luận án tiến sĩ nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng hợp lý đất đai vùng than tại thành phố hạ long tỉnh quảng ninh

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
luận án tiến sĩ nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng hợp lý đất đai vùng than tại thành phố hạ long tỉnh quảng ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM VŨ THẮNG PHƯƠNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI VÙNG THAN TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THẮNG PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI VÙNG THAN

TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019

Trang 2

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

VŨ THẮNG PHƯƠNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỢP LÝ ĐẤT ĐAI VÙNG THAN

TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận án

Vũ Thắng Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận án này được thực hiện và hoàn thành tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Đỗ Nguyên Hải, TS Võ Tử Can, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ và định hướng giúp tôi trưởng thành trong công tác nghiên cứu và hoàn thiện luận án

Tôi xin ghi nhận và biết ơn sự giúp đỡ quý báu của tập thể các thầy, cô giáo Bộ môn Quy hoạch đất đai, Khoa Quản lý đất đai, Ban Quản lý đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này

Luận án này được thực hiện với sự hỗ trợ của Lãnh đạo, cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các Công ty thành viên tại thành phố Hạ Long, Tổng công ty Đông Bắc, các hộ gia đình trên địa bàn điều tra đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài Tôi xin trân trọng cám ơn sự hỗ trợ quý báu đó

Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ tận tình từ Lãnh đạo Viện Nghiên cứu quản lý đất đai, Tổng cục Quản lý đất đai, Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, động viên tinh thần, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án Tôi xin trân trọng cám ơn

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới bạn bè và người thân đã luôn kịp thời động viên, chia sẻ và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án

Một lần nữa tôi xin trân trọng cám ơn sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này

Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Tác giả luận án

Vũ Thắng Phương

Trang 5

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu của đề tài 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 Những đóng góp mới của đề tài 4

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

1.5.1 Ý nghĩa khoa học 4

1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

Phần 2 Tổng quan tài liệu 5

2.1 Cơ sở lý luận về quản lý, sử dụng đất đai vùng than 5

2.1.1 Quản lý, sử dụng đất đai 5

2.1.2 Quản lý đất đai vùng than 7

2.1.3 Sử dụng đất đai vùng than 12

2.1.4 Phân loại tác hại và ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác than 14

2.1.5 Cải tạo, phục hồi môi trường mỏ than 19

2.1.6 Phân vùng chức năng sử dụng đất vùng than 23

2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý, sử dụng đất đai vùng than 28

2.2.1 Quản lý, sử dụng đất đai vùng than tại một số nước trên thế giới 28

2.2.2 Quản lý, sử dụng đất đai vùng than tại Việt Nam 35

2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai vùng than 39

Trang 6

2.3.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới 39

2.3.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam 44

2.3.3 Một số công trình nghiên cứu ở tỉnh Quảng Ninh 46

2.4 Nhận xét chung tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu của đề tài 47

2.4.1 Nhận xét chung về tổng quan tài liệu 47

2.4.2 Định hướng nghiên cứu của đề tài 47

Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 49

3.1 Nội dung nghiên cứu 49

3.1.1 Đặc điểm vùng than tại thành phố Hạ Long 49

3.1.2 Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất vùng than thành phố Hạ Long 49

3.1.3 Tác động của khai thác than đến sử dụng đất, môi trường và cảnh quan tại thành phố Hạ Long 49

3.1.4 Định hướng sử dụng đất đai vùng than 49

3.1.5 Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than 49

3.2 Phương pháp nghiên cứu 51

3.2.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp 51

3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 51

3.2.3 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 52

3.2.4 Phương pháp lấy mẫu, phân tích đất và nước 54

3.2.5 Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) 56

3.2.6 Phương pháp theo dõi mô hình 57

3.2.7 Phương pháp biên tập bản đồ và thống kê số liệu 60

3.2.8 Phương pháp phân tích SWOT 61

3.2.9 Phương pháp tiếp cận mô hình khung ma trận Áp lực - Tình trạng - Giải pháp (PSR) 62

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 65

4.1 Đặc điểm vùng than tại thành phố Hạ Long 65

4.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 65

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long 69

4.1.3 Đánh giá chung về vùng than trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Hạ Long 71

