Biểu Mẫu - Văn Bản - Khoa học xã hội - Quản trị kinh doanh CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DU LỊCH HỌC KỲ I (2022-2023) TH.S TRẦN NGỌC PHƯƠNG THẢO GIỚI THIỆU I. Cách thức làm việc - Thuyết giảng ngắn phát vấn - Thảo luận mở - Nghiên cứu tình huống, huy động não II. Trao đổi thông tin - Email của lớp - Làm việc trực tiếp tại lớp KIỂ M TRA ĐÁ NH GIÁ - Kiểm tra định kỳ: + Số lượng: 1 bài + Hình thức: 1 bài tập nhóm (tiểu luận + thuyết trình) - Kiểm tra giữa kỳ: + Số lượng: 1 bài + Hình thức: 1 bài tập cá nhân (tự luận) - Thi kết thúc môn học: + Hình thức thi: Tự luận + Thời gian làm bài: 60 phút NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC NỘI DUNG HỌC PHẦN Chương 1: Khái quát về hoạt động du lịch Chương 2: Các điều kiện phát triển du lịch Chương 3: Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch Chương 4: Thời vụ du lịch Chương 5: Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực trong du lịch MỤC TIÊU HỌC PHẦN Hiểu biết cơ bản về các khái niệm trong du lịch, Các điều kiện phát triển du lịch Mô tả được các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch, đặc trưng riêng của mỗi lĩnh vực, phân tích được tính thời vụ trong du lịch và mối quan hệ giữa du lịch và các lĩnh vực khác. Kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin và làm việc nhóm. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ DU LỊCH Theo Tổ chức Du lịch thế giới Năm Số lượng (triệu lượt khách) Thu nhập (tỷ USD) 2000 698 467 2008 922 944 2010 1.006 900 2020 1.400 2030 1.800 9 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2030 - Số lượng khách du lịch quốc tế dự báo đạt khoảng 1,8 tỷ lượt. Đông Nam Á được đánh giá sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4 thế giới với 187 triệu lượt. - Khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm 31 tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54; và với mục đích công việc và nghề nghiệp chiếm 15. DU LỊCH VIỆT NAM Năm Số lượng (nghìn lượt khách) Thu nhập (nghìn tỷ đồng) 2000 13.340 17,4 2010 33.050 96 2016 72.012 400 2020 102.000 700 DU LỊCH VIỆT NAM - Đứng thứ 7 trong top 20 nước đang tăng trưởng du lịch mạnh mẽ, tăng 24,6 lượng du khách nước ngoài đến thăm so với năm 2015 do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đánh giá - Top quốc gia lý tưởng để du lịch bụi do trang Rough Guides (Anh) bình chọn năm 2016 - Top những điểm du lịch sinh thái thân thiện do chuyên gia du lịch của Boundless Journeys và Adventure Life đánh giá - Báo cáo chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), du lịch Việt Nam xếp hạng thứ 52 trên 117 nền kinh tế - Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google 2 quý đầu 2022 cho thấy lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đang tăng trưởng khoảng 50 - 75, mức tăng cao thứ 4 thế giới CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 1. Các khái niệm cơ bản 2. Phân loại các loại hình DL 3. Nhu cầu DL và sản phẩm DL CHƯƠNG I THEO TỔ CHỨC DU LỊCH THẾ GIỚI (WORLD TOURISM ORGANIZATION-WTO HAY UNWTO) Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ không quá 12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công vụ và nhiều mục đích khác. LUẬT DU LỊCH VIỆT NAM Theo Điều 3, chương 1, luật du lịch Việt Nam ban hành ngày 1962017. Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. KHÁCH DU LỊCH LÀ GÌ ??? Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. - Hoạt động du lịch: là hoạt động của khách DL, tổ chức, cá nhân kinh doanh DL và cơ quan, tổ chức, cá nhân, công đồng dân cư có liên quan đến du lịch. - Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch và điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. TÀI NGUYÊN DU LỊCH = TÀI NGUYÊN DL TỰ NHIÊN + TÀI NGUYÊN DL NHÂN VĂN + Sản phẩm DL: Là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch + Khu DL: Là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Khu DL bao gồm khu DL cấp tỉnh và du lịch quốc gia. + Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch. CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ? Là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. - KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH: là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. - HƯỚNG DẪN DU LỊCH: là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch - CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH: là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách lưu trú. - XÚC TIẾN DU LỊCH: là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổ chức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch. - MÔI TRƯỜNG DU LỊCH: là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch. Du lịch cộng đồng: là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường. Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại. Du lịch bền vững: là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về KT-XH và MT, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động DL, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về DL trong tương lai. Du lịch trách nhiệm: Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý du lịch, nhằm tối đa hóa lợi ích KT-XH, MT và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến. 2. PHÂN LOẠI CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 2.1. CĂN CỨ THEO PHẠM VI LÃNH THỔ CHUYẾN ĐI 2.2. CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI 2.3. CĂN CỨ VÀO THỜI GIAN CHUYẾN ĐI 2.4. MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH KHÁC 2. PHÂN LOẠI CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 2.1 CĂN CỨ THEO PHẠM VI LÃNH THỔ CHUYẾN ĐI a. Du lịch quốc tế (international tourism) - Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch. - Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài b. Du lịch nội địa (domestic tourism) Du lịch nội địa (domestic tourism): là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam 2. PHÂN LOẠI CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH 2.2. CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI a. DU LỊCH THAM QUAN d. DU LỊCH SINH THÁI g. DU LỊCH THỂ THAO h. DU LỊCH TÔN GIÁO e. DU LỊCH CÔNG VỤ b. DU LỊCH GIẢI TRÍ c. DU LỊCH VĂN HÓA f. DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG l. DU LỊCH THĂM THÂN 2.2. CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI a. DU LỊCH THAM QUAN =>>>> Tìm hiểu di sản VH, di tích lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật Thời gian lưu trú rất ngắn (kéo dài một giờ or vài phút) Không chịu sự ảnh hưởng của tính mùa vụ Đối tượng là người có văn hóa cao như nhà giáo, nhà báo, nhà khoa học,.. 2.2. CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI B. DU LỊCH GIẢI TRÍ Mục đích thư giãn, xả hơi để phục hồi sức khỏe (vật chất lẫn tinh thần) Nhu cầu cần thiết của du khách trong mỗi chương trình du lịch Ở Việt Nam: cần đầu tư phát triển nhiều khu vui chơi nhiều hơn (Đầm Sen, Suối Tiên, Đại Nam, Bà Nà,…) - Khu du lịch có diện tích lớn nhất Việt Nam (450ha), bao gồm cả núi sông, hồ, biển bao trọn cả một khu du lịch - Bức tường thành bao bọc gắn với hệ thống khách sạn dài 13,5 km, với 5.000 phòng nghỉ - Đền thờ Đại Nam quốc tự rộng 5.000m² được xây dựng theo kiến trúc cổ, được xem là đền thờ rộng lớn nhất hiện nay - Núi Bảo Sơn hay Ngũ Hành Sơn Đại Nam dài 250mét, gồm 5 ngọn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với ngọn núi trung tâm cao 65.8 mét là ngọn núi nhân tạo lớn nhất Việt Nam - Biển nhân tạo với diện tích 22ha, Vườn thú nhiều thú trắng nhất Việt Nam, Trò chơi Tàu lượn siêu tốc có đường ray dài nhất Việt Nam 2.2. CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI C. DU LỊCH VĂN HÓA - DLVH chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút - Phần lớn hoạt động DLVH gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo - Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn...
Trang 1CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DU LỊCH
HỌC KỲ I (2022-2023) TH.S TRẦN NGỌC PHƯƠNG THẢO
Trang 2GIỚI THIỆU
I Cách thức làm việc
- Thuyết giảng ngắn/ phát vấn
- Thảo luận mở
- Nghiên cứu tình huống, huy động não
II Trao đổi thông tin
- Email của lớp
- Làm việc trực tiếp tại lớp
Trang 3KIỂM TRA & ĐÁNH GIÁ
- Kiểm tra định kỳ:
+ Số lượng: 1 bài
+ Hình thức: 1 bài tập nhóm (tiểu luận + thuyết trình)
- Kiểm tra giữa kỳ:
Trang 4NGUYÊN TẮC LÀM VIỆC
Trang 5Chương 3:
Các lĩnh vực kinh doanh trong du lịch
Chương 4: Thời vụ
du lịch
Chương 5: Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực trong du lịch
Trang 6Kỹ năng thu thập thông tin, xử lý thông tin và làm việc
nhóm.
