Câu 2: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa của định nghĩa. Câu 3:Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. Câu 4: Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn Câu 5 : Phân tích nguyên lý về sự phát triển, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. nguyên lí về sự phát triển Câu 6: Phân tích phạm trù thực tiễn và Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, ý nghĩa phương pháp luận. Câu 7: Phân tích các yếu tố cấu thành Hình thái kinh tế - xã hội và làm rõ vai trò của các yếu tố đó. Câu 8 :Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận dụng quy luật đó ở Việt Nam hiện nay. Câu 9: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay. Câu 10: Phân tích mỗi quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xh . trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
Trang 1âu 2: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa của định nghĩa
* Một số quan niệm về vật chất trong lịch sử:
- Thời kì cổ đại: con người đi tìm thứ vật chất đầu tiên sinh ra thế giới
(bản nguyên vật chất), và đồng nhất vật chất với một dạng tồn tại cụ thể của
nó VD: Ta lét đồng nhất vật chất với nước, Hê ra clits đồng nhất vật chất với
lửa, Hệ âm dương ngũ hành của Trung Quốc, thể hiện lối tư duy trực quan,
mộc mạc, chất phác
- Thế kỉ XVII – XVIII: tồn tại ba loại quan niệm
+ Quan niệm 1: đồng nhất vật chất với các thực thể vật chất cụ thể+ Quan niệm 2: cho rằng vật chất chính là nguyên tử
+ Quan niệm 3: của Hônbách, cho rằng vật chất là những gì tác động vào giác quan của con người mà gây nên cảm giác
- Quan niệm của Mác - Ăngghen:
+, Vật chất là một khái niệm trừu tượng
+, Chỉ những gì tồn tại khách quan không phụ thuộc vào đầu óc của con người
*Định nghĩa vật chất của Lênin
Trang 2Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê
phán, Lênin đã khẳng định về vật chất như sau: “ Vật chất là một phạm trù
triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại trong cảm giác, được
cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộcvào cảm giác”
*Nội dung định nghĩa vật chất của Lenin
-Thứ nhất “vật chất là một phạm trù triết học”
+ Phạm trù vật chất phải được xem xét dưới góc độ triết học, chứkhông phải dưới góc độ của khoa học cụ thể Đó là một phạm trù rộng vàkhái quát nhất, dùng để chỉ thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi sựtồn tại vật chất là thực tại khách quan Còn khái niệm vật chất được sử dụngtrong các khoa học cụ thể, dùng để chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính
Vì vậy, không thể quy vật chất về vật thể, không thể đồng nhất vật chất vớinhững dạng cụ thể của vật chất giống như quan niệm của các nhà duy vậttrước Mác
+ Là một phạm trù rộng và khái quát nhất, cho nên không thể định nghĩa vậtchất theo phương pháp thông thường Về mặt nhận thức, Lênin định nghĩaphạm trù vật chất trong quan hệ với phạm trù đối lập với nó - phạm trù ý thức
(phương pháp định nghĩa thông qua cái đối lập với nó)
-Thứ 2 thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là “ thực tại khách quan”, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
Đây là thuộc tính cơ bản để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất cả trong tự nhiên cũng như trong xã hội
Trang 3-Thứ 3, Vật chất “được đem lại cho con người trong cảm giác…” Nghĩa là
vật chất là cái có thể gây nên cảm giác cho con người khi nó trực tiếp hay
gián tiếp tác động đến giác quan của con người Và thực tại
khách quan chính là nguồn gốc, nội dung khách quan của “cảm giác” Điềunày khẳng định rằng, con người có khả năng nhận thức được thế giới vậtchất
* Ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin
- Định nghĩa đã giải quyết một cách đúng đắn vấn đề cơ bản của triết
