1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

Báo cáo tổng kết nckh cấp trường final

82 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Về Các Chiến Thuật Nói Tiếng Anh Được Sử Dụng Bởi Học Sinh THPT Khu Vực II Nông Thôn Trên Địa Bàn Tỉnh Thanh Hóa
Tác giả Vũ Lê Uyên, Trần Thu Trang, Lê Thị Mai Hoa, Lương Thị Ngọc Anh
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Việt
Trường học Trường Đại Học Hồng Đức
Chuyên ngành Sư phạm Tiếng Anh
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 165,52 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (11)
    • 1. Lý do chọn đề tài (0)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 3. Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 4.2. Khách thể nghiên cứu (0)
      • 4.3. Phạm vi nghiên cứu (0)
      • 4.4. Địa điểm nghiên cứu (0)
        • 4.4.1. Trường THPT Đông Sơn 2 (15)
        • 4.4.2. Trường THPT Hậu Lộc 1 (0)
        • 4.4.3. Trường THPT Nông Cống 4 (16)
        • 4.4.4. Trường THPT Tĩnh Gia II (17)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 5.1. Công cụ thu thập dữ liệu nghiên cứu (18)
      • 5.2. Cách thức phân tích số liệu (18)
    • 6. Cấu trúc của đề tài (0)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (19)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC CHIẾN THUẬT NÓI TIẾNG ANH ĐƯỢC SỬ DỤNG BỞI HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT (19)
    • 1. Cơ sở lý luận về các chiến thuật nói tiếng Anh (19)
      • 1.1. Khái niệm chiến thuật nói (19)
        • 1.1.1. Kỹ năng nói (19)
        • 1.1.2. Chiến thuật học ngôn ngữ (20)
        • 1.1.3. Chiến thuật nói (21)
      • 1.2. Phân loại các chiến thuật nói (22)
      • 1.3. Tầm quan trọng và ý nghĩa của các chiến thuật nói được sử dụng (24)
        • 1.3.1 Tầm quan trọng của các chiến thuật nói (24)
        • 1.3.2. Ý nghĩa của các chiến thuật nói được sử dụng (26)
      • 2.1. Cơ sở thực tiễn nghiên cứu, những nghiên cứu về chiến thuật nói Tiếng Anh của học sinh THPT ở nước ngoài (28)
      • 2.2. Thực tiễn nghiên cứu về chiến thuật nói Tiếng Anh của học sinh THPT tại Việt Nam (31)
        • 2.2.1. Mục tiêu về chương trình Tiếng Anh của học sinh THPT (32)
          • 2.2.1.1. Mục tiêu chung (32)
          • 2.2.1.2. Mục tiêu cấp THPT (32)
        • 2.2.2. Môi trường nghiên cứu - Các trường THPT khu vực II nông thôn tại Thanh Hóa (33)
  • CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN THUẬT HỌC KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH (36)
    • 1. Khung lý thuyết về chiến thuật học kỹ năng nói tiếng Anh của Oxford (36)
    • 2. Bảng khảo sát chiến thuật học kỹ năng nói tiếng Anh của Wahyuni (2013) (38)
    • 3. Bảng khảo sát chiến thuật kỹ năng nói mà nhóm nghiên cứu sử dụng (42)
  • CHƯƠNG 3: CÁC CHIẾN THUẬT NÓI TIẾNG ANH ĐƯỢC SỬ DỤNG BỞI HỌC SINH THPT KHU VỰC II NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (46)
    • 1. Chiến thuật nói Tiếng Anh được sử dụng bởi học sinh THPT khu vực II nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (46)
    • 2. Tần suất sử dụng của các chiến thuật nói và nhóm chiến thuật nói (49)
      • 3.2. Sự khác biệt trong chiến thuật nói được sử dụng bởi học sinh khối 10 và 1241 3.3. Sự khác biệt trong chiến thuật nói được sử dụng bởi học sinh khối 11 và 1242 4. Kết quả phân tích phỏng vấn (52)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (65)
    • 3.1. Kết luận (65)
    • 3.2. Kiến nghị (67)
      • 3.2.1. Kiến nghị về phía nhà trường (68)
      • 3.2.2. Kiến nghị về phía giáo viên (68)
      • 3.2.3. Kiến nghị về phía học sinh (69)

Nội dung

Nhóm đối chứng: sinh viên ở nhóm này được học theo nội dung trong khung chương trình học của học phần phát triển kỹ năng Nghe Nói 1 dành cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất và áp dụng các phương pháp truyền thống giảng viên vẫn thường dạy. Nghĩa là, việc sử dụng các thước phim ngắn cũng như việc áp dụng các hoạt động xoay quanh các thước phim ngắn không được áp dụng vào quá trình giảng dạy trên lớp và quá trình tự học ở nhà. Việc dạy học vẫn diễn ra như bình thường, sử dụng các nguồn tư liệu truyền thống.

NỘI DUNG

- Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về các chiến thuật nói tiếng Anh được sử dụng.

- Chương 2: Khung lý thuyết về chiến thuật học kĩ năng nói tiếng Anh

- Chương 3: Các chiến thuật nói được sử dụng bởi học sinh các trường THPT khu vực II nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Phần 3: Kết luận và một số kiến nghị

Tóm tắt nội dung chính đã được đề cập và đề xuất một số kiến nghị.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC CHIẾN THUẬT NÓI TIẾNG ANH ĐƯỢC SỬ DỤNG BỞI HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT

Cơ sở lý luận về các chiến thuật nói tiếng Anh

1.1 Khái niệm chiến thuật nói

Trong bốn kỹ năng ngôn ngữ, người học coi nói là kỹ năng quan trọng nhất vì nói cần sự kiên trì cao cũng như sự chuẩn bị tốt để tạo ra ngôn từ (Prabawa,

2016) Nói là quá trình tạo ra và chia sẻ ý nghĩ bằng cách sử dụng ngôn ngữ và cử chỉ trong các ngữ cảnh khác nhau Khi nói, con người sử dụng ngôn ngữ của mình để thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, thái độ, ý tưởng, … của bản thân mình Vì vậy, hai nhà nghiên cứu Leong & Ahmadi (2017) khi bàn luận về kỹ năng nói đã nhận xét rằng nói không chỉ đơn giản là những lời nói qua miệng, nó còn là có nghĩa là truyền tải thông điệp qua lời ăn tiếng nói Và quá trình truyền thông liên cá nhân sẽ bị tắc nghẽn nếu người nói/ người nghe không có khả năng giải mã thông tin mà họ nhận được (Pham, T T A, 2020).

Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ chung cho toàn thế giới và việc nói tiếng Anh một cách thành thạo có thể giúp người học nắm bắt được những cơ hội tốt hơn Tuy nhiên, còn nhiều người học ngôn ngữ, ngay cả khi đã học tiếng Anh được vài năm vẫn cho rằng rất khó để nói tiếng Anh một cách hiệu quả (Truong, M H & Pham, T M T, 2020) Nói tiếng Anh không phải là một nhiệm vụ đơn giản bởi vì người nói phải biết nhiều thành phần quan trọng khác như phát âm, ngữ pháp, tự vựng, sự trôi chảy và khả năng lĩnh hội (Leong & Ahmadi, 2017) Vì vậy, kỹ năng nói nên được chú trọng luyện tập và phát triển trong quá trình học ngoại ngữ Để làm được điều đó, người học đã tìm và ứng dụng những chiến thuật nói khác nhau vào quá trình học ngôn ngữ của mình nhằm nâng cao kỹ năng nói của bản thân

1.1.2 Chiến thuật học ngôn ngữ

Trong cuốn sách “Language learning strategies - What every teacher should know” (Tạm dịch: Chiến thuật học ngôn ngữ - Điều mỗi giáo viên nên biết) được Oxford xuất bản vào năm 1990 đã đưa ra phân tích về thuật ngữ

“strategy” – chiến thuật Thuật ngữ này có nguồn gốc từ Hy Lạp cổ đại

“strategia” có nghĩa là tướng lĩnh hay nghệ thuật chiến tranh Cụ thể hơn, chiến thuật liên quan đến việc quản lý tối ưu quân đội, tàu hoặc máy bay trong một chiến dịch được lên kế hoạch cụ thể Trong bối cảnh phi quân sự, thuật ngữ

“chiến thuật” được áp dụng cho các tình huống rõ ràng hơn Trong đó, nó có nghĩa là một kế hoạch, biện pháp hay hành động có ý thức để đạt được mục tiêu

Trong vấn đề học tập, hai nhà nghiên cứu Marriott và Torres (2009) cũng đưa ra quan điểm tương tự khi cho rằng, một đặc điểm cơ bản, được cộng đồng khoa học chấp nhận, là để một quy trình học tập được coi là một chiến thuật, nó phải được sử dụng một cách có ý thức và có chủ đích nhằm đạt được một mục tiêu cụ thể, trong một hoàn cảnh và điều kiện cụ thể Chiến thuật học ngôn ngữ là một công cụ quan trong và cần thiết giúp tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ mới và phát huy năng lực giao tiếp của người học

Chiến thuật học đã và đang là vấn đề toàn cầu trong giảng dạy tiếng Anh và đã thu hút sự chú ý đáng kể từ các học giả trong vài thập kỷ qua (Mistar & Umamah, 2014) Chiến thuật học ngôn ngữ, với tư cách là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc học ngôn ngữ, ngày càng nhận được nhiều sự chú ý không chỉ về mặt định nghĩa mà còn ở khía cạnh các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược học ngôn ngữ (Razmjoo & Ardekani, 2011)

Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa chiến thuật học ngôn ngữ theo nhiều cách khác nhau Theo Oxford (1990) chiến thuật học chính là cách hành động đặc hiệu mà người học thực hiện nhằm làm cho việc học trở nên dễ hơn, nhanh hơn, hào hứng hơn, tự chủ hơn, hiệu quả hơn, và thích ứng hơn trong các tình huống mới Chiến thuật học tập được biết đến như là các kỹ thuật, phương tiện, cách tư duy và ứng xử mà người học sử dụng trong suốt quá trình học tập để lĩnh hội kiến thức (Weinstein and Mayer, 1986) Chiến thuật học ngôn ngữ được định nghĩa là

“chuỗi hành động, ứng xử, các bước thực hiện hoặc biện pháp kỹ thuật mà người học sử dụng một cách có chủ ý để phát triển các kỹ năng ngôn ngữ (T.T.P Thảo

& N.T Đức, 2013) Trong khi đó, O’Malley & Chamot (1990) lại coi chiến thuật học là công cụ cho sự tham gia tịch cực, sự tự định hướng cần thiết để phát triển khả năng giao tiếp ngoại ngữ.

Trong những năm gần đây, trọng tâm của các nghiên cứu chiến thuật học ngôn ngữ đã chuyển sang phạm vi hẹp hơn Đó là chiến thuật phát triển một kỹ năng ngôn ngữ cụ thể chẳng hạn như nghe, nói, đọc, viết

Một trong những thành phần quan trọng của chiến thuật học ngôn ngữ đó là chiến thuật nói Nhà nghiên cứu Moriam (2005) khẳng định rằng kỹ năng nói là một phần của việc học ngoại ngữ, còn chiến thuật nói là một phần quan trọng của chiến thuật học ngoại ngữ Theo Hedge (2000), một người nói thành thạo luôn biết cách sử dụng các chiến thuật nói Chiến thuật nói được xem là hành động hay quá trình mà người học sử dụng để hoàn thành tốt nhiệm vụ giao tiếp bằng lời nói Người học cũng có thể cải thiện khả năng hiểu, học tập, ghi nhớ và xử lí thông tin thông qua việc sử dụng các chiến thuật nói Việc sử dụng các chiến thuật nói không chỉ giúp giải quyết các vấn đề giao tiếp của người học mà còn tăng cường sự tương tác của người học bằng ngôn ngữ mục tiêu (Khalil, 2018)

Chiến thuật nói là cần thiết vì nó cung cấp cho người học ngoại ngữ đầy đủ các công cụ có giá trị để giao tiếp bằng ngôn ngữ mục tiêu trong đa dạng các tình huống theo ngữ cảnh và giúp họ vượt qua vô số các vấn đề về nói (T.M Hoa & P.T.M Thao, 2020) Tầm quan trọng của việc sử dụng các chiến thuật nói là giúp học sinh cải thiện sự phát triển ngôn ngữ của họ nhằm khuyến khích giao tiếp hiệu quả (Larenas, 2011) Để giảm thiểu các vấn đề về nói và nâng cao hiệu suất giao tiếp, người học ngôn ngữ cần vận dụng các chiến thuật học nói cụ thể và sử dụng chúng một cách thích hợp.

1.2 Phân loại các chiến thuật nói

Chiến thuật nói được xem là “xương sống” góp phần xây dựng nên sự thành thạo trong kỹ năng nói của người học Ngoài ra, các chiến thuật nói được người học sử dụng để giúp họ hiểu những kiến thức mới tốt hơn đồng thời cũng giúp họ giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ Người học phải nhận ra sức mạnh của việc sử dụng có ý thức các chiến thuật nói để học nhanh hơn, hiệu quả hơn cũng như thú vị hơn.

KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CHIẾN THUẬT HỌC KĨ NĂNG NÓI TIẾNG ANH

Khung lý thuyết về chiến thuật học kỹ năng nói tiếng Anh của Oxford

Tác giả của SILL (Strategy Inventory for Language Learning) - Oxford

(1990) đã đưa ra khung lý thuyết về các chiến thuật học ngôn ngữ thứ hai được xếp thành hai loại chính: các chiến thuật được sử dụng một cách trực tiếp và gián tiếp Các chiến thuật trực tiếp bao gồm các chiến thuật về trí nhớ để ghi nhớ và truy xuất từ vựng, các chiến thuật nhận thức để hiểu và tạo ra văn bản, và các chiến thuật bù đắp sự thiếu hụt để bù đắp cho việc thiếu kiến thức; trong khi các chiến thuật gián tiếp bao gồm các chiến thuật siêu nhận thức để điều khiển quá trình học tập, các chiến thuật liên quan đến cảm xúc để điều chỉnh trạng thái cảm xúc và các chiến thuật liên quan đến yếu tố xã hội để học tập với những người khác Trong đó, bà tuyên bố rằng 46 trong tổng số 62 chiến thuật từ toàn bộ phân loại chiến thuật của bà là hữu ích cho việc học nói Các chiến thuật nói được tóm tắt trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1 Các chiến thuật học ngôn ngữ hữu ích cho kỹ năng nói

