1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chân dung cố võ sư sáng tổ bước khởi nghiệp 1938 1960

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Sau khi võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc quá vãng, võsư Chưởng môn Lê Sáng và các môn đệ kế nghiệp tổ chức lại bộ máy, từng bước hệ thống, bổsung lý thuyết võ đạo, bài bản, đòn thế… và chung tay

Trang 1

V VƯƠN LÊN TẦM CAO MỚI (từ năm 1991 đến nay) 7

VI SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN VOVINAM FPT………10

B.10 ĐIỀU TÂM NIỆM 12

C TÁC DỤNG CỦA VIỆC TẬP LUYỆN TDTT THƯỜNG XUYÊN………14

Trang 2

2BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT

2 000182320 Vũ Thế Điệp Trưởng tiểu ban NC & PTCT

3 00027280 Lưu Văn Hùng Trưởng tiểu ban tài chính

4 00034604 Phùng Thế Lập Trưởng tiểu ban đảm bảo

5 00172543 Bùi Tuấn Đạt Trưởng tiểu ban chuyên môn

13 00045069 Nguyễn Thị Phương Anh Giảng viên

Trang 3

3LỜI MỞ ĐẦU

VOVINAM - VIỆT VÕ ĐẠO là niềm tự hào và hãnh diện lớn của dân tộcViệt Nam chúng ta VOVINAM đang ngày một khẳng định vị thế của mình tronglàng võ Việt Nam, không những phát triển mạnh mẽ trong phạm vi nước nhà mà nócòn ngày một vươn xa hơn, nó đã đạt được quy mô rộng lớn nhất với nhiều mônsinh ở nhiều nơi trên thế giới như Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Mỹ,Nga, Pháp…

Trang 4

A LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

Môn phái Vovinam-Việt võ đạo (VVN-VVĐ) do cố võ sư Nguyễn Lộc sáng tạo tại Hà Nộivào năm 1938 trên cơ sở lấy võ và vật dân tộc làm nòng cốt, đồng thời nghiên cứu tinh hoa cácvõ phái khác trên thế giới để dung nạp, thái dụng và hóa giải; nhất là cải tiến nền tảng kỹ thuậtcủa mình theo nguyên lý Cương Nhu phối triển Sau khi võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc quá vãng, võsư Chưởng môn Lê Sáng và các môn đệ kế nghiệp tổ chức lại bộ máy, từng bước hệ thống, bổsung lý thuyết võ đạo, bài bản, đòn thế… và chung tay góp sức đưa môn phái phát triển nhưngày nay…

CHÂN DUNG CỐ VÕ SƯ SÁNG TỔ & BƯỚC KHỞI NGHIỆP (1938-1960):

Sơn Tây xưa kia là vùng đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh nhiều nhân tài kiệt xuất nhưNguyễn Tuấn (Sơn Tinh), Bố Cái Đại Vương, Trưng Vương, Ngô Quyền, Từ Đạo Hạnh, Vũ

Công Duệ, Phùng Khắc Khoan, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu… Và tại làng Hữu Bằng, huyện

Thạch Thất, vào ngày mồng tám, tháng tư, năm Nhâm Tý (24/5/1912), ông Nguyễn Lộc đãcất tiếng khóc chào đời.