4.2 Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất vùng than 72

Trang 7

4.2.1 Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai giai đoạn 2010 - 2017 72

4.2.2 Thực trạng sử dụng đất đai vùng than thành phố Hạ Long giai đoạn 2010

4.3.1 Tác động của hoạt động khai thác than đến tài nguyên đất và sử dụng đất 89

4.3.2 Tác động của hoạt động khai thác than đến môi trường nước 93

4.3.3 Tác động của hoạt động khai thác than đến cảnh quan 96

4.3.4 Đánh giá tác động của khai thác than tới tài nguyên đất và sử dụng đất, môi trường nước và cảnh quan đô thị 98

4.3.5 Nhận xét những tồn tại, bất cập và nguyên nhân 102

4.4 Định hướng sử dụng đất đai vùng than 102

4.4.1 Quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản trong quy hoạch sử

4.4.4 Nhận xét những tồn tại, bất cập và nguyên nhân 125

4.5 Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than 131

4.5.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 131

4.5.2 Nhóm giải pháp chung đối với vùng than 133

4.5.3 Nhóm giải pháp cụ thể đối với các khu vực 137

Trang 8

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Việt

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

TT Tên bảng Trang

3.1 Khu vực điều tra người dân và số lượng phiếu 53

3.2 Các tiêu chí điều tra 54

3.3 Vị trí lấy mẫu đất và nước tại vùng nghiên cứu 55

3.4 Địa điểm, diện tích và thời gian theo dõi các mô hình cải tạo bãi thải 59

4.1 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo các đơn vị hành chính vùng than năm 2017 68

4.2 Diện tích và sản lượng các loại cây trồng tại thành phố Hạ Long giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017 70

4.3 Thực trạng việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất khai thác than của các doanh nghiệp tại vùng than năm 2017 73

4.4 Thực trạng cho thuê đất cho hoạt động khai thác than tại vùng than thành phố Hạ Long năm 2017 74

4.5 Hiện trạng bồi thường, giải phóng mặt bằng tại vùng than năm 2017 76

4.6 Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai vùng than năm 2017 77

4.7 Hiện trạng sử dụng đất đai vùng than tại thành phố Hạ Long năm 2017 79

4.8 Cơ cấu sử dụng đất của vùng than thành phố Hạ Long năm 2017 80

4.9 Biến động sử dụng đất tại vùng than giai đoạn 2010 - 2017 80

4.10 Hiện trạng sử dụng đất khai trường năm 2017 81

4.11 Hiện trạng cải tạo phục hồi môi trường tại các khu vực làm bãi thải

năm 2017 82

4.12 Hiện trạng sử dụng đất sau khai thác than năm 2017 83

4.13 Chênh lệch địa hình và độ dốc một số khu vực trong vùng than 97

4.14 Kết quả AHP xác định thứ tự mức độ tác động của khai thác than (theo trọng số bậc 1 và 2) 100

4.15 Quy hoạch sử dụng đất cho hoạt động khoáng sản đến năm 2020 103

4.16 Lựa chọn các tiêu chí phân vùng chức năng 104

4.17 Đặc điểm các tiểu vùng chức năng thuộc vùng than thành phố Hạ Long 105

4.18 Đánh giá SWOT cho các khu chức năng vùng khai thác than 111

4.19 Quy mô sử dụng đất các mô hình trồng cây lâm nghiệp 118

Trang 10

4.20 Tỷ lệ sống và chỉ tiêu sinh trưởng của cây lâm nghiệp trên bãi thải 118

4.21 Quy mô sử dụng đất các mô hình trồng cây nhiên liệu lấy dầu 120

4.22 Tỷ lệ sống và chỉ tiêu sinh trưởng của cây cây nhiên liệu lấy dầu 121

4.23 Quy mô sử dụng đất mô hình trồng cây phủ xanh, cải tạo chất lượng đất 121

4.24 Tỷ lệ sống của cây cải tạo đất của cây phủ xanh, cải tạo chất lượng đất 122

4.25 Quy mô sử dụng đất các mô hình trồng cây chống xói lở bãi thải 123

4.26 Tỷ lệ sống và khả năng cải tạo đất của cây chống xói lở bãi thải 123

4.27 Khung phân tích Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng (PSR) cho mỗi tiểu vùng 126

4.28 Sự đánh giá của cộng đồng dân cư địa phương về mức độ ưu tiên cho các định hướng sử dụng đất vùng than thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 129

