18 Đoàn Thanh Nga, Vũ Huyền Linh, Nguyễn Hà Anh, Nguyễn Thanh Sơn: Kế toán quản trị môi trường ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp ...21 Nguyễn Thị Dung: Một số biện pháp nâng cao chất
Trang 1MỤC LỤC
Số 08 tháng 03/2023 (835) - Năm thứ 56
ECONOMY AND FORECAST REVIEW
Tổng Biên tập
ThS NGUYỄN LỆ THỦY
Phó Tổng Biên tập
ThS ĐỖ THỊ PHƯƠNG LAN
Hội đồng Biên tập
TS CAO VIẾT SINH PGS, TS LÊ QUỐC LÝ
PGS, TS BÙI TẤT THẮNG
TS NGUYỄN ĐÌNH CUNG
PGS, TS NGUYỄN HỒNG SƠN
GS, TS TRẦN THỌ ĐẠT
PGS, TS TRẦN ĐÌNH THIÊN
PGS, TS NGUYỄN ĐÌNH THỌ
PGS, TS NGUYỄN TIẾN DŨNG
TS VƯƠNG QUÂN HOÀNG
PGS, TS LÊ XUÂN ĐÌNH
PGS, TS TRẦN TRỌNG NGUYÊN
Tòa soạn và trị sự
65 Văn Miếu - Đống Đa - Hà Nội
Tel: 080.43174 / 080.44474
Fax: 024.3747.3357 Email: kinhtedubao@ mpi.gov.vn
Tạp chí điện tử
http://kinhtevadubao.vn
Quảng cáo và phát hành
Tel: 080.48310 / 0983 720 868
Qua mạng lưới Bưu điện Việt Nam
Giấy phép xuất bản: 115/GP-BTTTT
In tại: Công ty CP in Công đoàn Việt Nam
CƠ QUAN NGÔN LUẬN
CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Giá 25.000 đồng
TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG Đặng Thị Cát Tường: Giải pháp hoàn thiện Luật Thuế thu nhập cá nhân đối với điều tiết
thu nhập từ tiền lương, tiền công 3
PHÂN TÍCH - NHẬN ĐỊNH - DỰ BÁO Trần Thế Sao, Phan Hồng Hạnh: Sử dụng hiệu quả công cụ tài chính nhà nước góp phần
phát triển bền vững kinh tế - xã hội 6
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Lê Thu Hạnh, Nguyễn Ngọc Mai: Chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng thương mại trong
bối cảnh chuyển đổi số 10 Lâm Văn Siêng: Thực trạng ứng dụng mô hình đối tác kinh doanh nhân sự ở Việt Nam và
một số khuyến nghị 14 Lê Duy, Lê Thị Kiều Oanh: Đẩy mạnh phát triển ngành dệt may Việt Nam 18 Đoàn Thanh Nga, Vũ Huyền Linh, Nguyễn Hà Anh, Nguyễn Thanh Sơn: Kế toán quản trị
môi trường ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp 21 Nguyễn Thị Dung: Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính của
các ngân hàng thương mại tại Việt Nam 25 Trịnh Thị Lan Anh: Một số lưu ý về khác biệt văn hóa trong hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam với
các quốc gia khu vực Trung Đông 29 Đặng Thị Hiền: Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp 32 Nguyễn Thị Vân Anh, Lê Thanh Bình: Kế toán quản trị trong doanh nghiệp:
Xu hướng trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 và một số lưu ý 35 Trần Thị Nguyệt Cầm, Phạm Thị Vân: Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục
nghề nghiệp nhằm phát triển nhân lực có kỹ năng nghề cao 39 Vương Thùy Linh: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khách sạn đối với người lao động
sau đại dịch Covid-19 43 Phạm Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngọc Mai: Sự khác biệt về hiểu biết tài chính cá nhân giữa
các nhóm cư dân nông thôn miền Bắc Việt Nam 47 Bùi Quang Anh: Một số giải pháp phát triển Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long
trong thời gian tới 51 Nguyễn Thị Cẩm Nhung: Thực trạng đặc điểm công việc và tinh thần làm việc của giảng
viên các trường đại học tại Hà Nội 54 Đàm Thị Thanh Dung: Thực trạng chia sẻ tri thức và sự hài lòng trong công việc của giảng viên
các trường đại học tại Hà Nội 58 Lộc Trung Nghĩa, Nguyễn Vũ Vân Anh: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân
đối với chất lượng dịch vụ hành chính công tại UBND TP Thủ Dầu Một 62 Nguyễn Minh Tuấn, Lê Thanh Long: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu của
Làng sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp, tỉnh Bình Dương 66 Chu Đức Trí: Tài trợ của Chính phủ Đức cho khởi nghiệp ở các trường đại học 70 Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Hạnh Nguyên, Nguyễn Thị Yến Nhi, Nguyễn Hoàng Trang, Ngô Lan Hương: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa khi chuyển dịch sang
mô hình kinh tế tuần hoàn tại vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc 74
NHÌN RA THẾ GIỚI Trần Lê Đăng Phương, Nguyễn Thành Phương: Phát triển kinh tế tư nhân:
Kinh nghiệm của Trung Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam 78 Nguyễn Thị Xuân, Nguyễn Đức Dương: Kinh nghiệm về phát triển dịch vụ logistics trên
thế giới và một số đề xuất cho Việt Nam 81
KINH TẾ NGÀNH - LÃNH THỔ Nguyễn Thị Thu Thảo, Lê Minh Thống: Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 85 Đào Thị Hồng, Đinh Thị Lan, Trần Thị Nhung: Tác động của đô thị hóa đến sự phát triển
kinh tế nông nghiệp huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang 89 Lê Thị Thu Hà, Đinh Thị Thu Thủy: Phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc,
tỉnh Thanh Hóa 92 Hà Thị Hằng: Giải pháp phục hồi thị trường lao động ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
sau đại dịch Covid-19 96 Nguyễn Minh Vũ, Trần Thị Như Diễm, Lý Thị Mạnh: Phát triển kinh tế tập thể trong nông
nghiệp ở tỉnh Trà Vinh 100 Nguyễn Quốc Việt: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại Bệnh viện Giao thông vận tải Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay 104
Trang 2Assoc Prof Dr BUI TAT THANG
Dr NGUYEN DINH CUNG
Assoc Prof Dr NGUYEN HONG SON
Prof Dr TRAN THO DAT Assoc Prof Dr TRAN DINH THIEN
Assoc Prof Dr NGUYEN DINH THO
Assoc Prof Dr NGUYEN TIEN DUNG
Dr VUONG QUAN HOANG
Assoc Prof Dr LE XUAN ÑINH
Assoc Prof Dr TRAN TRONG NGUYEN
Editorial Board Office
65 Van Mieu Street Dongda District - Ha Noi
Tel: 080.43174 / 080.44474
Fax: 024.3747.3357 Email: kinhtedubao@ mpi.gov.vn
Price 25.000 VND
FROM POLICY TO PRACTICE Dang Thi Cat Tuong: Solutions to perfect the Law on Personal Income Tax for regulating income from wages and salaries 3 ANALYSIS - ASSESSMENT - FORECAST
Tran The Sao, Phan Hong Hanh: Effectively employing state financial instruments to contribute to sustainable socio-economic development 6 RESEARCH - DISCUSSION
Le Thu Hanh, Nguyen Ngoc Mai: Quality of human resources in commercial banks in the context of digital transformation 10 Lam Van Sieng: The current application of Human Resource Business Partner model in Vietnam and some recommendations 14
Le Duy, Le Thi Kieu Oanh: Promoting Vietnam’s textile and garment industry 18 Doan Thanh Nga, Vu Huyen Linh, Nguyen Ha Anh, Nguyen Thanh Son: Environmental management accounting in Vietnam: Current situation and solutions 21 Nguyen Thi Dung: Measures to improve the quality of auditing financial statements of commercial banks in Vietnam 25 Trinh Thi Lan Anh: Some notes on cultural differences in business cooperation between Vietnam and Middle Eastern countries 29 Dang Thi Hien: Vietnam’s textile and garment export: Reality and solutions 32 Nguyen Thi Van Anh, Le Thanh Binh: Management accounting in enterprises:
The trend in the era of the Fourth Industrial Revolution and some issues to pay attention to 35 Tran Thi Nguyet Cam, Pham Thi Van: Promoting international cooperation in vocational education to upgrade highly skilled human resources 39 Vuong Thuy Linh: Social responsibility of hotel businesses towards employees after the Covid-19 pandemic 43 Pham Tuan Anh, Nguyen Thi Ngoc Mai: Differences in personal financial literacy among the population groups in the rural North of Vietnam 47 Bui Quang Anh: Some solutions to boost Dong Nam Duoc Bao Long Co., Ltd in the coming time 51 Nguyen Thi Cam Nhung: Reality of job characteristics and workplace spirit of university lecturers in Hanoi 54 Dam Thi Thanh Dung: Reality of knowledge sharing and job satisfaction of university lecturers in Hanoi 58 Loc Trung Nghia, Nguyen Vu Van Anh: Factors affecting people’s satisfaction with the quality of public administrative services at the People’s Committee of Thu Dau Mot city 62 Nguyen Minh Tuan, Le Thanh Long: Factors influencing the brand value of Tuong Binh Hiep traditional lacquer village in Binh Duong Province 66 Chu Duc Tri: German government’s funding for start-ups at universities 70 Nguyen Thi Thanh Mai, Nguyen Hanh Nguyen, Nguyen Thi Yen Nhi, Nguyen Hoang Trang, Ngo Lan Huong: Opportunities and challenges for SMEs to switch to circular economy model in the Northern Key Economic Region 74 WORLD OUTLOOK
Tran Le Dang Phuong, Nguyen Thanh Phuong: Development of private economy: Experience of China and suggestions for Vietnam 78 Nguyen Thi Xuan, Nguyen Duc Duong: Experience in boosting logistics services in the world and some suggestions for Vietnam 81 SECTORAL - REGIONAL ECONOMY
Nguyen Thi Thu Thao, Le Minh Thong: Development of tourism in Lang Son province 85 Dao Thi Hong, Dinh Thi Lan, Tran Thi Nhung: Impact of urbanization on agricultural development in Yen Son district, Tuyen Quang province 89
Le Thi Thu Ha, Dinh Thi Thu Thuy: Development of farm economy in Vinh Loc district, Thanh Hoa province 92
Ha Thi Hang: Solutions to restore labor market in Huong Thuy town, Thua Thien Hue province after the Covid-19 pandemic 96 Nguyen Minh Vu, Tran Thi Nhu Diem, Ly Thi Manh: Boosting collective economy in agriculture in Tra Vinh province 100 Nguyen Quoc Viet: Implementation of grassroots democracy regulations at Ho Chi Minh City Hospital of Transport 104
Trang 3TỪ CHÍNH SÁCH ĐẾN CUỘC SỐNG
01/01/2009 Việc ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, được coi là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách thuế ở Việt Nam Sau hai lần sửa đổi (Luật số 26/2012/QH13, ngày 22/11/2012 và Luật số 71/2014/QH13, ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế), các chính sách thuế thu nhập cá nhân ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Vinh Hưng (2020) phân tích về sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại Việt Nam hiện nay đã tác động, ảnh hưởng rất lớn đến Luật Thuế thu nhập cá nhân Trong đó, quy định về mức giảm trừ gia cảnh của Luật đang tồn tại khá nhiều vấn đề, cần được nghiên cứu, sửa đổi kịp thời, nhằm đưa ra các quy định phù hợp hơn với hoàn cảnh thực tiễn Bài viết đi sâu đề cập những bất cập hiện nay của quy định về mức giảm trừ gia cảnh
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thu nhập cá nhân trong kinh tế là thuật
ngữ đề cập đến tất cả các khoản thu nhập
của một cá nhân kiếm được trong một
niên độ thời gian nhất định (thông thường
là một năm), nó là tổng hợp của tất cả các
thu nhập của người lao động Luật Thuế
thu nhập cá nhân ảnh hưởng đến thu nhập
thực nhận của người lao động Tuy nhiên,
không phải ai cũng nắm rõ Luật này điều
tiết cụ thể thu nhập từ tiền lương, tiền
công như thế nào, để từ đó tuân thủ đúng
theo quy định, nhất là trong bối cảnh Luật
Thuế thu nhập cá nhân thường xuyên sửa
đổi, bổ sung
Luật Thuế thu nhập cá nhân ở Việt
Nam được Quốc hội thông qua ngày
21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày
Giải pháp hoàn thiện Luật Thuế
thu nhập cá nhân đối với điều tiết
thu nhập từ tiền lương, tiền công
ĐẶNG THỊ CÁT TƯỜNG *
Tóm tắt
Mức thuế thu nhập cá nhân động viên vào ngân sách nhà nước phù hợp với thực tế thu nhập
của người dân trong từng giai đoạn khác nhau, sẽ góp phần khuyến khích các tầng lớp dân cư
làm giàu chính đáng, tăng tích lũy, từ đó có thêm nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất,
kinh doanh và quay trở lại gia tăng đóng thuế cho ngân sách nhà nước Tuy nhiên, nếu tỷ lệ
động viên thuế không phù hợp với thực tiễn, đồng thời thủ tục hành chính thuế rườm rà, phức
tạp, sẽ gây nên những bất cập trong thực tế triển khai Bài viết này đề cập về những tồn tại
trong quá trình áp dụng Luật Thuế thu nhập cá nhân đối với điều tiết thu nhập từ tiền lương,
tiền công, trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp, nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống
pháp luật về thuế thu nhập cá nhân ở nước ta hiện nay
Từ khóa: thuế thu nhập cá nhân, tiền công, tiền lương, Luật Thuế thu nhập cá nhân
Summary
The rates of personal income tax mobilized into the state budget, if suitable to people’s real
income in different periods, will contribute to encouraging people to do business and get rich
legitimately, increase financial accummulation and thereby increasing more resources to
invest in business and production development This in return will increase tax payment to the
state budget However, if the tax mobilization rate is not consistent with reality, and the tax
administrative procedures are cumbersome and complicated, there will exist inadequacies in
practical implementation This article discusses the shortcomings in the process of applying the
Law on Personal Income Tax to regulate income from salaries and wages, thereby proposing a
number of solutions to improve the legal system on personal income tax in our country today.
Keywords: personal income tax, wages, salaries, Law on Personal Income Tax
* Cử nhân ngành Luật học, Trường Đại học An Giang, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 27/02/2023; Ngày phản biện: 10/3/2023; Ngày duyệt đăng: 15/3/2023
Trang 4một số quy định còn phức tạp, phát sinh thủ tục hành chính, chưa tạo thuận lợi cho người nộp thuế và gây khó khăn cho công tác quản lý thuế Thực trạng này được thể hiện trên các khía cạnh cụ thể như sau:
Thứ nhất, còn nhiều kẽ hở trong việc
xác định đối tượng và thu nhập thực tế của người nộp thuế, do Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành còn thiếu các quy định cụ thể đối với người nộp thuế làm các công việc tự do, như: dạy học; bác sĩ khám, chữa bệnh ngoài giờ; người làm nghề môi giới trong các lĩnh vực Trong khi đó, trên thực tế, những người làm các công việc này chưa nhận thức đầy đủ về nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật, dẫn đến thất thu thuế của Nhà nước
Thứ hai, còn nhiều thủ tục, giấy tờ,
hồ sơ…, mà người nộp thuế cần thực hiện để đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý thuế Điều này không chỉ khiến người nộp thuế đối mặt với các thủ tục nhiêu kê, rườm rà, mà còn phải mất nhiều thời gian để tuân thủ các thủ tục này
Thứ ba, thói quen sử dụng tiền mặt
trong thanh toán của người Việt Nam được coi là một trở ngại đáng kể cho công tác thu thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng Việc sử dụng tiền mặt phổ biến làm cho công tác giám sát thu nhập của cơ quan chức năng bị hạn chế, đồng thời tạo cơ hội cho các chủ thể che giấu nguồn thu nhập hoặc dịch chuyển tài sản, từ đó không khai báo để nộp thuế theo quy định, trong khi quy định pháp lý thiếu cập nhật các giải pháp để ngăn ngừa tình trạng này
Thứ tư, bất cập trong quy định về mức
giảm trừ gia cảnh Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện nay, giảm trừ gia cảnh sẽ gồm hai phần: mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là
9 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm) và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng Nguyên tắc giảm trừ cho người phụ thuộc là mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế Tuy nhiên, quy định về mức thu nhập được giảm trừ gia cảnh đã xây dựng khá lâu, nên không còn phù hợp với tình hình lạm phát trong một số năm gần đây Do đó, cần xem xét xử lý vấn đề này để tránh gây áp lực nộp thuế cho người làm công ăn lương
Trong khi đó, nghiên cứu của Lê Huỳnh Phương Chinh (2018) nêu thực tiễn áp dụng pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công Qua đó, bài viết nêu một số kết quả đạt được của Luật Thuế thu nhập cá nhân đối với điều tiết thu nhập từ tiền công, tiền lương bao gồm: góp phần đảm bảo công bằng trong việc điều tiết thu nhập của người lao động thuộc các tầng lớp dân cư; thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công động viên phù hợp với khả năng thu nhập của mỗi người lao động
Còn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy (2017) đã làm rõ nội dung về cơ sở thuế, phương pháp tính thuế, các mức thuế suất và quản lý thuế thu nhập cá nhân; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đánh giá xu hướng; phân tích chính sách, thực trạng chính sách thuế thu nhập cá nhân
ở Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra các khuyến nghị cụ thể về chính sách thuế thu nhập cá nhân
Tuy nhiên, hiện vẫn thiếu những nghiên cứu phân tích có tính hệ thống về những tồn tại, hạn chế của Luật Thuế thu nhập cá nhân đối với điều tiết thu nhập từ tiền lương, tiền công, nên bài viết tập trung nghiên cứu làm rõ vấn đề này, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm góp phần thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách thuế thu nhập cá nhân, giúp xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng cải cách thuế trên thế giới, đảm bảo công bằng và khuyến khích người lao động làm giàu hợp pháp
MỘT SỐ TỒN TẠI, BẤT CẬP CỦA LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ĐỐI VỚI ĐIỀU TIẾT THU NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
Vai trò quan trọng của Luật Thuế thu nhập cá nhân
Luật Thuế thu nhập cá nhân điều tiết thu nhập từ tiền lương, tiền công có vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư Luật này quy định, người có thu nhập thấp hơn giảm trừ gia cảnh, thì chưa phải nộp thuế Người có thu nhập cao hơn mức giảm trừ gia cảnh, thì phải nộp thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần gồm 7 bậc Quy định này thể hiện nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế của người có thu nhập Theo đó, người có thu nhập thấp thì chưa phải nộp thuế, người có thu nhập cao hơn phải nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau, nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế khác nhau Việc quy định mở rộng diện điều tiết, góp phần điều tiết công bằng thu nhập của các tầng lớp dân cư theo hướng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trường hợp thu nhập rất thấp và một số trường hợp đặc biệt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, góp phần giảm khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư
Một số tồn tại, hạn chế
Bên cạnh vai trò quan trọng của Luật Thuế thu nhập cá nhân đối với điều tiết thu nhập từ tiền lương, tiền công, một số quy định trong Luật đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, chưa phù hợp với thực tiễn, thậm chí
Trang 5tiến sao cho khoảng cách giữa các mức không quá chênh lệch Có như vậy mới khuyến khích được những người lao động có tài năng, đồng thời giảm được hiện tượng khai man thu nhập, cũng như hành vi gian lận thuế Cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, để nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động quản lý, giám sát người nộp thuế, từ đó góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nước
Bốn là, cần nghiên cứu, tính toán lại mức giảm trừ
gia cảnh cho cả người nộp thuế lẫn người phụ thuộc, để phù hợp với thực tế lạm phát hiện nay, cũng như dự báo trong thời gian tới
Năm là, ngành Tài chính và ngành Ngân hàng,
cũng như các ngành liên quan cần triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn nữa trong thúc đẩy giao dịch không sử dụng tiền mặt, để kiểm soát thu nhập của người dân tốt hơn, từ đó giảm thiểu nguy cơ trốn thuế
Sáu là, thực hiện đơn giản hóa việc kê khai, quyết
toán thuế thu nhập cá nhân Cùng với các điều chỉnh về
cơ sở tính thuế, cơ cấu biểu thuế và thuế suất, cải cách chính sách thuế thu nhập cá nhân phải hướng tới việc đảm bảo sự đơn giản và minh bạch, hiệu quả trong hành thu trên cơ sở hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân theo các định hướng chung đặt ra trong chiến lược cải cách hệ thống thuế Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mạng vào việc quản lý sẽ giúp quản lý thuế chính xác, nhanh gọn, đồng thời đơn giản hóa và tạo thuận lợi cho người nộp thuế.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN LUẬT THUẾ THU NHẬP
CÁ NHÂN ĐỐI VỚI ĐIỀU TIẾT THU
NHẬP TỪ TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG
Để khắc phục những hạn chế, tồn
tại trên, từ đó nâng cao hiệu quả, hiệu
lực của Luật Thuế thu nhập cá nhân đối
với điều tiết thu nhập từ tiền lương, tiền
công, tác giả đề xuất các giải pháp trọng
tâm như sau:
Một là, tăng cường công tác tuyên
truyền về Luật Thuế thu nhập cá nhân
trên các phương tiện truyền thông, để
mọi người dân hiểu rõ được ý nghĩa, vai
trò của hệ thống thuế nói chung, thuế thu
nhập cá nhân nói riêng đối với sự phát
triển của kinh tế - xã hội, từ đó giúp họ
có nhận thức đúng đắn và xem việc nộp
thuế là trách nhiệm, nghĩa vụ của người
dân yêu nước
Hai là, đặt ra những chế tài xử phạt
đủ sức răn đe đối với các đối tượng cố
tình khai man thu nhập hoặc che giấu thu
nhập, để giảm bớt khoản thuế thu nhập
cá nhân phải nộp hoặc trốn thuế
Ba là, Luật Thuế thu nhập cá nhân nên
thay đổi mức thuế suất theo biểu thuế lũy
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 97/2016/TT-BTC, ngày 28/06/2016 hướng dẫn về hồ sơ, thủ
tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân là người Việt Nam làm việc tại cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc tại Việt Nam.
2 Bộ Tài chính (2010), Thông tư số 02/2010/TT-BTC, ngày 11/01/2010 hướng dẫn bổ sung
Thông tư số 84/2008/TT-BTC, ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế Thu nhập cá nhân.
3 Chính phủ (2008), Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, ngày 08/09/2008 quy định chi tiết một số
điều của Luật thuế thu nhập cá nhân
4 Lê Huỳnh Phương Chinh (2018), Thực tiễn thực hiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với
thu nhập từ tiền công, tiền lương và một số giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Công Thương, số 5, 11-16.
5 Nguyễn Vinh Hưng (2020), Luật thuế thu nhập cá nhân: Một số bất cập và kiến nghị, truy cập từ https://
sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN Attachments/302739/48300-1585-152061-1-10-20200608.pdf
6 Nguyễn Thị Thuý (2017), Thuế thu nhập cá nhân: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, truy cập từ
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM153226
7 Phạm Thị Kim Linh (2023), Luật Thuế thu nhập cá nhân mới nhất? Những văn bản nào hướng
dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân 2023?, truy cập từ https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/
luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-63177.html
thoi-su-phap-luat/luat-thue-thu-nhap-ca-nhan-moi-nhat-nhung-van-ban-nao-huong-dan-thi-hanh-8 Quốc hội (2012), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/
QH12, ngày 22/11/2012.