Cố võ sư sang tổ Nguyễn Lộc trưởng thành trong thảm cảnh quê hương đất nước bịthực dân Pháp đô hộ hơn nửa thế kỷ Thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ đang bị chi phối bởi2 khuynh hướng: “một bên là hy sinh dấn thân vào con đường cách mạng cứu nước; cònmột bên là buông mình theo lớp vỏ văn minh hào nhoáng của phương Tây mà những thúvui sa đọa, những phong trào thể thao của lớp thượng lưu trưởng giả được thực dân Phápkhuyến khích để ru ngủ các tầng lớp thanh niên” Là thanh niên đương thời ông rất đaulòng trước thực trạng đó Hơn ai hết ông thấu hiểu dã tâm của bọn thực dân thống trị vàtay sai Theo ông, một trong những yếu tố đưa cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đếnthành công là cần xây dựng cho thanh niên lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần tự hào dân tộc,ý thức cách mạng, ý chí quật cường và nghị lực quả cảm; tất cả những điều đó phảiđược chứa đựng trong một thân thể khỏe mạnh, đanh thép, sức lực dẻo dai, chịu đựngđược mọi gian khổ, có khả năng tự vệ và chiến đấu Vì thế, ông có ước vọng góp phần nungđúc và cống hiến cho tổ quốc những người con yêu có đạo đức, ý chí quyết thắng, đủ nănglực và sức khỏe để vượt thắng sự hèn yếu, bạc nhược về tâm hồn và thể xác hầu vươnđến một lối sống tốt đẹp hơn: “Sống, giúp người khác sống và sống vì người khác”

Mang trong mình hoài bão lớn lao ấy, ngoài việc tu dưỡng đạo đức, trau dồi học vấn, ông

Trang 5

5còn dành thời gian sưu tầm, nghiên cứu nhiều môn võ khác Ngày đêm ông thường bầu bạn vớinhiều loại sách báo khác nhau từ Triết học, Văn học, Sử học… đến cả Y học, Cơ thể học Tất cả

những ý tưởng quan trọng về võ học và những vấn đề liên quan đều được ông tổng hợp, nghiên

cứu kỹ lưỡng đến khoảng mùa thu năm 1938, khi công trình nghiên cứu hoàn thành ông đặttên môn phái là Vovinam quốc tế hóa của cụm từ võ Việt Nam, ông đem huấn luyện thểnghiệm cho một số thân hữu cùng lứa tuổi Trong thời gian này, VVN lại được ông tiếp tục sửa

chữa, bổ sung về lý luận lẫn kỹ thuật Ngót một năm sau, ông đem lớp môn sinh đầu tiên ra mắt

quần chúng tại nhà Hát Lớn Hà Nội Cuộc biểu diễn thu hút đông đảo người xem và thànhcông rực rỡ Để thuận lợi trong việc truyền bá và phát triển “người con tinh thần” của mình, ông

nhận lời mời của bác sĩ Đặng Vũ Hỷ – Hội trưởng Hội Thân hữu Thể thao – tổ chức các lớp dạy

VVN dành cho thanh niên Lớp võ công khai đầu tiên khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại

trường Sư phạm Hà Nội Sau đó, nhiều lớp võ liên tục được mở ra ở nhiều nơi Trong khoảng

gần 15 năm (1940 – 1954), VVN đã được quảng bá rộng rải ở Hà Nội và lan dần sang các tỉnh

Sơn Tây, Nam Định, Thanh Hóa… Theo võ sư Chưởng môn Lê Sáng, vào thời kỳ này, tuy

chương trình huấn luyện có phân thành 3 cấp: sơ đẳng, trung đẳng và cao đẳng nhưng không mấyai học quá 3 năm vì thời cuộc, vì nhu cầu ứng phó cấp thiết, vì đôi lúc thực dân Pháp cấm cản, trừđội ngũ cốt cán tập luyện bí mật Các lớp võ công khai thường chỉ kéo dài 3 tháng gồm:bài tập thểdục (10 động tác), luyện tấn, mép tay, bắp tay rắn chắc; bay người, rạp xuống, trườn bằng khuỷutay và đầu gối; các lối nhào lộn, tập té ngã; các thế phản đòn cơ bản, các thế khóa gỡ; 4 bài song

luyện; các thế tự vệ chống kiếm, gậy (côn), mã tấu; 21 đòn chân không dạy riêng lẽ mà ghép trongcác bài song luyện Khi luyện tập, biểu diễn, các môn sinh mặc quần đùi, mình trần.

