thoi ) và các phụ liệu (mex, đệm, túi, khoá, khuy, cúc, chỉ ), sản xuất mặt hàng may mặc nào đó thì yêu cầu của thị trường mỗi nước cũng thay đổi tuỳ theo sở thích tập quán của người tiêu dùng cũng như điều kiện địa lý của mỗi nước
- Kiểu dáng kích thước: Yếu tố này ngoài việc phụ thuộc vào đặc điểm về tập quán, lối sống, đặc điểm nhân trắc còn phụ thuộc vào từng loại, từng kiểu mốt quần áo Những sự khác biệt về đặc điểm nhân trắc học của mỗi dân tộc khác nhau trên thế giới là yếu tố cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu thị trường may mặc xuất khẩu để có thể thiết kế, sản xuất ra các sản phẩm may mặc có cỡ số và kiểu dáng phù hợp với người tiêu dùng ở mỗi nước (Ví dụ với thị trường Nhật Bản ưa chuộng quần áo có kiểu đơn giản, không cầu kỳ nhưng lịch sự và sang trọng Sự ưa chuộng này khá bền vững và ổn định trong thị trường may mặc Nhật Bản Ngược lại ở các thị trường Tây Âu ưa sự tinh vi cầu kỳ và mang tính nghệ thuật cao trong các sản phẩm may mặc và sự biến động của các yếu tố này rất nhanh)
Một số quy định chủ yếu của Canada về nhập khẩu hàng dệt may
* Quy chế quản lý của Canada với hàng nhập khẩu
- Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào thị trường Canada:
+ Luật Thương mại và Thương mại Quốc tế(2018): Canada có các đạo luật và thỏa thuận thương mại quốc tế, bao gồm Thỏa thuận Thương mại Mỹ - Canada (USMCA), CETA (Hiệp định Thương mại và Kinh tế giữa Canada và Liên minh châu Âu) và nhiều thỏa thuận thương mại khác Những thỏa thuận này đặt ra các quy định về thuế quan, quy tắc xuất xứ và các biện pháp thương mại khác
+ Luật Hải quan và Thuế(1986): Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Canada quản lý các quy định hải quan và thuế liên quan đến hàng nhập khẩu Các quy định này bao gồm việc xác định hạng mục hàng hóa, áp dụng thuế giao thừa và thuế giá trị gia tăng (GST), và xử lý hàng hóa qua biên giới
+ Luật An toàn và Bảo vệ Môi trường(2010): Canada áp dụng các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường cho hàng hóa nhập khẩu, bao gồm các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, tiêu chuẩn về vật liệu độc hại, và các biện pháp để ngăn chặn lạm dụng hóa chất và chất cấm
+ Luật Vận chuyển và Giao thông(1996) : Các quy định về vận chuyển và giao thông cũng được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu, bao gồm các quy tắc về đóng gói, vận chuyển an toàn và chứng nhận hàng hóa
+ Luật Pháp luật Thương mại và Sở hữu Trí tuệ(1921): Canada có các quy định về bản quyền, nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng
Hệ thống luật này cung cấp khung pháp lý cơ bản để quản lý hoạt động nhập khẩu vào thị trường Canada, đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định cụ thể của quốc gia này
Canada là một thị trường vô cùng hấp dẫn với sức tiêu dùng lớn trên thế giới Tuy nhiên, thách thức lớn đang đặt ra đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp của Canada Những quy định ngặt nghèo của Canada về hàng nhập khẩu là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và nếu không nỗ lực tìm hiểu để vượt qua những trở ngại này thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể xâm nhập được thị trường Canada Đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Canada, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú ý đến những quy định chủ yếu sau:
Thuế quan là các khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hoá và dịch vụ mang mục đích lợi nhuận Đối với hoạt động xuất khẩu, thuế quan ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường vì thuế quan sẽ đẩy giá cả của hàng hoá nên cao
Riêng mặt hàng dệt may, thì thuế quan là yếu tố tác động mạnh đến khả năng xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Với mặt hàng này, giá trị trên một sản phẩm thấp nếu áp thuế cao và chịu nhiều loại thuế sẽ đẩy giá hàng lên cao và lượng tiêu dùng sẽ giảm đi Chính vì thế mà hầu hết các quốc gia muốn đẩy mạnh xuất khẩu đều có các chính sách ưu đãi thuế quan cho các doanh nghiệp
Sau khi xác định được phân loại hàng hoá theo hệ thống HS của canada, nhà nhập khẩu có thể biết được mức thuế quan áp dụng cho hàng hoá đó Đối với hàng Việt Nam nhập khẩu vào Canada, có 3 lựa chọn về thuế quan, mỗi lựa chọn tương ứng với một mức thuế và các điều kiện hưởng múc thuế nhất định Nhà nhập khẩu sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của hàng hoá để chọn thuế quan phù hợp và có lợi nhất cho mình Cụ thể:
+ Thuế MFN: Đây là mức thuế Canada áp dụng đối với hàng hoá đến từ các nước thành viên WTO Mức thuế này do Canada quyết định nhưng phải đảm bảo tuân thủ mức cam kết trong WTO và không có điều kiện nào kèm theo Việt Nam là thành viên WTO, do đó hàng hoá của Việt Nam đương nhiên được hưởng mức thuế này mà không cần đáp ứng điều kiện gì
+ Thuế GPT: Đây là mức thuế ưu đãi Canada đơn phương dành cho một số nước đang/kém phát triển Mức thuế ưu đãi và các điều kiện hưởng ứu đãi do Canada quyết định Việt Nam đang thuộc diện được hưởng thuế GPT này đối với một số hàng hoá(dệt may, giày dép…) Tuy nhiên điều kiện về quy tắc xuất xứ khá khắt khe
+ Thuế CPTPP: Đây là mức thuế ưu đãi Canada dành cho hàng hoá từ các thành viên CPTPP Mức thuế ưu đãi do Canada quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong CPTPP Quy tắc xuất xứ để được hưởng mức thuế ưu đãi phải tuân thủ cam kết thống nhất trong CPTPP về quy tắc xuất xứ Việt Nam và Canada đều là thành viên đã phê chuẩn CPTPP nên hàng hoá của Việt Nam sang Canada có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ hiệp định
2.3.2 Hạn ngạch nhập khẩu Đối với ngành dệt may, hạn ngạch luôn luôn là một vấn đề nan giải Hạn ngạch khống chế số lượng hàng dệt may xuất khẩu,và hạn chế chủng loại hàng dệt may sang một thị trường Đây là biện pháp bảo hộ của các quốc gia nhằm bảo vệ ngành dệt may trong nước và kiểm soát được số lượng hàng dệt may nhập vào nước mình
Ngày nay, hội nhập kinh tế đang diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nên việc áp đặt hạn ngạch dệt may đang dần được bãi bỏ như:
- WTO sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước thành viên kể từ ngày 01/01/2005