STT Chiến thuật Nhóm Phân loại

1 Đặt từ mới vào ngữ cảnh Ghi nhớ Trực tiếp

2 Hình dung âm thanh trong trí nhớ

5 Thực hành lý thuyết với hệ thống âm thanh và chữ viết

6 Thừa nhận và sử dụng các công thức và mẫu câu

8 Thực hành một cách tự nhiên

9 Sử dụng các nguồn để nhận và gửi thông tin

13 Chuyển sang tiếng mẹ đẻ Bù đắp sự thiếu hụt

15 Sử dụng điệu bộ hoặc cử chỉ

16 Trốn tránh giao tiếp một phần hoặc toàn bộ chủ đề nói chuyện

18 Điều chỉnh hoặc phỏng đoán thông tin

20 Sử dụng lối nói vòng vo hoặc từ đồng nghĩa

21 Đưa ra cái nhìn tổng quan và liên kết với các kiến thức đã biết

23 Trì hoãn quá trình nói để tập trung nghe

24 Tìm hiểu về việc học ngôn ngữ

26 Đặt mục đích và mục tiêu

27 Xác định mục đích của một nhiệm vụ ngôn ngữ

28 Lập kế hoạch cho một nhiệm vụ ngôn ngữ

29 Tìm kiếm cơ hội thực tập

32 Sử dụng phương pháp thư giãn dần dần, hít thở sâu hoặc thiền định

Liên quan đến cảm xúc

36 Chấp nhận rủi ro một cách khôn ngoan

38 Lắng nghe cơ thể bạn

39 Sử dụng danh sách công việc cụ thể cần thực hiện

40 Viết nhật ký học ngoại ngữ

41 Thảo luận về cảm xúc của bạn với người khác

42 Yêu cầu sửa sai Liên quan đến yếu tố xã hội

43 Hợp tác với bạn bè

44 Hợp tác với những người sử dụng thành thạo ngôn ngữ đang học

45 Phát triển hiểu biết về văn hóa

46 Nhận thức được suy nghĩ và cảm xúc của người khác

Như thể hiện trong Bảng 1, khung lý thuyết về chiến thuật nói ngoại ngữ của tác giả Oxford (1990) bao gồm 46 chiến thuật nhỏ, thuộc sáu nhóm chiến thuật lớn Câu 1 đến câu 3 đại diện cho một chiến thuật ghi nhớ, câu 4 đến câu 12 đại diện cho chiến thuật nhận thức, câu 13 đến câu 20 đại diện cho chiến thuật bù đắp sự thiếu hụt, câu 21 đến câu 31 đại diện cho chiến thuật siêu nhận thức, câu

32 đến câu 41 đại diện cho chiến thuật liên quan đến cảm xúc, và câu 42 đến 46 đại diện cho chiến thuật liên quan đến yếu tố xã hội Các câu từ 1 đến 20, mỗi câu đại diện chiến thuật được sử dụng một cách trực tiếp Các câu còn lại, mỗi câu đại diện cho chiến thuật được sử dụng một cách gián tiếp.

Bảng khảo sát chiến thuật học kỹ năng nói tiếng Anh của Wahyuni (2013)

Khung lý thuyết về chiến thuật nói tiếng Anh của tác giả Wahyuni (2013) gồm 46 chiến thuật được trình bày ngắn gọn lại thành 39 hành động học nói cụ thể trong bảng hỏi về chiến thuật nói tiếng Anh cho người học ngoại ngữ tại châu Á, cụ thể cho sinh sinh viên tại Indonesia

Bảng câu hỏi của tác giả Wahyuni được điều chỉnh từ Bảng khảo sát chiến thuật nói (Strategy Inventory for Language Learning – SILL) phiên bản 7.0 (xem tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ - ESL/EFL) của tác giả Oxford

(1990) Sri (2013) nhận thấy rằng, trong số các chiến thuật nói được đề cập bởi tác giả Oxford (1990), vẫn có 17 câu đại diện cho các chiến thuật học tập cho ba kỹ năng ngôn ngữ khác (kỹ năng nghe, đọc và viết) Và vì vậy, không phù hợp với chiến thuật học kỹ năng viết Do đó, trong nghiên cứu của mình, tác giả Wahyuni (2013) đã điều chỉnh lại khung lý thuyết của tác giả Oxford (1990), bỏ bớt các chiến thuật không phù hợp với chiến thuật học kỹ năng nói ngoại ngữ nói chung, và chiến thuật nói tiếng Anh của sinh viên tại Indonesia nói riêng.

Cụ thể hình thức và đa số nội dung của Bảng khảo sát chiến thuật nói của Oxford (1990) được sử dụng trong Bảng khảo sát chiến thuật nói của Wahyuni

(2013) Trong đó, một số nội dung của bảng khảo sát này là nguyên bản từ Bảng khảo sát chiến thuật nói của Oxford (1990).

Bảng khảo sát có hai phần (phụ lục 1) Phần đầu tiên bao gồm các câu hỏi tìm kiếm thông tin về lý lịch của học sinh: tên học sinh, khối lớp và giới tính. Thông tin lý lịch rất quan trọng bởi chúng là công cụ giúp kết nối các dữ liệu được thu thập từ mỗi học sinh thông qua các phương tiện khác nhau Tuy nhiên, vì lý do bảo mật, thông tin chỉ cần thiết cho đến giai đoạn phân tích dữ liệu, do vậy nó sẽ không xuất hiện trong báo cáo kết quả

Phần thứ hai của bảng câu hỏi nhằm mục đích thu thập thông tin chung về các chiến thuật nói ngôn ngữ thứ hai mà học sinh sử dụng Phần này đã sử dụng thang đo Likert năm điểm, trong đó có 39 phát biểu đại diện cho các nhóm chiến thuật Như đã chỉ ra trước đó, 33 phát biểu đã được thông qua từ SILL và 6 phát biểu là nguyên bản Phần sau được soạn lại dựa trên giải thích của Oxford (1990) về các chiến thuật hữu ích cho kỹ năng nói và do đó đã được thêm vào bảng câu hỏi để đáp ứng nhu cầu thu thập dữ liệu cụ thể hơn về các chiến thuật cho kỹ năng nói, bị SILL bỏ qua do bản chất của nó là một công cụ để đánh giá các chiến thuật học tập ngôn ngữ thứ hai một cách tổng quát 39 phát biểu bao gồm ba câu cho nhóm chiến thuật ghi nhớ; tám câu cho nhóm chiến thuật nhận thức và chiến thuật bù đắp sự thiếu hụt; mười câu cho nhóm chiến thuật siêu nhận thức; sáu câu cho nhóm chiến thuật liên quan đến cảm xúc; và bốn câu cho nhóm chiến thuật liên quan đến yếu tố xã hội Bảng 2 sau đây cho thấy sự phân bố của các chiến thuật cụ thể trong sáu nhóm chiến thuật