học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Định nghĩa đã khắc phục được tính chất trực quan, siêu hình, máymóc trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mac, đồng thời
kế thừa, phát triển được những tư tưởng của Mác và Ăngghen về vật chất
- Định nghĩa là cơ sở khoa học và là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và thuyết không thể biết một cách hiệu quả - Định nghĩa là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho các nhà khoahọc trong nghiên cứu thế giới vật chất, định hướng, cổ vũ họ tin tưởng ở khả năng nhận thức của con người, tiếp tực đi sâu khám phá những thuộc tính mới của vật chất, tìm ra các dạng các hình thức mới của vật thể trong thế giới
- Định nghĩa còn là cơ sở khoa học cho việc xây dựng quan điểm duy vật biện chứng trong lĩnh vực xã hội, trong đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử
Câu 3: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trên
Trang 4cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
II Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức :
a Quan điểm phi Mác xít về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, coi ý
thức quyết định vật chất và hạ thấp vai trò của vật chất
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan: coi ý niệm tuyệt đối, tinh thần là cái
có trước, sáng tạo ra thế giới vật chất, thế giới vật chất chỉ là cái bóng
của ý niệm, sự tha hóa của ý niệm tuyệt đối, là một sự tồn tại của ý
niệm tuyệt đối
Trang 5⇨ Cả chủ nghĩa duy tâm chủ quan và khách quan đều không thừa nhận tính vật chất của thế giới và cho rằng ý thức quyết định vật chất
- Chủ nghĩa duy vật trước Mác: tuyệt đối hóa vật chất, phủ nhận tính
độc lập tương đối của ý thức, phủ nhận vai trò to lớn của ý thức conngười trong hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới khách quan
b Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê nin về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng với
nhau, trong đó vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau, và vậtchất quyết định ý thức, cụ thể như sau:
1 Vật chất quyết định ý thức
- Ý thức là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa 2 hay nhiều dạng vật
chất giữa thế giới khách quan quyết định nội dung của ý thức
- Do ý thức được bắt nguồn từ nguồn gốc tự nhiên đó là bộ não người 1 tổ
chức vật chất phát triển cao nhất và ý thức chỉ ra đời trên cơ sở conngười có bộ não hoàn chỉnh,phát triển bình thường
2 Vai trò của ý thức đối với vật chất( Tính độc lập tương đối của
ý thức đối với vật chất)
- Mặc dù vật chất quyết định ý thức nhưng ý thức cũng có sự tác động trở
lại với vật chất , cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động thực
tiễn của con người
Trang 6- Ý thức tác động trở lại vật chất theo 2 xu hướng:
+ Thúc đẩy sự phát triển của thế giới khách quan => khi chúng ta nhận
thức và phản ánh đúng hiện thực khách quan
+ Kìm hãm sự phát triển của thế giới khách quan => khi chúng ta nhận
thức vầ phản ánh không đúng hiện thực khách quan
-Trong hoạt động của con người, chủ thể hoạt động giữ vai trò quyết định sựthành công hay thất bại của hoạt động đó
II- Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì vật chất quyết định ý thức cho nên trong ý thức và hoạt động thực
tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan,tuân theo quy luật khách quan và
những điều kiện khách quan
- Vì ý thức có thể tác động trở lại vật chất cho nên cần phải hạn chế,loại
bỏ những ý thức tiêu cực,lạc hậu,phát huy ý thức tích cực ,chống quan điểmchủ quan duy ý chí
- Phương pháp
+ giáo dục, nâng cao dân trí
+ Thông qua tuyên truyền, cổ động
+ Vì tự bản thân ý thức không thể cải biến,thay đổi hiện thực khách quan
phải thông qua hoạt động con người,do đó,phải phát huy nhân tố con người,giáo dục con người nhận thức những giá trị tốt đẹp để điều chỉnh hoạt động của mình cho tốt
Trang 7Câu 4: Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, trên cơ sở đó rút ra
ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn
1 Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
+ Quan niệm siêu hình khẳng định rằng :trên thế giới các sự vật hiện
tượng không có mối liên hệ với nhau,tách rời nhau
+ Quan niệm duy tâm cho rằng :sự vật ,hiện tượng trên thế giới có mối liên hệ với nhau nhưng chịu sự tác động chi phối
+ Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng :
+Liên hệ là 1 phạm trù của triết học ,là sự tác động ,chuyển hóa qua
lại lẫn nhau giữa các yếu tố,các bộ phận cấu thành một sự vật ,hiện tượng
+ Mối liên hệ phổ biến là 1 phạm trù của triết học,là sự tác động qua
lại,chuyển hóa lẫn nhau ,là điều kiện tiền đề giữa các sự vật ,hiện tượngtrong tự nhiên ,xã hội và tư duy
2.Cơ sở của nguyên lí về mối liên hệ phổ biến:
- Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cái
quyết định mối liên hệ và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiệntượng là một lực lượng siêu tự nhiên hoặc ý thức, cảm giác của con người
-Chủ nghĩa duy vật biện chứng: cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện
tượng là tính thống nhất vật chất của thế giới.Các sự vật, hiện tượng tạothành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu cũng chỉ
Trang 8là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất là thế
giới vật chất Nhờ có tính thống nhất đó, các sự vật hiện tượng không thể tồn
tại biệt lập, tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại, chuyển hóa
lẫn nhau theo các quan hệ xác định
3.Tính chất
- Tính khách quan :mỗi sự vật ,hiện tượng trên thế giới đều có mối
liên hệ với nhau,không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ
đó,không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người
- Tính phổ biến: sự vật, hiện tượng này luôn liên hệ với sự vật, hiện
tượng khác Và mối liên hệ của sự vật ,hiện tượng diễn ra trong cả tự nhiên,xã hội và tư duy
- Tính đa dạng: Mỗi lĩnh vực khác nhau của thế giới tồn tại và biểu
hiện những mối liên hệ khác nhau, rất phong phú và nhiều vẻ Căn cứ vàođây ta có thể phân chia ra một số mối liên hệ:
+ Mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài:
• Mối liên hệ bên trong là mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố bên trong các sự vật, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật
• Mối liên hệ bên ngoài là liên hệ giữa các sự vật với nhau
+ Mối liên hệ cơ bản và mối liên hệ không cơ bản
Trang 9• Mối liên hệ cơ bản là liên hệ giữa các mặt, các yếu tố cơ bản của sự
vật, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật
• Mối liên hệ không cơ bản là mối liên hệ giữa các yếu tố, các mặtkhông cơ bản của sự vật Mối liên hệ không cơ bản phụ thuộc vào liên hệ cơ
bản
+ Mối liên hệ chủ yếu và mối liên hệ thứ yếu
• Mối liên hệ chủ yếu là lên hệ nổi lên ở một thời điểm nhất định trong
sự phát triển của sự vật và quyết định sự phát triển của sự vật tại thời điểm
đó
• Mối liên hệ thứ yếu là liên hệ không quyết định sự phát triển của sự
vật tại thời điểm trên
+ Mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp
• Mối liên hệ trực tiếp là liên hệ không thông qua khâu trung gian nào
• Mối liên hệ gián tiếp là liên hệ được xác lập thông qua khâu trung gian nào đó
* Chú ý: Sự phân biệt này có tính tương đối, các mối liên hệ có thể
chuyển hóa cho nhau Những liên hệ khác nhau của sự vật có nội dung và vai trò khác nhau trong sự tồn tại và phát triển của sự vật
3 Ý nghĩa phương pháp luận với nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người
Trang 10a Quan điểm toàn diện:
-Khi nhận thức sự vật, hiện tượng, phải xem xét tất cả mối liên hệ trong sự tác động qua lại vốn có, giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác,
kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp của chúng, tránh phiến diện
- Trong hoạt động thực tiễn, khi tác động vào sự vật, không những phải chú
ý đến những mối quan hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mốiliên hệ của sự vật ấy với sự vật khác Đồng thời, phải sử dụng đồng bộ các
biện pháp, các phương tiện khác nhau khi tác động để đạt đến hiệu quả cao
nhất khi làm việc
- Tránh chiết trung: phải biết phân biệt từng mối liên hệ, chú ý tới mối
liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tấtnhiên,… và phải xác định đúng vai trò, vị trí của mỗi loại liên hệ đó nhằm tìm ra cái nào chi phối bản chất của sự vật, hiện tượng, không tuyệt đối hóa hoặc xem nhẹ bất cứ mối liên hệ nào
- Tránh ngụy biện: không đem những mặt, những mối liên hệ thứ yếu làm
chủ yếu, không cơ bản làm cơ bản, không tuyệt đối hóa những mặt riêng
biệt, chuyển cái cá biệt thành cái phổ biến Phải nhận thức được thuật ngụy
biện đưa lại những lập luận có vẻ như đúng đắn nhưng thực chất chỉ là sự
vận dụng xuyên tạc mối liên hệ toàn diện và tính chất mềm dẻo, linh hoạt
của các khái niệm và phạm trù
Trang 11b Quan điểm lịch sử, cụ thể:
- Khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chủ điều kiện, hoàn
cảnh lịch sử cụ thể, môi trường cụ thể mà trong đó, sự vật sinh ra, tồn tại vàphát triển
-Có những luận điểm đúng trong điều kiện này nhưng không đúng trongđiều kiện khác Không được lấy mối liên hệ cảu sự vật trong giai đoạn này
để ví dụ cho giai đoạn sau một các dập khuôn, máy móc
Câu 5 : Phân tích nguyên lý về sự phát triển, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn nguyên lí
về sự phát triển
1 Khái niệm phát triển là gì?
a Những quan điểm khác nhau về sự phát triển
- Quan điểm siêu hình: xem xét sự phát triển chỉ là sự tăng hay giảm
đơn thuần về mặt lượng, mà không có sự biến đổi về chất, không có cái mới
ra đời thay thế cho cái cũ Sự phát triển như là một quá trình liên tục, bằngphẳng, không có quanh co, phức tạp
- Quan điểm biện chứng: xem xét sự phát triển là một quá trình tiến
lên từ thấp đến cao, không phải diễn ra theo đường thẳng mà quanh co, phứctạp, thậm chí có cả vận động thụt lùi Sự phát triển là quá trình thay đổi dần
Trang 12dần về lượng dẫn tới những thay đổi về chất, diễn ra theo đường xoáy ốc làmcho cái mới ra đời thay thế cho cái cũ
- Quan điểm duy tâm và tôn giáo về nguồn gốc của sự phát triển: một
số nhà triết học có quan điểm duy tâm thừa nhận sự phát triển, nhưng họ lạitìm nguồn gốc sự phát triển ở thần linh, thượng đế, ở lực lượng siêu tự nhiên(Heghen) hay ở ý thức con người (Beccơli)
- Quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc của sự phát triển cho
rằng: nguồn gốc của sự phát triển nằm trong bản thân sự vật Đó là do mâuthuẫn trong chính sự vật quy định Nói cách khác, đó là quá trình giải quyếtliên tục mâu thuẫn trong bản thân sự vật, do đó là quá trình tự thân của sự
vật
b Khái niệm phát triển
Phát triển là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động của các sự vật hiện tượng theo chiều hướng đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, đưa đến sự ra đời của cái mới thay thế cho cái cũ
Phát triển trước hết là vận động, không có sự vận động tương tác giữa các sự vật, hiện tượng với nhau thì không có khả năng hoặc tiền đề cho bất
cứ sự phát triển nào Tuy nhiên, không phải vận động nào cũng đưa tới sự phát triển Trong thực tế có những vận động thụt lùi, kìm hãm sự tiến bộ
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng chỉ có sự vận động theo chiềuhướng đi lên, đưa đến sự ra đời của cái mới thay thế cho cái cũ mới là phát
Trang 13triển Khái niệm vận động rộng hơn khái niệm phát triển
Đặc trưng cho sự phát triển của sự vật là sự ra đời của cái mới thay thếcho cái cũ Không có cái mới xuất hiện thì không có phát triển Cái mới baohàm trong nó cái tiến bộ, cái tích cực, sau khi đã loại bỏ cái tiêu cực, lạc hậu
của cái cũ Cái mới là một chất lượng khác, mới trong sự phát triển của sự
vật, nó tổng hợp sự phát triển của sự vật trong các giai đoạn phát triển trước
nó làm thành một giai đoạn phát triển cao hơn
2 Các tính chất của sự phát triển:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Duy Vật Biện chứng, phát triển có
những tính chất cơ bản sau: tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạngphong phú, tính kế thừa
-Tính khách quan: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật Đó là
quấ trình giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh trong sự tồn tại và vân động
của sự vật Nhờ đó sự vật luôn luôn phát triển Vì thế sự phát triển là tiếntrình khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người Ví dụ như:Khi trông một cái chồi non xuống đất nhưng con người ko chăm sóc, nhưngcây vẫn phát triển, sinh trưởng tốt Đó là do điều kiện đất đai, khí hậu…
-Tính phổ biến:sự phát triển của sự vật diễn ra trong xã hội, tự nhiên,
tư duy, ở bất cứ sự vật hiện tượng nào của thế giới khách quan VD: Sự hiểu
Trang 14biết của con người là ko giới hạn Hay, trong tự nhiên, có một loại cỏ cho dù cho con người có cuốc xới, phun thuốc nhưng nó vẫn tiếp tục phát triển , sinh sôi
-Tính đa dạng, phong phú: phát triển là khuynh hướng chung của mọi
sự vật hiện tượng, song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển ko
giống nhau Tồn tại ở không gian khác nhau, ở thời gian khác nhau, sự vậtphát triển khác nhau
VD: Ngày nay, tuổi thọ trung bình của con người cao hơn ngày xưa,
bởi do kinh tế phát triển, chất lượng các loại hình dịch vụ chăm sóc sức
khỏe, chất lượng bữa ăn được cải thiện
- Tính kế thừa: Cái mới ra đới phải dựa trên cơ sở thừa hưởng những
yếu tố của sự vật cũ nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển tiếp theo VD: khigieo hạt lúa xuống đất, hạt lúa nảy mầm và sinh trưởng thành cây lúa Lúa
mới cho ra nhiều hạt lúa và lại tiếp tục gieo Quá trình đó cứ liên tục tiếp
diễn
3.Ý nghĩa của phương pháp luận:
Vì mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong sự vận động và phát triển, do
đó khi xem xét sự vận động và phát triển của SV, HT thì phải đứng trênquan điểm phát triển
+ Quan điểm phát triển:
- Đặt sự vật hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển để thấy rõđược khuynh hướng biến đổi của chúng trong tương lai để có biện pháp giải
Trang 15quyết phù hợp
VD: Bố mẹ muốn tạo điều kiện cho con cái, khi quyết định cho con
học ở trường này, trường nọ vì điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của consau này
- Phải phân chia sự phát triển của sự vật thành những giai đọan khácnhau để đánh giá 1 cách khách quan sự vật, hiện tượng, đồng thời để đưa rabiện pháp thúc đẩy sự phát triển hợp quy luật và lạo bỏ sự phát triển lệch lạckìm hãm
Vd: Khi gieo lúa xuống đất, phải xác định được thời gian nảy mầm,
thời gian nào thuận lợi cho bệnh đạo ôn, bệnh vàng lá xuất hiện để từ đó có
biện pháp phòng trị
- Không được tuyệt đối hóa, đánh giá quá mức một nhận thúc nào đó nhưcác nhà quan điểm duy tâm và tôn giáo, khi họ cho rằng: Phát triển chỉ đơnthuần là tăng lên hay giảm đi về số lượng mà ko có sự thay đổi về chất
- Tránh quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến, tức là quan điểm chỉ dựa vào một nhận thức nào đó về sự vật và xem đó là nhận thức duy nhất đúng
về toàn bộ sự vật trong quá trình phát triển tiếp theo của nó
