1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

seminar 1 môn tư tưởng hồ chí minh đề tài tìm hiểu giai đoạn 1945 1969

17 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Trong những tháng năm đấu tranh không ngừng cho sự nghiệp cách mạng ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho hậu thế một tài sản vô cùng quý giá, đó là một hệ thống tư tưởng và quan điểm c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

SEMINAR 1 MÔN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LỚP HỌC PHẦN: POL1001 9

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU GIAI ĐOẠN 1945 – 1969

Danh sách thành viên nhóm

Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2022

0

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

I MỞ ĐẦU……… 2

II NỘI DUNG Chương 1 Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh từ 1911 – 1945 1.1 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc……… 3

1.2 1921 – 1930: Hình thành cơ bản các vấn đề về cách mạng Việt Nam………… 3

1.3 1930 – 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng………3

Chương 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1945 – 1954: Giai đoạn vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, thực hiên kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. II.1 Bối cảnh lịch sử……… 5

II.2 Thời kì tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc (1945 – 1954) 5

Chương 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1954 – 1969. 3.1 Bối cảnh lịch sử……… 8

3.2 Xây dựng CNXH ở miền Bắc, các mạng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ……….8

III KẾT LUẬN……….12

IV TƯ LIỆU THAM KHẢO……….13

V BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ………15

Trang 3

I MỞ ĐẦU

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta Cả một đời Người đã đấu tranh không ngừng, hiến dâng cuộc đời mình cho Tổ Quốc, cho nhân dân, cho lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, cho nền độc lập tự do của nước nhà Người đã sống một cuộc đời cao đẹp của một người anh hùng dân tộc, một chiến sĩ cộng sản vĩ đại Trong những tháng năm đấu tranh không ngừng cho sự nghiệp cách mạng ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho hậu thế một tài sản vô cùng quý giá, đó là một hệ thống tư tưởng và quan điểm của Người trong sự nghiệp cách mạng

Tư tưởng Hồ Chí Minh có thể được coi là một nước phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin Từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề cơ bản nhất dựa trên vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta Những tư tưởng đó trở thành kim chỉ nam cho Đảng ta trong mọi chủ trương và hành động qua từng thời kỳ cách mạng Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với mong muốn góp phần tô điểm thêm những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhóm chúng em xin lựa chọn chủ đề :”Tìm hiểu tư tưởng của Hồ Chí Minh qua từng giai đoạn lịch sử” làm đề tài nghiên cứu cho bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh

2

Trang 4

II NỘI DUNG: TÌM HIỂU GIAI ĐOẠN 1945 - 1969

Chương 1: Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh từ 1911 – 1945

1.1 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc

Người bôn ba tìm hiểu các cuộc cách mạng và cuộc sống của nhân dân các nước trên thế giới và Pháp là đất nước đầu tiên người đặt chân tới

Những chuyển biến quan trọng trong Quá trình hình thành và phát triển TTHCM: 1919: Bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới hội nghị Vécxây, đòi quyền tự

do dân chủ, bình đẳng của nhân dân Việt Nam

1920: Đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin ; bỏ phiếu tán thành Đệ tam Quốc tế, tham gia ĐCS Pháp

—> Đánh dấu chuyển biến: từ chủ nghĩa yêu nước đến Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản 1.2 1921-1930: Hình thành cơ bản các vấn đề về cách mạng Việt Nam

Có hoạt động sôi nổi, phóng phú trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn và hoạt động

lý luận

Tác phẩm: Bản án chế độ TD Pháp, Đường Cách mệnh, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng…

-> Cách mạng không phải là sự nghiệp của riêng một người mà là sự nghiệp của cả dân tộc Việt Nam Vì vậy, cần phải từng bước tập hợp, giác ngộ và tổ chức nhân dân đấu tranh từ thấp lên cao

1.3 1930-1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng

1930: Quốc tế Cộng sản bị chi phối bởi khuynh hướng “tả" từ đó tác động trực tiếp đến phong trào CMVN

Trang 5

Nguyễn Ái Quốc đã xác định đúng con đường cần đi và kiên định với tư tưởng của mình

2/9/1945: Tuyên Ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà -> Tư tưởng chính trị cốt lõi là độc lập, tự do gắn với phương hướng phát triển lên chủ nghĩa xã hội

Tóm lại, từ 1911-1945, tư tưởng HCM luôn luôn kiên định hướng về dân tộc Việt Nam Từ việc tìm đường cứu nước, cho đến việc kiên định vượt qua khó khăn gian khổ,

tư tưởng Hồ Chí Minh đã mang lại đường lối thống nhất, đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam

4

Trang 6

Chương 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1945 - 1954: Giai đoạn vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ,

tự lực cánh sinh.

2.1 Bối cảnh lịch sử

a, Thế giới

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có những bước chuyển biến to lớn Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thế giới bước vào thời kì chiến tranh lạnh Đó là

sự đối đầu về quan hệ giữa hai cường quốc Liên Xô-Mỹ Mỹ đứng đầu phe Tư bản chủ nghĩa, còn Liên Xô đứng đầu phe Xã hội chủ nghĩa Nhưng với mục tiêu và âm mưu trở thành bá chủ thế giới Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn, tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa bởi Tại Đông Âu, nhân dân các nước Anbani, Ba lan, Bungari, Hungari, Nam Tư, Rumani, Tiệp Khắc đã lần lượt hoàn thành công cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đồng thời bước vào thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa

b, Việt Nam

Cách mạng Việt Nam là một phần của cách mạng thế giới Sự lớn mạnh của Liên

Xô và phong trào cách mạng thế giới là điều kiện thuận lợi cho nhân dân ta giữ vững chính quyền và xây dựng chế độ mới Tuy nhiên, do vị trí đi đầu trong phong trào chống chủ nghĩa thực dân ở một địa bàn chiến lược ở Đông Nam Á và tính chất triệt để chống đế quốc, vậy nên cách mạng Việt Nam đã nhanh chóng trở thành đối tượng chống phá chủ yếu của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế

2.2 Thời kỳ tiếp tục phát triển mới về tư tưởng kháng chiến và kiến quốc (1945 - 1954) Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập tuyên bố nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời Đó là nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ra đời ở Đông Nam Á Tư tưởng Hồ Chí Minh về đảng cầm quyền đối với nhà nước của dân, do dân, vì dân có bước phát triển mới Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của ý chí độc lập tự chủ

Trang 7

tự lập tự cường của dân tộc Việt Nam đồng thời cũng là thắng lợi vĩ đại đầu tiên ở một nước thuộc địa nửa phong kiến của tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhân dân ta hưởng ứng độc lập chưa được bao ngày thì thù trong câu kết với giặc ngoài đẩy nước nhà lâm vào cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” Ngày 23/9/1945, thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta, chúng núp sau quân đội Anh gây hấn ở Nam Bộ Còn ở miền Bắc, hơn 20 vạn quân Tưởng kéo vào hòng thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta Trước tình thế đó, Hồ Chí Minh đã xuất sắc chèo lái con thuyền Cách mạng Việt Nam vượt qua mọi gian nan tới bến bờ thắng lợi

Về đối nội: Người chủ trương củng cố chính quyền non trẻ, đẩy lùi giặc đói, giặc dốt, khắc phục nạn tài chính thiếu hụt

Về đối ngoại: Người vận dụng sách lược khôn khéo, mềm dẻo thêm bạn, bớt thù;

dĩ bất biến, ứng vạn biến; tranh thủ thời gian để chuẩn bị thế và lực cho kháng chiến lâu dài

Ngày 19-12-1946, Hồ Chí Minh đã phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp với tư thế sẵn sàng và lòng tin vào cuộc kháng chiến trường kỳ Từ đây, Người là linh hồn của cuộc kháng chiến, đề ra đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh Tháng 2/1951, Đảng đã hoạt động công khai với tên Đảng Lao động Việt Nam do Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đề ra Ngoài ra, nhằm động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ thắng lợi hoàn toàn Đại hội còn thông qua Cương lĩnh và Điều lệ mới của Đảng, đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ý nghĩa thắng lợi: Đây là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh Đồng thời cũng là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, kết hợp chặt chẽ và đúng đắn giữa hai nhiệm vụ

là chống đế quốc và chống phong kiến, vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp nguyên lý

6

Trang 8

chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh của Việt Nam, kế thừa

và phát huy kinh nghiệm chống quân xâm lược lâu đời của cha ông ta, kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trên mọi mặt của cuộc kháng chiến, vừa xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, vừa gây dựng mầm mống cho CNXH trên đất nước Việt Nam

Tóm lại: Tuy rằng thời kỳ từ 1945 – 1954 là thời điểm khó khăn đối với toàn dân tộc nhưng với sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng

và Bác đã đưa con thuyền Việt Nam cập bến bờ thắng lợi “Chiến dịch Điện Biên Phủ” lừng lẫy đã đánh một dấu mốc quan trọng trong những trang sử hào hùng của dân tộc

Trang 9

Chương 3: Tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ 1954 - 1969

3.1 Bối cảnh lịch sử

a, Thế giới

Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển cả về kinh tế, quân sự, khoa học và kỹ thuật, nhất là ở Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục lớn mạnh ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh; phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản chủ nghĩa Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu thống trị thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là giữa Liên Xô và Trung Quốc

b, Việt Nam

Thành công của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Hòa bình độc lập ở Đông Dương; miền Bắc Việt Nam được giải phóng khỏi ách đế quốc, làm căn cứ địa vững chắc cho cả nước tuy kinh tế còn nghèo nàn, lạc hậu Ở miền Nam đế quốc Mỹ ra sức hất cẳng thực dân Pháp, âm mưu biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của

Mỹ, chuẩn bị gây lại chiến tranh, tiến công nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà và các nước XHCN

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng Việt Nam sau tháng 7-1954 là một Đảng lãnh đạo hai cuộc cách mạng khác nhau, ở hai miền đất nước có chế độ chính trị khác nhau Chính những điều trên là cơ sở để Đảng ta phân tích, hoạch định đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước trong giai đoạn mới

3.2 Xây dựng CNXH ở miền Bắc, cách mạng giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thì ở miền Nam, Mỹ - Diệm trắng trợn phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ,

đàn áp dã man những người cộng sản và đồng bào yêu nước Trong báo cáo “Tình hình

8

Trang 10

mới, nhiệm vụ mới” tại Hội nghị Trung ương 6, ngày 17-7-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới, và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ”“chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước” Đồng thời, Người chỉ rõ vai trò của miền Bắc trong sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà: “Nền có vững, nhà mới chắc; gốc có mạnh, cây mới tốt Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ lực lượng đấu tranh của toàn dân ta, cho nên chúng ta phải làm cho nó thật vững, thật mạnh”.

Khai mạc Đại hội lần thứ III của Đảng (năm 1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

khẳng định hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam: “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà” Đại hội xác định

những nhiệm vụ của cách mạng ở hai miền Nam - Bắc Nhiệm vụ của miền Bắc là xây dựng chủ nghĩa xã hội, thuộc chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa Nhiệm vụ của miền Nam là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thuộc chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Song cách mạng hai miền đều có mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước Hai nhiệm vụ chiến lược nói trên có quan hệ mật thiết, thúc đẩy lẫn nhau Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng Việt Nam, trong đó có sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước Cách mạng miền Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam và hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước Đến đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng đã phát triển lên một trình độ mới, trở thành đường lối cách mạng của Đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng đã vận dụng và xử lý hài hòa quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong điều kiện lịch sử cụ thể

Ngày 17-7-1966, khi đế quốc Mỹ tăng cường quân đội viễn chinh Mỹ vào miền Nam và đẩy mạnh đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân Mỹ, Hồ Chí Minh ra

Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, nêu ra một chân lý lớn của thời đại: Không có

gì quý hơn độc lập tự do Người khẳng định nhân dân Việt Nam chẳng những không sợ,

mà còn quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược “Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!”

Trang 11

Trước khi đi xa, Người để lại Di chúc, một văn kiện lịch sử vô giá, kết tinh tư tưởng, trí tuệ, tâm hồn, đạo đức, phong cách của một lãnh tụ cách mạng, anh hùng dân tộc

vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà văn hóa kiệt xuất, suốt đời vì dân, vì nước Điều mong

muốn cuối cùng của Hồ Chí Minh là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Có thể thấy trong giai đoạn 1954-1969, tư tưởng Hồ Chí Minh trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, đạo đức, đối ngoại, đã tiếp tục được bổ sung và phát triển, hợp thành một hệ thống những quan điểm lý luận về cách mạng Việt Nam:

Tư tưởng kết hợp kháng chiến với kiến quốc, tiến hành kháng chiến kết hợp với xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, tiến hành đồng thời hai chiến lược khác nhau

Tư tưởng về CNXH, và con đường quá độ lên CNXH

Tư tưởng về xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân,

do dân, vì dân

Tư tưởng chiến tranh toàn dân, toàn diện, trường kỳ, lấy sức mình là chính

Tư tưởng về Đảng Cộng sản và xây dựng Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền

Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành trên cơ sở khoa học và cách mạng, quá trình trưởng thành liên tục trong đấu tranh cách mạng chống kẻ thù, chống nhận thức chưa phù hợp trong nước và quốc tế về cách mạng Việt Nam; và tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục lãnh đạo miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đi đến thắng lợi hoàn toàn Từ năm 1975,

cả nước hòa bình, độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội Ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đang đưa sự nghiệp đổi mới vững bước đi lên

Nhìn lại lịch sử của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước của Đảng ta và nhân dân ta thời kỳ 1954 -1969, thấy rõ được trí tuệ thiên tài Chủ tịch Hồ Chí Minh với: đức độ khiêm nhường, thái độ thiện chí, đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn, từ trong những mối quan hệ chồng chéo, phức tạp của thời đại, đề ra được những đường lối, phương châm, phương pháp, đối sách, ứng xử… đúng đắn, sáng tạo,

10

Ngày đăng: 06/05/2024, 09:55

w