Bảng 2 Phân bổ mục câu hỏi Bảng hỏi của Wahyuni (2013)

Chiến thuật đại diện Nhóm chiến thuật

1 Tôi sử dụng các từ mới tiếng Anh trong một câu để tôi có thể nhớ chúng

 Đặt từ mới vào ngữ cảnh Ghi nhớ

2 Tôi sử dụng các vần để nhớ từ mới tiếng Anh  Đại diện cho trí nhớ về âm thanh

3 Tôi thường xuyên ôn lại các bài tiếng Anh đã học  Ôn tập cấu trúc

4 Tôi nói hoặc viết từ mới tiếng Anh nhiều lần 

5 Tôi cố gắng nói chuyện như những người nói tiếng Anh bản ngữ 

6 Tôi luyện âm tiếng Anh  Chính thức tập luyện với hệ thống âm thanh

7 Tôi sử dụng những từ tiếng Anh mà tôi biết theo nhiều cách khác nhau

8 Tôi chủ động bắt chuyện bằng tiếng Anh  Thực hành một cách tự nhiên

9 Tôi xem các chương trình truyền hình hoặc xem phim bằng tiếng Anh  Sử dụng tài nguyên để nhận và gửi thông tin

10 Tôi cố gắng tìm các mẫu câu bằng tiếng Anh

 Nhận biết và sử dụng các công thức và mẫuSuy diễn logic

11 Tôi cố gắng không dịch từng từ một  Biên dịch

12 Khi tôi không thể nghĩ ra một từ trong cuộc trò chuyện bằng tiếng

Anh, tôi sử dụng cử chỉ

Sử dụng kịch câm hoặc cử chỉ

Bù đắp sự thiếu hụt

13 Nếu tôi muốn dùng một từ mà không biết từ đó trong tiếng Anh, tôi sẽ tự nghĩ ra một từ mới thay thế

14 Nếu tôi không thể nghĩ ra một từ tiếng Anh, tôi sử dụng một từ hoặc cụm từ có nghĩa tương tự

Sử dụng cách nói vòng vo hoặc từ đồng nghĩa

15 Khi tôi không thể nghĩ ra một từ trong cuộc trò chuyện bằng tiếng

Anh, tôi sử dụng cách diễn đạt bằng tiếng Việt

Chuyển sang tiếng mẹ đẻ

16 Khi tôi không thể nghĩ ra một từ trong cuộc trò chuyện bằng tiếng

Anh, tôi yêu cầu sự giúp đỡ từ người mà tôi đang nói chuyện

17 Tôi tránh một số tình huống hoặc chủ đề nhất định trong cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh vì chúng quá khó

Tránh giao tiếp một phần hoặc toàn bộ

18 Trong cuộc hội thoại bằng tiếng

Anh với người khác, tôi là người lựa chọn chủ đề nói.

19 Nếu tôi không có đủ từ vựng để diễn đạt, tôi sẽ làm cho ý tưởng trở nên đơn giản hơn

 Điều chỉnh hoặc phỏng đoán thông điệp

20 Tôi cố gắng tìm nhiều cách nhất có thể để sử dụng tiếng Anh của mình

Tổng quan và liên kết với tài liệu đã biết

21 Tôi chú ý khi ai đó nói tiếng Anh  Chú ý

22 Khi ai đó đang nói tiếng Anh, tôi thường im lặng nhẩm theo họ  Trì hoãn việc nói để tập trung vào việc nghe

23 Tôi cố gắng tìm ra cách để trở thành một người học tiếng Anh tốt hơn

Tìm hiểu về việc học ngôn ngữ

24 Tôi lên kế hoạch cho lịch trình của mình để có đủ thời gian học tiếng Anh

25 Tôi tìm kiếm những người mà tôi có thể nói chuyện bằng tiếng Anh  Tìm kiếm cơ hội thực hành

26 Tôi tìm kiếm cơ hội để đọc càng nhiều càng tốt bằng tiếng Anh

27 Tôi có mục tiêu rõ ràng để cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình

Mục đích và mục tiêu Xác định mục đích của một nhiệm vụ ngôn ngữ

Lập kế hoạch cho một nhiệm vụ ngôn ngữ

28 Tôi nhận thấy những lỗi tiếng

Anh của mình và sử dụng thông tin này để giúp tôi làm tốt hơn

29 Tôi nghĩ về sự tiến bộ của tôi trong việc học tiếng Anh  Tự đánh giá

30 Tôi cố gắng thư giãn bất cứ khi nào tôi cảm thấy sợ sử dụng tiếng anh 

Sử dụng thư giãn tiến bộ, hít thở sâu, thiền định

Liên quan đến cảm xúc

31 Tôi khuyến khích bản thân nói

Tiếng Anh ngay cả khi tôi sợ mắc lỗi  Đưa ra tuyên bố tích cực Chấp nhận rủi ro một cách khôn ngoan

32 Tôi tự thưởng cho mình một phần thưởng hoặc món quà khi tôi học tốt tiếng Anh

Tự thưởng cho bản thân

33 Tôi để ý xem mình có căng thẳng hay lo lắng không khi tôi đang học hoặc sử dụng Tiếng Anh

Sử dụng một danh sách kiểm tra

34 Tôi viết ra cảm xúc của mình trong một nhật ký học ngôn ngữ  Viết nhật ký học ngoại ngữ

35 Tôi nói chuyện với người khác về việc tôi cảm thấy thế nào khi học

Thảo luận về cảm xúc của bạn với người khác

36 Khi tôi nói chuyện với người khác bằng tiếng Anh, tôi yêu cầu họ sửa lỗi cho tôi

Yêu cầu sửa lỗi Liên quan đến yếu tố xã hội

37 Tôi thực hành tiếng Anh với các bạn học sinh khác  Hợp tác với bạn bè

38 Tôi nhờ người bản xứ giúp sửa lỗi phát âm 

Hợp tác với những người sử dụng thành thạo ngôn ngữ đang học

39 Tôi cố gắng tìm hiểu về văn hóa của người nói tiếng Anh

Phát triển hiểu biết về văn hóa Ý thức được suy nghĩ và cảm xúc của người khác

Như thể hiện trong Bảng 2, 39 phát biểu đại diện cho 46 chiến thuật đại diện, trải rộng trên 6 nhóm chiến thuật (Oxford, 1990) Câu 4 và 5 đại diện cho một chiến thuật duy nhất, “lặp lại”, câu 25 và 26 thể hiện “tìm kiếm cơ hội thực hành” Ngược lại, các câu 10, 11, 27, 30, 31, 33 và 39, mỗi câu đại diện cho hai hoặc ba chiến thuật Các câu còn lại, mỗi câu đại diện cho một chiến thuật.

Bảng khảo sát chiến thuật kỹ năng nói mà nhóm nghiên cứu sử dụng

Nghiên cứu này sử dụng khung lý thuyết về chiến thuật nói của tác giả Wahyuni (2013) vì một số lý do sau:

Thứ nhất, khung lý thuyết của Oxford (1990) bao gồm 62 chiến thuật nói, trong đó bao gồm một số chiến thuật học ngôn ngữ trong cả bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc và viết; nó không chỉ cung cấp thông tin về mình chiến thuật nói mà còn cho các kỹ năng khác Khung lý thuyết về chiến thuật nói tiếng Anh bởi tác giả Wahyuni (2013) đã khắc phục được nhược điểm này

Thứ hai, theo Chamot và O’Malley (1994), khung lý thuyết của tác giả Oxford (1990), và được cụ thể bằng bảng hỏi SILL “đã được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu về học ngôn ngữ thứ hai và đã được chấp nhận như là một công cụ đo lường hiệu quả để đánh giá những chiến thuật học ngôn ngữ của học sinh”.Tác giả Rahimi & Abedini (2009) cũng cho rằng “SILL là một công cụ đánh giá hiệu quả và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về học ngôn ngữ thứ hai” Khung lý thuyết của tác giả Oxford (1990) và bảng hỏi SILL đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu về chiến thuật học nói tiếng Anh trên khắp thế giới Khung lý thuyết của tác giả Wahyuni (2013) cũng dựa trên nền tảng khung lý thuyết của tác giải Oxford (1990), nên mang độ tin cậy nhất định Mặt khác, khung lý thuyết của Wahyuni (2013) được thiết kế có sự điều chỉnh cho phù hợp với sinh viên Indonesia Theo báo cáo của Wahyuni (2013), bảng hỏi này được thiết kế dựa trên các nghiên cứu trước đó cho các nhóm học sinh sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai hoặc ngoại ngữ, từ lứa tuổi trung học cơ sở đến tuổi trưởng thành Do đó, khung lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu của tác giảWahyuni (2013) sẽ thích hợp cho việc tìm hiểu chiến thuật nói của học sinh tạiViệt Nam.

Thứ ba, theo một số nghiên cứu trước đó, độ tin cậy của bảng hỏi SILL được đánh giá cao với hệ số alpha Cronbach lên tới 90 (Oxford and Green,

1995) Hệ số alpha Cronbach được sử dụng để đánh giá độ tin cậy nội dung của bảng hỏi, tức là khả năng đo lường đồng nhất các câu hỏi trong bảng hỏi Bảng hỏi của Wahyuni (2013) cũng đã được chứng minh là có giá trị và độ tin cậy rất cao, với hệ số nhất quán bên trong là 87 (Wahyuni, 2013) Theo Oxford và Burry-Stock (1995), độ tin cậy thấp hơn một chút vẫn được chấp nhận khi bảng hỏi không được thực hiện bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của người trả lời mà được cung cấp bằng tiếng Anh Tác giả Drost (2011) cho rằng "Nếu Cronbach Alpha đạt giá trị 70 hoặc cao hơn, nó được xem như là độ tin cậy chấp nhận được trong nghiên cứu khoa học xã hội" Như vậy, với độ tin cậy cao, bảng hỏi của Wahyuni (2013) có thể được sử dụng trong các nghiên cứu liên quan Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã cho kiểm tra độ tin cậy của bảng hỏi sau khi thu thập dữ liệu của học sinh THPT khu vực 2 nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá Kết quả cho thấy, hệ số Anpha là 912 - rất cao so với chuẩn thông thường là 70 đối với các nghiên cứu khoa học xã hội (Drost, 2011) Điều này chứng tỏ, bảng hỏi được sử dụng trong nghiên cứu này rất tin cậy.

Dưới đây là khung lý thuyết được sử dụng cho nghiên cứu này, được dịch ra dựa trên khung lý thuyết của tác giả Wahyuni (2013), gồm 39 phát biểu đại diện cho 6 nhóm chiến thuật (bảng 3).

Bảng 3 Khung lý thuyết về chiến thuật nói tiếng Anh được sử dụng bởi học sinh THPT, dựa trên khung lý thuyết của tác giả Wahyuni (2013)

STT Chiến thuật nói Tần suất sử dụng

1 Tôi đặt câu có sử dụng từ mới tiếng Anh để tôi có thể nhớ chúng

2 Tôi nhớ các từ mới tiếng Anh thông qua vần điệu của những từ đó

3 Tôi thường ôn lại các bài tiếng Anh đã học

1 Tôi nói hoặc viết từ mới tiếng Anh nhiều lần

2 Tôi cố gắng nói tiếng Anh như những người bản ngữ

3 Tôi luyện phát âm tiếng anh

4 Tôi sử dụng những từ tiếng Anh mà tôi biết theo nhiều cách khác nhau

5 Tôi chủ động bắt chuyện bằng tiếng Anh với mọi người

6 Tôi xem các chương trình truyền hình hoặc xem phim bằng tiếng Anh

7 Tôi cố gắng tìm các mẫu câu bằng tiếng Anh

8 Tôi cố gắng không dịch từng từ một

Chiến thuật bù đắp sự thiếu hụt

1 Khi tôi không thể nghĩ ra một từ trong cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh, tôi sử dụng cử chỉ

2 Nếu tôi muốn dùng một từ mà không biết từ đó trong tiếng Anh, tôi sẽ tự nghĩ ra một từ mới thay thế

3 Nếu tôi không thể nghĩ ra một từ tiếng Anh, tôi sử dụng một từ hoặc cụm từ có nghĩa tương tự

4 Khi tôi không thể nghĩ ra một từ trong cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh, tôi sử dụng cách diễn đạt bằng tiếng Việt

5 Khi tôi không thể nghĩ ra một từ trong cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh, tôi yêu cầu sự giúp đỡ từ người mà tôi đang nói chuyện

6 Tôi tránh một số tình huống hoặc chủ đề nhất định trong cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh vì chúng quá khó

7 Trong cuộc hội thoại bằng tiếng Anh với người khác, tôi là người lựa chọn chủ đề nói.

8 Nếu tôi không có đủ từ vựng để diễn đạt, tôi sẽ làm cho ý tưởng trở nên đơn giản hơn

Chiến thuật siêu nhận thức

1 Tôi cố gắng tìm nhiều cách nhất có thể để sử dụng tiếng Anh của mình

2 Tôi chú ý khi ai đó nói tiếng Anh

3 Khi ai đó đang nói tiếng Anh, tôi thường im lặng nhẩm theo họ

4 Tôi cố gắng tìm ra cách để trở thành một người học tiếng Anh tốt hơn

5 Tôi lên kế hoạch cho lịch trình của mình để có đủ thời gian học tiếng

6 Tôi tìm kiếm những người mà tôi có thể nói chuyện bằng tiếng Anh

7 Tôi tìm kiếm cơ hội để đọc càng nhiều càng tốt bằng tiếng Anh

8 Tôi có mục tiêu rõ ràng để cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình

9 Tôi nhận thấy những lỗi tiếng Anh của mình và sử dụng thông tin này để giúp tôi làm tốt hơn

10 Tôi nghĩ về sự tiến bộ của tôi trong việc học tiếng Anh

Chiến thuật liên quan đến cảm xúc

1 Tôi cố gắng thư giãn bất cứ khi nào tôi cảm thấy sợ sử dụng tiếng anh

2 Tôi khuyến khích bản thân nói Tiếng Anh ngay cả khi tôi sợ mắc lỗi

3 Tôi tự thưởng cho mình một phần thưởng hoặc món quà khi tôi học tốt tiếng Anh

4 Tôi để ý xem mình có căng thẳng hay lo lắng không khi tôi đang học hoặc sử dụng Tiếng Anh

5 Tôi viết ra cảm xúc của mình trong một nhật ký học ngôn ngữ

6 Tôi nói chuyện với người khác về tôi cảm thấy thế nào khi học Tiếng

Chiến thuật liên quan đến yếu tố xã hội

1 Khi tôi nói chuyện với người khác bằng tiếng Anh, tôi yêu cầu họ sửa lỗi cho tôi

2 Tôi thực hành tiếng Anh với các bạn học sinh khác

3 Tôi nhờ người bản xứ giúp sửa lỗi phát âm

4 Tôi cố gắng tìm hiểu về văn hóa của người nói tiếng Anh

Theo khung lý thuyết này, điểm trung bình được giải thích bằng thang đoLikert năm điểm: 3,50 đến 5,00 - sử dụng chiến thuật nói ở mức cao; 2,50 đến3,49 - sử dụng chiến thuật nói ở mức trung bình; và 1,00 đến 2,49 - sử dụng chiến thuật nói ở mức thấp.

CÁC CHIẾN THUẬT NÓI TIẾNG ANH ĐƯỢC SỬ DỤNG BỞI HỌC SINH THPT KHU VỰC II NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Chiến thuật nói Tiếng Anh được sử dụng bởi học sinh THPT khu vực II nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Kết quả phân tích cho thấy, học sinh THPT khu vực 2 nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sử dụng tổng 39 chiến thuật nói, thuộc 6 chiến thuật khác nhau Các chiến thuật được sử dụng ở cấp độ trung bình Dữ liệu được giải thích bằng thang đo Likert năm điểm: 3,50 đến 5,00 là mức sử dụng cao; 2,50 đến 3,49, sử dụng trung bình; và 1,00 đến 2,49, sử dụng thấp.

Bảng 4: Các chiến thuật nói được học sinh lớp 10, 11, 12 sử dụng

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

- Tôi sử dụng các từ mới tiếng Anh trong một câu để tôi có thể nhớ chúng 626 1.00 5.00 2.5431 1.03486

- Tôi sử dụng các vần để nhớ từ mới tiếng

- Tôi thường xuyên ôn lại các bài học tiếng

- Tôi nói hoặc viết từ mới tiếng Anh nhiều lần 626 1.00 5.00 3.2748 1.13472

- Tôi cố gắng nói chuyện như những người nói tiếng Anh bản ngữ 626 1.00 5.00 2.3642 1.12068

- Tôi luyện âm tiếng Anh 626 1.00 5.00 2.7013 1.06519

- Tôi sử dụng những từ tiếng Anh mà tôi biết theo nhiều cách khác nhau 626 1.00 5.00 2.7716 1.21348

- Tôi chủ động bắt chuyện bằng tiếng Anh 626 1.00 5.00 2.0575 1.14118

- Tôi xem các chương trình truyền hình hoặc xem phim bằng tiếng Anh 626 1.00 5.00 2.7875 1.21901

- Tôi cố gắng tìm các mẫu bằng tiếng Anh 626 1.00 5.00 2.5288 1.15653

- Tôi cố gắng không dịch từng từ một 626 1.00 5.00 2.5319 1.10117

- Khi tôi không thể nghĩ ra một từ trong cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh, tôi sử dụng cử chỉ

- Nếu tôi muốn dùng một từ mà không biết từ đó trong tiếng Anh, tôi sẽ tự nghĩ ra một từ mới thay thế

- Nếu tôi không thể nghĩ ra một từ tiếng

Anh, tôi sử dụng một từ hoặc cụm từ có nghĩa tương tự

- Khi tôi không thể nghĩ ra một từ trong cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh, tôi sử dụng cách diễn đạt bằng tiếng Việt

- Khi tôi không thể nghĩ ra một từ trong cuộc trò chuyện bằng tiếng Anh, tôi yêu cầu sự giúp đỡ từ người mà tôi đang nói chuyện

- Tôi tránh một số tình huống hoặc chủ đề nhất định trong cuộc trò chuyện bằng tiếng

Anh vì chúng quá khó

- Trong cuộc hội thoại bằng tiếng Anh với người khác, tôi là người lựa chọn chủ đề nói

- Nếu tôi không có đủ từ vựng để diễn đạt, tôi sẽ làm cho ý tưởng trở nên đơn giản hơn

- Tôi cố gắng tìm nhiều cách nhất có thể để sử dụng tiếng Anh của mình 626 1.00 5.00 3.0895 1.21127

- Tôi chú ý khi ai đó nói tiếng Anh 626 1.00 5.00 3.5495 1.17913

- Khi ai đó đang nói tiếng Anh, tôi thường im lặng nhẩm theo họ 626 1.00 5.00 3.0879 1.22518

- Tôi cố gắng tìm ra cách để trở thành một người học tiếng Anh tốt hơn 626 1.00 5.00 3.4010 1.18953

- Tôi lên kế hoạch cho lịch trình của mình để có đủ thời gian học tiếng Anh 626 1.00 5.00 2.8083 1.14752

- Tôi tìm kiếm những người mà tôi có thể 626 1.00 5.00 2.4058 1.11638 nói chuyện bằng tiếng Anh

- Tôi tìm kiếm cơ hội để đọc càng nhiều càng tốt bằng tiếng Anh 626 1.00 5.00 2.9185 1.10623

- Tôi có mục tiêu rõ ràng để cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình 626 1.00 5.00 2.9297 1.17501

- Tôi nhận thấy những lỗi tiếng Anh của mình và từ đó, tôi rút kinh nghiệm để tiến bộ hơn

- Tôi nghĩ về sự tiến bộ của tôi trong việc học tiếng Anh 626 1.00 5.00 2.8994 1.10320

- Tôi cố gắng thư giãn bất cứ khi nào tôi cảm thấy sợ sử dụng tiếng Anh 626 1.00 5.00 3.0958 1.26380

- Tôi khuyến khích bản thân nói Tiếng

Anh ngay cả khi tôi sợ mắc lỗi 626 1.00 5.00 2.9185 1.16540

- Tôi tự thưởng cho mình một phần thưởng hoặc món quà khi tôi học tốt tiếng Anh 626 1.00 5.00 2.3387 1.18132

- Tôi để ý xem mình có căng thẳng hay lo lắng không khi tôi đang học hoặc sử dụng

- Tôi viết ra cảm xúc của mình trong một nhật ký học ngôn ngữ 626 1.00 5.00 1.9441 1.17101

- Tôi nói chuyện với người khác về việc tôi cảm thấy thế nào khi học tiếng Anh 626 1.00 5.00 2.3195 1.25864

- Khi tôi nói chuyện với người khác bằng tiếng Anh, tôi yêu cầu họ sửa lỗi cho tôi 626 1.00 5.00 2.5831 1.22519

- Tôi thực hành tiếng Anh với các bạn học sinh khác 626 1.00 5.00 2.5767 1.15850

- Tôi nhờ người bản xứ giúp sửa lỗi phát âm 626 1.00 5.00 1.9601 1.17303

- Tôi cố gắng tìm hiểu về văn hóa của người nói tiếng Anh 626 1.00 5.00 2.4904 1.17197

Trong đó có 11 chiến thuật ít được sử dụng, bao gồm:

1) Tôi sử dụng các vấn đề nhớ từ mới tiếng Anh

2) Tôi chủ động bắt chuyện bằng tiếng Anh

3) Tôi cố gắng tìm các mẫu bằng tiếng Anh

4) Nếu tôi tôi muốn dùng một từ mà không biết từ đó trong tiếng Anh, tôi sẽ tự nghĩ ra một từ mới thay thế

5) Trong cuộc hội thoaị bằng tiếng Anh với người khác, tôi là người lựa chọn chủ đề nói

6) Tôi tìm kiếm những người mà tôi có thể nói chuyện bằng tiếng Anh

7) Tôi tự thưởng cho mình một phần thưởng hoặc món quà khi tôi học tốt tiếng Anh

8) Tôi viết ra cảm xúc của mình trong một cuốn nhật kí học ngôn ngữ

9) Tôi nói chuyện với người khác về tôi cảm thấy thế nào khi học tiếng Anh

10) Tôi nhờ người bản xứ giúp

11) Tôi cố gắng tìm hiểu về văn hóa của người nói tiếng Anh

Tần suất sử dụng của các chiến thuật nói và nhóm chiến thuật nói

Từ việc tổng hợp và phân tích phiếu khảo sát, nhóm nghiên cứu đã đưa ra đánh giá về tần suất sử dụng các chiến thuật được trình bày theo bảng dưới đây.

Bảng 5: Tần suất sử dụng các nhóm chiến thuật nói

Chiến thuật bù đắp sự thiếu hụt

Chiến thuật liên quan đến cảm xúc

Chiến thuật liên quan đến xã hội Số lượng 626 626 625 626 626 626

Giá trị trung bình 2.6858 2.6272 2.7774 3.0171 2.5652 2.4026 Độ lệch chuẩn 79419 70617 65227 76969 70827 81012

Từ bảng trên, chúng ta có thể khẳng định rằng học sinh tại các trườngTHPT khu vực 2 nông thôn sử dụng nhóm chiến thuật liên quan đến xã hội

(social strategies - SOC) là ít nhất (Giá trị trung bình = 2.4026, độ lệch chuẩn

= 81012) và sử dụng nhóm chiến thuật siêu nhận thức (Giá trị trung bình 3.0171, độ lệch chuẩn =.76969) là nhiều nhất.

Trên thực tế, học sinh Việt Nam nói chung và học sinh tại các trường THPT khu vực 2 nông thôn (cụ thể là bốn trường THPT Đông Sơn 2, Tĩnh Gia 2, Nông Cống 4 và Hậu Lộc 1) nói riêng thường có xu hướng ngại giao tiếp hoặc không thích giao tiếp Nên các chiến thuật liên quan đến xã hội sẽ không được học sinh ưu tiên sử dụng Thay vào đó, các chiến thuật thuộc nhóm chiến thuật siêu nhận thức phù hợp với phong cách cũng như quá trình học của học sinh THPT hơn Bởi vì nhìn chung, học sinh ít có cơ hội được tiếp cận với môn tiếng Anh trên lớp, đồng thời học sinh có tâm thái ngại khi phải giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt nên thường là tự học và tự luyện tập tại nhà khi chỉ có một mình Điều đó lí giải tại sao nhóm chiến thuật siêu nhận thức được sử dụng nhiều hơn cả và nhóm chiến thuật liên quan đến xã hội lại được sử dụng ít nhất.

3 Sự khác biệt trong chiến thuật nói được sử dụng bởi học sinh các khối 10, khối

3.1 Sự khác biệt trong chiến thuật nói được sử dụng bởi học sinh khối 10 và 11

Bảng 6: Kết quả phân tích independent sample T-test giữa nhóm lớp 10 và lớp 11

Kiểm tra của Levene về sự bằng nhau của phương sai

Kiểm tra sự khác nhau của các giá trị trung bình

Phư ơng (2-) sai khác Sự của giá nhau trung trị bình khác Sự sai số nhau chuẩn

95% độ tin cậy Thấp hơn Cao hơn

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Chiến thuật bù đắp sự thiếu hụt

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Chiến thuật siêu nhận thức

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Phương sai bằng nhua giả định

Phương sai bằng nhua không giả định

Phương sai bằng nhua giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Nhìn chung, không có sự khác biệt trong việc sử dụng các chiến thuật nói giữa hai khối lớp 10 và 11

Về chiến thuật ghi nhớ, với giá trị phương sai là 079 (>.005) và kết quả của phương sai bằng nhau giả định (phương sai (2-) là 067 (>.005)) Điều đó cho thấy, học sinh ở hai khối lớp này không tồn tại sự khác biệt trong việc sử dụng các chiến thuật nói trong nhóm chiến thuật ghi nhớ Hầu hết các nhóm chiến thuật khác cũng có giá trị phương sai > 005 và phương sai (2-) > 005 càng chứng minh đánh giá của nhóm tác giả Nhóm chiến thuật nhận thức mặc dù có giá trị phương sai là 001 (< 005) nhưng hệ số phương sai bằng nhau không giả định có giá trị phương sai (2-) là 474 (> 005) Vì vậy giữa hai nhóm lớp vẫn không tồn tại sự khác biệt trong việc sử dụng các chiến thuật nói đã được đề cập đến.

3.2 Sự khác biệt trong chiến thuật nói được sử dụng bởi học sinh khối 10 và 12

Bảng 7: Kết quả phân tích independent sample T-test giữa nhóm lớp 10 và lớp 12

Kiểm tra của Levene về sự bằng nhau của phương sai

Kiểm tra sự khác nhau của các giá trị trung bình

Sự khác nhau của giá trị trung bình

Sự khác nhau sai số chuẩn

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả

Chiến thuật bù đắp sự thiếu hụt

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Chiến thuật siêu nhận thức

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Phương sai bằng nhua giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Phương sai bằng nhua giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Kết quả phân tích ở bảng 5 cho thấy mặc dù học sinh hai nhóm lớp 10 và 12 thể hiện sự khác nhau trong việc sử dụng các chiến thuật nói, tuy nhiên sự khác biệt này là không đáng kể.

Học sinh lớp 10 và lớp 12 có hệ số (với Phương sai (2-) = 0.07) trong cách sử dụng chiến thuật học bằng cách ghi nhớ thông tin (chiến thuật ghi nhớ) Điều này cho thấy học sinh hai khối này có sự khác biệt nhiều nhất trong việc sử dụng chiến thuật ghi nhớ thông tin.