4.29 Đề xuất quy trình lồng ghép kế hoạch cải tạo phục hồi môi trường và sử dụng đất sau khai thác vào thiết kế mở mỏ đối với khu vực chưa khai

thác than 143

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

TT Tên hình Trang

trường 18

3.1 Sơ đồ nghiên cứu 50

3.2 Sơ đồ các vị trí lấy mẫu tại thành phố Hạ Long 56

3.3 Sơ đồ cấu trúc thứ bậc 56

3.4 Sơ đồ các bước mô hình phủ xanh bãi thải ngành than bằng thực vật 58

3.5 Cấu trúc khung lý thuyết về Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng 63

4.1 Sơ đồ vị trí vùng than thành phố Hạ Long 65

4.2 Sản lượng khai thác than thành phố Hạ Long giai đoạn 2008 - 2017 69

4.3 Khu vực sản xuất nông nghiệp và dân cư phường Hà Phong 92

4.4 Bãi thải bị xói mòn làm tăng nguy cơ sạt lở vào mùa mưa 93

4.5 Sơ đồ các biến đánh giác tác động theo AHP 99

4.6 Số lượng phiếu đánh giá tác động của hoạt động khai thác than đến các yếu tố 101

4.7 Tỷ lệ cây sống sau thời gian trồng 1 năm (%) 119

4.8 Tỷ lệ cây sống sau thời gian trồng 1 năm (%) 120

4.9 Tỷ lệ cây sống sau thời gian trồng 1 năm (%) 122

4.10 Tỷ lệ cây chống xói lở bãi thải sống sau 1 năm (%) 124

4.11 Điểm mức độ đồng thuận về điểm số của người dân địa phương với mỗi định hướng đưa ra 129

4.12 Tổng hợp mức độ đồng thuận của cộng đồng cư dân đối với một số loại hình sử dụng đất tại vùng than thành phố Hạ Long 130

4.13 Sơ đồ định hướng phát triển không gian thành phố Hạ Long 132

4.14 Đề xuất sơ đồ quy trình sử dụng đất sau khai thác 144

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN

Tên tác giả: Vũ Thắng Phương

Tên Luận án: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất

đai vùng than tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Ngành: Quản lý đất đai Mã số: 9 85 01 03 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Mục đích nghiên cứu

- Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng đất đai tại vùng than và tác động của hoạt động khai thác than đến sử dụng đất, môi trường và cảnh quan của thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh;

- Xác định khả năng sử dụng đất sau khai thác than và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than theo hướng cải tạo môi trường, cảnh quan cho thành phố du lịch Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng như: Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp; Phương pháp chọn điểm nghiên cứu; Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp; Phương pháp lấy mẫu, phân tích đất và nước; Phương pháp đối chiếu, so sánh; Phương pháp phân tích thứ bậc (AHP); Phương pháp theo dõi mô hình trồng cây cải tạo bãi thải; Phương pháp biên tập bản đồ và thống kê số liệu; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp tiếp cận mô hình khung ma trận Áp lực - Tình trạng - Giải pháp (PSR)

Kết quả chính và kết luận

Thành phố Hạ Long có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trong đó công nghiệp khai thác than và du lịch là hai lĩnh vực kinh tế chủ đạo của thành phố Hạ Long Thành phố có trữ lượng than đá lớn, sản lượng khai thác than có nhiều biến động và xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2010 - 2017 Để phát triển kinh tế - xã hội bền vững đồng thời bảo vệ môi trường của di sản thế giới vịnh Hạ Long, công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường cần chặt chẽ hơn

Vùng than tại thành phố Hạ Long gồm 9 mỏ, thuộc quản lý của 6 công ty khai thác Tổng diện tích vùng than là 3.441,31 ha, trong đó khu vực đang khai thác than chiếm 43,47%, khu vực đã kết thúc khai thác than chiếm 17,39%, khu vực chưa khai thác chiếm 39,14% tổng diện tích vùng than Diện tích đất khai trường sau khai thác và đất bãi thải cần CTPHMT là 368,05ha và 436,02 ha Trên địa bàn thành phố Hạ Long chưa có quy hoạch sử dụng đất sau khai thác than cho toàn vùng than tại thành phố nên cần có kế hoạch sử dụng đất hợp lý trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ

Trang 13

Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Các tác động khai thác than có ảnh hưởng đến tài nguyên đất, môi trường nước, cảnh quan thành phố Hạ Long Trong giai đoạn 2010 - 2017, diện tích khai thác than đã tăng 740,13 ha, diện tích rừng giảm 520,44 ha và độ che phủ rừng trong vùng than giảm 15,12% Chất lượng đất cũng chịu tác động lớn từ hoạt động khai thác than, cụ thể: hàm lượng các kim loại nặng trong đất như: As, Pb Cu, Zn và Cd tại khu vực bãi thải đã phục hồi và bãi thải đang đổ thải cao hơn nhiều so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT (riêng As vượt so với QCVN từ 5,4 - 9,45 lần); hàm lượng Fe và Mn, chất rắn lơ lửng, COD trong nước tăng; pH nước mặt và nước ngầm giảm Ngoài ra, hoạt động khai thác than cũng làm tăng nguy cơ sạt lở đất, bồi lấp sông, suối; biến đổi mạnh địa hình và ảnh hưởng đến cảnh quan chung của thành phố du lịch với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long Kết quả phân tích chỉ số AHP và đánh giá qua phiếu điều tra của người dân và cán bộ địa phương về sự tác động của hoạt động khai thác than thì tài nguyên đất và sử dụng đất ở là nhóm bị tác động mạnh nhất, cụ thể là các yếu tố về sạt lở đất đá, đất đá thải ô nhiễm đất và nước sông suối là các yếu tố chi tiết chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ hoạt động khai thác than tại thành phố Hạ Long, tiếp đó là nhóm yếu tố môi trường nước và cảnh quan đô thị bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Theo khả năng sử dụng đất, phục hồi đất sau khai thác than, theo định hướng, chức năng sử dụng đất có thể chia toàn vùng than thành phố Hạ Long thành 06 không gian phát triển (với 15 tiểu vùng chức năng): 1 Bảo vệ và phát triển rừng (lồng ghép với phát triển hạ tầng du lịch); 2.Phục hồi rừng tự nhiên (lồng ghép với cải tạo chất lượng môi trường, bảo vệ môi trường nước mặt và nước ngầm); 3 Phát triển khai thác mỏ lộ thiên (lồng ghép ngăn ngừa tai biến, sạt lở; cải tạo chất lượng môi trường; bảo vệ chất lượng nước ngầm và mặt; phát triển hạ tầng du lịch); 4 Phát triển dịch vụ, du lịch, giải trí (lồng ghép ngăn ngừa sạt lở; cải tạo chất lượng môi trường, bảo vệ phát triển rừng và tôn tạo cảnh quan đô thị); 5 Phát triển đô thị (lồng ghép ngăn ngừa tai biến, sạt lở đất; cải tạo môi trường đất; bảo vệ môi trường nước mặt, nước ngầm và tôn tạo cảnh quan đô thị); 6 Phát triển khu công nghiệp (lồng ghép bảo vệ chất lượng nước mặt và nước ngầm, phát triển hạ tầng du lịch) Đã xác định được 06 loại cây có khả năng phục hồi các khu vực kết thúc khai thác than (khu bãi thải dừng đổ thải) là: Cây Keo, cỏ Vetiver, cây Cốt khí, cây Cọc Rào, cây Sở, cây Đậu Dầu

Các giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý đất đai vùng than được đề xuất trên cơ sở định hướng không gian sử dụng đất vùng than lồng ghép bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan trong đó sử dụng kỹ thuật PSR phân tích cho mỗi khu chức năng Các nhóm giải pháp được đề xuất gồm: Nhóm giải pháp chung, nhóm giải pháp cụ thể đối với khu vực đang khai thác than, khu vực kết thúc khai thác than, khu vực chưa khai thác than và khu vực chịu ảnh hưởng của khai thác than tại thành phố Hạ Long Hạ Long

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan