1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách tham khảo: Kế toán quốc tế

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sách Tham Khảo Kế Toán Quốc Tế
Tác giả Nguyễn Quốc Thắng, Huỳnh Thị Ngọc Anh, Hồ Hạnh Mỹ, Nguyễn Thị Tường Tâm, Tiêu Thị Thanh Hoa, Vũ Hải Yến
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Sách tham khảo
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 2,1 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 (10)
    • 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ (10)
      • 1.1.1. Các hệ thống chuẩn mực kế toán đang áp dụng trên thế giới (10)
      • 1.1.2. Cấu trúc hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS (10)
      • 1.1.3. Sơ đồ tổ chức, nguyên tắc vận hành của Liên đoàn kế toán quốc tế (12)
      • 1.1.4. Lộ trình áp dụng IFRS ở Việt Nam (13)
    • 1.2. KHUNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN CHO BCTC (CONCEPTUAL FRAMEWORK (14)
      • 1.2.1. Mục tiêu của mục đích chung của BCTC (14)
      • 1.2.2. Các đặc điểm định tính của thông tin tài chính hữu ích (15)
      • 1.2.3. BCTC và báo cáo đơn vị (19)
      • 1.2.4. Các yếu tố của BCTC (21)
      • 1.2.5. Ghi nhận và không ghi nhận (24)
      • 1.2.6. Đo lường (27)
      • 1.2.7. Trình bày và công bố (31)
      • 1.2.8. Các khái niệm về vốn và duy trì nguồn vốn (34)
    • 1.3. CÂU HỎI THẢO LUẬN (36)
      • 1.3.1. Câu hỏi tự luận (36)
      • 1.3.2. Câu hỏi trắc nghiệm (36)
  • CHƯƠNG 2 (41)
    • 2.1. GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC IAS 1 – TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH (41)
      • 2.1.1. Mục tiêu (41)
      • 2.1.2. Phạm vi áp dụng (41)
      • 2.1.3. Các định nghĩa quan trọng (41)
    • 2.2. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (43)
      • 2.2.1. Mục tiêu của báo cáo tài chính (43)
      • 2.2.2. Các báo cáo tài chính (43)
      • 2.2.3. Các nguyên tắc chung (44)
      • 2.2.4. Cấu trúc và nội dung báo cáo tài chính (52)
    • 2.3. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG (62)
      • 2.3.1. Câu hỏi tự luận (62)
      • 2.3.2. Câu hỏi trắc nghiệm (62)
  • CHƯƠNG 3 (66)
    • 3.1. GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC IFRS 13 – ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ (66)
      • 3.1.1. Mục tiêu (66)
      • 3.1.2. Phạm vi áp dụng (66)
      • 3.1.3. Các định nghĩa quan trọng (67)
    • 3.2. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (67)
      • 3.2.1. Đo lường giá trị hợp lý (67)
      • 3.2.3. Đầu vào đối với kỹ thuật đánh giá (72)
      • 3.2.4. Hệ thống phân cấp giá trị hợp lý (72)
      • 3.2.5. Thuyết minh (75)
    • 3.3. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG (78)
      • 3.3.1. Câu hỏi tự luận (78)
      • 3.3.2. Câu hỏi trắc nghiệm (78)
  • CHƯƠNG 4 (82)
    • 4.1. GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC IAS 16 – BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ (82)
      • 4.1.1. Mục tiêu (82)
      • 4.1.2. Phạm vi áp dụng (82)
      • 4.1.3. Các định nghĩa quan trọng (83)
    • 4.2. NỘI DUNG CHUẨN MỰC (83)
      • 4.2.1. Nguyên tắc ghi nhận bất động sản, nhà xưởng và thiết bị (83)
      • 4.2.2. Đo lường giá trị tài sản cố định hữu hình tại thời điểm ghi nhận ban đầu (Initial Measurement) (84)
      • 4.2.3. Đo lường giá trị sau ghi nhận ban đầu (Subsequent Measurement) (86)
      • 4.2.4. Phương pháp khấu hao bất động sản, nhà xưởng, thiết bị (91)
      • 4.2.5. Suy giảm giá trị của tài sản (Impairment of assets) (94)
      • 4.2.6. Bồi thường cho suy giảm giá trị của tài sản (Compensation for impairment) (94)
      • 4.2.7. Dừng ghi nhận (Derecognition) (95)
      • 4.2.8. Thuyết minh thông tin trên báo cáo tài chính (96)
    • 4.3. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG (98)
      • 4.3.1. Câu hỏi tự luận (98)
      • 4.3.2. Câu hỏi trắc nghiệm (98)
      • 4.3.3. Bài tập vận dụng (100)
  • CHƯƠNG 5 (104)
    • 5.1 GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC IAS 38 – TÀI SẢN VÔ HÌNH (104)
      • 5.1.1 Mục tiêu (104)
      • 5.1.2 Phạm vi áp dụng (104)
      • 5.1.3 Các định nghĩa quan trọng (105)
    • 5.2 NỘI DUNG CHUẨN MỰC IAS 38 – TÀI SẢN VÔ HÌNH (106)
      • 5.2.1 Ghi nhận tài sản vô hình (TSVH) (106)
      • 5.2.2 Xác định giá trị tài sản vô hình (TSVH) (108)
      • 5.2.3 Ngừng ghi nhận sản cố định vô hình (Thanh lý TSVH) (113)
      • 5.2.4 Trình bày thông tin TSVH trên báo cáo tài chính (113)
    • 5.3 CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG (114)
      • 5.3.1. Câu hỏi tự luận (114)
      • 5.3.2. Câu hỏi trắc nghiệm (114)
      • 5.3.3. Bài tập vận dụng (116)
  • CHƯƠNG 6 (118)
    • 6.1. GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC IAS 36 (118)
      • 6.1.1. Mục tiêu (119)
      • 6.1.2. Phạm vi áp dụng (119)
      • 6.1.3. Định nghĩa quan trọng (120)
    • 6.2. NỘI DUNG CỦA CHUẨN MỰC (120)
      • 6.2.1. Xác định tài sản có thể bị suy giảm giá trị (120)
      • 6.2.2. Dấu hiệu của suy giảm giá trị (121)
      • 6.2.3. Xác định giá trị có thể thu hồi (122)
      • 6.2.4. Ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản (124)
      • 6.2.5. Phân bổ khoản lỗ do suy giảm giá trị cho đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại (127)
    • 6.3. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG (134)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

1.1.1 Các hệ thống chuẩn mực kế toán đang áp dụng trên thế giới

Các hệ thống chuẩn mực kế toán hiện đang được sử dụng trên thế giới đó là IAS và IFRS

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế – IAS (International Accounting Standarts) IAS qui định và hướng dẫn về các nguyên tắc, phương pháp kế toán chung cho các quốc gia Cơ quan ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) là Ủy ban chuẩn mực Kế toán quốc tế – IASB (trụ sở tại London)

Hệ thống Chuẩn mực BCTC quốc tế – IFRS (International Financial Reporting Standarts) đã và đang dần thay thế cho IAS

Hiện nay, IFRS đã được áp dụng một cách bắt buộc trên thế giới Tuy nhiên vẫn còn một số nước đang áp dụng một cách hài hoà chẳng hạn như Việt Nam vẫn đang kết hợp hài hòa nội dung của IAS và IFRS để phù hợp với đặc điểm nền kinh tế

1.1.2 Cấu trúc hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS

Tính từ khi thành lập đến nay, IASB đã ban hành 41 chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), hiện nay, chỉ còn 34 chuẩn mực là có hiệu lực áp dụng

Danh sách chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS)

Danh sách chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS)

1.1.3 Sơ đồ tổ chức, nguyên tắc vận hành của Liên đoàn kế toán quốc tế

Liên đoàn Kế toán Quốc tế (International Federation of Accountant - IFAC) là một hiệp hội chuyên ngành quốc tế về kế toán

IFAC đã xây dựng nhiều tiêu chuẩn, tài liệu, các hệ thống chuẩn mực cho ngành kế toán và được thừa nhận ở nhiều nước trên thế giới Các quốc gia thừa nhận đã xây dựng lại hệ thống chuẩn cho riêng mình dựa trên hệ thống quy chuẩn của IFAC

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC)

1.1.4 Lộ trình áp dụng IFRS ở Việt Nam

Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC về việc phê duyệt "Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC tại Việt Nam" do Bộ Tài chính ban hành tháng 3 năm

2020 Trong đó, chỉ trình bày trình áp dụng IFRS ở Việt Nam được thực hiện theo 3 giai đoạn

Lộ trình áp dụng này gồm 3 giai đoạn được tóm tắt như sau:

Giai đoạn 1 – giai đoạn chuẩn bị (từ năm 2020 đến năm 2021)

Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính chuẩn bị các điều kiện cần thiết triển khai thực hiện Đề án như xây dựng, ban hành Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC Đồng thời, Bộ Tài chính cũng xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp trình bày bản dịch IFRS sang tiếng Việt, bổ sung sửa đổi ban hành cơ chế tài chính liên quan, đào tạo nguồn nhân lực, quy trình triển khai…

Giai đoạn 2 – giai đoạn áp dụng tự nguyện (từ năm 2022 đến năm 2025)

Giai đoạn này dành cho những doanh nghiệp có đủ nhu cầu và đủ nguồn lực sẽ áp dụng tự nguyện IFRS để lập BCTC và đồng thời thông báo cho Bộ Tài chính trước khi áp dụng Thường những công ty như công ty niêm yết, đại chúng hay doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài…sẽ có nhu cầu áp dụng trong giai đoạn này Khi các doanh nghiệp trên áp dụng IFRS thì phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước

Giai đoạn 3 – giai đoạn bắt buộc áp dụng IFRS (từ sau năm 2025)

Dựa trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện áp dụng IFRS của giai đoạn 1, Bộ Tài chính căn cứ nhu cầu, khả năng sẵn sàng của các doanh nghiệp và tình hình thực tế để chọn thời điểm bắt buộc áp dụng IFRS để lập BCTC theo IFRS Những đối tượng phải áp dụng IFRS như Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, Công ty mẹ là công ty niêm yết, Công ty đại chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết, … Doanh nghiệp cũng được tự nguyện lập BCTC riêng theo IFRS Khi doanh nghiệp đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và giải trình rõ ràng, minh bạch với cơ quan thuế, cơ quan quản lý, giám sát về việc xác định nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

KHUNG KHÁI NIỆM CĂN BẢN CHO BCTC (CONCEPTUAL FRAMEWORK

Khung Khái niệm cho BCTC (Khung Khái niệm) được ban hành năm 2010 bởi

IASB và được rà soát năm 2018

"Khung Khái niệm mô tả mục tiêu và khái niệm BCTC cho mục đích chung Mục đích của Khung Khái niệm là giúp IASB phát triển các Chuẩn mực IFRS dựa trên những khái niệm nhất quán, đồng thời phát triển những chính sách kế toán nhất quán và giúp các bên liên quan có thể hiểu, diễn giải được các Chuẩn mực IFRS."

[Khung Khái niệm cho BCTC SP1.1]

Có một điểm cần lưu ý đó là Khung Khái niệm không phải là một chuẩn mực Khung Khái niệm không thay thế bất kỳ một Chuẩn mực nào Ý nghĩa: Khung Khái niệm giúp nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của Ban quản trị và đem lại hiệu quả cho các thị trường tài chính trên thế giới Từ đây có thể giúp nâng cao chất lượng thông tin tài chính, giảm chi phí liên quan đến việc sử dụng vốn và chi phí lập BCTC quốc tế

1.2.1 Mục tiêu của mục đích chung của BCTC

Mục tiêu của BCTC cho mục đích chung tạo thành nền tảng của Khung khái niệm

Mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin tài chính của đơn vị báo cáo giúp các bên liên quan (nhà đầu tư, bên cấp tín dụng hiện tại và tiềm năng) trong việc ra quyết định Những quyết định này có thể là việc mua bán hay nắm giữa các công cụ nợ, công cụ vốn chủ sở hữu, hay cung cấp các khoản vay…

Theo Khung Khái niệm cho BCTC đoạn 1.3: "Các quyết định mô tả ở trên phụ thuộc vào lợi nhuận mà các nhà đầu tư, bên cho vay và cấp tín dụng khác hiện tại và tiềm năng kỳ vọng, ví dụ cổ tức, thanh toán lãi và gốc hoặc tăng giá thị trường Kỳ vọng của nhà đầu tư, bên cho vay và cấp tín dụng khác về lợi nhuận phụ thuộc vào đánh giá của họ về giá trị, thời gian, tính không chắc chắn của (và triển vọng về) dòng

6 tiền thuần tương lai chảy vào đơn vị và đánh giá của họ về trách nhiệm điều hành của ban quản trị đối với nguồn lực kinh tế của đơn vị Các nhà đầu tư, bên cho vay và cấp tín dụng khác hiện tại và tiềm năng cần thông tin giúp họ thực hiện các đánh giá đó."

1.2.2 Các đặc điểm định tính của thông tin tài chính hữu ích

Các đặc điểm định tính của thông tin tài chính hữu ích nhận định loại thông tin có tính hữu ích nhất đối với các bên liên quan (nhà đầu tư, bên cho vay, bên cấp tín dụng khác trong hiện tại và tiềm năng trong tương lai) để họ đưa ra các quyết định liên quan đến đơn vị báo cáo dựa trên những thông tin được cung cấp trong BCTC của đơn vị (thông tin tài chính)

Các đặc điểm định tính này được xem là hữu ích đối với các bên liên quan (nhà đầu tư, bên cho vay, bên cấp tín dụng khác trong hiện tại và tiềm năng trong tương lai) để họ ra các quyết định dựa trên thông tin được cung cấp dưới dạng BCTC Đặc điểm cơ bản của thông tin tài chính hữu ích là thích hợp và trình bày trung thực Đặc điểm nâng cao của thông tin tài chính hữu ích là có thể so sánh được, kiểm tra được, kịp thời và dễ hiểu [Khung Khái niệm cho BCTC đoạn 2.1-2.3]

1.2.2.2 Các đặc điểm định tính cơ bản

"Thông tin tài chính thích hợp là thông tin có khả năng tạo ra sự khác biệt trong quyết định của người sử dụng Thông tin có thể tạo ra sự khác biệt trong một quyết định ngay cả khi một số người sử dụng không khai thác nó hay đã biết về thông tin đó từ những nguồn khác." [Khung Khái niệm cho BCTC đoạn 2.6]

"Thông tin tài chính có thể tạo nên sự khác biệt trong các quyết định nếu có giá trị phỏng đoán và giá trị xác nhận hay cả hai" [Khung Khái niệm cho BCTC đoạn 2.7]

"Thông tin tài chính có giá trị phỏng đoán nếu có thể sử dụng như đầu vào cho quá trình phỏng đoán kết quả tương lai Để có giá trị phỏng đoán, thông tin tài chính không cần phải là một sự phỏng đoán hay dự báo Thông tin tài chính với giá trị phỏng đoán được người đọc sử dụng để thực hiện các phỏng đoán của bản thân họ." [Khung

Khái niệm cho BCTC đoạn 2.8]

"Thông tin tài chính có giá trị xác nhận nếu cung cấp phản hồi (xác nhận hay thay đổi) đối với các đánh giá trong quá khứ." [Khung Khái niệm cho BCTC đoạn

"Giá trị phỏng đoán và giá trị xác nhận của thông tin tài chính là có mối quan hệ lẫn nhau Thông tin có giá trị phỏng đoán thông thường cũng có giá trị xác nhận

Ví dụ, thông tin doanh thu năm hiện tại có thể sử dụng như cơ sở phỏng đoán doanh thu tương lai, cũng có thể được so với ước tính doanh thu trong quá khứ Kết quả so

7 sánh này có thể giúp người sử dụng chỉnh sửa và cải thiện quá trình ước tính trước đó." [Khung Khái niệm cho BCTC đoạn 2.6-2.10]

Thông tin tài chính trình bày trong BCTC phải phản ánh một cách trung thực các tình huống, bản chất của sự kiện kinh tế tài chính hơn là bị phụ thuộc vào hình thức pháp lý

Theo Khung Khái niệm cho BCTC đoạn 2.13-2.19: "Để trình bày trung thực một cách hoàn hảo, sự mô tả cần có 3 đặc tính: đầy đủ, khách quan và không có sai số Tất nhiên, sự hoàn hảo nếu có là hiếm có thể đạt được Mục tiêu của Ủy ban là tối đa hóa các đặc tính đó ở mức cao nhất có thể."

