1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài khảo sát thực tiễn thư viện khoa học và công nghệ quốc gia

23 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đặc biệt là nguồn thông tin khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước nói chung và sự nghiệp thông tin – thư viện nói riêng.Ngày nay

Trang 1

`TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

HÀ NỘI, 11/2021Mục lục

CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỤC THÔNG TIN

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 4

1.Khái quát về Cục thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia2.Chư뀁c năng, nhiêm vụ cba Cục Thông tin Khoa hoca và Công nghê aaQuốc gia .

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN 8

CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU MỘT SỐ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN CỦA THƯ

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, trong đó công nghệ thông tin tạo ra những thay đổi lớn trong mọi lĩnh vực của xã hội đưa nhân loại bước vào thời kì khủng bố thông tin tri thức Thông tin trở thành nguồn lực quan trọng đối với mỗi cuốc gia trên thế giới, đồng thời đóng vai trò trực tiếp trong việc tạo ra của cải vật chất trong nền kinh tế xã hội Góp phần tạo điều kiện cho các nước chậm phát triển có điều kiện học hỏi để hội nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới Muốn phát riển kinh tế- xã hội thì tất cả các quốc gia trên thế giới cần xây dựng cho mình một nguồn lực thông tin vững mạnh để đẩy mạnh các hoạt động khai thác, sử dụng và tạo ra nguồn thông tin có chất lượng cao Đặc biệt là nguồn thông tin khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước nói chung và sự nghiệp thông tin – thư viện nói riêng.

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin và công nghệ mạng đã tạo điều kiện cho thư viện tiến hành các hoạt động ứng dụng, công nghệ thông tin để tiến hành trao đổi bổ sung và cập nhật thông tin giữa các trung tâm Thông tin Thư viện trong và ngoài nước.

Qua đợt khảo sát tại Thư viện thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia và xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “ Tìm hiểu về công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia” làm khảo sát nhằm mục đích:

Trang 4

Tìm hiểu thực tế công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Thông tin Tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia.

Đưa ra những đánh giá và nhận xét đúng giúp trung tâm Thư viện Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin và đáp ứng nhu cầu của người dùng tin.

CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỤCTHÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA.

1.Khái quát về Thư viện thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (TT KH&CN QG) có tên giao dịch quốc tế là National Agency for Science and Technology Information, viết tắt là NASATI, trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng thông tin, thư viện, thống kê của cả nước về khoa học công nghệ.

Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1990 theo quyết định số 48/TCCB của Chủ tịch Ủy ban Khoa học Nhà nước, trên cơ sở hợp nhất Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (KH&KT) và Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương.

Từ khi được thành lập, tên gọi của Thư viện Thông tin đã có những thay đổi theo các giai đoạn như sau:

Thư viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (1960 – 1990) Viện Thông tin Khoa học và Kỹ thuật Trung ương (1972 – 1990) Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia ( 1990 – 2004)

Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2004 – 2010) Thư viện Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (2010 -> đến nay) • Với bề dày lịch sử phát triển, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất và Huân chương độc lập hạng ba.

Trang 5

2 Chức năng, nhiêm vụ của Cục Thông tin Khoa hocs và Công nghê sQuốc gias 2.1.Chức năng.

Cục Khoa học và Công nghệ Quốc gia là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học và công nghệ.

Tên giao dịch quốc tế của Cục Thông tin (KH&CN QG) là National Agency for Science and Technology Information (viết tắt là NASATI) Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản nội nộ, ngoại tệ kho bạc nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật

Thư viện Thông tin có trụ sở đặt tại: 24 – 26 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn.

Xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành: các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về Khoa học Công nghệ, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, phát triển các mạng thông tin Khoa học Công nghệ tiên tiến ; Dự thảo chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, đề án phát triển thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học Công nghệ, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, trung tâm giao dịch thông tin công nghệ, các mạng thông tin Khoa học Công nghệ tiên tiến ;

Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, đề án sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt;

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học Công nghệ; Ban hành các văn bản cá biệt, văn bản quy phạm nội bộ thuộc lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN, phát triển chợ công nghệ và thiết bị, các mạng thông tin Khoa học Công nghệ tiên tiến;

Chỉ đạo chuyên ngành về lưu giữ kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học Công nghệ đối với các cơ quan có thẩm quyền của các Bộ, ngành và địa phương; đăng ký, lưu giữ kết quả và sử dụng thông tin kết quả thực hiện nhiệm vụ Khoa học

Trang 6

Công nghệ ;quản lý và cấp mã số chuẩn quốc tế cho các xuất bản phẩm kế tiếp (ISSN);

Xây dựng và phát triển hệ thống thống kê Khoa học Công nghệ, Hệ thống chỉ tiêu thống kê Khoa học Công nghệ thống nhất trong cả nước; chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo thống kê, chủ trì triển khai các cuộc điều tra thống kê quốc gia và ngành về Khoa học Công nghệ; phát triển Cơ sở dữ liệu về thống kê Khoa học Công nghệ;

Tổ chức và phát triển Thư viện KH&CN Quốc gia ; duy trì và phát triển Liên hiệp thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin Khoa học Công nghệ (Vietnam Library Consortium); chủ trì cập nhật, bổ sung và phát triển nguồn thông tin Khoa học Công nghệ cho cả nước;

Tổ chức và thực hiện xử lý, phân tích-tổng hợp và cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế-xã hội;

Xây dựng và phát triển Cơ sở dữ liệu quốc gia về Khoa học Công nghệ; Tổ chức và phát triển các chợ công nghệ và thiết bị quy mô quốc gia và quốc tế; tổ chức, tham gia các triển lãm, hội chợ Khoa học Công nghệ trong nước và quốc tế;

Duy trì và phát triển Mạng Nghiên cứu và đào tạo Việt Nam (VinaREN); Cập nhật và phát triển Cổng thông tin, thư viện, thống kê Khoa học Công nghệ Việt Nam (VISTA); Duy trì và phát triển hệ thống Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến (VJOL); xuất bản Tạp chí Thông tin và Tư liệu, các sách Khoa học Công nghệ, các xuất bản phẩm thông tin Khoa học Công nghệ khác;

Tổ chức và phát triển Sàn giao dịch thông tin công nghệ trực tiếp và trên mạng Internet; phổ biến và cung cấp thông tin công nghệ;

Phối hợp thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về hoạt động thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về Khoa học Công nghệ, phát triển trợ công nghệ và thiết bị, các mạng thông tin Khoa học Công nghệ tiên tiến theo quy định của pháp luật;

Thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thông tin, thư viện, thống kê Khoa học Công nghệ;

Trang 7

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu Khoa học Công nghệ tiên tiến trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao;

Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về thông tin, thư viện, thống kê, xây dựng và khai thác CSDL quốc gia về Khoa học Công nghệ, chợ công nghệ và thiết bị theo quy định;

Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; Tổ Khoa học Công nghệ; in ấn, số hóa; tổ chức các sự kiện Khoa học Công nghệ;

Quản lý về tổ chức, cán bộ, tài sản và hồ sơ tài liệu của Thư viện theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật;

Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao 2.3 Cơ c Āu t chức c a Cục Khoa hoc ! và Công nghê !Qu Āc gia.

Hiện nay, Cục Thông tin KH&CN có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn khá cao về chuyên môn nghiệp vụ với trên 170 cán bộ, trong đó trên 72 cán bộ có trình độ từ Đại học trở lên, 3 tiến sỹ (chiếm 4,2 ), 23 thạc sỹ (chiếm 13 ), nhiều cán bộ đã đ ợc đào tạo tại n ớc ngoài nh : Liên Xô, Đức, Pháp,ƣ ƣ ƣ … Theo quyết định số 21/ QĐ-TTKH&CN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, cơ cấu tổ chức của Cục TTKH&CNQG gồm các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp.

