Thị trường luôn sẵn sàngcung cấp các giải pháp cung ứng tốt nhất có thể cho nhóm khách hàng có nhu cầu này.- Chiến lược toàn cầu Global strategy: Chiến lược toàn cầu được sử dụng khá phổ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA THƯƠNG MẠI HỌC PHẦN: KINH DOANH QUỐC TẾ
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA HÃNG STARBUCK TRÊN
THỊ TRƯỜNG F&B QUỐC TẾ
GVHD: TS HOÀNG CHÍ CƯƠNGLỚP HỌC PHẦN: 223_71BUSI30023_03
TP HCM, Tháng 07 Năm 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8
1 Âu Gia Quyền – 2173401150281 (Nhóm trưởng)
2 Lương Quốc Phong – 2173401150205
3 Nguyễn Thị Kim Ngân – 2173401150582
4 Đoàn Thị Lê Na – 2173401150227
5 Nguyễn Ngọc Yến Phương – 2173401150241
6 Lê Thị Thảo Sương - 2173401150756
7 Phí Trần Quang Minh – 2173401150245
8 Nguyễn Tuấn Kiệt – 2173401151536
9 Phan Quốc Vinh – 2173401150023
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ 4
1.1 Khái niệm kinh doanh quốc tế: 4
1.2 Phân loại: 4
1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế đối với doanh nghiệp: 5
1.4 Các yếu tố cấu thành chiến lược kinh doanh quốc tế: 5
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA STARBUCKS TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 6
2.1 Giới thiệu về công ty Starbucks 6
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: 6
2.1.3 Các dòng sản phẩm chính: 8
2.2 Chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế của Starbucks: 9
2.2.1 Chiến lược kinh doanh quốc tế của starbucks trước và trong dịch Covid-19: 9
2.2.2 Thực trạng chiến lược kinh doanh quốc tế giai đoạn sau Covid-19 đến hiện tại: 12
2.3 Đánh giá hiệu quả chiến lược kinh doanh quốc tế của Starbucks 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 4CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
QUỐC TẾ1.1 Khái niệm kinh doanh quốc tế:
Kinh doanh quốc tế là việc thực hiện hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, trao đổi hàng
hóa hoặc dịch vụ nhằm mục đích sinh lời có liên quan tới hai hay nhiều nước và khu vực
khác nhau
1.2 Phân loại:
4 Chiến lược kinh doanh quốc tế cơ bản:
- Chiến lược quốc tế (International strategy): Trường hợp kế hoạch kinh doanh cho thấy
sự thiếu hụt nguồn cung trên thị trường quốc tế hoặc ít nhất là kỹ năng sản xuất và chế
tạo sản phẩm này còn yếu Thì đây có thể là cơ hội để theo đuổi chiến lược quốc tế tại thị
trường này Chiến lược quốc tế xây dựng giá trị kinh doanh cho công ty bằng cách
chuyển giao các kỹ năng và sản phẩm có giá trị sang thị trường quốc tế Nơi khách hàng
có thể không quen thuộc với sản phẩm hoặc thị trường của bạn Thị trường luôn sẵn sàng
cung cấp các giải pháp cung ứng tốt nhất có thể cho nhóm khách hàng có nhu cầu này
- Chiến lược toàn cầu (Global strategy): Chiến lược toàn cầu được sử dụng khá phổ biến
Với chiến lược này, các công ty tập trung vào việc tăng lợi nhuận bằng cách tối ưu hóa
chi phí sản xuất để đạt được lợi nhuận tích lũy lớn hơn Hầu hết các công ty sẽ áp dụng
chiến lược toàn cầu bằng việc giới thiệu một số sản phẩm tiêu chuẩn hóa nhất định và
phân phối chúng trên tất cả các thị trường Việc này giúp giảm đáng kể giá thành sản
phẩm của họ nhờ liên tục sản xuất số lượng lớn hàng hóa Chiến lược toàn cầu thường
được sử dụng trong các công ty đang phải chịu áp lực chi phí cao và ở những thị trường
mà yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm không quá khắt khe