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Câu 1: Nêu mục tiêu cơ bản của Khung khái niệm căn bản cho BCTC

Câu 2: Mục tiêu của mục đích chung của BCTC là gì?

Câu 3: Hãy nêu ngắn gọn các đặc điểm định tính của thông tin tài chính hữu ích Câu 4: Mục tiêu của BCTC là gì?

Câu 5: Các yếu tố chính của BCTC là gì? Lấy ví dụ minh họa?

Câu 6: Có những cách đo lường giá trị nào? Nêu rõ và phân tích

Câu 7: Thông tin cung cấp bởi các cơ sở xác định giá trị được trình bày như thế nào?

Câu 8: Dựa vào nhân tố nào để một đơn vị có thể lựa chọn cơ sở xác định giá trị?

Câu 9: Thông tin được trình bày và trình bày như thế nào?

Câu 10: Nêu các khái niệm về vốn và duy trì nguồn vốn?

"Câu 1: Khung khái niệm đinh nghĩa như thế nào về một tài sản?

A "Nguồn lực thuộc sở hữu của một đơn vị do kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ đó các lợi ích kinh tế trong tương lai dự kiến sẽ quay trở lại đơn vị"

B "Một nguồn lực mà một đơn vị có các quyền hợp pháp do kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ đó các lợi ích kinh tế được mong đợi sẽ chuyển đến cho đơn vị"

C "Nguồn lực do một đơn vị kiểm soát do kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ đó các lợi ích kinh tế trong tương lai dự kiến sẽ chuyển đến đơn vị"

D "Nguồn lực mà một đơn vị có cam kết trong tương lai là kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ đó các lợi ích kinh tế trong tương lai dự kiến sẽ đến từ đơn vị"

Câu 2: Khoản nào sau đây sẽ được phân loại là nợ phải trả?

A "Doanh nghiệp của Dexter sản xuất một sản phẩm theo giấy phép Trong thời gian 12 tháng, giấy phép hết hạn và Dexter sẽ phải trả 50.000 đô la để được gia hạn"

B "Liều lĩnh đã mua một khoản đầu tư cách đây 9 tháng với giá 120.000 đô la

Thị trường cho những các khoản đầu tư hiện đã giảm và khoản đầu tư của Reckless được định giá là 90.000 đô la"

C "Carter đã ước tính thuế phí đối với lợi nhuận của mình trong năm vừa kết thúc là $ 165,000"

D "Công ty mở rộng đang có kế hoạch đầu tư vào máy móc mới và đã được báo giá là $ 570,000"

Câu 3: Các đặc điểm định tính cơ bản của thông tin tài chính bao gồm:

A Thích hợp và trình bày trung thực

B Kịp thời và luôn luôn thẩm tra được

C Đảm bảo luôn so sánh được và luôn đúng lúc

D Dễ hiểu và luôn luôn so sánh được

Câu 4: Tài sản được định nghĩa:

A "Là một nguồn lực kinh tế trong tương lai được kiểm soát bởi một đơn vị do kết quả của các sự kiện quá khứ"

B "Là lợi ích kinh tế trong tương lai được sở hữu bởi một đơn vị do kết quả của các sự kiện quá khứ"

C "Là một nguồn lực kinh tế hiện tại được kiểm soát bởi một đơn vị do kết quả của các sự kiện quá khứ"

D "Là lợi ích kinh tế trong hiện tại được sở hữu bởi một đơn vị do kết quả của các sự kiện quá khứ"

Câu 5: Giá trị hợp lý là:

A "Giá trị hợp lý là giá thị trường tương ứng của một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị"

B "Giá trị hợp lý là giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị"

C "Giá trị hợp lý là giá được hội đồng thẩm định đánh giá về một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị"

D "Giá trị hợp lý là giá được nhà nước quy định chung về một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị"

"Câu 6: Tiêu chí nào sau đây không phù hợp với việc ghi nhận các khoản mục trên Báo cáo tài chính:

A Các khoản mục phù hợp với định nghĩa của một tài sản, nợ phải trả hay vốn

29 chủ sở hữu là được ghi nhận trong báo cáo tình hình tài chính

B Những khoản phù hơp với định nghĩa của thu nhập hay chi phí là được ghi nhận trong báo cáo kết quả tài chính

C Việc ghi nhận phải đảm bảo là hữu ích đối với người sử dụng thông tin Báo cáo tài chính

D Khi có những khoản mục liên quan đến sự ước tính của một tài sản hay nợ phải trả đều phải được trình bày lên Báo cáo tài chính

Câu 7: Giá gốc của một tài sản được tính toán dựa trên:

A Cách hình thành nên tài sản đó

B Nếu tài sản này được mua thì giá góc sẽ là giá trị của chi phí phát sinh khi mua

C Nếu tài sản này được tạo ra thì giá gốc sẽ bao gồm các chi phí phát sinh để tạo ra tài sản đó, bao gồm các chi phí giao dịch nếu có

D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Giá trị hiện hành được hiểu là:

A Giá trị có thể nhận được khi đơn vị bán một tài sản hoặc giá trị chuyển nhượng đối với một khoản nợ phải trả được thực hiện trong giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia vào thị trường tại thời điểm xác định giá trị

B Việc sử dụng thông tin cập nhật để phản ánh giá trị tại ngày xác định giá trị đối với các khoản mục tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí liên quan

C Việc xác định bằng cách quan sát trực tiếp giá cả trong thị trường đang hoạt động

D Được xác định một cách gián tiếp thông qua kỹ thuật xác định giá trị dựa trên dòng tiền

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là không đúng về chi phí hiện hành:

A Chi phí hiện hành của một tài sản là chi phí của một tài sản tương tự tại ngày xác định giá trị, bao gồm khoản thanh toán sẽ được trả tại ngày xác định giá trị cộng với chi phí giao dịch có thể phát sinh tại ngày đó

B Chi phí hiện hành là giá trị đầu vào, nó phản ánh giá cả thị trường

C Chi phí hiện hành bằng với giá trị hợp lý của một tài sản hoặc khoản nợ phải trả

D Chi phí hiện hành của một khoản nơ phải là khoản thanh toán có thể nhận được cho một khoản nợ phải trả tương tự tại thời điểm xác định giá trị trừ đi chi phí giao dịch có thể phát sinh tại ngày đó

Câu 10: Những nhân tố nào cần cân nhắc khi đưa ra lựa chọn cơ sở xác định giá trị:

A Thích hợp, các đặc tính của tài sản và nợ phải trả, sự đóng góp vào dòng tiền tương lai, các đặc điểm định tính nâng cao và ràng buộc về chi phí

GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC IAS 1 – TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Quy định cơ sở trình bày các báo cáo tài chính cho mục đích chung là mục tiêu của IAS 1 Điều này nhằm đảm bảo khả năng so sánh giữa các báo cáo tài chính của cùng đơn vị trong các kỳ trước đó, cũng như với các báo cáo tài chính của những đơn vị khác Chuẩn mực này đưa ra các yêu cầu chung về việc trình bày, các nguyên tắc về kết cấu và nội dung tối thiểu của các báo cáo tài chính [IAS1: 1]

"Đơn vị áp dụng IAS 1 cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung phù hợp với Chuẩn Mực báo cáo tài chính Quốc Tế (IFRS) Kết cấu và nội dung của báo cáo tài chính tóm lược giữa niên độ sẽ không áp dụng chuẩn mực này Tất cả các đơn vị đều có thể áp dụng chuẩn mực này để lập và trình bày báo cáo tài chính kể cả các đơn vị thực hiện theo quy định IFRS Việc ghi nhận, đo lường giá trị và thuyết minh thông tin cho các giao dịch cụ thể và sự kiện khác do các IFRS khác quy định." [IAS1: 3]

Những thuật ngữ sử dụng trong IAS 1 phù hợp với các đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận, bao gồm cả các doanh nghiệp quốc doanh Các tổ chức phi lợi nhuận vẫn có thể vận dụng chuẩn mực này tuy nhiên cần phải điều chỉnh diễn giải của một số khoản mục đặc thù cũng như chính các báo cáo tài chính Tương tự, các đơn vị không có vốn chủ sở hữu (ví dụ: quỹ đầu tư tương hỗ), và các đơn vị mà vốn góp không phải là vốn chủ sở hữu (ví dụ như hợp tác xã) có thể phải điều chỉnh cách trình bày báo cáo tài chính sao cho phù hợp với các thành viên hoặc tổ chức nắm giữ lợi ích

2.1.3 Các định nghĩa quan trọng

IAS 1 quy định một số thuật ngữ với các định nghĩa được hiểu là:

Các báo cáo tài chính có mục đích chung (gọi tắt là báo cáo tài chính) được lập ra để cung cấp thông tin cho tất cả đối tượng sử dụng, không theo yêu cầu riêng của một đối tượng nào Các đối tượng mà báo cáo tài chính cung cấp thông tin có thể là nhà đầu tư, chính phủ, chủ nợ…

Không thể thực hiện: "khi một tổ chức đã thực hiện tất cả mọi nỗ lực hợp lý để

33 áp dụng yêu cầu đó mà vẫn không áp dụng được" [IAS1: 7]

Các Chuẩn Mực báo cáo tài chính Quốc Tế (IFRS) gồm các chuẩn mực và các hướng dẫn do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) ban hành Những chuẩn mực này bao gồm: [IAS1: 7]

- Các Chuẩn mực báo cáo tài chính Quốc tế (IFRS);

- Các Chuẩn Mực Kế Toán Quốc tế (IAS);

- Các hướng dẫn của Hội đồng hướng dẫn báo cáo tài chính Quốc Tế (IFRIC); và

- Các hướng dẫn của Uỷ ban Hướng dẫn thường trực (SIC)

Trọng yếu: "Những thiếu sót hoặc sai sót trong các khoản mục được coi là nghiêm trọng nếu chúng ảnh hưởng riêng lẻ hoặc tập thể đến các quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính Mức độ nghiêm trọng được đánh giá dựa trên quy mô và tính chất của thiếu sót, sai sót tùy từng trường hợp cụ thể Yếu tố quyết định tầm quan trọng là quy mô và/hoặc tính chất của từng hạng mục Ngoài ra, việc đánh giá xem thiếu sót hoặc sai sót có nghiêm trọng hay không đòi hỏi phải xem xét đặc điểm của người sử dụng báo cáo tài chính Trong khuôn khổ trình bày và lập báo cáo tài chính, có tuyên bố rằng người sử dụng báo cáo tài chính phải có kiến thức hợp lý về hoạt động kinh tế, kinh doanh và kế toán và sẵn sàng điều tra cẩn thận những vấn đề này

Do đó, việc đánh giá cần xem xét xem người sử dụng báo cáo tài chính có những đặc điểm này có thể bị ảnh hưởng như thế nào trong việc đưa ra các quyết định kinh tế." [IAS 1: 7]

Thuyết minh báo cáo tài chính: Cung cấp thông tin không được trình bày trong

Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo thu nhập toàn diện, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp những mô tả hoặc phân tích chi tiết hơn về các số liệu cũng như thông tin về các khoản mục không đáp ứng các tiêu chí để ghi nhận trong báo cáo tài chính nói trên [IAS 1: 7]

Thu nhập toàn diện khác: bao gồm các khoản mục thu nhập và chi phí không được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ Thu nhập toàn diện khác bao gồm các khoản mục: sự thay đổi từ thặng dư đánh giá lại; chương trình phúc lợi nhân viên với lợi ích được xác định phát sinh các khoản lãi hoặc lỗ; lãi và lỗ phát sinh từ việc quy đổi báo cáo tài chính của cơ sở hoạt động ở nước ngoài; lãi và lỗ từ các khoản đầu tư vào các công cụ vốn, các tài sản tài chính được chỉ định ở giá trị hợp lý; khoản lãi và lỗ của các công cụ phòng ngừa rủi ro cho dòng tiền và cho các khoản đầu tư vào công cụ vốn; lãi hoặc lỗ liên quan đến thay đổi về rủi ro tín dụng của các khoản nợ phải trả; các thay đổi trong giá trị của hợp đồng quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn được chỉ định như là công cụ phòng ngừa rủi ro và các thay đổi trong giá trị của chênh lệch ngoại tệ cơ sở của một công cụ tài chính khi loại trừ khỏi sự chỉ định công cụ tài chính đó

34 làm công cụ phòng ngừa rủi ro

"Chủ sở hữu là người nắm giữ các công cụ tài chính được phân loại là vốn chủ sở hữu." [IAS1: 7]

"Lãi hoặc lỗ là chênh lệch giữa tổng thu nhập và chi phí, không bao gồm các khoản mục thuộc thu nhập toàn diện khác." [IAS 1: 7]

"Điều chỉnh phân loại lại: Các khoản mục được ghi nhận trong thu nhập toàn diện khác trong kỳ hiện tại hoặc kỳ trước sẽ được chuyển sang báo cáo lãi hoặc lỗ của kỳ hiện tại." [IAS 1: 7]

"Tổng thu nhập toàn diện: Thể hiện những thay đổi về vốn chủ sở hữu trong kỳ do các giao dịch và sự kiện phát sinh, không bao gồm các giao dịch với chủ sở hữu Tổng thu nhập toàn diện bao gồm tất cả các khoản trong lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác." [IAS 1: 7]

"Những thuật ngữ được mô tả trong IAS 32 Các công cụ tài chính: Trình bày được sử dụng trong IAS 1 với ý nghĩa tương tự trong IAS 32 bao gồm: công cụ tài chính có quyền bán lại được phân loại như một công cụ vốn chủ sở hữu; công cụ tài chính buộc đơn vị có nghĩa vụ chi trả tài sản thuần của mình theo tỷ lệ cổ phần chỉ trong trường hợp thanh lý cho một bên khác và được ghi nhận như một công cụ vốn chủ sở hữu."

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

2.2.1 Mục tiêu của báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính trình bày theo một kết cấu chặt chẽ về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và luồng tiền của một đơn vị Mục đích của báo cáo tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho người sử dụng đưa ra các quyết định kinh tế Các báo cáo này cũng thể hiện kết quả quản lý của ban lãnh đạo trong việc sử dụng các nguồn lực được giao phó [IAS1: 9] Để đảm bảo mục đích này, những thông tin của đơn vị mà báo cáo tài chính phải cung cấp bao gồm:

- Thu nhập và chi phí, bao gồm lãi và lỗ;

- Các khoản đóng góp bởi và phân chia cho chính các chủ sở hữu; và

Các thông tin trên kết hợp với những thông tin trong Thuyết minh sẽ giúp dự đoán được thời điểm và mức độ chắc chắn của các luồng tiền trong tương lai của đơn vị

2.2.2 Các báo cáo tài chính

Bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh gồm có:

- Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm cuối kỳ;

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ;

- Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ;

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong kỳ;

- Thuyết minh báo cáo tài chính, bao gồm một bản tóm tắt về các chính sách kế toán quan trọng và các thông tin giải thích khác; thông tin so sánh của kỳ trước; và

- Báo cáo tình hình tài chính đầu kỳ vào đầu kỳ trước trước khi đơn vị áp dụng thay đổi chính sách kế toán, trình bày lại hoặc phân loại lại các khoản mục trong báo cáo tài chính Đơn vị có quyền lựa chọn trình bày báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác trong cùng một báo cáo, với lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác được trình bày thành hai phần, với lãi hoặc lỗ được trình bày trước, sau là thu nhập toàn diện khác Hoặc phần lãi hoặc lỗ có thể được trình bày trong một báo cáo riêng ngay trước báo cáo thu nhập toàn diện khác Đơn vị phải trình bày tất cả các báo cáo tài chính thành một bộ báo cáo tài chính đầy đủ có tầm quan trọng như nhau [IAS 1: 9] Đơn vị có thể lập các báo cáo bổ sung cùng với báo cáo tài chính, chẳng hạn như báo cáo quản lý, trong đó trình bày các đặc điểm chính về kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính cũng như những yếu tố không chắc chắn đáng kể mà đơn vị phải đối mặt Báo cáo này có thể bao gồm: [IAS 1: 9]

- Các nhân tố và ảnh hưởng chủ yếu quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị, chẳng hạn như thay đổi trong môi trường hoạt động, phản ứng của đơn vị đối với những thay đổi đó và tác động của chúng, chính sách đầu tư của đơn vị nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, chính sách trả cổ tức;

- Các nguồn vốn của đơn vị và chỉ số mục tiêu về nợ trên vốn chủ sở hữu; và

- Các nguồn lực của đơn vị không được ghi nhận trong Báo cáo tình hình tài chính

Bên cạnh đó, trong trường hợp môi trường là yếu tố có tính chất trọng yếu trong ngành hoạt động và nhóm người sử dụng thông tin quan trọng có người lao động thì đơn vị còn trình bày thêm các báo cáo bổ sung chẳng hạn như báo cáo về môi trường và báo cáo về giá trị gia tăng Những báo cáo bổ sung này không thuộc phạm vi điều chỉnh của IFRS [IAS1: 9]

2.2.3.1 Trình bày hợp lý và tuân thủ IFRSs

Báo cáo tài chính phải được trình bày một cách trung thực và hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền của đơn vị Để đáp ứng yêu cầu này, báo cáo tài chính cần phản ánh chính xác mức độ tác động của các giao dịch, sự kiện và các điều kiện khác theo định nghĩa và chuẩn mực ghi nhận tài sản, nợ phải

36 trả, thu nhập và chi phí được quy định trong khuôn khổ trình bày và lập báo cáo tài chính Việc áp dụng IFRS và mọi thuyết minh bổ sung được cho là sẽ trình bày báo cáo tài chính một cách hợp lý Đơn vị phải nêu rõ trong phần thuyết minh rằng báo cáo tài chính đã được lập và trình bày theo IFRS, thể hiện sự tuân thủ các quy định của từng IFRS Trong hầu hết các trường hợp, báo cáo tài chính của đơn vị được coi là đã trình bày trung thực và hợp lý khi tuân thủ các chuẩn mực IFRS được áp dụng [IAS 1: 15] Để đảm bảo báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý:

- "Các chính sách kế toán cần được đơn vị lựa chọn và áp dụng phù hợp Những thông tin này phải được cung cấp nhằm đảm bảo sự phù hợp, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu." [IAS1: 15]

- Khi việc tuân thủ quy định trong các IFRS không đủ để giúp người sử dụng hiểu được ảnh hưởng của những giao dịch, nghiệp vụ cụ thể đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh thì đơn vị cần cung cấp các thông tin bổ sung [IAS1: 15]

- "Đơn vị không thể điều chỉnh các chính sách kế toán không phù hợp bằng cách giải thích các chính sách kế toán hiện đang được áp dụng hoặc thông qua các thuyết minh mang tính diễn giải." [IAS 1: 18]

Trong những trường hợp cực kỳ hiếm hoi, nếu Hội đồng quản trị kết luận rằng việc tuân thủ yêu cầu IFRS sẽ dẫn đến sai lệch so với các mục tiêu của báo cáo tài chính đặt ra trong Khuôn khổ, thì đơn vị có thể đi chệch khỏi chuẩn mực nếu các quy định pháp lý liên quan đến khuôn khổ cho phép hoặc không cấm Lúc đó, đơn vị phải công bố rằng: [IAS 1: 19]

- "Hội đồng quản trị xác định rằng báo cáo tài chính trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và dòng tiền của đơn vị một cách hợp lý";

- Đơn vị tuân thủ tất cả các yêu cầu của IFRS ngoại trừ một yêu cầu cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trình bày báo cáo tài chính một cách hợp lý;

- Tên của IFRS không được tuân theo, bản chất của việc không tuân thủ, bao gồm cả phương pháp kế toán được quy định của IFRS đó, lý do căn bản của phương pháp kế toán đó dẫn đến sự khác biệt trong các trường hợp có thể xung đột với mục tiêu của báo cáo tài chính Khuôn khổ cũng như phương pháp kế toán được áp dụng;

- Tác động tài chính của việc không tuân thủ các chuẩn mực liên quan đến từng khoản mục trong báo cáo tài chính từng kỳ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1 Trình bày các nguyên tắc chung được áp dụng trong trình bày báo cáo tài chính Nguyên tắc nào mang tính chủ quan hơn? Giải thích?

Câu 2 Tại sao doanh nghiệp cần xem xét giả định hoạt động liên tục?

Câu 3 Một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh theo IAS 1 bao gồm những báo cáo gì?

Câu 4 Mục đích của báo cáo tình hình tài chính và báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu là gì?

Câu 5 Tại sao báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại có 2 phần báo cáo lãi hoặc lỗ và báo cáo thu nhập toàn diện khác?

Câu 1: Bản thuyết minh báo cáo tài chính phải cung cấp các thông tin: a Về chính sách kế toán của đơn vị b Theo yêu cầu của chuẩn mực quốc tế, nếu không được trình bày ở nơi khác trong báo cáo tài chính c Điều này có liên quan đến sự hiểu biết về báo cáo tài chính d Tất cả những điều trên

Câu 2: Báo cáo thu nhập (income statement) phản ánh điều gì? a Tài sản trừ nợ dài hạn và lãi hoặc lỗ phát sinh b Thu nhập và chi phí trong một khoảng thời gian và kết quả lãi hoặc lỗ c Tài sản trừ đi nợ ngắn hạn và kết quả lãi hoặc lỗ d Các khoản thu và chi tiền mặt trong một thời kỳ và kết quả là thặng dư hoặc thâm hụt tiền mặt

Câu 3: Chi phí có thể được phân loại theo chức năng (function) (loại hoạt động

(type of operation)) hoặc theo bản chất (their nature) (loại chi tiêu (type of expenditure)) IAS 1 yêu cầu trình bày báo cáo thu nhập của công ty theo cách nào? b Chỉ theo bản chất c Chỉ theo chức năng d Chọn một trong hai d Cả hai

Câu 4: Nhìn chung, tài sản có và nợ phải trả được phép bù trừ với nhau khi các giao dịch ban đầu xảy ra đồng thời a Đúng b Sai

Câu 5: Trường hợp nào sau đây là sai sót trọng yếu? a Các thông tin bị thiếu và sai xót có tổng số tiền vượt quá 10 phần trăm vốn cổ phần của đơn vị b Nếu thông tin bị thiếu hoặc sai sót ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế mà người sử dụng đưa ra trên cơ sở báo cáo tài chính c Thông tin trọng yếu hay không phụ thuộc vào quyết định của kiểm toán viên d Tất cả những điều trên

Câu 6: Các báo cáo nào sau đây không bao gồm trong báo cáo tài chính? a Báo cáo tình hình tài chính b Báo cáo lãi lỗ và thu nhập toàn diện khác, thay đổi vốn chủ sở hữu và dòng tiền trong kỳ c Báo cáo nguồn kinh phí và dự toán của đơn vị d Thông tin so sánh đối với kỳ trước và các thuyết minh, bao gồm các chính sách kế toán quan trọng và thông tin giải thích khác

Câu 7 Ngoài các phần lãi, lỗ và thu nhập toàn diện khác, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (báo cáo thu nhập toàn diện), phải trình bày? a Lãi hoặc lỗ từ hoạt động kinh doanh; b Tổng thu nhập toàn diện khác; c Thu nhập toàn diện trong kỳ, bằng tổng lãi hoặc lỗ từ hoạt động kinh doanh và thu nhập toàn diện khác d Tất cả đều đúng

Câu 8 Khoản mục nào sau đây không được trình bày trong Báo cáo tình hình tài chính (Statement of financial position) ? a Tài sản b Nợ phải trả c Vốn chủ sở hữu d Doanh thu

Câu 9 Thông tin nào sau đây phải trình bày trong báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu? a Tổng thu nhập toàn diện trong kỳ b Tài sản

55 c Nợ phải trả d Doanh thu

Câu 10 Điều nào sau đây về thu nhập toàn diện là đúng? a Mức lãi hoặc lỗ bằng thu nhập toàn diện cộng với tổng thu nhập toàn diện khác b Thu nhập toàn diện bằng lãi hoặc lỗ cộng với tổng thu nhập toàn diện khác c Tổng thu nhập toàn diện khác bằng thu nhập toàn diện cộng với lãi hoặc lỗ d Thu nhập toàn diện bằng lãi hoặc lỗ cộng với tổng thu nhập toàn diện khác cộng với các khoản bất thường

Chương 2 trình bày cho người đọc mục tiêu và phạm vi áp dụng của chuẩn mực IAS 1 – Trình bày Báo cáo tài chính Đông thời chương này cũng làm rõ các vấn đề về mục đích của từng loại báo cáo trong bộ báo cáo tài chính, các nguyên tắc chung trong lập và trình bày các thông tin trong báo cáo tình hình tài chính, báo cáo lãi hoặc lỗ và thu nhập toàn diện khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và thuyết minh báo cáo tài chính

"1 Chuẩn mực IAS 1 – presentation of financial statements

2 Wiley (2021), Interpretation and Application of IFRS Standards, PKF International Ltd

3 Barry Elliott and Jamie Elliott (2019) Financial Accounting and Reporting 19 th edition UK: Publisher Peason

4 Deloitte (2022), IAS 1 – Presentation of financial statements, available at https://www.iasplus.com/en/standards/ias/ias1 (access to 1/12/2022)"

DANH MỤC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH

- Going concern – Hoạt động liên tục

- Statement of financial position – Báo cáo tình hình tài chính

- Statement of profit or loss – Báo cáo lãi hoặc lỗ

- Other comprehensive income – Thu nhập toàn diện khác

- Statement of comprehensive income – Báo cáo thu nhập toàn diện

- Statement of changes in equity – Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

- Statement of cash flows – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

- Fair presentation – Trình bày hợp lý

- Accrual basis – Cơ sở dồn tích

- Current assets – Tài sản ngắn hạn

- Non – current assets – Tài sản dài hạn

- Current liabilities – Nợ ngắn hạn

- Non – current liabilities – Nợ dài hạn

- Cost of sales – Giá vốn hàng bán

- Gross profit – Lợi nhuận gộp

- Distribution costs – Chi phí bán hàng

- Administrative expenses – Chi phí quản lý doanh nghiệp

- Other income – Thu nhập khac

- Other expenses – Chi phí khác

- Notes – Thuyết minh báo cáo tài chính

GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC IFRS 13 – ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ HỢP LÝ

Chuẩn mực IFRS 13 cung cấp:

- Giải thích khái niệm "giá trị hợp lý"

- Cấu trúc để xác định "giá trị hợp lý" theo một tiêu chuẩn duy nhất trên toàn thế giới về báo cáo tài chính

- Nghĩa vụ minh họa và thuyết minh các chi tiết liên quan đến việc đánh giá "giá trị hợp lý"

- Khái niệm "giá trị hợp lý" trong hướng dẫn này tập trung vào tài sản và nợ phải trả, là những đơn vị chính để ghi nhận kế toán Hơn nữa, IFRS 13 cũng phù hợp với các công cụ vốn chủ sở hữu của một tổ chức được ghi nhận theo "giá trị hợp lý"

"Chuẩn mực IFRS 13 được áp dụng trong trường hợp một chuẩn mực khác yêu cầu hoặc cho phép việc ghi nhận hoặc trình bày báo cáo tài chính theo giá trị hợp lý (và ghi nhận hoặc trình bày dựa trên giá trị hợp lý, ví dụ ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán)" [IFRS 13:5]

Các quy định liên quan đến việc xác định và trình bày giá trị hợp lý trong tiêu chuẩn IFRS 13 không áp dụng cho các tình huống dưới đây [IFRS 13:6]:

- Các giao dịch thanh toán dựa trên cổ phiếu và được thực hiện bằng cách cấp vốn chủ sở hữu, nằm trong phạm vi điều chỉnh của IFRS 2 - Thanh toán dựa trên cổ phiếu

- Các giao dịch thuê tài sản nằm trong phạm vi điều chỉnh của IFRS 16 - Thuê tài sản

- Việc đo lường các giá trị tương tự "giá trị hợp lý" nhưng không được xem là

"giá trị hợp lý", ví dụ: xác định giá trị thuần có thể thực hiện được theo phạm vi chuẩn mực IAS 2 - Hàng tồn kho hoặc giá trị sử dụng theo phạm vi chuẩn mực IAS 36 -

3.1.3 Các định nghĩa quan trọng

- "Giá trị hợp lý" được định nghĩa "giá trị có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả trong một giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị "

- "Thị trường hoạt động: Một thị trường trong đó các giao dịch cho tài sản hoặc nợ phải trả diễn ra với tần suất và khối lượng đủ để cung cấp thông tin về giá trên cơ sở hoạt động liên tục."

- "Thị trường chính: Thị trường có khối lượng và mức độ hoạt động lớn nhất đối với tài sản hoặc nợ phải trả."

- "Thị trường thuận lợi nhất: Thị trường tối đa hóa số tiền sẽ nhận được để bán tài sản hoặc tối thiểu sẽ phải trả để chuyển giao các nghĩa vụ, sau khi tính đến chi phí giao dịch và vận chuyển."

- Các bên tham gia thị trường được định nghĩa "bên mua và bên bán trên thị trường chính (hoặc thuận lợi nhất) cho tài sản hoặc nợ phải trả, có tất cả những đặc điểm sau đây: độc lập với nhau; có kiến thức, có một sự hiểu biết nhất định về tài sản, nợ phải trả và giao dịch bằng cách sử dụng tất cả thông tin sẵn có; có thể tham gia vào một giao dịch đối với tài sản hoặc nợ phải trả; sẵn sàng để tham gia vào một giao dịch đối với tài sản hoặc nợ phải trả, tức là họ có động lực nhưng không bị ép buộc phải làm như vậy."

- Đầu vào được định nghĩa "những giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ sử dụng để định giá tài sản hoặc nợ phải trả, bao gồm cả các giả định về rủi ro, chẳng hạn như rủi ro vốn có trong một kỹ thuật định giá cụ thể được sử dụng để xác định giá trị hợp lý (như mô hình định giá); rủi ro vốn có trong các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến kỹ thuật định giá " Đầu vào trong IFRS 13 có hai trường hợp: có thể quan sát được hoặc không quan sát được.

