lich su 11 cuối kì II

4 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
lich su 11 cuối kì II

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề cương ôn tập Lịch sử 11 Cánh Diều học kì 2 được biên soạn theo hình thức thi mới của Bộ GD-ĐT 2025. Đây là đề số 2 mình ra.

Trang 1

Câu 1 Mục đích cuộc cải cách của Lê Thánh Tông là gì?

*A Tăng cường quyền lực của hoàng đế và bộ máy nhà nước B Hoàn thiện bộ máy nhà nước.

C Ổn định tình hình chính trị để phát triển kinh tế, văn hoá D Tăng cường tiềm lực, đối phó với giặc ngoại xâm.

Câu 2 Phương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu dưới thời vua Lê Thánh Tông là gì?

A Tiến cử *B Khoa cử C Ứng cử D Tập ấm.Câu 3 Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông là:

*A Quốc triều hình luật B Hình thư C Hình luật D Hoàng Việt luật

Câu 4 Cuộc cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông không mang lại kết quả nào đối với tình hình Đại

Việt lúc bấy giờ?

A Hoàn thiện bộ máy nhà nước.

B Đưa chế độ quân chủ Việt Nam phát triển đến đỉnh cao C Ổn định chính trị để phát triển kinh tế, văn hoá.

*D Thúc đẩy quá trình khai hoang và mở rộng lãnh thổ.Câu 5 Mục đích cuộc cải cách của Minh Mạng là gì? A Ổn định tình hình xã hội của đất nước.

B Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ C Cải tổ và hoàn thiện hệ thống quan lại.

*D Khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất.

Câu 6 Cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề quân sự quan trọng là

A Hàn lâm viện *B Cơ mật viện C Nội các D Đô sát viện.Câu 7 Vua Minh Mạng quyết định bỏ Bắc thành và Gia Định thành, chia cả nước thành các tỉnh, phủ vào

thời gian nào?

*A Năm 1831 - 1832 B Năm 1813 - 1823 C Năm 1824 - 1825 D Năm 1832 - 1833.Câu 8 Nội dung của chế độ hồi tỵ là gì?

*A Những người thân không được làm quan cùng một chỗ B Những người thân không được sống cùng một chỗ C Những người thân không được làm cùng một công việc D Những người thân không được giới thiệu nhau làm quan.Câu 9 Biển Đông kết nối các đại dương nào dưới đây?

*A Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương B Địa Trung Hải và Thái Bình Dương C Thái Bình Dương và Đại Tây Dương D Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.Câu 10 Những eo biển quan trọng ở Biển Đông là

*A Ma-lắc-ca, Đài Loan, Ba-si B Hô-mớt, Lu-xôn, Ba-si.

C Mô-dăm-bích, Hô-mớt, Lu-xôn D Ma-lắc-ca, Đài Loan, Hô-mớt.Câu 11 Ở khu vực Biển Đông, các nước có các hoạt động kinh tế nào?

A Thương mại, nông nghiệp, luyện kim B Ngân hàng, nông nghiệp, chế tạo ô tô.

*C Thương mại, khai thác hải sản và dầu khí, du lịch D Khai thác hải sản và dầu khí, nông nghiệp, luyện kim.Câu 12 Các cảng biển nào dưới đây nằm ở Biển Đông?

Trang 2

A Xin-ga-po, Đà Nẵng, Van-cô-vơ B Hồng Công, Ham-buốc, La Spe-di-a *C Xin-ga-po, Đà Nẵng, Ma-ni-la D Xin-ga-po, Ma-ni-la, Giê-noa.Câu 13 Biển Đông là khu vực giàu các tài nguyên thiên nhiên gì?

A Kim cương, cát, sinh vật biển *B Sinh vật biển, thiếc, dầu khí C Than đá, dầu khí, thiếc D Dầu khí, sinh vật biển, vàng.Câu 14 Đặc điểm địa lí chung của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là gì?

A Diện tích các đảo lớn *B Nằm ở trung tâm của Biển Đông C Các quần đảo gồm hàng nghìn hòn đảo nhỏ D Các đảo là đảo đá.

Câu 15 Tầm quan trọng của quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là gì? A Phát triển lâm nghiệp.