9 Quốc hội (2007), Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH 12, ngày 21/11/2007.
10 Quốc hội (2006) Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, ngày 29/11/2006.
11 Tô Thị Phương Dung (2022), Thuế thu nhập cá nhân là gì? Thực trạng, kiến nghị về thuế
thu nhập cá nhân?, truy cập từ
https://luatminhkhue.vn/thue-thu-nhap-ca-nhan-la-gi-thuc-trang-cua-thue-thu-nhap-ca-nhan-o-viet-nam-hien-nay-kien-nghi-hoan-thien-quy-che-ve-loai-thue-nay.aspx
Trang 6địa phương các cấp đã thường xuyên quan tâm cân đối, bố trí ngân sách và tập trung các nguồn lực tài chính để thực hiện kịp thời, có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội Bên cạnh đó, NHCSXH đã chủ động, tích cực huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trên thị trường, tiếp cận nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế để tạo lập nguồn vốn cho vay Nguồn vốn tín dụng chính sách không ngừng tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác Kết quả đạt được trong 10 năm qua đã thể hiện rõ nội dung của Chiến lược, đó là: nguồn vốn hoạt động của NHCSXH chủ yếu do Nhà nước cấp, do NHCSXH huy động và nhận ủy thác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo phương châm
“Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân
THỰC TRẠNG TÍN DỤNG CHO CÁC CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
Kết quả đạt được
Một là, tập trung huy động được các nguồn lực tài
chính đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của người nghèo và các đối tượng chính sách khác Theo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, giai đoạn 2011-2022, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách đạt bình quân 10%/năm, đạt mục tiêu đề ra của Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020 (theo Quyết định số 852/QĐ-TTg, ngày 10/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ) (sau đây gọi tắt là Chiến lược) Theo đó, quy mô tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách tăng gấp 2,6 lần, từ 90.400 tỷ đồng năm 2010 lên 297.223 tỷ đồng đến thời điểm ngày 31/12/2022, tăng 40.818 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng 15,9% so với cuối năm 2021
Để đạt được kết quả này, Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương và cấp ủy, chính quyền
Sử dụng hiệu quả công cụ tài chính nhà nước góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội
TRẦN THẾ SAO * PHAN HỒNG HẠNH **
Tóm tắt
Thực hiện công cuộc Đổi mới và tiếp tục hội nhập sâu rộng với cộng đồng kinh tế quốc tế, cùng với việc phát triển các định chế tài chính theo thông lệ thế giới, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thành lập và đưa vào hoạt động định chế tài chính nhà nước, thực hiện tín dụng cho các chính sách xã hội, cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho các đối tượng khó khăn, yếu thế ở các địa phương Việc phân tích và đánh giá rõ thực trạng các chính sách tín dụng ưu đãi do Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam triển khai đến hết năm 2022 trong nội dung bài viết có ý nghĩa thiết thực và cấp bách để minh chứng cho nội dung trên.
Từ khóa: tín dụng chính sách, tài chính nhà nước, phát triển bền vững, Ngân hàng Chính sách
xã hội Việt Nam
Summary
In the implementation of Doi Moi, deeper integration with the international economic community, along with the development of financial institutions following the world practices, the Party and Government of Vietnam established and put into operation the state financial institutions, which provide credit for implementing social policies and provide preferential capital for disadvantaged and marginalized groups in the localities The article’s analysis and assesment of the current status of preferential credit policies implemented by the Vietnam Bank for Social Policies (VBSP) until the end of 2022 provide urgent and significant evidence for the arguments above.
Keywords: policy credit, state finance, sustainable development, Vietnam Bank for Social Policies
* TS., ** ThS., Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 27/02/2023; Ngày phản biện: 10/3/2023; Ngày duyệt đăng: 15/3/2023
Trang 7trên thị trường tiền tệ là 41.018 tỷ đồng, tăng 279 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,8%.
Hai là, thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các
đối tượng chính sách khác đạt hiệu quả, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội; ưu tiên hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào ở các vùng khó khăn Cụ thể như sau:
- Dư nợ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt mục tiêu Chiến lược; nguồn vốn tín dụng chính sách tập trung ưu tiên cho vay các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo Giai đoạn 2011-2022, tốc độ tăng
trưởng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách bình quân đạt 10%/năm, hoàn thành mục tiêu Chiến lược đề ra Quy mô tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng tương ứng với nguồn vốn, từ 89.461 tỷ đồng năm 2010, dến hết năm 2022, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt 283.348 tỷ đồng, tăng 35.378 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 14,3% so với năm 2021 với trên 6.550 nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác đang còn dư nợ
Kết cấu dư nợ các chương trình tín dụng theo mục đích sử dụng vốn như sau: (i) Tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế và việc làm, bao gồm: cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm Dư nợ các chương trình này đạt 166.818 tỷ đồng, chiếm 73,7% tổng dư nợ; (ii) Tín dụng phục vụ đời sống, sinh hoạt bao gồm: cho vay học sinh sinh viên, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, cho vay nhà ở xã hội, cho vay hộ nghèo làm nhà ở phòng tránh bão, lụt khu vực miền Trung, cho vay mua nhà ở trả chậm vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên Dư nợ các chương trình này đạt 59.379 tỷ đồng, chiếm 26,3% tổng dư nợ
- 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ do NHCSXH cung cấp, hoàn thành
mục tiêu Chiến lược Đối tượng phục vụ của NHCSXH
trong giai đoạn 2011-2022 liên tục tăng lên NHCSXH thường xuyên rà soát, báo cáo các bộ, ngành liên quan tham mưu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế, chính sách tín dụng Từ năm 2011 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành thêm nhiều chương trình tín dụng chính sách mới, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện được mở rộng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách một cách thuận lợi, kịp thời
Ba là, cơ chế giải ngân vốn tín dụng chính sách phù
hợp với thực tiễn Việt Nam Trong hơn 10 năm qua, NHCSXH đã phối hợp với 04 tổ chức chính trị - xã hội đã tổ chức ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách xã hội
Đến ngày 31/12/2022, các tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp với NHCSXH triển khai các chương
cùng làm”, “Trung ương và địa phương
cùng làm” Cụ thể:
- NHCSXH được bố trí đủ nguồn vốn
cấp bù chênh lệch lãi suất, phí quản
lý; cấp bổ sung vốn điều lệ và vốn cấp
thực hiện một số chương trình tín dụng
Giai đoạn 2011-2022, ngân sách nhà
nước (NSNN) đã cấp 36.730 tỷ đồng cho
NHCSXH, trong đó: cấp bổ sung vốn
điều lệ 8.271 tỷ đồng, cấp vốn thực hiện
các chương trình tín dụng chính sách
8.279 tỷ đồng, đưa tổng nguồn vốn nhận
trực tiếp từ ngân sách trung ương đến
hết năm 2022 là 42.581 tỷ đồng, tăng
3.194 tỷ đồng, chiếm 14,3% Bao gồm:
vốn điều lệ của NHCSXH Việt Nam
là 22.185 tỷ đồng, tăng 3.163 tỷ đồng;
vốn thực hiện các chương trình xã hội là
20.396 tỷ đồng, tăng 32 tỷ đồng
- Nhận nguồn vốn ủy thác từ ngân
sách địa phương là điểm nổi bật trong
việc tập trung nguồn lực thực hiện tín
dụng chính sách xã hội trong quá trình
thực hiện Chiến lược Đặc biệt, từ khi
triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/
TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư
và Quyết định số 401/QĐ-TTg, ngày
14/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ, cấp
ủy, chính quyền các cấp ngày càng quan
tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động tín dụng chính sách xã hội, cân đối,
bố trí ngân sách địa phương ủy thác sang
NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay
hộ nghèo và các đối tượng chính sách
khác Vốn nhận ủy thác từ ngân sách
các địa phương là 30.602 tỷ đồng, tăng
5.900 tỷ đồng, chiếm 10,3%, đạt 178%
kế hoạch năm
- NHCSXH tập trung khai thác các
nguồn vốn từ thị trường, phát hành trái
phiếu được Chính phủ bảo lãnh, phát
triển một số sản phẩm huy động vốn
phù hợp với đặc thù hoạt động của
NHCSXH, duy trì nhận tiền gửi tiết kiệm
từ người nghèo qua tổ tiết kiệm và vay
vốn (TK&VV), không những tăng trưởng
nguồn vốn cho vay, giúp người nghèo tạo
thói quen tích lũy, mà còn hỗ trợ người
nghèo từng bước tiếp cận với dịch vụ
ngân hàng Giai đoạn 2011-2022, nguồn
vốn huy động từ tổ chức, cá nhân trên thị
trường không ngừng tăng lên
Đến hết năm 2022, vốn NHCSXH
Việt Nam trực tiếp phát hành trái phiếu
được Chính phủ bảo lãnh là 55.737 tỷ
đồng, tăng 16.507 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
18,8% Bên cạnh đó, NHCSXH Việt Nam
huy động vốn của các tổ chức, cá nhân
Trang 8Thứ hai, lãi suất cho vay một số đối
tượng chính sách xã hội từ nguồn tài chính của NSNN còn cao Cụ thể, lãi suất cho vay hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo của NHCSXH, hiện tại lần lượt đang là 8,25% và 7,92%, tương đương với lãi suất của Vietcombank cho doanh nghiệp vay vốn (NHNN, 2022) Mức lãi suất cao như vậy thì không còn tính chất
ưu đãi chính sách xã hội nữa
Thứ ba, nhiều tỉnh, thành phố chủ
động, tự giác, tiết kiệm chi tiêu NSNN hàng năm của địa phương đưa sang NHCSXH ủy thác cho vay một số đối tượng chính sách xã hội Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố chưa nhận thức rõ nguồn lực tài chính này, hoặc cân đối ngân sách địa phương khó khăn, không đưa vốn hay đưa không đủ chỉ tiêu
Thứ tư, còn nhiều đối tượng chính sách
xã hội chưa tiếp cận được nguồn lực tài chính từ NSNN thông qua tín dụng ưu đãi
KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP Một là, Chính phủ cần chỉ đạo Ngân
hàng Nhà nước (NHNN) phối hợp với Bộ Tài chính đánh giá khách quan sự tồn tại của Công ty Quản lý tài sản (VAMC), đối chiếu với đề án khi quyết thành lập, thực trạng và hiệu quả hoạt động xử lý nợ xấu hiện nay, chi phí hàng năm cho bộ máy và số vốn điều lệ NSNN cấp, lãi suất trái phiếu Chính phủ phải trả tương ứng với số vốn điều lệ đó, để mạnh dạn
trình tín dụng chính sách với dư nợ ủy thác đạt 281.624 tỷ đồng, chiếm 99,4%/tổng dư nợ, trong đó: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chiếm 38,3%; Hội Nông dân Việt Nam chiếm 30,1%; Hội Cựu chiến binh Việt Nam chiếm 17,1%; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chiếm 14,5% Hoạt động ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được duy trì ổn định, triển khai thực hiện tốt thông qua 10.435 điểm giao dịch xã, với 168.553 tổ TK&VV còn dư nợ, đảm bảo an toàn, hiệu quả, kịp thời đáp ứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
Một số khó khăn, hạn chế
Thứ nhất, khó khăn, vướng mắc liên quan đến nguồn
vốn, tiến độ giải ngân chương trình, cơ chế chính sách
Nguồn lực để thực hiện một số chương trình tín dụng chính sách tuy đã được quan tâm bổ sung hằng năm, nhưng so với nhu cầu thực tế của các đối tượng chính sách khác còn hạn chế NHCSXH được giao nhiệm vụ, nhưng chưa được kịp thời bố trí đầy đủ nguồn lực tài chính để tổ chức thực hiện
Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH chưa thực sự hợp lý Nguồn vốn được NSNN cấp chiếm tỷ trọng thấp (hiện nay chỉ chiếm khoảng 15%/tổng nguồn vốn) (Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, 2022) Nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn dài, lãi suất thấp, chiếm tỷ trọng thấp, phụ thuộc vào mức trần nợ công quốc gia, hạn mức phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh hằng năm chỉ được giao tối đa bằng nghĩa vụ trả nợ gốc Các nguồn vốn huy động từ thị trường hiện nay không ổn định, nhưng chiếm tỷ lệ cao, tạo áp lực về thanh khoản cho NHCSXH Cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý, kém ổn định, dẫn đến sự thiếu chủ động, khả năng chống đỡ kém trước những cú sốc, biến cố xảy ra trên thị trường tiền tệ
NHCSXH ưu tiên cho vay đối với các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào ở các vùng khĩ khăn, gĩp phần quan trọng thực hiện thành cơng mục tiêu giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội
Trang 9quả các tổ chức này, tránh phân tán và lãng phí nguồn lực tài chính, thậm chí mạnh dạn giải thể, chuyển một số chức năng sang NHCSXH Việt Nam Bên cạnh đó, cần tái cơ cấu mạnh mẽ hơn nữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thu gọn bộ máy, chi nhánh, thậm chí nên sáp nhập vào NHCSXH
Bốn là, cần tăng cường nguồn lực cho NHCSXH
để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội Trong đó: (i) Tăng trưởng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bình quân hằng năm khoảng 10%; (ii) Cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững, hằng năm tăng dần tỷ trọng nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN và nguồn vốn từ phát hành trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh
Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo hoạt động tín dụng chính sách xã hội nói chung, thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 1630/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trọng tâm tăng cường huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội
NHNN, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất Chính phủ bố trí nguồn vốn để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP, ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025 cho các năm 2024-2025 và thường xuyên rà soát, báo cáo Chính phủ để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện
Năm là, để thực hiện tốt các chương trình tín dụng
chính sách xã hội được Chính phủ giao và các chương trình tín dụng do các địa phương, các tổ chức, đơn vị giao vốn ủy thác; 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính do NHCSXH cung cấp, thì NHNN cần khẩn trương đề xuất với Chính phủ sửa đổi Nghị định số 31/2022/NĐ-CP, ngày 20/5/2022 của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất từ NSNN đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, để tiếp tục triển khai, đồng thời rà soát, đánh giá lại chính sách này để có phương án phù hợp.
có quyết định kịp thời vì hiệu quả chung của nền kinh tế Giải pháp tối ưu về phối hợp điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài chính đó là giải thể VAMC
Hai là, Chính phủ cần chỉ đạo mở ra
chương trình cho vay vốn tạo việc làm đối với người lao động bị ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế vĩ mô trong tình hình mới, thông qua NHCSXH Việt Nam
NHNN mở rộng kênh tái cấp vốn để các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất cho vay
Ba là, để góp phần thực hiện có hiệu
quả chính sách tiền tệ, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan đánh giá khách quan các tổ chức có chức năng hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay Theo đó, cần đánh giá về quy mô vốn đã hỗ trợ, mức độ tác động, chi phí hoạt động của bộ máy, trên cơ sở đó có biện pháp cụ thể nâng cao hiệu
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 NHCSXH địa phương (2020-2022), Báo cáo của NHCSXH một số tỉnh, thành phố, tháng
01/2023, bản cứng.
2 Ngân hàng Nhà nước (2020-2022), Website của NHNN Việt Nam https://www.sbv.gov.vn, truy
cập các mục tin tức - văn bản.
3 Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2022), Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định
số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
4 Thủ tướng Chính phủ (2023), Quyết định số 05/QĐ-TTg, ngày 04/01/2023 về việc phê duyệt
Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030.
5 Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 852/QĐ-TTg, ngày 10/7/2012 phê duyệt Chiến
lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020.
NHCSXH ưu tiên cho vay đối với các hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào ở các vùng khĩ khăn, gĩp phần quan trọng thực hiện thành cơng mục tiêu giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội
Trang 10hệ thống thanh toán truyền thống và hệ thống thanh toán điện tử Có thể thấy, số lượng giao dịch thanh toán thẻ thông qua POS tăng qua hàng năm Theo Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) (2023), năm 2022, hoạt động thanh toán điện tử tiếp tục tăng trưởng nhanh với tổng số lượng giao dịch và giá trị giao dịch thực hiện qua NAPAS tiếp tục tăng tương ứng là 96,5% và 87,3%
so với năm 2021; và tiếp tục ghi nhận tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022 Tỷ trọng giao dịch thẻ chip thực hiện qua hệ thống NAPAS tiếp tục tăng từ 26% năm 2021 lên đến hơn 60% năm 2022
Các NHTM đã cung ứng các chương trình số hóa, cụ thể như: NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) ứng dụng dịch vụ ngân hàng số VCB
HOẠT ĐỘNG NHTM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ
Công nghệ số đang dần thay đổi cơ bản hình thức cung ứng các dịch vụ tài chính - ngân hàng Sự xâm nhập của các gã khổng lồ về công nghệ thông tin (IT) và bưu chính viễn thông vào cung ứng dịch vụ tài chính làm thay đổi căn bản bộ mặt ngành dịch cụ tài chính, phá đi tính độc tôn của ngân hàng trong lĩnh vực này
Một nhân tố nữa góp phần tạo nên cách mạng trong ngành tài chính số, đó chính là sự tham gia sâu rộng của các công ty công nghệ trong lĩnh vực tài chính (Fintech)
Trước sự phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ của Fintech đến ngành tài chính - ngân hàng, các NHTM đã từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động theo hướng công nghệ số Các NHTM Việt Nam đã và đang ứng dụng, triển khai những công nghệ mới nhất trong hoạt động kinh doanh nói chung, dịch vụ thanh toán nói riêng, đặc biệt về dịch vụ internet, dịch vụ qua thiết
bị di động, dịch vụ thẻ Các NHTM từng bước thay đổi và nâng cao hệ thống dịch vụ thanh toán, tất cả các hệ thống và công cụ thanh toán được làm 2 phần:
Chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng thương mại trong bối cảnh
NGUYỄN NGỌC MAI **
Tóm tắt
Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đã và đang tác động sâu sắc đến các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó tài chính, ngân hàng hiện là một trong những lĩnh vực được đánh giá
ở mức cao về ứng dụng công nghệ thông tin và chịu nhiều tác động của cuộc CMCN này Trên
cơ sở khái niệm chất lượng nguồn nhân lực và vai trò của nguồn nhân lực với các ngân hàng thương mại (NHTM), nghiên cứu chỉ ra tác động của cuộc CMCN 4.0 đến hoạt động của các NHTM, chất lượng nguồn nhân lực hiện tại của các NHTM và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực NHTM trong bối cảnh chuyển đổi số.
Từ khoá: chất lượng nguồn nhân lực, ngân hàng thương mại, chuyển đổi số
Summary
The Fourth Industrial Revolution has been exerting profound impact on economic, political and social activities, in which finance and banking is highly intensive in information technology application and is strongly affected by this revolution Based on the concept of human resource quality and the role of human resources with commercial banks, the study points out the impact of the Fourth Industrial Revolution on the operation of commercial banks, the quality of current human resources of commercial banks and thereby proposing some solutions to improve the quality of human resources of commercial banks in the context
of digital transformation.
