1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Biện pháp thi công thay thế tủ trung thế SM6 Hãng Schneider

14 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương án thi công và biện pháp an toàn tháo dỡ, thay thế tủ hệ thống tủ điện trung thế của Ngân hàng MB Bank
Thể loại Báo cáo thi công
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

Biện pháp thi công thay thế tủ trung thế SM6 Hãng Schneider - Mục đích: Thay thế hệ thống tủ điện trung thế cũ bằng tủ trung thế mới

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

PHƯƠNG ÁN THI CÔNG VÀ BIỆN PHÁP AN TOÀN

THÁO DỠ, THAY THẾ TỦ HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN TRUNG THẾ

CỦA NGÂN HÀNG MB BANK

Địa điểm: Phòng điện trung thế tại Ngân hàng MB Bank

Đơn vị thi công:

Hà Nội, Ngày 24 tháng 03 năm 2022

Hà Nội 03/2022

Trang 2

PHẦN I ; GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY

- Công ty

- Giấy chứng nhận đăng kí thuế

- Mã số thuế:

- Địa chỉ văn phòng giao dịch:

PHẦN II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH

2.1 Mục đích, vị trí, đặc điểm hạng mục:

- Tên hạng mục: Tháo dỡ thay thế hệ thống tủ điện trung thế của Ngân hàng MB Bank

- Vị trí: Tòa nhà MB Bank – 21 Cát Linh- Đống Đa – Hà Nội

- Mục đích: Thay thế hệ thống tủ điện trung thế cũ bằng tủ trung thế mới

- Đặc điểm công trình:

+ Tháo dỡ hệ thống tủ điện trung thế cũ ra điểm tập kết

+ Di chuyển lắp đặt hệ thống tủ điện trung thế mới vào vị trí của tủ cũ

- Danh mục thiết bị cần tháo dỡ, thay thế:

2.2 Nội dung công việc:

- Tháo, di chuyển tủ điện trung thế cũ ra điểm tập kết

Đối với việc tháo, di chuyển cần tuân thủ các điều kiện sau:

 Người lao động phải được trang bị các đồ dùng , thiết bị bảo hộ lao động (PPE) và phải tuân thủ an toàn lao động khi thi công

 Chuẩn bị xe, nhân lực phục vụ việc tháo dỡ, di chuyển tủ ra điểm tập kết

 Phải tuân thủ và làm theo biện pháp thi công đã được lập ra, linh hoạt trong điều kiện thực tế để công việc diễn ra một cách hiệu quả nhất

- Di chuyển, lắp đặt tủ điện mới vào vị trí của tủ cũ

Đối với việc tháo, di chuyển, lắp đặt lại cần tuân thủ các điều kiện sau :

 Người lao động phải được trang bị các đồ dùng , thiết bị bảo hộ lao động (PPE) và phải tuân thủ an toàn lao động khi thi công

 Chuẩn bị nhân công,vật tư để di chuyển và lắp đặt hệ thống tủ điện mới

 Trong quá trình thi công phải đảm bảo các vật tư không bị va đập, hỏng hóc về mặt cơ hoc

+ Trong quá trình sửa chữa phải tuân thue theo phương án kỹ thuật đã đề ra của chủ đầu tư PHẦN III: BIỆN PHÁP THI CÔNG

3.1 Mục tiêu khi lập biện pháp thi công.

Xây dựng các biện pháp thi công để hoàn thành dự án một cách tốt nhất

Trang 3

3.2 Công tác chuẩn bị:

Chuẩn bị các điều kiện vật tư, thiết bị, nguồn nhân lực đảm bảo thi công trong điều kiện bình thường và có những phương án để thi công trong điều kiện thời tiết xấu đối với một số công việc cho phép nhằm đảm bảo tiến độ

3.2.2 Trách nhiệm và quyền hạn của bộ phận thi công.

- Các bộ phận thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Chỉ huy trưởng công trình đề ra Đảm bảo đúng quy trình và tiến độ thi công các hạng mục

- Lặp các kế hoạch và tiến độ thi công cho các hạng mục

3.2.3 Danh sách nhân công, thiết bị phục vụ thi công:

- Danh sách nhân viên đơn vị công tác và các chức danh trong phiếu nằm trong danh sách sau:

St

Số CMND / CCCD Ngày sinh Quê quán

- Phương tiện, dụng cụ tham gia công tác lắp đặt

thuật/Hãng SX Đơn vị

Số lượng Ghi chú

1 Xe nâng Forklift 5 tấn 5 tấn, càng dài

2 Xe cẩu tự hành 5 tấn 5 tấn, có 2 chân đỡ

3 Con lăn thép nâng di

chuyển đồ

Chất liệu thép, có bánh xe, tải trọng mỗi con lăn lên đến 0,5 tấn

4 ống thép sắt Chất liệu thép, dầy

Trang 4

5 Bộ cờ lê

Kích thước từ 8-24mm, chất liệu thép

8 Giá đỡ di chuyển tủ

Kích thước 570x1000cm, dày 2mm

3.3 TRÌNH TỰ THI CÔNG

3.3.1 Các bước thi công.

A Biện pháp chung

- Lập phiếu công tác phù hợp với công việc và khu vực thi công

- Kiểm tra hành lang an toàn điện

- Kiểm tra các dụng cụ bảo hộ an toàn cho đội thi công, người gác an toàn

- Chuẩn bị các dụng cụ thi công, dụng cụ chứa đựng, rẻ lau

- Tập kết nhân lực, chuẩn bị thiết bị tại công trường

- Lập hàng rào chắn ( sử dụng băng cảnh báo quanh khu vực tiến hành công việc và các khu vực có liên quan)

- Sử dụng dây an toàn với các hạng mục công việc trên cao

B Biện pháp tổ chức thi công

B.1 Đối với việc tháo, di chuyển hệ thống tủ điện cũ.

- Hoàn thành thủ tục giấy tờ thi công, cắt điện tại tòa nhà MB Bank

- Di chuyển vật tư, máy móc vào vị trí chuẩn bị cho công tác thi công Tiến hành lập rào chắn, ngăn người không có phận sự vào khu vực thi công

- Tiến hành xin phép cắt điện hệ thống, sau khi xác nhận nguồn điện đã mất tiến hành quy trình tháo thiết bị, tủ ra khỏi hệ thống tủ điện trung thế

- Bước 1: Dùng cờ lê, máy bắn ví, tiến hàng tháo hệ thống thanh cái tủ, đầu cáp trung thế và các điểm liên kết các tủ lại với nhau

Trang 5

Hình ảnh 1 : Hệ thống thanh cái tủ điện

- Bước 2: Dùng con lăn, ống típ, kê chân tủ để di chuyển ra ngoài cửa, rồi dùng xe nâng đưa tủ cũ ra điểm tập kết.(Nhà thầu sẽ làm 1 bộ giá để đỡ tủ và di chuyển tủ từ trong phòng điện trung thế ra bên ngoài)

Hình ảnh 2 : Vị trí và kích thước lắp giá đỡ tủ đưa ra ngoài

Trang 6

Hình ảnh 3: Dùng xe nâng đưa tủ điện ra ngoài

Hình ảnh 4 : Vị trí tập kết tủ điện cũ sau khi tháo lắp xong

- - Bước 3: Quá trình được lặp đi lặp lại cho đến khi tất cả các tủ trung thế cũ được đưa ra

khỏi phòng tủ điện và được tập kết tại điểm tập kết

B.2 Đối với việc di chuyển, đưa tủ điện mới vào vị trí kệ tủ điện cũ.

Trang 7

- Bước 1: Di chuyển xe chở tủ vào vị trí gần cửa phòng điện trung thế

Hình ảnh 5: Hướng đi xe cẩu tủ điện mới đưa vào

- Bước 2; Dùng dây đai, cẩu đưa tủ điện xuống vị trí kệ đã đặt trước đó Sau đó dùng con

lăn, ống típ di chuyển tủ điện vào vị trí tủ điện cũ ( Tủ điện đưa theo thứ tự lần lượt từ trong ra ngoài)

Hình ảnh 6 : Cẩu tủ điện xuống xe

-Bước 3: Quá trình được lặp đi lặp lại cho đến khi các tủ đã được di chuyển vào đúng vị

trí.( Sau khi đưa tủ thứ 2 vào tiến hành bắt vít cố định 2 tủ lại với nhau sau đó mới tiếp tục đưa các tủ vào vị trí)

Trang 8

Hình ảnh 7 : Tháo mặt cover và ghép tủ

-Bước 4: Sau khi các tủ đã được lắp đúng ví trí thì tiến hành lắp đặt hệ thống thanh cái,

đấu nối lại cáp trung thế cho từng ngăn tủ, các thiết bị trong tủ

Hình ảnh 8: Lắp đặt hệ thống thanh cái.

C Tiến độ thi công( dự kiến)

- Thời gian: 1 ngàỳ.

