1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

194 22 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Lê Minh Tuấn Anh
Người hướng dẫn TS. Hoàng Xuân Trung, PGS.TS. Trịnh Thị Xuyến
Trường học Học viện Khoa học Xã hội
Chuyên ngành Chính sách công
Thể loại Luận án Tiến sĩ Chính sách công
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 3,17 MB

Nội dung

Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí MinhThực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ MINH TUẤN ANH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Người hướng dẫn khoa học:

1 TS Hoàng Xuân Trung

2 PGS.TS Trịnh Thị Xuyến

Hà Nội - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận án này là sản phẩm nghiên cứu của riêng tôi Tất cả các số liệu, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là chính xác, đảm bảo tính khách quan và trung thực, được áp dụng các phương pháp nghiên cứu và biện pháp kiểm soát chất lượng phù hợp

Tôi đã tuân thủ đầy đủ các quy định và quy tắc về đạo đức nghiên cứu

và không có bất kỳ hành vi vi phạm đạo đức nghiên cứu nào trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành Luận án

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày… tháng 4 năm 2023

Tác giả luận án

Lê Minh Tuấn Anh

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10

1.1 Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước 10

1.1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 10

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 28

1.2 Đánh giá tình hình nghiên cứu của các công trình đã tổng quan và những vẫn đề tiếp tục nghiên cứu trong luận án 46

1.2.1 Đánh giá chung 46

1.2.2 Những vấn đề liên quan đến đề tài cần tiếp tục nghiên cứu 47

Tiểu kết chương 1 50

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH 51

2.1 Một số khái niệm 51

2.1.1 Đô thị thông minh: 51

2.1.2 Chính sách và chính sách công 52

2.1.3 Thực hiện chính sách công 54

2.1.4 Chính sách xây dựng đô thị thông minh 54

2.2 Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh 57

2.2.1 Chủ thể thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh 57

2.2.2 Quy trình thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh 58

2.2.3 Nội dung của chính sách xây dựng đô thị thông minh 59

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh 60

Tiểu kết Chương 2 65

Trang 4

Chương 3 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ

THỊ THÔNG MINH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 67

3.1 Khái quát chung về Thành phố Hồ Chí Minh 67

3.1.1 Giới thiệu đặc điểm tự nhiên 67

3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội và đô thị TP Hồ Chí Minh 67

3.2 Hệ thống chính sách xây dựng đô thị thông minh tại Việt Nam 72

3.2.1 Một số văn bản cấp trung ương ban hành 73

3.2.2 Một số văn bản do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành 86

3.3 Tổ chức thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh 90

3.3.1 Thực trạng việc xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và phát triển Hệ sinh thái dữ liệu mở cho thành phố 92

3.3.2 Xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố 95

3.3.3 Xây dựng Trung tâm điều hành và quản lý 97

3.3.4 Xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp 99

3.4 Đánh giá việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017 - 2022 101

3.4.1 Những vấn đề người dân được hưởng lợi từ kết quả hoạt động thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh trong thực tế 101

3.4.2 Kết quả đạt được 114

3.4.3 Những hạn chế, bất cập 119

3.4.4 Nguyên nhân của kết quả đạt được 122

3.4.5 Nguyên nhân của những hạn chế 123

Tiểu kết chương 3 128

Trang 5

Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THÔNG MINH TẠI THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030 129

4.1 Bối cảnh chung 129

4.1.1 Bối cảnh quốc tế 129

4.1.2 Bối cảnh trong nước 130

4.2 Quan điểm, định hướng thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh 131

4.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh 135

4.3.1 Tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức về chính sách xây dựng đô thị thông minh 135

4.3.2 Hoàn thiện quy trình, nội dung thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh 139

Tiểu kết chương 4 148

KẾT LUẬN 150

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 174

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nội dung

TU Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh

ĐTTM Đô thị thông minh

CNTT Công nghệ thông tin

CMCN 4.0 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 NSNN Ngân sách nhà nước

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

QTSC Công viên phần mềm Quang Trung

Trang 7

Sự tập trung dân số, tốc độ gia tăng dân số cơ học đã mang lại cho thành phố một số thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân về việc làm, nhà ở, y tế và giáo dục, truyền thông, giải trí Trong quá trình phát triển, các vấn đề ngập nước, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông,

ô nhiễm môi trường Các vấn đề như năng lực lãnh đạo, quản lý của chính quyền cơ sở, hiệu quả cải cách hành chính, những tiêu cực trong quản lý nhà nước về đất đai ở một số địa phương… trở thành vấn đề tồn tại mà chính quyền thành phố phải giải quyết

Do đó, việc xây dựng kế hoạch, quản lý và điều hành, đảm bảo cho thành phố phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường sẽ là những thách thức mà thành phố sẽ phải đối mặt Quản lý và cải thiện chất lượng sống của thành phố đòi hỏi các cơ quan chức năng phải biết những gì đang xảy ra bên trong, điều này chỉ có thể nắm bắt được thông qua việc thay đổi phương thức điều hành của chính quyền, sự tham gia của người dân, cũng như sự tham gia của các bên liên quan chịu trách nhiệm quản lý Vì vậy, thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh để chuyển đổi mô hình “Đô thị truyền thống” thành “Đô thị thông minh” là một nhu cầu tất yếu

Trang 8

2

Đô thị thông minh được hiểu là đô thị được xây dựng trên cơ sở hạ tầng

có sự tích hợp của công nghệ thông tin, truyền thông với mạng lưới các thiết

bị được kết nối với internet để có thể tối ưu hóa tất cả các hoạt động, dịch

vụ của Thành phố kết nối với người dân Qua hệ thống hạ tầng này, các cơ quan chức năng cũng kiểm soát, theo dõi được các hoạt động diễn ra, cũng như dự báo được quá trình phát triển của Thành phố Thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 là nơi sản sinh ra các thiết bị công nghệ thông minh

có tính kết nối cao nên việc xây dựng đô thị thông minh được coi như là một

xu thế tất yếu đối với các đô thị lớn trên thế giới nói chung và cụ thể là tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh, tất yếu, sẽ giải quyết được một số tồn tại gây bức xúc xã hội, mặt khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực của đời sống phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 10 tháng 8 năm 2012 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng

đã ký ban hành Nghị quyết số 16/NQ-TW về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, trong Nghị quyết đã khẳng định

quan điểm “Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, là đầu tầu, động lực, có sức hút và lan tỏa lớn của vùng kinh

tế trọng điểm phía Nam, có vị trí quan trọng của cả nước” Thực vậy, trong

hơn 40 năm qua Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển vượt bậc

để trở thành trung tâm kinh tế của cả nước Tổng sản phẩm trên địa bàn Thành phố tăng bình quân 9,6%/năm, gấp 1,63 lần bình quân cả nước, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.122 USD/người, gấp 2,37 lần bình quân cả nước Thành phố đóng góp bình quân 27% tổng thu ngân sách quốc gia và gần 21% GDP toàn quốc Năm 2018, thu ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh đạt trên 378.000 tỷ đồng Tuy nhiên, cùng với sự phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh phải đối diện với không ít các thách thức, có thể kể đến như sau:

Trang 9

3

- Tình hình gia tăng dân số cơ học của Thành phố Hồ Chí Minh quá nhanh

so với sự phát triển của cơ sở hạ tầng Theo số liệu từ cuộc tổng điều tra dân số năm 2019 do Cục Thống kê thực hiện, thành phố hiện có hơn 13 triệu người đang sinh sống học tập và làm việc; bình quân một năm Thành phố Hồ Chí Minh gia tăng hơn 200.000 người, trong khi đó, hạ tầng xã hội không đáp ứng được yêu cầu, các tiện ích xã hội còn thiếu so với nhu cầu của người dân Như một tất yếu, việc tăng dân số cơ học nhanh dẫn đến nhiều hệ luỵ khác như kẹt xe, ngập nước,

ô nhiễm, bệnh viện quá tải và phát sinh nhiều vấn đề tệ nạn xã hội

- Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn Thành phố: vì là đô thị tâp trung

đông dân cư nhất cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh luôn là điểm nóng về tình hình an ninh trật tự, là nơi xuất hiện nhiều loại hình tội phạm mới từ tội phạm truyền thống đến phi truyền thống, buôn lậu và gian lận thương mại

- Vấn đề về ô nhiễm môi trường và ngập úng: vấn đề ô nhiễm tại Thành

phố có thể tập trung vào 2 vấn đề chính đó là ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường không khí Với hơn 2000 kênh, rạch trong khu vực thành phố đã biến thành nỗi sợ hãi của người dân trong khu vực khi những kênh, rạch trở thành nơi tập trung rác thải sinh hoạt từ khu dân cư, từ các cơ sở chế biến kinh doanh, các khu công nghiệp đổ thẳng chất thải chưa qua xử lý khiến môi trường thành phố bị ô nhiễm Chính vì là nơi tập trung rác thải của khu dân cư nên dẫn đến việc nước từ các dòng kênh rạch này không thể lưu thông và khi mưa xuống nước mưa không thể thoát, gây tình trạng ngập úng Mặt khác, không khí ở thành phố Hồ Chí Minh bị ô nhiễm chủ yếu do khí thải của các phương tiện giao thông thải ra trong quá trình lưu thông Bên cạnh đó, các cơ

sở sản xuất, các khu công nghiệp mỗi ngày thải ra không khí lượng khói bụi cực kỳ lớn Các công trường xây dựng trong quá trình thi công cũng thải vào không khí khói, bụi…

