Với sự phát triển mạnh mẽcủa cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùngvới phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện khoa học - công nghệ, v
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Giảng viên: TS Nguyễn Hà Thơ
Lớp : 21K70601
Nhóm : 06
Sinh viên :
Lê Ái Linh – 721K0451 Dương Thị Kim Hiền – 721K0447 Nguyễn Ánh Tuệ Hoàng – 721K0448 Hoàng Văn Khánh– 721K0449 Nguyễn Thanh Lâm – 721K450
TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 3 NĂM 2022
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 6
năm sinh Email sinh viên
1. Lê Ái Linh 721K0451 31/01/2003 721K0451@student.tdtu.edu.vn
2. Dương Thị Kim Hiền 721K0447 07/04/2003 721K0447@student.tdtu.edu.vn
3. Nguyễn Ánh Tuệ Hoàng 721K0448 26/04/2003 721K0448@student.tdtu.edu.vn
4. Hoàng Văn Khánh 721K0449 05/10/2003 721K0449@student.tdtu.edu.vn
5. Nguyễn Thanh Lâm 721K0450 17/11/2003 721K0450@student.tdtu.edu.vn
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT ĐCS:
XHCN:
ĐNDN:
DN:
Đảng Cộng Sản
Xã hội chủ nghĩa
Đội ngũ doanh nhân
Doanh nhân
1 Phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII:
"Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi".
Văn kiện Đại hội XIII của ĐCSVN đã đề ra mục tiêu phát triển ĐNDN lớn mạnh về số lượng
và chất lượng Có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi Quan điểm của ĐCS Việt Nam trong văn kiện này là rất quan trọng và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay Điều này cũng đồng thời cho thấy sự nhận thức đúng đắn của Đảng về vai trò quan trọng của DN đối với sự phát triển kinh tế của đất nước
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, DN là 1 phần của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và “Công -Thương cứu quốc đoàn” là một thành viên của Mặt trận Việt Minh Với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với phát triển kinh tế tri thức trong điều kiện khoa học - công nghệ, vai trò của ĐNDN ngày càng trở nên quan trọng hơn
1.1 Đội ngũ doanh nhân Việt Nam
ĐNDN là tầng lớp xã hội đặc biệt đại diện cho sức sản xuất mới trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đồng thời, cũng là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được Đảng ta chủ trương xây dựng thành một đội ngũ vững mạnh Vai trò của họ rất quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề an sinh
xã hội, tạo việc làm cho người lao động và đóng góp cho sự phát triển của đất nước Với tình
Trang 4hình kinh tế - xã hội hiện nay, việc phát triển một ĐNDN có năng lực, trình độ và phẩm chất,
uy tín cao là rất cần thiết để tạo bước đột phá, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tụt hậu và nâng cao vị thế của Việt Nam trong thế giới mới
1.2 Vai trò của doanh nhân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới
Trong bối cảnh thực tế của Việt Nam thay đổi mạnh mẽ, đặc biệt sau khi Đảng thực hiện Nghị quyết Đại hội VI năm 1986 nhằm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và thay đổi cơ chế hoạt động từ tập trung quan liêu bao cấp sang quản trị doanh nghiệp xã hội chủ nghĩa có hiệu quả
1.2.1 Phương diện kinh tế
Họ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh và khai thác tài nguyên để tạo ra sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường trong và ngoài nước Việt Nam đang định hướng nền kinh tế theo nền kinh tế thị trường, hòa nhập quốc tế, vượt qua giai đoạn chậm phát triển, và trở thành một đất nước đang phát triển với thu nhập trung bình Khu vực tư nhân đã đóng góp hơn 60% GDP và khoảng 70% thu ngân sách nhà nước Doanh nghiệp của ĐNDN cũng là những người tiên phong trong việc
áp dụng công nghệ mới, phát triển các ngành công nghiệp mới và mở rộng thị trường Nhờ đó, năng lực cạnh tranh của kinh tế Việt Nam đã được nâng cao và sự phát triển bền vững của đất nước được thúc đẩy ĐNDN luôn tìm cách để cải tiến sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh để tăng tính cạnh tranh trên thị trường, nâng cao chất lượng và hiệu suất của nền kinh tế Việt Nam
1.2.2 Phương diện chính trị
ĐNDN là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng đất nước, họ đóng góp vào các hoạt động chính trị của đất nước bằng cách đưa ra các ý tưởng, đề xuất và hỗ trợ các chương trình và dự án của chính phủ, giúp đưa ra những giải pháp cho các vấn
đề chính trị và kinh tế trong đất nước Ngoài ra, DN còn đóng góp vào việc thúc đẩy các giá trị dân tộc, văn hoá và đạo đức trong xã hội Họ có trách nhiệm với xã hội và
Trang 5đóng góp vào các hoạt động xã hội và từ thiện Những hoạt động này giúp đẩy mạnh tinh thần tương tác xã hội và xây dựng một cộng đồng kinh doanh tốt hơn
1.2.3 Phương diện xã hội
DN là những người tiên phong trong tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp quan trọng trong việc giảm nghèo và tạo động lực cho sự phát triển kinh tế
Họ là một phần cấu thành của khối đại đoàn kết toàn dân, đóng vai trò quan trọng trong mối liên kết và hợp tác kinh tế, xã hội giữa nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, ngân hàng, và các đối tác khác Ngoài việc đóng góp vào tăng trưởng kinh
tế và gia tăng ngân sách, doanh nghiệp còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chính sách xã hội và đảm bảo sự phát triển kinh tế gắn liền với ổn định vĩ
mô, tiến bộ và công bằng xã hội Nhiều DN Việt Nam đã đóng góp cho các hoạt động
xã hội như giáo dục, y tế, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và đóng góp cho sự phát triển xã hội của đất nước
1.2.4 Phương diện văn hóa-tư tưởng
DN Việt Nam hiện nay là biểu tượng cho ý chí, khát vọng quyết tâm xóa đói, giảm nghèo, vươn làm giàu của dân tộc Việt Nam ĐNDN đã phát triển và trưởng thành thành công nhờ tạo ra chuẩn mực, giá trị đạo đức và lối sống mới như độc lập, tự cường, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đối mặt với thử thách, chấp nhận thất bại
và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và quốc gia Xã hội đã công nhận và ca ngợi ĐNDN và xem họ là những anh hùng thời đại và nhân vật trung tâm trong giai đoạn phát triển mới của đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh DN giàu có và thành đạt trở thành mục tiêu tiên quyết cho sự phấn đấu của không ít người, đặc biệt là giới trẻ, và họ khơi dậy khát vọng, ý chí làm giàu, dấn thân, lập nghiệp và cống hiến thông qua con đường kinh doanh Thực tế cho thấy, cống hiến, đóng góp to lớn không thể phủ nhận của các doanh nghiệp và ĐNDN trong đa số lĩnh vực đời sống, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế Tuy
Trang 6nhiên, cho dù "một người lo bằng cả vạn người ăn" thì cũng không phải DN tự mình, giúp mình thông qua lao động quản trị, điều hành để sinh ra thu nhập lớn, bởi đó là kết quả tổng hợp được tạo nên không chỉ bằng lao động sản xuất trực tiếp có tính đại diện của hàng triệu công nhân, lao động, mà nhờ sự quan tâm, định hướng, đưa đường của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, các hoạt động ngoại giao, xúc tiến đầu tư, thương mại, đàm phán, ký các hiệp định thương mại
1.3 Giải pháp tiếp tục củng cố, xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh
nhân Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Vào ngày 9/12/2011, Nghị quyết số 09 - NQ/TW được ban hành bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại diện cho Bộ Chính trị, nhằm củng cố và phát huy vị thế của ĐNDN Việt Nam trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Cụ thể, nhiệm
vụ của Nghị quyết bao gồm:
❖ Tăng cường và nâng cao nhận thức về vai trò của ĐNDN trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
❖ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng và tận dung vai trò của ĐNDN
❖ Xây dựng môi trường điều kiện thuận lợi, bình đẳng cho sản xuất và kinh doanh
❖ Quan tâm, tạo chuyển biến trong đào tạo và bồi dưỡng DN
❖ Đề cao đạo đức, văn hoá kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tinh thần dân tộc của ĐNDN, xây dựng quan hệ lao động hài hòa
❖ Cải thiện việc hỗ trợ mở rộng quy mô, tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và khuyến khích sự phát triển của DN trong khu vực nông thôn
Trang 7❖ Phát huy vai trò của các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp và ĐNDN
