Nhận thấy chiến tranh có nhiều cái đáng nói, trên hành trình tìm câu trả lời cho riêng mình, tôi quyết định viết về đề tài chiến tranh trong sự đối nghịch với tình yêu, khát vọng- những
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TÁC PHẨM VÀ THỂ LOẠI VĂN HỌC
Bài tập điều kiện
Đề tài: Chiến tranh, tình yêu và khát vọng thông qua nhân vật Diệu Nương trong “Gió dại” của Bảo Ninh.
Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Hoà
Mã sinh viên: 725601446
Lớp: A3 – K72
Khoa: SP Ngữ Văn
Hà Nội, 28/11/2023
Trang 2BÀI LÀM
I Đặt vấn đề
Khi viết về chiến tranh, người ta thường nghĩ đến bom đạn, cái chết, sự
bi thương, sự chia lìa; khi viết về những con người thời chiến, người ta thường nghĩ đến những con người dốc hết thân mình xả thân vì đất nước Nhưng chiến tranh đâu chỉ có thế Chúng ta nhìn thấy nhiều hơn thế những hiện thực khác của chiến tranh Hiện thực tàn khốc của chiến tranh khiến mỗi người phải phơi bày ra cái “bản chất hiện thực” trong tâm hồn mình Bởi thế, nghĩ về chiến tranh cách mạng còn là nghĩ về con người, những con người sống, những người đã ngã xuống, và cả những người sống mà tưởng chừng như đã chết Trong những con người ấy, vẫn ngân vang một bài ca đi cùng năm tháng, một bài ca cứ âm ỉ trong tim về khát vọng bất diệt của họ với hiện thực đầy khốc liệt này Vả chăng bởi thế mà dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng nhận định: “Văn học viết về chủ đề chiến tranh là viết về con người trong hoàn cảnh cực hại, mà ở đó, tình yêu có thể là sức mạnh nâng
họ lên, giữ cho con người bản tính thiện lương” Dưới góc nhìn văn học, chiến tranh là một mảng “siêu đề tài”, có thể khai thác ở nhiều chiều kích,
nó đủ tính nhân văn, tính chiêm nghiệm và sự lắng đọng để chiếm một vị trí không nhỏ trong lòng độc giả Nhà văn Chu Lai cũng đã bày tỏ rằng: “Độc giả sẽ không bao giờ quay lưng với mảng đề tài này, bởi nó là giọt dung dịch mạnh nhỏ xuống chiến hào Cái tốt, cái xấu, cái thiện, cái ác, cao thượng - thấp hèn…, tất cả sẽ hiện lên hết màu, hết nét Vấn đề là anh khai thác nó như thế nào để không sáo mòn, cũ kỹ” Chiến tranh- nơi mà con người coi việc sống và tồn tại là một khát vọng mãnh liệt đáng sợ tới mức nào? Nhận thấy chiến tranh có nhiều cái đáng nói, trên hành trình tìm câu trả lời cho riêng mình, tôi quyết định viết về đề tài chiến tranh trong sự đối nghịch với tình yêu, khát vọng- những thứ luôn đẹp đẽ, màu hường, ngời sáng đáng lẽ nên được gọi tên trong hoà bình Thông qua tác phẩm “Gió dại” của Bảo Ninh, cụ thể là qua hình tượng nhân vật Diệu Nương, độc giả
sẽ càng thấy thấm thía mối quan hệ biện chứng giữa chiến tranh với tình yêu,
Trang 3khát vọng để từ đó, chúng ta có một góc nhìn sâu lắng hơn cho mình về chiến tranh
II Nội dung
1 Cơ sở lí luận
Chiến tranh, tình yêu và khát vọng là những phạm trù thuộc về giá trị chủ đề, tư tưởng của tác phẩm Tôi chọn gửi gắm giá trị chủ đề, tư tưởng thông qua nhân vật Diệu Nương là nhân vật chính, nhân vật trung tâm trong tác phẩm để cho người đọc một cái nhìn bao quát từ nội dung lẫn nghệ thuật của tác phẩm Trước hết, cần phải hiểu giá trị chủ đề, tư tưởng trong tác phẩm là nhận thức, lí giải và thái độ của tác giả đối với toàn bộ nội dung cụ thể sống động của tác phẩm văn học, cũng như những vấn đề nhân sinh đặt
ra trong đó Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học Những con người này có thể được miêu tả
kỹ hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường xuyên hay từng lúc, giữ vai trò quan trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm Dựa vào những cơ sở lí luận này, tôi có những phân tích, đánh giá về những cái hay trong tác phẩm và rút ra những thông điệp mà tác giá gửi gắm qua đó
2 Khái quát tác phẩm
Tác phẩm “Gió dại” của Bảo Ninh cũng xoay quanh câu chuyện của chiến tranh Nhưng “Gió dại” không viết về cuộc chiến tranh tàn khốc , va Bảo Ninh cũng không nói cho chúng ta về những anh hùng ra trận thời chiến Câu chuyện trong “Gió dại” là câu chuyện của những con người ngoài chiến trận, đang phải chịu những tổn thất, đau thương, giày vò trong tâm hồn bởi những hậu quả của chiến tranh để lại, và vẫn đang phải sống trong nơm nớp lo sợ của cuộc chiến tiếp diễn chưa đến hồi kết Đó là những người dân thoát chết khỏi cuộc chạy loạn khắc liệt năm 72 tại Quảng Trị đầy khỏi lửa, tụ lại ở một ngôi làng tên là làng Diêm Họ sống giữa hai làn
Trang 4đạn, cùng với những bộ đội trinh sát viên ở ngoài Bắc Việt, làm nhiệm vụ canh giữ, quan sát vùng giải phóng Câu chuyện được thật lại qua lời của
một trong số bộ đội ấy Vì kể theo ngôi thứ nhất, nên khi đọc tác phẩm, mọi thứ trở nên chân thật đến nỗi nó đang hiện ra ngay trước mắt về
“những nhân vật hoang dại”, thời gian hoang dại, không gian hoang dại Tất cả dường như đều gợi đến cảm giác hoang dại bởi sự tàn sát, hoang tàn của chiến tranh Diệu Nương là một nhân vật đầy hoang dại Sự hoang dại của cô được khắc hoạ từ xuất thân, từ những tiếng đồn về cô, từ giọng hát đến những việc cô làm Nhân vật “tôi” đã tập trung đi sâu miêu tả nhân vật Diệu Nương trong đời sống của cuộc chiến thường ngày Qua việc gửi gắm những thông điệp của mình qua lời kể của nhân vật “tôi” trong việc khắc hoạ con người trong chiến tranh, cụ thể qua nhân vật Diệu Nương, Bảo Ninh muốn người đọc nhìn vào chiến tranh ở một khía cạnh hiện thực hơn, nơi mà những lí tưởng được cất cao ngân vang dưới máu và nước mắt của con người, nơi con người chỉ biết sống trong sự đau đớn và bất lực
3 Giới thiệu nhân vật Diệu Nương
Viết về Diệu Nương, có cả một huyền thoại Cuộc đời của Diệu Nương
là một cuộc đời đầy bí ẩn Mọi người chỉ có thể biết đến cô qua những lời đồn thổi, thêu dệt Và ngay chính cô cũng chẳng hay biết gì về chính mình Chỉ có một điều chắc chắn về cô Cô là người dân làng Diêm Mà cũng chẳng phải Diệu Nương chỉ trở thành người làng Diêm cùng những người khác cùng sống sót trong cuộc chạy loạn, lưu lạc tới vùng sông A Rang mà hợp thành làng Diêm Từ đấy, đã hình thành một cuộc đời mới với những con người lưu lạc nơi đây Một cái làng được cho là cô hồn, bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh, chắc chắn sẽ đem tới một đời sống gian khổ cho con người Diệu Nương sống dưới thân phận là “đồ đĩ rạc” trong mắt những người dân ở làng Diêm, trong nhiều lời đồn đại về cô Họ nói cô là danh ca Sài Gòn, hát cho lính nguỵ Sài Gòn Họ lại nói cô là gái quán bar trong căn
cứ Mỹ Cô trở thành tiếng tăm điên rồ và vô liêm xỉ Mọi thứ về cô đều được diễn tả trong sự thậm tệ, xấu xa, là một thứ con gái không thể chấp