Câu 6 : Phân tích phạm trù thực tiễn và Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, ý nghĩa phương pháp luận
1 Các khái niệm:
Trang 16a, Thực tiễn
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội
- Phạm trù thực tiễn có 2 đặc trưng:
+ Thứ nhất, hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người
nhằm cải tạo biến đổi tự nhiên và xã hội
+ Thứ hai, hoạt động thực tiễn có tính lịch sử và xã hội, nghĩa là hoạt
động thực tiễn không phải chỉ là của các cá nhân riêng lẻ, mà của quầnchúng nhân dân, của xã hội loài người nói chung
*Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất vật chất, là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiêncủa thực tiễn Đây là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công
cụ lao động tác động vào GTN để tạo ra những của cải vật chất nhằm duy trì
sự tồn tại và phát triển của mình
+ Hoạt động chính trị xã hội, là hoạt động của các tổ chức cộng đồng người khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển
+ Thực nghiệm khoa học, là một hình thức đặc biệt của thực tiễn.
Dạng hoạt động thực tiễn này ngày càng có vai trò quan trọng trong sự pháttriển của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ hiện đại
Trang 17=> Các hình thức hoạt động cơ bản của thực tiễn trên có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Trong đó, hoạt động sản xuất
vật chất là hoạt động cơ bản nhất, có tính quyết định đối với sự tồn tại vàphát triển của con người Còn các hình thức hoạt động chính trị xã hội vàthực nghiệm khoa học có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt động sảnxuất vật chất phát triển
b Nhận thức và các trình độ nhận thức
* Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo
thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo
ra những tri thức về thế giới khách quan
Như vậy theo quan điểm của CNDVBC thì nhận thức thuộc phạm vi
hoạt động phản ánh của con người đối với thế giới khách quan, được tiến hành thông qua hoạt động thực tiễn và nhằm sáng tạo ra tri thức phục vụ hoạtđộng thực tiễn, đồng thời cũng lấy thực tiễn là tiêu chuẩn để xác định tính chân lý của những tri thức đó
* Các trình độ nhận thức:
- Nhận thức kinh nghiệm:
+Là trình độ nhận thức hình thành từ quan sát và thí nghiệm, kết quả của nó
là những tri thức kinh nghiệm
+Tri thức kinh nghiệm mới phản ánh được các mặt riêng rẽ, bề ngoài, rời
rạc, chưa phản ánh được bản chất, quy luật của các sự vật
Trang 18-Nhận thức lý luận:
+ Là trình độ nhận thức gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ thống trong việc kháiquát bản chất, quy luật sự vật, hiện tượng, kết quả của nó là tri thức lý luận + Xét về bản chất, lí luận là hệ thống những tri thức được hệ thống hóa, kháiquát hóa từ những kinh nghiệm thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản
chất,những quy luật của thế giới
c Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
CNDVBC khẳng định: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức, là động lực của nhận thức, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân
lý
- Thực tiễn là cơ sở, là nguồn gốc của nhận thức
+ Thực tiễn cung cấp những tư liệu sinh hoạt những tư liệu, công cụ
vật chất cho hoạt động nhận thức
+ Thực tiễn tạo ra những tiền đề vật chất cho sự phân công lao động
xã hội Sự phân chia xã hội thành lao động chân tay và lao động trí óc hìnhthành trên cơ sở thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất vật chất
+ Trong thực tiễn con người đã phát triển dần dần những giác quan, năng lực tư duy
+ Thực tiễn làm cho con người tiếp xúc với đối tượng khách quan, từ
đó đem lại cho con người tri thức về đối tượng Như vậy, thực tiễn đem lại cho con người đối tượng nhận thức