Keywords: quality of human resources, commercial banks, digital transformation
* TS., ** ThS., Học viện Ngân hàng
Ngày nhận bài: 27/02/2023; Ngày phản biện: 10/3/2023; Ngày duyệt đăng: 15/3/2023
Trang 11lược chuyển đổi số, trong đó 39% ngân hàng lên kế hoạch chuyển đổi số riêng và tích hợp trong chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, 42% ngân hàng đang hoàn thiện chiến lược chuyển đổi số Đặc biệt, một số dịch vụ ngân hàng liên quan đến thanh toán gần như đã được số hóa 100%, cho phép khách hàng thực hiện tất cả các khâu trong quy trình sử dụng dịch vụ thanh toán mà không cần phải đến ngân hàng (Nguyễn Thị Kim Thanh, 2022) Nhiều ngân hàng đã ứng dụng các công nghệ giúp đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giải ngân, khi thẩm định cho vay Ngoài ra, một số công nghệ mới như: định danh điện tử (eKYC), quét mã QR để rút tiền, máy gửi rút tiền tự động (Autobank) đã được các ngân hàng ứng dụng ngày càng rộng rãi, như: Agribank, BIDV, Vietinbank, MBBank, TPBank… Sau khi hệ thống NHTM triển khai chuyển đổi số, số lượng và giá trị giao dịch tăng mạnh qua hàng năm cho thấy được sự thuận tiện và hiện đại của ngân hàng số mang lại cho khách hàng Tuy nhu cầu sử dụng tiền mặt của người dân còn cao, nhưng thanh toán điện tử đang phát triển và phổ biến trong tương lai sẽ thay thế thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Ngoài ra, ngân hàng có truyền thống lâu đời với nguồn vốn dồi dào và nguồn khách hàng đa dạng, tiềm năng có thể cạnh tranh với các công ty Fintech Tuy nhiên, sự hợp tác của các NHTM và công ty Fintech để phục vụ tốt cho khách hàng và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu cao của khách hàng, thì bắt buộc các ngân hàng phải luôn thay đổi, phát triển dịch vụ, cập nhật xu hướng, đưa ra những sự lựa chọn đúng với các nhu cầu liên tục phát triển của khách hàng.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NHTM TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng thương mại
Thứ nhất, ngành ngân hàng nói chung và tại các
NHTM nói riêng đang thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao Theo số liệu thống kế của Vụ Tổ chức cán bộ - NHNN, tính đến hết năm 2022, toàn ngành Ngân hàng ước tính có 346.614 người, với cơ cấu trình độ gồm: 569 người là tiến sĩ (chiếm 0,16%), 20.286 người có trình độ thạc sĩ (chiếm 5,85%), 263.927 người có trình độ đại học (chiếm 76,16%), 23.453 người có trình độ cao đẳng (chiếm 6,77%), 20.054 người có trình độ trung cấp (chiếm 5,79%), 18.325 người có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo (chiếm 5,79%)
Xét theo cơ cấu nhân lực theo các hệ thống, thì số nhân lực làm việc trong hệ thống NHNN là 6.871 người; hệ thống các TCTD là 339.723 người, bao gồm các nhóm TCTD như sau: Nhóm NHTM nhà nước là 110.947 người, khối NHTM cổ phần là 161.211 người, quỹ tín dụng nhân dân là 14.500 người, công ty tài chính là 41.937 người
Thực tế cho thấy, các TCTD đang thiếu đội ngũ cán bộ chuyên môn cao trong các lĩnh vực hoạt động then chốt của NHTM, quyết định đến hiệu quả hoạt động
Digibank; NHTM Cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam (BIDV) phát động
chiến dịch chuyển đổi số trên nền khách
hàng “BIDV Digi Up”; NHTM Cổ phần
Công Thương Việt Nam (VietinBank) với
kế hoạch xây dựng ứng dụng “chatbot”
(robot tự động nói chuyện, tương tác
với khách hàng) “đa nhiệm” hơn; Ngân
hàng Quân đội (MBBank) tiếp tục được
đẩy mạnh với các ứng dụng ngân hàng số
App MBBank (dành cho khách hàng cá
nhân) và Biz MBBank (dành cho khách
hàng doanh nghiệp); TPBank triển khai
LiveBank giúp khách hàng đăng ký vân
tay và nhận diện khuôn mặt trong vòng
1 phút và công nghệ định danh điện tử
(eKYC) giúp khách hàng đăng ký, đăng
nhập tài khoản trong vòng 5 giây; VIB
ứng dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn
vào quy trình phát hành thẻ tín dụng
dành riêng cho mua sắm trực tuyến
Online Plus
Trước sự phát triển mạnh mẽ của hệ
thống thanh toán điện tử, số lượng giao
dịch qua POS, Internet Banking, Mobile
Banking tăng nhanh, dẫn đến giảm thiểu
được số lượng khách hàng giao dịch tại
quầy Đặc biệt, số lượng và giá trị thanh
toán qua ATM gần như không tăng trong
khi các kênh thanh toán không dùng tiền
mặt khác tăng mạnh Trước kia, NAPAS
xử lý 90% giao dịch là qua ATM, nhưng
hiện nay, số lượng giao dịch qua ATM
chỉ còn chiếm 6% tổng số giao dịch
(NAPAS, 2023) Trước sự biến động của
kênh giao dịch qua ATM, thói quen của
khách hàng dần thay đổi trong việc hạn
chế thanh toán bằng tiền mặt và nhu cầu
thanh toán qua các kênh điện tử tăng lên
Xu thế phát triển ngân hàng số là
một hướng đi tất yếu của các ngân hàng
trong CMCN 4.0 của nhân loại Có thể
phân loại ngân hàng số thành 4 cấp độ
như sau: Giai đoạn 1.0 là giai đoạn ngân
hàng đa kênh cung cấp nhiều dịch vụ như
internet banking, mobile banking; Giai
đoạn 2.0 là giai đoạn tích hợp, chuyển
mọi dịch vụ lên một ứng dụng, thuận tiện
cho người dùng sử dụng; Giai đoạn 3.0 là
người dùng có thể thực hiện tất cả dịch
vụ tài chính từ xa mà không cần đến ngân
hàng; Giai đoạn 4.0 là tập trung vào trải
nghiệm, cá nhân hóa người dùng Như
vậy, các NHTM Việt Nam chỉ mới dừng
ở giai đoạn 2.0 và một số ít sản phẩm dịch
vụ ở giai đoạn 3.0 Theo số liệu thống kê
của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), có
đến 95% ngân hàng đã xây dựng chiến
Trang 12cao Đối với nhân sự chất lượng, có kinh nghiệm, đây là những người bất kỳ ngân hàng nào cũng mong muốn tuyển dụng được và luôn luôn thiếu hụt vì bị cạnh tranh gay gắt Công cuộc cạnh tranh diễn ra ở các ngân hàng nhỏ với ngân hàng lớn, ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài Thực tế, giữa cuộc cạnh tranh các ngân hàng nội với nhau thì NHTM nhà nước hoặc ngân hàng lớn luôn chiếm ưu thế, bởi các ngân hàng đó có khả năng chi trả cao hơn cho người lao động, trong khi phía người lao động cũng tin tưởng làm việc ở ngân hàng lớn sẽ thuận lợi hơn Còn giữa ngân hàng nội và ngân hàng ngoại, thì ngân hàng ngoại lại có phần hấp dẫn hơn, bởi môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn và nhiều sắc màu đa văn hóa Đây cũng chính là bài toán khó đối với các nhà quản lý nhân sự, đặc biệt là ở những NHTM có quy mô nhỏ Ngoài ra, việc tuyển dụng của ngân hàng chưa được phổ biến rộng rãi, chưa theo đúng quy trình của quá trình đảm bảo nhân sự từ bên ngoài Việc tuyển dụng chủ yếu và phổ biến là thông qua giới thiệu, quen biết, người thân và các tiêu chuẩn tuyển dụng đôi khí vẫn mang tính hình thức, chưa thật sự phù hợp với công việc Công tác lập kế hoạch tuyển dụng ở một số NHTM chưa đáp ứng được nhu cầu nhân sự dài hạn của đơn vị Tiêu chí tuyển dụng cán bộ ở một số NHTM chưa phù hợp với đặc điểm của từng khu vực/địa bàn, yêu cầu thực tế của vị trí cần tuyển Song song với đó, công tác đánh giá sau tuyển dụng của một số NHTM chưa bám sát khung năng lực của ngân hàng đối với từng vị trí; tỷ lệ nghỉ việc sau mỗi đợt tuyển dụng cao và có chiều hướng tăng.
Thứ tư, đội ngũ nhân lực chất lượng
cao tại các NHTM hiện nay còn mỏng, đặc biệt là những chuyên gia đầu ngành, bao gồm cả chuyên gia giỏi về kinh tế, quản lý vĩ mô, thanh tra giám sát an toàn hệ thống ngân hàng và các lĩnh vực hoạt động then chốt của NHTM Ngoài ra, tính chuyên nghiệp của nhân lực ngân hàng trong các vị trí công việc vẫn còn hạn chế, từ kỹ năng phục vụ khách hàng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng và kỹ năng bổ trợ Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ của ngành ngân hàng nói chung còn hạn chế về công nghệ Song song với đó, vẫn còn những ngân hàng chưa xây dựng được chiến lược về quản trị nguồn nhân lực, công tác quản
và sự an toàn của tổ chức như: quản trị ngân hàng hiện đại, phân tích tài chính, kiểm soát và kiểm toán nội bộ, phân tích và thẩm định dự án đầu tư, quản trị rủi ro; đặc biệt là các nghiệp vụ, sản phẩm tài chính - ngân hàng mới ứng dụng công nghệ thông tin
Thứ hai, song hành với thực trạng thiếu nguồn nhân
lực chất lượng cao, là việc các NHTM phải tiến hành thường xuyên cắt giảm và tuyển dụng nhân sự Theo số liệu tổng hợp từ 26 NHTM trong nước, năm 2021, tổng lượng nhân viên làm việc trên toàn hệ thống ghi nhận tăng 613 người, tương đương 1,1% so với cuối năm trước Trong đó, có 9 ngân hàng cắt giảm nhân sự
VietinBank là ngân hàng cắt giảm nhân sự mạnh nhất trong năm qua với mức giảm lên đến 8% (gần 2.000 nhân sự) Theo sau là nhóm ngân hàng có mức cắt giảm nhân sự trên 1% bao gồm: OCB (2,2%), Eximbank (1,8%) và PGBank (1,6%) Trong khi đó, một số ngân hàng, như: VPBank (49,8%), Vietcombank (+3,1%), MBBank (4-3,6%) và Ngân hàng Bản Việt (+4,1%) là những NHTM tiếp tục mở rộng quy mô với mức tăng trưởng nhân sự đáng kể
Từ những số liệu trên cho thấy, đang xảy ra tình trạng nhân sự của các NHTM vừa thừa lại vừa thiếu, thừa nguồn nhân sự có chất lượng chưa cao, nhưng lại đang thiếu nguồn nhân sự chất lượng cao Thực tế cho thấy, nhu cầu tuyển dụng đối với nguồn nhân lực này vẫn còn rất lớn, đặc biệt là ở một số lĩnh vực chuyên sâu, như: xây dựng chiến lược phát triển, quản trị rủi
ro, thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế Ở các lĩnh vực này, các ngân hàng khó tìm được ứng cử viên phù hợp với vị trí được tuyển và hiện nay một số ngân hàng vẫn đang phải thuê các chuyên gia nước ngoài để phục vụ hoạt động kinh doanh của mình
Thứ ba, hiện nay các NHTM, đặc biệt là các NHTM
nhỏ khó có thể tuyển dụng được nhân viên chất lượng
Triển khai giải pháp nhằm thích ứng với thay đổi của thị trường nhân lực là rất cần thiết
để đảm bảo sự phát triển bền vững, gắn với xu thế phát triển của ngành Ngân hàng
trong kỷ nguyên số.
Trang 13MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các NHTM trong bối cảnh chuyển đổi số, theo nhóm tác giả, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, chú trọng và nâng cao việc đào tạo về ngoại
ngữ và công nghệ thông tin cho nhân viên các NHTM để đáp ứng năng lực thực hiện các công việc mới do chuyển đổi số cũng như đáp ứng việc ứng dụng công nghệ số vào công việc hiện tại của đội ngũ nhân viên
Hai là, tập trung đào tạo, nâng cao các kiến thức
chuyên sâu nghiệp vụ có sự thay đổi và thách thức do tác động của chuyển đổi số, như: quản trị rủi ro; thanh toán quốc tế, đầu tư quốc tế, quản trị nhân lực, quản trị chiến lược, marketing số…
Ba là, nâng cao chế độ đãi ngộ để giữ chân nhân tài,
các nhân viên chất lượng cao, giảm dòng dịch chuyển nhân sự không chỉ giữa các ngân hàng mà còn chảy dịch sang các đối thủ cạnh tranh khác như các công ty tài chính, các quỹ đầu tư
Bốn là, nâng cao công tác kế hoạch hóa nguồn
nhân lực, công tác tuyển dụng và tuyển chọn đảm bảo ngân hàng có đúng và đủ nhân sự góp phần thực hiện thành công kế hoạch chiến lược của ngân hàng, hoạt động bền vững Việc tuyển chọn cần được thực hiện rộng rãi, lựa chọn thị trường lao động mục tiêu phù hợp để có thể thu hút nhân sự có tài, có năng lực không chỉ trong nội bộ ngành mà còn từ các ngành khác có trình độ chuyên môn có thể chuyển đổi phù hợp
Năm là, thay đổi tư duy, nhận thức của nhà quản trị,
người đứng đầu ngân hàng với sự tiên phong dẫn dắt, cũng như theo đuổi chiến lược phát triển công nghệ số đã xác định một cách đồng bộ và nhất quán
Sáu là, các NHTM tăng cường kết hợp với các trường
đại học đào tạo chuyên ngành ngân hàng số để có lực lượng lao động là sinh viên mới ra trường đúng chuyên ngành cũng như kết hợp đào tạo nâng cao cho các lao động chưa đủ năng lực trong bối cảnh chuyển đổi số.
trị nguồn nhân lực còn có khoảng cách
so với thông lệ Việc quy hoạch nhân
sự cũng chưa đưa ra được kế hoạch tổng
thể/ma trận về các vị trí cần xây dựng đội
ngũ kế cận, chưa xác định được quy mô,
số lượng các đối tượng cần quy hoạch
phù hợp tại từng vị trí, đơn vị và của hệ
thống nhằm đảm bảo hiệu quả, mục tiêu
tổng thể của công tác quy hoạch Ngoài
ra, hệ thống công cụ và chỉ tiêu đánh giá
cán bộ hiện đã khá đa dạng, tuy nhiên,
một số NHTM chưa ban hành được quy
định đánh giá cán bộ toàn diện Tại một
số NHTM, việc thực hiện công tác cán
bộ chưa gắn liền công tác đánh giá cán
bộ, nhiều trường hợp cán bộ được bổ
nhiệm vượt cấp, sắp xếp vào các vị trí
chưa phù hợp với năng lực
Thứ năm, công tác đào tạo nhân sự
chưa đi vào chiều sâu, nhiều cán bộ của
ngân hàng được đào tạo theo chương trình
cũ Do đó, cần đào tạo lại số cán bộ này
để đáp ứng với tình hình phát triển ngân
hàng trong thời kỳ hội nhập và chuyển
đổi số Một số cán bộ được cử đi đào tạo
sau đại học, nhưng đa số đều đã lớn tuổi,
nếu số cán bộ này hết tuổi lao động về
hưu sẽ dẫn đến thiếu hụt cán bộ chủ chốt
Một số cán bộ chọn học ở các cơ sở đào
tạo gần chỗ làm việc, để vừa tiện cho
đảm bảo công việc, vừa hoàn chỉnh bằng
đại học, nên chất lượng học tập đôi lúc
chưa được quan tâm đúng mức Ngoài ra,
việc trang bị trình độ ngoại ngữ, trình độ
công nghệ chuyên sâu được ngân hàng
quan tâm không đồng bộ, chỉ có số cán
bộ trẻ được quan tâm đầu tư còn một số
cán bộ lớn tuổi ít chú trọng hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Anjan V Thakor (2019), Fintech and Banking: What do we know?, Journal of Financial
Intermediation, Vol 41, https://doi.org/10.1016/j.jfi.2019.100833.
2 Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) (2022), Hội nghị triển khai nhiệm
vụ năm 2023, ngày 04/01/2022.
3 Nguyễn Thị Kim Thanh (2022), Chuyển đổi số đối với các TCTD là hợp tác xã - Thực trạng và vấn đề
đặt ra, truy cập từ https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/fm/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet.
4 26 NHTM trong nước (2021), Số liệu tổng hợp nhân sự làm việc tại các NHTM năm 2021.
5 Ngô Hải (2020), Nâng cao chất lượng nhân sự ngành Ngân hàng, truy cập từ
nang-cao-chat-luong-nhan-su-nganh-ngan-hang-32594.html
6 Suryanto, T (2016), Dividend policy, information technology, accouting reporting to investor
reaction and fraud prevention, International Journal odd Economic Perspective, 10(1), 138-250.
7 Trần Thị Thuỳ Linh (2021), Nâng cao chất lượng nhân sự cho ngành Ngân hàng Việt Nam,
Tạp chí Công Thương, số 17, tháng 7/2021.
8 Trúc Minh (2020), TOP 10 ngân hàng có nhiều nhân viên nhất nửa đầu năm 2020,
truy cập từ nam-2020-20200819144236223.htm
Trang 14https://vietnambiz.vn/top-10-ngan-hang-co-nhieu-nhan-vien-nhat-nua-dau-CƠ SỞ LÝ THUYẾT
David Ulrich, giáo sư tại Đại học Michigan là người đầu tiên đề xuất HRBP (Ulrich, 1997) Mô hình này hoạt động như một chuyên gia nhân sự làm việc trực tiếp với lãnh đạo cấp cao của tổ chức để phát triển và chỉ đạo chương trình nhân sự, nhằm hỗ trợ chặt chẽ các mục tiêu của tổ chức Thay vì làm việc chủ yếu như một phần của bộ phận nhân sự nội bộ, đối tác kinh doanh nhân sự làm việc với lãnh đạo cấp cao, bộ phận nhân sự liên hệ chặt chẽ với ban lãnh đạo, làm cho nhân sự trở thành một phần của chiến lược tổ chức.Theo Boroughs (2009), HRBP là một phong cách tư duy mới cần được tuân theo, chứ không chỉ là một hành động được thực hiện Do đó, nếu tư duy quản lý của một tổ chức không cởi mở để thay đổi, thì sứ mệnh trở thành đối tác kinh doanh của nhân sự sẽ gặp rủi ro
GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây, quản trị nhân sự ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh HRBP cho phép đội ngũ nhân sự tham gia sâu vào các hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ đảm nhận những công việc văn phòng, hậu cần Nhờ vậy, nhân sự có thể tham gia sâu rộng hơn vào công việc
tư vấn chiến lược nguồn nhân lực và cung cấp giải pháp nhân sự để doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu kinh doanh Theo Sun (2019), khi nghề nhân sự phát triển, vai trò nhân sự mở rộng sang các đối tác kinh doanh chiến lược từ những năm 1980, thời đại mà các chuyên gia nhân sự được kỳ vọng sẽ tham gia vào việc phát triển và thực hiện các chiến lược kinh doanh Tuy nhiên, dù đã được một số công ty ở Việt Nam triển khai, nhưng đây vẫn là câu chuyện còn khá mới mẻ, các doanh nghiệp vẫn chưa nhìn nhận đúng vai trò, giá trị mô hình này mang lại Vì vậy, nghiên cứu này phân tích rõ hơn hiện trạng về vai trò, cũng như khó khăn khi ứng dụng HRBP ở Việt Nam, từ đó, đưa ra các đề xuất cụ thể để giải quyết vấn đề
Thực trạng ứng dụng mô hình đối tác kinh doanh nhân sự ở Việt Nam
Tóm tắt
Bài viết phân tích hiện trạng ứng dụng mô hình đối tác kinh doanh nhân sự (Human Resource Business Partner - HRBP) trong các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, diễn giải để lý giải thực trạng khi triển khai HRBP Kết quả phân tích cho thấy, một số khó khăn khi triển khai HRBP tại các doanh nghiệp hiện nay gồm: Tổ chức chưa nhìn nhận đúng vai trò, đóng góp của đội ngũ nhân sự; Chất lượng của HRBP thấp; Tư duy lãnh đạo còn hạn chế về HRBP; Doanh nghiệp chưa trao quyền triệt để cho đội ngũ nhân sự Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra các khuyến nghị để phát huy vai trò nhân sự trong hoạt động kinh doanh và giải quyết những khó khăn hiện nay trong tổ chức
Từ khóa: đối tác kinh doanh nhân sự, HRBP, doanh nghiệp, khó khăn khi ứng dụng
Summary
This article analyzes the current application of Human Resource Business Partner (HRBP) model in enterprises in Vietnam by using the analysis, comparison and interpretation methods The results show that enterprises witness a number of difficulties when applying HRBP, including organizations’ lack of proper recognition of the roles and contributions of the staff; low quality of HRBP; limited perception of leaders on HRBP; and enterprises not fully empowering the staff Based on analysis results, the author proposes some recommendations
to promote the role of human resources in business activities and solve current difficulties of the organizations.
Keywords: human resource business partner, HRBP, enterprise, difficulties in application
* ThS., Trường Đại học Lao động - Xã hội, Cơ sở II
Ngày nhận bài: 27/02/2023; Ngày phản biện: 10/3/2023; Ngày duyệt đăng: 15/3/2023
Trang 15và đưa ra đánh giá về thái độ, tác phong; Cập nhật các chương trình có sự thay đổi và bổ sung đến toàn bộ nhân viên Việc trở thành nhà quản lý hoạt động HRBP thúc đẩy văn hóa doanh nghiệp, các quy tắc và thủ tục của công ty, đánh giá và theo dõi thái độ của nhân viên, đồng thời, cập nhật các dự án nhân sự để đảm bảo rằng, các dự án nhân sự đồng bộ với văn hóa doanh nghiệp.