B Phát triển kinh tế nông nghiệp, đặc biệt trồng lúa nước.

C Phát triển các cơ sở công nghiệp nặng như luyện kim, chế tạo máy móc *D Xây dựng cơ sở hậu cần - kĩ thuật cho quốc phòng và kinh tế.

Câu 16 Các quốc gia ven Biển Đông hiện đang có những hoạt động kinh tế nào trong mỗi khu vực biển

*A Du lịch, khai thác thuỷ sản và dầu khí B Du lịch, khai khoáng, trồng cây công nghiệp C Khai khoáng, bảo tồn động - thực vật, thương mại D Tuần tra, khai thác dầu khí, lắp ráp tàu quân sự.

Câu 17 Những quốc gia nào dưới đây tiếp giáp với Biển Đông?

A Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a *B Việt Nam, Trung Quốc, Phi-líp-pin,

C Việt Nam, Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma D Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Mi-an-ma.Câu 18 Nhà Hồ thành lập khi nào?

*A Sau khi nhà Trần ngày càng suy yếu B Trong khi nhà Trần mới thành lập không lâu C Trong khi nhà Trần bắt đầu suy yếu D Trong khi nhà Trần hưng thịnh.

Câu 19 Ý nào dưới đây không phải lợi thế giúp Hồ Quý Ly thâu tóm quyền lực?

A Tầng lớp quý tộc ăn chơi, hưởng lạc B Khởi nghĩa nông dân và nô tì nổ ra ở nhiều

C Chăm-pa liên tục tấn công ra Thăng Long *D Vua Trần qua đời, nội bộ quan lại lục đục.Câu 20 Năm 1397 xảy ra sự kiện gì?

*A Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi B Hồ Quý Ly ép vua Trần dời đô vào Thanh

C Triều đại nhà Trần kết thúc D Hồ Quý Ly đặt tên nước là Đại Ngu.Câu 21 Người sáng lập ra nhà Hồ là ai?

A Hồ Hán Thương *B Hồ Quý Ly C Hồ Nguyên Trừng D Hồ Chí Minh.Câu 22 Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly thất bại là gì?

A Sự uy hiếp của nhà Minh B Sự chống đối của quý tộc Trần.

C Tài chính đất nước trống rỗng *D Không được sự ủng hộ của nhân dân.Câu 23 Ý nào không phải là cải cách của Hồ Quý Ly trong lĩnh vực chính trị, quân sự?

*A Đề cao văn hoá dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm

B Tăng cường xây dựng lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ, C Tiến hành các biện pháp để củng cố chế độ quân chủ tập quyền

D Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến,

Câu 24 Mặc cho đời sống của nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua và tầng lớp quý tộc, quan lại cuối nhà

A Ngày càng chuyên quyền, độc đoán, muốn phát động chiến tranh với phương Bắc B Ngày càng mở rộng các loại hình kinh tế thay thế cho làm nông nghiệp truyền thống *C Ngày càng sa vào những thú ăn chơi, hưởng lạc.

Trang 3

D Tất cả các đáp án trên.Câu 25 Cho đoạn tư liệu sau:

“Cuối thế kỉ XIV, do mất mùa đói kém, nông dân đã phải bán vợ, bán con, bán mình làm nô tì cho các quý tộc, địa chủ giàu có Bọn này nhân đó xâm chiếm hoặc mua rẻ ruộng đất mở rộng điền trang, tăng thêm số người làm Các cuộc chiến tranh với Ai Lao, Chăm-pa lại buộc dân nghèo phải bỏ ruộng đồng Nhà nước không còn sức quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, sửa đắp và bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi Trong nửa sau thế kỉ XIV đã có 9 lần vỡ đê, lụt lớn Có những năm vừa hạn vừa lụt như năm 1348, 1355, 1393… Hậu quả tất yếu của thiên tai và chiến tranh là mất mùa, đói kém Chỉ tính từ nửa đầu thế kỉ XIV cho đến năm 1379 đã có hơn 10 nạn đói lớn, dân nghèo đã phải bán cả nhà cửa, con cái, ruộng vườn…”

Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1 - NXB Giáo Dục tr 251.