- EU và Canada sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam từ ngày 01/01/2005 Việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có cơ hội cạnh tranh bình đẳng nhưng nó cũng làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành này Bởi thế, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần chuẩn bị hành trang cho mình để dành chiến thắng trong cuộc chiến cạnh tranh
2.3.3 Quy định về xuất xứ hàng dệt may
Về qui tắc xuất xứ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Tổng quan về Công ty TNHH Dệt may topmode
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH dệt may TOPMODE
- Giới thiệu chung về công ty:
TÊN DOANH NGHIỆP Công ty trách nhiệm hữu hạn dệt may topmode
TÊN QUỐC TẾ TOPMODE TEXTILE COMPANY
LIMITED LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài NN ĐỊA CHỈ Cụm Công nghiệp thị trấn Phùng, Thị
Trấn Phùng, Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam ĐIỆN THOẠI 0586291788
GIÁM ĐỐC TRẦN DƯƠNG MINH
Công ty TNHH dệt may topmode được thành lập vào ngày 26/02/2016, là công ty mới hoạt động về lĩnh vực “Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc” Sau hơn 7 năm hoạt động, vượt qua khó khăn thách thức, công ty TNHH dệt may topmode đã có chỗ đứng của riêng mình trong thị trường Công ty luôn cung cấp những sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hợp lý nhất Công ty cũng tập trung phát trển nguồn nhân lực chất lượng cao, cập nhật những kĩ thuật công nghệ hiện đại nhằm cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng, góp phần nâng cao thương hiệu, nâng cao giá trị của công ty, xây dựng công ty phát triển bền vững
Với phong cách phục vụ tận tình, chu đáo, giả cả hợp lý công ty đã chiếm được cảm tình của khách hàng Đối với tất cả khách hàng công ty chủ trương xây dựng mối quan hệ lâu dài và tin cậy vì vậy công ty luôn nỗ lực phát triển, đổi mới sản phẩm và nâng cao phong cách phục vụ nhằm mang lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối Toàn thể cán bộ công nhân trong công ty TNHH dệt may topmode luôn mong muốn phát triển công ty, đóng góp cho xã hội, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh thông qua các sản phẩm cung cấp cho khách hàng
3.1.2 Cơ cấu tổ chức công ty
Sơ đồ 3 1 Cơ cấu tổ chức công ty TNHH TOPMODE
- Chức năng của các phòng ban
- Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân có quyền cao nhất trong Công ty, do
Tổng công ty bổ nhiệm và bãi nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty
- Các phó giám đốc : điều hành các hoạt động của Công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công của Giám đốc và pháp luật
- Phòng tổ chức hành chính :
+ Quản lý nhân sự, sắp xếp các hoạt động trong Công ty
+ Chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên trong Công ty
+ Truyền đạt các thông tin nội bộ của Công ty
- Phòng kế hoạch thị trường :
+ Tham mưu và xây dựng, theo dõi việc thực hiện các kế hoạch
+ Thống kê, tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng, xúc tiến quan hệ đối ngoại
Phòng tài chính kế toán
Phòng kế hoạch thị trường
Phòng chức tổ hành chính
Phòng kinh doanh XNK tổng hợp
Phòng xuất nhập khẩu dệt
Phòng xuất nhập khẩu may
Phòng kinh doanh vật tư dệt may
Phòng tiến và xúc phát triển dự ánCác cửa hàng trung tâm
- Phòng kế toán tài chính :
+ Lập kế hoạch, theo dõi, hướng dẫn các mặt công tác về tài chính
+ Kế toán, lập báo cáo thống kê theo định kỳ nộp cho các cơ quan chủ quản +Thực hiện đầy đủ mọi quy định của Nhà nước về công tác tài chính
- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, phòng xuất nhập khẩu may,phòng xuất nhập khẩu dệt và phòng kinh doanh vật tư trực tiếp kinh doanh các đối tượng được giao và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Công ty về hoạt động của mình
- Phòng xúc tiến và phát triển dự án: Cung cấp thiết bị dệt cho các đơn vị, ủy thác các dự án của tổng công ty giao
- Cửa hàng và các trung tâm : Kinh doanh theo các ngành nghề quy định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các hoạt động được giao
- Nhờ sự thành công ở nhiều thị trường: Mỹ, Singapor,Trung Quốc, Malaysia…Công ty đã tạo được lòng tin lẫn uy tín đối với khách hàng qua đó Thương hiệu của Công Ty ngày càng được khẳng định hơn trên thị trường quốc tế
- Phản ứng nhanh nhạy và linh hoạt với nhu cầu người tiêu dùng, công ty luôn đưa ra những mẫu mã sản phẩm mới hợp thời trang, đảm bảo chất lượng với giá thành hợp lý
- Công ty có một đội ngũ các nhà thiết kế thời trang được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm Cùng với đó là một bộ phận các nhân viên có năng lực lẫn chuyên môn trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường
- Hệ thống trang thiết bị máy móc lẫn yếu tố vốn đang là một yếu thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc…
- Nhân công giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam vì hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh chào mức giá thấp hơn như Băng-la-đét, Căm-pu-chia,Lào Ngoài ra, giá cả còn phụ thuộc vào một số yếu tố trong đó có sự dao động của tiền tệ
- Trong những năm gần đây, Canada được xếp vào hàng các nước có mức nhập khẩu hàng dệt may cao nhất tính trên đầu người- một thị trường đầy tiềm năng cho hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam
- Các nhà nhập khẩu Canada rất để ý tới việc tham dự các hội chợ thương mại trong nước hoặc vùng lân cận vì tại đó họ sẽ gặp được các nhà xuất khẩu tiềm năn đây sẽ là một cơ hội cho công ty giới thiệu sản phẩm của mình
- Canada áp đặt hạn ngạch dệt may đối với một số nước trên một số chủng loại sản phẩm như: quần áo ngoài mùa đông, đồ jeans, áo sơ mi, quần áo ngủ và một số quần áo thể thao Nhưng từ ngày 1/1/2005, Canada chính thức bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước thành viên WTO
- Canada là một nước nhập siêu hàng may mặc do đó các nhà xuất khẩu trên khắp thế giới đều đã hiện diện ở thị trường này, cạnh tranh khốc liệt và liên tục Do vậy, để chiếm đươc vị thế trên thị trường Canada thì công ty hoặc phải đưa ra được một sản phẩm mới hoàn toàn, hoặc phải đảm bảo có được một nguồn cung và chào hàng hấp dẫn về chất lượng, dịch vụ, giá cả, bao gói và nhãn mác so với cùng loại mặt hàng đang tiêu thụ trên thị trường
- Xâm nhập vào thị trường muôn hơn các đối thủ canh tranh khác nên để có thể đứng vững trên thị trường may mặc này thì đòi hỏi việc đầu tư mạnh tài chính cho khâu thiết kế, nghiên cứu công nghệ và công đoạn quảng bá sản phẩm.