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

3.2.1 Đo lường giá trị hợp lý

3.2.1.1 Giá trị hợp lý của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả

"Việc xác định giá trị hợp lý áp dụng cho một tài sản hoặc khoản nợ cụ thể Do đó, khi xác định giá trị hợp lý, đơn vị cần xem xét các đặc điểm của tài sản hoặc khoản nợ nếu những đặc điểm này được các bên tham gia thị trường xem xét khi đánh giá giá trị của tài sản hoặc khoản nợ tại ngày xác định giá trị Ví dụ, tình trạng, vị trí của tài sản và bất kỳ hạn chế nào (nếu có) về việc bán hoặc sử dụng tài sản là những khía cạnh mà các bên tham gia thị trường sẽ xem xét" [IFRS 13:1]

Các tài sản hoặc nợ phải trả được xác định giá trị hợp lý có thể là:

- Một tài sản hoặc một khoản nợ riêng lẻ, chẳng hạn như một công cụ tài chính hoặc một tài sản phi tài chính

- Một nhóm tài sản, một nhóm nợ hoặc một nhóm tài sản và nợ, như một đơn vị tạo tiền (CGU) hoặc một hoạt động kinh doanh

"Giá trị hợp lý được xác định dựa trên giả định giao dịch bán tài sản hoặc chuyển nhượng nợ phải trả diễn ra trên thị trường chính đối với tài sản hoặc khoản nợ phải trả đó, hoặc thị trường thuận lợi nhất cho tài sản và nợ phải trả đó, trong trường hợp không có thị trường chính" [IFRS 13:15]

3.2.1.3 Các bên tham gia thị trường

Các đơn vị phải đánh giá giá trị hợp lý của một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả dựa trên các giả định mà các bên tham gia thị trường sẽ áp dụng khi đánh giá tài sản hoặc khoản nợ phải trả để tối ưu hóa lợi ích kinh tế của họ "Vì vậy, không cần xác định rõ ràng các tham gia thị trường cụ thể, thay vào đó, cần xác định các đặc điểm để phân biệt các tham gia thị trường Trong việc xây dựng các giả định này, cần xem xét các yếu tố sau: giá trị hợp lý của tài sản hoặc khoản nợ phải trả; thị trường chính (hoặc thị trường thuận lợi nhất) cho tài sản hoặc khoản nợ phải trả; và các tham gia thị trường mà sẽ tham gia vào giao dịch trong thị trường đó cùng với đơn vị" [IFRS 13:22-23]

Công ty Cây trồng Xanh có một đồn điền trồng cây thu gỗ Các cây gỗ được phân loại là tài sản sinh học và được định giá theo "giá trị hợp lý" Các loại gỗ này có thể bán ở các thị trường khác nhau như Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore Thị trường cho loại gỗ X có thông tin trong bảng dưới đây:

Việt Nam Hàn Quốc Singapore

Khối lượng giao dịch hàng năm (m 3 ) 40.000 22.000 18.000

Chi phí vận chuyển/m 3 (USD) 3 3 2

Chi phí giao dịch/m 3 (USD) 1 2 3

Số tiền ròng thu được/m 3 (USD) 46 43 48

Yêu cầu: Xác định thị trường chính và thị trường thuận lợi nhất

Thị trường chính là Việt Nam, giá trị hợp lý là 47USD/m 3 gỗ X

Thị trường thuận lợi nhất là Singapore, giá trị hợp lý là 51USD/m 3 gỗ X

Theo IFRS 13:25-26, giá sẽ bao gồm:

"Giá đầu vào là số tiền được trả để mua một tài sản hoặc nhận một giá trị để thanh toán một khoản nợ trong một giao dịch trao đổi Ngược lại, giá trị hợp lý là tổng của giá đầu ra - tổng giá trị có thể thu được từ việc bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả, cho dù đó là giá quan sát thẳng trên thị trường hay được tính toán bằng các phương pháp định giá khác "

"Giá thị trường chính (hoặc thị trường thuận lợi nhất) được sử dụng như một cơ sở để xác định giá trị hợp lý của tài sản hoặc khoản nợ phải trả, mà không bị điều chỉnh để phản ánh các chi phí liên quan đến giao dịch Vì chi phí giao dịch không phải là đặc điểm cốt lõi của tài sản hoặc khoản nợ phải trả, chúng chỉ liên quan đến từng giao dịch cụ thể và sẽ thay đổi tùy thuộc vào cách thức thực hiện giao dịch Các hướng dẫn của các tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế khác nhau sẽ được tuân theo khi ghi nhận chi phí giao dịch Chi phí giao dịch không bao gồm chi phí vận chuyển Nếu vị trí là một yếu tố quan trọng của tài sản, ví dụ như trong trường hợp của hàng tiêu dùng, giá trị trên thị trường chính (hoặc thị trường thuận lợi nhất) sẽ được điều chỉnh để tính toán cả các khoản chi phí (nếu có) phát sinh để chuyển tài sản từ vị trí hiện tại đến thị trường đó, bao gồm cả chi phí vận chuyển."

Ví dụ 3.2: Sử dụng các thông tin và dữ liệu của ví dụ 3.1

Yêu cầu: a Xác định giá trị hợp lý b Trong trường hợp không có thị trường chính thì giá trị hợp lý được xác định như thế nào?

Hướng dẫn: a.Thị trường chính là Việt Nam, giá trị hợp lý là 47USD/m 3 gỗ X b Trong trường hợp không có thị trường chính thì thị trường thuận lợi nhất là Singapore sẽ được xem xét, "giá trị hợp lý" xác định trên thị trường này là 51USD/m 3 gỗ X

3.2.1.5 Áp dụng giá trị hợp lý đối với các tài sản phi tài chính

Khi xác định "giá trị hợp lý" của tài sản phi tài chính, cần xem xét khả năng tạo ra lợi ích kinh tế cho các bên tham gia thị trường khi được sử dụng ở mức tối đa và tốt nhất hoặc khi được bán cho một bên tham gia thị trường khác có khả năng sử dụng tối đa tài sản đó (tiềm năng tối ưu) "Việc sử dụng tối ưu và tốt nhất một tài sản phi tài chính phải tính đến các đặc điểm vật lý, các hạn chế sử dụng hợp pháp và khả năng tạo ra lợi ích kinh tế" Các yếu tố liên quan bao gồm những yếu tố sau, như được nêu trong IFRS 13:28:

 Đặc điểm vật lý: Các thuộc tính vật lý của tài sản cần được xem xét khi xác định giá trị của nó Ví dụ: điều này có thể liên quan đến các khía cạnh như vị trí và quy mô của bất động sản

 Ràng buộc sử dụng pháp lý: Các quy định pháp lý hạn chế việc sử dụng tài sản cũng cần được tính đến khi đánh giá giá trị của tài sản đó Ví dụ, cần xem xét các quy định về quy hoạch liên quan đến bất động sản

 Khả năng tạo ra thu nhập hoặc dòng tiền ròng: khi sử dụng tài sản trong khuôn khổ các đặc điểm vật lý và giới hạn pháp lý của tài sản đó, khả năng tạo ra thu nhập hoặc dòng tiền ròng là rất quan trọng Điều này nhằm mục đích ước tính lợi nhuận dự kiến mà những người tham gia thị trường dự đoán khi mua và sử dụng tài sản

"Việc xác định cách sử dụng tối ưu và tốt nhất một tài sản phi tài chính dựa trên quan điểm định giá của các bên tham gia thị trường, ngay cả khi tài sản đó có thể được sử dụng theo những cách khác nhau Trên thực tế, cách sử dụng hiện tại của tài sản phi tài chính thường được coi là cách sử dụng tối đa và tốt nhất, trừ khi thị trường hoặc các yếu tố khác chỉ ra rằng cách sử dụng khác có thể tối ưu hóa giá trị của tài sản" [IFRS 13:29]

3.2.1.6 Cơ sở định giá tài sản phi tài chính

Cách sử dụng tài sản phi tài chính với tiềm năng tối đa và tốt nhất của chúng sẽ thiết lập tiền đề định giá, được sử dụng để xác định "giá trị hợp lý" của tài sản Tiền đề định giá này xem xét các yếu tố sau đây, được nêu trong IFRS 13:31:

- Việc sử dụng một cách tối đa và tốt nhất các tài sản phi tài chính có thể mang lại giá trị tối đa cho các bên tham gia thị trường thông qua việc kết hợp sử dụng tài sản đó với các tài sản khác để tạo thành một nhóm tài sản

- Việc sử dụng một tài sản phi tài chính tối ưu và tốt nhất cũng có thể tạo ra giá trị tối đa cho những người tham gia thị trường thông qua việc sử dụng tài sản đó một cách riêng lẻ Khi việc sử dụng là riêng lẻ, "giá trị hợp lý" của tài sản là giá trị có thể thu được từ một giao dịch hiện tại để bán tài sản đó cho những người tham gia thị trường, những người sẽ sử dụng tài sản đó một cách riêng lẻ

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1 Đơn vị báo cáo có phải là một bên tham gia thị trường trong việc xác định giá trị hợp lý không?

Câu 2 Kể tên 5 chuẩn mực kế toán hiện hành cho phép hoặc yêu cầu sử dụng giá trị hợp lý

Câu 3 Trong đo lường giá trị hợp lý có tính đến chi phí giao dịch và chi phí vận chuyển không? Tại sao?

Câu 4 Giá đầu vào và giá đầu ra khác nhau như thế nào?

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi tình huống được cho ở dưới đây: Câu 1 Lý do nào sau đây KHÔNG phải là một trong những lý do chính mà IASB đưa ra cho chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý? a thiết lập một nguồn hướng dẫn duy nhất cho tất cả các phép đo giá trị hợp lý được IFRSs yêu cầu hoặc cho phép để giảm độ phức tạp và cải thiện tính nhất quán trong việc áp dụng chúng b để làm rõ định nghĩa về giá trị hợp lý và hướng dẫn liên quan nhằm truyền đạt mục tiêu đo lường rõ ràng hơn c yêu cầu sử dụng giá trị hợp lý khi kế toán tất cả các tài sản phi tài chính d tăng cường thuyết minh về giá trị hợp lý để cho phép người sử dụng báo cáo tài chính đánh giá mức độ sử dụng giá trị hợp lý và thông báo cho họ về các yếu tố đầu vào được sử dụng để tạo ra các giá trị hợp lý đó

Câu 2 Định nghĩa nào sau đây về giá trị hợp lý theo chuẩn mực IFRS 13? a Số tiền mà một tài sản có thể được trao đổi, hoặc một khoản nợ phải trả, giữa các bên hiểu biết, sẵn sàng trong một giao dịch sở hữu b Giá sẽ nhận được để bán một tài sản hoặc trả để chuyển giao một khoản nợ

70 trong một giao dịch có trật tự giữa các chủ thể tham gia thị trường vào ngày đo lường c Giá sẽ nhận được để bán tài sản hoặc trả để chuyển giao một khoản nợ d Một giao dịch giả định tiếp xúc với thị trường trong một khoảng thời gian trước ngày đo lường để cho phép thực hiện các hoạt động tiếp thị thông thường và thông lệ cho các giao dịch liên quan đến tài sản hoặc nợ phải trả đó; nó không phải là một giao dịch bị ép buộc (ví dụ như một giao dịch bị ép buộc thanh lý hoặc bán kiệt quệ)

Câu 3 Giá trị hợp lý được xác định vào ngày nào? a ngày đo lường b ngày thanh toán c ngày giao dịch d ngày trao đổi

Câu 4 Khi xác định giá trị hợp lý của tài sản, giá trị hợp lý của tài sản dựa trên: a Sử dụng hiện tại b Đề xuất sử dụng c Sử dụng cao nhất và tốt nhất d Giá trị sử dụng

Câu 5 Nội dung nào sau đây KHÔNG phải là kỹ thuật định giá theo quy định của chuẩn mực IFRS 13? a cách tiếp cận giá trị hợp lý b cách tiếp cận thu nhập c cách tiếp cận chi phí d cách tiếp cận thị trường

Câu 6 Đơn vị được yêu cầu sử dụng phương pháp đo lường giá trị hợp lý cho trường hợp nào sau đây? a Tất cả tài sản tài chính và nợ phải trả b Tất cả tài sản và nợ phải trả phi tài chính c Tất cả tài sản và nợ phải trả được giữ để bán d Tất cả tài sản và nợ phải trả được phân loại là đầu tư

Bài 1 Công ty Mint Ltd sản xuất và kinh doanh quần áo các loại Nó vận hành một nhà máy ở ngoại ô một thành phố lớn ở Úc Nhà máy chứa một lượng lớn thiết bị được sử dụng trong ngành may mặc Công ty Mint Ltd sở hữu cả nhà máy và khu đất đặt nhà máy Khu đất được mua vào năm 2010 với giá €200.000 và nhà máy được xây dựng vào năm đó với chi phí €520.000 Cả hai tài sản đều được ghi nhận theo giá gốc, giá trị ghi sổ của nhà máy vào ngày 30/6/2021 là €260.000

Trong những năm gần đây, bùng nổ bất động sản trong thành phố với giá nhà dân cư tăng gấp đôi, giá trung bình của một ngôi nhà là khoảng €600.000 Một nhóm định giá bất động sản đã thực hiện việc định giá gần đây đối với khu đất đặt nhà máy và dựa trên doanh số bán đất gần đây trong khu vực Họ định giá khu đất cho mục đích thổ cư mức €1.300.000 và định giá khu đất cho mục đích công nghiệp là

€700.000 Khu đất hiện được coi là bất động sản đắc địa do nằm gần trung tâm thành phố và với tầm nhìn tuyệt đẹp ra sông, nó rất thích hợp để xây dựng các căn hộ cao cấp Sẽ tốn €100.000 để phá dỡ nhà máy để dọn đường cho những căn hộ này được xây dựng Ngoài ra, người ta ước tính rằng để xây dựng một nhà máy mới trên địa điểm hiện tại sẽ tốn khoảng €780.000

Các giám đốc của công ty Mint Ltd muốn đo lường cả nhà máy và đất đai theo giá trị hợp lý tại ngày 30/6/2021

Yêu cầu: Thảo luận về cách bạn sẽ đo lường các giá trị hợp lý dựa vào những thông tin nêu trên

Bài 2 Công ty Beta sản xuất sản phẩm A, được phân loại là sản phẩm xanh thân thiện với môi trường và được định giá theo giá trị hợp lý Sản phẩm A có thể bán ở các thị trường khác nhau như Thái Lan, Malaysia và Singapore Thị trường cho loại sản phẩm A này có thông tin trong bảng dưới đây:

Thái Lan Malaysia Hàn Quốc Khối lượng giao dịch hàng năm (sản phẩm)

Chi phí vận chuyển/ sản phẩm (USD) 0.02 0.01 0.03

Chi phí giao dịch/sản phẩm (USD) 0.02 0.04 0.05

Yêu cầu: Xác định thị trường chính và thị trường thuận lợi nhất và giá trị hợp lý trên các thị trường này

Bài 3 Công ty SQ nắm giữ hàng hóa A trong kho hàng của mình ở Anh Hàng hóa A được đo lường theo giá trị hợp lý Đối với mặt hàng này, sàn giao dịch Luân Đôn được xác định là thị trường chính vì nó đại diện cho thị trường có khối lượng và mức độ hoạt động lớn nhất đối với hàng hóa Giá giao dịch của 1 đơn vị hàng hóa A là £35 Tuy nhiên, các hợp đồng được giao dịch trên sàn giao dịch Luân Đôn của mặt hàng A yêu cầu giao hàng tận nơi đến Luân Đôn Công ty SQ xác định rằng sẽ tốn £4 để vận chuyển một đơn vị hàng hóa A đến Luân Đôn và hoa hồng cho nhà môi giới là £2/đơn vị hàng hóa A để giao dịch trên sàn giao dịch này

Yêu cầu: Xác định giá trị hợp lý của hàng hóa A

Chương 3 trình bày cho người đọc về mục tiêu và phạm vi áp dụng của chuẩn mực IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý Đồng thời chương này làm rõ các vấn đề cơ bản trong đo lường giá trị hợp lý như đối tượng được đo lường giá trị hợp lý, giả định về giao dịch trong xác định giá trị hợp lý, thị trường chính và thị trường thuận lợi nhất, các bên tham gia thị trường, vấn đề sử dụng tối đa nhất và tốt nhất đối với tài sản phi tài chính, cơ sở định giá tài sản phi tài chính, các kỹ thuật định giá, đầu vào cho các kỹ thuật định giá, hệ thống phân cấp đầu vào để xác định giá trị hợp lý Cuối chương, các yêu cầu về thuyết minh thông tin liên quan đến giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính được trình bày chi tiết

"1 Wiley (2021), Interpretation and Application of IFRS Standards, PKF International Ltd

2 IFRS Foundation (2021), IFRS 13: Fair value measurement, IASB

3 Barry Elliott and Jamie Elliott (2019) Financial Accounting and Reporting 19 th edition UK: Publisher Peason

4 Ruth Picker, Kerry Clark, John Dunn, David Kolitz, Gilad Livne, Janice Loftus, Leo van der Tas, (2019), Applying IFRS Standards, 4th Edition, ISBN: 978-1- 119-25077-7

5 Deloitte (2013), IAS 13- Fair value measurement, available at https://www.iasplus.com/en/standards/ifrs/ifrs13 (access to 1/12/2022)"

DANH MỤC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH

- Fair value – Giá trị hợp lý

- Market participants - Những người tham gia thị trường

- Orderly transaction - Giao dịch tự nguyện

- Financial assets – Tài sản tài chính

- Non – financial assets – Tài sản phi tài chính

- Valuation techniques - Kỹ thuật định giá

- Market approach – Phương pháp thị trường

- Income approach – Phương pháp thu nhập

- Cost approach – Phương pháp chi phí

GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC IAS 16 – BẤT ĐỘNG SẢN, NHÀ XƯỞNG, THIẾT BỊ

"Mục tiêu của chuẩn mực IAS 16 là mô tả phương pháp kế toán cho bất động sản, nhà xưởng, thiết bị để người sử dụng báo cáo tài chính có thể biết được thông tin về bất động sản, nhà xưởng, thiết bị cùng với những thay đổi trong khoản đầu tư đó của đơn vị

Các vấn đề chính trong kế toán bất động sản, nhà xưởng, thiết bị là ghi nhận tài sản, xác định giá trị còn lại và chi phí khấu hao, ghi nhận các khoản lỗ do suy giảm giá trị liên quan đến tài sản đó" [IAS16:1]

Chuẩn mực IAS 16 phải được áp dụng trong kế toán "bất động sản, nhà xưởng, thiết bị" trừ khi một chuẩn mực khác yêu cầu hoặc cho phép một phương pháp kế toán khác

"Chuẩn mực IAS 16 KHÔNG áp dụng đối với các trường hợp sau đây:

(i) Bất động sản, nhà xưởng, thiết bị được phân loại là được nắm giữ để bán theo IFRS 5 - Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và các hoạt động bị chấm dứt

(ii) Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp ngoài cây lâu năm cho sản phẩm (xem IAS 41-Nông nghiệp) Chuẩn mực này áp dụng cho các cây lâu năm cho sản phẩm nhưng không áp dụng cho sản phẩm được sinh ra từ cây lâu năm (iii) Việc ghi nhận và xác định giá trị các tài sản hoạt động thăm dò và đánh giá (xem IFRS 6 - Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản)

(iv) Quyền khoáng sản và trữ lượng khoáng sản như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và các tài nguyên không tái tạo tương tự

(v) Tuy nhiên, chuẩn mực này áp dụng cho bất động sản, nhà xưởng và thiết bị

74 được sử dụng để phát triển hoặc duy trì các tài sản được mô tả trong đoạn (ii)–(iv)" [IAS16:3]

4.1.3 Các định nghĩa quan trọng

- "Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị là những tài sản hữu hình được nắm giữ để sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, cho thuê hoặc dùng cho mục đích quản lý và có thời gian sử dụng ước tính trên một kỳ"

- "Nguyên giá (cost) là số tiền hoặc các khoản tương đương tiền đã trả hoặc giá trị hợp lý của các khoản thanh toán khác để có được tài sản tại thời điểm mua hoặc xây dựng hoặc là số tiền tính cho tài sản đó khi ghi nhận ban đầu theo yêu cầu cụ thể khi áp dụng các IFRS khác"

- "Giá trị còn lại (carrying amount) là giá trị ghi nhận của tài sản sau khi trừ số khấu hao lũy kế (accumulated depreciation) và các khoản lỗ suy giảm giá trị tài sản lũy kế (accumulated impairment losses)"

- "Giá trị xác định theo đặc thù đơn vị (entity specific value) là giá trị hiện tại của dòng tiền mà một đơn vị dự kiến sẽ phát sinh từ việc tiếp tục sử dụng một tài sản và từ việc thanh lý nó vào cuối thời gian sử dụng hữu ích hoặc dự kiến sẽ phát sinh khi thanh toán một khoản nợ phải trả"

- "Lỗ do suy giảm giá trị (impairment loss) là phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của một tài sản lớn hơn giá trị có thể thu hồi của nó"

- "Giá trị có thể thu hồi (Recoverable amount) là giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản trừ đi chi phí bán và giá trị sử dụng của tài sản đó"

- "Giá trị thu hồi khi thanh lý (residual value) của một tài sản là giá trị ước tính mà đơn vị sẽ thu được từ việc thanh lý tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính nếu tài sản đã đến hạn thanh lý hoặc dự kiến hết thời gian sử dụng hữu ích".

NỘI DUNG CHUẨN MỰC

4.2.1 Nguyên tắc ghi nhận bất động sản, nhà xưởng và thiết bị

"Nguyên giá của một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị phải được ghi nhận là một tài sản khi và chỉ khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sau:

- Có nhiều khả năng đem lại các lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị

- Nguyên giá của tài sản này có thể được xác định một cách đáng tin cậy" [IAS16:7]

4.2.1.1 Các chi phí ban đầu

Một số loại "bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" có thể đạt được vì lý do an toàn hoặc yêu cầu về môi trường Việc có được các loại "bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" đó mặc dù không trực tiếp làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai của bất kỳ

75 loại "bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" cụ thể nào nhưng nó cần thiết để đơn vị có thể thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai từ các tài sản khác của mình "Các loại bất động sản, nhà xưởng và thiết bị đủ điều kiện được ghi nhận là tài sản vì chúng cho phép đơn vị thu được những lợi ích kinh tế trong tương lai từ các tài sản liên quan lớn hơn so với trường hợp không có những tài sản này

Chẳng hạn, một nhà máy hoá chất lắp đặt quy trình xử lý mới phù hợp với yêu cầu của môi trường về sản xuất và dự trữ sản phẩm hoá chất độc hại Với các cải tiến liên quan đến nhà máy được ghi nhận như một tài sản vì nếu thiếu quy trình này doanh nghiệp không thể sản xuất và bán sản phẩm hoá chất" [IAS16:11]

4.2.1.2 Các chi phí sau ghi nhận ban đầu

"Các bộ phận của một số khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có thể cần thay thế định kỳ Ví dụ, một lò luyện kim có thể cần phải thay lớp lót sau một số lượng giờ sử dụng nhất định hoặc nội thất của máy bay như ghế ngồi và khu bếp có thể cần phải thay thế nhiều lần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của khung máy bay Các khoản mục của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị cũng có thể được mua sắm để việc thay thế định kỳ diễn ra ít thường xuyên hơn, chẳng hạn như thay thế các bức tường bên trong tòa nhà hoặc thực hiện các thay thế không định kỳ Theo nguyên tắc ghi nhận, đơn vị ghi nhận vào giá trị còn lại của một bất động sản, nhà xưởng và thiết bị chi phí thay thế bộ phận của tài sản đó khi phát sinh nếu nó đáp ứng các tiêu chuẩn ghi nhận" [IAS16:13]

- Kiểm tra định kỳ: Điều kiện để một khoản mục "bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" (ví dụ: máy bay) có thể tiếp tục hoạt động là phải thực hiện kiểm tra định kỳ các bộ phận quan trọng cho dù các bộ phận của tài sản này có được thay thế hay không "Khi mỗi lần kiểm định lớn được thực hiện, chi phí này được ghi nhận vào giá trị còn lại của bộ phận trên khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị nếu đáp ứng các tiêu chuẩn ghi nhận Bất kỳ giá trị còn lại nào của chi phí kiểm định trước đó (tách biệt với các bộ phận vật lý) đều phải bị dừng ghi nhận Điều này xảy ra với bất kể chi phí kiểm tra nào mà trước đó đã được xác đinh rõ trong giao dịch mua hoặc xây dựng tài sản Nếu cần thiết, chi phí ước tính của một lần kiểm định tương tự trong tương lai có thể được sử dụng để xác định thành phần chi phí kiểm định hiện tại khi tài sản được mua sắm hoặc xây dựng" [IAS16:14]

4.2.2 Đo lường giá trị tài sản cố định hữu hình tại thời điểm ghi nhận ban đầu (Initial Measurement)

4.2.2.1 Các yếu tố của nguyên giá

Một khoản mục "bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" đủ điều kiện để được ghi nhận là tài sản phải được xác định giá trị theo nguyên giá của nó

"Nguyên giá (Cost) = Giá mua (Purchase price) + Chi phí trực tiếp (Direct cost) + Chi phí khác (Other costs)

- Giá mua, bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không được hoàn lại khác sau khi trừ (-) đi chiết khấu thương mại và giảm giá Đối với trường hợp mua ngay, giá mua là khoản tiền mặt và/hoặc các khoản tương đương tiền phải trả Khi mua trả góp, giá mua được xác định là khoản giá trị hiện tại Khi trao đổi tài sản phi tiền tệ, giá mua là giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi" [IAS16:16]

- Bất kỳ chi phí trực tiếp nào liên quan đến việc đưa tài sản đến vị trí và điều kiện cần thiết để tài sản có khả năng hoạt động theo cách thức dự định của nhà quản lý, ví dụ:

+ Các khoản lợi ích của người lao động phát sinh trực tiếp từ việc mua sắm hoặc xây dựng bất động sản, nhà xưởng và thiết bị

+ Chi phí chuẩn bị mặt bằng

+ Chi phí vận chuyển và bốc dỡ

+ Chi phí lắp đặt và chạy thử

Một số khoản chi phí không bao gồm trong nguyên giá của một khoản mục "bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" là:

+ "Chi phí để mở cơ sở mới

+ Chi phí giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới (bao gồm chi phí cho quảng cáo và quảng bá)

+ Chi phí thực hiện kinh doanh tại một địa điểm mới hoặc với một nhóm khách hàng mới (bao gồm cả chi phí đào tạo nhân viên)

+ Các chi phí quản lý và chi phí chung khác" [IAS16:19]

- "Chi phí khác: ước tính ban đầu về nghĩa vụ phát sinh chi phí tháo dỡ, di dời tài sản và khôi phục lại mặt bằng đặt tài sản mà một đơn vị phải chịu khi mua tài sản hoặc là kết quả của việc sử dụng tài sản cho các mục đích không phải để sản xuất các hàng tồn kho trong một giai đoạn cụ thể "[IAS16:16]

Chẳng hạn, công ty A xây dựng một nhà khai thác và chế biến khoáng sản ngay khu mỏ Theo quy định pháp luật của nước sở tại, công ty A phải có trách nhiệm dọn dẹp mặt bằng và cải tạo môi trường sau khi ngừng hoạt động nhà máy này Vì vậy, các chi phí ước tính phát sinh liên quan đến tháo dỡ, dọn dẹp mặt bằng phải được khi nhận vào nguyên giá của nhà máy công ty A

Nguyên giá của một "bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" là khoản tiền hoặc tương đương tiền tại ngày ghi nhận Nếu khoản thanh toán được trả chậm vượt quá các điều khoản tín dụng thông thường, chênh lệch giữa khoản tiền hoặc tương đương tiền và tổng số tiền phải thanh toán được ghi nhận là chi phí lãi vay trong thời hạn tín dụng trừ khi khoản lãi vay đó được vốn hóa theo quy định tại IAS 23 – Chi phí đi vay

Trường hợp trao đổi tài sản phi tiền tệ:

"Một hoặc nhiều khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị có thể được mua sắm thông qua việc đổi lấy một hoặc các tài sản phi tiền tệ, hoặc kết hợp cả tài sản tiền tệ và tài sản phi tiền tệ Nguyên giá của một khoản mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị nhận về đó được xác định theo giá trị hợp lý trừ khi (i) giao dịch trao đổi thiếu bản chất thương mại hoặc (ii) giá trị hợp lý của cả tài sản nhận được và tài sản đem trao đổi đều không thể xác định được một cách đáng tin cậy Nếu tài sản nhận về không được xác định giá trị theo giá trị hợp lý, nguyên giá của tài sản đó được xác định bằng giá trị còn lại của tài sản đem trao đổi "[IAS 16:24]

4.2.3 Đo lường giá trị sau ghi nhận ban đầu (Subsequent Measurement)

Sau ghi nhận ban đầu, đơn vị phải chọn mô hình giá gốc hoặc mô hình đánh giá lại làm chính sách kế toán của mình và áp dụng chính sách đó cho toàn bộ "bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" trong cùng một loại

4.2.3.1 Mô hình giá gốc (Cost model)

Sau khi được ghi nhận là một tài sản, một khoản mục "bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" phải được phản ánh theo giá trị còn lại - được xác định bằng nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và các khoản tổn thất giá trị tài sản lũy kế

4.2.3.2 Mô hình đánh giá lại

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1 Theo các chuẩn mực kế toán, trên cơ sở nào ban giám đốc có thể thay đổi phương pháp đo lường tài sản, ví dụ từ mô hình giá gốc sang mô hình đánh giá lại?

Câu 2 Ban giám đốc đơn vị quyết định sử dụng cơ sở giá trị hợp lý để đo lường các thiết bị của đơn vị Một số trang bị rất khó tìm kiếm trên thị trường và trên thực tế đã tăng giá trị trong giai đoạn hiện nay Ban giám đốc lập luận rằng, do giá trị hợp lý của các thiết bị này không bị giảm nên không được tính khấu hao đối với các thiết bị này Hãy thảo luận về vấn đề này

Câu 3 Công ty HT mua một tòa nhà mới với giá £1.600.000 Chi phí phát sinh £18.000 cho các khoản phí pháp lý, phí đại lý bất động sản và thuế đóng dấu Ban quản lý tin rằng khoản chi £18.000 này nên được ghi nhận vào chi phí vì chúng không làm tăng giá trị của tòa nhà và nếu tòa nhà được bán lại ngay sau đó thì những khoản này sẽ không được hoàn lại Nói cách khác, nguyên giá của tòa nhà được xác định là £1.600.000 Thảo luận về cách ghi nhận khoản chi £16.000 này

Chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi tình huống được cho ở dưới đây: Câu 1 "Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị" là những tài sản: a dự kiến sẽ được sử dụng hết trong kỳ kế toán hiện tại b được giữ để bán lại trong kỳ kế toán hiện tại c có hình thái vật chất d có thời gian hoạt động sản xuất còn lại dưới một kỳ kế toán

Câu 2 Nguyên giá "Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị"chỉ được ghi nhận là tài sản nếu có khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị và nếu: a nguyên giá có thể được đo lường một cách đáng tin cậy

90 b tài sản đã được thanh toán đầy đủ bằng tiền mặt c bên mua đã nhận tài sản d nó là một tài sản hữu hình

Câu 3 Công ty JJ đã mua một gói tài sản với giá €300.000 tiền mặt Giá trị hợp lý của tài sản vào ngày mua như sau:

Bút toán thích hợp để ghi lại việc mua lại này là: a Nợ Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị €300.000

Có Tiền €300.000 b Nợ Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị €340.000

Có Tiền €340.000 c Nợ Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị - Nhà €180.000

Nợ Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị - Nội thất €120.000

Có Tiền €300.000 d Nợ Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị - Nhà €204.000

Nợ Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị - Nội thất €136.000

Câu 4 Theo mô hình giá gốc, sau khi ghi nhận ban đầu của một "Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị", tài sản đó phải được tính theo: a giá trị thanh lý b Nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế và trừ đi tổn thất lũy kế c chi phí ban đầu d giá trị hiện tại ròng

Câu 5 Công ty KF mua một thiết bị với thời gian sử dụng dự kiến là 5 năm Tổng sản lượng sản xuất dự kiến trong giai đoạn này là:

Giá mua thiết bị là €150.000, chi phí lắp đặt liên quan lên tới €15.000 và giá trị thu hồi khi thanh lý ước tính là €9.000 Số tiền khấu hao được tính trong năm đầu tiên là: a € 52.000 b €50.000

Câu 6 Sau khi một hạng mục bất động sản, nhà xưởng và thiết bị đã được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, nó có thể được đo bằng phương pháp đo sau: a giá trị thanh toán b cộng dồn c đánh giá lại d thanh lý

Bài tập 1: Vào ngày 1/7/2x20, công ty Mint Ltd đã mua một thiết bị với giá mua là 110.000 USD, trong đó bao gồm thuế nhập khẩu là 5.500 USD Các khoản chi phí sau đây được phát sinh liên quan đến thiết bị từ ngày 1/7/2x20 đến ngày 15/9/2x20, khi thiết bị được sử dụng lần đầu tiên vào sản xuất

- Chi phí lắp đặt và lắp ráp 2.500 USD

- Khi lắp đặt thiết bị, một phần tường của nhà máy đã được dỡ bỏ và lối vào được thông thoáng Điều này dẫn đến việc giải phóng mặt bằng tạm thời, và ban quản lý của Mint Ltd đã cho nhân viên của một khu văn phòng gần đó thuê làm bãi đậu xe tạm thời Mint Ltd đã nhận được tổng phí đậu xe là 11.000 USD từ mặt bằng tạm này

- Chi phí 4.200 USD để kiểm tra thiết bị để đảm bảo nó hoạt động bình thường Những thử nghiệm này tạo ra các mẫu sản phẩm được bán với giá 1.200 USD

- Chi phí đào tạo nhân viên tổng cộng là 5.500 USD Việc đào tạo là cần thiết để đáp ứng một lớp khách hàng mới mà sản phẩm từ thiết bị mới sẽ được bán cho họ

- Chi phí 2.200 để tiếp thị sản phẩm mới do thiết bị sản xuất Ban quản lý của Mint Ltd có kế hoạch đo lường thiết bị bằng cách sử dụng mô hình giá gốc

1 Trình bày các bút toán liên quan đến việc mua thiết bị phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực IAS 16 "Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị"

2 Hai năm sau, chính phủ thông qua luật bảo vệ môi trường Để đảm bảo rằng thiết bị và các hạng mục khác của bất động sản, nhà xưởng và thiết bị tuân thủ các quy định mới, 25.000 USD được chi cho các tài sản này Chuẩn bị bất kỳ (các) bút toán cần thiết để ghi nhận chi phí này phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực IAS

16 "Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị"

GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC IAS 38 – TÀI SẢN VÔ HÌNH

Chuẩn mực này trình bày phương pháp kế toán về những tài sản vô hình (TSVH) mà không được quy định cụ thể ở bất kỳ một chuẩn mực nào khác Chuẩn mực này yêu cầu đơn vị chỉ được phép ghi nhận tài sản vô hình khi đáp ứng các tiêu chí quy định; đồng thời hướng dẫn cách thức xác định giá trị còn lại của tài sản vô hình và quy định các thông tin cần được trình bày về tài sản vô hình

Theo IAS 38, đoạn 2, chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSVH, ngoại trừ những đối tượng sau đây:

"Tài sản tài chính (IAS 32 - Công cụ tài chính: Trình bày);

 Ghi nhận và xác định giá trị Các tài sản phát sinh từ hoạt động thăm dò và đánh giá (IFRS 6 - Thăm dò và Đánh giá tài nguyên khoáng sản);

 Chi phí phát triển và chiết xuất khoảng sản, dầu, khí tự nhiên và các tài nguyên không tái tạo tương tự

 TSVH hình thành từ các hợp đồng bảo hiểm phát hành bởi các công ty bảo hiểm;

 TSVH được điều chỉnh trong phạm vi của chuẩn mực khác

Theo IAS 38, đoạn 3, một số loại TSVH đặc biệt sau không được áp dụng chuẩn mực IAS 38, mà áp dụng theo chuẩn mực có liên quan:

(a) TSVH được giữ để bán trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường (xem IAS 2 Hàng tồn kho)

(b) Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (xem IAS 12 - Thuế thu nhập)

(c) Thuê TSVH được ghi nhận theo IFRS 16 - Thuê tài sản

(d) Tài sản phát sinh từ phúc lợi cho người lao động (IAS 19 - Phúc lợi cho người lao động)

(e) Tài sản tài chính được định nghĩa trong IAS 32, và một số tài sản tài chính được ghi nhận và xác định giá trị theo IFRS 10, IAS 27 và IAS 28

(f) Lợi thế thương mại có được khi hợp nhất kinh doanh (IFRS 3 - Hợp nhất kinh doanh)

(g) Các hợp đồng trong phạm vi IFRS 17 - Hợp đồng bảo hiểm

(h) TSVH dài hạn được phân loại thành tài sản nắm giữ để bán (IFRS 5 - Tài sản dài hạn nắm giữ đến bán và Hoạt động bị chấm dứt)

(i) Các tài sản hình thành từ các hợp đồng với khách hàng được ghi nhận theo IFRS 15 - Doanh thu từ Hợp đồng với Khách hàng."

Một số TSVH bao gồm cả thành phần hữu hình và vô hình, được thể hiện dưới hình dạng vật lý như đĩa CD, tài liệu pháp lý hoặc phim ảnh Đối với loại hình tài sản vô hình này, đơn vị cần xét đoán tỷ trọng thành phần hữu hình và vô hình nhằm xem xét thành phần nào quan trọng hơn, từ đó, quyết định ghi nhận tài sản là TSCĐHH theo IAS 16, hoặc ghi nhận là TSVH theo chuẩn mực này

Ví dụ 5.1: một hệ thống dây chuyền sản xuất điều khiển bằng phần mềm máy tính cần một phần mềm máy tính điều khiển chuyên biệt Hệ thống dây chuyền sản xuất này không thể hoạt động khi thiếu phần mềm điều khiển đi kèm, do đó, phần mềm máy tính được xác định là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống dây chuyển sản xuất Trong trường hợp này, phần mềm này được xác định là tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) Ngược lại, hệ thống dây chuyền sản xuất vẫn sử dụng được khi không có phần mềm này thì phần mềm được ghi nhận là TSVH

5.1.3 Các định nghĩa quan trọng

Một số các định nghĩa được dùng trong chuẩn mực IAS 38 gồm:

 "Tài sản là một nguồn lực kinh tế do đơn vị kiểm soát, phát sinh từ những sự kiện trong quá khứ, và có thể mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai

 Nguyên giá là Số tiền hoặc các khoản tương đương tiền đã trả hoặc giá trị hợp lý của các khoản thanh toán khác để có được tài sản tại thời điểm mua hoặc xây dựng, hoặc được xác định là giá trị liên quan đến tài sản tại thời điểm ghi nhận ban đầu

 Khấu hao là việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của tài sản trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó

 Giá trị phải khấu hao được xác định bằng cách lấy nguyên giá của tài sản hoặc giá trị khác thay thế cho nguyên giá trừ giá trị thanh lý có thể thu hồi

 Giá trị còn lại là giá trị của Tài sản được ghi nhận sau khi đã trừ số khấu hao lũy kế và các khoản lỗ lũy kế do suy giảm giá trị tài sản

 Giá trị hợp lý là giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc giá chuyển nhượng một khoản nợ phải trả dựa trên tính tự nguyện giữa các bên tham gia tại thời

97 điểm xác định giá trị (IFRS 13 - Xác định giá trị hợp lý)

 Lỗ do suy giảm giá trị là phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản lớn hơn giá trị có thể thu hồi của tài sản đó

 Giá trị thanh lý có thể thu hồi của một TSVH là giá trị ước tính có thể thu được từ việc thanh lý tài sản, sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính tại thời điểm thanh lý hoặc hết thời gian sử dụng hữu ích

 Thời gian sử dụng hữu ích là:

(a) khoảng thời gian đơn vị dự kiến sử dụng tài sản trong quá trình hoạt động sản xuất – kinh doanh; hoặc

(b) số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ hoạt động sản xuất của đơn vị" [IAS38.B]

NỘI DUNG CHUẨN MỰC IAS 38 – TÀI SẢN VÔ HÌNH

5.2.1 Ghi nhận tài sản vô hình (TSVH)

"Tài sản vô hình là một nguồn lực do đơn vị kiểm soát, được hình thành từ các sự iện trong quá khứ, và có thể thu hồi lợi ích kinh tế trong tương lại Tài sản vô hình là tài sản phi tiền tệ, không có hình thái vật chất" [IAS 38.8]

+ Giá trị TSVH có thể xác định

+ Giá trị TSVH có thể xác định một cách đáng tin cậy

+ TSVH đảm bảo tính kiểm soát được nhằm đạt được lợi ích từ tài sản; và tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai

Một tài sản có thể xác định được nếu tài sản đó có thể tách biệt hoặc phát sinh từ các quyền lợi theo hợp đồng hoặc quyền lợi hợp pháp khác Tính tách biệt của TSVH được xác định trong trường hợp sau đây:

+ Tài sản có thể được tách ra khỏi đơn vị và được bán, chuyển giao, nhượng quyền, cho thuê; hoặc

+ Tài sản được trao đổi đơn lẻ hoặc cùng với một hợp đồng liên quan, một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả xác định cho dù đơn vị đơn vị có dự định đó hay không [IAS 38.12]

Quyền kiểm soát một TSVH được xác định nếu đơn vị có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản đó Quyền kiểm soát tài sản cần được đảm bảo bởi luật pháp Việc chứng minh quyền kiểm soát của đơn vị đối với tài sản sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không được đảm bảo bởi luật pháp, từ đó, ảnh hưởng đến việc ghi nhận lợi ích tạo ra từ tài sản mà đơn vị được hưởng Các lợi ích kinh tế tương lai tạo ra từ TSVH bao gồm doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, cung cấp dịch vụ, tiết kiệm chi

98 phí và các lợi ích khác từ việc sử dụng tài sản của đơn vị [IAS 38.13; IAS 38.17] Trong quá trình ghi nhận TSVH, nếu một TSVH có thời hạn thanh toán kéo dài, vượt quá thời hạn trả nợ thông thường được ký kết trên hợp đồng, thì nguyên giá của tài sản sẽ là giá mua trả tiền ngay Trong trường hợp này, “chênh lệch giữa tổng số tiền thanh toán và giá mua trả tiền ngay có thể được ghi nhận như chi phí lãi vay theo kỳ hạn thanh toán hoặc tính tính vào nguyên giá TSVH theo quy định của chuẩn mực kế toán IAS 23 - Chi phí đi vay.” [IAS 38.68]

+ Bản quyền tác giả về tài liệu video, tài liệu nghe nhìn như các chương trình game show, các chương trình truyền hình, phim, ảnh, truyện, bài báo, tạp chí… + Bằng phát minh, sáng chế: như phần mềm Microsoft Office, dữ liệu của doanh nghiệp, bằng sáng chế của công nghệ mới, phần mềm máy tính, cơ sở dữ liệu

+ Quyền kinh doanh, giấy phép khai thác tài nguyên

Các tài sản không được xác định là TSVH:

Những đối tượng tài sản "có các chi phí phát sinh liên quan mà những chi phí này không thể phân biệt được với chi phí hoạt động nói chung, sẽ không được ghi nhận là TSVH, ví dụ như nhãn hiệu sản phẩm, các quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục khác được hình thành trong nội bộ đơn vị có bản chất tương tự " [IAS 38.63; IAS 38.64]

 Dựa trên thời gian sử dụng hữu ích, TSVH được phân làm 2 loại:

+ TSVH có vòng đời xác định: được khấu hao

+ TSVH có vòng đời không xác định: không được khấu hao

Thời gian sử dụng hữu ích được xác định bởi các hợp đồng và các quyền pháp lý, và có thể gia hạn

 Đo lường vòng đời của TSVH dựa trên thời gian sử dụng hữu ích của TSVH + TSVH có vòng đời xác định: xác định cụ thể thời gian sử dụng hữu ích hữu hạn là bao nhiêu

+ TSVH có vòng đời không xác định: Việc đánh giá thời gian sử dụng hữu ích vô hạn là cần thiết, vì đơn vị không xác định được giới hạn dự kiến về khoảng thời gian mà TSVH được mong đợi tạo ra các dòng tiền ròng vào đơn vị dựa trên việc phân tích tất cả các yếu tố liên quan

5.2.2 Xác định giá trị tài sản vô hình (TSVH)

Các hoạt động hình thành TSVH tại đơn vị:

- TSVH hình thành do mua sắm

- TSVH hình thành do tự chế tạo

- TSVH hình thành từ việc hợp nhất kinh doanh

- TSVH hình thành từ trợ cấp của chính phủ

- TSVH hình thành từ biếu, tặng

- TSVH hình thành do trao đổi

5.2.2.1 Xác định giá trị TSVH tại thời điểm ghi nhận ban đầu

- TSVH được xác định giá trị ban đầu theo giá gốc [IAS 38.24]

- Các chi phí được ghi nhận trong quá khứ liên quan đến TSVH không được phép ghi nhận vào nguyên giá TSVH [IAS 38.71]

 TSVH hình thành do mua sắm

Nguyên giá của TSVH do mua sắm riêng biệt, bao gồm:

(a) Giá mua, bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không được hoàn lại trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá;

(b) Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính Trong đó, các chi phí liên quan trực tiếp phát sinh trực tiếp từ việc đưa TSVH vào trạng thái sẵn sàng sử dụng gồm: [IAS 38.28]

+ Các khoản phúc lợi chi cho người lao động;

+ Các chi phí chuyên môn;

+ Chi phí thử nghiệm kiểm tra tài sản có hoạt động đúng cách hay không Nguyên giá TSVH không bao gồm một số chi phí sau đây:[IAS 38.29]

+ "Chi phí giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ mới (bao gồm các chi phí cho hoạt động quảng cáo và quảng bá sản phẩm);

+ Chi phí tiến hành hoạt động kinh doanh tại một địa điểm mới hoặc với một lớp khách hàng mới (bao gồm chi phí đào tạo nhân viên); và

+ Các chi phí quản lý đơn vị và các chi phí chung khác."

Ví dụ 5.2: Công ty ABC chi 400.000.000 đồng mua lại giấy phép phát sóng cho một đài phát thanh địa phương Các chi phí phát sinh liên quan đến việc mua giấy phép gồm:

Phí tư vấn phát thanh truyền hình chuyên nghiệp (bao gồm thuế GTGT): 11.000.000 đồng

Phí pháp lý (bao gồm thuế GTGT): 5.500.000 đồng

Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Thuế suất thuế GTGT là 10%

Yêu cầu: Xác định giá trị của giấy phép tại ngày mua

Giá trị giấy phép = 400.000.000 + 11.000.000/1,1 + 5.500.000/1,1 415.000.000 đồng

 TSVH hình thành do tự chế tạo (TSVH được tạo ra từ nội bộ đơn vị) Đôi khi rất khó để xác định liệu TSVH được tạo ra từ nội bộ có tuân thủ định nghĩa và đảm bảo các tiêu chí ghi nhận của tài sản vô hình hay không Khi tự chế tạo TSVH, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đảm báo tiêu chí ghi nhận TSVH tạo ra từ nội bộ đơn vị có đảm bảo việc xác định nguyên giá của TSVH đáng tin cậy hay không; cũng như xác định khi nào tài sản này dự kiến tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị

Theo IAS 38, hai giai đoạn quan trọng trong quá trình chế tạo TSVH gồm giai đoạn nghiên cứu và giai đoạn phát triển Việc xác định hai giai đoạn này cố gắng giảm bớt các vấn đề liên quan đến các nội dung vô hình khác trong quá trình hình thành TSVH

Mặc dù nghiên cứu và phát triển có liên quan với nhau, tuy nhiên vẫn có sự khác biệt rõ ràng giữa hai hoạt động này

Nghiên cứu là cuộc điều tra ban đầu và có kế hoạch được thực hiện với triển vọng đạt được kiến thức khoa học hoặc kỹ thuật mới

Một số các hoạt động nghiên cứu tại đơn vị:

+ Các hoạt động đào tạo, tập huấn nhắm tiếp cận kiến thức chuyên môn liên quan;

+ Đánh giá và vận dụng các kết quả nghiên cứu;

+ Tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn các phương án thay thế phù hợp;

+ Tìm hiểu và thiết kế video liên quan đến công việc trong phòng thí nghiệm tại đơn vị để truyền thông tới công chúng

Phát triển là việc áp dụng các kết quả nghiên cứu hoặc kiến thức khác thông qua phát triển một kế hoạch hoặc thiết kế nhằm sản xuất các vật liệu mới hoặc cải tiến, thiết bị, sản phẩm, quy trình, hệ thống hoặc dịch vụ, trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh

Một số các hoạt động phát triển tại đơn vị gồm:

+ Thiết kế, xây dựng nguyên mẫu trước khi sản xuất;

+ Thử nghiệm ý tưởng và khái niệm sản phẩm mới trong giai đoạn phát triển cần dựa trên thử nghiệm của khách hàng thực sự bằng việc nhận phản hồi sử dụng từ khách hàng

+ Thiết kế các mô hình, khuôn mẫu sản phẩm;

+ Xấy dưng, lắp ráp và vận hành một nhà xưởng thí điểm

Hạch toán chi phí nghiên cứu và phát triển:

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1 Nêu các đặc điểm chính của TSVH?

