Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Thương mại - Cơ khí - Vật liệu NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGỜI DÂN ĐỊA PHƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG RESEARCH ON THE LOCAL COMMNUNITY PARTICIPATION IN COMMUNITY-BASED TOURISM DEVELOPMENT IN DON DUONG DISTRICT, LAM DONG PROVINCE Nguyen Thi Thanh Kieu, 0905443116, kieunttdlu.edu.vn Faculty of Tourism Management, Dalat University Nguyễn Thị Thanh Kiều Khoa Quản trị Du lịch, Đại học Đà Lạt Abstract Community-based tourism (CBT) is absolutely considered as a highlighted tourism type of sustainable tourism development targeting three important goals for benefits of economic growth, environment protection and cultural preservation. The essence of CBT emphasizes the community empowerment on tourism development. Therefore, local community participation at different levels not only contributes to enhancing their perception, improving their quality of life but also help to preserve local culture. Don Duong district is located about 30km far from Dalat city and belongs to the tourism clusters of Dalat and its vicinity, in recent years, Don Duong has been developeing CBT based on its natural and cultural resources, especially Churu authentic culture. However, local participation here is relatively limited and in a passive manner. Consequently, the purpose of this paper is to analyze the real situation of local community participation in CBT and to suggest some practical solutions for encouraging the local participation for CBT development in Don Duong district. Keywords: Local Community, Local Community Participation, Community-based Tourism Development, Don Duong, Lam Dong. Tóm tắt Du lịch cộng đồng được xem là một trong những loại hình du lịch tiêu biểu hướng đến sự phát triển bền vững với ba mục tiêu quan trọng nhằm đem lại lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn giá trị văn hóa bản địa. Bản chất của du lịch cộng đồng nhấn mạnh việc trao quyền cho cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch, do đó s ự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch ở các mức độ khác nhau không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện sinh kế cho chính người dân mà còn giúp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương. Là một huyện cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 30 km về phía Đông Nam, thuộc cụm du lịch Đà Lạt và vùng phụ cận; vài năm trở lại đây Đơn Dương đã bắt đầu phát triển du lịch cộng đồng dựa vào nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch văn hóa, đặc biệt là giá trị văn hóa bản địa gắn với đồng bào dân tộc Churu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch Đơn Dương còn hạn chế và mức độ tham gia vẫn còn mang tính bị động. Vì vậy, bài viết nhằm chỉ ra thực trạng tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Đơn Dương từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn Dương. Từ khóa: Ngƣời dân địa phƣơng, sự tham gia của ngƣời dân địa phƣơng, phát triể n du lịch cộng đồng, Đơn Dƣơng, Lâm Đồng. 1. GIỚI THIỆU Rõ ràng sự tham gia của người dân địa phương là điều kiện cần thiết để đảm bả o cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch nói chung và du lịch cộng đồ ng nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tế việc khuyến khích người dân tham gia vào hoạt độ ng du lịch hay thúc đẩy vai trò của họ trong tiến trình ra quyết định có liên quan đến phát triể n du lịch là không hề đơn giản (Mowforth Munt, 2009). Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát ý kiến người dân địa phương, bài viết phân tích quan điể m của người dân địa phương về du lịch cộng đồng và mức độ tham gia của họ vào hoạt độ ng du lịch tại Đơn Dương, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích ngườ i dân chủ động tham gia hoạt động du lịch, góp phần phát triển du lịch cộng đồng Đơn Dương theo hướng bền vững. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Người dân địa phương hay cộng đồng địa phương được xem là đối tượ ng tham gia trực tiếp với vai trò chủ thể trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bởi vì sản phẩ m du lịch cộng đồng không chỉ là không gian môi trường nơi cộng đồng sở hữ u, khai thác mà còn chính là cộng đồng địa phương với bản sắc văn hóa của họ. Chính cộng đồ ng là những người sáng tạo, nuôi dưỡng và bảo tồn các giá trị tài nguyên văn hóa và cũng là chủ nhân của việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên. Khái niệm du lịch cộng đồng được biết đến trong công trình nghiên cứu củ a Murphy (1985) và chính tác giả đã nghiên cứu sâu hơn về phát triển cộng đồng địa phương cũng như các vấn đề liên quan đến du lị ch (Murphy, 2004). Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác phân tích mối liên hệ giữa cộng đồng địa phương và du lịch như Richards và Hall (2000), Tosun và Timothy (2003), Okazaki (2008), Aref (2011), Bramwell (2014). Du lịch cộng đồng đã và đang được biết đến như những quan điểm, giả i pháp, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững (Bùi Thị Hải Yến, 2012). Theo Qũy Bảo tồ n Thiên nhiên thế giới (WWF, 2001), du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà ở đó người dân địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch sẽ được giữ lại cho người dân địa phương. Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng là một hướng phát triển đượ c tán thành mạnh mẽ trong phát triển du lịch. Điểm đến du lịch dựa vào cộng đồng được tiế p cận là một hệ sinh thái (ecosystem), nơi mà khách du lịch tương tác với đời số ng sinh hoạt tại địa phương (người dân địa phương, các dịch vụ cung cấp) và những yếu tố tự nhiên (phong cảnh, ánh nắng mặt trời) để trải nghiệm sản phẩm du lịch (Murphy, 1985). Do đó, nguyên tắc của phát triển bền vững nhấn mạnh cách tiếp cận cộng đồ ng (community approach) (D. Hall, 2000a). Dần dần, du lịch cộng đồng trở thành mộ t trong những loại hình du lịch với mục đích chính là phát triển du lịch gắn với thịnh vượ ng kinh tế của địa phương đồng thời cũng là loại hình du lịch tiêu biểu hướng đến mụ c tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch mà không có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng phai mờ giá trị văn hóa địa phương, tệ nạn xã hội diễn ra trong cộng đồng điểm đến và đời sống sinh hoạt của người dân bị chi phối bởi yếu tố thương mạ i (Teye và cộng sự, 2002). Sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch được xem là yếu tố then chốt trong phát triển du lịch bền vững (Murphy, 1985; Choi, 2005). Sự tham gia làm tăng cảm giác của người dân về quyền kiểm soát các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc số ng của chính họ đồng thời thúc đẩy sự tự tin và tự nhận thức (Nampila, 2005). Bên c ạnh đó, Levi Litwin (1986) cũng coi sự tham gia của cộng đồng là cách để tạo ra một hệ thố ng thủ tục dân chủ để cho phép các thành viên cộng đồng tham gia tích cự c và có trách nhiệm cho sự phát triển của riêng mình, để chia sẻ một cách bình đẳng những thành quả của phát triển cộng đồng và cải thiện quyền ra quyết định của họ. Sự tham gia của cộng đồng giúp cho họ tự ý thức phải chịu trách nhiệm với bản thân cũng như với ngườ i khác, sẵn sàng chia sẻ và tương tác (Aref, 2010). Với mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, du lịch cộng đồng đặc biệt khuyế n khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch bởi vì người dân địa phương chính là người sở hữu và sử dụng các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch văn hóa. Theo Pretty và cộng sự (1995) thì có 07 mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch, cụ thể là: - Thụ động (Passive participation): người dân tham gia vì được thông báo hoặc đượ c cho biết cái gì đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra với địa phương. Thực chất chỉ là những thông báo đơn phương từ phía bộ phận quản lý hoặc điều hành dự án mà không quan tâm đến phản ứng của người dân. Ở đây thông tin chỉ được chia sẻ giữ a những cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài cộng đồng. - Thông tin (Information giving): cộng đồng tham gia thông qua việc trả lờ i các câu hỏi trong phiếu khảo sát hoặc các phương thức điều tra tương tự từ nhà nghiên cứu. cộng đồng địa phương không có vai trò hoặc không có sự ảnh hưởng đế n quá trình xử lý thông tin đồng thời kết quả của cuộc điều tra cũng không được chia sẻ cho cộng đồng. - Tư vấn (Consultation): cộng đồng được tham khảo ý kiến và quan điểm của cộng đồng có được lưu ý, tuy nhiên các chuyên gia bên ngoài sẽ là người xác định vấn đề, đưa ra giải pháp. Do đó, cộng đồng địa phương không đượ c tham gia vào quá trình ra quyết định và cũng không có gì bắt buộc các chuyên gia phải xem xét đến quan điểm của người dân. - Khuyến khích (Material incentives): người dân tham gia bằng cách đóng góp các nguồn lực (sức lao động, đất đai) để được nhận lương thực, tiền mặt hoặ c các khuyến khích vật chất khác. Họ không được tham gia vào các thử nghiệm hoặ c quá trình học tập. Vì thế, tuy mang tiếng là tham gia song ngườ i dân không có vai trò gì trong việc kéo dài công nghệ hoặc công tác thực hành khi những khuyế n khích vật chất ấy không còn. - Chức năng (Funtional participation): người dân tham gia bằng cách lập ra các nhóm để đáp ứng các mục đích đã định trước liên quan đến dự án. Sự tham gia có thể mang tính tương tác và kéo theo sự chia sẻ trong việc ra quy ết định nhưng có xu hướng phát sinh sau khi các quyết định chính đã được đưa ra bởi các cán bộ chuyên môn bên ngoài. Trong trường hợp xấu nhất, người dân chỉ được mời đến để phục vụ cho những mục đích thứ yếu; các nhóm được thành lập có