Note : Trong quá trình thi công tuyệt đối tuân thủ nội quy an toàn điện, các quy định an

toàn theo quy định của HPDQ và theo tiêu chuẩn hiện hành

3.3.2 Biện pháp đảm bảo an toàn trong thi công

- Tuân theo biện pháp thi công đã được phê duyệt.

- Tổ chức thi công hợp lý, đảm bảo đào tuần tự

- Thi công luôn đảm bảo an toàn về điện

Trang 9

- Nhân công phải nắm rõ các biện pháp an toàn.

3.3.3 Quy trình nghiệm thu:

- Nghiệm thu vật tư thiết bị trước khi đưa vào thi công;

- Nhật ký thi công;

- Biên bản nghiệm thu nội bộ;

- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình

PHẦN IV: BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN

Trong quá trình thi công, nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm:

- Tổ chức thực hiện đầy đủ thủ tục cho phép làm việc, quy định giám sát an toàn trong lúc làm việc, thủ tục nghỉ giải lao, kết thúc công tác và bàn giao… đúng quy định trong quy trình kỹ thuật an toàn trong xây dựng hiện hành

- Tổ chức thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn trong quá trình thi công để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con người và thiết bị

- Nghiêm chỉnh tổ chức thực hiện các biện pháp thi công theo yêu cầu kỹ thuật của từng loại công tác trong quy trình thi công

4.1 VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG:

4.1.1 Yêu cầu đối với người lao động:

Người lao động phải đủ 18 tuổi trở lên, có giấy xác nhận đầy đủ sức khỏe của cơ sở Y tế cấp Quận, Huyện trở lên

Mọi cán bộ công nhân lao động trên công trường đều được học an toàn lao động và có chứng chỉ an toàn lao động theo pháp luật còn hiệu lực

Tất cả cán bộ công nhân viên đều được phổ biến và thống nhất chung về biện pháp thi công an toàn trước khi thi công Tất cả cán bộ công nhân viên đều được trang bị BHLĐ cần thiết phục vụ cho công việc, phải sử dụng đầy đủ và đúng mục đích

Hàng ngày trước khi làm việc thợ vận hành máy phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của máy

và các thiết bị đảm bảo an toàn mới vận hành (Hằng ngày người kiểm tra phải tự ký xác nhận và lưu file tại thiết bị)

Các loại máy thi công được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên theo qui định đối với từng loại máy

Tuyệt đối không được uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trong quá trình làm việc Không được sử dụng điện thoại khi làm việc, di chuyển, lái xe

Trang 10

Đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn của luật 84/2015/QH13-Luật An toàn vệ sinh lao động.

4.1.2 Yêu cầu đối với việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động trước khi vào làm việc:

Tất cả công nhân lao động trên công trường đều được cấp các trang thiết bị phòng hộ lao động cần thiết như: găng tay, quần áo bảo hộ lao động, mũ cứng, giầy bảo hộ, ủng bảo hộ Đối với các công tác thi công trên cao (>2m) được trang bị đủ dây đeo an toàn toàn thân Mọi cán bộ công nhân làm việc tại công trường đều phải mang đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động cần thiết và chấp hành nghiêm kỷ luật lao động cũng như kỹ thuật an toàn lao động

Đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn của thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH-Hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

4.1.3 Yêu cầu đối với việc cảnh báo (căng dây, đặt biển cảnh báo )

Sử dụng dây cảnh báo an toàn màu trắng, đỏ để căng quanh khu vực thi công và khu vực

có nguy cơ gây mất an toàn xung quanh

Thông báo cho các đơn vị liên quan về khu vực thi công để có sự phối hợp giữa các đơn vị

Đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn theo quy chuẩn quốc gia về an toàn điện

QCVN: 01:2008/BCT

4.1.4 Biện pháp an toàn về điện

Trong quá trình làm việc, công nhân thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện thông qua các máy móc thiết bị công cụ phục vụ sản xuất do vậy yêu cầu mọi người phải tuân thủ

nghiêm ngặt các quy định về điện

- Khi làm những công việc có liên quan về điện phải cử những người có chuyên môn về điện (bằng cấp chứng minh) và có chứng chỉ huấn luyện an toàn về điện còn hiệu lực Một nhóm phải có hai người trở lên

- Đồng thời đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn theo quy chuẩn quốc gia về an toàn điện QCVN: 01:2008/BCT

4.1.5 Đối với các thiết bị điện

Tủ điện để cấp điện cho thi công phải có Aptômat chống giật loại RCCB và có ổ cắm cho các máy cầm tay

Điện cấp nguồn đến máy hàn phải được đấu qua Aptômat (CB)

Sử dụng phích cắm, ổ cắm công nghiệp để phục vụ cho thi công (không dùng loại dân dụng)

Trang 11

Trong quá trình làm việc, công nhân thường xuyên tiếp xúc với nguồn điện thông qua các máy móc thiết bị công cụ phục vụ sản xuất do vậy yêu cầu mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về điện như sau:

Chỉ những người có nhiệm vụ mới được phép sử dụng và vận hành các thiết bị điện và các máy móc có sử dụng nguồn năng lượng điện

Vỏ máy và các thiết bị phải được tiếp địa một cách chắc chắn

Các tủ phân phối điện phải có cầu giao trung gian, phải có nắp đậy và đầy đủ các thiết bị

an toàn như: atômát, cầu chì, các thiết bị dập hồ quang

Tất cả các hệ thống dây cáp và dây dẫn điện phục vụ thi công phải sử dụng loại cách điện tốt, điện áp chịu cách điện ≥ 500V, vị trí đi dây phải được bố trí sao cho thật gọn gàng không bị vướng và cản trở việc đi lại, vận chuyển vật tư, thiết bị trong quá trình thi công Khi làm việc trong hầm tối, buồng kín chỉ được sử dụng những thiết bị có điện áp ≤ 36V Khi máy móc thiết bị ngừng làm việc hoặc ngừng để sửa chữa, phải cắt toàn bộ nguồn điện vào máy Trong khi sửa chữa thì tại tủ điện cầu giao phải treo biển báo cấm đóng điện

Khi làm việc những công việc có liên quan về điện phải cử những người có chuyên môn

về điện Một nhóm phải có hai người trở lên

Các cầu giao cấp điện cho thi công được đặt trong hộp bảo vệ có mái che chống mưa và

để trên giá cao 0,7m so với mặt nền đang thi công

Tất cả các dây cáp nguồn phải được cách điện tuyệt đối, các mối nối, các điểm đấu dây phải được bọc cách điện, hộp đấu dây của động cơ điện phải có nắp đậy Vỏ máy phải có tiếp địa một cách chắc chắn Máy móc, thiết bị phải có đầy đủ các thiết bị an toàn như: cầu chì, rơ le, aptômát…

Vị trí đặt máy phải ở nơi ít người qua lại và không nằm gần đường di chuyển

Những người vận hành máy phải do người có trách nhiệm chỉ định và phải được hướng dẫn cách thức vận hành

Khi ngừng việc để sửa chữa, di chuyển phải cắt toàn bộ nguồn điện vào máy

Các loại máy như máy mài, cắt phải có cơ cấu bảo vệ chống đá văng, đĩa mài, cắt, phải được kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện sự cố

4.1.6 Lưu ý an toàn đối với các dụng cụ cầm tay

Dụng cụ cầm tay như: clê, mỏ lết… phải được người sử dụng cầm chắc trong tầm điều khiển Phải được kiểm tra hàng ngày trước khi đưa vào sử dụng những hư hại sau:

 Tay cầm có nứt không

 Các cạnh cắt có hư hỏng không

 Các chi tiết điều chỉnh

 Cán của các loại dụng cụ như: cuốc chim, xẻng, búa, đục phải sử dụng bằng ống thép

và hàn trực tiếp vào các loại dụng cụ này

 Đầu choòng, đục phải nhẵn không có ba via

 Vận chuyển dụng cụ trong hộp chứa, túi chứa được cấp

Trang 12

 Máy móc và các dụng cụ khác

 Máy nén khí phải có chứng chỉ an toàn do Sở LĐTBXH cấp

 Cán búa, cuốc chim, cuốc bàn, xẻng sử dụng cán gỗ phải được chêm chặt hoặc sử dụng cán bằng ống thép liên kết với búa, cuốc, xẻng bằng hàn

Trên đường ống dẫn khí công nghiệp tại vị trí đầu ra từ chai chứa khí và đầu vào của

mỏ cắt phải được lắp van dập lửa tạt ngược lại

4.1.7.An toàn khi làm việc trên cao

 Khi làm việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nhưng phía dưới có chướng ngại vật tất cả mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định sau:

 Chỉ những người có đủ sức khoẻ (có giấy chứng nhận của Cơ quan y tế cấp) mới được làm việc ở trên cao

 Những người uống rượu, bia và các chất kích thích khác tuyệt đối không được làm việc

 Công nhân làm việc trên cao phải có trang phục gọn gàng (quần áo bảo hộ, mũ có quai, đi giày bảo hộ và đeo dây an toàn, móc dây an toàn khi thao tác làm việc)

 Tất cả các thiết bị và vị trí thao tác khi công nhân làm việc trên cao phải cách điện tuyệt đối