Trang 5nhận được Ấy thế mà, cánh đàn ông vẫn mê cô “Dáng đi mềm mại uyển chuyển đung đưa toàn thân, hay khi cô thẫn thờ ngồi bên sông”; “tấm thân
óng ả” mà “đời sống cơ cực vùng giải phóng chưa kịp huỷ hoại đượm một vẻ gì thật quá đỗi đàn bà, đàn bà hơn tất cả những người đàn bà khác nhập lại”; sự buông thả không khuôn phép, tự do lãng đãng; đặc biệt, với giọng hát là sự cộng hưởng của “nỗi niềm thảo nguyên” Tất cả đã chỉ ra
sự mê hoặc đầy bí ẩn từ cô Giai điệu, lời ca mỗi khi cô ngân vang lên như nói thay về cuộc đời cô, một cuộc đời chẳng có cuộc đời, cứ trôi nổi,
vô định chỉ để sống qua ngày và qua ngày Nhưng cuộc đời ấy có trở nên thế nào trong mắt mọi người cũng không quan trọng bởi số phận chiến tranh, nỗi đau chiến tranh mang lại là như nhau và cái chúng ta quan tâm vốn không phải là những thứ cô phơi bày ra để mọi người thả sức bàn tán
về cô Những con người không sống trong thời chiến thì luôn tò mò về cách con người thời ấy tồn tại giữa chiến tranh bằng sức mạnh nào trong tâm hồn Điều ấy, chỉ có Diệu Nương mới nói cho ta biết
4 Diệu Nương hiện thân cho số phận của con người thời chiến
Trước hết, Diệu Nương là hiện thân cho số phận của con người thời chiến, đó là những con người sống dở chết dở giữa chiến tranh, mang trong mình số phận như cỏ cây vậy Nhưng Diệu Nương may mắn hơn những con người khác Cô thoát chết khỏi sự rùng rợn của cuộc thảm sát, thoát chết trong đống hoang tàn ám ảnh “dưới núi xác chết chất trên sân nhà thờ”, và hoi hóp sống bằng hơi thở của các tử thi Hiện thực chiến tranh luôn khốc liệt đến rùng mình như vậy Nó lướt qua sự kêu gào vô vọng của con người,
nó chớp nhoáng biến mọi vật sụp đổ thành đống tro tàn, nó nhấn chìm tất cả vào trong biển lửa Từ âm thanh “ì ì” của chiếc Dakota lượn trên bầu trời,
âm thanh kêu gào, hò hét của con người trong vô vọng đến hình ảnh màu bom đạn, khói lửa, nơi mà khung cảnh diễn ra chỉ trong chốc lát cũng đủ khiến người ta tan xương nát thịt thì sự sống lại của Diệu Nương chẳng khác gì một lần hồi sinh lại, trở về từ cõi chết Nhưng liệu những người may mắn sống trong vũng bùn lầy mà chiến tranh để lại có thực sự may mắn? Mùi khói lửa vẫn ở đấy, đống đổ nát vẫn ở đấy, núi xác chết vẫn còn đấy,
Trang 6mùi máu, mùi bi thương của chiến tranh chẳng thể xoá nhoà ngay, và dù từ cõi hư vô nào trở về, nhìn vào hiện thực ấy cũng bị vả ngay tức khắc bởi
những gì diễn ra khủng khiếp ngay trước mắt mình Sẽ là những ngổn ngang rối bời gì trong tâm trí dành cho những người được cho là may mắn ấy? Họ phải ở lại cùng nỗi đau cả thể xác lẫn tinh thần Sau khi được cứu sống, Diệu Nương cũng bởi chấn thương tinh thần ấy mà trở nên điên dại, “lúc điên ngấm ngầm, lúc lấp lửng điên, lang thang, vật vờ, nửa mộng du, lúc bột phát quay cuồng, mất trí” Có lẽ chỉ khi cô trở nên điên dại trong thế giới của riêng mình cô mới có thể quên đi cái hiện thực tàn khốc ấy? Có lẽ chỉ khi điên dại cô mới có thể tiếp tục sống trong thế giới
ảo mộng trong tâm trí mình, có thể là một thế giới của quá khứ hoặc tương lai, chỉ cần không phải là những gì của thực tại hoang tàn? Chiến tranh là vậy đấy Nó khiến con người không được là chính mình Nó giày