*a) Cuối thế kỉ XIV, nhà Trần rơi vào khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, xã hội,

kinh tế, quốc phòng…

b) Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng của nhà Trần cuối thế kỉ XIV, là do sự chia rẽ, chống

phá của Hồ Quý Ly.

c) Mặc dù nhà Trần đã cố gắng tu sửa đê điều, chăm lo thủy lợi, nhưng vẫn không khắc phục được tình

trạng vỡ đê lụt lội.

*d) Đời sống của nhân dân Đại Việt cuối thế kỉ XIV có nhiều khổ cực Đây là nguyên nhân chính dẫn

đến mâu thuẫn xã hội gay gắt, bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa.

Lời giải

Câu 26 Cho đoạn tư liệu sau:

“Cuối năm 1406 - 1407 , quân Minh kéo vào xâm lược nước ta, cuộc kháng chiến của nhà Hồ đã thất bại thảm hại, kéo theo sự sụp đổ của vương triều Hồ và kết thúc cuộc cải cách còn đang dang dở của Hồ Quý Ly Cuộc xâm lược của nhà Minh là một nhân tố bên ngoài góp phần làm cho công cuộc cải cách của Hồ Quý Ly nhanh chóng bị thất bại”.

Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam - NXB Đại học quốc gia Hà Nội, tr.85

a) Nhân tố chủ quan góp phần làm cho cuộc cải cách của Hồ Quý Ly nhanh chóng thất bại là cuộc xâm

lược của nhà Minh.

*b) Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly còn tồn tại một số hạn chế, đó cũng là một trong những nguyên nhân

khiến cuộc cải cách của nhà Hồ nhanh chóng thất bại.

*c) Những hạn chế trong cải cách của Hồ Quý Ly đã tác động xấu đến khả năng thu phục nhân tâm và

tinh thần đoàn kết trong nước.

d) Sự sụp đổ của nhà Hồ do cả những yếu tố chủ quan và khách quan mang lại Trong đó yếu tố quan

trọng nhất là thế giặc quá mạnh, khó bề chống đỡ.

Lời giải

Câu 27 Đọc đoạn tư liệu sau đây:

"Biển Đông là tên do người Việt Nam đặt từ xa xưa cho vùng biển nằm ở phía đông đất nước(Dư địa chí của Nguyễn Trãi).Tên tiếng Anh của Biển Đông là South China Sea, do tổ chức Thủy đạc quốc tế đặt theo thông lệ dựa vào tên địa danh của một quốc gia ven biển có diện tích lãnh thổ đất liền lớn nhất nhưng tên gọi này không hàm ý về chủ quyền Người Trung Quốc gọi là Nam Hải , người Phi-lip-pin gọi là Biển Tây"

(Sách giáo khoa Lịch sử 11, bộ chân trời sáng tạo)

*a) Biển Đông có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo cách gọi của tưng quốc gia.

*b) Tổ chức Thủy đạc quốc tế đặt tên cho Biển Đông là South China Sea vì trung Quốc là quốc gia ven

Biển Đông có diện tích lớn nhất.

c) Theo tổ chức Thủy đạc quóc tế, Biển Đông là vùng biển thuojc chủ quyền duy nhất của Trung Quốc *d) Biên Đông là tên do người Việt Nam đặt do vùng biển này nằm ở phía Đông đất nước ta, nhưng

người Phi-lip-pin lại gọi là biển Tây vì vùng biển này nằm ở phía tây đất nước.

Lời giải

Trang 4

Câu 28 Cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông đưa tới sự xác lập của thể chế quân chủ chuyên chế

trung ương tập quyền mang tính quan liêu theo đường lối pháp trị Bộ máy nhà nước thời Lê sơ trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ Đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá của Đại Việt cũng có những biến đổi lớn, trong đó nổi bật là sự phát triển của nền kinh tế tiểu nông và sự thống trị của tư tưởng Nho giáo.

*a) Chế độ phong kiến Việt Nam thời Lê sơ đạt đỉnh cao.

*b) Sau cải cách của Lê Thánh Tông hình thành chế độ quân chủ chuyên chế quan liêu.

c) Tư tưởng Nho giáo, Phật giáo trở thành tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Việt Nam d) Thời Lê Thánh Tông phát triển kinh tế công- thương nghiệp.

Lời giải

Ngày đăng: 05/05/2024, 12:36

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan