GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY MÔN NGỮ VĂN thcs giúp học sinh nâng cao hứng thu` và phát triển năng lực trong học văn
Trang 1CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN THUYẾT TRÌNH
“ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY
MÔN NGỮ VĂN”
Họ và tên:Phạm Thị Hường
Đơn vị công tác:Trường THCS Duy Nhất
Chức vụ: Giáo viên
Chuyên môn đào tạo: Đại học Ngữ văn
Vũ Thư, tháng 02 năm 2023
I LÍ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP.
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là một vấn đề cấp thiết hiện nay được
cả xã hội và toàn ngành giáo dục đặc biệt quan tâm Để góp phần nâng cao chất
Trang 2lượng giáo dục toàn diện thì công tác nâng cao chất lượng bộ môn có vài trò vô cùng quan trọng Nâng cao chất lượng dạy học là một quá trình mang tính khoa học, nghiêm túc , là sự cố gắng lâu dài của cả thầy và trò Kết quả thi cuối kì, cuối năm sẽ cho thấy chất lượng dạy và học ở trường, đồng thời cũng thể hiện rõ vị thế của trường đó trong cụm và toàn huyện, tỉnh…Do vây, nâng cao chất lượng công tác giảng dạy bộ môn nói chúng và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn luôn được BGH, tổ bộ môn, giáo viên, phụ huynh đặc biệt quan tâm
Vẫn còn phụ huynh học sinh có tư tưởng xem nhẹ vị trí vai trò của môn Ngữ văn nên chưa đầu tư đúng mức về thời gian, sự quan tâm đến việc học của con em mình
Đa số học sinh chưa có hứng thú khi Đọc – hiểu văn bản, không say mê, tìm tòi, tích cực, chủ động, sáng tạo trong giờ học, cảm thấy nhàm chán, nặng nề, học đối phó, thụ động
Khi dạy một số tác phẩm có dung lượng kiến thức nhiều, lại phải gắn với yêu
cầu giáo dục tích hợp , một số giáo viên còn lúng túng, chưa tìm ra biện pháp hữu hiệu để dẫn dắt học sinh tìm hiểu, khai thác, khơi gợi hứng thú, dẫn đến dàn trải, đều đều, tẻ nhạt
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi và thực hiện, áp dụng nhiều biện pháp và đã đạt được những kết quả nhất định Vì vậy, tôi
mạnh dạn đưa một số biện pháp: Nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn Ngữ văn.
II NỘI DUNG BIỆN PHÁP
Với tính cấp thiết của bộ môn, tôi đã chọn và vận dụng một số biện pháp để góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn như sau:
Biện pháp 1: Đổi mới kiểm tra và đánh giá học sinh theo hướng mở
Với môn Ngữ văn, một trong những hướng đổi mới đánh giá đang được quan tâm hiện nay là việc ra đề kiểm tra theo hướng mở Đây được coi là một trong những bước đột phá, tạo nên điểm nhấn trong dạy học Ngữ văn Đề mở có thể hiểu
đó là loại đề văn mà nội dung chỉ nêu ra vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài để viết văn tự sự, miêu tả… không nêu mệnh lệnh và thao tác lập luận cụ thể như “hãy chứng minh, hãy phân tích, hãy giải thích…” hoặc phương thức biểu đạt như “hãy kể, hãy tả, hãy phát biểu cảm nghĩ…” Cũng có dạng đề theo hướng nêu ra một gợi dẫn, học sinh tiếp tục phát triển theo các mạch cảm nhận và suy nghĩ riêng của mỗi cá nhân
Đề mở khác với loại đề truyền thống, thường có đầy đủ các yếu tố, từ lời dẫn đến yêu cầu về nội dung, thao tác cụ thể, nguồn tư liệu cần huy động Đề mở có thể được thể hiện ở những câu hỏi mở, những câu hỏi có thể chấp nhận nhiều cách trả
Trang 3lời, thậm chí có những câu trả lời đối ngược nhau miễn là học sinh bộc lộ nhận thức và lập luận logic trong quá trình đi đến câu trả lời
Cách ra đề theo hướng mở yêu cầu người viết cần vận dụng tổng hợp những kiến thức, kĩ năng và sự trải nghiệm của cá nhân để giải quyết tốt nhất vấn đề hay
đề tài được nêu ra ở đề bài; tùy vào nội dung vấn đề, đề tài mà người viết sẽ lựa chọn và quyết định các thao tác và phương thức biểu đạt phù hợp
Việc ra đề mở như vậy nhằm đánh giá tốt hơn khả năng tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, khả năng diễn đạt của người học Các đề văn ra theo hướng mở thường đem đến cho học sinh một không gian rộng rãi cho trí tưởng tượng, sức sáng tạo, tạo điều kiện để học sinh thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân trước những gì học sinh quan sát, tiếp nhận trong tác phẩm, được trải nghiệm trong cuộc sống:
Ví dụ minh chứng một số đề văn theo hướng mở:
ĐỀ 1:
BÀI HỌC NHỎ VỀ DÂN SỐ THẾ GIỚI
Nếu rút gọn theo một tỉ lệ nhất định để dân số của thế giới còn 100 người thì thế giới sẽ gồm:
- 57 người Châu Á, 21 người Châu Âu, 14 người Tây bán cầu, 8 người Châu Phi
- 52 người nam, 48 người nữ
- 30 người da trắng, 70 người da màu
- 30 người Cơ Đốc giáo, 70 người thuộc các dân tộc khác
- 6 người sở hữu 59% toàn bộ tài sản của toàn thế giới và tất cả đều là người Mỹ; 80% người sống trong điều kiện nhà cửa dưới mức bình thường
- 70 người biết đọc
- 50 người bị thiếu ăn
- 1 người sắp chết và một em bé sắp chào đời
- 1 người (vâng, chỉ một người thôi!) có bằng đại học
- 1 người có máy vi tính
Những con số biết nói trong văn bản trên nói lên nhiều vấn đề, em hãy viết bài văn nghị luận bộc lộ suy nghĩ của mình về một vấn đề mà em tâm đắc nhất.
ĐỀ 2: Câu chuyện về dòng sông sau cơn lũ.
ĐỀ 3: Điều kì diệu từ trái tim của mẹ.
ĐỀ 4: Viết tiếp truyện Lão Hạc theo tình huống mới: Anh con trai lão Hạc trở về.
Đề 5:Bức hình gợi cho em suy nghĩ gì
Trang 4Với các đề bài như trên, mỗi học sinh ở các lớp khác nhau, các trình độ khác nhau đều có thể tưởng tượng, suy nghĩ và thể hiện năng lực cá nhân khi viết bài văn theo gợi ý của đề bài, như vậy cùng một đề bài nhưng mức độ phân hóa rất rõ theo từng đối tượng
Điều rất quan trọng là với các đề văn trên, học sinh cảm thấy hứng thú hơn, tích cực hơn Các em không cảm thấy bị gò bò vào những kiến thức nhất định nào
đó khi làm bài, muốn làm bài được các em chỉ cần nắm thật vững về kĩ năng làm bài và được tự do bộc lộ ý tưởng của cá nhân về vấn đề mà đề văn đặt ra.Và như thế qua việc thực hiện đổi mới ra đề kiểm tra theo hướng mở cũng giúp chúng ta khắc phục được hiện tượng “học tủ”, “học vẹt”, làm theo văn mẫu…Và điều lưu ý đối với dạng đề mở là không phải một khi đã là đề mở là có thể đưa vào bất cứ nội dung gì, dẫn đến những hướng triển khai của học sinh mà giáo viên không kiểm soát nổi
Tương ứng với đổi mới trong việc ra đề kiểm tra theo hướng mở thì việc đánh giá kết quả học tập và bài làm của học sinh cũng phải theo hướng mở Do đó, bên cạnh việc ra đề theo hướng mở thì việc ra đáp án cũng cần được chú ý, đáp án (hướng dẫn chấm) cũng theo hướng mở, không bó chặt người viết vào một ý nào (có sẵn, cho trước) mà cần xem xét định hướng về cách giải quyết, còn nội dung cụ thể thì cho học sinh tự xác định, tự bộc lộ và trình bày, người giáo viên căn cứ vào nội dung và hình thức trình bày của học sinh mà đánh giá, cho điểm
Biện pháp 2: Tích hợp liên môn trong quá trình giảng dạy Ngữ văn
Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mời có thể nhận thức vấn đề một cách thấu đáo
Trong thực tế dạy học, kiến thức của môn Ngữ văn và các môn học khác như Lịch sử, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Mĩ thuật có liên quan mật thiết với nhau Vì thế nếu giáo viên biết khai thác tốt những điểm giao thoa về mặt kiến thức giữa các môn này thì sẽ góp phần làm cho tiết dạy thêm hấp dẫn và thành công hơn
Trang 5Ví dụ minh chứng:
Hay khi dạy bài “Tổng kết văn bản nhật dụng” (Ngữ văn 9, tập 2), giáo viên
có thể cho học sinh tích hợp với kiến thức các môn học khác như: Địa lí, Giáo dục công dân, Lịch sử, Sinh học, Mỹ thuật, Âm nhạc… ngoài ra còn tích hợp các nội dung về bảo vệ môi trường, tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Việc tích hợp môn Mĩ thuật và Âm nhạc vào tiết học giáo viên có thể thực hiện như sau: Sau khi học xong bài, giáo viên cho học sinh trên cơ sở các bài lí đã được
học như Lí đất giồng, Lí cây bông hãy sáng tác lời mới với chủ đề kêu gọi hòa
bình, hay giáo viên có thể cho học sinh vẽ tranh để nói lên ước mơ của em về một thế giới ngày mai, hay mơ ước về mái ấm gia đình…
Biện pháp 3: Tổ chức tham quan, thực tế các địa điểm liên quan đến chương trình Ngữ văn địa phương (trải nghiệm)
Là quá trình giáo viên tổ chức cho học sinh đi tham quan các di tích văn hóa, lịch sử có liên quan đến phần Ngữ văn địa phương mà các em đã được tiếp thu trên lớp để từ đó học sinh có điều kiện ghi chép và tìm hiểu những thông tin mang tính
bổ sung cho bài học
Để chuyến tham quan, thực tế đạt được kết quả tốt, chúng ta cần thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu và lập kế hoạch của chuyến tham quan
- Xác định mục tiêu: Giáo viên cần xác định rõ qua chuyến tham quan, thực tế giúp cho các em tiếp thu được những kiến thức gì của môn Ngữ văn địa phương, đồng thời còn giúp hình thành những kĩ năng và thái độ nào sau chuyến tham quan
- Lập kế hoạch: Đây là bước xác định các địa điểm cần đến tham quan, thực tế
và thông báo cho học sinh đăng kí tham gia các địa điểm tôi đã tổ chức cho học sinh tham quan: chùa Keo, Khu tưởng niệm bác Hồ ở khu lưu niệm Tân Hoà - Vũ Thư; Bảo tàng tỉnh -Thành phố Thái Bình; trạm bạc ở Đồng Sâm- Kiến Xương; lăng mộ triều Trần ở Tiến Đức -Hưng Hà Giáo viên cho học sinh đăng kí theo nhóm từ 5 đến 10 học sinh và các em cần chuẩn bị tốt các nội dung khi tham quan như: Tìm hiểu lại các kiến thức có liên quan đến những địa điểm tham quan; lập sổ tay nhật kí ghi chép thông tin của chuyển tham quan; máy ảnh
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho học sinh trong chuyến tham quan
- Chụp ảnh tại các khu di tích
- Ghi chép những tư liệu ngoài những kiến thức đã học trên lớp
- Ghi nhận thực trạng chăm sóc và bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử
- Thuyết minh một trong các địa điểm, di tích đã được tham quan
- Viết bài cảm nghĩ về chuyến tham quan
- Những đề xuất kiến nghị của bản thân
Bước 3: Hướng dẫn học sinh tiến hành tham quan thực tế theo kế hoạch và ghi chép tư liệu theo nhiệm vụ được giao.
Trang 6Học sinh tham quan theo nhóm, chụp ảnh, ghi chép thông tin và giải quyết các nhiệm vụ được giao
Bước 4: Tiến hành cho học sinh tổng hợp trình bày tư liệu, hình ảnh và thu thập những kiến nghị đề xuất.
- Học sinh hoàn thành các bài viết nộp cho giáo viên
- Giới thiệu lại các di tích văn hóa lịch sử đã tham quan cho các bạn, thầy cô (khuyến khích học sinh trình bày vấn đề mà mình trải nghiệm một cách sáng tạo: kết hợp tranh ảnh, video, ứng dụng công nghệ thông tin )
Bước 5: Giáo viên đánh giá kết quả của dự án dạy học
- Giáo viên tổng hợp bài viết và các tư liệu sưu tầm của các nhóm học sinh
- Nhận xét phần tư liệu của học sinh
- Giáo viên ghi nhận điểm cho các nhóm hoàn thành tốt yêu cầu được giao
Biện pháp 4: Tổ chức các hình thức hoạt động ngoại khóa
Bên cạnh các giờ học trên lớp, đề góp phần tạo nên sự tích cực và hứng thú cho học sinh thì người giáo viên không thể không tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa Với hình thức cho học sinh các lớp trong cùng một khối thi đua với nhau thông qua các hoạt động thật vui tươi, hấp dẫn sẽ góp phần làm cho học sinh
thêm yêu thích môn Ngữ văn, các hoạt động thường được sử dụng như: Tôi là nhân vật văn học; em tập làm nhà thơ; tác phẩm văn học tôi yêu…
- Hoạt động “Tôi là nhân vật văn học”: Giáo viên cho mỗi lớp chọn một tác
phẩm văn học mà mình yêu thích nhất và thực hiện kịch hóa tác phẩm văn học trong một thời gian nhất định (biểu diễn lại nội dung tác phẩm trước các bạn và thầy cô) Phần hoạt động này sẽ do khán giả là người bình chọn, đội nào có tác phẩm kịch hóa được khán giả yêu thích nhất là đội chiến thắng Thông qua hoạt động này, học sinh sẽ được khắc sâu nội dung tác phẩm đồng thời rèn kĩ năng dạn
dĩ và tự tin khi đứng trước tập thể, rèn luyện kĩ năng nói, trình bày một vấn đề…
- Hoạt động “Em tập làm nhà thơ”: Trong một thời gian nhất định, giáo viên sẽ
giao cho mỗi đội một bức tranh, học sinh dựa trên kiến thức về các thể thơ đã học, quan sát tranh và làm một bài thơ theo chủ đề của bức tranh Đội nào làm bài thơ đúng thời gian, đúng luật thơ, có tư tưởng hay sẽ là đội chiến thắng Như vậy qua hoạt động vui chơi giúp học sinh củng cố kiến thức về thể thơ và thể hiện đuôc những ý tưởng của cá nhân
Biện pháp 5: Linh hoạt khi vận dụng các phương pháp, kỹ thuật tổ chức dạy
học
- Khi giảng , giáo viên kết hợp dẫn dắt, hỏi, giảng, bình, một cách linh hoạt, chọn chi tiết bình hợp lí, kết hơp với hình ảnh minh họa vừa đủ làm cho lời bình không chỉ lắng đọng mà còn sinh động thu hút học sinh trung bình, yếu tập trung lắng nghe, khơi gợi khả năng cảm thụ ở học sinh khá, giỏi, rung cảm trước vẻ đẹp
Trang 7văn chương,tạo ấn tượng khó quên, giờ học có không khí văn chương hơn, tiết học sinh động, không nhàm chán
- Giáo viên minh họa bài giảng bằng cách ngâm khổ thơ, đoạn thơ hay , hoặc cho
các em nghe băng đĩa bài hát , hoặc cho các em tự hát khi kết thúc bài giảng làm cho giờ học sinh động và lôi cuốn, các em yêu thích môn Ngữ văn hơn.(ví dụ: Khi dạy bài Đồng chí, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò Ngữ Văn 9)
- Khi củng cố kiến thức về nội dung, nghệ thuật bài học, tôi cho các em thảo luận
và trình bày bằng sơ đồ tư duy, rèn cho các em tư duy mạch lạc, tích cực…
- Linh hoạt đưa các kỹ thuật dạy học phù hợp trong quá trình tổ chức các hoạt động.Ví dụ: Kỹ thuật “See – Think - Wonder” :Học sinh tham gia quan sát một đối tượng, hình ảnh và ghi lại các chi tiết cụ thể để giải thích, nêu lên đặc điểm của nhân vật, hình ảnh, câu chuyện Trên những thông tin tự mình thu thập và tiếp nhận được, học sinh sắp xếp theo thứ tự hình thành câu chuyện, tả lại đặc điểm đối tượng trên góc nhìn của cá nhân Như vậy, thay vì lĩnh hội kiến thức một cách thụ động từ giáo viên, học sinh chủ động với các hoạt động học tập, hình thành kiến thức bài học.Cụ thể trong tiết học viết văn miêu tả, tự sự; giáo viên định hướng học
sinh theo kỹ thuật See - Think - Wonder theo các bước tiến trình tư duy: (See:Em
hãy quan sát kĩ bức ảnh sau, em đang nhìn thấy những sự vật, sự việc gì trong bức
ảnh? Think: Em suy nghĩ về nhân vật trong bức ảnh như thế nào? Wonder: Em
hãy tự đặt ra các câu hỏi về bức ảnh đó.)…
Biện pháp 6: Hệ thống câu hỏi sát, đúng lúc, dẫn dắt, gợi mở hấp dẫn, phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phong phú, đa dạng, từ dễ đến khó (ví dụ : “Khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện, nhân vật người anh cảm thấy bản thân
mình ra sao?”- Bức tranh của em gái tôi- Ngữ văn 6) đến khó (ví dụ: “ Cách thể
hiện tình yêu quê hương, đất nước của Tố Hữu ở bài thơ này có điểm gì giống và
khác với bài thơ Quê hương của Tế Hanh?” – Khi con tu hú, Ngữ Văn 8 ), phù hợp
với đối tượng học sinh ở từng lớp
- Sử dụng câu hỏi mở tạo cơ hội cho nhiều học sinh trả lời, câu hỏi có nội dung gây cấn, gây hứng thú (ví du : Bãi bồi bên kia sông Hồng đã có từ lâu đời rồi mà vì
sao vẻ đẹp của nó đến tận lúc cuối đời Nhĩ mới nhận ra?” – Bến quê,Ngữ văn 9),
câu hỏi mang tính khái quát, nâng cao, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh ,
Trang 8giờ học sôi nổi hơn (ví dụ : “Cách nhìn người nông dân của nhà văn Nam Cao
trong văn bản này có điểm khác với Ngô Tất Tố trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ
là gì?” – Lão Hạc, Ngữ Văn 8)
3 Hiệu quả của các biện pháp
Qua thực tế thời gian tôi áp dụng giải pháp trong đã mang lại những hiệu
quả thiết thực như sau:
- Các em phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, say mê trong tiết học
- Học sinh có sự yêu thích và hứng thú với bộ môn Ngữ văn nhiều hơn, học sinh không còn tình trạng ngủ gục, không chép bài trong giờ học Ngữ văn
- Giờ học văn trở nên sinh động, thu hút được sự tham gia xây dựng bài, nêu ý kiến, tranh luận của học sinh
- Học sinh nắm vững các kĩ năng sống, giá trị sống và được rèn luyện nhiều kĩ năng quan trọng của bộ môn, các em trở nên tự tin, có khả năng diễn đạt tốt trước tập thể
- Bài làm văn của học sinh có sự sáng tạo, không còn tình trạng sao chép, nhiều bài viết có cảm xúc chân thực, cảm động, gây được sự chú ý đối với học sinh và giáo viên
- Chất lượng đại trà của bộ môn Ngữ văn cũng có sự chuyển biến, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm:
KẾT QUẢ CHẤT LƯỢNG NĂM HỌC 2022 - 2023
TT Lớp
7,9 SS
Với những nội dung đề ra trong phương pháp nhằm tăng sự hứng thú và tích cực khi học môn Ngữ văn, chúng ta có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng học sinh từ lớp 6 đến 9 và còn có thể ứng dụng cho việc dạy học Ngữ văn ở cấp trung học cơ sở Tùy theo đặc điểm của nhà trường, lớp học và lứa tuổi mà giáo viên có thể lựa chọn và vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp trong đề tài đặt ra
Tôi xin cam đoan giải pháp trên là của tôi, không sao chép của người khác và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi Nếu sai, tôi hoàn chịu trách nhiệm về hành vi của mình
Vũ Thư, ngày 12 tháng 10 năm 2023
NGƯỜI TRÌNH BÀY
Phạm Thị Hường
Trang 9XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
Trường THCS Duy Nhất xác nhận: Giải pháp của cô Phạm Thị Hường áp dụng hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục phổ thông và chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó
Duy Nhất, ngày 14 tháng 02 năm 2023
HIỆU TRƯỞNG
(Ký và đóng dấu)
Nguyễn Thị Kim Nhung