xé tâm trí con người, giữa cái hoang tàn của thế giới thực tại với cái ước mộng của thế giới nội tâm Trong thời buổi nghiệt ngã cam go, nay sống mai chết, nhọc nhằn, túng đói, mối quan tâm của con người chỉ còn là liệu ngày mai mình còn tồn tại không Sự điên dại của Diệu Nương là sự tất yếu của chiến tranh Cô cũng chỉ là một nạn nhân của chiến tranh Số phận của cô cũng giống như số phận của con người thời chiến, không có quyền lựa chọn cho số phận của mình, bị mất đi quyền sống được sống là chính mình, bị tha hoá thành một con người khác, bị chịu sự giày vò giằng xé trong tâm can, dường như con người thời chiến ấy chỉ còn là con người của thể xác, con người mai một về tâm hồn, chai sạn trong tâm hồn
5 Diệu Nương hiện thân cho tình yêu thời chiến
Tưởng chừng một con người chỉ là tồn tại bên ngoài thể xác ấy sẽ sống như thế đến khi số phận định đoạt cho mình, thế nhưng, giữa những tro tàn, vẫn âm ỉ những ngọn lửa đang cháy Diệu Nương cũng có cho mình tình yêu Tình yêu đã cho cô sự hồi sinh lần hai, và thực sự lần hồi sinh này là đắt giá Tình yêu giữa cô và nhân vật Tuấn- một người đối lập với cô, lầm
lỳ ít nói, và lãnh đạm thờ ơ với mọi chuyện Một con người trong đám pháo
Trang 7thủ luôn ăn to nói lớn, chỉ âm thầm nín thinh, đã dành được sự tin tưởng của Cù-một người làm nhiệm vụ anh nuôi trưởng, luôn không thích “bọn đàn bà” Ấy vậy mà, tình yêu lại nảy nở giữa hai con người xuất phát điểm
chẳng hề có điểm chung đấy Tuấn là một bộ binh bị thương nặng, anh tình nguyện ở lại chiến trường và được bổ sung sang tiểu đoàn cao xạ Tuấn trong con mắt của nhân vật “tôi” khác hẳn với những người còn lại,
sự ít nói lạ lùng nhưng lại âm thầm hành động của anh chắc hẳn khiến không ít người cảm thấy lạ lẫm Nhưng chẳng ai hỏi tại sao anh ít nói đến vậy Có lẽ anh cũng phải chịu những nỗi đau của cuộc chiến, và cũng rỉ máu trong tinh thần những vết thương Đây chính là điểm chung giữa cả Tuấn và Diệu Nương, những con người chịu chấn thương nặng nề trong tinh thần, chỉ họ mới thấu hết những sự tàn khốc, đáng sợ của chiến tranh,
vì thế vả chăng tình yêu của họ cũng xuất phát từ sự đồng điệu trong tâm hồn Nhưng tình yêu thời chiến vốn không đơn giản như thế Tình yêu của Tuấn và Diệu Nương còn là tình yêu vượt qua ranh giới, giới hạn Khi chiến tranh trở thành rào cản buộc con người phải kìm nén trong mình những cảm xúc đáng lẽ nên được biểu lộ ra bên ngoài Tình yêu trong thời chiến có những giới hạn nhất định Khi tình yêu lớn lao, cao cả
và chỉ duy nhất trong họ là tình yêu đất nước Đấy cũng là lí do tại sao Cù luôn có một ác cảm với người phụ nữ, ác cảm với lính nguỵ và những người theo lính nguỵ Vì trong anh, đó là những người cản đi việc thống nhất toàn lãnh thổ, chỉ biết theo cái lợi trước mắt Nhưng Tuấn thì hiểu thấu cái gọi là một lòng trung thành Cách mạng ấy Anh hiểu điều mà Diệu Nương muốn ngỏ, “chỉ một điều này thôi” Mội người đánh đàn, một người lặng lẽ hát, tiếng đàn, tiếng hát của tình yêu Thứ tình yêu vẫn cháy bỏng, mãnh liệt, tồn tại giữa màu khói lửa, ảm đạm, u hoài Đó không phải thứ tình yêu đáng để mọi người lên án, cản trở, cấm cản lại trở thành thứ đáng phải bị dập tắt, giết chết Tình yêu của họ đã lên án chiến tranh Thứ tình yêu ấy đã phản ánh tư tưởng thời cuộc Đại diện cho tình yêu của Tuấn và Diệu Nương là sự giác ngộ lí tưởng Cách mạng Tuấn hiểu tình yêu của họ chẳng sai gì khi thứ tình yêu ấy là sức mạnh để