- Chiến lược đa quốc gia (Multinational strategy): Đây là chiến lược điều chỉnh sản phẩm
và chiến lược tiếp thị của mình trên thị trường từng quốc gia để thỏa mãn sở thích của
Trang 5quốc gia đó (chiến lược đa nội địa) Đây là chiến lược riêng biệt cho từng quốc gia mà
công ty kinh doanh cần tìm hiểu, phân tích rồi mới hành động
- Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy): Không giống như các chiến lược
kinh doanh quốc tế khác, chiến lược xuyên quốc gia đòi hỏi sự đột phá vì nó thường được
áp dụng trong các thị trường cạnh tranh cao Các doanh nghiệp phải sử dụng tất cả các
thế mạnh để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình nhằm gây áp lực lên các doanh
nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực Chiến lược này được áp dụng khi công ty phải đối
mặt với các áp lực lớn về việc cắt giảm chi phí hoạt động đồng thời là sự khắt khe từ phía
thị trường Đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp khác
1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế đối với doanh nghiệp:
- Chiến lược kinh doanh quốc tế giúp doanh nghiệp nắm bắt, khai thác hiệu quả các cơ
hội kinh doanh
- Chiến lược kinh doanh quốc tế góp phần vào việc nâng cao hiệu quả đầu tư, kinh doanh
và nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường
- Chiến lược kinh doanh quốc tế sẽ trở thành cơ sở để doanh nghiệp hoạch địch kế hoạch
phát triển bền vững, lâu dài
- Chiến lược kinh doanh quốc tế là công cụ quản lý, đánh giá hoạt động kinh doanh để
đưa ra các quyết định, phân bổ nguồn lực, ưu tiên chính sách sáng suốt
- Chiến lược kinh doanh quốc tế là cơ sở để khai thác các ưu thế cạnh tranh của doanh
nghiệp ở thị trường mới
1.4 Các yếu tố cấu thành chiến lược kinh doanh quốc tế:
1 Mục tiêu chiến lược kinh doanh quốc tế
Trang 62 Phạm chi chiến lược kinh doanh quốc tế
3 Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
4 Các hoạt động chiến lược
5 Năng lực cốt lõi
CHƯƠNG 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA STARBUCKS
TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ.
2.1 Giới thiệu về công ty Starbucks
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Starbucks là một tập đoàn cà phê lớn của Mỹ, được thành lập vào ngày 30 tháng 3 năm
1971 tại Seattle, Washington Từ khi thành lập, Starbucks đã trải qua một quá trình phát
triển rất nhanh chóng và trở thành một trong những thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới
Dưới đây là lịch sử hình thành và phát triển của Starbucks trên thị trường quốc tế:
- Từ năm 1971 đến năm 1987: Starbucks chỉ có một cửa hàng duy nhất tại Seattle,
Washington Nhưng trong những năm đầu tiên, Starbucks đã thu hút được sự quan tâm
của người tiêu dùng bởi chất lượng cà phê và không gian sang trọng, thoải mái
- Năm 1987: Starbucks mở cửa hàng thứ hai tại Chicago, Illinois Sau đó, Starbucks tiếp
tục mở rộng mạng lưới cửa hàng của mình trên khắp Mỹ và Canada
- Năm 1996: Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Nhật Bản, đánh dấu bước ngoặt quan
trọng trong chiến lược phát triển quốc tế của tập đoàn này
Trang 7- Từ năm 1996 đến năm 2003: Starbucks tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng của mình
trên khắp thế giới, từ châu Âu đến châu Á và châu Úc
- Năm 2003: Starbucks mở cửa hàng đầu tiên tại Trung Quốc, đánh dấu sự xuất hiện của
Starbucks tại thị trường cà phê lớn nhất thế giới
- Từ năm 2003 đến năm 2011: Starbucks tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng của mình
tại các thị trường mới, bao gồm Ấn Độ, Nga và Trung Đông
- Năm 2011: Starbucks mua lại 50% cổ phần của tập đoàn cà phê lớn nhất Ấn Độ, Tata
Coffee Limited, và thành lập liên doanh Starbucks Coffee India
- Từ năm 2011 đến năm 2017: Starbucks tiếp tục mở rộng mạng lưới cửa hàng của mình
tại các thị trường mới như Colombia, Panama, Myanmar và Lào
- Năm 2018: Starbucks mở cửa hàng thứ 30,000 trên toàn cầu tại Trung Quốc
- Hiện nay, Starbucks đã có mặt trên hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới,
với hơn 31,000 cửa hàng và trở thành một trong những thương hiệu cà phê lớn nhất thế
giới
2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi
- Tầm nhìn của Starbucks: Là trở thành một thương hiệu cà phê toàn cầu, mang lại cho
khách hàng trải nghiệm cà phê đẳng cấp và đồng thời tôn trọng môi trường và cộng đồng
- Sứ mệnh của Starbucks: Là "Tạo ra một tách cà phê tốt hơn" và đó là tất cả những gì
Starbucks làm Tập đoàn này cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm cà phê
chất lượng cao, được chế biến từ những hạt cà phê tốt nhất trên thế giới Ngoài ra,
Starbucks còn quan tâm đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề môi trường và cộng
đồng Starbucks đã đặt mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường thông qua
các chiến lược như sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững và tái chế vật liệu Tập đoàn này
Trang 8cũng hỗ trợ các hoạt động xã hội và giúp đỡ các cộng đồng địa phương, qua đó tạo ra một
tác động tích cực đến xã hội và môi trường
Với tầm nhìn và sứ mệnh này, Starbucks đã trở thành một thương hiệu cà phê được yêu
thích và tin tưởng trên toàn thế giới
- Giá trị cốt lõi mà Starbucks đem lại cho thị trường thế giới bao gồm:
1 Chất lượng: Starbucks cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm cà phê chất
lượng cao, được chế biến từ những hạt cà phê tốt nhất trên thế giới Đồng thời,
Starbucks cũng sử dụng các nguyên liệu bền vững và hỗ trợ các nông dân trong việc
sản xuất cà phê
2 Trải nghiệm khách hàng: Starbucks tập trung vào việc tạo ra không gian thoải mái và
sang trọng cho khách hàng thưởng thức cà phê được thiết kế với phong cách hiện đại
và đẳng cấp và còn là nơi gặp gỡ bạn bè và làm việc
3 Sáng tạo: Starbucks luôn đổi mới và sáng tạo trong cách phục vụ khách hàng và chế
biến cà phê Tập đoàn này không ngừng cập nhật thực đơn với những sản phẩm mới và
độc đáo, đồng thời cũng cung cấp cho khách hàng các sản phẩm không chỉ là cà phê
mà còn là nước uống và thực phẩm khác
4.Tôn trọng môi trường và cộng đồng: Starbucks cam kết giảm thiểu tác động tiêu cực
đến môi trường thông qua các chiến lược như sử dụng nguyên liệu bền vững và tái chế
vật liệu, hỗ trợ các hoạt động xã hội và giúp đỡ các cộng đồng địa phương, qua đó tạo
ra một tác động tích cực đến xã hội và môi trường
2.1.3 Các dòng sản phẩm chính:
Starbucks cung cấp một loạt các sản phẩm cà phê và đồ uống khác, đồng thời còn cung
cấp các sản phẩm ăn liên quan đến cà phê Dưới đây là một số dòng sản phẩm chính của
Starbucks trên thị trường thế giới:
- Cà phê đen: Đây là sản phẩm cà phê cơ bản của Starbucks, được chế biến từ các hạt cà
phê Arabica và Robusta tốt nhất trên thế giới
Trang 9- Cà phê Latte: Đây là một trong những món đồ uống phổ biến nhất của Starbucks, được
pha chế từ cà phê espresso, sữa tươi và foam sữa
- Cà phê Cappuccino: Món đồ uống này được pha chế từ cà phê espresso, sữa tươi và
foam sữa, với tỷ lệ cà phê và sữa tương đối
- Cà phê Americano: Món đồ uống này được pha chế từ cà phê espresso và nước nóng,
tạo ra một loại cà phê nhẹ
- Cà phê Mocha: Món đồ uống này được pha chế từ cà phê espresso, sữa tươi, chocolate
và whipped cream
- Cà phê Frappuccino: Đây là một loại đồ uống cà phê đá, được pha chế từ cà phê
espresso, sữa tươi và đá xay, kết hợp với các loại hương vị khác nhau
- Trà: Starbucks cung cấp một loạt các loại trà từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm trà
đen, trà xanh, trà sữa và trà có hương vị
- Đồ ăn: Starbucks cung cấp các loại bánh, bánh mì, bánh ngọt và các sản phẩm ăn liên
quan đến cà phê khác
Những dòng sản phẩm này đã trở thành biểu tượng của Starbucks và được yêu thích trên
toàn thế giới
2.2 Chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế của Starbucks:
2.2.1 Chiến lược kinh doanh quốc tế của starbucks trước và trong dịch Covid-19:
C
HIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA STARBUCKS TRƯỚC COVID-19
Chiến lược thâm nhập toàn cầu
- Thương hiệu này đã rất thành công khi thực hiện chiến lược đa nội địa của mình Với
chiến lược đa nội địa, Starbucks vừa có thể phát triển chuỗi cửa hàng của mình theo các
quy chuẩn đặt ra (mức độ hội nhập toàn cầu) cao, vừa điều chỉnh các sản phẩm của mình
nhằm phù hợp với nhu cầu cụ thể của từng khách hàng địa phương
Trang 10- Với chiến lược đa nội địa, cơ cấu tổ chức của Starbucks có tính phi tập trung cao, cho
phép các công ty con hoạt động tự chủ và độc lập với trụ sở chính
Chiến lược thâm nhập thị trường
Chiến lược thâm nhập thị trường của Starbucks bao gồm ba chiến lược chính: Sở hữu
toàn bộ, liên doanh và cấp phép
・Chiến lược sở hữu toàn bộ thường được Starbucks thực hiện khi công ty có kiến thức
sâu rộng về thị trường (ví dụ Mỹ, Canada)
・ Chiến lược liên doanh được áp dụng khi Starbucks muốn bắt đầu kinh doanh ở thị
trường mới hoàn toàn, chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm
・Chiến lược cấp phép cho phép Starbucks nhanh chóng mở rộng số lượng cửa hàng ở
một quốc gia cụ thể
Tại Nhật Bản, Starbucks thành lập liên doanh chiến lược với Sazaby League Ltd – một
nhà thiết kế và bán lẻ túi xách, quần áo và phụ kiện địa phương, đồng thời điều hành các
nhà hàng và quán cà phê với tên gọi Afternoon Tea Sự hợp tác này bắt đầu từ năm 1995
và đã mang lại thẳng lợi lớn cho Starbucks, biến Nhật Bản trở thành một trong những thị
trường hoạt động hàng đầu của thương hiệu trên toàn thế giới Năm 2014, Starbucks đã
mua loại toàn bộ thương hiệu và nắm quyền kiểm soát hoàn toàn với giá 914 triệu USD
Sự hợp tác của Starbucks với Beijing Mei Da Coffee Co Ltd vào năm 1998 Trong nhiều
năm tiếp theo đó, Starbucks đã mở rộng tầm ảnh hưởng của mình bằng cách thành lập các
liên doanh với nhiều thương hiệu như Uni-President Group và Mei-Xin International Ltd
để hoạt động tại Thượng Hải, Hồng Kông, Thâm Quyến, Ma Cao và các khu vực khác
của miền nam Trung Quốc
Chiến lược giá
Trang 11Chiến lược giá mà Starbucks áp dụng là chiến lược định giá dựa trên giá trị cho các sản
phẩm của thương hiệu trên toàn cầu Chiến lược định giá dựa trên giá trị cho phép thương
hiệu tính giá sản phẩm dựa trên giá trị mà sản phẩm mang lại tới Khách hàng chứ không
phải chi phí thực để tạo ra một sản phẩm
Đây thực ra là một chiến lược rất thông minh khi đối tượng khách hàng mục tiêu mà
thương hiệu Starbucks nhắm tới là khách hàng thuộc tầng lớp xã hội trung lưu và thượng
lưu Đây là tầng lớp Khách hàng sẵn sàng và hài lòng khi trả thêm tiền cho các ly cà phê
hảo hạng hoặc dịch vụ chăm sóc Khách hàng đặt biệt
Chiến lược định giá theo giá trị không chỉ giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu cao cấp
mà còn giúp Starbucks tối đa hóa thu nhập cũng như tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh
tranh
Ngoài ra, giá của một sản phẩm Starbucks còn phụ thuộc vào quốc gia hoặc khu vực mà
thương hiệu hoạt động Sự thay đổi về giá này rất linh hoạt, dựa vào nhiều yếu tố khác
nhau như khả năng chi tiêu, thuế quan, tỷ giá hối đoái, nhu cầu của người tiêu dùng địa
phương, cạnh tranh giữa các thương hiệu trong một khu vực…
Tuy nhiên, cho dù có phân tích thế nào đi chăng nữa thì chiến lược giá là một chiến lược
kinh doanh quốc tế của Starbucks, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giúp thương
hiệu này thống lĩnh thị trường cà phê trên thế giới
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA STARBUCKS TRONG DỊCH
COVID-19:
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Starbucks đã thực hiện nhiều chiến lược để đảm bảo
hoạt động kinh doanh quốc tế của mình vẫn đạt hiệu quả cao
Trang 12- Tập trung vào dịch vụ mang đi và giao hàng: Starbucks đã tăng cường dịch vụ mang đi
và giao hàng tại các quốc gia mà họ hoạt động Điều này giúp cho khách hàng vẫn có thể
tận hưởng sản phẩm của Starbucks mà không cần phải đến cửa hàng
- Chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến: Starbucks cũng đã phát triển và tăng
cường kinh doanh trực tuyến, bằng cách tạo ra những ứng dụng di động của mình và tăng
cường chương trình khách hàng thường xuyên để giữ chân khách hàng
- Đối với các thị trường quốc tế, Starbucks đã tăng cường công nghệ và gia tăng hệ thống
thương mại điện tử của mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong điều kiện dịch bệnh
2.2.2 Thực trạng chiến lược kinh doanh quốc tế giai đoạn sau Covid-19 đến hiện tại:
- Do tác động của Covid-19, Starbucks buộc phải thay đổi chiến lược kinh doanh "giám
sát và thích nghi", tăng doanh số từ kênh bán online để tồn tại Starbuck đang áp dụng
chiến lược “giám sát và thích nghi” để mở lại một số quán cà phê ở Mỹ sau khi phải đóng
cửa hàng loạt vào giữa tháng 3 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới
- Thời gian qua tại Mỹ, một vài cửa hàng trong số 15.000 chi nhánh của Starbuck đã
chuyển sang hình thức “drive-thru” - dịch vụ mà khách hàng có thể mua trực tiếp ngay
trên xe của mình một cách nhanh chóng và tiện lợi Theo đó, khách hàng chỉ cần những
bước đơn giản là xem thực đơn, đặt đồ uống qua máy tại quầy đặt hàng, thanh toán tại
quầy thanh toán và cuối cùng là nhận hàng Ngoài ra, các địa điểm khác bắt đầu triển khai
hình thức bán đồ uống mang đi hay giao hàng không tiếp xúc
- Đầu tư vào các cửa hàng: Starbucks đang xây dựng lại cửa hàng bằng cách giới thiệu
các cửa hàng xây dựng để khách hàng có thể mua ở bất cứ mọi nơi và bất cứ khi nào họ
muốn và cải thiện trải nghiệm của khách hàng Bao gồm việc đầu tư thêm 450 triệu đô la
vào cơ sở cửa hàng hiện tại ở Hoa Kỳ trong năm 2023 và tiếp tục đầu tư vào năm 2024 và
2025 Starbucks kỳ vọng những khoản đầu tư này sẽ tạo ra hiệu quả, mở rộng năng lực