Triển khai thực hiện chủ trương đó bằng các giải pháp đồng bộ, hiệu quả Trong đó, cần chú ý 3 giải pháp quan trọng
❖ Thứ nhất, tổ chức thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật đúng đắn và tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích và vinh danh những doanh nghiệp, DN có đóng góp quan trọng cho xã hội và đất nước Đồng thời, cần quyết liệt chỉ trích và trừng phạt các doanh nghiệp, DN gian lận gây hại cho đất nước, cộng đồng xã hội, sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng
❖ Thứ hai, cần xây dựng và hoàn thiện môi trường và thể chế đầu tư để phát triển đất nước nhanh chóng và bền vững Đặc biệt, cần tập trung vào thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời đưa ra các chính sách và pháp luật về môi trường đầu tư kinh doanh, hướng tới bảo vệ và khuyến khích doanh nghiệp, DN hoạt động hiệu quả và đổi mới sáng tạo Đồng thời, cần ngăn chặn và loại bỏ các doanh nghiệp, DN hoạt động phi pháp
❖ Cuối cùng, để thực hiện hai đột phá trên hiệu quả, ĐNDN cần nhận thức đầy đủ về vai trò của mình trong cuộc cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Cần khích lệ tinh thần DN và khát vọng làm ăn chính đáng trong xã hội, nhận thức đầy đủ về quyền và trách nhiệm của mình, và gắn kết hữu cơ giữa ý chí làm ăn chính đáng với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và DN Cần loại bỏ những nhận thức phiến diện, một chiều và bác bỏ những nhận thức sai trái, lệch về các thành phần kinh tế và xã hội, bao gồm cả bộ phận DN trong mọi loại hình doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế
Trang 81.4 Tổng kết
DN được coi là một trong những nhân tố quan trọng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế-xã hội, giảm thiểu nguy cơ tụt hậu và tăng cường uy tín cho nền kinh tế Việt Nam trên sân chơi quốc tế Vì vậy, việc tăng cường năng lực của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ đối với từng cá nhân và tổ chức hoạt động doanh nghiệp, mà còn đối với Đảng và Nhà nước Văn kiện Đại hội XIII của ĐCS Việt Nam cũng đề cập đến việc phát triển ĐNDN có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi Điều này cho thấy Đảng quan tâm đến việc đưa ra các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng của DN và ngăn ngừa những hành vi không đúng đạo đức, không phù hợp với định hướng phát triển bền vững của đất nước Ngoài ra, ĐCS Việt Nam cũng đề ra mục tiêu phát triển ĐNDN có tinh thần cống hiến cho dân tộc Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng đến khía cạnh xã hội của việc phát triển DN và mong muốn DN đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước
Tóm lại, quan điểm của ĐCS Việt Nam trong Văn kiện Đại hội XIII về việc phát triển ĐNDN lớn mạnh về số lượng, chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc, có chuẩn mực văn hóa, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi là rất đúng đắn và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam
2 Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chức năng của gia đình, hãy phân tích, làm rõ sự biến đổi trong thực hiện chức năng của gia đình ở Việt Nam hiện nay? Liên hệ bản thân các bạn trong việc xây dựng gia đình văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Gia đình được xem là một loại hình cộng đồng đặc biệt trong xã hội Được hình thành, duy trì
và củng cố chủ yếu dựa trên mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng gắn với các quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
Trang 9Các Mác và Ăngghen cũng đã luận chứng rõ rằng về những mối quan hệ cốt yếu của con người như một điều không thể thiếu bổ sung cho nhu cầu vật chất nuôi sống bản thân mình, đó chính
là duy trì dòng dõi, mối quan hệ hôn nhân và huyết thống Chủ nghĩa Mác xem gia đình có chức năng là tạo ra và nuôi dưỡng và tạo ra thế hệ sau Đồng thời bảo vệ và phát triển các giá trị văn hóa, kinh tế và xã hội Trong quá trình phát triển của xã hội, chức năng của gia đình đã trải qua sự biến đổi, đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay
2.1 Sự biến đổi trong thực hiện chức năng của gia đình ở Việt Nam hiện nay 2.1.1 Sự biến đổi chức năng tái sản xuất con người.