Câu 2 Phân biệt hoạt động nghiên cứu và hoạt động phát triển

Câu 3 Các yếu tố nào cần được xem xét khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSVH?

Câu 4 Công ty TNHH Thời trang ANM đăng ký nhãn hiệu thời trang cho một loại trang phục chống nóng chống được tia UV Xác định phương pháp trích khấu hao phù hợp đối với nhãn hiệu thời trang này tại Công ty ANM

Câu 1 Tài sản nào sau đây được xác định là TSVH:

A Phần mềm máy vi tính

D Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 2 Nhận định nào sau đây Đúng?

B Vật kiến trúc là TSVH

C Nhượng quyền thương mại là TSCĐHH

D Tất cả đáp án trên đều đúng

Câu 3 Một tài sản cần có những thuộc tính nào sau đây đảm bảo điều kiện ghi nhận là tài sản?

(a) Tài sản tồn tại dưới hình thái vật chất

(b) Tài sản phải thuộc quyền kiểm soát của đơn vị

(c) Tài sản là tách biệt

(d) Tài sản có khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị

Câu 4 Phân biệt các tài sản như tài sản, nhà xưởng và thiết bị với tài sản vô hình dựa trên đặc điểm chính nào sau đây:

A Khả năng tách rời của tài sản

B Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản

C Không có sự tồn tại đặc tính vật lý của tài sản

D Độ tin cậy của tài sản

Câu 5 Nhận định nào sau đây được xác định là mục tiêu của IAS 38

A Quy định cách xử lý kế toán đối với TSVH được đề cập cụ thể trong Chuẩn mực khác

B Quy định cách xác định giá trị hợp lý của TSVH

C Quy định yêu cầu công bố thông tin về TSVH

Câu 6 Điều nào sau đây không định nghĩa “tài sản”?

A Nguồn lực kinh tế được kiểm soát bởi một đơn vị hình thành từ các sự kiện trong quá khứ

B Nguồn lực kinh tế có giá trị sử dụng vượt quá giá gốc của tài sản đó

C Nguồn lực kinh tế dự kiến sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị

Bài tập 1: Công ty ABC mua lại danh sách khách hàng của một tờ báo lớn với giá $72.000.000 vào ngày 1/1/20X3 Công ty ABC kỳ vọng sẽ được hưởng lợi từ thông tin một cách đồng đều trong khoảng thời gian bốn năm Ghi nhận danh sách khách hàng mua và khấu hao của danh sách khách hàng vào cuối mỗi năm

Bài tập 2: Công ty XYZ chi $216.000 đô la cho chi phí pháp lý để bảo vệ thành công bằng sáng chế vào ngày 1/1/20X3 Thời hạn sử dụng hữu ích của bằng sáng chế là 10 năm, được phân bổ theo phương pháp đường thẳng Trình bày việc ghi nhận chi phí pháp lý và khấu hao vào cuối năm 20X3 tại Công ty XYZ

Bài tập 3: Công ty ABC chi 400.000.000 đồng mua lại giấy phép phát sóng cho một đài phát thanh địa phương Các chi phí phát sinh liên quan đến việc mua giấy phép gồm:

Phí tư vấn phát thanh truyền hình chuyên nghiệp (bao gồm thuế GTGT): 11.500.000 đồng

Phí pháp lý (bao gồm thuế GTGT): 5.750.000 đồng

Phân bổ chi phí tiền lương của nhân viên trực tiếp thực hiện mua giấy phép: 30.000.000 đồng

Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Thuế suất thuế GTGT là 10%

Yêu cầu: Xác định giá trị của giấy phép tại ngày mua

Bài tập 4: Thảo luận cách thức một công ty xác định thời hạn sử dụng hữu ích của thương hiệu công ty Trình bày những bằng chứng cần thiết cần thu thập nhằm chứng minh cho cách thức lựa chọn thời hạn sử dụng hữu ích của công ty

Bài tập 5: Công ty ABC mua phần mềm A sử dụng tại công ty Công ty có thể lựa chọn một trong các phương án như sau:

1 Mua phần mềm A bên ngoài, bao gồm các gói phần mềm tính lương và sổ cái chung

2 Hợp đồng với các lập trình viên độc lập để phát triển phần mềm cụ thể theo nhu cầu sử dụng của công ty

3 Mua phần mềm máy tính để đưa vào sản phẩm mà công ty sẽ phát triển

4 Thuê các lập trình viên viết phần mềm mà công ty sẽ sử dụng Các lập trình viên này làm việc tại công ty, tuân thủ các nguyên tắc và các chế độ làm viên của nhân viên tại công ty

Yêu cầu: Đối với mỗi phương án được chọn, thảo luận sự khác biệt trong việc ghi nhận kế toán

108 đối với tài sản cố định vô hình liên quan nếu có

Tài sản vô hình được xem là khác biệt so với tài sản cố định hữu hình , do đó việc thiết lập tiêu chuẩn để ghi nhận, đo lường và trình bày TSVH là cần thiết Chuẩn mực IAS 38 - Tài sản vô hình liên quan đến định nghĩa, sự ghi nhận, đo lường và trình bày thông tin TSVH Tính chất “ có thể xác định được” là một đặc điểm quan trọng trong quá trình nhận dạng TSVH Việc xem xét sự khác biệt trong kế toán TSVH tùy thuộc vào nguồn gốc hình thành nên tài sản Đặc biệt, khấu hao TSVH đặt ra các vấn đề cụ thể về thời gian sử dụng hữu ích của tài sản Một TSVH có thời gian sử dụng hữu ích vô hạn sẽ không phải khấu hao Do đó, việc xem xét nhằm đưa ra quyết định về thời gian sử dụng hữu ích của TSVH là quá trình cần phải thực hiện một cách cụ thể và đáng tin cậy Sau khi học xong chương này, người học có thể thảo luận về bối cảnh ban hành IAS 38, nhận biết các đặc điểm chính, giải thích được các điều kiện ghi nhận ban đầu, cũng như đo lường giá trị ban đầu và sau ban đầu của TSVH tại đơn vị

1 ACCA Training programme (2019) Hà Nội

2 Picker, R., Clark, K., Dunn, J., Kolitz, D., Livne, G., Loftus, J., & Van der Tas, L (2019) Applying IFRS standards John Wiley & Sons

3 IAS 16 - Property, Plant and Equipment [Truy cập tại https://ifrs.vn/ ngày 05/02/2023]

4 IAS 38 - Intangible Assets [Truy cập tại https://ifrs.vn/ ngày 05/02/2023]

5 IFRS 13 - Fair Value Measurement [Truy cập tại https://ifrs.vn/ ngày 05/02/2023]

DANH MỤC THUẬT NGỮ TIẾNG ANH

- Intangible asset – Tài sản vô hình – TSVH

- Tangible asset – Tài sản cố định hữu hình – TSCĐHH

- Value added tax – Thuế giá trị gia tăng – Thuế GTGT

GIỚI THIỆU CHUẨN MỰC IAS 36

Vào tháng 04/2001, Uỷ ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (Uỷ ban) thông qua IAS 36 - Suy giảm giá trị tài sản, Chuẩn mực này được Ủy ban ban hành lần đầu vào tháng 06/1998 Chuẩn mực này tổng hợp tất cả các yêu cầu về việc đánh giá khả năng thu hồi của tài sản Những yêu cầu này đã được đề cập trong IAS 16 - Bất động sản, nhà cửa và thiết bị, IAS 22 - Hợp nhất kinh doanh, IAS 28 – Đầu tư vào công ty liên kết và công ty liên doanh và IAS 31 - Lập báo cáo tài chính về các lợi ích trong liên doanh Đến tháng 03/2004, IAS 36 được sửa đổi và ban hành lại như là một phần của giai đoạn thứ nhất của dự án liên quan đến hợp nhất kinh doanh, các sửa đổi này được áp dụng cho lợi thế thương mại và tài sản vô hình có được trong các cuộc hợp nhất kinh doanh Sau đó, vào tháng 01/2008, Ủy ban tiếp tục sửa đổi IAS 36 như là một phần của giai đoạn thứ hai của dự án về hợp nhất kinh doanh

Vào tháng 05/2013, IAS 36 sửa đổi nội dung Trình bày giá trị có thể thu hồi đối với các tài sản phi tài chính (Các sửa đổi của IAS 36) Các sửa đổi này yêu cầu đơn vị trình bày thông tin về giá trị có thể thu hồi của tài sản bị suy giảm giá trị nếu giá trị đó được xác định dựa trên giá trị hợp lý trừ chi phí bán và trình bày thông tin bổ sung về cách xác định giá trị hợp lý

Ngoài ra, các chuẩn mực kế toán khác cũng đã được thực hiện những sửa đổi nhỏ theo IAS 36 bao gồm IFRS 10 - Báo cáo tài chính hợp nhất (ban hành tháng

05/2011); IFRS 11 - Thỏa thuận chung (ban hành tháng 05/2011); IFRS 13 – Đo lường giá trị hợp lý (ban hành tháng 05/2011); IFRS 9 - Công cụ tài chính (kế toán phòng ngừa rủi ro và sửa đổi IFRS 9; IFRS 7 và IAS 39) (đã ban hành tháng 11/2013);

IFRS 15 - Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng (ban hành tháng 05/2014), Nông nghiệp: cây lâu năm cho sản phẩm (sửa đổi của IAS 16 và IAS 41) (ban hành tháng

06/2014); IFRS 9 - Công cụ tài chính (ban hành tháng 07/2014); IFRS 17 - Hợp đồng bảo hiểm (ban hành tháng 05/2017) và Các sửa đổi tham chiếu của Chuẩn mực chung trong các Chuẩn mực IFRS (ban hành tháng 03/2018)

Mục tiêu của chuẩn mực IAS 36 - Suy giảm giá trị tài sản là mô tả và cung cấp các hướng dẫn thực hành kế toán để đảm bảo giá trị ghi sổ của một tài sản không lớn hơn giá trị thu hồi của tài sản đó Suy giảm giá trị tài sản được xác định bằng cách so sánh giá trị ghi sổ của tài sản với giá trị có thể thu hồi của nó Tài sản được coi là bị suy giảm giá trị nếu “giá trị ghi sổ cao hơn giá trị có thể thu hồi thông qua việc sử dụng hoặc bán tài sản đó” (IAS 36.18-24) và IAS 36 yêu cầu “đơn vị phải ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị tài sản” (IAS 36.59) Bên cạnh đó, tiêu chuẩn này cũng xác định cụ thể khi nào đơn vị được phép hoàn nhập các khoản lỗ do giảm giá trị tài sản và các thủ tục kế toán dùng để xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản

IAS 36 áp dụng cho tất cả các tài sản ngoại trừ các tài sản đã được ghi nhận và đo lường các chuẩn mực IFRS hiện hành, bao gồm:

(a) Hàng tồn kho (xem IAS 2 Hàng tồn kho);

(b) “Tài sản phát sinh từ hợp đồng và tài sản phát sinh từ giá phí hoặc hoàn thành hợp đồng” được ghi nhận theo IFRS 15 Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng; (c) Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (xem IAS 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp);

(d) Tài sản phát sinh từ lợi ích của người lao động (xem IAS 19 Lợi ích cho người lao động);

(e) Tài sản tài chính thuộc phạm vi của IFRS 9 Công cụ tài chính;

(f) Bất động sản đầu tư được xác định theo giá trị hợp lý (xem IAS 40 Bất động sản đầu tư);

(g) Tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp trong phạm vi IAS 41

Nông nghiệp mà được xác định theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán;

(h) Hợp đồng trong phạm vi của IFRS 17 Hợp đồng bảo hiểm là các tài sản; (i) Tài sản dài hạn (hoặc nhóm tài sản chờ thanh lý) được phân loại là nắm giữ để bán theo IFRS 5 Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và các hoạt động bị chấm dứt Chuẩn mực này không áp dụng đối với các tài sản tài chính thuộc phạm vi của IFRS 9, “bất động sản đầu tư được xác định theo giá trị hợp lý thuộc phạm vi của IAS

40 hoặc tài sản sinh học liên quan đến hoạt động nông nghiệp được xác định theo giá

111 trị hợp lý trừ chi phí bán” thuộc phạm vi của IAS 41 (IAS36.2) Tuy nhiên, IAS 36 áp dụng cho các tài sản được ghi nhận theo giá đánh giá lại (là giá trị hợp lý tại ngày đánh giá lại trừ số khấu hao lũy kế và khoản lỗ luỹ kế do suy giảm giá trị tài sản sau ngày đánh giá lại) theo các IFRS khác, ví dụ như mô hình đánh giá lại trong IAS 16

Bất động sản, nhà xưởng và thiết bị và IAS 38 Tài sản vô hình Sự khác nhau duy nhất giữa giá trị hợp lý và giá trị hợp lý trừ chi phí bán của tài sản là chi phí tăng thêm phát sinh liên quan trực tiếp đến việc bán tài sản

Do đó, các vấn đề kế toán chính cần xem xét xoay quanh IAS 36 Suy giảm giá trị tài sản bao gồm:

(a) Làm thế nào có thể xác định khi nào khoản lỗ do suy giảm giá trị xảy ra? (b) Giá trị có thể thu hồi của tài sản nên được đo lường như thế nào?

(c) “Khoản lỗ do suy giảm giá trị” nên được trình bày như thế nào trên báo cáo tài chính?