Trang 8họ vượt qua tất cả Và thứ nhạc Trịnh mà Diệu Nương vẫn ngân vang ấy không phải là thứ phản Cách mạng Có lẽ vậy Cách mạng là điều cần thiết nhưng không chỉ là thống nhất về lãnh thổ địa lí, mà quan trọng hơn
đó là Cách mạng trong tinh thần con người Thứ tình yêu thiêng liêng,
cao cả vẫn luôn là tình yêu đất nước, nhưng không thể để nó trở thành thứ tình yêu vị kỉ, và luôn cần thứ tình yêu đẩy sức mạnh, ý chí của con người ra bên ngoài nội tâm, chỉ có thể là tình yêu của hai trái tim hoà hợp chung ý Hơn cả, tình yêu của Tuấn và Diệu Nương là sự hoà hợp, tựu về một lối Tuấn mang lí tưởng của bộ đội Bắc Việt, còn Diệu Nương mang tinh thần tự do, hiện đại của miền nam, của những người luôn nồng nàn cháy bỏng khát khao về một cuộc sống sung túc, yên ả, đủ đầy mà vẫn luôn bị cho là dựa dẫm vào lính Mĩ Ở đây, tác giả đã khéo léo gửi thông điệp của mình trong tình yêu của Diệu Nương và Tuấn, đó là sự hoà hợp, đoàn kết, tựu chung một lối của hai miền đất nước Ngày đấy mới là ngày hoà bình Bởi thế mà tác giả đã nhận xét về cuộc tình đầy éo le, bi kịch này rằng: “Chúng tôi đã bắn chết những người báo trước hoà bình, vậy
mà hoà bình vẫn đến”
6 Diệu Nương hiện thân cho khát vọng của con người
Tình yêu đã chết, nhưng khát vọng thì còn mãi Càng trong những tình cảnh éo le, thì con người càng cháy bỏng mãnh liệt những khát vọng Nhân vật Diệu Nương cũng không ngoại lệ Trong cô, cũng xuất hiện những khát vọng rất đỗi tính người, đó là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và hơn
cả là khát vọng tự do Người ta không hiểu vì sao Diệu Nương phải trở thành “con đĩ rạc” Đổi lại “những phút chưa được hưởng bao giờ ở quê nhà ngoài kia” của cánh đàn ông, cái cô cần trong túp lều nhỏ dựng ven sông chỉ
là “phong lương khô, túi gạo sấy, hộp thịt, thuốc lá, miếng vải, kim chỉ, gương lược,…” Đó là khát vọng sống và tồn tại Trong chiến tranh, không
gì là không thể Chiến tranh vốn chẳng có lề luật nào thì một con người dùng thân thể mình để đổi lại sự tồn tại qua ngày cũng chẳng phải việc hề hấn gì Nhưng lớn hơn sự tồn tại ấy là khát vọng thoát khỏi số phận thực tại, khát vọng sống đúng nghĩa Vì thế, cô đem số vật phẩm ấy qua nhà thờ để
Trang 9xin xoá tội và phải chăng còn là để cầu mong Thượng đế thực hiện cái điều duy nhất mà Diệu Nương mong muốn được cho là tội lỗi, đáng sợ, hão huyền ấy Khát vọng sống của cô là khát vọng của những người bị tha hoá bởi chiến tranh Nhưng khát vọng sống của cô cũng là khát vọng của những
con người dũng cảm, mà chẳng ai có thể thực hiện được ngoài Tuấn Có
lẽ đó là ước vọng được chạy trốn khỏi hiện thực và cất vang lời bài hát
“Ta rong chơi giữa đời i a biết đâu nguồn cội…” Đó không chỉ là khát vọng sống, còn là khát vọng hạnh phúc, khát vọng được tự do, bay nhảy Khát vọng về hạnh phúc luôn tồn tại, được thể hiện qua chính giọng hát của cô cất lên Một giọng hát khiến người ta không khỏi “rùng mình”, đó phải là giọng hát vượt lên trên tất thảy Bài ca của những hợp âm vừa trong trẻo, sáng rõ như tắm gội trong khí mát ban mai vừa rung lên một nỗi buồn, một nỗi buồn sâu thẳm, nỗi buồn của khúc du ca lạc loài, nỗi sầu thương hồ hải Tiếng hát ấy khóc cho những nỗi đau của chiến tranh