So với trước đây, chức năng tái sản xuất ra con người của các gia đình ở Việt Nam có một số
sự biến đổi sau:
Quy mô gia đình có xu hướng thu hẹp lại, số lượng thành viên trong gia đình ngày càng giảm Kế hoạch hóa gia đình được thực hiện ở Việt Nam, trong đó mỗi gia đình chỉ có một hoặc hai con và có đủ điều kiện để đảm bảo sức khỏe của người mẹ và chất lượng cuộc sống của gia đình và chăm sóc cho họ, dạy con
Trong xã hội hiện nay có sự thay đổi trong một vài quan điểm như: Gia đình không còn là đơn vị chính trong sản xuất, mà trở thành một đơn vị hỗ trợ Nhiệm vụ của gia đình cũng không còn tập trung vào việc bảo tồn giá trị văn hóa và phát triển nguồn gốc dân tộc như trước đây, mà thay vào đó, nó tập trung vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái Trước đây, phụ nữ có con mà không có kết hôn thường bị xã hội, cộng đồng và gia đình chỉ trích gay gắt Và cho đến nay, kết hôn vẫn là một quyết định quan trọng trong cuộc đời của mỗi người phụ nữ, tuy nhiên, với sự tiếp nhận của văn hóa phương Tây và việc pháp luật ngày càng bảo vệ quyền cá nhân, phụ nữ ngày càng có quyền lựa chọn kết hôn và sinh con hơn
2.1.2 Sự biến đổi chức năng giáo dục
Nhiệm vụ giáo dục của gia đình là nhiệm vụ xã hội quan trọng của gia đình nhằm tạo ra những thế hệ con cháu, những công dân có ích cho xã hội, bởi gia đình là trường học đầu
Trang 10tiên và cha mẹ là những người thầy, người thầy đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người Vì vậy, nội dung giáo dục gia đình cũng cần phải toàn diện, bao gồm kiến thức, kinh nghiệm, cách cư xử, lối sống, cộng đồng, phong tục tập quán
Ngày nay, với việc tăng cường quyền bình đẳng giới trong gia đình và xã hội, người phụ nữ được tôn trọng và trao nhiều quyền hơn, trong đó có quyền giáo dục con cái
2.1.3 Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng.
Vai trò của gia đình trong việc tổ chức công việc ruộng đất ngày càng bị hạn chế khi dân số ngày càng đông và ruộng đất ngày càng thu hẹp Tình trạng dư thừa lao động ngày càng tăng khiến một bộ phận lớn người trong độ tuổi lao động phải tìm việc ở bên ngoài, ở các khu công nghiệp hoặc ở thành phố Ước tính có khoảng 80.000 đến 85.000 phụ nữ nông thôn làm giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện nay Từ đó, gia đình mất dần vai trò là đơn vị sản xuất, vai trò là đơn vị tiêu dùng ngày càng rõ nét (“Hoạt động và sự biến đổi của gia đình nhìn từ góc độ lý luận theo lý thuyết cơ cấu chức năng”, số 7- 2018) Nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Thị Ánh Tuyết, Hà Việt Hùng và Phan Thừa (2016) cho thấy, trong thời kỳ hiện đại hóa, chức năng gia đình biến đổi khá mạnh, trong đó chức năng gia đình biến đổi khá mạnh Tình trạng gia đình gây ra những thay đổi trong các chức năng khác của gia đình
2.1.4 Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm.
Trong các giá trị đạo đức, tâm lý, tình cảm của gia đình thì giá trị chung thủy là giá trị được
đề cao trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được cá nhân đề cao, sau đó là các thành viên trong gia đình coi trọng tình yêu, bình đẳng, sinh con, chia sẻ công việc gia đình, hòa thuận, thu nhập Theo kết quả khảo sát “Các giá trị cơ bản trong gia đình Việt Nam” của Trần Thị Minh Thi (2019), có tới 1,6% cho rằng chung thủy là “quan trọng” và 56,7% cho rằng chung thủy là “rất quan trọng” trong hôn nhân Đồng thời, nghiên cứu cho thấy hiện tượng tiêu chuẩn kép khắt khe đối với phụ nữ và có xu hướng vị tha hơn nam giới trong vấn đề chung thủy (“phụ nữ chung thủy quan trọng hơn” chiếm tỷ lệ cao hơn là 66,2%) Điều này cho