Nhìn chung, về cơ cấu tổ chức của Cục khá ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ; lực lượng cán bộ có trình độ cao khá đông và đều trên hầu hết các lĩnh vực của khoa học xã hội và khoa học tự nhiên Lực lượng cán bộ trình độ cao luôn là thế mạnh của Cục trong thời gian qua Trong những năm gần đây, Cục luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ có trình độ cao (Tiến sỹ, Thạc sỹ) cho các đơn vị của mình thuộc các chuyên môn khác nhau trong lĩnh vực khoa học xã hội và tự nhiên Các đơn vị trong Cục còn c nhiều cán bộ trẻ của mình đi đào tạo tại nước ngoài nhằm bổ sung lực lượng cán bộ trình độ cao.

2.4 Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin Cục Thông tin là một trong những đơn vị đi tiên phong và đạt được nhiều thành quả trong việc ứng dụng CNTT Từ những năm 80 của thế kỷ XX Cục Thông tin đã triển khai nghiên cứu áp dụng CNTT vào hoạt động Cục Thông tin là nơi cung cấp, tra cứu, tìm kiếm thông tin KH&CN trong và ngoài nước, cung cấp các bản tin điện tử , các tài liệu tổng hợp về KH&CN, các kết quả nghiên cứu, các thông tin

Trang 8

công nghệ (công nghệ chào bán, công nghệ tìm mua, dịch vụ KH&CN), truyền tệp, cung cấp truy cập tới trên 16.000 đầu tên tạp chí điện tử toàn văn về KH&CN trên thế giới mà Cục Thông tin đặt mua hàng năm trên mạng cũng như truy cập vào các cơ sở dữ liệu điện tử về tài liệu KH&CN Việt Nam có tại Cục Thông tin Một trong những sự kiện đánh dấu một b ớc phát triển mới trong quá trình ứng dụng CNTT ƣ tại Cục Thông tin là Dự án TEIN2 (Dự án nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển trong ASEM thông qua việc cung cấp và củng cố đường trục tốc độ cao lên tới 155 Mps cho liên khu vực Âu- Á) Dự án này được bắt đầu từ năm 2004 và đã mở ra cơ hội lớn đối với cộng đồng người dùng tin Việt Nam nói chung và đối với Cục Thông tin nói riêng Tháng 4 năm 2006 Cục được Bộ KH&CN giao cho nhiệm vụ làm đầu mối và chủ trì tham gia dự án TEIN2 Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu việc mở đầu cho sự ra đời và phát triển mạng VINAREN.Mạng VINAREN là mạng Nghiên cứu và Đào tạo quốc gia hoạt động phi lợi nhuận, chính thức khai trương trên toàn quốc ngày 27/3/2008 do Cục Thông tin phát triển và quản lý Từ khi thành lập đến nay, VINAREN đã có rất nhiều hoạt động tích cực hỗ trợ cho cộng đồng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam Tới nay, VINAREN đã thực sự trở thành mạng nghiên cứu và đào tạo quốc gia của Việt Nam với 6 Trung tâm vận hành mạng (NOC- Network Operation Centre), kết nối 63 mạng thành viên, bao gồm hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện lớn tại 11 tỉnh và thành phố trong cả n ớc, tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng nghiên cứu và đào tạo ƣ Việt Nam kết nối với 45 triệu đồng nghiệp tại hơn 8.000 trung tâm nghiên cứu và đào tạo trên thế giới.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNGTIN

• Khái niệm về sản phẩm thông tin - thư viện.

Sản phẩm là kết quả của hoạt động hoặc quá trình, sản phẩm có thể là vật chất hoặc phi vật chất, sản phẩm có thể được tạo ra có chủ đích hoặc không được chủ đích Sản phẩm là thứ có khả năng thỏa mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sự chú ý mua sắm và tiêu dùng Sản phẩm thông tin có những điểm khác biệt với những sản phẩm thông thường và cũng được hiểu như một loại hàng hóa đặc biệt Giá trị của sản phẩm thông tin = giá của vật mang tin + giá trị của thông tin Sản phẩm thông tin được hình thành nhằm thỏa mãn những nhu cầu thông tin bao gồm: nhu cầu tra cứu thông tin và nhu cầu về chính bản thân thông tin Như vậy

Trang 9

sản phẩm thông tin phải phụ thuộc chặt chẽ vào nhu cầu của người dùng tin cũng như sự biến đổi của nhu cầu tin của họ.

Quá trình để tạo ra một sản phẩm thông tin - thư viện là kết quả của hoạt động xử lý thông tin như: biên mục, phân loại, định từ khóa, tóm tắt, chú giải, biên soạn, tổng luận, ) do cá nhân hoặc tập thể thực hiện nhằm thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin khi sử dụng các cơ quan thông tin.

• Khái niệm về dịch vụ thư viện:

Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất nào về dịch vụ thông tin – thư viện cả, bởi lẽ mỗi quốc gia, mỗi chuyên gia trong các hoàn cảnh và hướng tiếp cận khác nhau đều đưa ra những định nghĩa và cách nghiên cứu riêng của mình Trong bài viết này tác giả có tập hợp một số định nghĩa tại Việt Nam về Dịch vụ Thông tin – Thư viện như sau:

Theo Thạc sĩ Trần Thị Bích Huệ và Thạc sĩ Trần Nữ Quế Phương (Thư viện Quân đội): “Dịch vụ thông tin – thư viện chính là quá trình, phương thức để tạo ra các sản phẩm hay hoạt động phân phối sản phẩm thông tin – thư viện, với tư cách là một hoạt động dịch vụ khoa học, tác động vào các đối tượng nguồn tin thực để chúng được biến đổi và chuyển sang các dạng sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học (ấn phẩm, cơ sở dữ liệu, bảng tra, danh mục, tổng luận, phản biện thông tin, đánh giá thông tin, …) Như vậy, các dịch vụ thông tin – thư viện được coi là một phương thức để tạo lập tài nguyên thông tin và hàng hóa thông tin trong xã hội Và hệ thống dịch vụ thông tin – thư viện là một phức thể bao gồm sự hòa hợp của nhiều yếu tố cấu thành (con người, sản phẩm thông tin – thư viện, nguồn lực thông tin (NLTT), trang thiết bị công nghệ thông tin,…) là phương thức thiết yếu để các cơ quan thông tin – thư viện thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.”

Trong luận án tiến sỹ của tác giả Vũ Duy Hiệp thì dịch vụ thông tin – thư viện được hiểu là: “quá trình lao động mang tính chất chuyên môn nghiệp vụ, trong quá trình triển khai, có thể phải sử dụng một số sản phẩm thông tin thư viện hay dịch vụ thông tin thư viện khác hoặc một số trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin.”

Trang 10

Trong giáo trình Dịch vụ Thông tin – Thư viện (tài liệu ấn hành nội bộ tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội) thì tác giả Trương Đại Lượng giải nghĩa như sau: “Dịch vụ thông tin thư viện được xem là một khâu công việc trong dây truyền hoạt động của cơ quan thông tin thư viện, bao gồm: bổ sung, xử lý, lưu trữ và phổ biến thông tin Tuy nhiên, bản chất của dịch vụ thông tin thư viện là cung cấp và phổ biến thông tin.”

Vậy từ các định nghĩa trên tác giả đưa ra một định nghĩa như sau: Dịch vụ thông tin – thư viện là bao gồm tất cả các hoạt động nhằm tạo ra các sản phẩm thông tin dưới nhiều dạng và hình thức khác nhau để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của người dùng tin thông qua các công cụ trợ giúp.

CHƯƠNG 3: Tìm hiểu một số sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư việntại Cục thông tin Khoa học học và công nghệ quốc gia 1 Tìm hiểu về sản phẩm thông tin - thư viện

Cơ sở dữ liệu:

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp các bản ghi hoặc tệp có quan hệ logic với nhau và được lưu trữ trên toàn bộ nhớ của máy tính Việc tổ chức, hoàn thiện và cập nhật cũng như khai thác cơ sở dữ liệu được thực hiện bởi một hệ chương trình đặc biệt được gọi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu.

Hiện tại Cục thông tin KH&CNQG đang lưu trữ một hệ thống cơ sở dữ liệu trong và ngoài nước vô cùng phong phú và đa dạng Đây chính là thế mạnh của Trung tâm và là nguồn tin vô cùng có giá trị đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có nhu cầu tiếp cận, khai thác thông tin khoa học và công nghệ.

Hiện tại Cục đang có trên 10 cơ sở dữ liệu, trong đó có các cơ sở dữ liệu lớn được xây dụng từ nhiều năm trước.

Các cơ sở dữ liệu thư mục là một trong những nguồn tài nguyên số nội sinh lớn nhất hiện có của thư viện, nó đóng vai trò quan trọng giúp người dùng tin có thể tiếp cận tới nguồn tài nguyên truyền thống quý giá với hàng trăm triệu bản mà Cục đang sở hữu Các cơ sở dữ liệu này bao gồm:

Sách ở thư viện: 201.002 biểu ghi Tạp chí ở thư viện: 12.029 biểu ghi

Tài liệu khoa học và công nghệ nước ngoài: 456.093 biểu ghi

Trang 11

Báo cáo kết quả nghiên cứu: 12.000 biểu ghi

Tài liệu khoa học và công nghệ Việt Nam trước 2004: 73.259 biểu ghi Mục lục liên hợp tại tạp chí: 6.781 biểu ghi.

Một số cơ sở dữ liệu chủ yếu như: E- Research@Vista

Cơ sở dữ liệu tài liệu khoa học và công nghệ Việt Nam ( STD) Cơ sở dữ liệu báo cáo kết quả nghiên cứu (KQNC)

Cơ sở dữ liệu Nghiên cứu và Phát triển Cơ sở dữ liệu Science Direct

Cơ sở dữ liệu ISI Cơ sở dữ liệu SpringeraLin Cơ sở dữ liệu ProQuest Central

• Ấn phẩm thông tin - thư mục

Ấn phẩm thông tin là tập hợp các kết quả xử lý, phâm tích, tổng hợp thông tin từ tài liệu cấp một Ấn phẩm thông tin được coi là tài liệu cấp 2 và là một trong những hình thức phổ biến và phục vụ thông tin chủ yếu nhất trong hoạt động thông tin - thư viện Ấn phẩm thông tin là là sản phẩm của các cơ quan thông tin - thư viện với những chức năng đặc thù nên có những đặc điểm, cấu trúc và cách trình bày riêng.

Thư viện thông tin KH&CNQG đã xây dụng một hệ thống ấn phẩm thông tin khá đa dạng và chất lượng tốt

Tạp chí Thông tin Khoa hoc- Công nghệ - Môi trường.

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động thông tin thư, tuyên truyền phổ cập kiến thức khoa học và công nghệ Trung tâm đã phát hành rộng rãi trên phạm vi cả nước tạp chí " Khoa học Công nghệ môi trường" Mục đích là để giới thiệu tới bạn đọc các thông tin và các bài viết về các vấn đề dự báo, chiến lược, chính sách phát triển khoa học và công nghệ, phát triển bền vững.

Tổng luận Khoa học, Công nghệ và Kinh tế

Chủ yếu phản ánh các vấn đề trong các chương trình nghị sự của Trung ương Đảng, Quốc hội và các cơ quan lãnh đạo cao cấp khác, cá nhân, của Đảng và Nhà nước.

Tạp chí Thông tin và tư liệu

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w