Tình hình kinh doanh của công ty TNHH Topmode
3.2.1 Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của công ty TNHH topmode Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm chính của công ty là quần áo may mặc thông dụng bao gồm: sơmi, Jackét, quần âu, veston, váy, áo jilê, áo khoác nam nữ và trẻ em và một số sản phẩm khác, trong đó mũi nhọn là các sản phẩm áo sơmi nam, nữ, veston cao cấp, áo Jacket Sản phẩm may mặc thường có chu kỳ sống về kiểu dáng, mốt là tương đối ngắn, nên thường xuyên phải thay đổi kiểu dáng, và tung ra thị trường những sản phẩm mới một cách thường xuyên theo xu hướng thời trang của thi trường
Với công nghệ đặc biệt công ty TNHH topmode đã tạo ra sự đa dạng về kiểu cách cho sản phẩm củac mình như các loại veston cao cấp 2 cúc, 3 cúc, vạt tròn, vạt vuông, xẻ tà giữa, xẻ tà hai bên, công nghệ may đạt chất lượng cao sản phẩm có đường may phẳng, vạt áo không bị nhăn tạo sự thoải mái và tự tin cho người sử dụng
Bảng 3.1 Cơ cấu sản phẩm chủ yếu của công ty
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)
Qua bảng cơ cấu trên ta thấy, sản lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong 3 năm gần đây đều có sự tăng trưởng Trong đó, sản phẩm chủ lực của công ty vẫn là mặt hàng áo sơ-mi Tuy nhiên từ những năm trở lại đây, tỉ trọng áo sơ-mi có xu hướng giảm xuống, từ chiếm 73,4% năm 2021 xuống còn 49,3 năm 2023 Quần âu và áo Jacket số lượng tăng lên nhưng tỉ trọng giảm do sự tăng lên đáng kể cả về số lượng lẫn tỉ trọng của veston và những sản phẩm khác Điều đó cho thấy những sản phẩm này cũng đang dần chiếm được lòng tin của khách hàng bên cạnh mặt hàng áo sơ-mi truyền thống, vốn đã tạo nên thương hiệu cho công ty TNHH topmode Đặc điểm về công nghệ
Công nghệ sản xuất bao gồm một hệ thống các công đoạn mang tính đồng bộ và chuyên môn hoá cao Đòi hỏi mỗi công đoạn phải được thực hiện chuẩn hoá một cách chính xác, tạo sự ăn khớp và cho ra những sản phẩm có chất lượng và đồng bộ Dưới đây là quy trình công nghệ sản xuất áo sơmi của công ty TNHH topmode
Sơ đồ 3 2 Công nghệ sản xuất áo sơ mi
Sơ đồ 3.2 Công nghệ sản xuấn áo sơ mi
Giặt mềm Giặt mài Đặc điểm về thiết bị
Tính đến năm 2023, Công ty đã trang bị rất nhiều hệ thống các trang thiết bị tiên tiến hiện đại Có thể chia làm 3 nhóm thiết bị chính:
Nhóm 1: Là các thiết bị tạo đường may, mũi may
Bảng 3.2 Một số thiết bị chính nhóm 1
STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng
(Nguồn: Phòng Kỹ thụât) Nhóm 2: Là các thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất
Nhóm 3; Là các thiết bị còn lại
Bảng 3 3 Một số thiết bị nhóm 2 và 3
STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng
5 Máy kiểm tra vải Chiếc 25
(Nguồn: Phòng kỹ thuật) 3.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH TOPMODE
Trong nhiều năm liền, Công ty TNHH Topmode luôn là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh doanh ở mức cao so với các doanh nghiệp khác trong nước Thị trường xuất khẩu ổn định đó đem lại cho Công ty TNHH Topmode nguồn ngoại tệ ổn định nhờ kinh doanh xuất khẩu Từ năm 2016 đến nay, công ty luôn đạt tốc độ tăng trưởng từ 20 đến 30%/ năm
Bảng 3.4 Một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty
STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 497,614 623,588 700,151
2 Tổng chi phí Tỷ đồng 480,494 604,838 682,583
3 Tổng lợi nhuận Tỷ đồng 17,12 18,75 17,568
4 Thu nhập bình quân Triệuđ/ LĐ 1,601 1,682 1,70
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng 3.4 ta thấy lợi nhuận của công ty trong hai năm 2021,2022 tăng lên, sang năm 2023 doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận giảm đi do trong năm này nền kinh tế suy thoái,ngành dệt may gặp nhiều khó khăn chi phí tăng làm giá thành sản xuất tăng cao
Thu nhập bình quân cũng tăng lên đều đặn Đây là một tín hiệu giúp công nhân viên tin tưởng và làm việc tốt hơn, đời sống của người lao động không ngừng được cải thiện đó nâng cao lòng nhiệt tình, nỗ lực làm việc của công nhân, tạo điều kiện tốt để Công ty TNHH topmode tiếp tục thực hiện các mục tiêu của mình
Tóm lại qua bảng trên ta thấy, công ty hiện đang có tốc độ phát triển tốt, luôn đảm bảo đời sống công nhân viên, thu nhập năm sau cao hơn năm trước Tuy nhiên trước sự cạnh tranh ngày càng mạnh trong ngành dệt may, công ty cần nỗ lực hơn nữa để có thể duy trì sự phát triển như những năm qua
Giới thiệu chung về thị trường dệt may Canada
3.3.1 Khái quát về nền kinh tế Canada
Kinh tế Canada là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và đa dạng trên thế giới Dựa vào tài nguyên tự nhiên phong phú, hệ thống giáo dục và y tế tốt, cùng với môi trường kinh doanh ổn định, Canada đã thu hút nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp quốc tế
Sản xuất hàng hóa và dịch vụ là trụ cột của nền kinh tế Canada Các lĩnh vực quan trọng bao gồm:
- Năng lượng: Canada là một trong những nhà sản xuất năng lượng lớn nhất thế giới, với nguồn cung cấp chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và thủy điện
- Nông nghiệp: Canada có một ngành nông nghiệp phát triển, sản xuất các mặt hàng như lúa mì, ngô, thịt gia cầm, thủy sản và sản phẩm sữa
- Công nghệ thông tin và truyền thông: Ngành công nghệ thông tin và truyền thông đang phát triển nhanh chóng, với các trung tâm công nghệ ở Toronto và Vancouver
- Dịch vụ tài chính: Ngành dịch vụ tài chính của Canada, bao gồm ngân hàng, bảo hiểm và quản lý tài sản, cũng đóng góp một phần lớn vào nền kinh tế
- Du lịch: Canada có một ngành du lịch phát triển, với cảnh đẹp tự nhiên và các thành phố lớn như Toronto, Vancouver và Montreal
- Thương mại quốc tế: Canada là một trong những quốc gia tham gia tích cực vào thương mại quốc tế, với các đối tác thương mại chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia châu Âu
Tuy nhiên, như mọi nền kinh tế khác, Canada cũng đối mặt với những thách thức như biến đổi khí hậu, bất ổn trong thị trường toàn cầu và sự cạnh tranh từ các nền kinh tế mới nổi
* Các chỉ số kinh tế
- GDP ngang giá sức mua (năm 2023): 2.379 tỷ USD
(https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.PP.CD?locations
- GDP ngang giá sức mua/người (năm 2023): 60.374 USD (Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), 2024)
- Mức tăng trưởng kinh tế: 4,7% (2021), 3,4% (2022), 1,5% (2023)
- Mức phân bổ GDP theo khu vực (2023): nông nghiệp (1,5%), công nghiệp (27,4%), dịch vụ (71,1%)
- Mức tăng giá tiêu dùng: 4,8% (2021), 6,8% (2022), 4,8% (2023)
- Mức tăng trưởng sản xuất (2023): 2,1%
- Tổng dự trữ quốc tế (2023): 107,3 tỷ USD
- Xuất khẩu bình quân đầu người: 16.584 USD
- Chỉ số phát triển con người (HDI) (2001): 0,931%, xếp thứ 16 trên thế giới
- Chỉ số phát triển liên quan đến giới (GDI): 0,912 (đứng thứ 12 trên thế giới)
Canađa là nước ủng hộ mạnh mẽ cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các khu vực thương mại tự do mở rộng Một phần trong chính sách đối ngoại của
Canađa là xúc tiến hòa bình và an ninh quốc tế thông qua các cơ quan hợp tác đa biên và tôn trọng nhân quyền an ninh nhân loại
Canada là một liên bang bao gồm 10 tỉnh bang (province) và 3 lãnh thổ (territory) Liên bang Canada là một liên bang dựa lên nền quân chủ lập hiến và chế độ dân chủ nghị viện
Về tình trạng tham nhũng: Canada rất chú trọng việc giáo dục đạo đức cho công chức và xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, liêm khiết Để ngăn chặn sự hoành hành của nạn tham nhũng, chính phủ kiên quyết thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong tuyển dụng công chức; giải quyết thủ tục hành chính; mua sắm tài sản công; báo cáo về tài sản; trang bị cho các cơ quan bảo vệ pháp luật những công cụ điều tra đặc biệt nhằm phát hiện ra bằng chứng của tham nhũng Bên cạnh đó, Canada trả lương cao để công chức bảo đảm cuộc sống mà “không cần tham nhũng
Canađa là đất nước đa văn hóa, đa sắc tộc và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nguồn gốc bản địa
Giữa các vùng của Canada có sự khác nhau về thị hiếu tiêu dùng hàng may mặc Vùng nói tiếng Pháp - Quebéc chịu ảnh hưởng mạnh của mốt thời trang từ Châu Âu và phong cách mới Người tiêu dùng ở vùng Ontario và các tỉnh khác thì bảo thủ hơn và thích dòng mốt cơ bản Địa phương có doanh thu hàng may mặc nhiều nhất là tỉnh Ontario, sau đó là Quebéc, Alberta, Saskatchewan và Mainitoba, British Colombia và các tỉnh vùng tây đại dương
Vẻ bề ngoài rất quan trọng đối với người Canađa Chính vì vậy bạn nên ăn mặc trang trọng và lịch sự Trang phục trong kinh doanh của người Canađa thể hiện tính thẩm mỹ và thuận tiện Đối với nữ, trang phục phù hợp nhất là váy công sở hay những bộ vét truyền thống Việc đeo thêm đồ trang sức sẽ càng làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho trang phục của bạn Đối với nam giới trang phục thích hợp nhất là compie và cà vạt
Về nguyên tắc, Chính phủ Canađa theo đuổi một hệ thống chính sách kinh tế, thương mại minh bạch, công bằng và cùng có lợi Canađa đã và đang đàm phán ký kết nhiều thỏa thuận thương mại song phương và đa phương nhằm loại bỏ những rào cản thương mại, loại bỏ tệ nạn quan liêu và giải quyết các tranh chấp thương mại Cụ thể
Canađa là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Khu vực Mậu dịch
Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), sắp tới là Khu vực Mậu dịch Tự do Châu Mỹ (FTAA) ; đã ký thỏa thuận thương mại tự do với nhiều nước như Chi Lê, Israel, Costa Rica
* Hệ thống thuế và những đạo luật liên quan đến thu
Hệ thống thuế của Canađa gồm 3 cấp độ: thuế liên bang (federa/ taxes), thuế nội bang (provinciai taxes) và thuế địa phương (municipai taxes) Ở Canađa hiện có các loại thuế chính sau:
- Thuế hàng hóa và dịch vụ (GST): Chính phủ Canađa áp mức thuế GST là 7% lên tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ bán tại thị trường Canađa Mỗi bang và vùng lãnh thổ, ngoại trừ Alberta, cũng đều áp thuế bán lẻ trên giá bán hàng hóa và dịch vụ trong phạm vi nội bang Mức thuế suất bán tẻ này dao động từ 6% đến 10% Tại một số bang, thuế bán lẻ được tính chung với thuế GST, tạo ra một mức thuế suất kết hợp
- Thuế thu nhập: Đạo luật thuế áp đặt thuế thu nhập cá nhân lên mọi nguồn thu nhập trên toàn cầu của công dân Canađa Người nước ngoài cũng bị đánh thuế thu nhập trên khoản thu nhập có được trên lãnh thổ Canađa.Hàng nhập khẩu vào Canađa phải chịu thuế nhập khẩu, căn cứ theo Đạo luật Thuế Hải quan Có nhiều mức thuế suất khác nhau đối với hàng nhập khẩu, tùy thuộc vào xuất xứ hàng hóa, loại hàng hóa và thỏa thuận thương mại giữa Canađa với nước xuất khẩu
Một số quy định chủ yếu của Canada về nhập khẩu hàng dệt may
* Quy chế quản lý của Canada với hàng nhập khẩu
- Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào thị trường Canada: + Luật Thương mại và Thương mại Quốc tế(2018): Canada có các đạo luật và thỏa thuận thương mại quốc tế, bao gồm Thỏa thuận Thương mại Mỹ - Canada (USMCA), CETA (Hiệp định Thương mại và Kinh tế giữa Canada và Liên minh châu Âu) và nhiều thỏa thuận thương mại khác Những thỏa thuận này đặt ra các quy định về thuế quan, quy tắc xuất xứ và các biện pháp thương mại khác