- Phản ứng khẩn cấp - Emergency Responder: HRBP
có nhiệm vụ nhận, xử lý và phản hồi các thông tin trước những thắc mắc, khiếu nại của nhân viên; Dự trù các tình huống có thể xảy ra để phản ứng nhanh chóng và kịp thời nhất, tránh xảy ra nhiều rủi ro Theo Mengzhe Sun (2019), hầu hết nhân sự của các công ty Trung Quốc đóng vai trò “đội cứu hỏa” và họ cũng phải đối phó với nhiều trường hợp khẩn cấp khác nhau trong khi giải quyết công việc hàng ngày Có thể phản hồi nhanh chóng khi họ nhận được khiếu nại, đưa ra giải pháp nhanh chóng cho nhu cầu của người quản lý doanh nghiệp và trả lời các câu hỏi của nhân viên
- Người hòa giải - Employee Mediator: HRBP giải
quyết các mâu thuẫn, ứng phó trước những thay đổi đột ngột cấu trúc nhân sự trong tổ chức và giải quyết vấn đề khác liên quan đến nội bộ Đó là trạng thái bình thường mà mọi HRBP phải đối mặt khi làm việc Nó chủ yếu nhằm giải quyết các xung đột và tranh chấp giữa nhân viên và người quản lý và các vấn đề từ những thay đổi trong môi trường của công ty trong quá trình thực hiện kinh doanh
HRBP đóng vai trò là bộ phận chủ động thực hiện các chiến lược nhân sự, kịp thời thay đổi, bổ sung hoặc cắt giảm nhân sự, để thích nghi với sự thay đổi của xã hội Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn dịch Covid-19 phức tạp gây nên nhiều biến động như hiện nay Mặc dù mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhưng HRBP vẫn còn là câu chuyện mới và có những khó khăn nhất định khi triển khai ứng dụng HRBP ở Việt Nam
NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ KHI ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HRBP
Chưa nhìn nhận đúng vai trò, đóng góp của đội ngũ nhân sự
Hệ quả của việc mở rộng chiến lược nhân sự là quá chú trọng vào kết quả hoạt động theo định hướng kinh doanh, mà làm lu mờ đi tầm quan trọng, vai trò của nhân viên (Peccei, 2004) Việc chuyển đổi nguồn nhân lực từ đơn thuần là một trung tâm dịch vụ trở thành một đối tác hiệu quả trong kinh doanh không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, vì nó đòi hỏi phải đáp ứng một số tiêu chuẩn để đảm bảo sự thành công Theo Brockway (2007), động lực đầu tiên để nguồn nhân lực trở thành đối tác kinh doanh là định hướng kinh doanh và tập trung vào lợi ích lâu dài Thứ hai, các HRBP cần duy trì mối quan hệ bền chặt với đội ngũ quản lý trực tiếp thông qua việc cung cấp cho họ khả năng tiếp cận dễ dàng với các chức năng nhân sự Cuối cùng là kỹ năng
McCracken và McIvor (2013) cho
rằng, HRBP là dịch vụ thuê ngoài của
loại hình B2B và B2C do chủ thể (một
cá nhân hoặc công ty) cung cấp, giúp tổ
chức đạt được các mục tiêu chiến lược
trong lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực và
thực hiện các chiến lược thành công dài
hạn tại nơi làm việc Còn theo Maugans
(2015), HRBP hướng tới việc hợp lý hóa
các dịch vụ nhân sự và hỗ trợ các nhà
nhân sự cấp cao trong các hoạt động
nhân sự chiến lược Ulrich (1997), Ulrich
và Brockbank (2005) lưu ý rằng, đôi khi
vai trò của đối tác chiến lược giữa các
chuyên gia nhân sự được coi như một từ
đồng nghĩa với đối tác kinh doanh
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HRBP
Ở VIỆT NAM
Đầu những năm 90, khi bộ phận
nhân sự tại các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn duy trì ứng dụng mô hình nhân sự
(Human Resource - HR) truyền thống,
rất nhiều tập đoàn nước ngoài hoặc công
ty có vốn đầu tư nước ngoài đã đưa mô
hình mới HRBP vào hoạt động, để nâng
cấp hiệu quả quản trị nguồn nhân lực
Mô hình nhân sự mới HRBP được tiên
phong ứng dụng tại các doanh nghiệp
lớn ở Việt Nam từ năm những năm
2000, như: Unilever, Thế giới di động,
Prudential, Link Power, EOD Việt Nam
Theo đó, các chuyên gia đào tạo nhân
sự cho rằng, với HRBP, bộ phận HR vẫn
có cùng trách nhiệm, kỹ năng nghiệp
vụ giống với HR truyền thống Nhưng ở
mô hình mới, HR sẽ chịu trách nhiệm
cao hơn trong việc mang lại giá trị cho
doanh nghiệp, chứ không chỉ đơn thuần
là các hoạt động hành chính, tuyển dụng
thông thường
Thực tiễn ứng dụng HRBP ở các
doanh nghiệp và tổ chức này cho thấy,
HRBP có các vai trò sau:
- Đối tác chiến lược - Strategic
Partner: HRBP có nhiệm vụ tư vấn và
điều chỉnh chiến lược nhân sự, đáp ứng
nhu cầu thay đổi theo tình hình của
doanh nghiệp; Nắm vững thước đo năng
lực của toàn bộ nhân sự; Nhận diện chiến
lược kinh doanh mới và ảnh hưởng của
bộ máy nhân sự; Hiểu rõ tầm quan trọng
của nhân tài đối với doanh nghiệp và tái
cấu trúc nhân sự theo mục tiêu
- Quản lý hoạt động - Operations
Manager: HRBP có nhiệm vụ giám sát
nhân viên trong suốt quá trình làm việc
Trang 16tại Energyco, các nhà quản lý HR cấp cao của Energyco cảm thấy rằng, các giám đốc điều hành và quản lý cấp cao cần trao cho nhân viên nhân sự nhiều quyền hơn, quyền ra quyết định, tự tin hơn vào năng lực, nếu không, thì nhân viên nhân sự chỉ đơn thuần đóng vai trò điều hành trong nội bộ tổ chức
Chính vì chưa trao quyền cho bộ phận HRBP, nên họ chưa phát huy hết vai trò của mình, để đảm bảo cho HRBP thực hiện vai trò cầu nối giữa nhân viên các bộ phận với nhóm chức năng của nhân sự (HR), doanh nghiệp cần trao cho họ 2 quyền sau:
- Quyền lập và quản lý tài chính nhân
sự bộ phận: Đối với một nhân sự bình
thường trong các công ty ở Việt Nam, thường chỉ triển khai các công việc về hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, đào tạo, đánh giá thành tích cán bộ nhân viên, quản lý tiền lương tiền thưởng, xử lý quan hệ lao động, hành chính, văn thư và vệ sinh an toàn lao động Hiện nay, đối với một HRBP, đòi hỏi phải có sự hiểu biết về lập và quản lý tài chính cho chính bộ phận của mình Việc này không có nghĩa lấy đi chức năng của phòng tài chính trong doanh nghiệp, mà nó chỉ đóng vai trò là chủ thể có quyền tự chủ trong việc lập và quản lý ngân sách của chính mình
- Quyền được tham gia trực tiếp vào
các hoạt động của các bộ phận: Quyền
này giúp cho HRBP hiểu rõ tính chất công việc, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Để phát triển HRBP ở Việt Nam, qua phân tích thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp sau:
Một là, yêu cầu nâng cao vai trò hỗ trợ, đóng góp của nhân viên
Nâng cao vai trò, giá trị và đóng góp của đội ngũ nhân sự đến lợi nhuận/thành công của công ty, để tránh suy nghĩ lối mòn của các giám đốc/chủ doanh nghiệp luôn cho rằng, nhân sự chỉ đảm nhiệm các công việc văn phòng liên quan đến hoạt động hành chính Điều này đòi hỏi những người làm nhân sự phải bước
ra khỏi khu vực hậu cần để nhận trách nhiệm và vai trò mới Phải là người hiểu doanh nghiệp, vấn đề của doanh nghiệp đang gặp phải, để cùng doanh nghiệp tháo gỡ Nhân sự phải đi thực địa, gặp
kiến thức kinh doanh mà các HRBP cần được trang bị để có thể gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và đủ thời gian họ cần để thực hiện các nhiệm vụ mới của mình
Qua đó cho thấy, các công ty ở Việt Nam gần như sử dụng bộ phận nhân sự cho mục đích chính là phục vụ cho phòng nhân sự trong công tác tuyển chọn, đào tạo, và các công việc hành chính văn phòng mà quên rằng, trong mô hình nhân sự hiện đại, thì nhân viên phòng nhân sự còn có thể làm được nhiều việc hơn
Chất lượng của HRBP thấp
Báo cáo của McKinsey về một số công ty châu Á cho rằng, trong việc quản lý con người đạt hiệu suất cao, doanh nghiệp không có đủ các chuyên gia nhân sự có hiểu biết về kinh doanh để hỗ trợ các nhà lãnh đạo
Nghiên cứu của Sun (2019) phát hiện, một số HRBP có thành tích cao trong lĩnh vực nhân sự, nhưng họ không bận tâm tìm hiểu về doanh nghiệp Khi họ bước vào lĩnh vực kinh doanh, họ không hiểu khách hàng trong bối cảnh của lĩnh vực liên quan, họ cũng không nghiên cứu sâu về các dự án và thị trường, điều này cuối cùng dẫn đến sự mất kết nối giữa các hoạt động của lĩnh vực kinh doanh và của công ty
Thực tế hiện nay, có những người hiểu biết sâu về kinh doanh, nhưng thiếu chuyên môn về nhân sự và có thể gặp phải những trở ngại nhất định Chẳng hạn một số công ty ở Việt Nam, như: Unilever, Prudential, Tiki, Sendo… tuyển dụng những HRBP ở các chuyên môn khác nhau, phụ trách theo chức năng năng bộ phận, ví dụ: HRBP cho bộ phận Sales, khối sản xuất, bộ phận Technical (IT) Mô hình này có vẻ phổ biến nhiều hơn
ở Việt Nam Do đó, gần như rất ít khi các doanh nghiệp tuyển dụng chuyên viên nhân sự để làm HRBP, nên việc đầu tư cho chất lượng HRBP là rất thấp
Mô hình HRBP triển khai khó khăn vì tư duy lãnh đạo
Lãnh đạo tại hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn suy nghĩ theo lối mòn là bộ phận nhân sự chỉ đảm nhiệm công việc văn phòng, hành chính; chuyên môn là tuyển dụng, tính lương, cung cấp khóa đào tạo, xử lý kỷ luật Khác với bộ phận nhân sự truyền thống, công việc của HRBP được kỳ vọng phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo cấp cao để thấy được “bức tranh toàn cảnh” - là tập trung vào việc quản trị, đào tạo và xử lý phúc lợi nhân viên Thực tế hiện nay, vai trò của bộ phận nhân sự vượt ra ngoài những việc văn phòng - đó là HRBP
Bình thường họ có thể làm người đứng sau chuyên lo những công việc hậu cần, nhưng khi cần, họ vẫn phải trở thành người đưa ra chiến lược và tham gia vào việc thảo luận, đưa ra quyết định cùng với lãnh đạo để tổ chức nhân sự hợp lý, hiệu quả Để triển khai mô hình HRBP thành công, đòi hỏi người lãnh đạo phải nhìn nhận đúng vai trò, giá trị và những đóng góp của đội ngũ nhân sự đối với việc kinh doanh, lợi nhuận và mục tiêu lớn của doanh nghiệp
Doanh nghiệp chưa trao quyền triệt để cho đội ngũ nhân sự HRBP
McCracken và Heaton (2010) đã thực hiện 18 cuộc phỏng vấn nghiên cứu với một loạt các bên liên quan
Trang 17ban đầu được thiết kế để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp Sun (2019) chỉ ra rằng, các công ty khởi nghiệp nhỏ nên tham gia vào công việc nhân sự truyền thống và không cần phải vội vàng chuyển sang các mô hình cấp cao hơn như HRBP
Bốn là, nhấn mạnh vào nguồn nhân lực và phân cấp quyền lực trong quản lý
Trước khi áp dụng HRBP vào thực tế, các nhà lãnh đạo nhân sự cần chủ động trao đổi với lãnh đạo công
ty để cho họ thấy, sự cần thiết phải thay đổi và những lợi ích mà sự thay đổi có thể mang lại cho công ty Trong thực tế áp dụng HRBP, phải nỗ lực để thu hút sự đồng tình từ các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, vì địa điểm chính để triển khai mô hình HRBP là trong đơn
vị kinh doanh và nếu đơn vị kinh doanh không phối hợp tốt với nhau, thì việc triển khai sẽ kém hiệu quả Như phân tích ở phần trên, hạn chế của HRBP ở Việt Nam là doanh nghiệp chưa trao quyền triệt để cho đội ngũ nhân sự, vì vậy, họ chưa phát huy hết được vai trò của mình Do đó, các doanh nghiệp cần phát triển năng lực của đội ngũ HRBP, vì còn rất mới nên đội ngũ HRBP cần phải nắm được vai trò và trách nhiệm của mình Họ không còn làm việc đơn thuần ở những công việc hành chính cơ bản, mà chi phối trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận, đội ngũ này thực sự phải tham gia tư vấn cho dự án kinh doanh qua góc nhìn của nhân sự, giản lược vai trò cũ, tập trung xây dựng vai trò mới
Tương lai của HRBP tại Việt Nam vẫn còn nhiều lợi ích hiện chưa được khai thác triệt để Lợi ích của mô hình mang đến cho doanh nghiệp sẽ là một ẩn số đáng để các chủ doanh nghiệp kỳ vọng nhiều hơn, khi bằng chứng đến từ nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam, như: Unilever, Prudential, Thế giới di động… đã áp dụng rất thành công và gặt hái nhiều thắng lợi.
khách hàng, đi thị trường để hiểu doanh
nghiệp của mình đang gặp khó khăn gì,
khách hàng cần gì… Khi hiểu rõ vấn đề,
thì mới đề ra được các chiến lược nhân sự
hiệu quả để giúp các bộ phận khác hoàn
thành mục tiêu
Hai là, cải tiến chất lượng HRBP và
thiết lập tình trạng chuyên gia đáng
tin cậy
Sun (2019) cho rằng, để cải thiện chất
lượng của HRBP, cũng như thiết lập tình
trạng chuyên gia đáng tin cậy, HRBP
nên trở thành những nhà tổng quát viên,
có nghĩa là ngày càng có nhiều yêu cầu
đối với những người hành nghề nhân sự
Với tư cách là HRBP, họ cần hiểu cách
các đơn vị kinh doanh hoạt động và
làm việc với quản lý, để xác định nhu
cầu kinh doanh, đồng thời, họ phải đổi
mới và cập nhật Bởi nếu không, trong
thời đại thông tin thay đổi nhanh chóng,
việc chạy theo thông tin cũ một cách mù
quáng sẽ làm giảm hiệu quả và thậm chí
bị mất thị trường Để tránh điều này, các
HRBP nên chủ động cập nhật kiến thức
chuyên môn và mở rộng phạm vi kiến
thức kinh doanh
Ba là, xác định quy mô tổ chức phù
hợp với mô hình
Mặc dù mô hình HRBP là rất tốt,
nhưng nó không phù hợp với mọi công
ty Nói chung, các công ty vừa và lớn
phù hợp hơn để áp dụng mô hình HRBP,
đặc biệt là đối với các công ty đang phát
triển nhanh như Vingroup, với cấu trúc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Boroughs, A (2009), HR transformation technology: Delivering systems to support the new
HR, London: Gower Publishing, Ltd.
2 Brockway, S (2007), The art of business partnering, Strategic HR Review, 6(6), 32-35.
3 McCracken, M., McIvor, R (2013), Transforming the HR Function through Outsourced
Shared Services: Insights from the Public Sector, The International Journal of Human Resource
Management, 24, 1685-1707
4 McCracken, M., Heaton, N (2010), From tucked away to joined at the hip: understanding
evolving relationships within the HRBP model in a regional energy company, Human Resource
Management Journal, 2, 182-198
5 Maugans, C., (2015), 21st Century Human Resources: Employee Advocate, Business Partner,
or Both? Cornell HR Review, 21, 11-15.
6 Peccei, R (2004), Human resource management and the search for the happy workplace,
Inaugural Address, Erasmus Research Institute of Management, Erasmus University, Rotterdam
7 Sun, M (2019), Application Status and Problems of HRBP Mode in China Advances in
Economics, Business and Management Research, 109, 653-656.
8 Ulrich, D (1997), Human resource champions: The next agenda for adding value and delivering
results, Boston: Harvard Business School Press.
9 Ulrich, D., and Brockbank, W (2005) The HR value proposition Boston, MA: Harvard
Business School Press
Trang 18dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống Covid-19, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm dệt may của Việt Nam
Mặc dù khó khăn, nhưng theo Báo cáo của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), với những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới, Vinatex vẫn đạt các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh, với doanh thu hợp nhất ước đạt 19.535 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch tăng 15% cùng kỳ Lợi nhuận hợp nhất ước đạt 1.090 tỷ đồng, đạt 115% kế hoạch, tương đương 75% năm 2021 Kết quả sản xuất, kinh doanh Công ty mẹ với doanh thu ước đạt 2.158 tỷ đồng, đạt 123% kế hoạch, tăng 32% cùng kỳ Lợi nhuận ước đạt 336 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch, tăng 8% so với năm 2021 Trong đó, thị trường xuất khẩu trọng tâm Hoa Kỳ với 13,9 tỷ USD, các nước trong khối Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP) 4,733 tỷ USD, các nước
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
Nhìn tổng thể tình hình xuất khẩu ngành dệt may trong những năm gần đây thấy rằng, tăng trưởng trong xuất khẩu ngành dệt may của Việt Nam biến động theo
xu hướng xuất khẩu chung của cả nước Năm 2022, ngành dệt may chịu nhiều áp lực lớn Xuất khẩu dệt may tăng trưởng tương đối tốt trong nửa đầu năm 2022, tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm 2022, các thị trường chính của dệt may Việt Nam rơi vào lạm phát, sức mua suy giảm mạnh, đến quý IV/2022, đơn hàng đã giảm đến 30%, có doanh nghiệp giảm đến 70% đơn hàng ở thị trường châu Âu, do lạm phát cao làm giảm chi tiêu của người dân, trong đó may mặc là mặt hàng bị cắt giảm chi tiêu nhiều
Bên cạnh đó, bất lợi về tỷ giá với các đối thủ cạnh tranh, tình trạng thiếu lao động sau đại dịch Covid-19, yêu cầu truy soát nguồn gốc bông, vải, sợi, hay xanh hóa dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cũng là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt Ngoài ra, các thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, như: Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc)… vẫn trong năm 2022 áp
Đẩy mạnh phát triển ngành dệt may Việt Nam
LÊ DUY * LÊ THỊ KIỀU OANH **
Tóm tắt
Ngành dệt may của Việt Nam cũng là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế Năm 2022, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam cán đích với 44 tỷ USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước [4] Tuy nhiên, bước sang năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đang phải đối diện với nhiều thách thức do tác động của tình hình kinh tế thế giới và trong nước, như: đơn hàng sụt giảm, lãi suất tăng cao và chênh lệch tỷ giá… Thời gian tới, để ngành dệt may phát triển ổn định và bền vững, cần có nhiều giải pháp đồng bộ.
Từ khóa: ngành dệt may, phát triển, Việt Nam
Summary
Textile and garment industry is among the key export industries and plays an important role in the overall economic growth of Vietnam In 2022, in spite of facing many difficulties, Vietnam’s textile and garment exports reached 44 billion USD, up 8.8% over the same period last year [4] However, entering 2023, Vietnam’s textile and garment industry has been facing many challenges due to the impacts of global and domestic economic changes, including the declining number of new orders, high interest rates, and exchange rate differences, etc Therefore, it is necessary to implement synchronous solutions to help the textile and garment industry stabilize and develop sustainably in the coming time.
Keywords: textile industry, development, Vietnam
* , ** , Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 01/3/2023; Ngày phản biện: 10/3/2023; Ngày duyệt đăng: 15/3/2023
Trang 19tác, mở rộng thị trường xuất khẩu; Nhà nước cũng hỗ trợ trong việc thu hút vốn đầu tư vào ngành dệt may…Mặc dù đạt được một số kết quả, nhưng ngành dệt may Việt Nam còn có những hạn chế, đó là:
Thứ nhất, hiện nay, tình trạng yêu cầu truy xuất
nguồn gốc bông, vải, sợi hay "xanh hóa" dệt may từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là những thách thức mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải giải quyết để có thể hưởng ưu đãi từ các hiệp định này
Thứ hai, ngành dệt may gặp các khó khăn trong
ngắn hạn về thu hẹp thị trường, sụt giảm đơn hàng và đơn giá, khó khăn nội tại về nguồn vốn, chi phí đầu vào, logistics, nguồn lao động
Thứ ba, hiện nay, ngành đang đứng trước các thách
thức lớn về yêu cầu chuyển đổi mạnh mẽ mô hình sản xuất theo hướng bền vững, xanh, tuần hoàn và đáp ứng các quy định mới liên quan đến lao động, nguồn gốc xuất xứ, khả năng tái chế của sản phẩm từ các thị trường chủ chốt, như: Mỹ, EU
Thứ tư, công nghiệp hỗ trợ trong ngành may mặc
chưa phát triển mạnh, chưa thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, dẫn đến có sự khan hiếm nguồn nguyên liệu trong nước, phụ thuộc lớn vào nhập khẩu và khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ
Thứ năm, dệt may của Việt Nam cũng đang gặp
phải cạnh tranh lớn từ một số nước đang phát triển hiện đang đẩy mạnh sản xuất trong bối cảnh phục hồi kinh tế và thực hiện hiệu quả chiến lược “xanh hóa” các nhà máy sản xuất
Thứ sáu, thực trạng thiếu thông tin về thị trường,
về nguồn cung nguyên liệu là một trong những lý do khiến doanh nghiệp ngành dệt may khó dịch chuyển lên phương thức sản xuất cao hơn là thiếu thông tin về khách hàng, về các nhà cung cấp và thị trường nguyên phụ liệu, thiếu đội ngũ cán bộ mua hàng am hiểu thị trường và có năng lực quản lý chuỗi giá trị
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA NGÀNH DỆT MAY TRONG THỜI GIAN TỚI
Một là, để ổn định sản xuất, hướng tới mục tiêu bền
vững trong thời gian tới, bản thân các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thị trường, đầu tư máy móc công nghệ, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng, tăng cường giải pháp xây dựng đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh chuyển đổi từ gia công sang phát triển mẫu, quản trị số, thúc đẩy giải pháp chuỗi cung ứng tự chủ… Thị trường dệt may toàn cầu, theo tất cả các kịch bản, đều có tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn nhiều những năm qua Do đó, ngành dệt may cần tập trung vào các giải pháp hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng, cơ cấu lại sản phẩm để duy trì sản xuất
EU là 3,63 tỷ USD, Hàn Quốc là 2,525
tỷ USD, Trung Quốc là 925 triệu USD
Quần áo may mặc các loại vẫn là mặt
hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của ngành, tới 29,1 tỷ
USD Ngoài quần áo, ngành dệt may
Việt Nam cũng xuất khẩu vải với 2,13 tỷ
USD, xơ sợi 4,083 tỷ USD, phụ liệu may
1,165 tỷ USD, vải địa 747 triệu USD
Cho đến nay, ngành dệt may đã xuất
khẩu sản phẩm đến 66 nước, vùng lãnh
thổ trên thế giới Đây là sự bứt phá của
Ngành trong phát triển thị trường Bên
cạnh đó, số mặt hàng duy trì xuất khẩu
khoảng 47-50 mặt hàng khác nhau vào
thị trường toàn cầu và chiếm tỷ trọng
lớn trong xuất khẩu là quần áo may mặc
các loại Đặc biệt, đối với thị trường EU,
nếu như trước đây dệt may Việt Nam chỉ
tập trung vào một số nước lớn, như: Đức,
Pháp, Tây Ban Nha, Anh, thì nay đã xuất
khẩu vào 26/27 quốc gia ở EU
Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam
đã có 10 thương hiệu đạt thương hiệu
quốc gia Việt Nam, bao gồm: sản phẩm
thời trang Viettien (Tổng Công ty May
Việt Tiến), thương hiệu Merriman (Tổng
Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ),
thương hiệu Mattana & Novelty (Tổng
Công ty May Nhà Bè), trang phục An
Phước (Công ty TNHH May thêu giày An
Phước), May10 Series, May10 Suits &
Eternity GrusZ (Tổng Công ty May 10),
thời trang Thái Tuấn (Công ty Cổ phần
Tập đoàn Thái Tuấn), khăn bông Mollis
(Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú) Mục
tiêu từ nay tới năm 2025, Việt Nam sẽ có
20 thương hiệu thời trang không chỉ trong
nước mà còn vươn ra tầm thế giới
Có được kết quả trên là do ngành dệt
may Việt Nam đã và đang nỗ lực không
ngừng để có thể bắt kịp với xu hướng thế
giới Trong đó, nổi bật nhất là các doanh
nghiệp đã chủ động nâng cao năng lực sản
xuất; nâng cao trình độ tay nghề; chuyển
hướng sản xuất từ hình thức chỉ nhận gia
công sang hình thức tự chủ nguồn nguyên
liệu, tự thiết kế và hoàn thành sản phẩm;
đặc biệt, việc các doanh nghiệp tiếp tục
đầu tư vào thiết bị, công nghệ tự động hóa
cũng là một trong những yếu tố góp phần
tạo nền tảng để ngành dệt may chống chịu
được những áp lực của thị trường về chất
lượng, điều kiện giao hàng nhanh…
Ngoài ra, Nhà nước đã hỗ trợ các
doanh nghiệp dệt may trong việc tổ chức
các cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại để
các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm đối
Trang 20tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, chuyển dần trọng tâm sang khai thác thị trường nội địa Với quy mô dân số gần
100 triệu người, Việt Nam là thị trường tiêu thụ dệt may tiềm năng cho các doanh nghiệp Để đạt các mục tiêu đặt
ra trong năm 2023, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ và các bộ, ngành cần có các chính sách giảm, hoãn thuế cho doanh nghiệp, tiếp tục tìm các nguồn tài chính cho doanh nghiệp vay với lãi suất thấp để duy trì sản xuất, giữ ổn định lao động Đồng thời, với một số lĩnh vực ngành hàng có xuất khẩu lớn như dệt may, nên điều chỉnh lãi suất hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp duy trì hoạt động, giữ ổn định lao động
Sáu là, ngành dệt may cần chủ động
tận dụng các hiệp định thương mại tự do năm 2023 có hiệu lực Cụ thể, với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), 100% hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực Cụ thể, đối với dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm Đây được coi là cơ hội vàng cho ngành may mặc Việt Nam khi vào thị trường 27 nước thành viên EU
Bảy là, thời gian tới, cần hướng
các dự án công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên, phụ liệu tập trung phát triển ở khu vực có mật độ cao các doanh nghiệp dệt may, da giầy tại một số địa phương phía Bắc (Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh ), khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ) và phía Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Trà Vinh, Long An ), để giảm chi phí vận chuyển, hạ giá thành và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm…
Hai là, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện hình
thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung, có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh để thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để ưu đãi thuế từ các hiệp định thương mại tự do Thúc đẩy đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giầy; chú trọng đến sản xuất vải, vải nhân tạo, da thuộc, khuyến khích sản xuất vải từ sợi sản xuất trong nước nhằm giảm nhập khẩu, tác động tích cực đến mối liên kết, hình thành chuỗi giá trị và cung ứng hoàn chỉnh trong ngành dệt may, đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cũng như đẩy mạnh quá trình nội địa hóa, cải thiện và giảm nhanh khoảng cách chênh lệch về trình độ và năng suất với các nước có nền kinh tế phát triển cao hơn
Ba là, các doanh nghiệp may, cần linh hoạt cơ cấu
chuyển đổi mặt hàng để đảm bảo đơn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường Cùng với đó, tập trung vào các ngành mang lại giá trị gia tăng cao, cũng như phấn đấu giữ được tốc độ tăng trưởng doanh thu từ 4%-6% trong bối cảnh thế giới giảm khoảng 10% nhu cầu tiêu dùng
Tập trung vào các giải pháp hình thành chuỗi sản xuất dệt kim trọn gói, phát triển sản xuất xanh, thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực chất lượng
Bốn là, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư
công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng, giảm sử dụng hóa chất, giảm phát thải; sử dụng tối đa năng lượng tái tạo; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm tái chế, sử dụng nguồn nguyên liệu xanh, sạch; cập nhật để đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và trách nhiệm xã hội Thực hiện thành công công tác chuyển đổi số, trong đó ưu tiên chuyển đổi số cho hoạt động cốt lõi, trên cơ sở nguồn lực hợp lý Các doanh nghiệp cần bắt kịp xu thế thị trường, chuyển đổi xanh thích ứng với các yêu cầu của nhãn hàng, tăng cường giải pháp xây dựng, đào tạo nguồn lực thích ứng với tình hình khó khăn của thị trường, đặc biệt chú trọng tới nguồn nhân lực thiết kế cho ngành công nghiệp thời trang để từng bước tiến tới làm hàng FOB (mua vật liệu, sản xuất, bán sản phẩm) và ODM (thiết kế, sản xuất, bán sản phẩm)
Năm là, giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế
giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Chính phủ (2022), Quyết định số 1643/QĐ-TTg, ngày 29/12/2022 phê duyệt Chiến lược phát
triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.
2 Hà Anh (2022), Xuất khẩu dệt may vượt khó về đích, truy cập từ
https://nhandan.vn/xuat-khau-det-may-vuot-kho-ve-dich-post730260.html
3 Nguyễn Vân (2022) Xuất khẩu dệt may làm gì để giữ đà tăng trưởng trong năm 2023, truy
cập từ nam-2023-119379.html
https://thoibaotaichinhvietnam.vn/xuat-khau-det-may-lam-gi-de-giu-da-tang-truong-trong-4 Tập đoàn Dệt may Việt Nam (2022), Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh năm
2022, một số nhiệm vụ năm 2023.
Trang 21Bên cạnh đó, KTQTMT cũng được Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) định nghĩa như sau: “KTQTMT là quá trình quản lý hiệu quả kinh tế và hiệu quả môi trường thông qua sự phát triển và ứng dụng hệ thống kế toán phù hợp với các vấn đề môi trường Mặc dù một vài quan điểm xem hoạt động quản lý này bao gồm cả việc kiểm toán các vấn đề liên quan đến môi trường, nhưng KTQTMT chỉ tập trung trọng tâm vào các vấn đề phân tích chi phí chu kỳ sống, kế toán giá thành sản phẩm, phân tích chi phí - lợi ích và xây dựng chiến lược để phục vụ hoạt động quản lý và trình bày các thông tin liên quan đến môi trường”.
Từ những định nghĩa trên, có thể nhận thấy KTQTMT có những điểm nổi bật như sau: có sự gắn kết giữa hoạt động quản lý môi trường với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; mục tiêu của KTQTMT là cung cấp thông tin quản lý nội bộ trong doanh nghiệp là chủ yếu, ngoài ra còn cung cấp thông tin để lập các báo cáo liên quan đến môi trường cho đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG CỦA
KTQTMT
Khái niệm KTQTMT
KTQTMT là sự phát triển tiếp theo
của kế toán quản trị truyền thống Theo
Ủy ban phát triển bền vững của Liên
hợp quốc (UNDSD): “KTQTMT là
một sự hiểu biết tốt hơn và đúng đắn
hơn về kế toán quản trị Đây là một
quy trình nhận diện, thu thập, phân tích
và sử dụng hai loại thông tin phục vụ
cho việc ra quyết định quản trị nội bộ
trong doanh nghiệp: một là, thông tin
về mặt vật chất liên quan đến tình hình
sử dụng, luân chuyển năng lượng, nước
và nguyên liệu bao gồm cả chất thải;
hai là, thông tin về mặt giá trị liên quan
đến chi phí môi trường và các khoản thu
nhập từ môi trường”
Kế toán quản trị môi trường ở Việt Nam:
VŨ HUYỀN LINH ** NGUYỄN HÀ ANH *** NGUYỄN THANH SƠN ****
Tóm tắt
Trong bối cảnh thế giới ngày càng quan tâm đến việc phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, kế toán quản trị môi trường (KTQTMT) đã được nhiều nước trên thế giới khuyến khích sử dụng vì những lợi ích đáng kể trong việc hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững, gia tăng lợi ích kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, việc áp dụng KTQTMT vẫn còn chưa phổ biến ở Việt Nam, dẫn đến quá trình tìm hiểu và thực hiện ở một số doanh nghiệp gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế Qua phân tích vai trò và thực trạng sử dụng KTQTMT tại các doanh nghiệp Việt Nam, bài viết đưa ra những khuyến nghị giúp các doanh nghiệp thay đổi nhận thức về vấn đề môi trường trong kinh doanh.
Từ khóa: kế toán, kế toán quản trị môi trường, doanh nghiệp
Summary
In the world that are characterized by the increasingly high engagement between economic development and environmental protection, the use of environmental management accounting (EMA) has been encouraged by many countries around the world due to its significant benefits in supporting sustainable business of enterprises by maximizing economic benefits and reducing environmental pollution However, the application of EMA is not common in Vietnam, leading to enterprises’ limitations and difficulties in understanding and applying By analyzing the role and reality of using EMA in Vietnamese enterprises, the article makes recommendations to help businesses change their perception
on environmental issues in business.
Keywords: accounting, environmental management accounting, enterprises
* PGS, TS., ** , *** , **** , ***** , Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngày nhận bài: 10/02/2023; Ngày phản biện: 01/3/2023; Ngày duyệt đăng: 10/3/2023
Trang 22định Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng phương pháp chi phí toàn bộ (Full cost Assessment - FCA), hoặc phương pháp tổng chi phí (Total Cost Assessment
- TCA) để xác định chi phí môi trường
- Phân tích chi phí vòng đời sản phẩm: là phương pháp đánh giá định lượng về tác động của một sản phẩm đối với môi trường thông qua toàn bộ vòng đời của nó, tức là từ khi bắt đầu nghiên cứu và phát triển, khai thác và chế biến hoặc thu mua nguyên vật liệu, quản lý chất thải, vận chuyển và phân phối, bảo trì sản phẩm, tái chế và phân hủy cuối cùng (USEPA, 1995) Việc xem xét chi phí và doanh thu của sản phẩm trong toàn bộ chu trình sống của nó chứ không phải một kỳ kế toán Do đó, chi phí môi trường sẽ được hạch toán, hướng đến mục tiêu giảm lượng chất thải, đánh giá và kiểm soát rủi ro, phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường và nhận dạng các vấn đề môi trường
Thông tin thu được từ phương pháp phân tích chi phí vòng đời sản phẩm có thể giúp các nhà quản lý phân tích các giai đoạn khác nhau trong vòng đời của sản phẩm: lập kế hoạch và phân tích các giải pháp thay thế đảm bảo chi phí thấp nhất, lựa chọn dự án phù hợp từ việc phân tích dòng tiền, bảo đảm kinh phí thông qua quản lý, đánh giá dòng tiền, đánh giá giữa dự toán và kết quả thực tế, hỗ trợ thiết kế các loại sản phẩm thân thiện với môi trường
- Hạch toán dòng chi phí nguyên vật liệu: là một phương pháp đo lường dòng chảy nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, theo dõi chi tiết chi phí lãng phí và chi phí xử lý trước khi được phép xả thải tính theo cả thước đo hiện vật và giá trị nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, tăng hiệu quả kinh doanh, phục vụ cho nhà quản lý ra quyết định (Kokubu và Tachikawa, 2013) Vì hạch toán dòng vật liệu đo lường toàn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu không cấu thành nên sản phẩm, do đó giúp xác định hao phí nguyên vật liệu đầy đủ và chính xác hơn, từ đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp nhận dạng các vấn đề để đưa ra hướng giải quyết thích hợp
Phân tích hiệu quả hoạt động môi trường
Các chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả môi trường có thể cung cấp các thông tin về số lượng và chất lượng môi trường, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng
Nội dung của KTQTMT
Xác định chi phí và thu nhập môi trường
- Thu nhập môi trường: là lợi ích thu được từ các hoạt động bảo vệ môi trường của doanh nghiệp (IFAC, 2005) Thu nhập từ môi trường bao gồm thu nhập tiềm năng và cơ hội cắt giảm chi phí Trong đó, thu nhập tiềm năng gồm có: thu nhập do tái chế (các khoản thu từ việc bán vật liệu, phế thải, phế liệu ); tiền trợ cấp, tiền thưởng (khoản tiền từ các dự án kinh doanh khả thi được xét duyệt trợ cấp, thu nhập từ nhượng bán chứng
chỉ phát thải ) Cơ hội cắt giảm chi phí gồm các khoản
chi phí tiết kiệm được do cải tiến sản phẩm, cải tiến quy trình để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường
- Chi phí môi trường: là toàn bộ các khoản chi phí gắn với thiệt hại môi trường và bảo vệ môi trường của doanh nghiệp Chi phí môi trường bao gồm: chi phí lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chi phí ngăn ngừa thiệt hại cho môi trường, chi phí xử lý chất thải, chi phí kiểm soát môi trường, chi phí khắc phục những ảnh hưởng hay thiệt hại có thể xảy ra với doanh nghiệp và xã hội (UNDSD, 2001) Theo UBA (2003), chi phí môi trường có thể được hiểu là các loại chi phí khác nhau có liên quan tới hoạt động quản lý môi trường, các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường và các tác động môi trường
Có rất nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại chi phí môi trường của doanh nghiệp, như: căn cứ vào hoạt động môi trường, căn cứ vào chức năng hay căn cứ vào khả năng hiển thị dữ liệu trên sổ sách kế toán Mỗi cách phân loại đều cung cấp những thông tin về chi phí môi trường xuất phát từ các góc độ khác nhau Song tựu chung lại, chi phí môi trường được phân làm hai nhóm chính:
(i) Thông tin về chi phí môi trường hiện hữu (bao gồm: chi phí mua tài nguyên thiên nhiên như năng lượng, nước, vật liệu khác để sản xuất; chi phí xử lý và kiểm soát chất thải; chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường; chi phí nghiên cứu và phát triển)
(ii) Thông tin về những chi phí ẩn liên quan đến môi trường (bao gồm: chi phí ước tính cho việc khôi phục lại môi trường; chi phí dự phòng những rủi ro về môi trường; chi phí xây dựng hình ảnh doanh nghiệp )
Xử lý thông tin chi phí và thu nhập môi trường
- Xác định và phân bổ chi phí liên quan đến môi trường cho sản phẩm: Chi phí môi trường được bao hàm trong các khoản chi phí sản xuất, vì vậy cần phải phân bổ chi phí môi trường cho sản phẩm theo các tiêu thức phù hợp Phương pháp phân bổ chi phí theo mức độ hoạt động là phương pháp thường được sử dụng để phân bổ chi phí môi trường Khi sử dụng phương pháp này, để phân bổ chi phí môi trường vào giá thành sản phẩm theo tiêu thức phù hợp, doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức độ tham gia của từng hoạt động trong quá trình sản xuất sản phẩm Phương pháp xác định chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (Activity-based costing - ABC) không những phân bổ chi phí sản xuất chung chính xác hơn, mà còn giúp doanh nghiệp theo dõi được nguồn gốc phát sinh chi phí, biết được những hoạt động làm phát sinh chi phí tạo ra giá trị hoặc không tạo ra giá trị; cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết
Trang 23thì được các công ty kế toán đưa vào một khoản mục riêng, còn các chi phí môi trường khác thường bị ẩn đi, hoặc tính gộp vào chi phí sản xuất chung hay chi phí quản lý doanh nghiệp.
Về nhận diện chi phí, lợi ích môi trường
Hướng dẫn của chế độ kế toán hiện hành quy định các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện phân loại chi phí, lợi ích của hoạt động kinh doanh theo yêu cầu quản lý của kế toán tài chính Phần lớn các doanh nghiệp tiến hành phân loại chi phí theo hai cách phổ biến là phân loại chi phí theo các yếu tố chi phí hoặc phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành
Như vậy, các chi phí môi trường không được doanh nghiệp theo dõi riêng, mà bị gộp chung với chi phí sản xuất, kinh doanh, vì những chi phí đó phục vụ cho hoạt động sản xuất và quản lý của chính doanh nghiệp Do vậy, những chi phí môi trường phát sinh trong thực tế sẽ được phân loại vào chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp như chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khấu hao tài sản cố định hoặc chi phí khác bằng tiền.Các doanh nghiệp còn coi những lợi ích môi trường là nhỏ và không đáng kể để tiến hành kế toán riêng Những lợi ích từ môi trường này có thể được ghi nhận là tiền thu bán phế phẩm của hoạt động sản xuất, kinh doanh
Về nhận thức của các cấp quản lý đối với vấn đề bảo vệ môi trường và kế toán môi trường
Trong quá trình phát triển, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xác định được đúng hướng đi, sản xuất
ra những sản phẩm đáp ứng sự tin cậy của khách hàng về chất lượng, từng bước nâng cao tiêu chí thân thiện với môi trường và người sử dụng Nhiều doanh nghiệp đã đề ra và thực thi các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm, như: trang bị hệ thống hút bụi công suất lớn, coi trọng công tác vệ sinh công nghiệp trong và ngoài khu vực sản xuất Đối với các loại chất thải rắn, các doanh nghiệp thường hợp đồng với công ty môi trường đô thị thu gom hàng ngày, tránh tình trạng gây ô nhiễm Đối với nước thải, các doanh nghiệp thường đầu tư trang bị hệ thống xử lý nước thải Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn tổ chức trồng và quy hoạch vành đai cây xanh, góp phần làm trong sạch môi trường Như vậy, có thể nói, các doanh nghiệp đã và đang quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường bằng việc đầu tư máy móc, trang thiết bị xử lý ô nhiễm, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và xã hội cao
Tuy nhiên, trong công tác kế toán, phần lớn các doanh nghiệp lại chưa có sự quan tâm, theo dõi một cách đúng mức Hầu hết các doanh nghiệp không bố trí cán bộ kế toán chuyên trách để tính toán các khoản chi phí, lợi ích môi trường và vẫn duy trì hệ thống kế toán truyền thống, chưa tích hợp các thông tin của kế toán môi trường vào hệ thống kế toán chung
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
Với thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa nắm rõ về cách hoạt động, tầm quan trọng và lợi ích của việc thực hiện KTQTMT, thì giải pháp đầu tiên phải
nguồn lực của doanh nghiệp (Bartolomeo
và cộng sự, 2000) Theo Phạm Đức Hiếu
và Trần Thị Hồng Mai (2012): “Hiệu quả
môi trường là chỉ tiêu phản ánh mối quan
hệ giữa kết quả hoạt động môi trường với
kết quả hoạt động tài chính trong một kỳ
kế toán Hiệu quả môi trường thể hiện
thông qua hai khía cạnh: giảm tác động
không mong muốn của doanh nghiệp
đến môi trường bên cạnh việc gia tăng
giá trị cho doanh nghiệp và gia tăng lợi
ích kinh tế cho chủ sở hữu”
Báo cáo KTQTMT
Báo cáo KTQTMT là phương tiện
cung cấp các thông tin về chi phí môi
trường của doanh nghiệp, được sử dụng
trong nội bộ Tùy vào điều kiện cụ thể của
từng doanh nghiệp và yêu cầu của nhà
quản lý để thiết kế nội dung, biểu mẫu
của báo cáo KTQTMT Các báo cáo này
phải đảm bảo cung cấp được 3 loại thông
tin sau: thông tin về dự toán chi phí môi
trường, thông tin về tình hình thực hiện chi
phí môi trường, thông tin về kiểm soát và
đánh giá tình hình chi phí môi trường Khi
xây dựng báo cáo KTQTMT, cần phải
tuân thủ các nguyên tắc cung cấp thông
tin hữu ích nhất cho nhà quản lý, đáp ứng
được các mục tiêu của doanh nghiệp
THỰC TRẠNG KTQTMT TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Trong bối cảnh vấn đề ô nhiễm môi
trường ngày càng nghiêm trọng tại Việt
Nam, việc áp dụng KTQTMT trở nên
vô cùng cần thiết Tuy nhiên, phần lớn
các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay
chưa áp dụng KTQTMT, thậm chí khái
niệm KTQTMT vẫn còn tương đối xa lạ
Những doanh nghiệp áp dụng KTQTMT
chủ yếu tập trung vào các tập đoàn lớn,
các công ty liên doanh nước ngoài, các
công ty của nước ngoài có chi nhánh tại
Việt Nam mà theo quy định của các
quốc gia này phải tổ chức kế toán môi
trường, phải báo cáo những thông tin về
môi trường Qua tìm hiểu của nhóm tác
giả, có thể thấy thực trạng KTQTMT ở
các doanh nghiệp như sau:
Về tổ chức thu thập thông tin chi phí,
lợi ích môi trường
Mô hình truyền thống trong thu thập
thông tin về chi phí được hầu hết các
doanh nghiệp Việt Nam sử dụng Các chi
phí môi trường thường không đáng kể
Vì vậy, một số khoản mục chi phí liên
quan đến yếu tố môi trường dễ nhận thấy
Trang 24ở việc nhận diện các chi phí môi trường trực tiếp - loại phí chiếm phần trăm rất nhỏ trong tổng số chi phí mà của doanh nghiệp, việc xác định chính xác tổng chi phí phát sinh ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc áp dụng KTQTMT Doanh nghiệp càng hiểu biết đầy đủ về hoạt động sản xuất và quy trình công nghệ của mình, thì càng dễ xác định được các chi phí và lợi ích môi trường phát sinh Để xác định toàn diện, doanh nghiệp nên xác định rõ các khoản chi trực tiếp, gián tiếp và lợi ích thu được ở từng loại môi trường rồi tổng hợp dưới dạng bảng với thước đo tiền tệ
Để tổng hợp được thông tin về chi phí và lợi ích môi trường một cách đầy đủ, chính xác, doanh nghiệp nên cụ thể hóa phương pháp thu thập thông tin liên quan đến môi trường Hiện nay, tại các doanh nghiệp, chi phí và lợi ích môi trường phát sinh không được theo dõi và kế toán riêng, mà nằm lẫn trong các khoản mục khác Việc đơn giản hóa quá trình ghi nhận thông tin làm cho những khoản phí và doanh thu môi trường không được làm rõ, thống kê đầy đủ, dẫn đến việc vô hiệu hóa tác dụng hỗ trợ nhà quản trị trong quá trình ra quyết định Những quyết định được nhắc đến ở đây có thể bao gồm cả những vấn đề liên quan đến môi trường, như: giảm thải, tăng/giảm chi phí môi trường Do vậy, nhóm tác giả đề xuất doanh nghiệp ghi nhận và kế toán riêng các chi phí môi trường, tách khỏi chi phí sản xuất và quản lý doanh nghiệp chung để phản ánh được đúng và đủ ảnh hưởng của chi phí môi trường đến doanh nghiệp.
kể đến chính là tuyên truyền và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, cũng như tính cấp thiết của việc sử dụng KTQTMT trong doanh nghiệp Sự phát triển của các ngành nghề đi cùng với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực
Khi đó, những doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích ngắn hạn mà bỏ qua những hành động cần thiết để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường sẽ không chỉ phải đối mặt với những biện pháp đánh vào tài chính của các cơ quan có thẩm quyền, mà còn mất điểm trong mắt khách hàng Trong bối cảnh cả thế giới nói chung và mỗi một cá nhân nói riêng đều ý thức được tầm quan trọng của môi trường, sự mất điểm sẽ dần trở thành tẩy chay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp
Tầm quan trọng của KTQTMT không chỉ dừng lại ở khía cạnh tài chính, mà còn ở tác động của môi trường đến sự phát triển bền vững và lâu dài của các ngành nghề Chính vì vậy, muốn nâng cao hiểu biết về KTQTMT, trước tiên cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mỗi cá nhân Mỗi một doanh nghiệp cần bắt đầu từ việc xây dựng văn hóa xanh trong công ty, qua đó hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh, môi trường từ đội ngũ lao động đến các nhà quản trị Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể nâng cao hiểu biết của nhân viên bằng việc cử bộ phận kế toán tìm hiểu, học các chứng chỉ cần thiết liên quan để hiểu và nắm rõ những lợi ích của KTQTMT Đặc biệt, thông qua các văn bản hướng dẫn và chính sách khuyến khích, Nhà nước có thể thúc đẩy việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức chung của các doanh nghiệp về môi trường và KTQTMT
Tuy nhiên, việc thực hiện KTQTMT không thể ngay lập tức, vội vàng Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải học hỏi các kiến thức, kinh nghiệm về việc áp dụng KTQTMT ở nước ngoài và thay đổi phù hợp với bối cảnh Việt Nam và đặc điểm của từng doanh nghiệp Từ đó, xác định đúng và đủ các khoản chi phí, lợi ích môi trường dựa theo đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của mình Với thực trạng hầu hết các doanh nghiệp hiện tại mới chỉ dừng lại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bartolomeo, M., Bennett, M., Bouma, J J., Heydkamp, P., James, P., Wolters, T (2000),
Environmental management accounting in Europe: current practice and future potential, European
Accounting Review, 9(1), 31-52
2 IFAC (2005), International Guidance Document: Environmental Management Accounting,
IFAC, New York
3 Kokubu, K., Tachikawa, H (2013), Material flow cost accounting: significance and practical
approach, Handbook of sustainable engineering
4 Nguyễn Bích Ngọc (2019), KTQTMT: Thực tiễn thế giới và Việt Nam, Tạp chí Kế toán -
Trang 25giao dịch tài chính và việc sử dụng các công nghệ mới, kiểm toán viên cần liên tục nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình để đảm bảo rằng, BCTC là chính xác và đáng tin cậy Điều này đặc biệt quan trọng đối với các NHTM, vốn phải tuân theo nhiều quy định và yêu cầu về báo cáo Do đó, bằng cách kiểm tra BCTC, phát hiện sai sót, đưa ra khuyến nghị về kiểm soát nội bộ và quy trình lập BCTC, đồng thời xác định các rủi ro tiềm ẩn, kiểm toán viên độc lập đảm bảo tính trung thực và độ tin cậy của thông tin tài chính Điều này giúp tăng cường niềm tin của nhà đầu tư, góp phần tạo nên một hệ thống tài chính ổn định hơn và duy trì tính toàn vẹn và minh bạch của thị trường tài chính Vì vậy, việc nâng cao chất lượng kểm toán BCTC của các NHTM là điều có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BCTC CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM
Các NHTM Việt Nam thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm toán độc lập BCTC hàng năm nhằm tăng
GIỚI THIỆU
Nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC
của các NHTM ở Việt Nam là rất cần thiết
để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm
giải trình của ngành tài chính BCTC chất
lượng cao cho phép các nhà đầu tư, cổ
đông và cơ quan quản lý đưa ra các quyết
định sáng suốt về hiệu quả hoạt động và sự
ổn định của các NHTM, từ đó có thể đóng
góp vào sức khỏe tổng thể của nền kinh tế
Tại Việt Nam, chất lượng kiểm toán
BCTC đặc biệt quan trọng, nơi ngành
ngân hàng đang phải đối mặt với các
vấn đề, như: nợ xấu và quản trị doanh
nghiệp yếu kém Những vấn đề này có
thể làm xói mòn niềm tin của công chúng
vào ngành tài chính, dẫn đến giảm đầu
tư, tăng trưởng kinh tế chậm lại và thậm
chí là khủng hoảng tài chính Hơn nữa,
với sự phức tạp ngày càng tăng của các
Một số biện pháp
nâng cao chất lượng kiểm toán
báo cáo tài chính của các ngân hàng
Tóm tắt
Báo cáo tài chính (BCTC) là một phương tiện nhằm trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính doanh nghiệp tới những người quan tâm Các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam được yêu cầu lập BCTC trung thực và đáng tin cậy để làm cơ sở cho việc ra quyết định hiệu quả của các bên liên quan Tuy nhiên, chất lượng kiểm toán BCTC của các NHTM tại Việt Nam đang là chủ đề được quan tâm trong thời gian qua Trong bài viết này, tác giả tìm hiểu thực trạng chất lượng kiểm toán BCTC của các NHTM ở Việt Nam; từ đó, tập trung đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của các NHTM thời gian tới.
Từ khóa: báo cáo tài chính, chất lượng kiểm toán, ngân hàng thương mại
Summary
Financial statements are a means to present the profitability and financial state of the company
to the people who are interested in it Commercial banks in Vietnam are required to prepare honest and reliable financial statements as a basis for effective decision making by stakeholders However, the quality of auditing financial statements of commercial banks in Vietnam has been a topic of concern in recent years This article explores the quality of auditing financial statements of commercial banks in Vietnam and recommends some measures to improve the quality of auditing financial statements of commercial banks in the coming time.
Keywords: financial statements, audit quality, commercial banks
* ThS., Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện Chính sách và phát triển
Ngày nhận bài: 14/02/2023; Ngày phản biện: 03/3/2023; Ngày duyệt đăng: 10/3/2023
Trang 26ro quan trọng và các vấn đề liên quan, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho quá trình kiểm toán Đồng thời, đảm bảo tính trung thực của BCTC, đặc biệt là trong việc đánh giá các khoản nợ, các khoản tiền gửi và các khoản đầu tư, từ đó nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.Tuy nhiên, một số công ty kiểm toán, đặc biệt là các công ty kiểm toán không thuộc nhóm Big4, vẫn còn có xu hướng thực hiện kiểm toán BCTC dựa trên các khoản mục ở BCTC hơn là dựa trên các chu trình kinh doanh của ngân hàng Điều này, không đánh giá toàn diện được các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Chẳng hạn như rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý, rủi ro danh tiếng cũng cần phải được đánh giá và kiểm soát một cách toàn diện Hơn nữa, việc tập trung vào các khoản mục trên BCTC dẫn đến trùng lặp trong việc phối hợp công việc và có thể bỏ qua những thông tin quan trọng khác Điều này, có thể làm giảm chất lượng của các cuộc kiểm toán.
Thứ hai, hạn chế trong kiểm toán hệ thống công nghệ thông tin
Hiện nay, tất cả các NHTM đều hoạt động dựa trên các hệ thống Corebanking hiện đại, phức tạp, các cơ sở dữ liệu được quản lý, khai thác dựa trên các hệ thống kho dữ liệu (data wharehouse) rất lớn Hệ thống Corebanking của NHTM là hệ thống phần mềm đóng và phức tạp dẫn đến rất khó khăn cho các kiểm toán viên trong việc tìm hiểu toàn diện hệ thống, toàn bộ cơ sở dữ liệu, phần mềm, quy trình trên hệ thống công nghệ thông tin trong một thời gian ngắn Do đó, có thể ảnh hưởng đến tính đầy đủ và thuyết phục của bằng chứng kiểm toán
Bên cạnh đó, việc tiếp cận, thu thập, khai thác dữ liệu từ hệ thống công nghệ thông tin các NHTM còn nhiều khó khăn, hạn chế; các dữ liệu chi tiết khai thác hiện tại chủ yếu là các dữ liệu liên quan đến các hoạt động tín dụng, tiền gửi và một số dữ liệu kế toán khác… Trong khi đó, các dữ liệu có tính chất thời điểm, chưa có sự liên kết dữ liệu nhiều năm, đặc biệt là các dữ liệu lớn liên quan đến các giao dịch, quản lý dòng tiền chưa được khai thác; do vậy chưa thể áp dụng các biện pháp phân tích dữ liệu lớn và sâu để xác định rủi ro nhằm tăng hiệu quả kiểm toán Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát hiện các sai sót của kiểm toán viên và làm suy giảm chất lượng kiểm toán
tính minh bạch và độ tin cậy của các thông tin tài chính
Tuy nhiên, bên cạnh vai trò của kiểm toán, chất lượng kiểm toán BCTC của các NHTM trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế nhất định
Báo cáo thường niên năm 2019 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chỉ ra rằng, chất lượng BCTC của các NHTM được ghi nhận là tương đối thấp Báo cáo đã xác định những điểm yếu trong phân tích tài chính, dự báo và công bố thông tin, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải minh bạch hơn trong BCTC Ngoài ra, báo cáo nhận định chất lượng kiểm toán BCTC của các NHTM Việt Nam cũng là một vấn đề đáng quan ngại, với những yếu kém về chất lượng công việc kiểm toán, báo cáo kiểm toán và tính độc lập của kiểm toán viên Báo cáo khuyến nghị các cơ quan quản lý cần tăng cường giám sát hoạt động kiểm toán và xử phạt kiểm toán viên không đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp Đồng thời, kêu gọi tăng cường tính minh bạch trong quy trình kiểm toán và thực hiện kiểm soát nội bộ hiệu quả hơn trong các NHTM để ngăn chặn gian lận và sai phạm tài chính
Thực tế cho thấy, thời gian qua đã có những sai phạm với quy mô lớn xảy ra tại các NHTM, ví dụ vụ án Huyền Như tại NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam, vụ án Phạm Công Danh tại Ngân hàng Xây dựng, hay câu chuyện Eximbank bị lỗ lũy kế và cổ phiếu rơi vào diện cảnh báo vẫn còn rất nóng trên thị trường Lý do bị rơi vào diện cảnh báo là do lợi nhuận của Eximbank năm 2015 từ lãi hơn 114 tỷ đồng bị điều chỉnh hồi tố thành lỗ hơn 817 tỷ đồng Điểm nổi bật đáng tranh luận trong lần này là đơn vị kiểm toán năm
2015 của Eximbank là công ty kiểm toán KPMG đã nhấn mạnh đến những sai phạm trong hạch toán của Eximbank và việc chấp nhận của công ty kiểm toán khác Đơn vị kiểm toán khác chính là E&Y - công ty kiểm toán cho Eximbank trong suốt thời gian 2010-
2014 Người ta nghi ngờ về một đơn vị kiểm toán được mệnh danh là Big4 trong lĩnh vực kiểm toán như E&Y lại có thể “bỏ qua” những sai phạm nghiêm trọng của Eximbank Tất cả những điều này làm cho các cơ quan hữu quan, các nhà đầu tư, quan ngại nhiều hơn về chất lượng kiểm toán BCTC của các NHTM
Có thể thấy, chất lượng kiểm toán BCTC các NHTM chưa được đảm bảo một phần là do những hạn chế chính như sau:
Thứ nhất, hạn chế trong phương pháp tiếp cận kiểm toán
Có hai phương pháp tiếp cận chính trong kiểm toán BCTC là: (i) Phương pháp tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro; (ii) Phương pháp tiếp cận dựa trên khoản mục
Các công ty kiểm toán lớn (Big4) thường lựa chọn phương pháp tiếp cận dựa trên rủi ro, đây là một phương pháp kiểm toán hiệu quả và phù hợp cho kiểm toán BCTC của NHTM Phương pháp này giúp kiểm toán viên tập trung vào những vấn đề quan trọng trong BCTC, đảm bảo rằng các rủi ro quan trọng nhất được đánh giá và được xử lý đầy đủ Bên cạnh đó, với phương pháp này, kiểm toán viên chỉ tập trung vào những rủi
Trang 27MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẦN THỰC HIỆN TRONG THỜI GIAN TỚI
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 24/2021/TT-NHNN, ngày 31/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 39/2011/TT-NHNN, ngày 15/12/2011 quy định về kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực kể từ ngày 15/4/2022 Theo đó, Thông tư quy định và hướng dẫn để nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của các NHTM, bao gồm: hệ thống giám sát dựa trên rủi ro và kiểm tra tại chỗ thường xuyên các hoạt động tài chính của ngân hàng; hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM… Mặc dù những biện pháp này là một bước đi đúng hướng, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo rằng BCTC đã được kiểm toán của các NHTM tại Việt Nam có chất lượng cao Dưới đây, là một số biện pháp có thể thực hiện nhằm nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC của các NHTM ở Việt Nam:
Một là, hoàn thiện phương pháp kiểm toán trên
cơ sở đánh giá rủi ro
Để thực hiện phương pháp tiếp cận này, kiểm toán viên phải có hiểu biết sâu rộng về bản chất công việc của ngân hàng để xác định khả năng có sai sót trọng yếu trên BCTC Cụ thể, kiểm toán viên cần:
(i) Xây dựng và phát triển hệ thống đánh giá rủi ro: Các kiểm toán viên cần phải xác định các rủi ro có liên quan đến hoạt động của ngân hàng và xác định mức độ ảnh hưởng của các rủi ro đó đến BCTC Đồng thời, các kiểm toán viên cần phải thiết lập các tiêu chí đánh giá rủi ro và các phương pháp đánh giá rủi ro để đánh giá mức độ rủi ro trong các phân đoạn của hoạt động ngân hàng Ví dụ, khi kiểm toán viên phát hiện rằng, ngân hàng đang thực hiện các giao dịch với các công ty con không đáng tin cậy
(ii) Thiết lập phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro: Các kiểm toán viên cần phải xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro Phương pháp này sẽ tập trung vào các khu vực rủi ro lớn và các phân đoạn hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng Đồng thời, phương pháp kiểm toán này cũng cần đảm bảo tính toàn diện và đầy đủ về các yếu tố rủi ro Chẳng hạn, kiểm toán viên phát hiện rằng, hoạt động cho vay của ngân hàng có mức độ rủi ro cao do khách hàng vay không đủ khả năng trả nợ hoặc không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng vay Do đó, kiểm toán viên sẽ thiết lập phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro tập trung vào các khoản cho vay, xác định mức độ rủi
ro của từng khoản cho vay và kiểm tra các chính sách, quy trình, thủ tục liên quan đến hoạt động cho vay để đánh giá mức độ hiệu quả và tính toàn diện của hệ thống quản lý rủi ro của ngân hàng
Hai là, hoàn thiện kiểm toán công nghệ thông tin tại các NHTM
Kiểm toán công nghệ thông tin tại các NHTM đòi hỏi kiểm toán viên phải có kiến thức chuyên sâu về công nghệ thông tin và các quy trình an toàn thông tin
Thứ ba, hạn chế về ứng dụng công
nghệ trong kiểm toán
Tại một số công ty kiểm toán, việc ứng
dụng công nghệ thông tin và các kỹ thuật
kiểm toán có sự trợ giúp của máy tính
chưa được áp dụng một cách rộng rãi, dẫn
tới các hạn chế trong việc phân tích, xử lý
các thông tin, giao dịch của ngân hàng còn
chưa hiệu quả Việc đầu tư vào các công
nghệ mới và hiện đại để kiểm toán gây
áp lực tài chính đối với các công ty kiểm
toán Bên cạnh đó, chi phí phát triển và
triển khai các phần mềm, hệ thống mới
cũng gây tốn kém Vì vậy, một số công ty
kiểm toán chủ yếu sử dụng các phần mềm
văn phòng thông dụng, như: Microsoft
Office để ghi chép hồ sơ kiểm toán, thực
hiện thủ tục phân tích , dẫn đến hiệu quả
công việc chưa cao
Mặt khác, kiểm toán viên không phải
là chuyên gia về công nghệ thông tin, do
đó họ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu
và áp dụng các công nghệ mới và phức tạp
để kiểm toán Điều này cũng ảnh hưởng
nhất định đến chất lượng, cũng như hiệu
quả của các cuộc kiểm toán
Thứ tư, hạn chế trong kiểm soát
chất lượng kiểm toán
Tại một số công ty kiểm toán, công tác
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
nói chung và kiểm toán BCTC NHTM
nói riêng chưa được coi trọng đúng mức
và mang tính hình thức Việc thực hiện
còn nhiều điểm hạn chế, kém hiệu quả
và không kịp thời, thường xuyên Đa số
công ty kiểm toán không thuộc nhóm
Big4 đã chỉ định một kiểm toán viên để
thực hiện kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán Tuy nhiên, kiểm toán viên
này có thể không được đào tạo đầy đủ về
công tác kiểm soát chất lượng hoạt động
kiểm toán và do đó, không có đủ kỹ năng
để thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu
quả Các công ty kiểm toán cũng có thể
thiếu nguồn lực và ít đầu tư cho công tác
kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm
toán, như: thiếu các hệ thống phần mềm
để quản lý các công việc kiểm toán; hệ
thống phân tích dữ liệu và hệ thống giám
sát trực tuyến để theo dõi hoạt động của
các kiểm toán viên dẫn đến việc công
tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm
toán chỉ là hình thức và không được thực
hiện một cách nghiêm túc Kết quả là,
việc phát hiện ra các lỗi trong quá trình
kiểm toán sẽ chậm trễ và không kịp thời
để giải quyết, ảnh hưởng đến chất lượng
của cuộc kiểm toán
Trang 28mình một cách hiệu quả Nhằm thực hiện các giải pháp trên, Ngân hàng Nhà nước cần: (i) Thiết lập một hệ thống công nhận toàn diện cho các kiểm toán viên và đảm bảo rằng chỉ những kiểm toán viên đủ năng lực mới được phép thực hiện kiểm toán BCTC; (ii) Tăng cường khung giám sát và quy định đối với kiểm toán viên và công ty kiểm toán; (iii) Thúc đẩy sự phát triển của một ủy ban kiểm toán mạnh và độc lập trong các NHTM; (iv) Hỗ trợ thực hiện đào tạo và phát triển chuyên môn liên tục cho kiểm toán viên.
Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để phát hiện các hành vi gian lận trong hệ thống tài chính của ngân hàng bằng cách phân tích dữ liệu và tìm ra các mẫu hoặc hành vi bất thường Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo có thể giúp kiểm tra tính đúng đắn của thông tin trong các BCTC và các tài liệu khác bằng cách so sánh các thông tin với các nguồn dữ liệu khác trong ngân hàng Đồng thời, trí tuệ nhân tạo có thể giúp tối ưu hóa quá trình kiểm toán bằng cách tự động hóa một số công việc, như: phân tích dữ liệu, xác định các vấn đề và đưa ra giải pháp
Bốn là, tăng cường cơ chế giám sát kiểm toán
Để đảm bảo chất lượng kiểm toán BCTC, cần tăng cường cơ chế giám sát kiểm toán Điều này có thể đạt được thông qua việc thành lập một cơ quan giám sát độc lập chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của kiểm toán viên, thực thi các tiêu chuẩn đạo đức và đảm bảo tuân thủ các quy định kiểm toán Ngoài
ra, điều quan trọng là phải triển khai một hệ thống kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để giám sát hoạt động của các công
ty kiểm toán, đánh giá sự tuân thủ của họ với các chuẩn mực kiểm toán và thực hiện các hành động thích hợp, nhằm khắc phục mọi vấn đề không tuân thủ.
Để hoàn thiện kiểm toán công nghệ thông tin, kiểm toán viên cần áp dụng một số biện pháp như sau:
(i) Cần có sự phối kết hợp giữa kiểm toán viên và các kỹ sư công nghệ thông tin trong khâu lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán Kiểm toán viên và các chuyên gia công nghệ thông tin cần đánh giá hệ thống thông tin của ngân hàng dựa trên tìm hiểu, đánh giá các hoạt động kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng nhằm đánh giá mức độ tin cậy của hệ thống thông tin
(ii) Nâng cao kiến thức chuyên môn: Kiểm toán viên cần có kiến thức vững chắc về các quy trình và hệ thống công nghệ thông tin để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của các hệ thống này Kiểm toán viên cần cập nhật các kiến thức mới nhất về công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu đổi mới và phát triển của ngân hàng
(iii) Áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình kiểm toán:
Kiểm toán viên cần phải áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình kiểm toán để đảm bảo tính đồng nhất và minh bạch trong quá trình kiểm toán Các tiêu chuẩn và quy trình này bao gồm: ISO 27001, COBIT, ITIL và các tiêu chuẩn khác liên quan đến an toàn thông tin và quản lý công nghệ thông tin
(iv) Sử dụng phần mềm hỗ trợ kiểm toán: Các phần mềm, như: ACL, IDEA và Microsoft Excel có thể được sử dụng để phân tích dữ liệu và tìm kiếm các lỗ hổng
an ninh Kiểm toán viên cũng có thể sử dụng các tiêu chuẩn và quy trình như COBIT để đánh giá hiệu quả và tính an toàn của hệ thống công nghệ thông tin
Ba là, nâng cao năng lực chuyên môn của kiểm toán viên và khuyến khích sử dụng công nghệ trong kiểm toán
Để nâng cao chất lượng kiểm toán BCTC, kiểm toán viên phải có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chuyên môn và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cần thiết Vì vậy, việc thúc đẩy đào tạo và phát triển chuyên môn liên tục cho các kiểm toán viên là rất cần thiết Điều này có thể đạt được thông qua việc tổ chức các buổi đào tạo, hội thảo và hội thảo thường xuyên về các chủ đề liên quan để nâng cao kỹ năng và chuyên môn của họ
Ngoài ra, điều quan trọng là phải thực thi các yêu cầu nghiêm ngặt đối với trình độ và kinh nghiệm của kiểm toán viên nhằm đảm bảo rằng, họ có các kỹ năng và chuyên môn cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bank of England (2013), The relationship between the external auditor and the supervisor: A
code of practice.
2 IAASB (2012), Improving the auditor’s report
3 Phạm Huy Hùng (2021), Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công
chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán: Kinh nghiệm thế giới và việc vận dụng vào Việt Nam, Tạp chí
Công Thương, số 14, tháng 6/2021.
4 Phạm Huy Hùng (2021), Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của các công ty
kiểm toán độc lập, Tạp chí Tài chính, kỳ 1, tháng 12/2021.
5 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2019), Báo cáo thường niên 2019: Đánh giá về
môi trường kinh doanh tại Việt Nam dựa trên khảo sát và phản hồi từ các doanh nghiệp.
Trang 29Ngành nông nghiệp của khu vực Trung Đông còn chưa phát triển do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, hơn nữa công nghiệp sản xuất khó phát triển Vì vậy, các quốc gia Trung Đông phải nhập khẩu đồ gỗ, sản phẩm nhựa, ngũ cốc, dệt may, giày dép, cao su và sản phẩm cao su, thịt, sữa và sản phẩm sữa, rau quả các loại…
Đây là những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam Nhìn chung, chính sách thuế của các quốc gia khu vực này khá cởi mở với mức thuế chỉ từ 0%-5% đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài khối
Về hợp tác đầu tư, số dự án đầu tư đăng ký và tổng số vốn đầu tư đăng ký từ các quốc gia khu vực Trung Đông vào Việt Nam tăng dần qua các năm Nếu như năm 2019, tổng vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia
HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT
NAM VÀ TRUNG ĐÔNG
Về hợp tác thương mại, số liệu ở Bảng
cho thấy, năm 2019, tổng kim ngạch xuất
- nhập khẩu của Việt Nam với Trung
Đông đạt 13,5 tỷ USD Trong đó, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 7,5 tỷ
USD, còn kim ngạch nhập khẩu đạt 6 tỷ
USD Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch
Covid-19, tổng kim ngạch xuất - nhập
khẩu của Việt Nam với các thị trường
trong khu vực Trung Đông đạt 12,5 tỷ
USD Kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang khu vực này cũng giảm còn
6,4 tỷ USD Mặc dù vậy, kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam từ Trung Đông đạt
6,079 tỷ USD, tăng nhẹ so với năm trước
Sang năm 2021, tổng kim ngạch xuất -
nhập khẩu của Việt Nam với các nước
khu vực Trung Đông đạt 16,2 tỷ USD,
tăng mạnh 29,7% so với năm 2020 Năm
2022, tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu
giữa Việt Nam và thị trường Trung Đông
tiếp tục tăng khá, đạt 18,7 tỷ USD
Một số lưu ý về khác biệt văn hóa trong
hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam
với các quốc gia khu vực Trung Đông
TRỊNH THỊ LAN ANH *
Tóm tắt
Khu vực Trung Đông có 16 quốc gia, khoảng 400 triệu dân với mức thu nhập cao đang trở
thành một trong những đối tác hợp tác kinh tế ngày càng quan trọng của Việt Nam Sau đại
dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu song phương giữa Việt Nam và khu vực này có sự tăng
trưởng khá Để tận dụng và thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác kinh doanh, việc hiểu rõ về
văn hóa kinh doanh, giao tiếp kinh doanh, nghi thức gặp gỡ của doanh nghiệp Trung Đông
là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần phải quan tâm
Từ khóa: kinh doanh, văn hóa, Việt Nam, Trung Đông
Summary
The Middle East region with 16 countries, a population of 400 million people and high income
levels has becoming an increasingly important cooperative economic partner of Vietnam
After the Covid-19 pandemic, the bilateral export turnover between Vietnam and this region
has seen a positive growth In order to take advantage and further promote the business
cooperation relationship, it is important for Vietnamese businesses to understand the business
culture, business communication, meeting etiquette, etc of Middle Eastern businesses
Keywords: business, culture, Vietnam, Middle East
* Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông
Ngày nhận bài: 14/02/2023; Ngày phản biện: 28/02/2023; Ngày duyệt đăng: 04/3/2023
BẢNG: TÌNH HÌNH HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG ĐÔNG
GIAI ĐOẠN 2019-2022
Đơn vị: Triệu USD
Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu 13.552,3 12.458,9 16.160,0 18.698,9
Kim ngạch xuất khẩu 7.492,4 6.379,7 7.414,9 7.256,8 Kim ngạch nhập khẩu 6.059,9 6.079,2 8.745,1 11.442,1
Tổng vốn đầu tư đăng ký của Trung Đông vào Việt Nam 895,55 903,46 1.010,88 1.473,74
Nguồn: Tổng cục Hải quan và Cục Đầu tư nước ngoài
Trang 30được chứng nhận Halal, là hệ thống tiêu chuẩn an toàn của các mặt hàng phục vụ cho đạo Hồi trên toàn thế giới Do đó, khi xuất khẩu sang các quốc gia Trung Đông, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chứng nhận Halal.