Các thuật ngữ chính được đề cập xuyên suốt trong chuẩn mực IAS 36 được định nghĩa như sau:

 Khoản lỗ do suy giảm giá trị (Impairment Loss): phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản lớn hơn so với giá trị có thể thu hồi

 Giá trị ghi sổ (GTGS): số tiền mà một tài sản được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán sau khi khấu trừ khấu hao lũy kế và tổn thất suy giảm tích lũy

 Giá trị có thể thu hồi (GTTH): “giá trị cao hơn giữa giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán (đôi khi được gọi là giá bán ròng) và giá trị sử dụng của tài sản” (IAS 36.6)

 Giá trị hợp lý (FV – Fair value): số tiền mà một tài sản có thể được bán được hoặc số tiền cần phải trả cho “một khoản nợ trong một giao dịch tự nguyện được tổ chức bởi các bên tham gia thị trường” (IAS 36.6) vào ngày được xác định để định giá (xem IFRS 13 Xác định giá trị hợp lý)

NỘI DUNG CỦA CHUẨN MỰC

6.2.1 Xác định tài sản có thể bị suy giảm giá trị

Kiểm tra suy giảm giá trị của các loại tài sản vô hình sau đây nên được thực

112 hiện ít nhất hàng năm cho dù có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy giá trị có thể bị suy giảm hay không “Nếu có bất cứ dấu hiệu nào tồn tại, đơn vị phải ước tính giá trị có thể thu hồi của tài sản” [IAS 36.9]

“Cho dù có dấu hiệu nào về suy giảm giá trị hay không thì đơn vị cũng phải: (a)Thử nghiệm suy giảm giá trị hàng năm đối với tài sản vô hình với thời gian sử dụng hữu ích vô thời hạn hoặc tài sản vô hình chưa sẵn sàng để sử dụng Việc thử nghiệm suy giảm giá trị này có thể được thực hiện vào bất kỳ thời gian nào hàng năm, miễn là việc thử nghiệm được thực hiện vào cùng một thời điểm của các năm cho cùng một loại tài sản Các tài sản vô hình khác nhau có thể được thử nghiệm suy giảm giá trị tại các thời điểm khác nhau

(b) Thử nghiệm suy giảm giá trị hàng năm đối với lợi thế thương mại phát sinh từ hợp nhất kinh doanh.” [IAS 36.10]

6.2.2 Dấu hiệu của suy giảm giá trị

IAS 36 cung cấp một danh sách các dấu hiệu bên ngoài và bên trong để xác định xem một tài sản có khả năng bị suy giảm giá trị hay không Khi đánh giá xem tài sản có khả năng bị suy giảm giá trị hay không, các đơn vị phải xem xét ít nhất các dấu hiệu sau:

Dấu hiệu bên ngoài (hay là nguồn thông tin bên ngoài) [IAS 36.12]:

(a) “Dấu hiệu có thể quan sát được cho thấy giá trị tài sản đã suy giảm đáng kể trong kỳ nhiều hơn so với dự kiến do thời gian hoặc qua trá trình sử dụng bình thường (b) Những thay đổi đáng kể về môi trường công nghệ, kinh tế, pháp lý và thị trường mà đơn vị đang hoạt động hoặc trong thị trường mà tài sản đang được sử dụng đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra trong tương lai gần có ảnh hưởng bất lợi đến đơn vị

(c) Lãi suất thị trường hoặc những tỷ suất sinh lời của các khoản đầu tư trên thị trường khác có sự gia tăng trong kỳ, và sự gia tăng trong lãi suất hoặc tỷ suất sinh lời này có khả năng ảnh hưởng đến lãi suất chiết khấu sử dụng trong việc đo lường giá trị sử dụng của một tài sản và làm giảm giá trị có thể thu hồi của tài sản một cách trọng yếu (d) Giá trị ghi sổ tài sản thuần của đơn vị lớn hơn giá trị vốn hóa thị trường của đơn vị”

Dấu hiệu nội bộ (hay nguồn thông tin bên trong) [IAS 36.12]:

(e) “Sự lỗi thời hoặc thiệt hai về vật chất của tài sản

(f) Các biến đổi quan trọng gây ảnh hưởng tiêu cực đến đơn vị đã xảy ra trong kỳ hoặc sẽ xảy ra trong tương lai gần liên quan đến việc sử dụng tài sản, ví dụ như: tài sản không còn được sử dụng hoặc ít sử dụng hơn, dự định ngừng sử dụng hoặc tái cấu trúc các hoạt động mà tài sản đó được sử dụng, có kế hoạch thanh lý tài sản trước thời điểm dự kiến và việc tái đánh giá thời gian sử dụng hữu ích của một tài sản từ

113 không xác định (vô hạn) thành có thời hạn

(g) Bằng chứng có sẵn từ báo cáo nội bộ chỉ ra các dấu hiệu cho thấy lợi ích kinh tế của một tài sản đang hoặc sẽ thấp hơn dự kiến.”

6.2.3 Xác định giá trị có thể thu hồi

6.2.3.1 Quy tắc cơ bản của việc tính toán giá trị có thể thu hồi của tài sản

Chuẩn mực IAS 36 định nghĩa suy giảm giá trị là phần giá trị vượt quá (chênh lệch) giữa giá trị ghi sổ so với giá trị có thể thu hồi Giá trị có thể thu hồi của một tài sản nên được đo lường là giá trị cao hơn của:

(a) Giá trị hợp lý của tài sản trừ đi chi phí bán (FVLCD)

(b) Giá trị sử dụng của tài sản đó (VIU)

Có một số quy tắc cơ bản có thể sử dụng trong quá trình xác định giá trị có thể thu hồi:

•Không nhất thiết phải “xác định đồng thời giá trị hợp lý trừ chi phí bán và giá trị sử dụng của tài sản Nếu một giá trị nào trong hai giá trị này cao hơn giá trị ghi sổ thì tài sản sẽ không bị suy giảm giá trị và không cần thiết phải tính toán giá trị còn lại” [IAS 36.19]

•Nếu không thể xác định được giá trị hợp lý trừ chi phí bán vì “không có cơ sở để ước tính một cách đáng tin cậy về giá bán của tài sản trong các giao dịch tự nguyện có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định trong điều kiện hiện tại của thị trường, giá trị có thể thu hồi là giá trị được sử dụng” [IAS 36.20]

•Đối với tài sản được nắm giữ để bán, giá trị “có thể thu hồi là giá trị hợp lý trừ chi phí bán” [IAS 36.21]

6.2.3.2 Giá trị hợp lý trừ chi phí bán

Việc xác định giá trị hợp lý trừ chi phí bán (tức là giá bán ròng) của tài sản có thể gây ra khó khăn khi không thể áp dụng giá trị thị trường, khó khăn này sẽ được giải quyết thông qua IFRS 13, Đo lường giá trị hợp lý “Giá trị hợp lý trừ chi phí bán được xác định theo thứ tự sau:

(a)Nếu có hợp đồng thỏa thuận bán hàng ràng buộc, hãy sử dụng giá được thỏa thuận trong hợp đồng đó trừ đi chi phí thanh lý (hay chi phí cần thiết để bán)

(b) Nếu có một thị trường đang hoạt động sẵn có cho tài sản, giá bán ròng phải dựa trên giá trị thị trường hoặc trên giá của các giao dịch gần đây của các tài sản tương tự

(c)Nếu không có thị trường dành cho các tài sản, có thể ước tính giá bán ròng bằng cách sử dụng ước tính tốt nhất về những gì “các bên am hiểu, sẵn sàng” có thể trả cho tài sản trong một giao dịch theo đúng nguyên tắc giá thị trường (Arm’s Length Principle)

Không thể giảm giá trị hợp lý trừ chi phí bán (FVLCD) bằng cách bao gồm chi phí tái cấu trúc hoặc chi phí tổ chức bao gồm chi phí thanh lý, hoặc bất kỳ chi phí nào đã được ghi nhận trong tài khoản dưới dạng là nợ phải trả.” (IAS 36.28)

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1: Xác định giá trị có thể thu hồi của một tài sản như thế nào?

Câu 2: Khoản lỗ do giảm giá trị của tài sản được đánh giá lại được xử lý như thế nào?

Câu 3: Khoản lỗ do suy giảm giá trị được phân bổ như thế nào cho tài sản trong một đơn vị tạo tiền?

Câu 4: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào KHÔNG phải là dấu hiệu cho thấy tài sản bị suy giảm giá trị theo IAS 36 Giải thích? a Những tiến bộ trong môi trường công nghệ mà tài sản được sử dụng có tác động bất lợi đến việc sử dụng tài sản đó trong tương lai

126 b Việc tăng lãi suất làm tăng tỷ lệ chiết khấu mà doanh nghiệp sử dụng c Giá trị còn lại (Carrying amount) của tài sản thuần của một doanh nghiệp thấp hơn số lượng cổ phiếu đang lưu hành của doanh nghiệp đó nhân với giá cổ phiếu của nó d Giá trị thuần ước tính có thể thực hiện được (Net realizable value) của hàng tồn kho đã bị giảm do hỏa hoạn mặc dù giá trị này lớn hơn giá trị ghi sổ của nó

Câu 1: “Phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của một tài sản lớn hơn giá trị có thể thu hồi của nó” là định nghĩa của khái niệm nào sau đây?

C Khoản lỗ do suy giảm giá trị

Câu 2: Sự tồn tại của yếu tố nào sau đây trong báo cáo nội bộ của đơn vị cho thấy rằng một tài sản có thể bị suy giảm giá trị?

A Dòng tiền để mua tài sản, hoặc nhu cầu tiền mặt tiếp theo để vận hành hoặc duy trì nó, thấp hơn đáng kể so với ngân sách ban đầu

B Dòng tiền ròng thực tế hoặc lãi, lỗ hoạt động có được từ tài sản thấp hơn đáng kể so với ngân sách

C Sự sụt giảm đáng kể trong dòng tiền ròng dự toán hoặc lợi nhuận hoạt động, hoặc khoản lỗ dự toán tăng đáng kể, từ tài sản

Câu 3: Khoản lỗ do suy giảm giá trị của khoản mục nào sau đây không nên được hoàn nhập?

C Tài sản, nhà máy và thiết bị

Câu 4: Tài sản bị suy giảm giá trị có thông tin sau: Giá trị hợp lý trừ đi chi phí bán là $4.000 và Giá trị sử dụng là $6.000 Giá trị nào sẽ được sử dụng để phân bổ khoản lỗ tổn thất?

B $1.000 (giá trị trung bình của $4.000 và $6.000)

Câu 5: Tài sản bị suy giảm giá trị có thông tin sau: Giá trị hợp lý trừ đi chi phí

127 bán là $4.000 và Giá trị sử dụng là $2.000 Giá trị nào sẽ được sử dụng để phân bổ khoản lỗ tổn thất?

D $3.000 (giá trị trung bình của $4.000 và $2.000)

Câu 6: Giá trị ghi sổ của một khối tài sản tạo ra dòng tiền (CGU) của một đơn vị gồm:

Và giá trị sử dụng là $11.000 Lúc này, đơn vị nên:

A Ghi giảm lợi thế thương mại xuống $2.000 và tài sản xuống $9.000

C Ghi giảm lợi thế thương mại xuống $1.000

D Không có lựa chọn nào đúng

Bài tập 1: Một đơn vị tạo tiền bao gồm các tài sản sau:

Giá trị ghi sổ (triệu đồng)

Nhà máy và thiết bị 200

1.010 Một trong những chiếc máy có giá trị 40 triệu đồng bị hỏng và sẽ bị loại bỏ Giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền được ước tính là 750 triệu đồng

Giá trị ghi sổ của tòa nhà sẽ là bao nhiêu sau khi tổn thất do suy giảm giá trị được ghi nhận?

Bài tập 2: Công ty L sở hữu một chiếc máy có giá trị còn lại là 85 triệu đồng vào cuối năm kế toán kết thúc ngày 31/03/20X9 Giá trị thị trường của nó là 78 triệu đồng và chi phí thanh lý ước tính là 2,5 triệu đồng Một chiếc máy mới sẽ có giá 150 triệu đồng Công ty L hy vọng chiếc máy này sẽ tạo ra dòng tiền ròng là 30 triệu đồng mỗi năm trong 3 năm tới Chi phí vốn của công ty L là 8%

Khoản lỗ giảm giá trị trên chiếc máy được ghi nhận trong Báo cáo tài chính tại ngày 31/03/20X9 là bao nhiêu?

Bài tập 3: Một công ty đã mua lại một công ty khác với giá 4,5 triệu đô la, trong đó, tài sản hữu hình được định giá 4 triệu đô la và lợi thế thương mại là 0,5 triệu đô la

Một tài sản của công ty mua lại có giá trị ghi sổ là 1 triệu đô la bị phá hủy trong một cuộc tấn công khủng bố và nó không được bảo hiểm Việc mất mát tài sản mà không có bảo hiểm đã khiến công ty phải đánh giá xem liệu có suy giảm giá trị tài sản nào trong công ty được mua hay không và mức độ tổn thất đó là bao nhiêu Giá trị có thể thu hồi của công ty (một đơn vị tạo ra tiền) được đo bằng 3,1 triệu đô la

Hãy xác định suy giảm giá trị tài sản trong công ty được mua (nếu có) và mức độ tổn thất

Bài tập 4: Một công ty khai thác khí đốt tự nhiên và dầu mỏ có một giàn khoan ở biển Luật pháp của quốc gia yêu cầu phải tháo dỡ giàn khoan khi hết thời gian sử dụng của nó Theo đó, công ty đã bao gồm một khoản tiền trong tài khoản của mình cho chi phí tháo dỡ, đồng thời khấu hao số tiền này trong vòng đời dự kiến của giàn khoan

Công ty đang tiến hành một cuộc thử nghiệm để xác định xem giàn khoan có bị suy giảm giá trị hay không Có các thông tin sau:

- Giá trị ghi sổ của giàn khoan trong Bảng cân đối kế toán là 3 tỷ đồng

- Công ty đã nhận được lời đề nghị trị giá 2,8 tỷ đồng cho giàn khoan từ một công ty dầu mỏ khác Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm (và chi phí) cho việc tháo dỡ giàn khoan khi hết thời gian sử dụng của nó

- Giá trị hiện tại của dòng tiền ước tính từ việc tiếp tục sử dụng giàn khoan là 3,3 tỷ đồng (trước khi điều chỉnh chi phí tháo dỡ)

- Giá trị ghi sổ trong Bảng cân đối kế toán về dự phòng cho việc tháo dỡ hiện tại là 0,6 tỷ đồng

Xác định giá trị của giàn khoan trong Bảng cân đối kế toán là bao nhiêu và khoản lỗ do suy giảm giá trị (nếu có)?

Bài tập 5: Một đơn vị tạo ra tiền mặt bao gồm nhà máy, thiết bị, và lợi thế thương mại của công ty liên kết sẽ bị suy giảm do sản phẩm mà công ty tạo ra bị vượt qua bởi một mô hình công nghệ tiên tiến hơn được sản xuất bởi đối thủ cạnh tranh Giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền giảm xuống còn 60 tỷ đồng, dẫn đến khoản lỗ giảm giá trị là 80 tỷ đồng

5.1 Xác định giá trị ghi sổ của các tài sản sau khi bị suy giảm giá trị, biết rằng giá trị ghi sổ của các tài khoản trước khi bị suy giảm giá trị như sau:

Bằng sáng chế (không có giá trị thị trường) 20

Tài sản cố định hữu hình (giá trị thị trường là 60 tỷ đồng) 80

140 5.2 Sau ba năm, công ty tạo ra bước đột phá về công nghệ của riêng mình và số tiền có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền mặt tăng lên 90 tỷ đồng Giá trị ghi sổ của tài sản dài hạn hữu hình nếu không xảy ra suy giảm giá trị sẽ là 70 tỷ đồng Hãy xác định khoản lỗ do suy giảm giá trị được hoàn nhập và giải thích

Ngày đăng: 08/05/2024, 02:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.3. Sơ đồ tổ chức, nguyên tắc vận hành của Liên đoàn kế toán quốc tế - Sách tham khảo: Kế toán quốc tế
1.1.3. Sơ đồ tổ chức, nguyên tắc vận hành của Liên đoàn kế toán quốc tế (Trang 12)
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC)  1.1.4. Lộ trình áp dụng IFRS ở Việt Nam - Sách tham khảo: Kế toán quốc tế
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) 1.1.4. Lộ trình áp dụng IFRS ở Việt Nam (Trang 13)
Sơ đồ 1.2. Tóm tắt các đặc tính định tính của các BCTC  1.2.3. BCTC và báo cáo đơn vị - Sách tham khảo: Kế toán quốc tế
Sơ đồ 1.2. Tóm tắt các đặc tính định tính của các BCTC 1.2.3. BCTC và báo cáo đơn vị (Trang 19)
Bảng 6.1. Ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị - Sách tham khảo: Kế toán quốc tế
Bảng 6.1. Ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị (Trang 126)
w