xu hướng phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và có thể trở nên tự phụ thuộc lẫn nhau. - Tương tác (Interactive participation): người dân tham gia vào việ c cùng phân tích, triển khai các kế hoạch hành động, thành lập hoặc tăng cường năng lực củ a chính quyền địa phương. Lúc này tham gia được xem là một quyền chứ không còn là một phương tiện để đạt được mục tiêu của dự án. - Chủ động (Self-mobilisation): Người dân đưa ra các sáng kiến độc lập với các tổ chức bên ngoài nhằm thay đổi hệ thống. Họ phát triển các mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài nhằm nhận được các nguồn tài nguyên và sự tư vấn kỹ thuậ t, song vẫn giữ quyền kiểm soát đối với việc sử dụng các nguồn tài nguyên. Sự tự thân vận động có thể nhân rộng nếu chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tạo mộ t khung hỗ trợ, tuy nhiên ở mức độ tham gia này vẫn có thể gặp phải những thách thức về sự phân phối không công bằng của cải và quyền lực. Mặc dù tại Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về du lịch cộng đồng hoặ c phát triển du lịch dựa trên cách tiếp cận cộng đồng điểm đến như Phạm Trung Lương và cộng sự (2002), Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010), Phạm Hồng Long (2012), Tạ Tường Vi (2013), Võ Quế (2014) nhưng các đề tài này chưa phân tích cụ thể mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch dựa trên thang đo mức độ tham gia củ a Pretty (1995). Vì thế, bài viết đi vào phân tích thực trạng tham gia và đánh giá mức độ tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch cộng đồng tại huy ện Đơn Dương theo lý thuyết của Pretty (1995) từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm tăng cường sự tham gia của người dân đối với việc phát triển du lịch cộng đồng địa phương. 3. PHƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc điều tra bảng hỏi đối với người dân địa phương. Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huy ện Đơn Dương, nghiên cứu chọn hộ gia đình làm mẫu đại diện. Việc tiến hành phát phiếu điề u tra có phân nhóm và chọn mẫu, được tiến hành trong ba đợt vào các mùa cao điểm và thấp điểm năm 2015 của điểm đến Đơn Dương nhằm thu thập thông tin một cách khách quan và đảm bảo tính cân đối. Cuối cùng, 132160 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích định lượng bằng phần mềm SPSS 21.0. 4. SỰ THAM GIA CỦA NGỜI DÂN ĐỊA PHƠNG TRONG DU LỊ CH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG 4.1. Thông tin nhân khẩu học của ngƣời dân đƣợc khảo sát Kết quả thông tin nhân khẩu học của người dân được khảo sát thể hiện trong Bả ng 1 cụ thể như sau: Bảng 1: Thông tin nhân khẩu học của ngƣời dân đƣợc khảo sát Như vậy, về độ tuổi, người dân từ 31 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, 56.1, tiếp đến là độ tuổi 18 – 30 chiếm tỷ lệ 20.5, người dân được khảo sát trong độ tuổi 51 – 60 chỉ chiếm 16.7, còn độ tuổi trên 60 có tỷ lệ thấp nhất, 6.8. Về giới tính, tỷ lệ nữ chiếm hơn một nửa số đáp viên, 51.5. Phần lớn người dân được khảo sát là dân tộ c Kinh (54.5) và Churu (38.6) còn tỷ lệ đồng bào dân tộc khác như Cơ Ho, Chil, Mạ, Êđê, … chỉ chiếm 6.9. Về trình độ, số đáp viên học đến Cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhấ t, 34.8 và 20.5 là tỷ lệ đáp viên học đến Cấp 3, tỷ lệ đáp viên có trình độ từ Cấp 1 trở xuống là 21.3 còn trình độ Đại học, Sau đại học chiếm tỷ lệ 12.9 và cuối cùng là trình độ Trung cấp, Cao đẳng 10.6. Về nghề nghiệp, đa số người dân được khảo sát làm nghề nông, chiếm 53.8. Nhìn chung, mức thu nhập của đáp viên tương đối cao so với một số địa phương ở khu vực miền núi, thu nhập trung bình của hộ gia đình đáp viên trên 4,5 triệu đồngtháng chiếm tỷ lệ cao nhất, 44.7, tiếp đến là mức thu nhập từ 1,5 triệu – 4,5 triệu Tuổi Tần suất Tỷ lệ () Nghề nghiệp Tần suất Tỷ lệ () 18 – 30 27 20.5 Làm nông nghiệp 71 53.8 31 - 50 74 56.1 Học sinh, sinh viên 2 1.5 51- 60 22 16.7 Giảng viên, giáo viên 7 5.3 trên 60 9 6.8 Kinh doanh, buôn bán 24 18.2 Giới tính Nhân viên văn phòng Nam 64 48.5 Cán bộ viên chức 9 6.8 Nữ 68 51.5 Nghề thủ công truyền thống: kim hoàn, đồ gỗ mỹ nghệ, bánh tráng, rượu cần,… 4 3.0 Dân tộc Công nhân 1 0.8 Kinh 72 54.5 Khác: may mặc, nấu ăn, thợ xây, tài xế, bảo vệ,… 6 4.5 Churu 51 38.6 Khác: Chil, Mạ, Cơ Ho,… 9 6.9 Trình độ Thu nhập Không qua trường lớp 8 6.1 Dưới 700.000 đ 12 9.1 Cấp 1 20 15.2 700.000 - 1.500.000 đ 10 7.6 Cấp 2 46 34.8 1.500.001 - 4.500.000 đ 51 38.6 Cấp 3 27 20.5 Trên 4.500.000 đ 59 44.7 Trung cấp, Cao đẳng 14 10.6 Đại học, Sau Đại học 17 12.9 Thời gian sống tại địa phƣơng Nguồn thu nhập chính 1 - 5 năm 6 4.5 Nông nghiệp 71 53.8 6 - 10 năm 4 3.0 Sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ 3 2.3 11 - 15 năm 10 7.6 Kinh doanh, buôn bán 18 13.6 16 - 20 năm 14 10.6 Dịch vụ du lịch 11 8.3 Trên 20 năm 98 74.2 Giao khoán...