Trang 8SƠ LƯỢC LỊCH SỬ DU LỊCH
Trang 9Theo Tổ chức Du lịch thế giới
(triệu lượt khách)
Thu nhập (tỷ USD)
Trang 10XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2030
- Số lượng khách du lịch quốc tế dự báo đạt khoảng 1,8 tỷ lượt Đông Nam Áđược đánh giá sẽ trở thành khu vực thu hút khách du lịch quốc tế lớn thứ 4
thế giới với 187 triệu lượt
- Khách du lịch đi với mục đích thăm viếng, sức khỏe và tôn giáo sẽ chiếm
31% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng,vui chơi, giải trí chiếm 54%; và với mục đích công việc và nghề nghiệpchiếm 15%
Trang 11DU LỊCH VIỆT NAM
(nghìn lượt khách)
Thu nhập (nghìn tỷ đồng)
Trang 12DU LỊCH VIỆT NAM
- Đứng thứ 7 trong top 20 nước đang tăng trưởng du lịch mạnh mẽ , tăng 24,6% lượng du khách nước ngoài đến thăm so với năm 2015 do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đánh giá
- Top quốc gia lý tưởng để du lịch bụi do trang Rough Guides (Anh) bình chọn năm 2016
- Top những điểm du lịch sinh thái thân thiện do chuyên gia du lịch của Boundless
Journeys và Adventure Life đánh giá
- Báo cáo chỉ số năng lực phát triển du lịch toàn cầu năm 2021 của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), du lịch Việt Nam xếp hạng thứ 52 trên 117 nền kinh tế
- Dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng thị trường của Google 2 quý đầu 2022 cho thấy
lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam đang tăng trưởng khoảng 50% - 75%, mức
tăng cao thứ 4 thế giới
Trang 13CHƯƠNG I KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
Trang 16THEO TỔ CHỨC DU LỊCH THẾ GIỚI
(WORLD TOURISM ORGANIZATION-WTO HAY UNWTO)
Du lịch là tất cả những hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ không quá
12 tháng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, công
vụ và nhiều mục đích khác.
Trang 17LUẬT DU LỊCH VIỆT NAM
Theo Điều 3, chương 1, luật du lịch Việt Nam ban hành ngày 19/6/2017
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác
Trang 18DU LỊCH
LÀ GÌ ???
Trang 19Khách du lịch: là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
Trang 20- Hoạt động du lịch: là hoạt động của khách DL, tổ chức, cá nhân kinh doanh DL và cơ
quan, tổ chức, cá nhân, công đồng dân cư có liên quan đến du lịch.
- Tài nguyên du lịch: là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ
sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch và điểm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu du
lịch.
TÀI NGUYÊN DU LỊCH = TÀI NGUYÊN DL TỰ NHIÊN + TÀI NGUYÊN DL NHÂN VĂN
+ Sản phẩm DL: Là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để
thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch
+ Khu DL: Là khu vực có ưu thế về tài nguyên du lịch, được quy hoạch, đầu tư phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch Khu DL bao gồm khu DL cấp tỉnh và du lịch quốc gia.
+ Điểm du lịch: là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch.
Trang 22CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH ?
Là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ
và giá bán được định trước cho
chuyến đi của khách du lịch từ điểm
xuất phát đến điểm kết thúc
chuyến đi.
Trang 23- KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH: là việc xây dựng, bán và
tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch
- HƯỚNG DẪN DU LỊCH: là người được cấp thẻ để hành nghề hướng dẫn du lịch
- CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH: là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách lưu trú
- XÚC TIẾN DU LỊCH: là hoạt động nghiên cứu thị trường, tổchức tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy
cơ hội phát triển và thu hút khách du lịch
- MÔI TRƯỜNG DU LỊCH: là môi trường tự nhiên và môi trường
xã hội nơi diễn ra các hoạt động du lịch
Trang 24Du lịch cộng đồng: là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các
giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chứckhai thác và hưởng lợi
Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản
sắc văn hoá địa phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợpgiáo dục về bảo vệ môi trường
Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai
thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoátruyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại
Trang 28Du lịch bền vững: là sự phát triển
du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về KT-XH và MT, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động DL, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về
DL trong tương lai.
Du lịch trách nhiệm: Du lịch có
trách nhiệm là một cách tiếp cận quản lý du lịch, nhằm tối đa hóa lợi ích KT-XH, MT và giảm thiểu chi phí tới các điểm đến.
Trang 292 PHÂN LOẠI CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
KHÁC
Trang 302 PHÂN LOẠI CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
2.1 CĂN CỨ THEO PHẠM VI LÃNH THỔ CHUYẾN ĐI
a Du lịch quốc tế (international tourism)
- Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người ViệtNam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch
- Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài
cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài
b Du lịch nội địa (domestic tourism)
Du lịch nội địa (domestic tourism): là công dân Việt Nam, người nướcngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam
Trang 312 PHÂN LOẠI CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
2.2 CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI
a DU LỊCH THAM QUAN
d DU LỊCH SINH THÁI
g DU LỊCH THỂ THAO
h DU LỊCH TÔN GIÁO
e DU LỊCH CÔNG VỤ
b DU LỊCH GIẢI TRÍ
c DU LỊCH VĂN HÓA
f DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
l DU LỊCH THĂM THÂN
Trang 322.2 CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI
a DU LỊCH THAM QUAN =>>>>
Tìm hiểu di sản VH, di tích lịch sử, công trình kiến trúc nghệ thuật
Thời gian lưu trú rất ngắn (kéo dài một giờ or vài phút)
Không chịu sự ảnh hưởng của tính mùa vụ
Đối tượng là người có văn hóa cao như nhà giáo, nhà báo, nhà khoa
học,
Trang 332.2 CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI
Trang 34- Khu du lịch có diện tích lớn nhất Việt Nam (450ha), bao gồm cả núi sông, hồ, biển bao trọn cả một khu du lịch
- Bức tường thành bao bọc gắn với hệ thống khách sạn dài 13,5 km, với 5.000 phòng nghỉ
- Đền thờ Đại Nam quốc tự rộng 5.000m² được xây dựng theo kiến trúc cổ, được xem là đền thờ rộng lớn nhất hiện nay
- Núi Bảo Sơn hay Ngũ Hành Sơn Đại Nam dài 250mét, gồm 5 ngọn: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với ngọn núi trung tâm cao 65.8 mét là ngọn núi nhân tạo lớn nhất Việt Nam
- Biển nhân tạo với diện tích 22ha, Vườn thú nhiều thú
trắng nhất Việt Nam, Trò chơi Tàu lượn siêu tốc có
đường ray dài nhất Việt Nam
Trang 372.2 CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI
C DU LỊCH VĂN HÓA
- DLVH chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân
tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng để tạo sức hút
- Phần lớn hoạt động DLVH gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo
- Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc
- Những quốc gia phát triển mạnh DLVH là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ
Trang 38Ở Việt Nam, nhiều hoạt động DLVH được tổ chức dựa trên những
đặc điểm của vùng miền
➢ Chương trình Lễ hội Đất Phương Nam (Lễ hội văn hóa dân gianvùng Đồng bằng Nam bộ),
➢ Du lịch Điện Biên (Lễ hội văn hóa Tây Bắc kết hợp với sự kiệnchính trị: 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ),
➢ Con đường Di sản miền Trung (Lễ hội dân gian kết hợp tham quannhững di sản văn hóa được UNESCO công nhận)
➢ Festival Huế: Nhã nhạc cung đình Huế - một di sản phi vật thể vừađược UNESCO cộng nhận; và Lễ tế đàn Nam Giao - một lễ hội vươngtriều thất truyền từ hàng chục năm nay
Trang 392.2 CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI
Trang 40+ Ecuado sử dụng khoản thu nhập từ du lịch sinh thái tại đảo Galapago để duy trì mạng lưới vườn quốc gia
Trang 412.2 CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI
4 - 5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu…).
- VN có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển MICE sẽ là đối thủ đáng ngại của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay)
Trang 422.2 CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI
F DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
- Là loại hình du lịch mà khách du lịch tìm
đến những nơi khí hậu dễ chịu, không khí
trong lành, cảnh quan đẹp và yên bình như các
bãi biển, vùng suối nước khoáng…để thư
giãn, nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏ
- Thời gian lưu lại của khách đối với loại hình
du lịch này là rất lớn Đối tượng khách chủ
yếu là công nhân lao động, người già.
G DU LỊCH THỂ THAO
- Loại hình này có hai loại khách chính đó là vận động viên trực tiếp tham gia thi tài ở các kì Thế Vận hội, Worldcup hoặc đến các vùng có tiềm năng thể thao như leo núi, trượt tuyết, săn bắn, bơi lội… (chủ động) và các cổ động viên xem các cuộc thi đấu và cổ vũ (bị động).
Là một trong những loại hình đem lại nguồn thu rất lớn cho địa phương vì nó thu hút một lượng lớn khách du lịch (thu lợi nhuận là quảng bá hình ảnh đất nước nhằm mục đích phát triển du lịch.)
Trang 432.2 CĂN CỨ THEO MỤC ĐÍCH CHUYẾN ĐI
H DU LỊCH TÔN GIÁO
- Loại hình này thoả mãn nhu cầu tín
ngưỡng đặc biệt của những người theo các
tôn giáo khác nhau (đạo Hồi, đạo Phật, đạo
Thiên Chúa, đạo Tin Lành, Nho giáo, Do
Thái…)
- Ngoài ra còn có những đối tượng không
thuộc thành phần tôn giáo, nhưng họ lại có
xu hướng hiếu kỳ khi tham gia vào các hoạt
động mang tính tôn giáo.
- Các trung tâm nổi tiếng thế giới của loại
hình du lịch này là Vatican, Mec-ca, v.v…
- Ở Việt Nam, vào mùa xuân, các tín đồ
Phật giáo hành hương về Yên Tử- nơi khởi
nguồn của đạo Phật phái Trúc Lâm, Chùa
Hương, thăm nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh
- Ý nghĩa quan trọng đối với những nước
có nhiều người sống ở nước ngoài như Ý, Anh, Tây Ban Nha, Nam Tư và cả Việt Nam
- Thường đi trong thời gian dài ngày và thường diễn ra vào thời điểm sự kiện quan trọng như dịp tết, quốc khánh, lễ hội
- Là một thị trường khách mà các nhà kinh doanh lữ hành quốc tế tại Việt Nam đang hướng tới.
Trang 442.3 CĂN CỨ THEO THỜI GIAN
CHUYẾN ĐI
Du lịch ngắn ngày: thời gian đi du lịch của du khách
không quá 7 ngày
Du lịch dài ngày: thời gian đi du lịch của du khách từ 7
ngày trở lên
Trang 452.4.MỘT SỐ LOẠI HÌNH DU LỊCH KHÁC
- Căn cứ theo vị trí địa lý: du lịch nông thôn, du lịch thành thị, du lịch
biển (3S), du lịch miền núi (gắn với hoạt động thể thao, chữa bệnh)
- Căn cứ theo hình thức tổ chức: du lịch cá nhân, du lịch theo đoàn
- Căn cứ theo phương thức hợp đồng: du lịch trọn gói (lưu trú, vận
chuyển, ăn uống, bảo hiểm, hướng dẫn), du lịch từng phần
- Căn cứ theo phương tiện vận chuyển: du lịch đường bộ, đường
không, đường thủy,…
Trang 483 NHU CẦU DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH
A Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người
đi đến một nơi khác với nơi ở thường xuyên củamình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệmmới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ
xã hội, phục hồi sức khỏe, tạo sự thoải mái dễ chịu
về tinh thần
Trang 49ĐẶC ĐIỂM CỦA NHU CẦU DU LỊCH
Nhu cầu du lịch đa dạng, thay đổi nhanh và biến động không đều
Nhu cầu du lịch có tính thời vụ
Trang 50NHU CẦU DU LỊCH CHIA LÀM 3 NHÓM
Nhu cầu bổ sung là nhu cầu có thể xác định hoặc chưa xác định trước
chuyến đi, có thể phát sinh trong chuyến đi, cũng có thể không nhất
thiết được đáp ứng trong suốt quá trình du lịch.
Nhu cầu đặc trưng là nhu cầu phản ánh động cơ hoặc mục đích của
chuyến đi như: động cơ đi thăm thân, động cơ đi chữa bệnh, tìm hiểu văn hóa,….
Nhu cầu cơ bản hay thiết yếu cần được thỏa mãn với tư cách là một
con người: ăn uống, nghỉ ngơi, ngủ, đi lại,…
Trang 52B SẢN PHẨM
DU LỊCH
LÀ GÌ ???
Trang 53- SPDL là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sởkhai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảngthời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng (Từđiển du lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984)
- SPDL được cấu thành bởi cả yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô hình(dịch vụ), thường được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác tàinguyên du lịch với việc sử dụng các nguồn lực (cơ sở vật chất kỹ thuật
và lao động) tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó
- Theo Luật du lịch: SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn
các nhu cầu của khách du lịch trong chuyến du lịch
Trang 55Sản phẩm đơn lẻ: là sản phẩm do các
nhà cung ứng đưa ra nhằm thoả mãnmột nhu cầu cụ thể của khách
Ví dụ: Một khách sạn có dịch vụ chokhách du lịch thuê xe tự lái
vụ tổng hợp và thương mại hoá chúng
Trang 56Có sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra sản phẩm
Không thể lưu kho Chất lượng không đồng nhất
Trang 57ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH
➢Sản phẩm du lịch có tính cố định
+ Cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên dịch vụ du
lịch thuộc loại không di chuyển được
+ Sản phẩm du lịch còn thể hiện ở chỗ khách chỉ có quyền sử dụng chứ không có
Trang 58ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM DU LỊCH
➢Sản phẩm du lịch có tính thời vụ:
+ Một số sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu
+ Đặc tính sản xuất và tiêu dùng trùng nhau
➢Sản phẩm du lịch đa phần là dịch vụ
+ Đa số tồn tại dưới dạng vô hình
Trang 59MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VỚI MỘT SỐ
LĨNH VỰC LIÊN QUAN
Văn hóa-
Xã hội
Môi trường Kinh tế