+ Luật Hải quan và Thuế(1986): Cục Hải quan và Bảo vệ Biên giới Canada quản lý các quy định hải quan và thuế liên quan đến hàng nhập khẩu Các quy định này bao gồm việc xác định hạng mục hàng hóa, áp dụng thuế giao thừa và thuế giá trị gia tăng (GST), và xử lý hàng hóa qua biên giới
+ Luật An toàn và Bảo vệ Môi trường(2010): Canada áp dụng các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường cho hàng hóa nhập khẩu, bao gồm các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, tiêu chuẩn về vật liệu độc hại, và các biện pháp để ngăn chặn lạm dụng hóa chất và chất cấm
+ Luật Vận chuyển và Giao thông(1996) : Các quy định về vận chuyển và giao thông cũng được áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu, bao gồm các quy tắc về đóng gói, vận chuyển an toàn và chứng nhận hàng hóa
+ Luật Pháp luật Thương mại và Sở hữu Trí tuệ(1921): Canada có các quy định về bản quyền, nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu, bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp và người tiêu dùng
Hệ thống luật này cung cấp khung pháp lý cơ bản để quản lý hoạt động nhập khẩu vào thị trường Canada, đảm bảo rằng các sản phẩm nhập khẩu đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định cụ thể của quốc gia này
Canada là một thị trường vô cùng hấp dẫn với sức tiêu dùng lớn trên thế giới Tuy nhiên, thách thức lớn đang đặt ra đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là hệ thống pháp luật vô cùng phức tạp của Canada Những quy định ngặt nghèo của Canada về hàng nhập khẩu là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và nếu không nỗ lực tìm hiểu để vượt qua những trở ngại này thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể xâm nhập được thị trường Canada Đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Canada, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú ý đến những quy định chủ yếu sau:
Thuế quan là các khoản thu của nhà nước đánh vào hàng hoá và dịch vụ mang mục đích lợi nhuận Đối với hoạt động xuất khẩu, thuế quan ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường vì thuế quan sẽ đẩy giá cả của hàng hoá nên cao
Riêng mặt hàng dệt may, thì thuế quan là yếu tố tác động mạnh đến khả năng xuất khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp Với mặt hàng này, giá trị trên một sản phẩm thấp nếu áp thuế cao và chịu nhiều loại thuế sẽ đẩy giá hàng lên cao và lượng tiêu dùng sẽ giảm đi Chính vì thế mà hầu hết các quốc gia muốn đẩy mạnh xuất khẩu đều có các chính sách ưu đãi thuế quan cho các doanh nghiệp
Sau khi xác định được phân loại hàng hoá theo hệ thống HS của canada, nhà nhập khẩu có thể biết được mức thuế quan áp dụng cho hàng hoá đó Đối với hàng Việt Nam nhập khẩu vào Canada, có 3 lựa chọn về thuế quan, mỗi lựa chọn tương ứng với một mức thuế và các điều kiện hưởng múc thuế nhất định Nhà nhập khẩu sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể của hàng hoá để chọn thuế quan phù hợp và có lợi nhất cho mình Cụ thể:
+ Thuế MFN: Đây là mức thuế Canada áp dụng đối với hàng hoá đến từ các nước thành viên WTO Mức thuế này do Canada quyết định nhưng phải đảm bảo tuân thủ mức cam kết trong WTO và không có điều kiện nào kèm theo Việt Nam là thành viên WTO, do đó hàng hoá của Việt Nam đương nhiên được hưởng mức thuế này mà không cần đáp ứng điều kiện gì
+ Thuế GPT: Đây là mức thuế ưu đãi Canada đơn phương dành cho một số nước đang/kém phát triển Mức thuế ưu đãi và các điều kiện hưởng ứu đãi do Canada quyết định Việt Nam đang thuộc diện được hưởng thuế GPT này đối với một số hàng hoá(dệt may, giày dép…) Tuy nhiên điều kiện về quy tắc xuất xứ khá khắt khe
+ Thuế CPTPP: Đây là mức thuế ưu đãi Canada dành cho hàng hoá từ các thành viên CPTPP Mức thuế ưu đãi do Canada quyết định nhưng không được thấp hơn mức đã cam kết trong CPTPP Quy tắc xuất xứ để được hưởng mức thuế ưu đãi phải tuân thủ cam kết thống nhất trong CPTPP về quy tắc xuất xứ Việt Nam và Canada đều là thành viên đã phê chuẩn CPTPP nên hàng hoá của Việt Nam sang Canada có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định nếu đáp ứng được quy tắc xuất xứ hiệp định
3.4.2 Hạn ngạch nhập khẩu Đối với ngành dệt may, hạn ngạch luôn luôn là một vấn đề nan giải Hạn ngạch khống chế số lượng hàng dệt may xuất khẩu,và hạn chế chủng loại hàng dệt may sang một thị trường Đây là biện pháp bảo hộ của các quốc gia nhằm bảo vệ ngành dệt may trong nước và kiểm soát được số lượng hàng dệt may nhập vào nước mình
Ngày nay, hội nhập kinh tế đang diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nên việc áp đặt hạn ngạch dệt may đang dần được bãi bỏ như:
- WTO sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho các nước thành viên kể từ ngày 01/01/2005
- EU và Canada sẽ bãi bỏ hạn ngạch dệt may cho Việt Nam từ ngày 01/01/2005 Việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may có cơ hội cạnh tranh bình đẳng nhưng nó cũng làm gia tăng mức độ cạnh tranh trong ngành này Bởi thế, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may cần chuẩn bị hành trang cho mình để dành chiến thắng trong cuộc chiến cạnh tranh
3.4.3 Quy định về xuất xứ hàng dệt may
Về qui tắc xuất xứ
Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của công ty TNHH