TẠM LẮNG (1960 – 1963):

Năm 1954, ông Nguyễn Lộc và một số môn đệ vào Sài Gòn Sau khi ổn định nơi cư

trú, ông liền sắp xếp kế hoạch phổ biến VVN Đầu tiên, ông tổ chức cuộc biểu diễn VVN đầutiên tại rạp Norodomme (nay là Công ty xổ số kiến thiết, đường Lê Duẫn, TPHCM) rồi mở lớpvõ tại đường Thủ Khoa Huân (Avigateur Garros), Nguyễn Trãi (Frère Louis), Nguyễn KhắcNhu, và cử môn đệ huấn luyện ở Thủ Đức (tỉnh Gia Định)… Sau đó, một số lớp tập khác cũngđược mở ra ở đường Sư Vạn Hạnh (gần chùa Ấn Quang), đường Trần Khánh Dư (Tân Định),đường Trần Hưng Đạo… Trong lúc công việc giới thiệu VVN ở vùng đất mới bắt đầu và còn đầy

khó khăn, thật đáng tiếc thay, ông Nguyễn Lộc lại sớm từ giã cõi đời vào ngày mồng bốn,

tháng tư, năm Canh Tý (29/4/1960) sau mấy năm bị trọng bệnh Ông ra đi lưu lại biết bao

niềm thương tiếc cho gia đình và môn đệ Hiện di cốt ông được bảo quản tại CLB Vovinam

số 31 đường Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TPHCM.

Trang 6

Ngày 11/11/1960, nhân võ sư Phạm Lợi (môn Judo) tham gia cuộc đảo chính củanhóm Nguyễn Chánh Thi, chế độ Sài Gòn đã hạn chế các võ phái hoạt động Võ sư Lê Sángphải tạm nghỉ dạy võ, lên Buôn Mê Thuộc và Quảng Đức làm đồn điền Tuy nhiên, một số lớp

VVN vẫn tập luyện tại các trường Hồ Vũ, Thăng Long, Saint Thomas… do võ sư Trần Huy Phongvà vài võ sư khác hướng dẫn…

Ba năm sau, ngày 01/11/1963, cuộc đảo chính do tướng Dương Văn Minh cầm đầuđã hạ bệ Ngô Đình Diệm Các võ phái ở Sài Gòn được phép hoạt động trở lại Trước tình thế

mới, võ sư Lê Sáng đã quay trở lại Sài Gòn, tập hợp một số võ sư cốt cán và thân hữu cùng

nhau đề ra kế hoạch khôi phục VVN từ khoảng đầu năm 1964.III.

Võ đường đầu tiên mở đầu thời kỳ khôi phục và phát triển đặt tại số 61 đường VĩnhViễn (Quận 10, Sài Gòn) Lúc đó, võ sư Chưởng môn Lê Sáng, võ sư Trần Huy Phong(1938 – 1997), võ sư Nguyễn Văn Thư cùng đội ngũ cốt cán đã họp để soạn thảo Quy lệ mônphái, vạch ra phương hướng củng cố và phát triển môn phái Dựa trên tư tưởng, kỹ thuật và

bài bản của cố võ sư Nguyễn Lộc truyền lại, võ sư Lê Sáng và một vài võ sư cao cấp đã bổsung, xác lập chương trình giảng huấn võ đạo, huấn luyện võ lực, và võ thuật rõ ràng theotừng đẳng cấp: sơ đẳng (đai xanh, có 3 cấp), trung đẳng (vàng, 3 cấp), cao đẳng (đỏ, 7 cấp) và

đùi mà võ sinh đã mặc trong các thời kỳ trước được thay thế bằng bộ võ phục màu xanh datrời như hiện nay Hệ thống kỹ thuật cũng dần dần được bổ sung thêm các đòn thế, bài bản

phong phú đa dạng hơn.