Như vậy, có thể thấy được để thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có sự tăng trưởng bền vững trong tương lai, tiếp tục là đầu tàu kinh tế của cả nước, góp

Trang 10

4

phần đưa đất nước hội nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, chúng ta phải xây dựng những nhóm giải pháp để khắc phục và vượt qua các thách thức hiện hữu Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh là một trong những giải pháp mà chúng ta cần phải tập trung thực hiện Thế giới đang bước vào giai đoạn đại chuyển đổi trong bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mà nền tảng là internet kết nối vạn vật (IoT),

cơ sở dữ liệu dùng chung, trí tuệ nhân tạo Thuật ngữ “đô thị thông minh” hay

“thành phố thông minh” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990 tại hội nghị của Hội đồng các thành phố thông minh (Smart City council) Đến nay, thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về “đô thị thông minh” Nhưng về cơ bản,

đó là mô hình thành phố ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để quản

lý, nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên Các nhà quản lý dựa vào việc sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc tổ chức quản lý thành phố nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao hiệu quả hoạt động đô thị và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường Xây dựng thành phố thông minh cũng là cơ hội tạo

ra cơ sở dữ liệu mở mà tất cả mọi người có thể truy cập và khai thác được

Có thể nói xây dựng thành phố thông minh là một xu thế tất yếu đối với các đô thị lớn trên thế giới nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Tuy nhiên, bên cạnh công nghệ cần phải có chính quyền thông minh, lãnh đạo thông minh để ra quyết định đúng, lựa chọn đúng và có được các giải pháp thông minh, chứ không chỉ dựa vào công nghệ thông minh Công nghệ chỉ có thể là công cụ, còn thể chế, chính sách mới là điều cốt lõi mà chúng ta phải tập trung nghiên cứu

Mặc dù cả về mặt lý luận và thực tiễn, “đô thị thông minh” đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị, thay đổi về cách thức quản lý và vận hành đô thị của các

cơ quan quản lý nhà nước đối với các đô thị đã xây dựng “đô thị thông minh”

Trang 11

5

trên thế giới Không nằm ngoài vòng quay của thế giới ở Việt Nam, với những đặc thù riêng biệt của mình đã khiến nội dung này chỉ vừa mới xuất hiện chính thức cách đây vài năm, tuy nhiên, cả nước hiện nay ngoài thành phố Hồ Chí Minh, cũng đã có nhiều thành phố khác đang thực hiện xây dựng thành phố thông minh có thể kể đến như sau: Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Phú Quốc, Lâm Đồng, Mỹ Tho Đặc thù của mỗi địa phương khác nhau, thế mạnh của đơn vị tư vấn cũng khác nhau dẫn đến việc chiến lược xây dựng

đô thị thông minh ở mỗi Thành phố là khác nhau; Chưa có thành phố nào ở Việt Nam hoàn thành việc xây dựng đô thi thông minh Việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh ở nhiều thành phố còn quá mới mẻ và chưa hoàn thiện Chính điều này, tác giả đã lựa chọn đề tài với tên gọi: “Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” làm luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, niên khóa 2019-2022

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu toàn diện và hệ thống về quá trình thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến năm 2022; từ đó dự báo xu hướng phát triển và kiến nghị những giải pháp để

bổ sung, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm rõ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và thành phố Hồ Chí Minh về xây dựng đô thị thông minh;

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh ở thành phố Hồ Chí Minh;

- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2017 đến 2022;

Trang 12

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quá trình thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại Thành phố

Hồ Chí Minh từ 2017 đến 2022

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Thành phố Hồ Chí Minh

- Về thời gian: từ năm 2017 đến 2022 và tầm nhìn đến 2030 (từ khi có Quyết định 6179/QĐ-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt Đề án “Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017- 2020”)

- Về nội dung: Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận

Để thực hiện được đề tài, tác giả sử dụng phương pháp chủ nghĩa duy vật lịch

sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để tiến hành nghiên cứu Ngoài ra, tác giả căn cứ và sử dụng quy trình thực hiện chính sách chính sách công để tiến hành đánh giá việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh ở thành phố Hồ Chí Minh, từ đó xây dựng các giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án nghiên cứu thành công là sản phẩm tổng thể sau khi áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau Trong đó có những phương

Trang 13

7

pháp đóng vai trò chính xuyên suốt, cũng có một số phương án chỉ xuất hiện ở một vài phần của luận án Các phương pháp nghiên cứu khoa học bản thân sử dụng có thể kể đến như sau:

- Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng chủ yếu và

xuyên suốt cho cả quá trình nghiên cứu luận án Phương pháp này sẽ giúp đánh giá phân tích các quy định của pháp luật, các tình huống thực tế làm cơ sở cho

những kết luận khoa học

- Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để đánh giá, kết luận, đề xuất và kiến nghị

- Phương pháp thu thập thông tin: phương pháp này được thực hiện nhằm

thu thập đầy đủ các lượng thông tin, lượng số liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu luận án Nguồn dữ liệu có thể kể đến là nguồn dữ liệu thứ cấp hoặc là nguồn

dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp so sánh: sử dụng phương pháp so sánh để tìm ra sự khác

biệt và tìm ra được giá trị chung cốt lõi từ đó có thể khái quát thành các tiêu chí chung để đề xuất xây dựng giải pháp và chính sách Có thể sử dụng phương pháp so sánh từ các nguồn có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu như các văn kiện, tài liệu nghị quyết, hoặc so sánh từ thực tiễn khi thực hiện xây dựng đô

thị thông minh ở các địa phương khác

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: phương pháp này nhằm khảo sát,

đánh giá kết quả, hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh Đề tài khảo sát với số lượng mẫu là 500 + Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi với 200 cán bộ, công chức, chuyên gia trên các lĩnh vực kinh tế, đô thị, công nghệ, văn hóa xã hội và môi trường; + Điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi với 300 người dân thuộc các quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh

Trang 14

8

5 Đóng góp mới của luận án

Trên cơ sở hệ thống hóa một cách cơ bản và toàn diện lý thuyết thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh, tác giả đã đánh giá hiệu quả việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh từ đó xây dựng các giải pháp định hướng phù hợp

Bên cạnh đó, luận án cũng có hướng tiếp cận mới khi đánh giá, phân tích hiệu quả của việc thực hiện chính sách từ phía cán bộ, công chức (những người trực tiếp triển khai chính sách) và người dân (đối tượng thụ hưởng chính của chính sách)

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận án trình bày một cách logic, khoa học và đầy đủ các vấn đề thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh Các vấn đề về lý thuyết của việc thực hiện chính sách công được vận dụng để làm

rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của một chính sách cụ thể Góp phần giúp cho hệ thống lý luận của ngành chính sách công trở nên phong phú hơn Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể được các cơ quan chức năng sử dụng tham khảo để xây dựng bộ tiêu chí đô thị thông minh áp dụng cho toàn quốc

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Bên cạnh những đóng góp về mặt ý nghĩa khoa học, luận án còn có những đóng góp về mặt thực tiễn ứng dụng Từ những kết quả của việc nghiên cứu, luận án đã đánh giá đầy đủ việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề ra các giải pháp để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách sao cho phù hợp nhất với thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh luận án

sẽ là tài liệu để các địa phương khác có thể tham khảo phục vụ cho việc thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh ở các địa phương

Trang 15

9

7 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận

án được bố cục thành 4 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh

Chương 3 Thực trạng thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 4 Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Trang 16

10

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong và ngoài nước

1.1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

- Những nghiên cứu bàn về chính sách công và thực hiện chính sách công:

Thực tế, khoa học chính sách là một trong những lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ đối với Việt Nam Vì vậy, những nghiên cứu về khoa học chính sách còn khiêm tốn

Khi nghiên cứu về chính sách công (CSC), Charles Merriam nhà chính trị học Hoa kỳ đã kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn của ngành chính trị học để tìm hiểu về các hoạt động của chính phủ và ông quan niệm đó là CSC Từ khi

ra đời, khái niệm CSC được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như trong điều hành và quản lý nhà nước, hoạt động của luật pháp và được hiểu dưới các góc độ khác nhau Theo quan niệm của Thomas R Dye (1972) “CSC là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm” Quan niệm này nhấn mạnh vai trò chủ thể CSC là nhà nước; chính sách là các chương trình hành động riêng biệt, việc

áp dụng chính sách sẽ khác nhau với mục đích không giống nhau; William Jenkins (1978) cho rằng: “CSC là một tập hợp các quyết định liên quan với nhau được ban hành bởi một hoặc một nhóm các nhà hoạt động chính trị liên quan đến lựa chọn các mục tiêu và phương tiện để đạt được mục tiêu trong một tình huống xác định thuộc phạm vi thẩm quyền” [200] Định nghĩa này xác định chủ thể ban hành CSC là nhà nước, nội dung chính sách gồm mục tiêu và phương tiện đạt được mục tiêu, việc xác định mục tiêu và giải pháp chính sách phải được đặt trong từng tình huống cụ thể; Còn nhà khoa học B Guy Peter (1990) xác định CSC là “toàn bộ các hành động của nhà nước có ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người dân”, hành động

Trang 17

để thảo luận về tính không thể đạt được của cái gọi là “triển khai hoàn hảo” (perfect implementation) [185, pp 199-206] Tiếp đó phải kể đến các nghiên cứu của Thomas Dye Dye, T R [193, p.13] và O’Toole, L.J., Jr khi xác định vai trò nòng cốt của các nhà chính trị và vai trò của nhà nước trong hình thức thực thi chính sách và chủ thể thực thi chính sách [190] Đề cập đến vai trò của chính quyền liên bang trong thực hiện chính sách thể hiện ở chỗ: chính quyền cung cấp thông tin (Downs, 1967: 133-136), [184]); hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật [184].