Trang 1NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG RESEARCH ON THE LOCAL COMMNUNITY PARTICIPATION IN
COMMUNITY-BASED TOURISM DEVELOPMENT IN DON DUONG
DISTRICT, LAM DONG PROVINCE
Nguyen Thi Thanh Kieu, 0905443116, kieuntt@dlu.edu.vn
Faculty of Tourism Management, Dalat University
Nguyễn Thị Thanh Kiều Khoa Quản trị Du lịch, Đại học Đà Lạt
Abstract
Community-based tourism (CBT) is absolutely considered as a highlighted tourism type of sustainable tourism development targeting three important goals for benefits of economic growth, environment protection and cultural preservation The essence of CBT emphasizes the community empowerment on tourism development Therefore, local community participation at different levels not only contributes to enhancing their perception, improving their quality of life but also help to preserve local culture Don Duong district is located about 30km far from Dalat city and belongs to the tourism clusters of Dalat and its vicinity, in recent years, Don Duong has been developeing CBT based on its natural and cultural resources, especially Churu authentic culture However, local participation here is relatively limited and in a passive manner
Consequently, the purpose of this paper is to analyze the real situation of local community participation in CBT and to suggest some practical solutions for encouraging the local participation for CBT development in Don Duong district
Keywords: Local Community, Local Community Participation, Community-based Tourism Development, Don Duong, Lam Dong
Tóm tắt
Du lịch cộng đồng được xem là một trong những loại hình du lịch tiêu biểu hướng đến sự phát triển bền vững với ba mục tiêu quan trọng nhằm đem lại lợi ích kinh tế, bảo
vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn giá trị văn hóa bản địa Bản chất của du lịch cộng đồng nhấn mạnh việc trao quyền cho cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch, do đó sự tham gia của người dân vào hoạt động du lịch ở các mức độ khác nhau không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện sinh kế cho chính người dân mà còn giúp bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương Là một huyện cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng
30 km về phía Đông Nam, thuộc cụm du lịch Đà Lạt và vùng phụ cận; vài năm trở lại đây Đơn Dương đã bắt đầu phát triển du lịch cộng đồng dựa vào nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch văn hóa, đặc biệt là giá trị văn hóa bản địa gắn với đồng bào
Trang 2dân tộc Churu Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch Đơn Dương còn hạn chế và mức độ tham gia vẫn còn mang tính bị động Vì vậy, bài viết nhằm chỉ ra thực trạng tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Đơn Dương từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch cộng đồng tại Đơn Dương
Từ khóa: Người dân địa phương, sự tham gia của người dân địa phương, phát triển
du lịch cộng đồng, Đơn Dương, Lâm Đồng
1 GIỚI THIỆU
Rõ ràng sự tham gia của người dân địa phương là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng Tuy nhiên, trong thực tế việc khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động du lịch hay thúc đẩy vai trò của họ trong tiến trình ra quyết định có liên quan đến phát triển
du lịch là không hề đơn giản (Mowforth & Munt, 2009) Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua khảo sát ý kiến người dân địa phương,bài viết phân tích quan điểm của người dân địa phương về du lịch cộng đồng và mức độ tham gia của họ vào hoạt động
du lịch tại Đơn Dương, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm khuyến khích người dân chủ động tham gia hoạt động du lịch, góp phần phát triển du lịch cộng đồng Đơn Dương theo hướng bền vững
2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Người dân địa phương hay cộng đồng địa phương được xem là đối tượng tham gia trực tiếp với vai trò chủ thể trong hoạt động phát triển du lịch cộng đồng bởi vì sản phẩm
du lịch cộng đồng không chỉ là không gian môi trường nơi cộng đồng sở hữu, khai thác
mà còn chính là cộng đồng địa phương với bản sắc văn hóa của họ Chính cộng đồng là những người sáng tạo, nuôi dưỡng và bảo tồn các giá trị tài nguyên văn hóa và cũng là