để lại, thương tiếc cho quá khứ tươi đẹp mà Diệu Nương cũng như những người khác đã trải qua Dường như trong họ vẫn luôn không ngừng mơ
về những năm tháng trong quá khứ những cũng là tương lai đây thôi, một cuộc sống chỉ có bình yên, hạnh phúc, những điều tươi đẹp diễn ra Vì thế, tiếng hát ấy như trở thành làn gió tưới mát vào trong tâm hồn họ, tiếp thêm động lực cho họ sống tiếp để đợi đến cái ngày mình mong chờ ấy
Dù “chỉ là con sâu cái kiến”, nhưng “một thời chúng ta cũng có/ Một quê hương và một mối tình” Hình ảnh “quê hương” và “mối tình” là kí hiệu của hạnh phúc Một tổ ấm hạnh phúc Một mái nhà hạnh phúc Thế nhưng, chiến tranh thì không có chỗ cho hạnh phúc Tuấn và Diệu Nương
đã bị giết bởi chính những người biết về tình yêu của họ, ước vọng của
họ Khát vọng tự do của Diệu Nương có lẽ đã đạt được, vì họ đã chết trong sự tự do của chính mình, chết trong hạnh phúc của riêng mình Và không phải chí có Tuấn hay Diệu Nương mới có khát vọng Cả nhân vật
“tôi”, lẫn Cù, những trinh sát viên, hay người dân làng Diêm, đều có cho mình một khát vọng chung là khát vọng hoà bình Nhưng họ hiểu sai về hoà bình Không phải cứ cầm súng, nổ súng bảo vệ cho lí tưởng bảo thủ
Trang 10của mình mới là bảo vệ hoà bình Xét đến cùng, dù tự do mà bất cứ tội ác nào cũng hợp lẽ thì đấy không phải là tự do, ta chẳng thể nhân danh điều thiện cái lợi ích chung của con người để chà đạp lên tự do hạnh phúc của người khác Khát vọng tự do đích thực là tìm đến sự tự do trong tâm hồn
Vì thế, nỗi ám ảnh giết chết Diệu Nương đã buộc những người chứng kiến thứ
tình yêu cao cả của cô vào câu hát: “Ta rong chơi i a biết đâu nguồn cội…” Hoà bình đã đến, nhưng tự do thì thực sự đến chưa? Nỗi ám ảnh chiến tranh chẳng thể nào nguôi, cuộc chiến đấu phía trước là lối thoát hay là nỗi đau trong tâm hồn, chẳng ai trả lời được, vì trong tâm hồn họ vẫn bị giằng xé bởi những “ngọn gió dại”
III Kết luận
Bảo Ninh đã tập trung khắc hoạ một con người chiến tranh làm con người đại diện Vì thế, Diệu Nương là nhân vật tư tưởng Cô là hiện thân cho con người thời chiến lên án chiến tranh tước đoạt đi quyền sống, hạnh phúc và tự do của con người Nhân vật Diệu Nương được khắc hoạ chi tiết, đậm nét qua các phương tiện nghệ thuật là không gian, thời gian nghệ thuật; qua các chi tiết miêu tả từ giọng hát đến hành động; qua những sự mâu thuẫn trong cái tôi để cuối cùng, ta thấy rõ một bức chân dung điển hình về Diệu Nương đầy sự điên dại, đáng thương nhưng cũng đỗi đẹp đẽ, nên thơ Trong không gian hoang dại “Một cái làng cô hồn Cỏ dại, gai góc, lùm bụi, những đống gạch vụn, ngói nát, dầm gãy ngổn ngang Rải rác, xiêu vẹo, những túp những nửa lều nửa hầm mọc ngoi lên trên nền đổ nát Từ những đống hoang tàn bầy chó trong làng bươi ra đủ thứ nát bét của đời sống một thời đã sụp đổ…”; trong thời gian hoang dại “Năm 72, chiến sự rùng rợn giết hàng đống người Người chết, chết ngả rạ dọc các ngả đường, la liệt trên các nội cỏ và nổi lềnh phềnh trên mặt sông Người còn sống sống ngắc ngoải, dở sống dở chết”; giữa “những nhân vật hoang dại”, cô đã trở thành một cá thể trong đó Nhưng trong cô sự sống còn âm ỉ, lay lắt Diệu Nương không điên dại hoàn toàn, chỉ trực chờ có một tia sáng cho cô hy vọng, cô sẽ lại cất cao bài hát lần nữa Tác giả đã liên tục viết về những khúc ca của