Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu áo sơ mi sang thị trường Canada của Công ty TNHH Dệt may Top Mode

MỤC LỤC

Mục đích nghiên cứu

Mặt khác cơ sở vật chất, các trang thiết bị kĩ thuật của ngành dệt may còn thấp so với mặt bằng chung trên thế giới cũng ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu nhất là sang các thị trường đòi hỏi hàm lượng chất xám cao như EU, Nhật Bản, Canada. Bên cạnh đó, thị trường Canada do hạn chế quota, sức mua của thị trường Nhật Bản giảm sút do đồng Yên mất giá nên hàng dệt may phần thì không có chỗ để xuất, phần xuất được thì giá xuất thấp hơn so với các năm trước. Nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may của Công ty XNK dệt may sang thị trường Canada, đặc điểm thị trường Canada, các chính sách ảnh hưởng đến dệt may từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của Công ty sang thị trường Canada.

Phương pháp nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Với thời gian hoạt động của mình Công ty TNHH dệt may Topmode đã khẳng định được vị trí của mình trên thương trường với rất nhiều điều cần học hỏi, xong thời gian và phạm vi nghiên cứu đề tài có hạn, đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng của công ty trong một số năm gần đây chủ yếu là trong giai đoạn 2021 - 2023.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Tìm hiểu chung về xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may 1. Yếu tố bên trong

(Ví dụ với thị trường Nhật Bản ưa chuộng quần áo có kiểu đơn giản, không cầu kỳ nhưng lịch sự và sang trọng. Sự ưa chuộng này khá bền vững và ổn định trong thị trường may mặc Nhật Bản. Ngược lại ở các thị trường Tây Âu ưa sự tinh vi cầu kỳ và mang tính nghệ thuật cao trong các sản phẩm may mặc và sự biến động của các yếu tố này rất nhanh). Các bản khai này rất quan trọng bởi vì những ràng buộc hạn ngạch được dựa trên quốc gia gốc xuất khẩu, hay quy định về lắp và dán nhãn yêu cầu mọi sản phẩm may mặc phải được đóng dấu, gắn thẻ lai lịch và gắn nhãn có kèm những thông tin về tên gọi tổng quát (tên chung) của sản phẩm và tỷ lệ trọng lượng các loại sợi cấu thành sản phẩm, tên của nhà sản xuất, tên quốc gia nơi chế biến gia công. Đối với thị trường Canada các nhà xuất khẩu cũng cần phải nghiên cứu các đạo luật của Canada như cấm nhập khẩu các sản phẩm có nhãn mác mập mờ, giả mạo về xuất xứ, quy định các sản phẩm gia dụng phải tuân thủ các tiêu chuẩn về mức độ cho phép đối với các chất gây nguy hiểm cho da, luật về nhãn hiệu chất lượng hàng hoá đòi hỏi các sản phẩm quần ỏo đều phải dón nhón.

Một số quy định chủ yếu của Canada về nhập khẩu hàng dệt may

+ Luật An toàn và Bảo vệ Môi trường(2010): Canada áp dụng các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường cho hàng hóa nhập khẩu, bao gồm các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, tiêu chuẩn về vật liệu độc hại, và các biện pháp để ngăn chặn lạm dụng hóa chất và chất cấm. Những quy định ngặt nghèo của Canada về hàng nhập khẩu là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và nếu không nỗ lực tìm hiểu để vượt qua những trở ngại này thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể xâm nhập được thị trường Canada. Đây là qui tắc xuất xứ chặt chẽ nhất về dệt may mà Việt Nam từng cam kết trong một FTA (các FTA trước đây của Việt Nam, qui tắc xuất xứ đối với hàng dệt may chủ yếu là qui tắc đơn giản “cắt và may” trừ FTA ASEAN - Nhật Bản và Việt Nam - Nhật Bản là áp dụng qui tắc “từ vải trở đi”).

- Các sản phẩm dệt may ngoài các Chương từ 61 đến 63 không đáp ứng được các qui tắc xuất xứ, về chuyển đổi mã HS qui định trong Phụ lục A-Chương 4 của Hiệp định, nhưng trọng lượng các nguyên liệu không đáp ứng được qui tắc chuyển đổi mã HS đó không vượt quá 10 tổng trọng lượng của sản phẩm. - Các sản phẩm dệt may từ các Chương 61 đến 63 không đáp ứng được các qui tắc xuất xứ về chuyển đổi mã HS qui định trong Phụ lục A - Chương 4 của Hiệp định, nhưng trọng lượng của các nguyên liệu sợi không đáp ứng qui tắc chuyển đổi mã số HS, được dùng trong sản xuất ra thành phần quyết định mã HS của sản phẩm dệt may, có trọng lượng không vượt quá 10 tổng trọng lượng của thành phần đó. Trong cả hai trường hợp trên, nếu các sản phẩm dệt may chứa nguyên liệu là sợi đàn hồi (elastomeric yarn), mà nguyên liệu này quyết định phân loại của sản phẩm, thì sản phẩm đó sẽ chỉ được coi là có xuất xứ nếu sợi đàn hồi được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP.

- Danh mục nguồn cung thiếu hụt tạm thời: Danh mục này bao gồm 8 loại nguyên liệu được phép nhập khẩu từ các nước ngoài CPTPP, mà vẫn được coi là đáp ứng qui tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng chỉ được trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. - Danh mục nguồn cung thiếu hụt vĩnh viễn: Bao gồm 179 loại nguyên liệu được phép nhập khẩu từ các nước ngoài CPTPP, mà vẫn được coi là đáp ứng qui tắc xuất xứ CPTPP để hưởng ưu đãi thuế quan trong CPTPP, không hạn chế về thời gian. Sau khi hết thời hạn 5 năm, Việt Nam vẫn có thể duy trì mô hình song song 2 cơ chế chứng nhận xuất xứ này thêm tối đa 5 năm nữa (trước khi hết hạn 5 năm đầu ít nhất 60 ngày, Việt Nam thông báo với các đối tác CPTPP về việc gia hạn).

- Tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn an toàn: Nhãn mác sản phẩm cần tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn an toàn của cả Việt Nam và Canada, bao gồm các quy định về chất lượng sản phẩm và an toàn cho người tiêu dùng.

Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Canada

- Yêu cầu về ngôn ngữ: Nhãn mác sản phẩm có thể yêu cầu sử dụng các ngôn ngữ chính thức như tiếng Anh hoặc tiếng Pháp tùy thuộc vào quy định của Canada. Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Canada chúng ta có thể thu được một lượng ngoại tệ lớn. Từ đó góp phần tạo vốn cho nhập khẩu để tái sản xuất mở rộng.

Phục vụ tích cực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Định hướng chiến lược xuất khẩu của công ty đến năm 2030

- Nội lực của công ty ngày càng phát triển về nguồn lực, uy tín thương hiệu được khẳng định. Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn song công ty vẫn đầu tư nhiều thiết bị máy móc hiện đại, tự động từ máy may đến máy thêu, máy giặt là, đóng gói…phục vụ cho xuất khẩu. Mở rộng địa bàn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nước ở Hà Nội, Hải phòng, Thái Bình, Thanh Hóa…Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên được nâng lên, inh nghiệm sản xuất hàng xuất khẩu được bổ sung, qui trình thủ tục pháp luật, tập quán các nước nhập hàng xuất khẩu được hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn.

Sản phẩm của công ty xuất sang thị trường Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và một số nước EU được các nước chấp nhận, uy tín thương hiệu được nâng lên. Đây là yếu tố cơ bản quyết định đến thắng lợi sản xuất hàng xuất khẩu, khẳng định công ty có đủ năng lực phát triển ngành may xuất khẩu sang thị trường Canada. Từ thực tế phát triển của công ty trong 7 năm qua, từ bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới doanh nghiệp trong những năm tới, xem xét các tiềm năng và lợi thế: Định hướng của Công ty TNHH Topmode đến năm 2030 sẽ trở thành công ty mạnh với tiềm tàng văn hoá doanh nghiệp vững chắc, trên cở sở củng cố và phát triển thương hiệu: lấy lĩnh vực may mặc làm trọng tâm, từng bước mở rộng và phát triển các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đa ngành nghề.

Tập trung ưu tiên nguồn lực để phát triển các ngành nghề và lĩnh vực có hiệu quả. Quy hoạch phát triển trụ sở thành khu vực sản xuất công nghệ cao, trung tâm thương mại và trung tâm thời trang của cả nước, bảo đảm thương hiệu topmode trở thành thương hiệu có uy tín lớn trên thị trường trong nước và quốc tế: khách hàng và người tiêu dùng tự tin, hãnh diện khi sử dụng sản phẩm của topmode. Hoàn thiện giá trị, nhân cách con người công ty TNHH Topmode cả về năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá với thu nhập ngày càng cao, đời sống tinh thần ngày càng cải thiện, xây dựng môi trường ngày càng xanh - sạch - đẹp, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng áo sơ mi của công ty TNHH.