Các tác giả Michael Lipsky Lipsky, M [188] Bo Rothstein Rothstein

[162] lại đề cập đến việc cần có sự tham gia của người dân vào quá trình thực hiện chính sách và kỳ vọng, thất vọng của người dân khi thực hiện các chính

sách xã hội Ở khía cạnh khác, khi một chính sách thực hiện thất bại, Benny

Hjern và cộng sự Hjern, B and Porter, D.O [163], Bo Rothstein Rothstein

[162] đã cho thấy người dân không có lòng tin vào các tổ chức thực hiện chính sách công, các nhà nghiên cứu khẳng định “không có sự tin tưởng của công dân” vào các tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện các chính sách công, việc thực hiện có khả năng thất bại và lập luận về những bất lợi của chính quyền khi thực hiện chính sách không có sự tham gia của người dân [177], [178) Thực tế cho thấy mô hình thực hiện chính sách từ dưới lên đề cao vai trò của công dân - đối tượng thụ hưởng chính sách không chỉ tham gia trong khâu hoạch định, mà cả

ở khâu thực hiện chính sách

- Những nghiên cứu bàn về đô thị thông minh:

Trang 18

12

Hai tác giả Colin Harrison và Ian Abbott Bonnelly trong bài viết Lý thuyết về đô thị thông minh (A theory of smart cities) đăng trong Kỷ yếu Hội nghị thường niên lần thứ 55 của ISSS vào năm 2011 tại thành phố Hull, Vương quốc Anh đã khái quát lịch sử của vấn đề đô thị thông minh [166 - tr.70] Cụm

từ đô thị thông minh không phải là mới, năm 1998 cụm từ này xuất hiện, bắt nguồn từ phong trào Smart Growth nhằm ủng hộ các chính sách quy hoạch đô thị mới Và đến năm 2009, cụm từ này được thừa nhận rộng rãi với khởi nguồn của đề xuất của Tập đoàn IBM, Cisco, IBM, Siemens (Hoa Kỳ) Gần 20 năm qua, khái niệm đô thị thông minh vẫn còn nhiều tranh luận và chưa có sự thống nhất Cũng có thể nói, mặc dù hầu hết các nước trên thế giới vẫn đang trong giai đoạn đầu của phát triển đô thị thông minh bởi nhiều yếu tố về công nghệ, chỉnh sửa mô hình theo nhu cầu phát triển và phụ thuộc cả tiềm lực tài chính khi muốn phát triển toàn diện mô hình này thì các nghiên cứu về đô thị thông minh đã nhận được sự quan tâm của đông đảo học giả với các quy mô và cách thức tiếp cận, nghiên cứu khác nhau

Tác giả Sehl Mellouli vào năm 2009, với bài viết “Intelligent Agents for E-Government Development, Electronic Government”, An International Journal, Volume: 6, issue: 2, page(s): 177-192 (“Cơ quan thông minh để phát triển chính phủ điện tử, Chính phủ điện tử”, Tạp chí Quốc tế, tập: 6, số: 2, tr177-192) Bài báo này trình bày một khung kiến trúc với công nghệ thích hợp để thiết kế và triển khai chính phủ hiệu quả các dịch vụ Kiến trúc hướng dịch vụ được điều khiển bởi đa tác nhân thông minh các thành phần được đề xuất như một giải pháp để đạt được các mục tiêu của chính phủ về công dân hiệu quả tập trung, khả năng đáp ứng và dự đoán Các dịch vụ được tập hợp thành nhóm của các dịch vụ liên quan đến các lĩnh vực cụ thể của chính phủ Công dân có quyền truy cập thông qua một điểm vào đa kênh duy nhất và thông qua dịch vụ nhóm đến bất kỳ dịch vụ nào được cung cấp bởi một bộ hoặc một cơ quan công

Trang 19

kiến”, Tạp chí Công nghệ Đô thị, tập: 22, số: 1, tr.3-21) [204] Bài báo này

nhằm mục đích làm rõ nghĩa của từ “thông minh” trong ngữ cảnh của các thành phố thông qua cách tiếp cận dựa trên tổng quan tài liệu chuyên sâu về các nghiên cứu liên quan cũng như các tài liệu chính thức của các tổ chức quốc tế

Nó cũng đã xác định các kích thước và yếu tố chính đặc trưng cho một thành phố thông minh Các chỉ số đo lường khác nhau về đô thị thông minh được xem xét để cho thấy sự cần thiết phải có một định nghĩa chung về những gì cấu thành thành phố thông minh, các tính năng của nó là gì và nó hoạt động như thế nào

so với các thành phố truyền thống Hơn nữa, các biện pháp thực hiện và các sáng kiến ở một số thành phố thông minh đã được xác định

Năm 2018, khi bàn đến sự tập trung vào người dân là một trong những vấn đề được nói đến một cách rõ ràng dành cho các nhà lãnh đạo trong một báo cáo đặc biệt được xuất bản bởi tổ chức Knowledge @ Wharton (Tổ chức tư vấn kết nối với Trường Kinh doanh Wharton của Đại học Pennsylvania) Báo cáo

có tên là “Các thành phố thông minh: Bộ công cụ cho nhà lãnh đạo”, kêu gọi các nhà lãnh đạo thành phố suy nghĩ lại về vai trò của họ Họ nên thấy rằng mình không phải là người quản lý các cơ quan hành chính mà là những người xây dựng cộng đồng, những người giúp nuôi dưỡng lòng tin, sự hòa hợp và coi

đó là một niềm vinh dự Theo báo cáo này, việc phát triển thành phố thông minh ở những quốc gia dẫn đầu hiện đang ở giai đoạn thứ ba, trong đó chính thành phố đã trở thành một nền tảng để tương tác, hợp tác và đồng sáng tạo với người dân Thành công trong giai đoạn mới này có nghĩa là nhà quản lý đô thị

Trang 20

14

phải xác định lại các mục tiêu của thành phố thông minh để đáp ứng nhu cầu nội tại của người dân và những bên liên quan đến họ Những người đứng đầu

có thể bắt đầu bằng cách xác định lại các mục tiêu của thành phố thông minh

để công dân là trung tâm của mọi mục tiêu, thay vì các lĩnh vực đô thị thông thường như tiện ích và giao thông Để đáp ứng lại những yêu cầu trải nghiệm

mà công dân số ngày nay mong đợi, họ nên thúc đẩy sự hợp tác giữa các ban ngành thành phố cũng như khuyến khích người dân tham gia trực tiếp vào các cuộc đối thoại với nhà lãnh đạo đô thị Những người đứng đầu có thể bắt đầu bằng cách xác định lại các mục tiêu của thành phố thông minh để công dân trở thành trung tâm của mọi quá trình, thay vì các lĩnh vực đô thị thông thường như tiện ích và giao thông Để cung cấp các loại trải nghiệm theo yêu cầu mà người dân sống trong thời kì tiến bộ ngày nay mong đợi, họ nên thúc đẩy sự hợp tác giữa các ban ngành thành phố cũng như khuyến khích người dân tham gia trực tiếp vào những cuộc tọa đàm với các nhà lãnh đạo

- Những nghiên cứu bàn về chính phủ thông minh

Ở góc độ quản trị, chính phủ và đô thị thông minh, năm 2016, nhóm tác giả Ines Mergel, R Karl Rethemeyer đã viết Big Data in Public Affairs, public administration and the disciplines, Volume: 76, issue: 6, page(s): 928-937 (Dữ liệu lớn trong các vấn đề công, hành chính công và các kỷ luật, Tập: 76, số: 6, tr928-937) [174] Bài viết này đã cung cấp tổng quan về các vấn đề khái niệm, nội dung và thực tiễn xung quanh “dữ liệu lớn” để cung cấp một góc nhìn về cách lĩnh vực công có thể đối phó thành công với cuộc cách mạng dữ liệu lớn

Dữ liệu lớn trong các vấn đề công là sự kết hợp của dữ liệu hành chính được thu thập thông qua các phương tiện truyền thống và các tập dữ liệu quy mô lớn được tạo bởi các cảm biến, mạng máy tính hoặc cá nhân khi họ sử dụng Internet Trong các vấn đề cộng đồng, các cơ hội mới để hiểu rõ theo thời gian thực về các mẫu hành vi đang xuất hiện nhưng bị ràng buộc bởi các biện pháp bảo vệ hạn chế khả năng tiếp cận của chính phủ thông qua việc hạn chế thu thập và

Trang 21

Tiếp theo, nhóm tác giả Rashed Shtait Hamad AL Shamsi, Ali Abdulbaqi Ameen, Osama Isaac, Ahmed Hamoud AlShibami, Gamal Sayed Khalifa năm

2018, “The Impact of Innovation and Smart Government on Happiness: Proposing Conceptual Framework”, International Journal of Management and Human Science (IJMHS), Volume: 2, issue: 2, page(s): 10-26 (Tác động của Đổi mới và Chính phủ Thông minh đối với Hạnh phúc: Đề xuất khung khái niệm, Tạp chí Quốc tế về Quản lý và Khoa học Con người (IJMHS), tập: 2, số:

2, tr.10-26) [201] Nghiên cứu này đã đề xuất một mô hình khái niệm và tìm ra mối quan hệ giữa các sáng kiến của chính phủ thông minh và hạnh phúc Mục đích của nghiên cứu này là khám phá mức độ ảnh hưởng của chính phủ thông minh đến hạnh phúc và những biến gắn với mối quan hệ đó Đặc biệt, là bài nghiên cứu đã tiến hành cuộc điều tra của đế quốc để xem xét mối quan hệ giữa

sự đổi mới của chính phủ thông minh này và Hạnh phúc thông qua yếu tố Đổi mới như yếu tố trung gian Mô hình này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc mở các cơ hội khác nhau cho các học giả và cả thực hành

Tác giả Guenduez, A A và các cộng sự, cũng vào năm 2018, đã có bài

viết Smart Government Success Factors, Swiss Yearbook of Administrative Sciences, Volume: 9, issue: 1, page(s): 96 -110 (Thành công của Chính phủ

Thông minh các nhân tố, Niên giám Khoa học Hành chính Thụy Sĩ, tập: 9, số:

1, tr.96 - 110) [180] Trong bài viết này, tác giả đã tìm cách xác định các yếu

tố thành công cho các sáng kiến của chính phủ thông minh Không chỉ thế, tác giả đã cung cấp một đánh giá được chọn lọc về tài liệu hiện tại về động cơ, mục

Trang 22

16

tiêu và quy trình đằng sau chính phủ thông minh để cung cấp một khái niệm và

cơ sở phân tích cho việc phân tích Dựa trên nghiên cứu tại bàn, phỏng vấn và hội thảo, phân tích định tính cho thấy thể chế (cam kết chính trị, quản trị rõ ràng, sự linh hoạt về pháp lý, nhận thức kỹ thuật số và cơ sở hạ tầng CNTT), tổ chức (cấu trúc và quy trình, khả năng, giá trị và nguồn nhân lực) và các yếu tố thành công của lãnh đạo/chiến lược phải được xem xét khi triển khai các sáng kiến của chính phủ thông minh Bài viết thảo luận về những phát hiện của mình

và kết luận bằng nhấn mạnh những hạn chế cũng như ý nghĩa đối với thực tiễn

và nghiên cứu trong tương lai

Cũng trong năm này, nhóm tác giả Fahad Salmeen Al-Obthani, Ali Abdulbaqi Ameen đã công bố bài viết Towards customized smart government quality model, International Journal of Software Engineering & Applications (IJSEA), Volume: 9, issue: 2, page(s): 41-49 (Hướng tới mô hình chất lượng

chính phủ thông minh tùy chỉnh, Tạp chí Quốc tế về Kỹ thuật Phần mềm & Ứng dụng (IJSEA), tập: 9, số: 2, tr.41- 49) [175] Bài báo này hướng tới mô hình

chất lượng tùy chỉnh cho chính phủ thông minh Xây dựng chất lượng như vậy

mô hình sẽ dựa trên các mô hình chất lượng phần mềm có sẵn cho cổng thông tin chính phủ thông minh

Với bài viết Smart governance in the context of smart cities: A literature

review, Information Policy, Volume: 23, issue: 2, page(s): 143-162 (Quản trị thông minh trong bối cảnh thành phố thông minh: Một bài phê bình tài liệu,

đăng trên Tạp chí Chính sách Thông tin, tập: 23, số: 2, tr143-162) [192], nhóm

tác giả Pereira, G V., Parycek, P., Falco, E., và Kleinhans, R., năm 2018, đã cung cấp cái nhìn sâu sắc hơn về các định nghĩa và các mối quan hệ giữa quản trị thông minh và các khái niệm như chính phủ điện tủ và thông minh trong bối cảnh đô thị thông minh Dựa trên các đánh giá tài liệu, bài viết đã tạo ra một định nghĩa về quản trị thành phố thông minh và góp phần phát triển một khuôn khổ để xây dựng các mô hình quản trị mới, thông minh nhằm giải quyết các

Trang 23

17

thách thứ của kỹ thuật số xã hội, quản trị hợp tác, chia sẻ thông tin, sự tham gia của công dân, minh bạch và cởi mở

- Những nghiên cứu bàn về kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh

Về kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của các quốc gia, có thể kể đến bài viết của nhóm tác giả Liyin Shen, Zhenhua Huang, Siu Wai Wong, Shiju Liao, Yingli Lou vào năm 2018, A holistic evaluation of smart city performance in the context of China, Journal of Cleaner Production, Volume:

200, page(s): 667-679 (Đánh giá tổng thể về hiệu suất thành phố thông minh trong bối cảnh của Trung Quốc, Tạp chí Sản xuất sạch hơn, Tập: 200, tr.667-679) [186] Nghiên cứu này trình bày một đánh giá tổng thể về hiệu quả hoạt động của thành phố thông minh trong bối cảnh của Trung Quốc Các chỉ số đánh giá trong nghiên cứu này được lựa chọn bằng cách áp dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp bao gồm tổng quan tài liệu và phỏng vấn bán cấu trúc Dữ liệu chỉ số được thu thập từ 44 thành phố thông minh mẫu Việc đánh giá được thực hiện bằng cách áp dụng phương pháp Entropy và gọi chung là kỹ thuật:

Kỹ thuật cho Sở thích Đơn hàng theo Tương tự với Giải pháp lý tưởng (TOPSIS) Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng hiệu suất tổng thể của thành phố thông minh ở Trung Quốc đang ở mức tương đối thấp Ngoài ra, còn có sự mất cân bằng đáng kể về hiệu suất giữa 5 khía cạnh thành phố thông minh, bao gồm:

cơ sở hạ tầng thông minh, quản trị, con người, kinh tế và môi trường Hiệu suất thông minh giữa các thành phố khác nhau đáng kể vì các thành phố triển khai chương trình thành phố thông minh theo những cách khác nhau Những khác biệt này cản trở việc chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành phố Các hành động

đã được khuyến nghị trong nghiên cứu này nhằm thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của thành phố thông minh trong bối cảnh của Trung Quốc, như tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh, cung cấp các chương trình đào tạo và thiết lập cơ chế đánh giá

Trang 24

18

Hoặc bài viết của nhóm tác giả AL-Masri A.N., Ijeh A., Nasir M (2019), Smart City Framework Development: Challenges and Solutions, In: Al-Masri A., Curran K (eds) Smart Technologies and Innovation for a Sustainable Future Advances in Science, Technology & Innovation (IEREK Interdisciplinary Series for Sustainable Development) Springer, Cham (Phát triển khung thành phố thông minh: Thách thức và giải pháp) trong: Al-Masri A., Curran K (eds) Công nghệ Thông minh và Đổi mới cho Tương lai Bền vững Những tiến bộ trong Khoa học, Công nghệ và Đổi mới (Chuỗi liên ngành

về Phát triển bền vững của IEREK Springer, Cham) [161] Bài báo này đề cập đến khái niệm thành phố thông minh và ý nghĩa của nó đối với người dân Về vấn đề này, các tài liệu gần đây về thành phố thông minh và phản ứng với việc

sử dụng ngày càng nhiều khái niệm này đã được thảo luận Nghiên cứu nhằm giới thiệu một khuôn khổ đã phát triển để sử dụng trong các thành phố thông minh hiện đại với sự tham gia của người dân Tám yếu tố góp phần làm cho thành phố thông minh trở nên “thông minh hơn”: quản lý và tổ chức, công nghệ, quản trị, bối cảnh chính sách, người dân và cộng đồng, nền kinh tế, cơ sở hạ tầng được xây dựng và môi trường tự nhiên Những yếu tố này là cơ sở của một khuôn khổ tích hợp có thể được sử dụng để kiểm tra cách các chính quyền địa phương hình dung các kế hoạch thành phố thông minh Khung chính đề xuất các chương trình nghị sự được đề xuất cho thành phố thông minh dẫn đến những tác động thiết thực đối với chuyên môn của chính phủ Trong nghiên cứu này, một thành phố thông minh được xác định ở các khu vực khác nhau trên thế giới và cuối cùng, nghiên cứu tập trung vào tầm nhìn Dubai về thành phố thông minh, dựa trên trung tâm kinh doanh và đổi mới cao

Nhóm tác giả Brazil, trên tạp chí Journal of Cleaner Production, Volume

253, 20 April 2020, 119926 có bài viết “Governance and quality of life in smart cities: Towards sustainable development goals” (Quản trị và chất lượng cuộc sống ở những thành phố thông minh: hướng tới mục tiêu phát triển bền vững)

Trang 25

19

tiếp cận vấn đề từ sự tập trung của nhà ở trong khu vực đô thị và sự gia tăng dân số mạnh mẽ, ngụ ý rằng các thành phố phải điều chỉnh để đáp ứng chất lượng cuộc sống tối thiểu của người dân Theo nghĩa này, thành phố thông minh

tự thể hiện mình như một giải pháp khả thi để tổng hợp các nguồn lực công, vốn nhân lực, vốn xã hội, công nghệ thông tin và truyền thông, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng của các yếu tố của quản trị thông minh đến chất lượng cuộc sống trong bối cảnh của các thành phố thông minh Nghiên cứu này được đặc trưng là nghiên cứu định lượng, có tính chất mô tả, được thực hiện thông qua một cuộc khảo sát áp dụng cho 829 cư dân của một thành phố ở Đông Bắc Brazil Để phân tích dữ liệu, tác giả đã sử dụng các kỹ thuật dữ liệu đa biến, với việc áp dụng phương pháp luận Mô hình hóa phương trình cấu trúc Để đạt được mục tiêu đó, các mối quan hệ về tính minh bạch, hợp tác, tham gia và đối tác, giao tiếp và trách nhiệm giải trình về chất lượng cuộc sống đã được đo lường Kết quả của nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ mạnh mẽ và quan trọng giữa các cấu trúc Trong số các kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhấn mạnh việc xác định các động lực chiến lược có thể giúp các nhà quản lý thành phố thông minh trong việc phát triển các chính sách công và hành động của cơ quan điều hành thành phố liên quan đến người dân để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững Đáng chú ý là các kết quả nghiên cứu góp phần cải thiện quản trị của các thành phố thông minh, nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của công dân Giới thiệu kinh nghiệm của Ba Lan, với bài viết “Economic opportunities for creating smart cities in Poland Does wealth matter?” (Điều kiện kinh tế để hình thành Thành phố thông minh ở Ba Lan Sự giàu có có cần thiết) Trên tạp chí Cities, , July 2021, 103222 [172], tác giả Izabela Jonek-Kowalska và Radosław Wolniak đã khẳng định việc phát triển các thành phố thông minh trong thực tế đòi hỏi các khoản đầu tư và chi phí tài chính đáng kể, do đó, các tác giả của bài báo đã quyết định xác định và đánh giá các điều kiện kinh tế của

Trang 26

20

quá trình này, điều hiếm khi được phân tích trong các tài liệu về chủ đề tương

tự Với mục đích đó, họ đã tiến hành các cuộc khảo sát đại diện tại 287 thành phố của Ba Lan, xem xét 5 nhóm thông số liên quan đến các giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển của thành phố thông minh Theo các kết quả thu được, rào cản chính đối với sự phát triển của các thành phố thông minh ở Ba Lan là mức độ thịnh vượng của người dân không đạt yêu cầu và tình hình tài chính khó khăn của các thành phố Có nghĩa là, đại đa số các khu vực được khảo sát không có khả năng đến gần hơn với thế hệ Thành phố thông minh 1.0 Trong các cuộc tiếp xúc với các bên liên quan, các thành phố của Ba Lan thích mô hình chuỗi xoắn ba, tập trung vào hợp tác kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thương mại Mối quan hệ của các vòng xoắn bậc cao (với cộng đồng hoặc tổ chức sinh thái) không phải là ưu tiên của họ, điều này

có thể góp phần làm trầm trọng thêm các bệnh lý đô thị dưới dạng không bền vững và loại trừ kinh tế xã hội Các kết luận và khuyến nghị thu được từ nghiên cứu đóng góp vào tính kinh tế của các thành phố thông minh và có thể được sử dụng trong việc cải thiện thực tế quá trình hình thành và phát triển của chúng Trên tạp chí International Journal of Information Management, Volume

56, February 2021, 102011, nhóm tác giả Anthony Simonofski, Troy Vallé, Estefanía Serral và Yves Wautelet đã có bài viết “Investigating context factors

in citizen participation strategies: A comparative analysis of Swedish and Belgian smart cities” [160] (Phân tích so sánh các thành phố thông minh của Thuỵ Điển và Bỉ qua ý kiến góp ý của người dân) Các thành phố hiện đại hiện đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến di chuyển, quản lý chất thải, tiếp cận tài nguyên, v.v Thành phố thông minh tích hợp công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để phát triển các giải pháp sáng tạo có thể giải quyết những thách thức đó và tạo ra chất lượng cuộc sống cao hơn cho công dân của

họ Hai yếu tố cần được xem xét để thành phố thông minh thành công Đầu tiên, công dân phải tham gia vào quá trình thiết kế thành phố thông minh để tận

Trang 27

21

dụng các ý tưởng của họ để thành phố thông minh giải đáp nhu cầu thực tế của

họ Thứ hai, mỗi thành phố có những đặc điểm riêng biệt cần được xem xét để

thiết kế một chiến lược tham gia của người dân thực sự phù hợp và phù hợp với bối cảnh của họ Cùng với hai cân nhắc này, mục tiêu của bài báo này là xác định các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến chiến lược tham gia của người dân trong các thành phố thông minh Để đạt được mục tiêu đó, tác giả đã thực hiện một nghiên cứu điển hình định tính về hai thành phố đang phấn đấu trở nên thông minh: Namur (Bỉ) và Linköping (Thụy Điển) Phân tích này cho phép chúng ta hiểu cách thức tham gia được thực hiện trong hai trường hợp khác nhau và suy ra các yếu tố bối cảnh ảnh hưởng đến các chiến lược tương ứng Năm yếu tố bối cảnh đã được xác định trong nghiên cứu này: việc xem xét thành phố thông minh, động lực tham gia, mức độ tập trung hóa, các yêu cầu pháp lý và đặc điểm của công dân Bằng cách xác định các yếu tố này, chúng

ta có thể đưa ra các khuyến nghị phụ thuộc vào bối cảnh về sự tham gia của người dân đối với các thành phố thông minh Những khuyến nghị này sau đó được áp dụng cho trường hợp của Brussels ở Bỉ

Với bài viết A Review of Technical Standards for Smart Cities (Xem xét các tiêu chuẩn kỹ thuật cho thành phố thông minh) trên tạp chí Clean Technol 2020, 2(3), 290-310, nhóm tác giả Trung Quốc đã xác định thành phố thông minh sử dụng công nghệ và dữ liệu để tăng hiệu quả, phát triển kinh tế, tính bền vững và chất lượng cuộc sống cho người dân ở các khu vực đô thị Chắc chắn, các công nghệ sạch sẽ thúc đẩy sự phát triển của các thành phố thông minh bao gồm năng lượng, giao thông và y tế Khái niệm thành phố thông minh là đầy tham vọng và đang được hoàn thiện với các tiêu chuẩn Các tiêu chuẩn được sử dụng để giúp điều chỉnh cách thức hoạt động của thành phố thông minh và góp phần xác định thành phố thông minh Thành phố thông minh phải được chính thức công nhận bởi các cơ quan và tổ chức trong nước và quốc

tế nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội Có rất nhiều bài báo nghiên cứu và đánh

Trang 28

22

giá về thành phố thông minh Tuy nhiên, các tiêu chuẩn kỹ thuật hiếm khi được thảo luận trong các tài liệu hiện hành Bài đánh giá này trước hết trình bày nghiên cứu về các định nghĩa và lĩnh vực thành phố thông minh Các tiêu chuẩn thành phố thông minh nổi tiếng sẽ được trình bày để nhận thức rõ hơn về khái niệm thành phố thông minh Các tiêu chuẩn được xác định rõ ràng cho phép so sánh có ý nghĩa giữa việc triển khai các thành phố thông minh Các sáng kiến thành phố thông minh làm cho thành phố thông minh hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống như thế nào sẽ được thảo luận cho các quốc gia khác nhau Đánh giá này nhấn mạnh rằng các tiêu chuẩn kỹ thuật rất quan trọng đối với việc triển khai thành phố thông minh Bài báo này đóng vai trò như một hướng dẫn về những phát triển gần đây nhất của các tiêu chuẩn thành phố thông minh

Bài viết Security, Privacy and Risks Within Smart Cities: Literature Review and Development of a Smart City Interaction Framework (An ninh, sự

riêng tư và rủi ro đối với thành phố thông minh) của nhóm tác giả Elvira Ismagilova, , Nripendra P Rana & Yogesh K Dwivedi trên tạp chí

Information Systems Frontiers [171] đã chỉ rõ bản chất phức tạp và phụ thuộc

lẫn nhau của các thành phố thông minh đặt ra những thách thức chính trị, kỹ thuật và kinh tế xã hội đáng kể cho các nhà thiết kế, tích hợp và các tổ chức liên quan đến việc quản lý các thực thể mới này Ngày càng có nhiều nghiên cứu tập trung vào vấn đề an ninh, quyền riêng tư và rủi ro trong các thành phố thông minh, làm nổi bật các mối đe dọa liên quan đến an ninh thông tin và những thách thức đối với cơ sở hạ tầng thành phố thông minh trong việc quản

lý và xử lý dữ liệu cá nhân Nghiên cứu này phân tích nhiều thách thức trong

số đó, đưa ra tổng hợp có giá trị về các tài liệu chính có liên quan và phát triển khung tương tác của thành phố thông minh Nghiên cứu được tổ chức xoay quanh một số chủ đề chính trong nghiên cứu thành phố thông minh: quyền riêng

tư và bảo mật của các thiết bị và dịch vụ di động; cơ sở hạ tầng thành phố thông minh, hệ thống điện, chăm sóc sức khỏe, khuôn khổ, thuật toán và giao thức để

Trang 29

23

cải thiện an ninh và quyền riêng tư, các mối đe dọa hoạt động đối với thành phố thông minh, sử dụng và chấp nhận các dịch vụ thông minh của công dân, sử dụng blockchain và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội Đánh giá toàn diện này cung cấp một quan điểm hữu ích về nhiều vấn đề chính và đưa ra định hướng chính cho các nghiên cứu trong tương lai Những phát hiện của nghiên cứu này có thể cung cấp một khuôn khổ nghiên cứu thông tin và điểm tham chiếu cho các học giả và các nhà thực hành

Bài viết “An ethical framework for big data and smart cities” (Chuẩn mực đạo đức cho dữ liệu lớn và thành phố thông minh) của tác giả Victor Chang trên tạp chí Technological Forecasting and Social Change, Volume 165, April

2021, 120559 [203], trình bày một khuôn khổ đạo đức cho Dữ liệu lớn và Thành phố thông minh, tập trung vào các vấn đề đạo đức và phi đạo đức đương đại trong các ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong các thành phố thông minh và hệ thống giao thông công cộng Khuôn khổ cung cấp các đánh giá và phân tích về các vấn đề đạo đức và các vấn đề mới nổi và cung cấp bản tóm tắt các khuyến nghị và thảo luận cho bốn lĩnh vực mới nổi Bằng cách xem xét các nghiên cứu gần đây về cả sự phát triển công nghệ và các vấn đề đạo đức đang nổi lên trong các ngành công nghiệp mới nổi, bài báo này tìm cách tìm kiếm và nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề đạo đức nằm trong phân tích dữ liệu lớn đô thị và hệ thống giao thông công cộng Để đối phó với các vấn đề mới nổi, bốn khuyến nghị đã được giải thích và sau đó, hai lĩnh vực thảo luận đã được mô tả chi tiết để hỗ trợ khuôn khổ đạo đức Bài báo này đề cập đến các vấn đề đang nổi lên và mối quan tâm về đạo đức của họ đối với dữ liệu lớn và thành phố thông minh Các khuyến nghị và giải pháp khả thi đã được chứng minh để thúc đẩy năng lực của các công ty và tổ chức trong kỷ nguyên dữ liệu lớn này Cách thức khung đạo đức có thể được sử dụng bởi sáu thành phố thông minh đã được mô tả Các phát hiện và phân tích của chúng tôi về dữ liệu lớn

Trang 30

24

nhằm tăng trưởng cao, đổi mới và năng lực cốt lõi cũng như hiệu lực của khuôn khổ đạo đức đã được chứng minh

Trên tạp chí Journal of Network and Computer Applications, Volume

181, 1 May 2021, 103007, nhóm tác giả UmerMajeed, Latif U.Khan, IbrarYaqoob, S.M AhsanKazmi, KhaledSalah và Choong SeonHong [205] đã công bố một giải pháp Blockchain for IoT-based smart cities: Recent advances, requirements, and future challenges thể hiện Mối quan tâm đáng kể đến các thành phố thông minh dựa trên Internet of Things (IoT) từ cả giới học thuật và công nghiệp đã được quan sát thấy trong những năm gần đây Thành phố thông minh có thể cung cấp nhiều ứng dụng thông minh khác nhau như giao thông thông minh, công nghiệp 4.0, ngân hàng thông minh, v.v để nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân An ninh là một trong những thách thức quan trọng của thành phố thông minh Người ta có thể cho phép các thành phố thông minh với blockchain cung cấp bảo mật nâng cao thông qua lưu trữ các giao dịch trong một sổ cái bảo mật, minh bạch, phi tập trung và bất biến Tuy nhiên,

cả blockchain và thành phố thông minh đều đang ở giai đoạn sơ khai và cần có những nỗ lực nghiên cứu đáng kể để tích hợp chúng Trong bài báo này, chúng tôi đánh giá toàn diện vai trò của blockchain trong việc kích hoạt các thành phố thông minh dựa trên IoT Đầu tiên, chúng tôi trình bày sự phát triển của công nghệ blockchain về các công nghệ cấu thành, thuật toán đồng thuận và nền tảng blockchain Thứ hai, chúng tôi thảo luận và đánh giá nghiêm túc các ứng dụng thông minh khác nhau được kích hoạt bởi blockchain Thứ ba, chúng tôi trình bày việc triển khai blockchain trong thế giới thực ở các thành phố thông minh dưới dạng nghiên cứu điển hình Thứ tư, chúng tôi trình bày các yêu cầu chính

để tích hợp blockchain với các thành phố thông minh Cuối cùng, chúng tôi đưa

ra những thách thức nghiên cứu mở cùng với những nguyên nhân chính của chúng và các giải pháp khả thi

Trang 31

25

Tương tự, bài viết A blockchain-empowered crowdsourcing system for 5G-enabled smart cities (Công nghệ chuỗi khối - Hệ thống nguồn lực cộng đồng cho mạng 5G – khai mở thành phố thông minh) trên tạp chí Computer Standards

& Interfaces (Volume 76, June 2021, 103517) cũng xem xét giải pháp kỹ thuật công nghệ khẳng định Với sự phát triển của công nghệ 5G (mạng di động thế

hệ thứ 5), thành phố thông minh là xu hướng tất yếu trong phát triển thành phố hiện đại Trong số đó, các dịch vụ thành phố thông minh là nền tảng của các thành phố thông minh hỗ trợ 5G Là một mô hình dịch vụ thành phố mới nổi

và giàu thông tin, nguồn cung ứng cộng đồng đã được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Tuy nhiên, trong các hệ thống tìm nguồn cung ứng cộng đồng hiện có, người yêu cầu và người lao động thường được yêu cầu sử dụng nền tảng cung ứng cộng đồng làm trung tâm tin cậy và việc thanh toán phụ thuộc vào các tổ chức thanh toán trung tâm của bên thứ ba, vốn

có rủi ro bảo mật lớn Một khi các trung tâm này bị tấn công hoặc làm điều ác,

nó sẽ mang lại tổn thất cao hơn cho các bên thuê nguồn cung ứng cộng đồng Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển hơn nữa của các thành phố thông minh hỗ trợ 5G Để giải quyết những vấn đề này, chúng tôi đề xuất một cơ chế dịch vụ tin cậy được phân quyền và phân quyền dựa trên blockchain cho hệ thống nguồn cung ứng cộng đồng trong các thành phố thông minh hỗ trợ 5G Trong cơ chế được đề xuất, quy trình dịch vụ nguồn cung ứng cộng đồng được chia thành chín giai đoạn: khởi tạo, gửi nhiệm vụ, xuất bản nhiệm vụ, tiếp nhận nhiệm vụ, đệ trình kế hoạch, phân xử chương trình, thanh toán, hoàn trả nhiệm vụ và bồi thường dịch vụ Hợp đồng thông minh kiểm soát việc thực hiện từng bước trong mỗi giai đoạn và thanh toán được hoàn thành bằng blockchain mà không có sự tham gia của các tổ chức trung tâm bên thứ

ba Cuối cùng, chúng tôi phát triển các hợp đồng thông minh để tiến hành các thử nghiệm dựa trên Ethereum và so sánh nó với hệ thống nguồn cung ứng cộng đồng hiện có Kết quả thử nghiệm cho thấy tính hiệu quả và khả năng ứng dụng

Trang 32

109, tháng 2 năm 2021) đã xác định phân tích dữ liệu lớn được coi là xác định một kỷ nguyên mới trong nghiên cứu, quy hoạch và chính sách đô thị Khai thác dữ liệu thời gian thực và phát hiện mẫu trong dữ liệu tần số cao hiện có thể được thực hiện ở quy mô lớn Các phương pháp phân tích mới lạ và dựa trên bằng chứng hứa hẹn việc đưa ra quyết định suôn sẻ hơn như một phần của

đô thị thông minh Trong khi những tiếng nói phản biện nêu bật những nguy cơ

và cạm bẫy của việc xây dựng thành phố dựa trên dữ liệu, công cụ đối với quản trị đô thị Người ta ít chú ý hơn đến việc xác định các điều kiện thực tế mà theo

đó dữ liệu lớn có thể đóng góp một cách thực tế vào việc giải quyết các vấn đề chính sách đô thị Trong bài báo này, chúng tôi thảo luận về giá trị và hạn chế của dữ liệu lớn đối với chính sách và quy hoạch đô thị dài hạn Trước tiên, chúng tôi phát triển một quan điểm lý thuyết về phân tích đô thị như một thực tiễn là một phần của đô thị thông minh mới Chúng tôi xác định sự căng thẳng cụ thể của thời gian tạm thời trái ngược của dữ liệu tần số cao và thời gian dài của những thách thức về cấu trúc mà các thành phố phải đối mặt Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng dữ liệu đô thị lớn, chúng tôi nhấn mạnh những thách thức nhận thức luận và thực tiễn nảy sinh từ việc phân tích dữ liệu tần số cao cho các mục đích chiến lược và đưa ra các đề xuất về cách thức phân tích đô thị có thể cung cấp thông tin về chính sách đô thị dài hạn

Nhóm tác giả Fahim Ullah, Siddra Qayyum, Muhammad Jamaluddin Thaheem, FadiAl-Turjman, và Samad M.E.Sepasgozar với bài viết Risk management in sustainable smart cities governance: A TOE framework (Quản

Trang 33

và quản lý các rủi ro liên quan đến quản trị thành phố thông minh trong nghiên cứu hiện tại Khung liên kết các công dân thông minh với nhau thông qua nhóm quản trị thành phố thông minh và các lớp TOE tích hợp Quá trình quản lý rủi ro lặp đi lặp lại của việc xác định, phân tích, đánh giá, giám sát và lập kế hoạch phản ứng được thực hiện trong các lớp TOE, cả ở cấp độ bên ngoài và cấp độ quản lý nội bộ Khung đề xuất vận hành quy trình quản lý rủi ro đối với quản trị thành phố thông minh bằng cách trình bày tập hợp các rủi ro thích hợp và phân loại TOE theo chủ đề của chúng Mức độ nghiêm trọng của các rủi ro được xác định phù hợp với xếp hạng của nghiên cứu có thể giúp các nhà nghiên cứu và các nhà thực hành hiểu được những rủi ro hàng đầu của quản trị thành phố thông minh Những rủi ro này mang lại cơ hội đầu tư cho các cơ quan quản lý thành phố để phát triển các phản ứng quan trọng và hiệu quả cũng như cung cấp sự an toàn, bảo mật và nâng cao quyền riêng tư cho người dân

Trang 34

28

1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

- Những nghiên cứu bàn về chính sách công và thực hiện chính sách công Cuốn sách “Chính sách công - Những vấn đề cơ bản” của tác giả Nguyễn Hữu Hải (2014) với công trình nghiên cứu “Chính sách công - Những vấn đề

cơ bản” Công trình đã chỉ ra những kiến thức lý luận chung nhất về chính sách

công như quá trình phát triển khoa học chính sách; đặc điểm, vai trò, phân loại chính sách công; cấu trúc nội dụng và chu trình chính sách công; nội dung đánh giá chính sách công Có thể thấy được công trình nghiên cứu đã trang bị những kiến thức cơ bản nhất về chính sách công, góp phần hoàn thiện công tác hoạch định và thực thi chính sách công [44]

Trong cuốn “Quản lý thực thi chính sách công theo kết quả” của tác giả

Lê Văn Hòa (2016) Cuốn sách đã làm rõ bản chất của quản lý theo kết quả, bản chất của thực thi chính sách công và quản lý thực thi chính sách công theo kết quả, đồng thời cũng đánh giá được thực trạng quản lý thực thi chính sách công tại Việt Nam

Tiếp theo, cuốn sách chuyên khảo “Thực hiện chích sách công - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” (2021) của tác giả Lê Văn Gấm và Nguyễn Thị

Ánh Mây lại có cái nhìn nhận khác về chính sách công, cho rằng chính sách công là một công cụ quan trọng để nhà nước quản lý xã hội Vì vậy mà khi thực hiện chính sách công phải là quá trình vận dụng lý luận vào thực tiễn hay chính

là đưa chính sách và thực tiễn cuộc sống [32]

Đặc biệt, trong cuốn sách chuyên khảo “Chính sách công: Một số vấn đề

lý luận và thực tiễn” của nhóm tác giả Hồ Việt Hạnh, Nguyễn Ngọc Hà, Kiều

Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Hoài (2023), Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã đưa ra các khái niệm, góc nhìn đa chiều về chính sách và phân tích cụ thể về chu trình chính sách: hoạch định, phân tích, thực hiện và đánh giá chính sách… và kinh nghiệm thực tế thực hiện một số chính sách cụ thể triển khai ở Việt Nam [35] Bên cạnh đó, phải kể đến một số bài viết đăng trên các tạp chí như: tác giả

Trang 35

29

Hồ Việt Hạnh (2017) với bài viết “Bàn về khái niệm chính sách công”, Tạp chí

Nhân lực Khoa học xã hội Ở đây, tác giả cho rằng chính sách công là một ngành khoa học có tính ứng dụng cao song được nghiên cứu ở nước ta chưa lâu, vì vậy mà có những vấn đề căn cốt của ngành khoa học này vẫn còn được tranh luận một cách sôi nổi Trong đó vấn đề khái niệm chính sách công là một trong những vấn đề căn cốt đó [36]

Trong bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội thành phố Hồ Chí Minh,

số 12 năm 2022 “Một số vấn đề lý luận về thực thi chính sách công” của tác giả Kiều Quỳnh Anh, Hồ Việt Hạnh cũng đã nêu rất rõ nội dung của thực hiện chính sách, giúp người đọc hiểu thêm các khái niệm về chính sách công và thực hiện chính sách công cũng như các bước thực hiện chính sách thường được triển khai thế nào [1]

Tác giả Hồ Việt Hạnh, Kiều Quỳnh Anh và Nguyễn Thị Hoài trong bài

viết “Về phương thức triển khai đề tài chính sách công” đăng trên Tạp chí Nhân

lực Khoa học xã hội số 11 năm 2022, giúp người đọc hiểu rõ hơn về một số khái niệm, các nội dung cần thiết trong thực hiện chính sách công và hướng dẫn cho học viên, những người nghiên cứu triển khai đề tài thực hiện chính sách công nên chú ý những vấn đề gì và có thể triển khai theo những phương thức nào [37]

- Những nghiên cứu bàn về thực trạng xây dựng và phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam

Vốn xuất phát từ một nước nông nghiệp, dân cư phần lớn sinh sống ở nông thôn nên trước đây vấn đề đô thị chưa được quan tâm đến nhiều Sau quá trình đổi mới và hội nhập quốc tể, sự phát triển kinh tế đã khiến đất nước ta xuất hiện ngày càng nhiều đô thị hơn Đến năm 2005, trước thực tế phát triển đô thị ở trong nước có nhiều vấn đề nảy sinh bất cập, Quốc hội đã ban hành Luật quy hoạch đô thị tạo cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh hoạt động quy hoạch và

tổ chức thực hiện quy hoạch ở các đô thị theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại

Trang 36

30

hội lần thứ IX của Đảng: “Phát triển mạng lưới đô thị phân bố hợp lý trên các vùng Hiện đại hoá dần các thành phố lớn, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn Không tập trung quá nhiều cơ sở công nghiệp và dân cư vào các đô thị lớn Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý đô thị, nâng cao thẩm mỹ kiến trúc Xây dựng đồng bộ và từng bước hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, điện lực, thông tin, thuỷ lợi, cấp thoát nước ” Cũng từ khoảng thời gian này, vấn đề đô thị trở thành một vấn đề lớn nhận được sự chú ý nghiên cứu của các nhà quản lý, người làm chính sách, học giả, nhà nghiên cứu, … với nhiều đề tài có quy mô và mức độ tiếp cận khác nhau Trong lúc chúng ta chưa sẵn sàng và xây dựng hoàn chỉnh mô hình đô thị cũng như quản trị đô thị thành công cho bối cảnh Việt Nam thì cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 xảy

ra và thúc ép quá trình phát triển đô thị Việt Nam đối diện với những khó khăn

và thách thúc to lớn trong việc tận dụng cơ hội vượt lên phát triển hoặc tụt lùi lạc hậu Trước diễn biến này, có một số công trình nghiên cứu đã bắt đầu đề cập đến đô thị thông minh như sau:

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiếu của Đại học Việt Đức vào năm 2017 đã viết bài Thành phố thông minh và vấn đề quản trị đô thị trên Tạp chí Quy hoạch Đô thị, số 26+27 [49] khẳng định xây dựng thành phố thông minh đang trở thành một trào lưu của các đô thị trên thế giới và Việt Nam cũng đang bước đầu tiếp cận Quá trình đô thị hóa ở các nước đi sau có nhiều cơ hội để thay đổi; tuy nhiên cần chú ý những khác biệt về nền tảng xã hội khi học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước Bài viết thảo luận về tình hình phát triển đô thị thông minh trên thế giới và ở Việt Nam và gợi ý một số vấn đề về quản trị đô thị tương lai cần nghiên cứu nhằm quản lý phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam

Với bài viết “Cấu trúc của đô thị thông minh” đăng trên Tạp chí Chính sách KH&CN số 4-2017, tr.2 - 4 Tác giả Nguyễn Trọng đã cho rằng khoảng

15 năm trở lại đây, một số chuyên gia trên thế giới bắt đầu nói về những đô thị thông minh (ĐTTM) Ở nước ta, ít nhất 10 địa phương đã bắt đầu triển khai xây

Trang 37

31

dựng đề án ĐTTM, đó là Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh, TP HCM, Cần Thơ, Kiên Giang (huyện đảo Phú Quốc), Lâm Đồng (TP Đà Lạt), Bình Dương, Thanh Hóa (TP Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn), TP Hải Phòng… Nhưng với câu hỏi “ĐTTM là gì?” thì dường như ai cũng đã có câu trả lời, nhưng dường như, ai cũng còn cảm thấy mơ hồ Bài viết này đã làm rõ được khái niệm, và hơn thế nữa là làm rõ cấu trúc của một ĐTTM [133]

Nguyễn Văn Khôi, Phạm Lê Cường, Hà Minh Hiệp (2017), Mô hình đô thị thông minh và sự cần thiết xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia trong định hướng phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam số 5 - 2017, tr 24-27 [65]

Ở đô thị lớn nhất nước, Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng tổ chức Hội thảo giải pháp tổng thể cho đô thị thông minh SMART CITY 360 vào năm 2017 Hội thảo nhằm trao đổi, mở rộng về những lĩnh vực trọng tâm trong việc xây dựng và triển khai mô hình đô thị thông minh, với mục tiêu tăng cường liên kết thông tin và phát triển đô thị trên nền tảng công nghệ hiện đại; bao gồm cơ sở và cấu trúc kỹ thuật; các giải pháp liên thông, kết nối và tương tác, các ứng dụng trong các lĩnh vực cụ thể như chính quyền điện

tử, giao thông, y tế, môi trường…; các bài học kinh nghiệm của thế giới, từ đó mang đến một cái nhìn toàn diện cho đề án của thành phố nói riêng và các địa phương nói chung

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sự phát triển của đất nước, việc xây dựng đô thị thông minh trở nên khẩn thiết và là giải pháp nhất định phải tiến hành Trong bối cảnh đó, ngày 1/8/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 và định hướng đến năm 2030

và ban hành Quyết định 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” ngày 03/6/2020

- Những nghiên cứu bàn về kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh

Trang 38

32

Từ thực trạng kể trên cũng như định hướng của Đảng và Nhà nước, các công trình nghiên cứu lớn về đô thị thông minh Việt Nam diễn ra đồng loạt và

có quy môn lớn, có thể kể ra:

Nhằm giới thiệu những kinh nghiệm nước ngoài về đô thị thông minh, tác giả Nguyễn Phương Dung với công trình quy mô dài 48 trang Đô thị thông minh công bố tại Tổng luận Khoa học Công nghệ Kinh tế - 2018, số 5 đã giới thiệu kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của một số nước châu Á như: Hàn Quốc công bố chiến lược Seoul thông minh vào năm 2015 với trọng tâm

ở 3 lĩnh vực: hạ tầng thông minh, quản trị thông minh, chức năng và dịch vụ thông minh Singapore tập trung vào 3 nội dung: đổi mới sáng tạo, tích hợp và quốc tế hóa Ấn Độ tập trung vào một số vấn đề cốt lõi như: nguồn cung cấp nước đầy đủ, nguồn điện đảm bảo, giao thông đô thị hiệu quả và giao thông công cộng, kết nối và số hóa mạnh mẽ công nghệ thông tin, quản trị tốt, môi trường bền vững

PGS.TS Nguyễn Xuân Trung và ThS Nguyễn Văn Linh ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cũng đã có bài viết “Công nghệ mới và thành phố thông minh” năm 2018, khẳng định xây dựng thành phố thông minh đã và đang trở thành xu hướng phát triển của các đô thị trên toàn thế giới và Việt Nam cũng đang bước đầu tiếp cận Trên cơ sở các quan điểm về thành phố thông minh, bài viết thảo luận về (i) việc áp dụng công nghệ mới trong quản lý, vận hành thành phố; (ii) các sáng kiến toàn cầu về thành phố thông minh nhằm làm rõ nhu cầu đổi mới; (iii) từ đó đưa ra một số gợi mở đối với việc phát triển và quản

lý đô thị thông minh ở Hải Phòng và Việt Nam Bài viết phân tích việc áp dụng công nghệ mới trong quản lý vận hành thành phố và các sáng kiến toàn cầu về phát triển thành phố thông minh và đưa ra một số gợi ý đối với việc phát triển

và quản lý đô thị thông minh ở Việt Nam

Trong báo cáo năm 2018 của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm thông tin - tư liệu đã đề cập đến vấn đề Vốn cho phát triển

Trang 39

33

thành phố thông minh: Những vấn đề đặt ra và giải pháp Báo cáo đã chỉ rõ những khó khăn và đề ra giải pháp cho việc sử dụng vốn để xây dựng thành phố thông minh Các thành phố có thể áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau

để tìm kiếm nguồn vốn cho các dự án thành phố thông minh, thông qua việc đi vayhoặc thông qua nguồn thu từ các dự án thông minh để chi trả cho việc xây dựng và vận hành thành phố thông minh Dù bằng cách nào thì câu hỏi đặt ra cho các thành phố muốn trở thành “thông minh” đều là: nguồn thu nào để bù đắp và chi trả cho các chi phí xây dựng thành phố thông minh?

Đến năm 2019, tiếp tục chuỗi các giới thiệu về kinh nghiệm xây dựng

đô thị thông minh trên thế giới, trên Tạp chí Kiến trúc số 293-2019, tr.1-6, với bài viết “Thành phố thông minh - xu hướng phát triển trên thế giới và Việt Nam”, tác giả Nguyễn Thị Vân Hương bộ môn Kiến trúc công nghệ trường Đại học Xây dựng (Hà Nội) đã cho rằng phát triển đô thị thông minh đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng, môi trường và xã hội Thế giới và Việt Nam đã và đang đẩy mạnh tiến trình phát triển hướng tới các đô thị thông minh Chất lượng cuộc sống của người dân trong đô thị sẽ được nâng cao nhờ vào những lợi ích khi một đô thị trở thành đô thị thông minh sẽ loại bỏ được khí thải nhà kính; có các giải pháp phòng chống tội phạm, dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp; có các giải pháp giao thông và vận chuyển thông minh giúp tiết kiệm thời gian; triển khai các giải pháp y tế thông minh giúp nâng cao tuổi thọ; tạo ra nhiều việc làm; có các giải pháp lựa chọn nhà ở và tiết kiệm năng lượng giúp tiết kiệm chi phí và có điều kiện thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc [62] Nhóm tác giả Nguyễn Thị Hồng Lam, Nguyễn Hải Yến, Nguyễn Thị Quỳnh Hương đều công tác tại Viện Khoa học Môi trường đã có bài viết Kinh

nghiệm phát triển Thành phố thông minh tại Châu Âu đăng trên Tạp chí Môi

trường số 9/2019 giới thiệu các kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của

Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Đan Mạch và Đức

Trang 40

đô thị và giúp Việt Nam bắt kịp với xu hướng phát triển đô thị bền vững trên thế giới [131] Sau khi xem xét những nền tảng phát triển đô thị thông minh

ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã giới thiệu khái quát một số nội dung chính của

“Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018-2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018 Ngoài ra, tạp chí Tài chính, kỳ 2 - Tháng 10/2019, của tác giả Trần Nhật Quang và Nguyễn Thị Mai Hương, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên đề cập đến kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của một số nước và bài học cho Việt Nam đã xác định các đặc điểm của một đô thị thông minh, kinh nghiệm xây dựng đô thị thông minh của Luân Đôn (Anh) và Singapore cũng như nêu lên 7 bài học kinh nghiệm có thể vận dụng tại Việt Nam

Tiến sĩ Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp có bài viết: “Thành phố thông minh: quan niệm quốc tế và một số khuyến nghị cho Việt Nam” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 02 + 03 (402 + 403), tháng 02/2020 Tác giả đã cung cấp thông tin về một số quan niệm phổ biến trên thế giới về thành phố thông minh cùng các tiêu chí nhận diện Các tiêu chí nhận diện nhấn mạnh tới 6 thành tố của thành phố thông minh, đó là: môi trường thông minh, đời sống thông minh, nền kinh tế thông minh, di chuyển thông minh, chính quyền thông minh và cư dân thông minh Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế, bài viết cũng đề xuất một số khuyến nghị cho Việt Nam

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.3: Biểu đồ thực trạng thực hiện các nội dung của phát triển ĐTTM. - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Hình 3.3 Biểu đồ thực trạng thực hiện các nội dung của phát triển ĐTTM (Trang 97)
Bảng 3.3.2: Thực trạng xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng   chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.3.2 Thực trạng xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố (Trang 101)
Bảng 3.3.2 thể hiện thực trạng xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.3.2 thể hiện thực trạng xây dựng Trung tâm mô phỏng dự báo xây (Trang 103)
Bảng 3.3.4: Thực trạng xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.3.4 Thực trạng xây dựng Hệ sinh thái khởi nghiệp (Trang 105)
Bảng 3.4.1.1: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực giao thông - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.1 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực giao thông (Trang 107)
Bảng 3.4.1.2: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực Y tế - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.2 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực Y tế (Trang 109)
Bảng 3.4.1.3: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực An toàn thực phẩm  Ghi chú: 1 là đối tượng khảo sát dùng làm tham chiếu là cán bộ công  chức, chuyên gia trong lĩnh vực; 2 là người dân; Điểm đánh giá lợi ích từ kết  quả đô thị thông minh mang lại được đo - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.3 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực An toàn thực phẩm Ghi chú: 1 là đối tượng khảo sát dùng làm tham chiếu là cán bộ công chức, chuyên gia trong lĩnh vực; 2 là người dân; Điểm đánh giá lợi ích từ kết quả đô thị thông minh mang lại được đo (Trang 111)
Bảng 3.4.1.4: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực giao thông - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.4 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực giao thông (Trang 112)
Bảng 3.4.1.5: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực chống ngập - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.5 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực chống ngập (Trang 113)
Bảng 3.4.1.7: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực An ninh trật tự - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.7 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực An ninh trật tự (Trang 116)
Bảng 15 (ở Phụ lục) mô tả chi tiết về các lợi ích mà xây dựng đô thị thông - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 15 (ở Phụ lục) mô tả chi tiết về các lợi ích mà xây dựng đô thị thông (Trang 117)
Bảng 3.4.1.8: Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực chính quyền điện tử  Ghi chú: 1 là đối tượng khảo sát dùng làm tham chiếu là cán bộ công  chức, chuyên gia trong lĩnh vực; 2 là người dân; Điểm đánh giá lợi ích từ kết  quả đô thị thông minh mang lại được  - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.8 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực chính quyền điện tử Ghi chú: 1 là đối tượng khảo sát dùng làm tham chiếu là cán bộ công chức, chuyên gia trong lĩnh vực; 2 là người dân; Điểm đánh giá lợi ích từ kết quả đô thị thông minh mang lại được (Trang 117)
Bảng 3.4.1.9 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực phát triển đô thị - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3.4.1.9 Thực trạng lợi ích đối với lĩnh vực phát triển đô thị (Trang 118)
Bảng 2a: Một số đặc điểm của cán bộ công chức tham gia khảo sát - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2a Một số đặc điểm của cán bộ công chức tham gia khảo sát (Trang 181)
Bảng 1: Tổng quan về đối tượng khảo sát - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 1 Tổng quan về đối tượng khảo sát (Trang 181)
Bảng 3:  Kiểm định độ tin cậy của thang đo - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Trang 182)
Bảng 2b: Một số đặc điểm của người dân tham gia khảo sát - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2b Một số đặc điểm của người dân tham gia khảo sát (Trang 182)
Hình thành Kho dữ liệu dùng chung của thành phố  0.41  0.856  2  Xây dựng nền tảng dữ liệu mở, làm cơ sở phát triển Hệ sinh - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
Hình th ành Kho dữ liệu dùng chung của thành phố 0.41 0.856 2 Xây dựng nền tảng dữ liệu mở, làm cơ sở phát triển Hệ sinh (Trang 182)
5. Bảng khảo sát kết quả thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại  Thành phố Hồ Chí Minh (2017-2022) (Dành cho người dân) - Thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh
5. Bảng khảo sát kết quả thực hiện chính sách xây dựng đô thị thông minh tại Thành phố Hồ Chí Minh (2017-2022) (Dành cho người dân) (Trang 191)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w