Văn hóa gặp gỡ và chào hỏi
Trong gặp gỡ và chào hỏi, cần chú ý rằng, tay phải luôn dùng để bắt tay và một người chỉ được rút tay ra khỏi tay người kia khi người đó đã rút tay trước Chính vì vậy, trong giao tiếp với người Trung Đông, việc bắt tay và giữ một lúc lâu là điều bình thường Không sử dụng tay trái - đặc biệt là trong khi ăn và chuyền đồ vật cho người khác Trong giao tiếp, vung tay trong lúc nói chuyện có thể bị coi là không lịch sự Việc quay lòng bàn chân về phía người nói chuyện cùng cũng bị cho là mất lịch sự
Người Ả Rập xưng danh hết sức thân mật trong giao tiếp kinh doanh bằng tên gọi Danh xưng của người Ả Rập gồm có: Sheikh (được dùng đối với người già, học giả, người lãnh đạo), Sayyid (chỉ con cháu của nhà tiên tri Muhammad) và Hajji (dành cho một người hành hương)
Giới tính
Tại các quốc gia Trung Đông vẫn còn tồn tại sự khác biệt rất lớn giữa phụ nữ và nam giới, đặc biệt là trong kinh doanh Tuy vậy, vẫn có thể gặp những người phụ nữ, khi đó cần hết sức chú ý không nên bắt tay trước với họ Đặc biệt, tránh làm quen với những người phụ nữ bằng cử chỉ hoặc ánh mắt trong giao tiếp.Những người Hồi giáo chính thống không ăn thịt lợn, không uống rượu và không bàn luận gì đến những người phụ nữ trong gia đình họ
Phụ nữ phải ăn mặc kín đáo, váy dài được xem là trang phục phù hợp nhất Tay áo dài đến khuỷu tay hoặc dài hơn và không lộ đường viền cổ áo Đàn ông theo đạo Hồi thường không bắt tay với phụ nữ hoặc không sử dụng những ngôn ngữ có thể khi đối thoại như khi nói chuyện với doanh nhân nam
Ngôn ngữ, màu sắc và biểu tượng
Tại các quốc gia Trung Đông, ngôn ngữ được viết từ phải sang trái Trong các tài liệu quảng cáo hay tiếp thị, doanh nghiệp Việt Nam cần đặt các hình vẽ theo thứ tự đúng: nghĩa là hãy đặt các bức tranh “trước” sang bên phải còn các bức tranh “sau” vào bên trái
Màu xanh lá cây được sử dụng trong đạo Hồi Khi đặt biển quảng cáo, doanh
Trung Đông vào Việt Nam là 895,55 triệu USD, thì tới năm 2020 đã tăng lên 903,46 triệu USD và năm 2021 tăng lên 1.010,88 triệu USD Đặc biệt, năm 2022, tổng vốn đầu tư cam kết vào Việt Nam tăng mạnh lên mức 1.473,74 triệu USD Tính đến nay, đã có 13/16 quốc gia Trung Đông đã đầu tư vào Việt Nam Trong đó, Israel, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Iraq, Oman là các đối tác đầu tư lớn của Việt Nam Các quốc gia Trung Đông có thế mạnh về năng lượng, tài chính - ngân hàng,
cơ sở hạ tầng, bất động sản, du lịch, logistics… là những lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu hợp tác đầu tư lớn
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ KHÁC BIỆT VĂN HÓA TRONG HỢP TÁC KINH DOANH VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRUNG ĐÔNG
Mặc dù có những tín hiệu khả quan trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước khu vực Trung Đông, tuy nhiên những kết quả này vẫn chưa đạt như kỳ vọng, chưa hoàn thành mục tiêu Chính phủ đã đề ra Những trở lực đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khi tiếp cận thị trường Trung Đông là thiếu thông tin, logistics và thanh toán quốc tế, ngoài ra còn phải kể tới những khác biệt lớn về văn hóa giữa hai khu vực Do đó, để thành công trong kinh doanh ở Trung Đông, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu rõ tập tục, văn hóa của vùng đất này
Đạo Hồi
Một trong những nét văn hóa chính ở Trung Đông không thể không nhắc đến chính là Đạo Hồi Đạo Hồi tác động vào mặt của đời sống và kinh doanh của người dân và các doanh nghiệp Thông thường, các tín đồ Hồi giáo sẽ thực hiện cầu kinh 5 lần trong một ngày Những lần cầu kinh này được các nhà thờ Hồi giáo loan báo bằng cách gọi cầu kinh (azan) Tín đồ Hồi giáo có thể thực hiện nghi thức này tại nhà thờ, nhà riêng hoặc ở văn phòng Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý sắp xếp lịch trình gặp gỡ với các doanh nghiệp Trung Đông phù hợp giữa khoảng thời gian cầu kinh
Bên cạnh đó, trong năm sẽ có tháng Ramadan tại Trung Đông Các tín đồ Hồi giáo dậy từ rất sớm và bắt đầu cầu kinh trong cả ngày và trong thời gian này, họ nhịn ăn, nhịn uống và nhịn cả hút thuốc Cho dù doanh nghiệp đối tác có thực hiện đầy đủ nghi lễ hay không, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên hạn chế bàn chuyện làm ăn trong dịp này Không ăn hoặc uống trước các nhà thời Hồi giáo trong tháng Ramadan Trường hợp cần thiết, tốt nhất là nên nhịn ăn, uống khi đến công ty của người đang trong kỳ ăn kiêng
Lễ hội Eid al-Fitr ngay sau tháng Ramadan và Eid al-Adha ngay sau cuộc hành hương hàng năm là hai lễ hội chính ở Trung Đông, thường kéo dài khoảng ba ngày Thứ Sáu là ngày thánh của đạo Hồi; tuần làm việc có thể từ thứ Bảy tuần này cho tới thứ Tư tuần sau
Đây cũng là khoảng thời gian cần lưu ý khi sắp xếp lịch trình với các doanh nghiệp Trung Đông
Ngoài ra, sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người Trung Đông cũng phải tuân thủ những quy định khắt khe trong tôn giáo Các sản phẩm phải đạt
Trang 31Các doanh nghiệp Trung Đông sẽ không hoàn tất bất kỳ cuộc đàm phán nào mà không có buổi họp mặt trực tiếp Trong văn hóa kinh doanh tại khu vực này, doanh nghiệp đừng vội thực hiện đám phán kinh doanh ngay từ lần gặp đầu tiên Những cuộc gặp gỡ ban đầu thường là để xây dựng các mối quan hệ Xây dựng niềm tin và thiết lập sự tương trợ lẫn nhau là những điều kiện cần thiết hết sức quan trọng đối với việc tiến hành kinh doanh tại Trung Đông.
Một điều cần lưu ý nữa là phải đúng giờ Trường hợp doanh nghiệp tới muộn thì cần phải có lời xin lỗi lịch thiệp Các buổi đàm phán diễn ra trong không khí cởi mở, các bên vừa tham gia thảo luận vừa thưởng thức trà và cà phê
Lịch sử lâu đời trong giao thương giúp các doanh nghiệp Trung Đông trở thành những nhà đám phán xuất sắc Việc mặc cả diễn ra khắp nơi từ cửa hàng cho tới tận boong tàu Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý điều này khi thực hiện đàm phám kinh doanh
KẾT LUẬN
Nhìn chung, hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông đang trên đà tăng trưởng khả quan Các quốc gia khu vực Trung Đông là thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng mở rộng trong thời gian gần đây, do có nhu cầu lớn về các sản phẩm, hàng hóa mà Việt Nam có thế mạnh, như: hàng điện tử, nông sản Đồng thời, các quốc gia Trung Đông phát triển mạnh về các ngành năng lượng, tài chính - ngân hàng, cơ sở hạ tầng, bất động sản, du lịch, logistics…, đây đều là những ngành kinh tế quan trọng mà Việt Nam đang cần đẩy mạnh hợp tác.Mặc dù vậy, khu vực Trung Đông có khoảng cách địa lý xa xôi, khác biệt lớn về văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, nên để mở rộng quan hệ hợp tác, làm ăn với các doanh nghiệp khu vực này, thì bên cạnh việc tìm hiểu kỹ lưỡng về thị trường, khách hàng…, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ về những đặc trưng văn hóa của họ Để thúc đẩy hợp tác kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam cũng cần có thêm nhiều hoạt động hỗ trợ, kết nối giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp các nước Trung Đông Đồng thời, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện cẩm nang kinh doanh với các quốc gia Trung Đông, cung cấp đầy đủ các thông tin cần lưu ý về khác biệt văn hóa, tôn giáo trong kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước.
nghiệp Việt Nam cần chú ý tới các cấm kị
tới thánh Allah - biểu tượng của Hồi giáo
Các doanh nghiệp Trung Đông rất coi
trọng nếu khách hàng của họ học được
một số cụm từ Ả Rập thích hợp để sử
dụng trong những cuộc gặp gỡ Mặc dù
tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, phổ biến
khắp toàn cầu, nhưng khi một sản phẩm
muốn thâm nhập vào thị trường Ả Rập
thì buộc phải có chữ Ả Rập vì đó là ngôn
ngữ phổ biến trong cộng đồng này
Việc kinh doanh và cuộc sống riêng tư
Thường người dân Trung Đông không
phân biệt giữa công việc và cuộc sống
riêng tư Do đó, hoạt động kinh doanh
thường sẽ xoay quanh rất nhiều các mối
quan hệ cá nhân, những ràng buộc gia
đình, niềm tin và danh dự Chính vì vậy,
sẽ thuận lợi hơn rất nhiều khi các doanh
nghiệp Việt Nam thiết lập mối quan hệ
với các doanh nghiệp Trung Đông dựa
trên tình bạn và sự tin tưởng lẫn nhau
Ở nhiều quốc gia Trung Đông, việc sử
dụng những liên kết cá nhân, hay “wasta”
(tiếng Arab có nghĩa là chủ nghĩa gia
đình trị) đã trở thành một thông lệ, một
quy tắc xã hội Tại đó, người ta sử dụng
các mối quan hệ gia đình hoặc xã hội để
bỏ qua những quy định, đi tắt, để tiếp
cận nhanh hơn và tốt hơn đến các trường
phổ thông, đại học, bệnh viện hoặc công
việc, cũng như “tăng tốc” trong quy trình
thực hiện các thủ tục giấy tờ của Chính
phủ như gia hạn chứng minh thư hoặc
giấy khai sinh… Do đó, các doanh nghiệp
Việt Nam nên thành lập văn phòng giao
dịch tại các quốc gia Trung Đông để tăng
đầu mối liên lạc, giúp mọi việc có thể
được giải quyết nhanh hơn
Quá trình đàm phán kinh doanh
Nền văn hóa Trung Đông đánh giá lời
nói của con người rất cao Lời nói của một
người liên quan tới danh dự của người đó
Do đó, trong đàm phán, thỏa thuận kinh
doanh, doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên hứa
chắc chắn những điều mà mình có thể làm,
bởi nếu không sẽ coi như bị mất danh dự
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bagathi, Mohamed Hasan (2007), Văn hóa Ả Rập và toàn cầu hóa: Nghiên cứu xã hội học từ
quan điểm trí thức Ả Rập, AIRP, ISBN: 9959100669, 9789959100665.
2 Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019-2022), Tình hình thu hút đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam từ năm 2019 đến 2022.
3 Tổng cục Hải quan (2020-2023), Báo cáo tình hình xuất - nhập khẩu của Việt Nam từ năm
2019 đến 2022.
4 Vụ Thị trường châu Á - châu Phi - Bộ Công Thương (2020), Tổng quan về thị trường các nước Trung Đông.
Trang 32Nam, điều này cho thấy Việt Nam đã và đang có cơ hội để gia tăng giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm này.
Giá trị xuất khẩu hàng dệt may
Năm 2019, do chưa xuất hiện đại dịch Covid-19, nên giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vẫn đạt giá trị lớn trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chỉ đứng sau điện thoại các loại linh kiện, máy tính sản phẩm điện tử và linh kiện (Tổng cục Thống kê, 2019) Dù chịu sự tác động rất lớn do suy giảm kinh tế thế giới và xung đột thương mại Mỹ - Trung Quốc, năm 2019, ngành dệt may Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng khá với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 39 tỷ USD (Hình)
Năm 2020, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 toàn cầu đã làm gián đoạn nhiều đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đồng thời người tiêu dùng cũng “thắt chặt hầu bao” tập trung chi tiêu cho các hàng
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM Kết quả đạt được
Xuất khẩu hàng dệt may có thể được coi là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam:
Tóm tắt
Tác động của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến hầu hết nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới, làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa, gây thiếu hụt nhiều hàng hóa… Trước bối cảnh đó, xuất khẩu dệt may Việt Nam đã linh hoạt chuyển đổi về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, như: tập trung vào các sản phẩm chống dịch như khẩu trang, đồ bảo hộ… cùng với chính sách nhất quán, quyết tâm trong phòng chống dịch của Nhà nước đã giúp cho xuất khẩu dệt may Việt Nam có cơ hội xâm nhập sâu vào một số thị trường lớn, khó tính Tuy nhiên, xuất khẩu dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, cần có nhiều giải pháp đồng bộ hơn nữa, nhằm góp phần cải thiện giá trị, thị trường và thương hiệu hàng dệt may Việt Nam.
Từ khóa: xuất khẩu dệt may, thị trường dệt may, thị trường xuất khẩu, thương hiệu dệt may
of Vietnam’s textile and garment industry.
Keywords: textile and garment export, textile and garment market, export market, Vietnamese
textile and garment brand
* ThS., Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Ngày nhận bài: 14/02/2023; Ngày phản biện: 01/3/2023; Ngày duyệt đăng: 06/3/2023
HÌNH: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU DỆT MAY VIỆT NAM
Đơn vị: Tỷ USD
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trang 33Một số khó khăn, thách thức đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Thứ nhất, giá nguyên liệu tăng cao: Theo Hiệp hội
Dệt may Việt Nam, năm 2022, lạm phát cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn của Việt Nam, như: Mỹ, EU…, diễn biến phức tạp của xung đột Nga – Ukraine khiến giá nguyên, nhiên phụ liệu tăng cao liên tục, trong đó, giá bông tăng 19,1%; giá dầu thô tăng 40%; giá xăng trong nước tăng 67%; chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây… làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng khoảng 20%-25% (Hải Yến, 2022)
Thứ hai, lao động có trình độ thấp và nguồn cung còn thiếu: Lao động trong ngành dệt may đa phần là
lao động phổ thông, chưa qua đào tạo và chưa được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề Điều này đã ảnh hưởng nhiều tới năng suất, thu nhập của lao động Đồng thời, lao động ngành chủ yếu là nữ giới lại hầu hết trong độ tuổi sinh nở, nên việc tăng ca, tăng năng suất là khó đối với các đơn hàng lớn Đặc biệt là trong đại dịch Covid-19, rất nhiều lao động không có việc làm phải rời bỏ về quê để kiếm sống, do vậy, hậu đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn đang phải đối mặt với thiếu hụt nguồn cung của lao động, từ đó ảnh hưởng đến thị trường và doanh thu của doanh nghiệp
Thứ ba, tỷ trọng nhập khẩu nguyên phụ liệu khá lớn
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, quy tắc xuất xứ từ sợi, vải trở đi là khâu yếu của dệt may Việt Nam, khi Việt Nam phải nhập đến 80% vải cho may xuất khẩu (An Nghiệp, 2022)
Mặc dù hiện nay, một số doanh nghiệp cũng đang tập trung đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, nâng cao tính chủ động nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, chủ động tìm nhiều giải pháp để phục hồi và khôi phục sản xuất, lấy lại đà tăng trưởng Qua thời gian dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp cũng đã thích ứng nhanh với điều kiện kinh doanh mới, ngoài việc đa dạng hóa dòng hàng, thì còn đa dạng hóa thị trường cũng như thích ứng với nền tảng cơ chế thanh toán theo bối cảnh mới, khác hoàn toàn cách mua - bán truyền thống trước đây
hóa ăn uống, sức khỏe nhiều hơn, khiến
giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
giảm khoảng 3 tỷ USD, xuống còn 29,8
tỷ USD so với năm 2019 (Hình) Chính vì
vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng
dệt may là -9,16% so với năm 2019
Năm 2021, nhờ linh hoạt và nhạy
bén trong đại dịch Covid-19, các doanh
nghiệp dệt may thay đổi cơ cấu hàng
dệt may xuất khẩu từ chỗ cung cấp hàng
quần áo chuyển sang cung cấp đồ bảo hộ
phòng chống dịch, như: khẩu trang, quần
áo bảo hộ… Đồng thời, chính sách tiêm
phòng vắc xin Covid-19 mở rộng và phủ
kín của Chính phủ Việt Nam được áp
dụng rộng rãi cho mọi đối tượng Những
yếu tố này đã giúp tăng giá trị xuất khẩu
của ngành dệt may lên 32,6 tỷ USD Tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may
là 9,27% so với năm 2020 (Hình)
Năm 2022, giá trị xuất khẩu hàng
dệt may Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn
trên thị trường xuất khẩu với giá trị đạt
khoảng 37,6 tỷ USD, tăng 15,3% so với
năm 2021 (Hình), đưa Việt Nam trở
thành nước lớn thứ 2 về xuất khẩu hàng
dệt may Mặc dù đây là năm có rất nhiều
thách thức, như: tỷ lệ lạm pháp cao ở
các thị trường lớn, chiến tranh Nga và
Ukraine…
Cơ cấu xuất khẩu
Theo số liệu của Tổng cục Thống
kê, mảng may mặc chiếm hơn 50% về
doanh thu trên thị trường dệt may Việt
Nam Sản xuất hàng may mặc chiếm
khoảng 70% tổng ngành dệt may ở Việt
Nam (Bảng 1) với CMT (Cắt, may, xén)
là phương thức chính
Thị trường xuất khẩu
Theo Tổng cục Thống kê, ngành dệt
may đã xuất khẩu vào 66 nước, vùng
lãnh thổ, trong đó, Mỹ là thị trường xuất
khẩu lớn nhất trong giai đoạn 2019-2022
(Bảng 2) Đây là sự bứt phá của ngành
dệt may Việt Nam trong phát triển thị
trường Cùng với đó, số mặt hàng duy trì
xuất khẩu khoảng 47-50 mặt hàng khác
nhau vào thị trường toàn cầu và chiếm tỷ
trọng lớn trong xuất khẩu là quần áo may
mặc các loại
Đặc biệt, đối với thị trường EU, nếu như
trước đây dệt may Việt Nam chỉ tập trung
vào một số nước lớn, như: Đức, Pháp, Tây
Ban Nha, Anh, thì nay đã xuất khẩu vào
26/27 quốc gia ở EU Nhiều doanh nghiệp
đã chủ động chuyển dịch tầm nhìn, mô
hình hoạt động sang các nước, như: châu
Phi, Mexico… (PV, 2022)
BẢNG 1: TRỊ GIÁ HÀNG DỆT MAY XUẤT KHẨU SƠ BỘ CÁC NĂM
Đơn vị: Nghìn USD
1 Xơ, sợi dệt 4.176.737 3.756.575 5.612.272 4.713.999
2 Hàng dệt may 32.850.225 29.809.802 32.575.559 37.566.646
3 Vải mành, vải kỹ thuật khác 588.875 456.005 784.720 864.458
BẢNG 2: MỘT SỐ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÍNH CỦA DỆT MAY VIỆT NAM
Trang 34yêu cầu chất lượng cao nên xây dựng nền tảng thiết kế 3D để đáp ứng được diễn biến nhanh của thị trường Đồng thời, xây dựng - đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tầm nhìn, có ngoại ngữ tốt để cập nhật xu thế thời trang thế giới
- Xác định lợi thế mặt hàng dệt may xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu, sở thích người tiêu dùng, từ đó tăng kim ngạch xuất khẩu
- Nghiên cứu để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu hàng dệt may, trong đó chú trọng đến thị trường EU, vì hiện nay, hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu là Hoa Kỳ Các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, tổ chức và hiệp hội như: Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương, các đại sứ quán Việt Nam trên thị trường EU và các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam… để có thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời trong việc xâm nhập vào thị trường mới Hiệp định EVFTA đã đưa lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, nên ngành dệt may xuất khẩu cần sớm nắm bắt thông tin để đẩy mạnh hàng vào thị trường này
- Tiếp tục kêu gọi đầu tư vào chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu giải quyết phần cung thiếu hụt của ngành
- Xây dựng các giải pháp bán hàng Fob, ODM…
- Xây dựng giải pháp phát triển đầu
tư công nghệ, tự động hóa, quản trị số và môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch bắt kịp xu thế của toàn cầu
- Đẩy mạnh mục tiêu giải pháp chương trình đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu
đi đôi với bảo vệ môi trường xanh hóa ngành dệt may Việt Nam.
Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu vẫn còn cao Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong năm 2022, trung bình mỗi tháng, Việt Nam phải chi hơn 2 tỷ USD để nhập nguyên liệu, bao gồm:
bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày Chủ yếu nguyên phụ liệu nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc Đáng chú ý, giá nguyên phụ liệu dệt may tăng nhanh do giá dầu thô, giá xăng dầu biến động; chi phí vận tải cao… (An Nghiệp, 2022)
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
Ngành dệt may định hướng mục tiêu xuất khẩu năm
2023 khoảng 45-47 tỷ USD Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, đòi hỏi ngành dệt may cần có hướng đi mới Để thực hiện được mục tiêu nói trên, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Về phía Nhà nước
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ và tạo điều kiện nhiều hơn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong việc tìm kiếm và xâm nhập thị trường mới, đặc biệt là việc cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác
- Chính phủ và các bộ, ngành cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp ngành tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi, hoàn thiện các khu công nghiệp tập trung để danh nghiệp yên tâm đầu tư và mở rộng sản xuất
- Chính phủ, các bộ, ngành cần có định hướng, khuyến cáo rủi ro, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến
cơ chế thanh toán, vận chuyển hàng hóa, chứng từ…
cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu vào các nước khu vực và xung quanh khu vực có xung đột Nga - Ukraine
Về phía doanh nghiệp dệt may
- Chủ động tìm kiếm các thị trường cung ứng nguyên phụ liệu khác ngoài thị trường Trung Quốc, để kịp thời đáp ứng các đơn hàng, đặc biệt là các đơn hàng lớn, thị trường tiềm năng
- Mở rộng hệ thống trường nghề, chú trọng đầu tư máy móc để người học nghề có điều kiện học gắn liền với thực hành, đa dạng hóa các hình thức và thời gian học để tạo thuận lợi cho người học Đối với lao động
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 An Nghiệp (2022), Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may, truy cập từ https://moit.
gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/thuc-day-phat-trien-cong-nghiep-ho-tro-det-may.html
2 Bộ Công Thương (2022), Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đến năm 2030.
3 Hiệp hội Dệt may Việt Nam (2019-2022), Báo cáo tại các hội nghị tổng kết các năm, từ năm
7 Trần Thị Thu Hương, Phạm Tiến Mạnh (2021), Nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
ngành dệt may trong bối cảnh Hiệp định EVFTA, Tạp chí Khoa học và công nghệ, tháng 4/2021.
Trang 35tế về tình hình tài chính của công ty giúp lãnh đạo có thể đưa ra những quyết định quản lý và điều hành một cách tối ưu nhất (ACCA, 2016)
Những thông tin kế toán doanh nghiệp cung cấp đóng vai trò quan trọng đặc biệt với việc vận hành kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp Những thông tin doanh nghiệp cung cấp là thông tin tài chính và thông tin phi tài chính (được gọi là thông tin quản lý), những thông tin mà kế toán quản trị cung cấp đều được xác định rõ mục đích của thông tin đó
Có hai loại thông tin mà kế toán quản trị sẽ cung cấp bao gồm: thông tin tài chính và thông tin phi tài chính Tất cả các thông tin này được gọi chung lại là thông tin quản lý Thông tin được cung cấp không phải là thông tin tài chính đơn thuần, trước khi cung cấp thông tin, người làm kế toán quản trị cần biết rõ mục đích của những thông tin đó
Vai trò của kế toán quản trị với nhà quản trị doanh nghiệp
Các giám đốc điều hành đều có mục tiêu chung là quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh Các hoạt động
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ VAI TRÒ
CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG
DOANH NGHIỆP
Khái quát về kế toán quản trị
Kế toán quản trị là một nhánh mới
của ngành kế toán được ra đời trong
khoảng chục năm trở lại đây và đang trở
thành xu thế mới của kế toán hiện đại
Một cách dễ hiểu nhất, đây là lĩnh vực
chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt
các vấn đề thực trạng, đặc biệt là thực
trạng tài chính của doanh nghiệp Qua đó
giúp nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết
định điều hành một cách tối ưu nhất
Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt
quan trọng trong vận hành doanh nghiệp,
đồng thời phục vụ kiểm soát và đánh giá
doanh nghiệp đó
Hay kế toán quản trị còn được hiểu là
vị trí kế toán cung cấp những số liệu thực
Kế toán quản trị trong doanh nghiệp:
Xu hướng trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 và một số lưu ý
NGUYỄN THỊ VÂN ANH * LÊ THANH BÌNH **
Tóm tắt
Kế toán quản trị có vai trò vô cùng lớn trong mọi doanh nghiệp, nó cung cấp thông tin hữu ích cho chủ doanh nghiệp nhằm đưa ra những quyết định đến sự vận hành của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, ngành kế toán nói chung, lĩnh vực kế toán quản trị nói riêng được định hình bởi các công nghệ đã phát triển và tiếp tục phát triển, như: phần mềm kế toán, trí tuệ nhân tạo Bài viết khái quát về kế toán quản trị trong doanh nghiệp và một số xu thế thay đổi của ngành kế toán trong tương lai, nhằm giúp những người làm công tác kế toán nắm bắt và tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong công việc.
Từ khóa: kế toán quản trị, nghề kế toán, doanh nghiệp
Summary
Management accounting plays a huge role in every enterprise, providing useful information for business owners to make decisions on its operation However, in the current context of the Fourth Industrial Revolution, the accounting industry in general and management accounting
in particular are shaped by technologies that have already developed and continue to develop such as accounting software, artificial intelligence, etc The article gives an overview of management accounting in enterprises and some changing trends of the accounting industry
in the future in order to help accountants grasp and take advantage of opportunities and overcome challenges at work.
Keywords: management accounting, accounting profession, business
* ThS., ** ThS., Khoa Quản trị Kinh doanh - Du lịch - Trường Đại học Hà Nội
Ngày nhận bài: 14/02/2023; Ngày phản biện: 01/3/2023; Ngày duyệt đăng: 05/3/2023
Trang 36việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập.
- Ra quyết định: Ra quyết định là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác nhau Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt, nó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lý một tổ chức, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán, đặc biệt kế toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản trị doanh nghiệp nhằm hoàn thành tốt việc
XU HƯỚNG CỦA KẾ TOÁN NÓI CHUNG, KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NÓI RIÊNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Những năm trở lại đây là khoảng thời gian bùng nổ sự phát triển của công nghệ thông tin, mọi hoạt động đều gắn với công nghệ số Do đó, lĩnh vực kế toán cũng được định hướng phát triển theo hướng áp dụng Cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm đảm bảo giảm thiểu tối đa sức lao động của con người, mà vẫn đem lại lợi ích kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp Cụ thể là với lĩnh vực kế toán, việc ứng dụng công nghệ số giúp công tác kế toán được thực hiện mọi lúc, mọi nơi mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả Công tác thu thập, xử lý, tính toán và báo cáo số liệu được thực hiện nhanh chóng và kịp thời Để việc ứng
hàng ngày đều xung quanh vấn đề xử lý thông tin và
ra quyết định hiệu quả Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho các giám đốc điều hành để phục vụ cho việc ra quyết định Quá trình ra quyết định cho công việc điều hành kinh doanh có thể được mô tả qua các bước như sau:
- Lập kế hoạch: Các giám đốc doanh nghiệp luôn có kế hoạch kinh doanh rõ ràng vào đầu các năm tài chính và mục tiêu của họ là đưa công ty cán đích doanh thu Kế hoạch này sẽ gắn liền với mục tiêu ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn Khi lên kế hoạch, giám đốc doanh nghiệp cần liên kết tất cả các lực lượng của các bộ phận trong công ty để hướng tới mục tiêu đã xác định
- Tổ chức công tác điều hành: Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy
- Kiểm soát: Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, các giám đốc điều hành là người phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch Để thực hiện chức năng kiểm tra, họ sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra Trong quá trình kiểm soát, họ sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công
HÌNH: MÔ TẢ HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP
Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả
Trang 37đã thay đổi mạnh mẽ ngành kế toán trong doanh nghiệp Máy AI đảm nhận gánh nặng thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và tốn thời gian Trí tuệ nhân tạo trong kế toán làm giảm sự can thiệp của con người Công nghệ AI có khả năng xử lý nhiều nhiệm vụ kế toán tiêu chuẩn nhanh hơn và hiệu quả hơn Công nghệ AI xử lý nhiều công việc chân tay, lặp
đi lặp lại, kế toán viên sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các khía cạnh khác của công việc, như
tư vấn và phân tích dữ liệu Thay vì dành hàng giờ để hoàn thành các công việc mang tính thủ công, kế toán viên sẽ có thể sử dụng và phân tích dữ liệu do
AI cung cấp để đưa ra các quyết định hợp lý nhất.Công nghệ AI sẽ cải thiện độ chính xác trong việc nhập dữ liệu và giảm rủi ro trách nhiệm cho kế toán; hiệu quả hơn trong việc phát hiện gian lận; cung cấp dữ liệu thời gian thực, cho phép kế toán viên cung cấp các giải pháp theo thời gian thực; khả năng phân tích lượng lớn dữ liệu ngay lập tức; đánh giá những thành công và thất bại trong quá khứ để hoạch định cho tương lai Cụ thể, một trong những ứng dụng lớn của AI trong kế toán là máy học (Machine learning) Máy học có thể mã hóa các bút toán, có thể phân tích các hợp đồng Lĩnh vực tự động hóa mới là phương tiện hỗ trợ đưa ra các quyết định hữu ích như thông qua máy học có thể xác định được những giao dịch bất thường trong việc ghi nhận nghiệp vụ kinh tế phát sinh Nó có thể giúp kế toán viên truy cập dữ liệu phi cấu trúc, trở thành một trợ lý ảo đắc lực cho công việc của kế toán, kiểm toán, các giao dịch, thuế để xác định những lĩnh vực rủi ro hoặc cần phân tích thêm, nhờ có chức năng ghi nhận lại bối cảnh nên máy học có sự phân tích thông minh hơn
Thứ ba, quy trình kế toán được tự động hóa Thay
vì việc làm thủ công rất nhiều các công đoạn trước đây, công nghệ giúp đơn giản hóa các quy trình phức tạp Kế toán viên có thể tập trung vào các công việc quan trọng, cần đầu óc và tỉ mỉ Còn các công việc khác, có thể được thực hiện bởi công cụ tự động Ví dụ, đối với việc lập hóa đơn tại các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn tại Việt Nam trước đây, số lượng hóa đơn đầu vào mỗi tháng có thể lên tới hàng trăm, thậm chí hàng ngàn chứng từ Để hoàn thành một quy trình xử lý mỗi hóa đơn đầu vào cần trung bình 3 phút, đối với một kế toán viên thạo việc, bao gồm các nghiệp vụ như kiểm tra xác thực thông tin với Tổng cục Thuế; đọc và nhập liệu hóa đơn vào bảng kê excel; đồng bộ dữ liệu lên các phần mềm kế toán, lưu trữ và sắp xếp các bộ chứng từ đúng nơi, đúng quy chuẩn của doanh nghiệp Các nhân viên kế toán luôn phải dành lượng lớn thời gian và năng lượng để xử lý các tác vụ kể trên bằng phương thức thủ công, vốn luôn tồn tại rủi ro sai sót và gây mệt mỏi trong những ngày cao điểm Nhưng trong tương lai, các phần mềm hiện nay có thể tích hợp với hệ thống kế toán và ngân hàng của bạn Điều này làm cho các phương pháp lập hóa đơn trong quá khứ trở nên lỗi thời Hóa đơn được tạo một cách hoàn hảo chỉ với một vài cú nhấp chuột Một số thông tin khách hàng
dụng công nghệ có hiệu quả, đòi hỏi đội
ngũ những người làm kế toán phải nắm
bắt được cách áp dụng công nghệ trong
hoạt động kế toán
Xu hướng phát triển mới của lĩnh vực
kế toán là hướng đến sử dụng công nghệ
ngày càng thông minh và tinh vi hơn,
như: phần mềm thông minh có điện toán
đám mây, big data… để thay thế cho cách
xử lý truyền thống Các xu hướng thay
đổi ngành kế toán nói chung, kế toán
quản trị nói riêng trong bối cảnh Cách
mạng công nghiệp 4.0 như sau:
Thứ nhất, các phần mềm kế toán
được cải thiện về nhiều mặt Công
việc kế toán bắt đầu từ excel trước
đây được cải tiến mới khi nhiều phần
mềm kế toán chuyên dụng ra đời, mọi
hoạt động ghi chép và tính toán trở nên
nhanh chóng và chuẩn xác Các nền
tảng phần mềm này có một loạt các
chức năng phần mềm mà kế toán đánh
giá cao nhất, chẳng hạn như tối ưu hóa
các quy trình và giảm thiểu các tác vụ
thủ công Điều này giúp tiết kiệm thời
gian cho chứng từ sổ sách và đảm bảo
độ chính xác cao Ví dụ như, phần mềm
kế toán online là một trong những phần
mềm tốt nhất của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 Nó là sự kết hợp hoàn hảo
giữa sức mạnh của công nghệ thông tin,
lập trình website và hệ thống nghiệp vụ
tài chính - kế toán - quản trị Hay phần
mềm Turbo tax của Intuit đang thay thế
kế toán viên làm các công việc thuộc
phần hành thuế Hoặc phần mềm Xero
làm công việc phân loại hóa đơn, phần
mềm này có thể kiểm tra dữ liệu toán
học trên các hóa đơn cũng như xác minh
thông tin về đơn vị phát hành, mã số
thuế giá trị gia tăng trên hóa đơn
Thứ hai, sự bổ trợ của công nghệ
AI Tại Việt Nam, công việc kế toán
trước đây hoàn toàn phải làm thủ công,
phụ thuộc rất nhiều vào sự cẩn thận
và tỉ mỉ của kế toán viên với rất nhiều
sổ sách kế toán, bảng biểu theo một
số tiêu chuẩn nhất định Trong những
thập niên gần đây đây, trước sự phát
triển mạnh mẽ về thành tựu khoa học
kỹ thuật, công nghệ hiện đại, AI đã
dần dần được đưa vào trong lĩnh vực
kế toán Điều này cho phép các doanh
nghiệp cắt giảm chi phí, tự động hóa
một loạt các quy trình, cũng như thúc
đẩy lợi nhuận của doanh nghiệp Đồng
thời, sự tác động của công nghệ cốt lõi
trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Trang 38hồ sơ tài chính được đảm bảo Ứng dụng Blockchain giúp bảo mật thông tin kế toán bởi đó là công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ.
MỘT SỐ LƯU Ý
Để nắm bắt được những cơ hội do sự phát triển của công nghệ này mang lại, các kế toán viên, nhất là người làm công tác kế toán quản trị phải cập nhật
xu hướng của những thay đổi này đối với ngành, làm quen với các khái niệm mới, như: dữ liệu lớn (Big Data), mật mã, hệ thống sổ cái (Blockchain), hệ thống thanh toán, thanh toán qua các thiết bị
di động và các nền tảng mới kết nối giữa các nhà cung cấp và người sử dụng dịch vụ tài chính…
Như vậy, trong lĩnh vực kế toán, người lao động ngoài việc cần có những kiến thức chuyên môn, thì cần cập nhật thêm những thông tin về công nghệ, cũng như những ứng dụng mới vào trong môi trường làm việc của ngành kế toán trong tương lai
Về phía doanh nghiệp, cần phát triển đội ngũ nhân viên kế toán lành nghề,
am hiểu sâu về chuyên môn và có khả năng hội nhập; Tăng cường công tác đào tạo phát triển các kỹ năng mềm hiệu quả, hoạt động nhóm tích cực và sử dụng thành thạo công nghệ số theo nhu cầu thị trường; Khi công nghệ thâm nhập vào nghề kế toán, các nhà quản lý, nhà cung cấp công nghệ và nhân viên kế toán phải làm việc cùng nhau và tìm cách làm cho việc chuyển đổi có lợi cho tất cả các bên.
cần được nhập vào, nhưng quan trọng hơn hết là không có lỗi nào xảy ra
Thứ tư, hệ thống kế toán đám mây dần thay thế hệ
thống truyền thống Hệ thống kế toán tại chỗ truyền thống yêu cầu doanh nghiệp phải thiết lập một trung tâm dữ liệu vật lý Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải bỏ một khoản lớn vào đầu tư phần cứng, nhân sự cũng như thời gian và công sức để cài đặt và duy trì giải pháp Trong khi đó, kế toán đám mây lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp trên nền tảng đám mây, trong các server từ xa Do đó, người dùng có thể nhanh chóng truy cập thông tin tài chính quan trọng mọi lúc, mọi nơi Người dùng có thể giải quyết các tác vụ thường nhật từ bất kỳ máy nào, vào bất cứ lúc nào Tất cả dữ liệu cũng được lưu tự động trên mây và có thể được truy xuất nhanh chóng
Hơn nữa, giải pháp còn có thể linh động mở rộng hoặc thu hẹp ngay lập tức tùy theo nhu cầu, không yêu cầu doanh nghiệp phải tốn cho chi phí đầu tư,
vì vậy kế toán đám mây là một giải pháp thích hợp cho doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực và quy mô
Đồng thời, kế toán đám mây cung cấp cho doanh nghiệp một bức tranh tổng thể về các hoạt động gần đây nhất của doanh nghiệp, tự động cập nhật các giao dịch tài chính, cho phép người dùng theo dõi hiệu suất kinh doanh và giúp quản lý đưa ra quyết định sáng suốt hơn dựa trên thông tin và thực trạng tài chính trong thời gian thực Thêm vào đó, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm hóa đơn, hợp đồng, theo dõi tình trạng thanh toán, giúp doanh nghiệp duy trì mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, nhà phân phối, nhân viên và đối tác kinh doanh
Thứ năm, xu hướng nghiên cứu Blockchain để ứng
dụng trong tương lai Nếu như trong hoạt động kế toán thông thường, một nhân viên kế toán cần phải ghi bút toán kép thì Blockchain chỉ cần một bút toán có thể cung cấp thông tin cho tất cả các bên mà không lo về tính xác thực Hồ sơ kế toán sẽ không thể sửa chữa, thay đổi một khi đã được lưu vào Blockchain, ngay cả khi chủ sở hữu hệ thống kế toán yêu cầu Bởi trên nền tảng Blockchain, mọi giao dịch hàng ngày được ghi chép lại và xác thực, do đó tính vẹn toàn của các
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ACCA (2016), Professional Accountants-The Future: Drivers of Change and Future Skills,
UK, London: ACCA London
2 Đỗ Tất Cường (2020), Dự báo những xu hướng thay đổi trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, Tạp
chí Tài chính, số tháng 4/2020.
3 Nguyễn Thị Thọ (2022), Những xu thế thay đổi của ngành Kế toán trong tương lai, Tạp chí
Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, số 2, tháng 02/2022.
4 Nguyễn Văn Bảo (2020), Cơ hội và thách thức đối với kế toán - kiểm toán Việt Nam trong
bối cảnh mới, Tạp chí Tài chính, kỳ 2, tháng 12/2020.
5 Trần Thị Ngọc Anh (2019), Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến lĩnh vực kế
toán, Tạp chí Tài chính, kỳ 2, tháng 9/2019.
6 Vũ Đức Chính (2020), Triển khai chiến lược kế toán, kiểm toán Việt Nam: kết quả và định
hướng đến năm 2030, Tạp chí Tài chính, số tháng 4/2020.
Trang 39căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn Chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động Hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao động Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
Mặc dù trải qua đại dịch Covid-19, song với tinh thần sáng tạo, đổi mới và linh hoạt, tập thể cán bộ, công chức người lao động của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, cùng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh, sinh viên trong hệ thống GDNN đoàn kết, nỗ lực
MỘT SỐ KẾT QUẢ NỔI BẬT
TRONG GDNN THỜI GIAN QUA
Năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị
quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng,
Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10
năm 2021-2030; năm đầu tiên thực hiện
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025;
trong đó, phát triển GDNN được xác định
là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong đột phá chiến lược về nguồn nhân
lực với định hướng “Đổi mới và nâng cao
chất lượng GDNN theo hướng mở, linh
hoạt; bảo đảm thống nhất với đổi mới
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp nhằm phát triển nhân lực có kỹ năng
PHẠM THỊ VÂN **
Tóm tắt
Phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực để hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, không chỉ phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà còn đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới cùng những đòi hỏi của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 Các hoạt động hợp tác quốc tế với sự tham gia của nhiều đối tác và nhiều quốc gia, như: Anh, Đức, Pháp, Hà Lan…, đã giúp GDNN của Việt Nam từng bước tiếp cận với trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới Bài viết đánh giá một số kết quả nổi bật của GDNN thời gian qua, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong hợp tác quốc tế về GDNN, từ đó đề xuất một số giải pháp thời gian tới
Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp, hợp tác quốc tế, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
Summary
Vocational education development is the most important task in human resource development
to build the high quality, efficient and skilled direct labours, not only for the socio-economic development, but also to meet the requirements of global and regional economic integration and of the Fourth Industrial Revolution International cooperation with many partner countries such as the UK, Germany, France, the Netherlands, etc, has helped Vietnam’s vocational education gradually approach the level of advanced countries in the region and around the world The article evaluates some outstanding results of vocational education over the past time, points out the advantages and disadvantages of international cooperation in vocational education, thereby proposing some solutions in the coming time.
Keywords: vocational education, international cooperation, General Department of
Vocational Training
* TS., ** ThS., Trường Cao đẳng Công Thương miền Trung
Ngày nhận bài: 28/02/2023; Ngày phản biện: 10/3/2023; Ngày duyệt đăng: 15/3/2023
Trang 40tiên trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nhân lực Ngân sách cho GDNN được ưu tiên trong tổng chi ngân sách nhà nước dành cho giáo dục, đào tạo; được phân bổ theo nguyên tắc công khai, minh bạch, kịp thời.
Ngày 30/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2239/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 Mục tiêu của Chiến lược là: Phát triển nhanh GDNN nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn Đến năm
2045, GDNN đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cao của một nước phát triển; trở thành quốc gia phát triển hàng đầu về GDNN trong khu vực ASEAN, bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số lĩnh vực, ngành, nghề đào tạo Theo đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hiện tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào hoạt động GDNN Trong đó, chú trọng mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước, tích cực tham gia các diễn đàn, hiệp hội khu vực, quốc tế về GDNN cũng như các cuộc thi kỹ năng nghề Đồng thời, chủ động quan hệ hợp tác với các nước phát triển trong khu vực và thế giới về các lĩnh vực đào tạo theo chuẩn quốc tế, xây dựng chuẩn năng lực cho nhà giáo; kết hợp đào tạo giáo viên tại nước ngoài, tranh thủ kinh nghiệm và kỹ năng của chuyên gia nước ngoài khi đến Việt Nam, trau dồi và nâng cao kiến thức ngoại ngữ…
Theo thống kê, tính đến cuối năm
2022, có khoảng 5.000 lượt nhà giáo, cán bộ quản lý được đào tạo; khoảng 200 lượt giáo viên, cán bộ quản lý tham gia các khóa đào tạo nước ngoài, như: Malaysia, Australia, Đức, Pháp, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…; 655 nhà giáo được đào tạo theo chương trình chuyển giao từ Australia, Đức, các khóa đào tạo ngắn hạn tại Việt Nam [1]
Với nhiều lợi thế, chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDNN đang ngày càng khẳng định là hướng đi được nhiều cơ sở giáo dục có uy tín lựa chọn để từng bước tiếp cận và đưa sinh viên vào thị trường lao động thế giới Hợp tác quốc
bằng các giải pháp triển khai thiết thực đã thực hiện thành công nhiệm vụ được giao, đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các hoạt động Trong đó, một số kết quả nổi bật là:
Về mạng lưới cơ sở GDNN: Đến hết năm 2022, cả
nước có 1.905 cơ sở GDNN, trong đó: 410 trường cao đẳng, 437 trường trung cấp, 1.058 trung tâm GDNN
Mạng lưới cơ sở GDNN phát triển rộng khắp cả nước,
đa dạng về loại hình và mô hình hoạt động, phân bố tương đối hợp lý ở các ngành kinh tế, địa phương, vùng, trong đó đã hình thành mạng lưới trường cao đẳng chất lượng cao, các ngành, nghề trọng điểm và tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế [1]
Về tuyển sinh GDNN: Số lượng tuyển sinh giai
đoạn 2011-2020 đạt 19,67 triệu người, trong đó tuyển sinh trình độ cao đẳng đạt 1,945 triệu người (chiếm 9,8%), trình độ trung cấp đạt 2,3 triệu người (chiếm 11,86%); số người thuộc nhóm dân tộc thiểu số chiếm khoảng 7,5% và nữ chiếm 25,5% [1] Ngành, nghề đào tạo được mở dần, từng bước phù hợp với thực tế của doanh nghiệp và thị trường lao động ở từng địa phương, từng lĩnh vực
Về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN: Tăng
nhanh về số lượng và được nâng cao về chất lượng;
một bộ phận nhà giáo, cán bộ quản lý đã được đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài theo các chương trình, dự án
Về chất lượng và hiệu quả GDNN: Từng bước được
nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và thị trường lao động Kỹ năng nghề của người học được tăng cường, khoảng 80%
người tốt nghiệp đã có việc làm phù hợp ngành nghề và trình độ đào tạo hoặc tự tạo việc làm, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế Kỹ năng nghề của lao động Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc phức tạp mà trước đây phải
do chuyên gia nước ngoài thực hiện Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới - WEF (2019), chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam đã tăng 13 bậc trong trụ cột kỹ năng, đạt 44 điểm, xếp thứ 102/141 quốc gia Trong các cuộc thi tay nghề khu vực và thế giới, đoàn Việt Nam đã đạt thứ hạng cao, chất lượng đào tạo nghề bước đầu được khẳng định ở tầm khu vực và thế giới Tại Kỳ thi kỹ năng nghề thế giới năm 2019 và năm 2022, Việt Nam đã có 3 thí sinh đoạt Huy chương Bạc [2]
Bối cảnh mới với sự phát triển nhanh chóng của Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và hội nhập quốc tế sâu rộng đã đặt ra nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, có năng lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động Để làm được điều này, một trong những yếu tố quan trọng là đẩy mạnh và đa dạng hóa hợp tác quốc tế trong GDNN hiện nay
THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ LĨNH VỰC GDNN HIỆN NAY
Thuận lợi
Từ năm 2014 đến nay, đầu tư cho GDNN được ưu