Trong những năm qua công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu Tuy còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế trong khu vực đã làm cho việc nhập khẩu của một số khách hàng truyền thống của công ty đã giảm mạnh nhưng công ty đã từng bước vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu để đi đến ổn định Kể từ khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được mở rộng thì cơ hội mở rộng thị trường của công ty được mở ra do đó kim ngạch xuất khẩu của công ty không giảm đi mà còn tăng lên đáng kể, đây là xu hướng thuận lợi mà công ty cần phát huy Cụ thể kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 84.156.000 USD, năm 2022 đạt 90.940.000 USD Đặc biệt kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 91.157.000 USD tăng 8,3 % so với năm 2021
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ lực của công ty TNHH topmode là thị trường nước ngoài, tỉ trọng sản phẩm cũng như doanh thu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài luôn chiếm trên 80% tổng sản lượng và tổng doanh thu Trong những năm qua, công ty TNHH topmode đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm vững nhu cầu, thị hiếu về hàng may mặc ở thị trường các nước trên thế giới Hiện nay công ty có quan hệ hợp tác với nhiều công ty, khách hàng nước ngoài và sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu trên nhiều nước trên thế giới như :Canada, EU, Nhật Bản…
Bảng 3.5 Kim ngạch xuất khẩu vào một số thị trường chính
Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ %
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty TNHH Topmode)
Qua bảng kim ngạch xuất khẩu trên ta thấy, ba thị trường Canada, EU và Nhật Bản luôn chiếm tới 90% kim ngạch xuất khẩu Trong đó thị trường Canada chiếm trên dưới 50% doanh thu xuất khẩu, đây là thị trường tiêu thụ lớn nhất của công ty Tuy nhiên, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này có sự sụt giảm đáng kể cả về mặt giá trị lẫn tỉ trọng Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU có xu hướng giảm trong năm 2021, 2022 nhưng đến năm 2023 đã tăng lên cả về giá trị lẫn tỉ trọng Đây là hai thị trường tiêu thụ chủ lực và cũng rất khó tính, đặc biệt là thị trường Canada với một số rào cản khác như: hạn ngạch (trước đây) và cơ chế giám sát đặc biệt ( từ đầu năm 2021) Còn thị trường Nhật Bản, đây cũng là một thị trường tiêu thụ lớn đang có sự gia tăng cả về kim ngạch và tỉ trọng trong mấy năm gần đây
3.3.3 Các sản phẩm chủ yếu
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu bao gồm áo sơ-mi , quần, áo Jacket, comple, veston và váy Trong đó, mặt hàng chủ lực là áo sơ mi, luôn chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty và hiện có xu hướng giảm nhẹ Thay vào đó là sự tăng lên của những mặt hàng khác như quần và áo Jacket Có thể thấy rằng, những sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty là những sản phẩm có thương hiệu và uy tín lớn trên thị trường, đó đều là những sản phẩm mang tính thời trang cao, mà không có sự xuất hiện của những sản phẩm như quần áo bảo hộ lao động, tất hay caravat… vốn không phải là thế mạnh của công ty trên thị trường quốc tế
Bảng 3.6 Các sản phẩm chủ yếu của công ty ở thị trường nước ngoài ĐVT: Chiếc
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
Nhiều năm nay, mỗi năm công ty đã xuất khẩu trên 12.000.000 chiếc ở các loại sản phẩm Công ty rất có uy tín trong sản xuất và gia công các loại áo sơ-mi nam các chất cotton, vải visco Có được điều này là do chất lượng áo đã nâng lên rất nhiều, kiểu dáng đẹp rất được khách hàng ưa chuộng Các sản phẩm như quần âu, áo jacket cũng được tiêu thụ lớn trong những năm vừa qua ở các thị trường trong nước và thị trường nước ngoài Điều này cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư rất lớn vào máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho người lao động để sản xuất có hiệu quả hơn Vị trí của các mặt hàng này của công ty đã được khẳng định trên thị trường nước bạn Hiện nay Công ty TNHH Topmde có các dây chuyền công nghệ hiện đại như máy ép cổ, máy sấy, máy giặt… có thể tạo ra các loại áo sơ mi sáng bóng bền đẹp đủ tiêu chuẩn quốc tế để xuất khẩu Hàng sơ mi nam nữ là một trong những mặt hàng công ty dự định sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ và là một trong những mặt hàng trọng điểm của công ty
3.3.4 Kết quả kinh doanh hàng xuất khẩu
Lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, mỗi công ty, nó là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động cũng như sự thành công của mỗi doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu nói riêng Lợi nhuận càng cao kinh doanh càng có hiệu quả Lợi nhuận được hình thành từ doanh thu và chi phí: Tổng doanh thu từ hợp đồng xuất khẩu là giá trị hợp đồng, tổng chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cố định, các loại thuế xuất nhập khẩu, tiền công, lệ phí hải quan, bảo hiểm, cước vận tải…
Bảng 3.7 Lợi nhuận từ hoạt động XK Tổng Công ty TNHH Topmode
Lợi nhuận thu được từ hoạt động XK 16.624 16.588 16.393
Doanh thu năm 2021 của công ty có sự sụt giảm mạnh do lượng hàng xuất khẩu vào thị trường Canada giảm đáng kể Tuy nhiên, lợi nhuận năm 2021 vẫn tăng, như vậy có thể thấy trong năm 2021, công ty đã sử dụng vốn có hiệu quả, giảm thiểu được chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp Sang năm 2022, công ty đã khắc phục tình trạng bằng cách tìm kiếm các thị trường mới và tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật cho nên doanh thu đã tăng một cách đáng kể Nhưng trong năm nay, khủng hoảng kinh tế thế giới đã bùng nổ, làm giảm sút sức tiêu thụ hàng hóa, việc tìm kiếm thị trường cũng khó khăn hơn, mặt khác chi phí nguyên vật liệu, phí vận chuyển… tăng cao, làm cho phí sản xuất tăng, do đó có thể lí giải tại sao sang năm 2022, năm 2023 doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại không tiến triển.
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Định hướng chiến lược xuất khẩu của công ty đến năm 2030
4.1.1 Những thách thức và lợi thế xuất khẩu của Công ty TNHH Topmode
- Nguồn nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu và nguồn lực lao động ngày càng khan hiếm Ngày càng có nhiều cơ hội việc làm khác dễ thở mà lương cao hơn, trong khi lao động ngành dệt may vất vả mà lương không tương xứng là nguyên nhân chính khiến nhiều công nhân bỏ việc
- Sang năm 2024, giá nguyên, nhiên phụ liệu đầu vào đồng loạt tăng Trong đó, giá bông nguyên liệu tăng cao nhất so với những năm gần đây, bình quân là 1,9 USD/kg, trong khi đó giá bông thường chỉ ở mức 1,5 USD/kg Giá các nhiên liệu như xăng, dầu, điện, tỷ giá USD, lãi suất vay ngân hàng…tăng đã tác động không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
- Mức độ cạnh tranh đã gay gắt hơn Công ty phải đối mặt với những đối thủ cạnh tranh rất mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trong thị trường nội địa Các đối thủ này không chỉ mạnh nhiều mặt như: tiềm lực về các nguồn lực: con người, vật chất, thông tin mà còn có kinh nghiệm và hệ thống phân phối rất mạnh, kể cả việc bán lẻ cũng chuyên nghiệp hơn các doanh nghiệp Việt Nam
- Vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên phụ liệu đầu vào cho sản xuất
Bên cạnh những khó khăn, thách thức từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thì ngành dệt may Việt Nam vẫn có những lợi thế nhất định và các doanh nghiệp có thể phát huy các lợi thế này biến những khó khăn, thách thức thành những cơ hội kinh doanh
- Chính sách của Đảng và nhà nước ta khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu.Chính sách pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế Có nhiều chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu, tạo điều kiện về đất đai, tiền vốn, thuế, nguồn lực lao động… đây là cơ sở có ý nghĩa quan trọng phát triển sản xuất hàng xuất khẩu
- Nội lực của công ty ngày càng phát triển về nguồn lực, uy tín thương hiệu được khẳng định Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn song công ty vẫn đầu tư nhiều thiết bị máy móc hiện đại, tự động từ máy may đến máy thêu, máy giặt là, đóng gói…phục vụ cho xuất khẩu Mở rộng địa bàn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nước ở Hà Nội, Hải phòng, Thái Bình, Thanh Hóa…Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên được nâng lên, inh nghiệm sản xuất hàng xuất khẩu được bổ sung, qui trình thủ tục pháp luật, tập quán các nước nhập hàng xuất khẩu được hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn Sản phẩm của công ty xuất sang thị trường Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và một số nước EU được các nước chấp nhận, uy tín thương hiệu được nâng lên Đây là yếu tố cơ bản quyết định đến thắng lợi sản xuất hàng xuất khẩu, khẳng định công ty có đủ năng lực phát triển ngành may xuất khẩu sang thị trường Canada
4.1.2 Định hướng chiến lược thị trường và kinh doanh xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi sang thị trường Canada của công ty đến năm 2030
Từ thực tế phát triển của công ty trong 7 năm qua, từ bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới doanh nghiệp trong những năm tới, xem xét các tiềm năng và lợi thế: Định hướng của Công ty TNHH Topmode đến năm 2030 sẽ trở thành công ty mạnh với tiềm tàng văn hoá doanh nghiệp vững chắc, trên cở sở củng cố và phát triển thương hiệu: lấy lĩnh vực may mặc làm trọng tâm, từng bước mở rộng và phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề Tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển các ngành nghề và lĩnh vực có hiệu quả Quy hoạch phát triển trụ sở thành khu vực sản xuất công nghệ cao, trung tâm thương mại và trung tâm thời trang của cả nước, bảo đảm thương hiệu topmode trở thành thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế: khách hàng và người tiêu dùng tự tin, hãnh diện khi sử dụng sản phẩm của topmode Hoàn thiện giá trị, nhân cách con người công ty TNHH Topmode cả về năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá với thu nhập ngày càng cao, đời sống tinh thần ngày càng cải thiện, xây dựng môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội Phấn đấu đến năm 200 đạt các mục tiêu chủ yếu sau:
+ Doanh thu bình quân hàng năm tăng 20% trở lên
+ Lợi nhuận bình quân hàng năm tăng từ 10 – 15%
+ Thu nhập bình quân người/tháng tăng từ 10 – 12%
+ Tạo thêm 5000 đến 10000 chỗ làm việc mới ở các địa phương
+ Đào tạo 7000 – 8000 công nhân kỹ thuật và cao đẳng nghề cho xã hội.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của công ty TNHH
4.2.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước Để việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng á sơ mi sang thị trường Canada đạt hiệu quả cao nhất, công ty cần sự hỗ trợ của nhà nước trong việc tạo ra môi trường ngành và các chính sách thuận lợi Nhà nước nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp theo hướng dưới đây
4.2.1.1 Phát triển các vùng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may
Một điểm bất lợi cho dệt may Việt Nam là không có sẵn nguồn nguyên phụ liệu Theo thống kê, hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu 70% nguyên phụ liệu dệt may để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Chính vì phải nhập khẩu quá lớn nên giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao, so với Trung Quốc giá thành các sản phẩm dệt may Việt Nam cao hơn khoảng 20-30% so với sản phẩm cùng loại của Trung Quốc Thêm nữa là nhập khẩu số lượng lớn nguyên phụ liệu sẽ làm cho ngành dệt may Việt nam phải chịu sức ép của các nhà cung cấp nước ngoài và gặp khó khăn khi thực hiện những đơn hàng lớn
Tình trạng thiếu hụt nguyên phụ liệu này một phần là do sự phát triển mất cân đối giữa ngành dệt và ngành may Hiện nay, chỉ có 30% sản phẩm ngành dệt đáp ứng được nhu cầu cho hàng may xuất khẩu So với các nước trong khu vực, năng suất lao động của ngành dệt của nước ta chỉ bằng 30- 50%
Với thực trạng trên, nhà nước có chiến lược quy hoạch nhằm phát triển vùng nguyên phụ liệu trong nước Ngành dệt may cần kết hợp với ngành nông nghiệp để phát triển các vùng trồng bông, tăng diện tích trồng bông ở Tây Nguyên và mở rộng ra các vùng khác
Cần mời các chuyên gia kỹ thuật giỏi ở các nước nổi tiếng về trồng bông trên thế giới như Canada, úc tư vấn, giám sát về kỹ thuật trồng bông để tạo ra bông có chất lượng cao đáp ứng được tiêu chuẩn để sản xuất hàng may xuất khẩu
Phát triển ngành dệt để đuổi kịp ngành may Cần tạo ra được các sản phẩm sợi, vải đủ tiêu chuẩn cho mặt hàng may xuất khẩu hay đảm bảo cho mặt hàng dệt Muốn vậy nhà nước cần có quy hoạch cụ thể về việc phát triển nguyên liệu các loại tơ cho ngành dệt, có những chính sách ưu đãi và hỗ trợ kỹ thuật cho vùng này
Và để đảm bảo đầu ra cho nguyên phụ liệu sản xuất trong nước, nhà nước cần khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu nâng tỷ lệ nội địa hoá thông qua các chính sách ưa đãi về thuế quan
Phát triển công nghệ là khâu trọng yếu để thực hiện chiến lược tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2030 Phát triển công nghệ giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Thực tế, Việt nam chủ yếu là nhận chuyển giao công nghệ, có khi còn nhập khẩu cả những công nghệ lạc hậu từ thập niên 70 Sự hạn chế trong công nghệ đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm dệt may Do đó, nhà nước cần có các biện pháp nhằm phát triển công nghệ cho ngành dệt may
Trước mắt là vẫn phát triển công nghệ qua con đường nhân chuyển giao công nghệ Tuy nhiên, nhà nước cần phát triển hoạt động của bộ phận đánh giá công nghệ nhằm giúp các doanh nghiệp trong khâu đánh giá công nghệ.Với góc độ của nhà nước, việc đánh giá công nghệ sẽ có được tầm nhìn rộng hơn, bao quát hơn Đánh giá công nghệ phải xác định được công nghệ nào là hiện đại, là phù hợp với trình độ sản xuất của đất nước tránh tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu hay công nghệ quá hiện đại mà không sử dụng được
Về lâu dài, nhà nước cần phát triển các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp dệt may tự nghiên cứu và phát triển công nghệ của chính mình nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho hàng dệt may Việt Nam
4.2.1.3 Đào tạo và phát triển nhân lực
Nguồn nhân lực cho ngành dệt may Việt Nam còn yếu và thiếu cả đội ngũ lao động có trình độ cao và cả đội ngũ lao động sản xuất trực tiếp Với đội ngũ lao động có trình độ cao, ngành dệt may thiếu những nhà thiết kế chuyên nghiệp có trình độ cao, có khả năng tạo ra các mẫu mã phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng; thiêú đội ngũ cán bộ quản lý tốt thậm chí thiếu cả những cán bộ, nhân viên am hiểu thị trường Canada Với đội ngũ lao động trực tiếp, theo như đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, khả năng sử dụng thiết bị của công nhân may Việt Nam chỉ đạt hiệu suất là 70% trong khi ở các nước trong khu vực là 90%
Trước tình hình đó, nhà nước cần đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo, chú trọng đến đào tạo đội ngũ thiết kế, đội ngũ quản lý và đội ngũ nhân viên kinh doanh am hiểu thị trường Canada thông qua việc
- Đầu tư cho các trường đại học như đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp, đại học Bách Khoa hay đại học Kiến Trúc phát triển khoa thiết kế thời trang
- Khuyến khích các sinh viên theo học chuyên ngành thiết kế thời trang
- Tổ chức các buổi trình diễn thời trang và các cuộc thi thời trang để tạo điều kiện cho các nhà thiết kế có điều kiện thử sức và khẳng định mình
- Tạo điều kiện cho các sinh viên học các trường kinh tế có điều kiện tiếp xúc với thực tế để rèn luyện kinh nghiệm thực tế ngay khi còn là sinh viên Còn đối với đội ngũ lao động trực tiếp thì nhà nước cần đầu tư cho các trường đào tạo công nhân ngành may nhằm tiêu chuẩn hoá các thao tác và từ đó nâng cao năng suất lao động
4.2.1.4 Các giải pháp về vốn