chủ nhân của việc bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên
Khái niệm du lịch cộng đồng được biết đến trong công trình nghiên cứu của Murphy (1985) và chính tác giả đã nghiên cứu sâu hơn về phát triển cộng đồng địa phương cũng như các vấn đề liên quan đến du lịch (Murphy, 2004) Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác phân tích mối liên hệ giữa cộng đồng địa phương và du lịch như Richards và Hall (2000), Tosun và Timothy (2003), Okazaki (2008), Aref (2011), Bramwell (2014) Du lịch cộng đồng đã và đang được biết đến như những quan điểm, giải pháp, nguyên tắc phát triển du lịch bền vững (Bùi Thị Hải Yến, 2012) Theo Qũy Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (WWF, 2001), du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà ở đó người dân địa phương có sự kiểm soát và tham gia chủ yếu vào sự phát triển và quản lý các hoạt động du lịch và phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch sẽ được giữ lại cho
Trang 3người dân địa phương Cách tiếp cận dựa vào cộng đồng là một hướng phát triển được tán thành mạnh mẽ trong phát triển du lịch Điểm đến du lịch dựa vào cộng đồng được tiếp cận là một hệ sinh thái (ecosystem), nơi mà khách du lịch tương tác với đời sống sinh hoạt tại địa phương (người dân địa phương, các dịch vụ cung cấp) và những yếu tố tự nhiên (phong cảnh, ánh nắng mặt trời) để trải nghiệm sản phẩm du lịch (Murphy, 1985)
Do đó, nguyên tắc của phát triển bền vững nhấn mạnh cách tiếp cận cộng đồng (community approach) (D Hall, 2000a) Dần dần, du lịch cộng đồng trở thành một trong những loại hình du lịch với mục đích chính là phát triển du lịch gắn với thịnh vượng kinh
tế của địa phương đồng thời cũng là loại hình du lịch tiêu biểu hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Tuy nhiên, việc phát triển du lịch mà không có sự kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng phai mờ giá trị văn hóa địa phương, tệ nạn xã hội diễn ra trong cộng đồng điểm đến và đời sống sinh hoạt của người dân bị chi phối bởi yếu tố thương mại (Teye và cộng sự, 2002)
Sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch được xem là yếu tố then chốt trong phát triển du lịch bền vững (Murphy, 1985; Choi, 2005) Sự tham gia làm tăng cảm giác của người dân về quyền kiểm soát các vấn đề có ảnh hưởng đến cuộc sống của chính họ đồng thời thúc đẩy sự tự tin và tự nhận thức (Nampila, 2005) Bên cạnh đó, Levi & Litwin (1986) cũng coi sự tham gia của cộng đồng là cách để tạo ra một hệ thống thủ tục dân chủ để cho phép các thành viên cộng đồng tham gia tích cực và có trách nhiệm cho sự phát triển của riêng mình, để chia sẻ một cách bình đẳng những thành quả của phát triển cộng đồng và cải thiện quyền ra quyết định của họ Sự tham gia của cộng đồng giúp cho họ tự ý thức phải chịu trách nhiệm với bản thân cũng như với người khác, sẵn sàng chia sẻ và tương tác (Aref, 2010)
Với mục tiêu hướng đến phát triển bền vững, du lịch cộng đồng đặc biệt khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch bởi vì người dân địa phương chính là người sở hữu và sử dụng các giá trị tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch văn hóa Theo Pretty và cộng sự (1995) thì có 07 mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch, cụ thể là:
- Thụ động (Passive participation): người dân tham gia vì được thông báo hoặc được cho biết cái gì đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra với địa phương Thực chất chỉ là những thông báo đơn phương từ phía bộ phận quản lý hoặc điều hành dự án mà không quan tâm đến phản ứng của người dân Ở đây thông tin chỉ được chia sẻ giữa những cá nhân hoặc tổ chức bên ngoài cộng đồng
- Thông tin (Information giving): cộng đồng tham gia thông qua việc trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát hoặc các phương thức điều tra tương tự từ nhà nghiên cứu
Trang 4cộng đồng địa phương không có vai trò hoặc không có sự ảnh hưởng đến quá trình
xử lý thông tin đồng thời kết quả của cuộc điều tra cũng không được chia sẻ cho cộng đồng