Bằng hoạt động năng nổ, sáng tạo của võ sưChưởng môn Lê Sáng và các môn đệ, VVN đã thu hútđược sự chú ý của nhiều giới và các võ đường khác dầndần xuất hiện như võ đường Trần Hưng Đạo, Hoa Lư…

Năm 1966, VVN được đưa vào trường học mà công đầulà của võ sư Phùng Mạnh Chữ tự Mạnh Hoàng (1938 –

1967) Cũng từ năm này, danh xưng Vovinam bổ sung

thành Vovinam-Việt võ đạo để thanh, thiếu niên chú

trọng đến tinh thần dân tộc khi luyện võ hầu phấn đấu rènluyện bản thân cả 3 phương diện: Tâm, Trí, Thể, nhằmphục vụ cho dân tộc và nhân loại Nhiều trường công lập vàtư thục lớn tại Sài Gòn lúc bấy giờ như Pétrus-Ký (nay làLê Hồng Phong), Gia Long (nay là Nguyễn Thị MinhKhai), Chu Văn An, Lê Văn Duyệt (nay là trường THPTVõ Thị Sáu), Trưng Vương, Cao Thắng, Hưng Đạo, DonBosco, Phan Sào Nam, Đức Trí, Taberd, Quốc Việt…đều có lớp tập

chính khóa hoặc ngoại khóa do các võ sư Lê Công Danh, Trần Văn Bé, Trần Văn Trung, NguyễnVăn Thông… phụ trách góp phần tạo nên một phong trào rèn luyện sức khỏe sôi nổi và rộng lớn.Công tác đào tạo đội ngũ cốt cán, nghiên cứu, biên soạn hệ thống lý luận, kiến thức VVN-VVĐcũng được quan tâm Nhiều sách, đặc san của môn phái do Ban nghiên cứu Việt võ đạo biênsoạn đã được xuất bản trong giai đoạn này như: Việt võ đạo nhập môn, Việt võ đạo cương yếu,Tinh hoa Việt võ đạo…

Trang 7

Năm 1968, võ đường 61 Vĩnh Viễn dời đến số 31 Trần Hoàng Quân (nay là 31 Sư

Sau mấy năm vượt qua thử thách và đạt nhiều thành quả tốt đẹp, VVN được một số ban ngànhmời giảng dạy Được học tập các lớp đặc huấn (đào tạo HLV) và qua rèn luyện trong thực tiễn,hàng loạt võ sư, HLV được tung đi các tỉnh, thành phố ở miền Nam để xây dựng và phát triểnphong trào như: Trịnh Ngọc Minh (1939-1998) đến thành phố biển Nha Trang, Trần Tấn Vũ(Phú Yên), Ngô Kim Tuyền (Bình Dương), Nguyễn Văn Chiếu (Quy Nhơn), Nguyễn Văn Nhàn,Nguyễn Văn Sen (Cần Thơ), Trần Văn Mỹ (Hậu Nghĩa), Dương Minh Nhơn (Kiên Giang),Nguyễn Tôn Khoa (An Giang), Nguyễn Văn Vang (Vĩnh Long), Nguyễn Văn Ít (Mỹ Tho)…Hằng năm, vào dịp Lễ tưởng niệm cố võ sư Sáng tổ, các trưởng đơn vị đều tập trung về Sài Gòndự lễ, tập huấn, thi cử, tạo thành truyền thống tốt đẹp Võ sư Chưởng môn Lê Sáng và mộtsố võ sư cao cấp cũng thường xuyên đi thăm hỏi, chấm thi ở nhiều nơi để hỗ trợ, động viênphong trào Bên cạnh việc quãng bá võ thuật, VVN-VVĐ còn tham gia một số công tác xã hội…Có thể nói, đây là giai đoạn môn phái trưởng thành về nhiều mặt, võ đường xuất hiện ở hầu hếtcác tỉnh phía Nam; và theo chân các du học sinh như: Trần Nguyên Đạo, Nguyễn Thị Huệ, Trần

Đại Chiêu, Dương Quan Việt, Hà Chí Thành…để xuất hiện ở Pháp, Ý, Đức, Thụy Sĩ… vào đầu

thập niên 70 Người có công dựng cột mốc đầu tiên để phát triển VVN-VVĐ ra quốc tế(1973) là Giáo sư Tiến sĩ Phan Hoàng.

Khoảng gần một năm sau ngày thống nhất đất nước, võ sư Nguyễn Văn Chiếu đã tập hợpmột số võ sư, HLV về Quận 8, (TPHCM) ôn luyện Sau đó, võ sư Trần Huy Phong cũng thamgia huấn luyện Qua một thời gian tập luyện, đội đi biểu diễn tại một số tụ điểm văn hóa ở Quận

8 và vài nơi khác như Quận 3, huyện Bình Chánh.… Ngày 15/12/1978, được sự chấp thuận

của Sở Thể dục Thể thao (TDTT) TPHCM và Ủy ban nhân dân quận 8, lớp VVN-VVĐchính thức khai giảng tại tụ điểm hồ bơi Hòa Bình (đường Chánh Hưng – Quận 8) do võ sưNguyễn Văn Chiếu hướng dẫn, mở đầu quá trình khôi phục phong trào trong thành phố Từ

thời điểm này đến đầu những năm 80, các võ sư ở một số tỉnh, thành khác như: Nguyễn HữuHạnh (Cần Thơ), Nguyễn Bá Thuận (Nha Trang), Đinh Văn Hòa (Bình Định)… cũng xin phép

ngành TDTT địa phương mở lớp huấn luyện Tháng 6/1980, VVN-VVĐ tham dự đợt Hội thao

võ thuật do Viện Khoa học Giáo dục và Trường Cao đẳng Sư phạm TD trung ương 2 tổchức tại TPHCM Năm 1985, VVN-VVĐ được mời huấn luyện cho Lớp Nghiên cứu võthuật phía Nam (khóa tập trung 4 tháng) của Cục Cảnh vệ (Bộ Nội vụ nay là Bộ Công an) Một

có ảnh hưởng đến công tác chuyên môn, nhân sự lẫn sự quan tâm của các tỉnh, thành khác đối

với bộ môn Trước sự hồi phục phong trào ở nhiều nơi, VVN-VVĐ đã được Tổng cục

TDTT đưa vào chương trình Hội diễn kỹ thuật khu vực 3 (1990) Và đến tháng 9 năm này,4 võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Nguyễn Anh Dũng, Lê Thanh Liêm, Tô Mạnh Hòa đã cùng mộtsố võ sư trong Liên đoàn Võ thuật TPHCM đã sang biểu diễn tại Belarussia và sau đó võ sư

Nguyễn Anh Dũng (1953 – 2007) lưu lại huấn luyện trong 1 năm Khi võ sư Nguyễn Anh Dũngvề nước, võ sư Trương Quang An được cử sang thay thế…

Trang 8

VVN-VVĐ Trên những cơ sở vừa nêu, Tổng cục TDTT đã cho VVN-VVĐ tổ chức giải vô

địch toàn quốc (VĐTQ) lần đầu tiên từ ngày 4 đến 6/12 /1992 tại TPHCM, quy tụ 178 võ sĩ

của nhiều tỉnh, thành, tranh tài 2 nội dung: hội thi kỹ thuật và đấu đối kháng Và ở giải VĐTQlần thứ 2, các võ sư, HLV VVN-VVĐ đã được đón tiếp phu nhân cố võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộcđến dự khán đêm khai mạc…