3.3 Sự khác biệt trong chiến thuật nói được sử dụng bởi học sinh khối 11 và 12

Bảng 8: Kết quả phân tích independent sample T-test giữa nhóm lớp 11 và lớp 12

Kiểm tra của Levene về sự bằng nhau của phương sai

Kiểm tra sự khác nhau của các giá trị trung bình

Sự khác nhau của giá trị trung bình

Sự khác nhau sai số chuẩn

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Chiến thuật bù đắp sự thiếu hụt

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Phương sai bằng nhau giả định

Phương sai bằng nhau không giả định

Khi phân tích số liệu để chỉ ra sự khác biệt trong việc sử dụng các chiến thuật nói, bảng 6 cho thấy học sinh hai khối lớp 11 và 12 không có sự khác biệt. Giá trị phương sai ở tất cả các chiến thuật đều > 005, đồng thời, giá trị phương sai (2-) ở hệ số phương sai bằng nhau giả định cũng đều > 005 Các số liệu phân tích trên đều dã chứng minh rằng học sinh hai khối lớp này có xu hướng sử dụng các chiến thuật giống nhau Nhìn từ các bảng ta thấy phương sai của các nhóm lớp 10 và 11, lớp 10 và lớp 12, lớp 11 và lớp 12 không khác nhau (Phương sai

>.005) Thêm vào đó, kết quả của phương sai bằng nhau giả định (Phương sai (2-)

>0.05) Điều đó cho thấy học sinh THPT khu vực 2 nông thôn các khối lớp 10, 11 và 12 sử dụng các chiến thuật học nói giống nhau, và nhìn chung không có sự khác biệt trong cách học kỹ năng này giữa học sinh các khối lớp Đáng chú ý nhất là học sinh lớp 10 và lớp 12 có hệ số (với Phương sai (2-) = 0.07) trong cách sử dụng chiến thuật học bằng cách ghi nhớ thông tin (chiến thuật ghi nhớ) Điều này cho thấy học sinh hai khối này có sự khác biệt nhiều nhất trong việc sử dụng chiến thuật ghi nhớ thông tin Tuy nhiên sự khác biệt này không đáng kể.

Phân tích sâu hơn về tần suất sử dụng các nhóm chiến thuật nói được sử dụng bởi học sinh các khối lớp cho thấy giá trị trung bình của các nhóm chiến thuật giao động từ 2.3780 đến 3.0344 Điều này cho thấy học sinh cả ba khối sử dụng chiến thuật học kĩ năng nói tiếng Anh ở mức độ trung bình Nói cách khác, học sinh ba khối 10,11,12 ở cả bốn trường THPT trên không thường xuyên áp dụng các chiến thuật học nói vào quá trình học ngoại ngữ của mình Kết quả được trình bày cụ thể ở bảng 9, 10 và 11 dưới đây:

Bảng 9: Phân tích thống kê giữa nhóm lớp 10 và lớp 11

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Giá trị sai số chuẩn

Chiến thuật ghi nhớ Lớp 10 334 2.7725 81165 04441

Chiến thuật nhận thức Lớp 10 334 2.6830 73455 04019

Chiến thuật bù đắp sự thiếu hụt

Chiến thuật siêu nhận thức

Chiến thuật liên quan đến cảm xúc

Chiến thuật liên quan đến các yếu tố xã hội

Bảng 10: Phân tích thống kê giữa nhóm lớp 10 và lớp 12

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị sai số chuẩn

Chiến thuật bù đắp sự thiếu hụt

Chiến thuật siêu nhận thức

Chiến thuật liên quan đến cảm xúc

Chiến thuật liên quan đến các yếu tốc xã hội

Bảng 11: Phân tích thống kê giữa nhóm lớp 11 và lớp 12

Khối Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị sai số chuẩn

Chiến thuật bù đắp sự thiếu hụt

Chiến thuật siêu nhận thức

Chiến thuật liên quan đến cảm xúc

Chiến thuật liên quan đến các yếu tốc xã hội

4 Kết quả phân tích phỏng vấn

Dữ liệu định tính được thu thập thông qua phỏng vấn bán cấu trúc trực tiếp với 24 học sinh từ mỗi nhóm hơn mười phút Các cuộc phỏng vấn được ghi lại với sự cho phép của những người tham gia và sau đó được ghi lại ở dạng văn bản nguyên văn và được kiểm tra cẩn thận bởi nhóm nghiên cứu Để phân tích, các bài phỏng vấn được mã hóa từ HS1 đến HS24, tương ứng ới học sinh 1 đến học sinh 24 Nhóm nghiên cứu đọc từng bài phỏng vấn một ở dạng văn bản, lấy bút màu đánh dấu lại các thông tin quan trọng liên quan đến trả lời câu hỏi nghiên cứu như chiến thuật nói mà học sinh sử dụng, chiến thuật học sinh sử dụng thường xuyên nhất, ít thường xuyên nhất, tại sao học sinh sử dụng/ không sử dụng các chiến thuật đó,…Từ đó, đối chiếu với các chiến thuật học sinh đã sử dụng trong bảng hỏi để đưa ra kết luận cuối cùng.

Một phát hiện quan trọng từ việc phân tích cuộc phỏng vấn của 24 người tham gia cho thấy rằng cả ba nhóm học sinh đều sử dụng nhiều chiến thuật nói tiếng Anh khác nhau Phát hiện này khẳng định kết quả từ phân tích định lượng rằng tất cả các chiến thuật được đề cập trong bảng câu hỏi đều được sử dụng bởi các học sinh của ba khối 10, 11, 12 Ngoài ra, dữ liệu định tính tiết lộ lý do tại sao học sinh sử dụng nhiều một vài chiến thuật nói và một số các chiến thuật nói khác ít được sử dụng Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 24 học sinh với 3 mức độ giỏi, khá và trung bình đến từ 3 khối lớp 10, 11 và 12 của các trường THPT

Khi được hỏi về nhóm chiến thuật được sử dụng nhiều nhất, hầu hết học sinh đều phản hồi về những chiến thuật liên quan đến nhóm chiến thuật siêu nhận thức Học sinh biết được tầm quan trọng của việc đặt ra các mục tiêu học tập, đọc là là trong quá trình học ngoại ngữ Đồng thời, học sinh cũng có ý thức tự đánh giá khả năng của bản thân, qua đó, biết được điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để khác phục Ngoài ra, một số học sinh cũng luôn tự giác luyện tập để trau dồi kiến thức mới và cải thiên kỹ năng của bản thân Trong nhóm 8 học sinh giỏi, HS2 chia sẻ rằng việc học nói bằng các chiến thuật siêu nhận thức giúp em có một định hướng rõ ràng mình cần phải làm gì để đạt được kết quả mà mình muốn và em có thể kiểm soát quá trình học của mình một cách hiệu quả hơn.

`- Đối với tôi, việc đặt ra mục tiêu học tiếng Anh và quyết tâm đạt được mục tiêu đó là vô cùng cần thiết vì nó giúp tôi có thêm động lực và nỗ lực để hoàn thành mục tiêu của bản thân (HS4)

- Nếu tôi có thể hoàn thành các kế hoạch học tập sau khi chúng được lập, tôi sẽ cảm thấy vui vẻ và hài lòng, điều này sẽ giúp tôi tiếp tục cố gắng và tiến lên trong việc học tiếng Anh (HS9)

Nhìn chung, học sinh sử dụng các chiến thuật trong nhóm chiến thuật siêu nhận thức với tần suất cao ở cả ba nhóm học sinh, đặc biệt là nhóm học sinh giỏi, bởi thứ nhất về tính phù hợp với phong cách học tập, đồng thời giúp định hướng cho việc học cũng như tạo động lực để đạt được mục tiêu học sinh đã đề ra.

Ngày đăng: 02/05/2024, 02:30

w