 Khi làm việc các vị trí ở độ cao từ 2m trở lên so với mặt đất phải đeo dây an toàn, dây

an toàn phải được bộ phận chức năng kiểm tra, đóng số trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng

 Thợ hàn điện, hàn hơi phải sử dụng dây an toàn bằng da Khi làm việc trên cao dây an toàn phải được móc ở vị trí chắc chắn, tin cậy Vị trí móc dây phải cao hơn hoặc bằng 2/3 chiều cao của người và đảm bảo thao tác được thuận tiện trong quá trình thi công

 Những dụng cụ phục vụ cho việc thi công ở trên cao phải được để gọn gàng trong hộp tránh rơi vãi xuống phía dưới

 Không được ném vật tư, dụng cụ từ dưới lên trên hoặc từ trên xuống dưới

 Xung quanh vị trí có người làm việc trên cao, ở phía dưới trong vòng bán kính rộng nhất 5m của khu vực phải căng dây và có biển báo; biển cấm người qua lại

 Khi cần di chuyển trên sàn thao tác có độ nguy hiểm cao phải căng dây thường hoặc cáp để móc dây an toàn

4.1.8 Biện pháp an toàn khi làm việc trên Thang

 Trước khi sử dụng thang, bạn nên kiểm tra nó thật kỹ lưỡng Nếu bạn phát hiện bất

kỳ phần lỏng lẻo, các vết nứt hoặc hư hỏng khác, không sử dụng nó

 Khi triển khai một cái thang xếp nhôm, đảm bảo các bề mặt để đặt nó bằng phẳng, ổn định

 Không bao giờ sử dụng thang trên bề mặt ẩm ướt và trơn trượt

 Khi sử dụng thang nhôm chữ A, như là thang bậc, đảm bảo rằng nẹp khóa an toàn đã vào đúng vị trí

Trang 13

 Khi leo lên hay leo xuống thang nhôm rút gọn, luôn luôn đối mặt với thang và giữ cho

cơ thể của bạn ở giữa của hai thành thang và luôn theo nguyên tắc tiếp xúc 3 điểm với thang

 Khi sử dụng thang bậc, không bao giờ đứng trên nền cao nhất của thang, trừ khi đỉnh thang này được thiết kế nhằm mục đích này

 Chỉ cho phép từng người lên hoặc xuống thang

 Chỉ một người được làm việc trên thang

 Gốc kê thang an toàn vào khoảng 75° so với phương nằm ngang, tức ỉà thang làm thành cạnh huyền một tam giác vuông có cạnh đáy là lm, còn cạnh góc vuông kia 4m

 Chỉ được để một tay tự do; việc mang thiết bị hoặc các vật dụng khác lên thang là rất khó khăn và nguy hiểm, hơn nữa tải trọng phải rất hạn chế Nhiều rủi ro có thể xảy ra đối với người ở dưới khi có vật rơi từ trên thang xuống

 Nếu đầu thang không được giằng chắc thì phải có hai công nhân cùng làm việc: một người làm việc trên thang và một người giữ chân thang

4.2 AN TOÀN PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ.

4.2.1 Các biện pháp PCCN liên quan đến khi thực hiện công việc

Huấn luyện công tác phòng chống cháy nổ cho người lao động, diễn tập công tác phòng cháy, chữa cháy trước khi được vào công trường thi công (có giấy tờ chứng minh)

Hạn chế các nguồn gây cháy như lửa, xăng dầu, hàn, ga…

Nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ cho người lao động

Chuẩn bị nguồn nước, máy bơm, đường ống… sẵn sàng

4.2.2 Bố trí các vật liệu dễ gây cháy nổ

Các vật liệu dễ gây cháy nổ: xăng, gỗ ván, xà gồ… trước và sau khi thi công sẽ được xếp gọn tại một vị trí cách xa nguồn điện, máy móc thiết bị

4.2.3 Dụng cụ phòng cháy chữa cháy

Trang bị đầy đủ các bình chữa cháy để phòng cháy tại khu vực thi công và các khu vực

có phát sinh tia lửa

Sử dụng hiệu quả các phương tiện chữa cháy của Chủ đầu tư và các đơn vị thi công lân cận

4.3 CÔNG TÁC VỆ SINH CÔNG NGHIỆP, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

4.3.1.Công tác thực hiện vệ sinh môi trường khu vực thi công:

Vấn đề vệ sinh môi trường là một vấn đề quan trọng được Nhà thầu đặc biệt quan tâm trong quá trình thi công

Ngày đăng: 04/05/2024, 14:07

w