Tháng 4/1994 Tổng cục TDTT thành lập Ban điều hành lâm thời VVN-VVĐ ViệtNam Hằng năm, Ban điều hành đều tổ chức các Hội nghị chuyên môn toàn quốc (ôn luyện kỹ

thuật, từng bước hoàn chỉnh luật thi đấu đối kháng, luật hội diễn, nghiệp vụ Trọng tài, thi thăngcấp cao đẳng…) Kế đó, chuyến biểu diễn thành công vang dội của VVN-VVĐ tại Lễ hội Vănhóa – Thể thao truyền thống thế giới lần thứ 2 (52 quốc gia tham dự) tổ chức ở Thái Lan vàotháng 12 năm 1996 đã thu hút thêm sự chú ý của những người yêu thích võ thuật dân tộc Đếngiải VĐTQ lần thứ 6 (27 – 30/12/1997), với 215 VĐV thuộc 12 tỉnh, thành và 2 ngành (QuânĐội, Thể thao Đại học) tham dự, VVN-VVĐ Việt Nam đã được khẳng định trong sự nghiệp thể

thao của nước nhà qua việc Ủy ban TDTT phong cấp cho các VĐV đoạt huy chương Nhằm mở

rộng địa bàn, 3 lớp tập huấn Hướng dẫn viên dành cho các tỉnh phía Bắc lần lượt tiến hànhtại Thanh Hóa (1998), Hà Tây (2000) và Quảng Bình (2001) đã tạo điều kiện cho khuvực này xây dựng bộ môn và từng bước hòa nhập vào phong trào chung… Từ những nỗ

lực trên, VVN-VVĐ đã được Ủy ban TDTT đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại Đại hộiTDTT toàn quốc năm 2002.

Đặc biệt, nhân dịp chào mừng 300 năm Sài Gòn – TPHCM và kỷ niệm 60 năm thành

Võ thuật TPHCM tổ chức Hội diễn VVN-VVĐ quốc tế lần thứ 1 vào ngày 20/7/1998 tại

Trang 9

Năm 2007 cũng diễn ra một sự kiện quan trọng Sau nhiều năm chờ đợi, đến tháng10 cùng năm, Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam đã diễn ra trong 2 ngày 19và 2/10 tại TPHCM Gần 100 khách mời và đại biểu đã thông qua Điều lệ Liên đoàn, phương

hướng hoạt động và bầu Ban chấp hành niệm kỳ I (2007 – 2011) gồm 37 ủy viên (1 nữ) Hộinghị Ban chấp hành lần thứ I (nhiệm kỳ I) đã bầu Ban Thường vụ gồm 13 thành viên Ông LêQuốc Ân – Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn dệt may Việt Nam – được tín nhiệm vào chức vụChủ tịch Liên đoàn Trong 6 Phó Chủ tịch, võ sư Nguyễn Văn Chiếu đảm nhận nhiệm vụ PhóChủ tịch phụ trách kỹ thuật Chức vụ Tổng thư ký được giao cho võ sư Võ Danh Hải.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch và Ủy ban Olympic Việt Nam tiếp tục vận động

đưa Vovinam vào chương trình thi đấu chính thức tại Asian Indoor Games lần thứ 3-2009;

vận động Saigon Invest Group tài trợ cho tài khóa 2008; phối hợp với Văn phòng Tổ đường tổchức các kỳ thi thăng đai cấp quốc gia (từ Chuẩn hồng đai trở lên), xây dựng Quy chế hoạt độngchuyên môn mới; cập nhật nội dung khảo hạch lý thuyết tinh thần võ đạo, kỹ thuật Vovinam đểin thành sách; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mở lớp tập huấn kỹ thuật Vovinam

dành cho các nước châu Á từ ngày 14 đến 28/7/2008; vận động thành lập Liên đoàn Vovinam

thế giới…

Sau trên 30 năm trải qua không ít gập ghềnh, được sự quan tâm của ngành TDTT các cấp, sự cốvấn, hỗ trợ của võ sư Chưởng môn cùng sự tận tụy, hy sinh của tất cả võ sư, HLV và môn sinh;hiện nay VVN-VVĐ thu hút hàng trăm nghìn môn sinh thường xuyên luyện tập tại nhiều tỉnh,thành đã thành lập Hội, liên đoàn Vovinam địa phương, tổ chức các giải vô địch, trẻ, thiếu niên nhiđồng, Hội Khỏe Phù Đổng… hàng năm cũng như đầu tư đào tạo lực lượng VĐV, HLV… Nhờ vậy,chất lượng chuyên môn đang từng bước tăng tiến.Trong quan hệ quốc tế, VVN-VVĐ Việt Namtừng biểu diễn tại các Lễ hội võ thuật truyền thống khu vực và thế giới ở Thái Lan, Đức, HànQuốc, Nhật Bản, Pháp… và được nhiệt liệt hoan nghênh Nhiều lớp tập VVN-VVĐ đã được mở raở khắp năm châu như: Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia, Nga, Belarussia,Ucraina, Ba Lan, Canada, Mỹ, Peru, Morocco, Burkina Faso, Senegal, Bờ Biển Ngà, Tunysie,Algerie, Cambodia, Philippines, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ, Australia, Iran, Ấn Độ… và sắp tớicó thêm Lào, Brunei… Hằng năm, các nước Pháp, Ý, Thụy Sĩ… thường tổ chức giải thi đấu quốctế với sự hiện diện của võ sĩ các nước lân cận Trên tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, nhiều đoànvõ sư, HLV, môn sinh nước ngoài đã về đất tổ viếng cố võ sư Sáng tổ, chào võ sư Chưởng môn LêSáng, tập huấn kỹ thuật, thi thăng cấp và biểu diễn tại TPHCM, Nha Trang, Bình Định, Cần Thơ,Hà Nội…

Kể từ mùa thu năm 1938, trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm, từ một môn phái manh nha tạithủ đô Hà Nội, VVN-VVĐ đang phát triển vượt bậc và mở rộng đến nhiều nơi trên thế giới, trở thànhmột môn phái được đông đảo bạn bè khắp năm châu hâm mộ và xem đó là một triết lý sống mangtinh thần nhân văn và thượng võ Song song đó, VVV-VVĐ cũng đã trở thành một môn thể thaođược nhiều quốc gia công nhận đồng thời được Ủy ban Olympic châu Á đồng ý đưa vào chương trình

đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games 26 Đạt được những thành quả trên là cả

Trang 10

10một quá trình phấn đấu, chung vai đấu cật của nhiều thế hệ võ sư, HLV, môn sinh theo bước chân mởđường của cố võ sư Sáng tổ Điều đáng quý là tuy có những giai đoạn phải đối mặt với rất nhiềuthách thức do những tác động khách quan lẫn chủ quan, nhưng với tấm lòng thiết tha, tận tụy phục vụmôn phái, đội ngũ võ sư, HLV và môn sinh VVN-VVĐ đã khắc phục không ít khó khăn trong cuộcsống để vững tâm xây dựng, duy trì và phát triển phong trào ở từng nơi, từng thời điểm.

Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển trên, từng môn sinh, HLV, võ sư có quyềntự hào về những thành quả tốt đẹp môn phái đã giành được nhưng không thể mải mê với “ánhhào quang” mà phải nghiêm túc tự soi rọi lại các ưu, khuyết điểm của bản thân để tiếp tục tudưỡng đạo đức, rèn luyện chuyên môn, khiêm tốn, không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức vềmọi mặt; yêu thương, giúp đỡ, tôn trọng, hòa hợp cùng đồng môn nhưng mạnh dạn đấu tranh vớinhững trì trệ hầu đưa môn phái vững vàng tiến bước cũng như thực hiện ngày một tốt hơn lời dạycủa cố võ sư Sáng tổ môn phái: phục vụ dân tộc và nhân loại.

SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN VOVINAM TẠI ĐẠI HỌC FPT

Sau một thời gian nghiên cứu để lựa chon môn GDTC dành cho sinh viên Trường Đại học

FPT Ngày 2/7/2007 trường Đại học FPT chính thức đưa môn Võ Vovinam vào chươngtrình giảng dạy chính khóa cho toàn bô sinh viên khóa 1 Vovinam – Việt võ đạo là môn võ cổ

truyền của dân tộc nên cái đạo trong vovinam và nền tảng kỹ thuật của môn võ này được căn cứvà phát triển dựa trên cơ sở ý thức hệ và thể trạng phù hợp với người Việt Nam Do đó sinh viênĐại học FPT không gặp quá nhiều khó khăn và trở ngại khi tiếp cận các triết lý và đòn thế củamôn võ này Việc đưa Vovinam trở thành bộ môn GDTC cho sinh viên, Đại học FPT tiếp tụckhẳng định một trong những cương lĩnh, những tôn chỉ mục đích quan trọng của Nhà trườngngay từ khi thành lập đó là tôn vinh và xây dựng những giá trị nhân văn, hướng về dân tộc, cộinguồn, rèn luyện tinh thần, lối sống lành mạnh cho sinh viên Với mong muốn sinh viên kế thừavà phát huy những truyền thống và tinh hoa ấy, được phát triển không chỉ về mặt thể chất mà cònđược rèn luyện về tinh thần tôn sư trọng đạo, quan hệ đồng môn “ coi đồng môn như thủ túc”,tính kỷ luật, ý chí tạo nên con người có nhân cách Ngoài ra sinh viên Đại học FPT khi ra trườngsẽ có cơ hội làm việc tại nhiều môi trường mang tính toàn cầu hóa nên việc được rèn luyện võthuật, đặc biệt là môn võ Vovinam sẽ góp phần tạo cho sinh viên tác phong đĩnh đạc, kỷ luậttrong công việc Khi tham gia vào các buổi giao lưu văn hóa giữa các quốc gia các em có mộtnền tảng văn hóa và kiến thức, giới thiệu những nét tinh hoa của dân tộc qua các bài quyền, cácđộng tác của môn võ Vovinam Sự khác biệt này đã mang lại rất nhiều giá trị ý nghĩa cho sinhviên nên ngay từ những ngày đầu thành lập Nhà trường đã được các bậc phụ huynh hết sức tintưởng khi gửi gắm con em mình với mong muốn tạo cho các em nếp sống kỷ luật, có ý thứctrách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội Chính vì thế, Nhà trường rất trú trọng tới việc rènluyện thể chất và coi đây là một hướng đào tạo chiến lược cho sinh viên.

Những năm trước đây do Nhà trường đang xây dựng Campus trên Khu công nghệ cao HòaLạc nên điều kiện cơ sở vật chất chưa được đảm bao, chính vì thế địa điểm tập luyện phải đi thuêtại các trung tâm bên ngoài, chính vì vậy các bạn sinh viên chỉ có thể tập luyện những giờ chínhkhóa còn hầu như việc trau dồi kỹ thuật, rèn luyện thêm ngoài giờ gặp nhiều khó khăn Hiện naysau khi Campus Đại học FPT Hòa Lạc được đưa vào hoạt động với các hạng mục công trình thểthao hiện đại như sân trượt băng, sân bóng đá nhân tao, sân bóng rổ, bóng chuyền và đặc biệt làsân tập Vovinam đảm bảo thoáng mát, được trang bị đầy đủ 1000m thảm tập, đích đá, găng,giáp, phòng tập thể lực với các những thiết bị hiện đại Chương trình môn học được xây dựng vàthiết kế khoa học phù hợp với thể lực và trình độ của sinh viên nên đã mang lại những kết quảhết sức thành công Cụ thể là sự lực lượng sinh viên tham gia tập luyện tại CLB Vovinam ngàycàng đông đảo, chất lượng chuyên môn của đội tuyển Vovinam Đại học FPT ngày một nâng cao.

Đặc biệt hơn khi ngày 18/11/2018 sinh viên Trường Đại học FPT đã vinh dự và tự hào khi

Ngày đăng: 08/05/2024, 12:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w