- Tư vấn (Consultation): cộng đồng được tham khảo ý kiến và quan điểm của cộng đồng có được lưu ý, tuy nhiên các chuyên gia bên ngoài sẽ là người xác định vấn
đề, đưa ra giải pháp Do đó, cộng đồng địa phương không được tham gia vào quá trình ra quyết định và cũng không có gì bắt buộc các chuyên gia phải xem xét đến quan điểm của người dân
- Khuyến khích (Material incentives): người dân tham gia bằng cách đóng góp các nguồn lực (sức lao động, đất đai) để được nhận lương thực, tiền mặt hoặc các khuyến khích vật chất khác Họ không được tham gia vào các thử nghiệm hoặc quá trình học tập Vì thế, tuy mang tiếng là tham gia song người dân không có vai trò
gì trong việc kéo dài công nghệ hoặc công tác thực hành khi những khuyến khích vật chất ấy không còn
- Chức năng (Funtional participation): người dân tham gia bằng cách lập ra các nhóm để đáp ứng các mục đích đã định trước liên quan đến dự án Sự tham gia có thể mang tính tương tác và kéo theo sự chia sẻ trong việc ra quyết định nhưng có
xu hướng phát sinh sau khi các quyết định chính đã được đưa ra bởi các cán bộ chuyên môn bên ngoài Trong trường hợp xấu nhất, người dân chỉ được mời đến để phục vụ cho những mục đích thứ yếu; các nhóm được thành lập có xu hướng phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ bên ngoài và có thể trở nên tự phụ thuộc lẫn nhau
- Tương tác (Interactive participation): người dân tham gia vào việc cùng phân tích, triển khai các kế hoạch hành động, thành lập hoặc tăng cường năng lực của chính quyền địa phương Lúc này tham gia được xem là một quyền chứ không còn là một phương tiện để đạt được mục tiêu của dự án
- Chủ động (Self-mobilisation): Người dân đưa ra các sáng kiến độc lập với các tổ chức bên ngoài nhằm thay đổi hệ thống Họ phát triển các mối quan hệ với các tổ chức bên ngoài nhằm nhận được các nguồn tài nguyên và sự tư vấn kỹ thuật, song vẫn giữ quyền kiểm soát đối với việc sử dụng các nguồn tài nguyên Sự tự thân vận động có thể nhân rộng nếu chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tạo một khung
hỗ trợ, tuy nhiên ở mức độ tham gia này vẫn có thể gặp phải những thách thức về
sự phân phối không công bằng của cải và quyền lực
Mặc dù tại Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu về du lịch cộng đồng hoặc phát triển du lịch dựa trên cách tiếp cận cộng đồng điểm đến như Phạm Trung Lương và cộng sự (2002), Nguyễn Thị Thu Nhàn (2010), Phạm Hồng Long (2012), Tạ Tường Vi
Trang 5(2013), Võ Quế (2014) nhưng các đề tài này chưa phân tích cụ thể mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch dựa trên thang đo mức độ tham gia của Pretty (1995) Vì thế, bài viết đi vào phân tích thực trạng tham gia và đánh giá mức độ tham gia của người dân địa phương trong hoạt động du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương theo lý thuyết của Pretty (1995) từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm tăng cường sự tham gia của người dân đối với việc phát triển du lịch cộng đồng địa phương
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc điều tra bảng hỏi đối với người dân địa phương Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đơn Dương, nghiên cứu chọn hộ gia đình làm mẫu đại diện Việc tiến hành phát phiếu điều tra
có phân nhóm và chọn mẫu, được tiến hành trong ba đợt vào các mùa cao điểm và thấp điểm năm 2015 của điểm đến Đơn Dương nhằm thu thập thông tin một cách khách quan
và đảm bảo tính cân đối Cuối cùng, 132/160 phiếu hợp lệ được đưa vào phân tích định lượng bằng phần mềm SPSS 21.0
4 SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
4.1 Thông tin nhân khẩu học của người dân được khảo sát
Kết quả thông tin nhân khẩu học của người dân được khảo sát thể hiện trong Bảng
1 cụ thể như sau:
Trang 6Bảng 1: Thông tin nhân khẩu học của người dân được khảo sát
Như vậy, về độ tuổi, người dân từ 31 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất, 56.1%, tiếp đến là
độ tuổi 18 – 30 chiếm tỷ lệ 20.5%, người dân được khảo sát trong độ tuổi 51 – 60 chỉ chiếm 16.7%, còn độ tuổi trên 60 có tỷ lệ thấp nhất, 6.8% Về giới tính, tỷ lệ nữ chiếm hơn một nửa số đáp viên, 51.5% Phần lớn người dân được khảo sát là dân tộc Kinh (54.5%) và Churu (38.6%) còn tỷ lệ đồng bào dân tộc khác như Cơ Ho, Chil, Mạ, Êđê, … chỉ chiếm 6.9% Về trình độ, số đáp viên học đến Cấp 2 chiếm tỷ lệ cao nhất, 34.8% và 20.5% là tỷ lệ đáp viên học đến Cấp 3, tỷ lệ đáp viên có trình độ từ Cấp 1 trở xuống là 21.3% còn trình độ Đại học, Sau đại học chiếm tỷ lệ 12.9% và cuối cùng là trình độ Trung cấp, Cao đẳng 10.6% Về nghề nghiệp, đa số người dân được khảo sát làm nghề nông, chiếm 53.8% Nhìn chung, mức thu nhập của đáp viên tương đối cao so với một số địa phương ở khu vực miền núi, thu nhập trung bình của hộ gia đình đáp viên trên 4,5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất, 44.7%, tiếp đến là mức thu nhập từ 1,5 triệu – 4,5 triệu
suất
Tỷ lệ
suất
Tỷ lệ (%)
Nữ 68 51.5 Nghề thủ công truyền thống: kim hoàn, đồ
gỗ mỹ nghệ, bánh tráng, rượu cần,… 4 3.0
Kinh 72 54.5 Khác: may mặc, nấu ăn, thợ xây, tài xế,
Khác: Chil, Mạ, Cơ
Ho,…
9 6.9
Trung cấp, Cao đẳng 14 10.6
Đại học, Sau Đại học 17 12.9
Thời gian sống tại địa phương Nguồn thu nhập chính
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2015
Trang 7đồng/tháng, chiếm 38.6%, tỷ lệ mức thu nhập từ 700 ngàn – 1,5 triệu đồng/tháng là 7.6%
và hộ gia đình có mức thu nhập dưới 700 ngàn đồng/tháng chiếm 9.1% trong đó chủ yếu
là các hộ gia đình người đồng bào dân tộc Churu sinh sống tại xã Pró – đây cũng là xã duy nhất của huyện Đơn Dương chưa đạt chuẩn xã nông thôn mới tính đến cuối năm
2015 Nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình chủ yếu từ nông nghiệp (trồng rau, hoa, chăn nuôi bò sữa) chiếm hơn một nửa số đáp viên, 53.8%, còn nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ du lịch chỉ chiếm 8.3%, từ hoạt động sản nguồn xuất đồ thủ công mỹ nghệ và giao khoán bảo vệ rừng chiếm tỷ lệ bằng nhau là 2.3%, còn lại từ các khác
4.2 Quan điểm của người dân địa phương về du lịch cộng đồng
Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết người dân đều đồng tình với quan điểm cho rằng du lịch cộng đồng là loại hình du lịch tham quan làng bản, người dân tham gia, quản
lý hoạt động du lịch chiếm tỷ lệ đồng ý (hoàn toàn đồng ý) trên 97.7%; mặt khác người dân phải có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường tự nhiên, tài nguyên văn hóa địa phương chiếm tỷ lệ 96.2%, đặc biệt 100% người dân đồng ý DLCĐ là loại hình du lịch giúp du khách trải nghiệm bản sắc cộng đồng địa phương Còn 93.9% là tỷ lệ người dân đồng ý DLCĐ nhận được sự giúp đỡ hỗ trợ của các cá nhận, tổ chức cũng như chính quyền địa phương
Bảng 2 Quan điểm của người dân về khái niệm du lịch cộng đồng
(Mean) a
Tỷ lệ đồng ý b (%)
Người dân được hưởng lợi về kinh tế-xã hội 4.29 96.2
Có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên môi trường, văn hóa 4.19 96.2
Nhận được sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức, chính
a Thang đo của nội dung xếp hạng từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn toàn đồng ý, b Tỷ lệ
đồng ý từ mức 4 - 5 của thang đo
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả, 2015
Trang 84.3 Thực trạng tham gia hoạt động du lịch của người dân địa phương
Đa số người dân địa phương thỉnh thoảng gặp gỡ hoặc trò chuyện với khách du lịch, chiếm tỷ lệ 42% còn mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ có 20% trong khi đó tỷ lệ người dân không bao giờ tiếp xúc với khách du lịch thì chiếm 38%
Trong số những người dân được khảo sát thì chưa đến một nửa (41%) có tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ du lịch hoặc làm việc tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, số còn lại 59% không tham gia vào hoạt động du lịch
Mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của người dân ở Đơn Dương chỉ đạt 6 cấp
độ (Pretty, 1995) và cấp độ Tương tác là cao nhất, không có người dân nào tham gia hoạt động du lịch ở cấp độ Chủ động
Biểu đồ 2 Mức độ tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch
Người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch ở mức độ Thụ động chiếm tỷ lệ cao nhất (40.2%) hay nói cách khác là họ chỉ mới được thông báo hoặc có thể sẽ được thông báo về các hoạt động du lịch diễn ra tại địa phương Tiếp đến là tỷ lệ người dân tham gia ở mức độ Khuyến khích chiếm 28.8% bao gồm làm việc tại cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, cung cấp hàng hóa, thực phẩm (rau, hoa quả) cho các doanh nghiệp du lịch và cung ứng dịch vụ du lịch một cách tự phát Trong khi đó, người dân tham gia ở mức độ Thông tin như trả lời phiếu điều tra, phỏng vấn về các vấn đề liên quan đến du
Thụ động Thông tin
Tư vấn Khuyến khích Chức năng Tương tác
40.2%
16.7%
6.1%
28.8%
1.5%
6.8%
20%
42%
38%
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
Biểu đồ 1: Mức độ người dân gặp gỡ, trò chuyện
hay giúp đỡ khách du lịch
Trang 9lịch địa phương chiếm tỷ lệ 16.7%; mức độ tham gia Tư vấn cụ thể là tham gia các cuộc họp cộng đồng, đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến phát triển du lịch địa phương
và mức độ Tương tác (chủ yếu là sở hữu doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, ăn uống) chiếm hơn 6% và thấp nhất là tỷ lệ người dân tham gia ở mức độ Chức năng (1.5%) gồm tham gia vào các nhóm văn nghệ, biểu diễn nghệ thuật dân gian và chế biến, phục vụ ẩm thực truyền thống của đồng bào Churu
Qua Biểu đồ 3 và 4 cho thấy, trong số 41% người dân tham gia vào hoạt động du lịch thì có đến 92% đồng ý cho rằng hoạt động du lịch có giúp gia đình họ tăng thêm thu nhập, tuy nhiên chỉ có 60% người dân cảm thấy hài lòng với mức thu nhập này bởi vì nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, buôn bán và các nghề nghiệp khác
Trong tương lai, người dân địa phương có mong muốn tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng, thể hiện qua Biểu đồ 5: Nhu cầu cao nhất là cung cấp dịch vụ du lịch, đạt 4.15 bao gồm ăn uống, lưu trú, cung cấp đặc sản địa phương, đồ lưu niệm, thuyết minh, hướng dẫn, … Ngược lại, nhu cầu thấp nhất của người dân là cung cấp nguyên vật liệu, thực phẩm tươi sống cho cơ sở kinh doanh du lịch, chỉ với 3.5 Nhìn chung, hầu hết người dân đều sẵn lòng tham gia vào các cuộc họp và đóng góp ý kiến có liên quan đến việc phát triển du lịch địa phương, sẵn sàng đón khách vào tham quan vườn rau, vườn hoa của gia đình (mức trên 4) trong khi nhu cầu tham gia lễ hội văn hóa cộng đồng, giữ gìn nghề thủ công để phục vụ nhu cầu của du khách hay thuyết phục người khác tham gia hoạt động du lịch thì người dân còn phân vân, e ngại và không có ý kiến (3.79 – 3.85)
92%
Biểu đồ 3: Hoạt động du lịch giúp tăng thêm
thu nhập cho người dân
60%
40%
Biểu đồ 4: Người dân hài lòng với mức thu nhập
từ hoạt động du lịch
Trang 10Biểu đồ 5 Nhu cầu của người dân tham gia hoạt động du lịch
(Tính theo giá trị trung bình của thang đo xếp hạng từ 1 = hoàn toàn không đồng ý đến 5 = hoàn
toàn đồng ý)
Tóm lại, hầu hết người dân được khảo sát đều ủng hộ việc phát triển du lịch tại Đơn Dương, chiếm đến 94.7% Điều này thể hiện quan điểm đồng tình của người dân đối với việc phát triển du lịch địa phương gắn với điều kiện tự nhiên sẵn có và giá trị văn hóa bản địa, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để đưa ra các kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng nói riêng và lĩnh vực du lịch nói chung của huyện
5 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
Mặc dù chưa đến một nửa người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng tại Đơn Dương nhưng hầu hết những hộ dân đã và đang tham gia du lịch đều nhận thấy lợi ích mà họ nhận được từ việc phát triển du lịch địa phương Để du lịch cộng đồng Đơn Dương phát triển theo hướng bền vững, cần có những giải pháp thiết thực nhằm khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động du lịch đồng thời đẩy mạnh mức
4.15 3.79
3.80 4.05 3.50
4.12 4.04 3.85
Cung cấp dịch vụ du lịch (lưu trú, ăn uống, đặc …
Tham gia lễ hội, sinh hoạt văn hóa cộng đồng …
Giữ gìn và giới thiệu nghề thủ công truyền thống
Đón khách du lịch vào thăm vườn rau, vườn hoa
Cung cấp nguyên vật liệu, thực phẩm tươi sống …
Tham gia cuộc họp địa phương bàn về du lịch
Đóng góp ý kiến vào việc phát triển du lịch địa …
Kêu gọi, thuyết phục người khác tham gia hoạt …
36.4%
58.3%
0
10
20
30
40
50
60
70
Không đồng ý Không ý kiến/bình
thường Đồng ý Hoàn toàn đồng ý
Biểu đồ 6 Người dân ủng hộ việc phát triển du lịch cộng
đồng tại Đơn Dương