Nhận thức rõ vị trí, vai trò của KH, CN đối với sự phát triển KT-XH của đất nước nói chung và KTNN nói riêng, Đảng, Nhà nước đã thường xuyên quan tâm bổ sung, hoàn thiện các chủ trương,
Trang 1riêng tác giả Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Nguyễn Đức Trí
Trang 21.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề
HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ VÀ KINH
2.1 Một số vấn đề chung về khoa học, công nghệ và ứng dụng khoa
2.2 Quan niệm, tiêu chí đánh giá và những yếu tố tác động đến ứng
dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
2.3 Kinh nghiệm ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của
một số địa phương trong nước và bài học rút ra cho tỉnh Phú Thọ 62
Chương 3 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG
NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN
3.1 Thành tựu, hạn chế ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
3.2 Nguyên nhân thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải
quyết từ thực trạng ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Chương 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG
DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
4.1 Quan điểm ứng đẩy mạnh dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2035 1324.2 Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2035 141
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
Trang 3DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
3 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CMCN 4.0
4 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
Trang 404 Bảng 3.4 Số lượng và sản lượng thịt hơi xuất chuồng một số loại
vật nuôi trên địa bàn tỉnh Phú thọ giai đoạn 2015 - 2023 97
05 Bảng 3.5 Tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tỉnh
06 Bảng 3.6: Cơ cấu sản phẩm KH, CN ứng dụng vào các ngành
SXNN trên địa bàn Tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2022 103
07 Bảng 3.7 Cơ cấu sản phẩm khoa học, công nghệ ứng dụng vào
các khâu SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2022 106
08 Bảng 3.8 Tỉ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Phú
09 Bảng 3.9 So sánh một số chỉ tiêu trong chăn nuôi giữa tỉnh Phú
DANH MỤC HÌNH ST
T
01 Hình 3.1 Quy mô ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuấtnông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012 - 2022 86
02 Hình 3.2 Tỷ trọng đóng góp của kinh tế nông nghiệp trong cơ
cấu GRDP tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2023 (đơn vị: %) 102
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Hiện nay KH, CN tác động ngày càng mạnh mẽ đến mọi mặt của đờisống nhân loại, trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng cho sự phát triển KT-
XH của các quốc gia, vùng lãnh thổ Ứng dụng KH, CN vào sản xuất vừa làtất yếu, vừa là nhu cầu cấp thiết để nâng cao năng lực, trình độ, phương phápsản xuất vật chất của chủ thể; đồng thời phát huy sức mạnh và hiệu quả sửdụng những yếu tố khác, tạo bước ngoặt phát triển về chất của lực lượng sảnxuất Trong nông nghiệp, việc ứng dụng KH, CN vào sản xuất là chìa khóađem lại thành công vượt trội ở nhiều quốc gia Tuy nhiên, trước những tácđộng sâu sắc của biến đổi khí hậu và quá trình đô thị hóa dẫn đến diện tích đấtnông nghiệp bị thu hẹp, thiên tai, dịch bệnh ngày càng phổ biến làm choSXNN phải đối diện với nhiều khó khăn Trong khi nhu cầu lương thực, thựcphẩm tăng nhanh về số lượng, yêu cầu khắt khe về chất lượng, chủng loại vàcạnh tranh gay gắt về giá cả trên thị trường Điều đó đang đặt ra những tháchthức rất lớn trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếpđến thực hiện mục tiêu phát triển KTNN ở nhiều quốc gia Do vậy, ứng dụng
KH, CN vào SXNN là giải pháp tối ưu để giải quyết những khó khăn, thách thứctrên, tạo bước phát triển đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, mở ratriển vọng lớn cho xuất khẩu nông sản Việt Nam và bảo đảm cho KTNN pháttriển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của KH, CN đối với sự phát triển KT-XH củađất nước nói chung và KTNN nói riêng, Đảng, Nhà nước đã thường xuyên quantâm bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh nghiên cứu,ứng dụng KH, CN vào SXNN và nhấn mạnh: “Thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoahọc, công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất,quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, bảo đảmvững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập
và đời sống nông dân” [56, tr 92] Trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII, Đảng tatiếp tục khẳng định: “Nâng cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến
Trang 6bộ khoa học, công nghệ, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nhằmtạo đột phá về năng suất, chất lượng và quản trị ngành; nâng cao chất lượng nguồnnhân lực ngành nông nghiệp” [57, tr.243] Trên cơ sở những chủ trương, chínhsách của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực quán triệt, triểnkhai thực hiện; xây dựng, ban hành nhiều chương trình, kế hoạch, cơ chế, chínhsách đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KH, CN vào SXNN Qua
đó, thúc đẩy KTNN phát triển mạnh mẽ, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sảnnước ta ngày càng tăng, tạo nền tảng vững chắc để đẩy nhanh quá trình CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi cả nước
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc có nhiều tiềmnăng, lợi thế để phát triển KTNN Những năm qua, địa phương đã triển khai nhiềuchủ trương, chính sách khuyến khích, thúc đẩy ứng dụng KH, CN vào SXNN vàthu được những kết quả tích cực Số lượng sản phẩm KH, CN được ứng dụng vàosản xuất ngày càng nhiều, quy mô ứng dụng KH, CN được mở rộng Chất lượngsản phẩm KH, CN ứng dụng vào SXNN được nâng lên, làm tăng năng suất câytrồng, vật nuôi; nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào; giá trị SXNN trongGRDP của địa phương ngày càng tăng Cơ cấu sản phẩm KH, CN ứng dụng vàoSXNN trên địa bàn Tỉnh ngày càng đa dạng, hợp lý Qua đó, thúc đẩy KTNN ở địaphương phát triển, làm thay đổi đáng kể diện mạo khu vực nông nghiệp, nông thôn
và đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH trên địa bàn Tỉnh
Tuy nhiên, quá trình ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh PhúThọ cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập Số lượng sản phẩm KH, CN ứng dụng vàoSXNN còn ít, quy mô còn nhỏ; khả năng tiếp cận những sản phẩm KH, CN cótrình độ cao đưa vào sản xuất của các chủ thể SX-KD nông nghiệp gặp nhiều khókhăn; đóng góp của KH, CN vào sự gia tăng năng suất, tỷ trọng ngành nông nghiệpcòn khiêm tốn,… Cùng với đó, quá trình SXNN chưa khai thác tốt các tiềm năng,thế mạnh; vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, lao động giản đơn;dịch bệnh khó kiểm soát, ô nhiễm môi trường sinh thái xảy ra ở nhiều địa phươngtrong Tỉnh,… Những hạn chế này không chỉ làm giảm hiệu quả sản xuất và thunhập của lao động trong nông nghiệp mà còn làm chậm tiến trình phát triển KTNNtheo hướng hiện đại, bền vững ở địa phương Trong khi đó, cuộc CMCN 4.0 đang
Trang 7phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến cách thức, phương pháp tổ chức SXNN,đặt ra yêu cầu cấp thiết cho các chủ thể ở địa phương phải nhanh chóng thay đổi tưduy, nắm bắt cơ hội, đẩy nhanh ứng dụng KH, CN để nâng cao hiệu quả sản xuất,gia tăng giá trị nông phẩm, cải thiện đời sống nông dân; đồng thời thúc đẩy KTNNtỉnh Phú Thọ phát triển theo đúng mục tiêu quy hoạch đã xác định
Bên cạnh đó, ứng dụng KH, CN vào SXNN là một vấn đề phức tạp cầnhuy động nhiều nguồn lực, với sự tham gia của nhiều chủ thể nên đã thu hút cácnhà khoa học nghiên cứu dưới các góc độ, phạm vi khác nhau Song đến naychưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về vấn đềnày trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, để chỉ rõ
sự cần thiết và đề xuất các quan điểm, giải pháp phù hợp nhằm đẩy nhanh ứngdụng KH, CN vào SXNN ở địa phương Tiếp cận từ yêu cầu khách quan của sựphát triển, đặt trong điều kiện cụ thể của tỉnh Phú Thọ, từ khoảng trống khoa họccần được nghiên cứu, luận giải cả về lý luận và thực tiễn, nghiên cứu sinh lựa
chọn vấn đề “Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm đề tài luận án tiến sĩ, ngành kinh tế chính trị.
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn; đề xuất quan điểm, giải phápứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, chỉ ragiá trị của các công trình khoa học đã được tổng quan và những vấn đề luận áncần tập trung nghiên cứu
Luận giải những vấn đề lý luận về ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địabàn tỉnh Phú Thọ; khảo sát kinh nghiệm ứng dụng KH, CN vào SXNN ở một sốđịa phương trong nước và rút ra bài học cho tỉnh Phú Thọ
Đánh giá thực trạng ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;chỉ rõ nguyên nhân của thành tựu, hạn chế và xác định những vấn đề đặt ra cần giảiquyết từ thực trạng ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đề xuất quan điểm và giải pháp ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địabàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2035
Trang 83 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Ứng dụng KH, CN toàn diện trong quá trình sản xuất của
ngành trồng trọt và chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Trong đó, tập trungnghiên cứu làm nổi bật sự gia tăng về số lượng, mở rộng quy mô, nâng cao chấtlượng và hoàn thiện cơ cấu ứng dụng sản phẩm KH, CN vào sản xuất những câytrồng, vật nuôi chủ lực, có thế mạnh phát triển, chiếm tỉ trọng cao trong nôngnghiệp ở địa phương như cây lúa, chè, bưởi, chuối; lợn, gia cầm, trâu, bò thịt vàmột số cây cây trồng, vật nuôi khác có giá trị cao
Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2023; đề xuất quan điểm, giải pháp
đến năm 2035
4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước về nông nghiệp, KH, CN; nghiên cứu, chuyển giao, ứngdụng KH, CN vào SXNN
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trong vàngoài nước về ứng dụng KH, CN vào SXNN; các tư liệu, số liệu trong các nghịquyết, chương trình, kế hoạch, báo cáo tổng kết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, các
sở, ban, ngành tỉnh Phú Thọ và các bộ, ban, ngành Trung ương; đồng thời dựatrên kết quả nghiên cứu, quan sát thực tế của nghiên cứu sinh về những vấn đề cóliên quan đến đề tài luận án
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin: Phương pháp này được tác giả sử dụng trong suốt quá trình xây dựng luận
-án Theo đó, khi nghiên cứu các nội dung của luận án, tác giả luôn quán triệt và
Trang 9xem xét từng vấn đề trong quá trình vận động, phát triển và đặt trong mối quan hệbiện chứng giữa các vấn đề; xây dựng luận án theo trình tự logic cả về hình thức
và nội dung; giữa các chương, tiết, tiểu tiết đều có quan hệ chặt chẽ, là cơ sở tiền
đề của nhau Khi đánh giá thành tựu hay hạn chế, cũng như đề xuất các quanđiểm, giải pháp, tác giả luôn căn cứ vào thực tiễn, phù hợp bối cảnh, điều kiện,thời điểm cụ thể ở tỉnh Phú Thọ, cũng như bối cảnh ở trong và ngoài nước
Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu ở chương 2 để phân tích, làm rõ quan niệm trung tâm của luận án; trừu tượnghóa trong xác định các yếu tố tác động đến ứng dụng KH, CN vào SXNN Cùngvới đó, phương pháp này cũng được tác giả sử dụng trong khảo sát quá trình ứngdụng KH, CN vào SXNN ở một số địa phương trong nước và rút ra những bài họccho tỉnh Phú Thọ có thể tham khảo nhằm ứng dụng KH, CN vào SXNN hiệu quả
Phương pháp thống kê và so sánh: Được sử dụng chủ yếu ở chương 3 của
luận án Trên cơ sở các số liệu thu thập được, tác giả tiến hành so sánh để thấyđược sự thay đổi trong quá trình ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bànTỉnh; đưa ra những đánh giá đúng đắn, khách quan về thực trạng ứng dụng KH,
CN vào SXNN ở địa phương
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng
trong suốt quá trình xây dựng luận án nhằm phân tích làm rõ những nội dung củaluận án Trong chương 1, tác giả phân tích, khái quát các công trình nghiên cứu
có liên quan để tìm ra cấu trúc, xu hướng ứng dụng KH, CN vào SXNN Trên cơ
sở đó, tác giả tổng hợp để xây dựng quan niệm, hình thành khung lý luận củaluận án ở chương 2 Ở chương 3 tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp những
số liệu thu thập được nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá sát thực tình hìnhứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua, chỉ rõ thànhtựu, hạn chế của quá trình này Đối với chương 4, sử dụng phương pháp này đểlàm rõ nội dung quan điểm và luận giải các giải pháp ứng dụng KH, CN vàoSXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2030
Phương pháp kết hợp logic với lịch sử: Đây là phương pháp được tác giả sử
dụng ở chương 1 khi tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan theo logic
về nội dung và tiến trình lịch sử Phương pháp này cũng được sử dụng trong
Trang 10chương 2 để xây dựng khung lý luận theo logic đi từ các khái niệm công cụ, đếnkhái niệm trung tâm, xác định các tiêu chí làm cơ sở cho đánh giá thực trạng đốitượng nghiên cứu ở chương 3 của luận án Tác giả cũng sử dụng phương pháp nàytrong chương 3 và chương 4 để phân tích, đánh giá thành tựu, hạn chế, chỉ rõnguyên nhân của thực trạng và những vấn đề đặt ra mà tỉnh Phú Thọ cần tập trunggiải quyết Trên cơ sở đó đề xuất các quan điểm, giải pháp đảm bảo tính logic,thống nhất.
5 Những đóng góp mới của luận án
Luận án được xây dựng thành công sẽ có những đóng góp mới về khoa học như:Xây dựng quan niệm trung tâm, xác định tiêu chí và chỉ rõ những yếu tốtác động đến ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dưới góc
độ tiếp cận của khoa học kinh tế chính trị học Mác - Lênin
Khái quát những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng ứng dụng KH,
CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Đề xuất quan điểm và giải pháp ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địabàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2035
6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án
Về lý luận
Luận án góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về ứng dụng KH, CN vàoSXNN; nâng cao hiệu quả quán triệt, thực thi đường lối, chủ trương của Đảng vàchính sách, pháp luật của Nhà nước về ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địabàn tỉnh Phú Thọ
7 Kết cấu của luận án
Luận án bao gồm: Phần mở đầu; 4 chương (9 tiết); danh mục các côngtrình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài
Trang 11liệu tham khảo và phụ lục.
Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Trung Quốc (2004), Chính sách khoa học kỹ thuật nông nghiệp của Trung Quốc đến năm 2010 [195] Cuốn sách được tác giả Nguyễn Quang Thọ biên dịch, đã
giới thiệu và phân tích về những chính sách mà chính quyền các cấp của TrungQuốc sử dụng để thúc đẩy sự phát triển của KH, CN đáp ứng nhu cầu SXNN.Trong đó, đã đề cập đến nhiều chính sách cụ thể như chính sách về đất đai, tíndụng, đào tạo lao động nông nghiệp, chính sách thu hút đầu tư từ nhiều nguồnkhác nhau… nhằm tháo gỡ các “nút thắt” về cơ chế, chính sách cho đẩy mạnhphát triển KH, CN trong nông nghiệp để tạo đà cho sự phát triển vượt bậc củanền nông nghiệp Trung Quốc
Beverly D McIntyre (2009) International Assessment of Agricultural Knowledge, Science, and Technology for Development (Đánh giá quốc tế về
kiến thức nông nghiệp, khoa học công nghệ cho phát triển) [197] Cuốn sách
đã phân tích thực trạng sản xuất nông nghiệp ở một số quốc gia thuộc các khuvực khác nhau trên thế giới Qua đó đã khái quát về tình hình phát triển nôngnghiệp ở nhiều quốc gia Nội dung cuốn sách chỉ ra rằng, hầu hết các nước cónền nông nghiệp phát triển đều rất quan tâm và ưu tiên phát triển nông nghiệpứng dụng công nghệ cao và coi đó là giải pháp cơ bản để nâng cao năng suất,chất lượng và hiệu quả của SXNN; đồng thời gợi mở giải pháp cho các nước
có nền nông nghiệp chưa phát triển có thể học tập để nâng cao năng suất câytrồng, vật nuôi, đem lại thu nhập cao cho người nông dân
Trang 12Mohamed Behnassi, Shabbir A.Shahid (2009), Sustainable agriculture development (Phát triển nông nghiệp bền vững) [203] Trong công trình
nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích những nội dung liên quan đến nôngnghiệp và phát triển nông nghiệp bền vững Trong đó nhấn mạnh vị trí, vai tròcủa KH, CN đối với sự phát triển KTNN bền vững ở mỗi quốc gia nói chung
và một số nước châu Âu nói riêng Trên cơ sở đó, công trình nghiên cứu đãđưa ra một số giải pháp cụ thể như: quản lý lượng nước dùng trong sản xuất
và chăn nuôi bằng cách sử dụng các kỹ thuật tưới thay thế vừa tiết kiệm lượngnước tưới tiêu, vừa giảm sự lãng phí nguồn nước trong sản xuất; sử dụng cácvật liệu nano và phân bón hữu cơ trong quá trình sản xuất đạt hiệu quả; ápdụng công nghệ hiện đại, công nghệ mới vào lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôinhằm tăng năng suất lao động
Dan Senor và Saul Singer (2015), Quốc gia khởi nghiệp [198] Cuốn
sách được Trí Vương biên dịch, đã mô tả về những câu chuyện thần kỳ, nhữngthành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực của Israel, trong đó có thành tựu trên lĩnhvực nông nghiệp Các tác giả đã chỉ ra rằng, mặc dù với những điều kiện tựnhiên bất lợi cho SXNN nhưng Israel vẫn trở thành một trong những quốc giadẫn đầu về phát triển nông nghiệp trên thế giới Để làm nên những thành tựu
“kỳ diệu” đó, Chính phủ Israel đã chú trọng thực hiện nhiều chính sách khuyếnkhích, hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, phát triển KH, CN phục vụ nông nghiệp.Đặc biệt, khuyến khích hỗ trợ nông dân, các doanh nghiệp, HTX nông nghiệpƯDCNC trong sản xuất mà nổi bật là công nghệ tưới nhỏ giọt của SimchaBlass và công nghệ nhà lưới
Paul Brassley, Richard Soffe (2016), Agriculture: A Very Short
Introduction (Nông nghiệp: Giới thiệu khái lược) [205] Công trình nghiên cứu
này đã tiếp cận nông nghiệp một cách tổng quát, trên nhiều lĩnh vực như: trồngtrọt (phân tích các yếu tố đất đai màu mỡ, chất dinh dưỡng thiết yếu, phân bón,đặc điểm canh tác cây trồng); nghiên cứu các vấn đề về lĩnh vực chăn nuôi, thịtrường nông nghiệp và thương mại,… Cuốn sách cũng đề cập về thương mạitoàn cầu, sự phát triển thị trường tiêu thụ nông phẩm và cho rằng đây là điềukiện tốt nhất cho việc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; nghiên cứu vai trò các
Trang 13yếu tố đầu vào trong nông nghiệp; so sánh các hình thức nông nghiệp hiện đại vàtruyền thống Cùng với đó, đã xem xét quá trình phát triển nông nghiệp bềnvững, với những tác động tích cực đến môi trường Tác giả còn đề cập đến GMO(Genetically Modified Organism - cây trồng biến đổi gen), tác động của biến đổikhí hậu và sự gia tăng dân số đến phát triển nông nghiệp.
Nikolas Badminton (2019), “How farmers can rule the world with
technology” (Làm thế nào những nông dân có thể thống trị cả thế giới bằng côngnghệ) [204] Trên cơ sở phân tích các dữ liệu, tác giả đã khái quát và chỉ ra nhữngcông nghệ mà người nông dân có thể làm chủ trong tương lai, gồm: công nghệcảm biến, dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) Việc nhân rộng và ứng dụng các côngnghệ này vào SXNN sẽ làm tăng năng suất, chất lượng nông phẩm, đồng thờigiảm chi phí sản xuất và sức lao động của người nông dân Cùng với đó, tác giảcho rằng, sự phát triển của KH, CN trong nông nghiệp đang diễn ra rất nhanh,khoảng cách từ phòng thí nghiệm đến các trang trại và người nông dân ngày càngthu hẹp Tác giả còn nhấn mạnh đến việc cần thiết phải phổ biến rộng rãi cácthành tựu KH, CN để mọi người nông dân trên khắp thế giới đều có thể được tiếpcận và ứng dụng vào sản xuất nhằm cải thiện đời sống và nâng cao thu nhập
O Georgieva, N Karadzhova (2022), “Monitoring the productivity ofTrichoderma viride strain in submerged cultivation” (Giám sát năng suất củachủng trichoderma viride trong canh tác ngập nước) [200] Trên cơ sở tổnghợp kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tương đồng về chủngnấm trichoderma, các tác giả đã đánh giá khái quát những đặc tính sinhtrưởng và tác dụng nổi bật của chủng nấm này Trong đó nhấn mạnh, nấmtrichoderma có khả năng tiết ra các enzyme đối kháng tiêu diệt các loại nấmgây hại khác cho cây trồng, đồng thời phân giải chúng thành thức ăn và tạo ranhiều chất hữu cơ có ích vừa cải tạo đất, vừa tăng thêm chất dinh dưỡng chocây trồng Trên cơ sở đó, các tác giả khuyến nghị cần sử dụng rộng rãi côngnghệ vi sinh vào sản xuất các chế phẩm sinh học từ chủng nấm có lợi này trongcanh tác các loại cây trồng ngập nước như lúa và các loại cây trồng bằng phươngpháp thủy canh Cùng với đó đã nhấn mạnh việc chú trọng sử dụng những sản
Trang 14phẩm từ sinh học như chủng nấm trichoderma viride sẽ bảo đảm cho sự pháttriển một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
1.1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu ở nước ngoài về ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Dhiren Vandra (2012), Application of High Tech Agriculture to overcome disasters in agri: High Tech Agriculture - Micro Irrigation, Mulching and Greenhouses, (Những ứng dụng của nông nghiệp công nghệ
cao để vượt qua thiên tai trong nông nghiệp: Nông nghiệp công nghệ cao thuỷ lợi nhỏ, màng phủ và nhà xanh) [199] Đây là công trình nghiên cứu vềnhững tác động của thiên tai gây ra cho nông nghiệp, đồng thời chỉ rõ vai tròcủa KH, CN, nhất là công nghệ cao ứng dụng trong SXNN Theo tác giả, đểkhắc phục những khó khăn do thiên tai gây ra cần phải ứng dụng công nghệcao vào SXNN một cách đồng bộ, nhằm rút ngắn thời gian sinh trưởng củacây trồng, vật nuôi, tạo ra năng suất cao, tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp
-và đem lại cuộc sống tốt hơn cho nông dân
Michail Salampasis, Alexandros Theodoridisb (2013), Information and Communication Technology in Agricultural (Công nghệ thông tin và truyền
thông trong phát triển nông nghiệp) [202] Công trình khoa học này đã tập trungluận giải về vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông, cùng những lợi íchđem lại khi ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp Các tác giả cho rằng, do sự tácđộng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với SXNN làm tăng chi phí sản xuất đãđẩy giá nông phẩm ngày càng tăng cao trên thị trường Vì vậy, công nghệ này làmột trong những yếu tố quan trọng nhất cần ứng dụng nhanh vào SXNN Theocác tác giả việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông kết hợp với sửdụng các công nghệ tiến tiến khác vào các khâu SXNN là giải pháp tối ưu đemlại hiệu quả cao, nâng cao giá trị, giảm giá thành nông phẩm, tăng năng suất laođộng, tạo ra nền nông nghiệp “thông minh”, hiệu quả và bền vững
Quin Zhang (2015), Precision Agriculture Technology for Crop Farming (Công nghệ nông nghiệp chính xác cho trồng trọt) [208] Cuốn
sách tập trung luận giải về công nghệ chính xác trong nông nghiệp và nhấnmạnh đến các công nghệ chính xác ứng dụng trong ngành trồng trọt Trên cơ
Trang 15sở trình bày về thực trạng và yêu cầu ứng dụng các công nghệ chính xác vàotrong SXNN, tác giả cho rằng: trong tương lai, việc áp dụng quy trình vàứng dụng công nghệ nông nghiệp chính xác sẽ trở nên phổ biến trên phạm vitoàn cầu, với nhiều hình thức biểu hiện rất đa dạng, phong phú sẽ tạo ranhững nông phẩm chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên vàthúc đẩy ngành trồng trọt phát triển bền vững
Zafar Abbas, Ajay Kumar Tiwari, Pradeep Kumar (2018), Emerging Trends of Plant Physiology for Sustainable Crop Production (Xu hướng nổi lên
của sinh lý học thực vật cho sản xuất cây trồng bền vững) [211] Trong côngtrình nghiên cứu này, các tác giả cho rằng, sinh lý học thực vật là một thànhphần thiết yếu để cải thiện năng suất cây trồng, đáp ứng với thực trạng tăng dân
số của thế giới ngày nay Kết quả nghiên cứu là tài liệu mới về cơ sở sinh lý củacác quá trình thực vật khác nhau, các cơ chế cơ bản của chúng trong các môitrường biến động và có ý nghĩa rất lớn cho canh tác cây trồng bền vững… Theocác tác giả, đây là giải pháp hữu hiệu cần được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất
để đảm bảo cho ngành nông nghiệp vượt qua những thách thức, khó khăn trongtương lai
Lee Klancher (2018), Tractor: The Heartland Innovation, Breaking Machines, Midnight Schemes, Secret Garages, and Farmyard Geniuses (Máy kéo: sự đổi mới miền quê, những máy cày, kế hoạch đêm khuya,
Ground-những nhà xe bí mật và Ground-những thiên tài sân vườn) [201] Cuốn sách đã nêu rõ vịtrí, vai trò và lịch sử của máy móc đối với quá trình phát triển nông nghiệp, đồngthời nhấn mạnh, trước sự đổi mới của máy móc, các doanh nhân đã biến đổi thếgiới bằng máy móc nông nghiệp Tác giả trình bày bí quyết về thiết kế, ứng dụngdòng máy kéo bốn và sáu xi-lanh thế hệ mới trong nông nghiệp và sự cạnh tranhcủa các công ty đối với dòng sản phẩm này trên thị trường Theo tác giả, quátrình tạo ra thiết bị điện tử của máy kéo đầu tiên và phong trào sáp nhập trongnông nghiệp ở thập niên 80, thế kỷ 20 cùng với sự xuất hiện của công nghệ caođược ứng dụng trong SXNN, để tạo nên những trang trại thông minh và tự độngthay đổi thông qua các ứng dụng này Tác giả kết luận, chính máy móc và côngnghệ cao khi được các công ty nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng vào SXNN đãtạo ra những cánh đồng thông minh, trù phú
Trang 16Udaya Sekhar Nagothu (2018), Agricultural Development and Sustainable Intensification: Technology and Policy Challenges in the Face of Climate Change (Sự phát triển nông nghiệp và tăng cường bền vững: Những
thách thức về công nghệ và chính sách khi đối mặt với biến đổi khí hậu) [210].Công trình nghiên cứu dựa trên các báo cáo, công trình khoa học điển hình từkhắp nơi trên thế giới về phát triển nông nghiệp, tập trung ở châu Á và châu Phi
để phân tích, đánh giá về vai trò của thể chế, chính sách và ứng dụng những tiến
bộ KH, CN Tác giả cho rằng, các yếu tố như: thể chế, chính sách, KH, CN làđiều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển các loại cây lương thực chính tăng về
số lượng, nâng cao về chất lượng và cơ cấu ngày càng hợp lý; làm cho ngườinông dân dần thay đổi những thói quen, phương pháp canh tác truyền thống củanền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ
Annamaria Castrignano, Gabriele Buttafuoco, Raj Khosla, Abdul
Mouazen, Dimitrios Moshou, Olivier Naud, (2020), Agricultural Internet of Things and Decision Support for Precision Smart Farming (Internet vạn vật kết
nối trong nông nghiệp và sự hỗ trợ quyết định cho canh tác thông minh, chínhxác) [196] Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả nêu rõ sức mạnh củakhoa học dữ liệu, đánh giá cao vị trí, vai trò của Internet vạn vật kết nối trongnông nghiệp và chỉ rõ: Internet vạn vật kết nối có thể hỗ trợ và quyết định đếnviệc canh tác thông minh, chính xác Theo đó, khi các công nghệ tự động hóa,viễn thám, khai thác dữ liệu, sinh học… được tập hợp, gắn kết một cách phù hợp
sẽ cho phép thực hiện tốt việc tổng hợp dữ liệu và ra các quyết định một cáchnhanh chóng, chính xác trong các khâu, các bước của SXNN Trên cơ sở đó sẽtạo ra một hệ thống quản lý nông học chặt chẽ, hiệu quả, nhằm tối đa hóa khi sửdụng tài nguyên Mặt khác, theo các tác giả thì Internet vạn vật kết nối còn giámsát chặt chẽ điều kiện đất đai, xây dựng kế hoạch đầu vào một cách khoa học,chính xác cả về không gian và thời gian cho SXNN
S Slavova, T Angelova, J Krastanov (2022), “Bio-economic models forderiving economic values for cattle: a review beef cattle, dairy cattle, economicweights, production and functional traits” (Các mô hình kinh tế sinh học đem lạicác giá trị kinh tế cho gia súc: đánh giá bò thịt, bò sữa, trọng lượng kinh tế, sản
Trang 17xuất và các đặc điểm chức năng) [207] Công trình nghiên cứu đã phân tích,đánh giá các số liệu liên quan trong chăn nuôi gia súc (bò, cừu) cho mục đích lấythịt và lấy sữa theo mô hình kinh tế sinh học Từ những dữ liệu thu thập được,các tác giả đã nêu bật tính ưu việt của mô hình chăn nuôi này Trong đó nhấnmạnh, việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ thân thiện với môi trườngtrong chăn nuôi theo mô hình kinh tế sinh học không chỉ đem lại những giá trị vềmặt kinh tế như sự gia tăng về trọng lượng vật nuôi; năng suất đàn; chất lượngthịt, sữa mà còn giảm thiểu những tác động đến môi trường, phòng tránh cácbệnh lây nhiễm, bảo đảm sức khỏe và “phúc lợi động vật” theo yêu cầu củakhách hàng, qua đó thúc đẩy SXNN bền vững.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến đề tài luận án
1.1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu ở trong nước về khoa học, công nghệ trong nông nghiệp
Tạ Bá Hưng (Chủ biên, 2012), Khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững [87] Công trình nghiên cứu đã
phân tích xu hướng phát triển của KH, CN trên thế giới Trong đó, đã dành mộtdung lượng tương đối lớn (gần 150 trang) để bàn về KH, CN của nhiều quốc giatiêu biểu như: Mỹ, Liên Minh châu Âu (EU), Liên bang Nga, Nhật Bản, HànQuốc, Trung quốc và một số nước trong khối ASEAN Trên cơ sở đó, các tác giả
đã đưa ra cơ sở lý luận và đánh giá thực trạng về phát triển tiềm lực KH, CN,những thành tựu trong nghiên cứu và ứng dụng KH, CN của Việt Nam từ khi cóNghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) về KH, CN đến nay Công trình nghiêncứu đã nhấn mạnh, phát triển mạnh KH, CN và ứng dụng rộng rãi các thành tựu
KH, CN vào mọi mặt đời sống KT-XH của đất nước là chìa khóa để đẩy nhanhquá trình CNH, HĐH và phát triển bền vững của đất nước nói chung và khu vựckinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng
Lương Đức Phẩm (2015), Công nghệ vi sinh [109] Trên cơ sở giới thiệu
khái quát về vị trí, vai trò của công nghệ vi sinh đối với đời sống và các ngànhkinh tế, trong đó có kinh tế nông nghiệp và bảo vệ môi trường Công trình đã đisâu phân tích cơ sở khoa học và những nguyên lý cơ bản của công nghệ vi sinh
Trang 18(chỉ ra sơ đồ nguyên lý của công nghệ vi sinh, các sản phẩm của công nghệ visinh, ý nghĩa và phạm vi ứng dụng) Làm rõ quy trình tuyển chọn và bảo quảngiống vi sinh vật: phân tích các đặc điểm của vật liệu sinh học - các chủng sảntrong công nghệ vi sinh, phân lập giống thuần chủng và chọn giống vi sinh vậtcông nghiệp Tác giả đã phân tích và chỉ rõ những vấn đề kỹ thuật cần đảm bảo
và một số thiết bị công nghệ chủ yếu sử dụng trong nuôi cấy vi sinh vật hiệu quả,
từ đó ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng,vật nuôi, tạo ra những nông phẩm an toàn
Nguyễn Mạnh Hổ (2017), “Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp4.0 - Những vấn đề đặt ra đối với phát triển một nền nông nghiệp hiện đại củaViệt Nam” [70] Bài viết đã khái quát lịch sử phát triển và đặc trưng của cuộcCMCN 4.0, đồng thời phân tích, luận giải xu hướng phát triển nền nông nghiệpthế giới trước tác động của cuộc CMCN 4.0 Tác giả nhấn mạnh, dưới tác độngcủa cuộc CMCN 4.0 người nông dân sẽ trở thành nhà quản lý đồng ruộng; ápdụng phổ biến KH, CN vào SXNN từ đó giúp họ thích ứng nhanh hơn và đưa raquyết định sáng suốt, kịp thời trước những thay đổi của thời tiết, thị trường,…nhằm tối ưu hóa kết quả sản xuất Trong đó tác giả nhấn mạnh đến vấn đề pháttriển, ứng dụng KH, CN trong SXNN ở Việt Nam
Tạ Kim Chỉnh và cộng sự (2018), Tiến bộ khoa học công nghệ: Kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại trong công nghệ nuôi trồng nấm ăn ở Việt Nam [29].
Trong cuốn sách này, các tác giả đã trình bày sơ lược lịch sử nghiên cứu nuôitrồng nấm ăn, nấm dược liệu ở trong và ngoài nước; chỉ rõ lợi ích, giá trị dinhdưỡng, công dụng của nấm ăn và nấm dược liệu đối với sức khỏe con người.Đặc biệt cuốn sách đã tập trung luận giải chi tiết về kỹ thuật nuôi trồng một sốloài nấm ăn và nấm dược liệu thông dụng Chỉ ra các loại vi nấm và côn trùnggây bệnh thường gặp trong nuôi trồng nấm, đồng thời đưa ra các biện phápphòng trừ bệnh và côn trùng gây hại bảo đảm an toàn, hiệu quả trong quá trìnhnuôi trồng nấm Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp về kỹ thuật,công nghệ thúc đẩy sự phát triển bền vững nghề nuôi trồng nấm nói riêng vàSXNN ở Việt Nam nói chung
Trang 19Vũ Thùy Dương và cộng sự (2018), “Than sinh học và những tácđộng đối với sức khỏe của đất” [52] Bài báo đã giới thiệu khái quát vềnhững thuộc tính ưu việt của than sinh học, với bản chất là hệ cacbon hữu cơ
có các ưu điểm vượt trội Công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc sửdụng phổ biến và lâu dài than sinh học là chìa khóa quan trọng để lưu trữcacbon trong đất, giúp giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đổi khí hậutoàn cầu Cùng với đó, các tác giả đã khẳng định về lâu về dài việc sử dụngthan sinh học là một giải pháp giúp con người bảo vệ thiên nhiên, môitrường sống, môi trường SXNN, đảm bảo cho sự phát triển nền nông nghiệpxanh, bền vững ở nước ta
Đào Thế Anh, Bùi Quang Đãng (2019), “Phát huy vai trò của khoa học vàcông nghệ trong phát triển nông nghiệp, nông thôn” [1] Công trình nghiên cứucủa các tác giả đã luận giải về vai trò của KH, CN đối với sự phát kinh tếNN&NT Việt Nam trong giai đoạn từ 2008 - 2018 Trên cơ sở phân tích nhữngthành tựu của nền nông nghiệp nước nhà, các tác giả đã đánh giá những đónggóp của KH, CN trong lĩnh vực NN&NT, cụ thể như: KH, CN đã góp phầnquyết định đến chọn tạo được nhiều cây, con giống có chất lượng tốt; các quytrình kỹ thuật công nghệ mới đã làm giảm chi phí đầu vào, khai thác tốt các tiềmnăng, nâng cao năng xuất của SXNN; việc ứng dụng các thành tựu KH, CN sauthu hoạch đã bước đầu tạo ra các giá trị mới cho nông sản, tăng thu nhập chonông dân; KH, CN đã góp phần bảo vệ môi trường trong SXNN,… Trên cơ sở
đó, công trình nghiên cứu đã kiến nghị một số giải pháp về KH, CN phục vụnông nghiệp trong những năm tới và nhấn mạnh, tăng cường chất lượng nguồnnhân lực cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ là giảipháp quan trọng hàng đầu cần thực hiện
Bộ Khoa học và Công nghệ (2021), Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2020 [12] Cuốn sách đã tổng hợp các công trình
nghiên cứu, các sản phẩm KH, CN đã được công bố và ứng dụng vào sản xuấttrong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề của đời sống KT-XH ở Việt Nam giaiđoạn 2016 - 2020, trong đó có lĩnh vực SXNN Cùng với đó, cuốn sách đãluận giải, khái quát những đóng góp thiết thực của KH, CN đối với sự phát
Trang 20triển của đất nước Riêng lĩnh vực KH, CN trong nông nghiệp giai đoạn 2016
- 2020 đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi, chế phẩm sinh học, quy trìnhcông nghệ mới, tiến bộ kỹ thuật… được chuyển giao, áp dụng vào SXNNthông qua doanh nghiệp và người nông dân, giảm chi phí đầu tư góp phầntăng lợi nhuận và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong SXNN
Trần Bảo Trâm và cộng sự (2021), “Nghiên cứu hoạt tính kháng nấm gâybệnh trên cam của chủng xạ khuẩn XK1 phân lập từ đất trồng cam” [160] Côngtrình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trên cây có múi ở Việt Nam phát hiện đượckhoảng 40 loại bệnh hại, trong đó vi nấm là một trong số những đối tượng gâyhại nghiêm trọng Trên cơ sở đó, nhóm tác giả đi vào nghiên cứu hoạt tính khángnấm gây bệnh trên cam của chủng xạ khuẩn Streptomyces Đây là chủng đượcđánh giá là chi xạ khuẩn có tiềm năng trong việc tạo chế phẩm vi sinh dùngtrong nông nghiệp do chúng an toàn và có khả năng đối kháng mạnh với nhiềuloài vi khuẩn và vi nấm gây bệnh thực vật,… Qua nghiên cứu nhóm tác giả đãtuyển chọn được chủng xạ khuẩn S.albulus XK1 có khả năng kháng nấm P.digitatum và C gloeosporioides mạnh và có tiềm năng ứng dụng trong việc sảnxuất chế phẩm sinh học dùng cho kiểm soát vi nấm P digitatum và C.gloeosporioides gây bệnh thối và rụng quả trên cây cam
Trần Văn Quang và cộng sự (2021), “Xác định biện pháp kỹ thuật cho sửdụng máy gieo sạ và bón phân giống lúa ĐH12 tại Đồng bằng sông Hồng”[113] Bài viết đã tổng hợp kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa họckết hợp với các số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng về hoạt động sản xuấtlúa bằng phương pháp cấy và gieo sạ ở Việt Nam và chỉ ra rằng cơ giới hóanông nghiệp đã giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, đồng thời thúcđẩy quá trình liên kết sản xuất, hình thành các tổ chức dịch vụ ở nông thôn, Kết quả nghiên cứu đã xác định được thời gian ủ, độ sâu gieo hạt và mật độ gieothích hợp cho giống lúa thuần ĐH12 đạt năng suất cao, để từ đó phục vụ choviệc sử dụng máy gieo sạ và bón phân theo hàng giống ĐH12 tại vùng Đồngbằng sông Hồng Kết quả thí nghiệm là cơ sở dữ liệu tham khảo cho việc sửdụng máy gieo sạ và bón phân theo hàng có trợ giúp của khí động đối với nhiềugiống lúa khác; đồng thời nếu được chuyển giao, ứng dụng rộng rãi vào sản xuất
Trang 21sẽ tiết kiệm được nhiều công sức lao động và các lợi ích khác cho bà con nôngdân
Nguyễn Thị Miền và cộng sự (2022), “Kết quả chọn tạo dòng lúa thuầntriển vọng bằng phương pháp đột biến phóng xạ tia gamma (co60)” [103] Quatổng hợp kết quả nghiên cứu của các công trình tương đồng và kết quả nghiêncứu thực nghiệm, nhóm tác giả đã đánh giá chi tiết đặc điểm sinh học, năng suất
và chất lượng của các dòng lúa thuần được chọn lọc từ quần thể phân ly sau độtbiến phóng xạ tia gamma (Co60) Công trình nghiên cứu đã đánh giá 20 dònglúa thuần đã lựa chọn được 03 dòng triển vọng, có thời gian sinh trưởng ngắn,thấp cây, nhiễm nhẹ sâu bệnh, năng suất thực thu cao, tỉ lệ gạo xát, tỉ lệ gạonguyên cao, hàm lượng amylose thấp Công trình nghiên cứu đã khẳng định việccải tạo thời gian sinh trưởng, chiều cao cây của các giống lúa thuần nhập nội cóthể sử dụng tia gamma (Co60) để xử lý đột biến, tạo ra những giống lúa có chấtlượng cao đưa vào sản xuất đại trà, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giatăng thu nhập cho người nông dân
Đinh Hồng Duyên và cộng sự (2022), “Ảnh hưởng của bón thay thế phânhóa học bằng phân hữu cơ vi sinh dạng viên nén đến năng suất và chất lượngquả Bưởi Sửu tại Đoan Hùng - Phú Thọ” [50] Công trình nghiên cứu đã đánhgiá khái quát những ảnh hưởng của hai loại phân bón vô cơ, phân bón hữu cơđến năng suất, chất lượng cây trồng và môi trường đất Thông qua các số liệu thuthập được từ nghiên cứu thực nghiệm, các tác giả đã khẳng định, nếu tăng lượngphân hữu cơ vi sinh viên nén không chỉ làm tăng năng suất mà còn nâng caochất lượng quả bưởi, thay thế phân vô cơ bằng 50-100% phân hữu cơ vi sinhviên nén làm tăng lượng đường tổng, vitamin C và tỉ lệ chất khô trong quả bưởiSửu so với bón 100% phân vô cơ Cùng với đó, công trình nghiên cứu đã đề xuấtcác giải pháp chuyển giao kết quả nghiên cứu này sang các loại cây trồng có múikhác và nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất, góp phần thúc đẩy nông nghiệptỉnh Phú Thọ phát triển theo hướng bền vững
Phạm Văn Tính và cộng sự (2022), “Kết quả phục tráng giống lúa Tẻ đỏcủa Điện Biên” [131] Công trình nghiên cứu đã phục tráng thành công giốnglúa đặc sản Tẻ đỏ Điện Biên và sản xuất được 400kg hạt giống siêu nguyên
Trang 22chủng đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng hạt giống lúa Nhóm tácgiả nghiên cứu cũng khẳng định, các dữ liệu của nghiên cứu này góp phần làm
cơ sở để so sánh và chọn lọc, duy trì dòng thuần theo các đặc trưng phục vụcông tác bảo tồn và phát triển nguồn gen ngoài sản xuất, đồng thời góp phần vào
đa dạng nguồn giống cung cho các giải pháp kỹ thuật thích ứng biến đổi khí hậucho khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
Trịnh Xuân Việt, Lê Văn Hòa (2022), “Ảnh hưởng của calcium cloride,boric acid và brassinolide xử lý trước thu hoạch đến màu sắc vỏ và thời gian bảoquản trái quýt hồng” [192] Công trình nghiên cứu nhằm tìm ra loại dưỡng chấtcải thiện màu màu sắc vỏ trái, cũng như phẩm chất và khả năng bảo quản sau thuhoạch trái quýt hồng góp phần nâng cao giá trị thương phẩm và đáp ứng nhu cầucủa người tiêu dùng Từ các số liệu thu thập được, các tác giả đã khẳng định,việc xử lý Brassinolide ở nồng độ 1 - 1,5 ppm vào thời điểm 120, 113 và 105ngày trước thu hoạch có tác dụng làm biến đổi màu xanh vỏ trái quýt hồng thànhmàu vàng đồng khi chín Cùng với đó, việc sử dụng hợp chất an toàn này cònlàm gia tăng một số chỉ tiêu phẩm chất bên trong cũng như góp phần ổn địnhchất lượng của quýt hồng sau thu hoạch Công trình đã gợi mở một giải pháp kỹthuật thiết thực, hiệu quả, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trìnhchăm sóc, thu hoạch các loại cây có múi khác trên phạm vi cả nước
1.1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu ở trong nước về ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Đỗ Kim Chung (2005), Chính sách và phương thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam [31] Công
trình nghiên cứu tiếp cận từ góc độ của kinh tế chính sách, tác giả đã luận giảicác vấn đề lý luận cơ bản như: Vì sao cần phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật trong nông nghiệp? Nhu cầu và khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuậtcủa nông dân nước ta hiện nay ra sao? Hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật cho nông dân hiện nay cần đạt được yêu cầu gì, hướng tới mục tiêunào? Cùng với đó, công trình đã đưa ra những phương pháp, cách thức đểchuyển giao nhanh chóng những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp vào sản xuất
ở các địa phương thuộc vùng miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam
Nguyễn Như Hiền (Chủ biên, 2006), Công nghệ sinh học và ứng dụng
Trang 23vào phát triển nông nghiệp nông thôn [67] Đây là công trình nghiên cứu tiếp
cận dưới góc độ kinh tế kỹ thuật, cuốn sách đã chỉ ra vai trò của CNSH trongphát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ tài nguyên sinh vật Các tác giả đãkhẳng định, CNSH chính là “đòn bẩy” để thay đổi một cách căn bản và toàn diệnphương thức canh tác trong nông nghiệp, đáp ứng với đòi hỏi từ thực tiễn pháttriển nông nghiệp hiện đại và bền vững hiện nay Bên cạnh đó, các tác giả đãkhảo sát và đánh giá thực trạng của việc nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong sảnxuất, chế biến và bảo quản các sản phẩm nông nghiệp ở Việt Nam; đồng thời chỉ
ra triển vọng và đề xuất một số giải pháp phát triển CNSH ở Việt Nam và đẩymạnh ứng dụng CNSH vào SXNN nước ta nhằm nâng cao năng suất cây trồng,vật nuôi trong những năm tới
Trần Thị Thanh Tuyết và cộng sự (2010), Công nghệ sinh học cho nông dân, Quyển 4 - Chế phẩm sinh học bảo vệ cây trồng [159] Công trình nghiên
cứu đã đưa ra quan niệm về CNSH; đồng thời luận giải khái quát về trí, vai tròcủa CNSH đối với nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp thực phẩm, Các tácgiả đã phân tích, luận giải về vai trò, ý nghĩa và giá trị to lớn của việc ứng dụngchế phẩm sinh học vào SXNN trong từng lĩnh vực cụ thể Cùng với đó, côngtrình nghiên cứu đã đề cập đến một số chế phẩm sinh học được ưa chuộng vànhững mô hình ứng dụng phổ biến chế phẩm sinh học trong SXNN hiện nay
Trần Văn Khanh (chủ biên, 2010), Công nghệ sau thu hoạch lúa gạo ở Việt Nam [89] Nội dung cuốn sách phản ánh khá toàn diện về công nghệ sau thu
hoạch lúa gạo ở nước ta Sau khi đánh giá tổng quan về tình hình sử dụng côngnghệ sau thu hoạch lúa gạo trên thế giới và ở Việt Nam, các tác giả đã tiến hànhkhảo sát đánh giá thực trạng, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trongphát triển công nghệ sau thu hoạch lúa gạo ở nước ta hiện nay Đồng thời, cáctác giả đã xây dựng mô hình giả thiết và tính toán một cách kỹ lưỡng về hiệu quảkinh tế của việc áp dụng công nghệ sau thu hoạch trong điều kiện kinh tế thịtrường, từ đó đề xuất mô hình và kế hoạch phát triển công nghệ sau thu hoạchlúa gạo ở nước ta trong thời gian tới
Phạm Đức Nghiệm (Chủ biên, 2011), Đổi mới phương thức chuyển giao công nghệ phát triển nông, lâm nghiệp vùng Tây Nguyên [105] Nội
Trang 24dung cuốn sách đã trình bày toàn diện cả về lý luận, thực trạng và quan điểmgiải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triểnsản xuất nông, lâm nghiệp vùng Tây Nguyên Đặc biệt, các tác giả đã phântích cơ sở lý luận về ứng dụng, chuyển giao công nghệ; các phương pháp ứngdụng, chuyển giao công nghệ; kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc, HànQuốc về ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển nông, lâmnghiệp theo hướng bền vững, từ đó rút ra bài học cho quá trình phát triểnnông, lâm nghiệp vùng Tây Nguyên ở Việt Nam
Lê Thanh Bình và cộng sự (2012), Công nghệ sinh học cho nông dân Chăn nuôi sạch [4] Công trình nghiên cứu của các tác giả đã phân tích, luận giải
-và giới thiệu các bước trong quy trình chăn nuôi sạch trên cơ sở ứng dụngCNSH Các nội dung này được thực hiện theo một quy trình kỹ thuật chặt chẽ vàkhuyến nghị người chăn nuôi nên sử dụng các chế phẩm sinh học trong xử lý vệsinh chuồng trại chăn nuôi thường xuyên Cùng với đó, các tác giả đã phân tíchquy trình kỹ thuật trong chăn nuôi lợn sạch; giới thiệu các cách thức, tiêu chuẩn
kỹ thuật xây dựng chuồng trại và quy trình kỹ thuật chăn nuôi gà sạch Trongkhâu chăm sóc vật nuôi, công trình nghiên cứu đã nhấn mạnh đến lợi ích và quytrình sử dụng chế phẩm sinh học, các loại men vi sinh có lợi đưa vào khẩu phầnthức ăn của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng nhất định; đồng thời cầnphải sử dụng rộng rãi các loại chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi
để vừa nâng cao sức khỏe vật nuôi, vừa bảo vệ môi trường
Đường Hồng Dật (2013), Xây dựng và nhân rộng mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và nông thôn [48].
Công trình đã tập trung luận giải những vấn đề lý luận nhằm đưa nhanh các tiến
bộ KH, CN vào SXNN Trong đó, chỉ rõ việc đưa tiến bộ KH, CN vào SXNN làcon đường không dễ dàng, đòi hỏi nhiều cố gắng, sáng tạo cả trên phương diệnnhận thức lý luận cũng như trong thực tiễn sản xuất Tác giả cũng phân tích vaitrò của việc đưa KH, CN vào sản xuất và ý nghĩa trong “liên kết 4 nhà” để đưanhanh tiến bộ KH, CN vào SXNN và nông thôn Công trình đã đánh giá kháiquát các thành tựu, hạn chế của những mô hình ứng dụng tiến bộ KH, CN mớivào sản xuất ở một số địa phương cụ thể Trên cơ sở đó, đưa ra các yếu tố và
Trang 25điều kiện đảm bảo xây dựng thành công các mô hình SXNN ứng dụng côngnghệ mới và tác dụng của các mô hình này, đồng thời tác giả cho rằng việc xâydựng các mô hình ứng dụng tiến bộ KH, CN để đưa công nghệ mới vào sản xuất
là con đường để các nông dân và doanh nghiệp tiếp nhận dễ dàng hơn cả,…
Trương Giang Long (Chủ biên, 2013), Khoa học, công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long [91] Cuốn sách
này là tập hợp nhiều bài viết của các nhà khoa học, nhà lãnh đạo, nhà quản lýtrong hội thảo khoa học với chủ đề “Vai trò của khoa học, công nghệ trong pháttriển nông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới vùng đồng bằng sôngCửu Long” do Tạp chí Cộng sản phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Tỉnh
ủy Sóc Trăng tổ chức Trong cuốn sách, các tác giả đã tập trung phân tích, đánhgiá từ nhiều góc độ khác nhau về vai trò của KH, CN đối với SXNN ở đồngbằng sông Cửu Long; chỉ ra các thành tựu, hạn chế và bất cập; đồng thời đề xuấtcác giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng
KH, CN vào nông nghiệp bền vững cũng như xây dựng nông thôn mới ở vùngđồng bằng sông Cửu Long
Nguyễn Hữu Thụ (Chủ biên, 2013), Nhu cầu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và thái độ của nông dân đối với chính sách thu hồi đất của Nhà nước [130] Cuốn sách đề cập đến nhiều vấn đề
cấp thiết trong nông nghiệp, nông dân và nông thôn nước ta hiện nay và khẳngđịnh, mặc dù có nhu cầu lớn đối với việc áp dụng thành tựu của KH, CN tiêntiến vào sản xuất, song đa phần nông dân nước ta hiện nay vẫn chưa thể tiếp cậnđược với các loại công nghệ tiên tiến, hiện đại Nguyên nhân của thực trạng trêngồm cả khách quan và chủ quan, trong đó quy mô sản SXNN còn nhỏ bé, tínhchất sản xuất vẫn còn manh mún và phân tán, thiếu sự gắn kết giữa sản xuất vớithị trường là những nguyên nhân cơ bản làm cho sức sản xuất của nông nghiệpthấp, khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp không cao và cản trở việc ápdụng KH, CN hiện đại vào sản xuất
Phạm Bảo Dương (2014), Chính sách nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Chìa khóa phát triển nông nghiệp thế kỷ XXI [51] Cuốn sách trình
bày một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn của hoạt động nghiên cứu, chuyển
Trang 26giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển nông nghiệp trong điều kiện mởrộng hội nhập Cùng với đó, tác giả đánh giá thực trạng, làm rõ nguyên nhân củanhững tồn tại hạn chế; đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện các chínhsách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật
để nền nông nghiệp Việt Nam bắt kịp các nền nông nghiệp hiện đại trên thế giới.Các giải pháp được trình bày trong cuốn sách có liên quan trực tiếp đến các vấn đề
về hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đối với hoạt động KH, CN trong nôngnghiệp; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực KH, CN và nguồn lực lao động trongnông nghiệp; thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động nghiên cứu, chuyển giao vàứng dụng tiến bộ KH, CN trong nông nghiệp; hoàn thiện thị trường KH, CN trongnông nghiệp; mở rộng hợp tác quốc tế về KH, CN
Phạm Văn Hiển (2017), Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ nông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay [68] Trong công trình này, tác
giả luận án đã nghiên cứu toàn diện về phát triển khoa học và công nghệ phục vụnông nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng hiện nay Trên cơ sở khái quátnhững công trình nghiên cứu có liên quan, rút ra bài học kinh nghiệm đối vớivùng Đồng bằng sông Hồng, tác giả đã xây dựng khung lý luận để đánh giánhững thành tựu, hạn chế và chỉ rõ nguyên nhân Từ đó, tác giả đề xuất các quanđiểm và những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển KH, CN phục vụ nông nghiệp
ở vùng Đồng bằng sông Hồng trong thời gian tới
Lê Thị Hương (2019), “Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ phục
vụ phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững” [88] Tác giả đã khái quát cácquan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối vớiphát triển KH, CN phục vụ phát triển nông nghiệp trong giai đoạn từ 2008 -
2018 Từ đó, đi vào đánh giá thực trạng chỉ ra những thành tựu, hạn chế trongnghiên cứu, ứng dụng KH, CN phục vụ phát triển nông nghiệp hiện đại và bềnvững ở Việt Nam Tác giả cũng đưa ra một số giải pháp về chính sách nhằmthúc đẩy hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KH, CN phục vụ phát triển nôngnghiệp hiện đại, bền vững như: khuyến khích mô hình nghiên phát triển mô hìnhnghiên cứu, ứng dụng KH, CN theo chuỗi giá trị, trong đó khuyến khích doanhnghiệp tham gia với vai trò trung tâm giải quyết vấn đề kinh phí, tiếp nhận và
Trang 27chuyển giao công nghệ, người nông dân là chủ thể của sản xuất gắn kết vớidoanh nghiệp, bảo đảm kết nối quá trình sản xuất với thị trường tiêu thụ; đồngthời đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển và ứng dụng KH,
CN vào các khâu sản xuất của từng loại cây trồng, vật nuôi cụ thể ở nước ta,
…
Đinh Trường Sơn, Nguyễn Xuân Cảnh (2020), “Ứng dụng công nghệsinh học trong chọn tạo giống cây trồng” [120] Công trình nghiên cứu đãgiới thiệu khái quát về vị trí, vai trò của CNSH đối với sự phát triển nềnnông nghiệp thế giới nói chung và trong lĩnh vực chọn tạo giống cây trồngnói riêng Trong đó, khẳng định CNSH, thông qua tác động to lớn tới chọntạo giống cây trồng, là tác nhân quan trọng dẫn tới một cuộc cách mạngxanh mới Sự đóng góp của CNSH đã đưa đến sự phát triển mạnh mẽ trongnông nghiệp ở nhiều quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, Brazil, Argentina,Canada và một số quốc gia khác Bên cạnh đó, các tác giả cũng khẳng định,CNSH không thể thay thế các phương pháp chọn tạo giống cổ điển Song,việc kết hợp của cả hai phương pháp này sẽ làm tăng độ chính xác, giảmthời gian và đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều trong khâu chọn tạo cây giống
Nguyễn Thị Thu Phương và cộng sự (2021), “Ứng dụng công nghệ caotrong nông nghiệp - kinh nghiệm thành công từ một số hợp tác xã nông nghiệp ởViệt Nam” [111] Công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng: mô hình HTX ứng dụngcông nghệ cao trong nông nghiệp hiện nay đang phát triển rất nhanh và trở thànhmột xu thế mới của nền nông nghiệp nước nhà; với nhiều cách thức tổ chức vàhoạt động rất phong phú, đa dạng đem lại hiệu quả to lớn cả về kinh tế và xã hộitrong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn Cùng với đó, thông qua các sốliệu thu thập được từ quá trình nghiên cứu những mô hình HTX ứng dụng côngnghệ cao tiêu biểu trong nông nghiệp ở tỉnh Bắc Giang, Hà Nội, Long An nhómtác giả đã tổng kết thành những bài học kinh nghiệm để nhân rộng và bảo đảmthành công của mô hình này
Đỗ Thị Nhài, Trần Nguyên Thành (2021), “Hiệu quả các mô hình trồngxoài ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La” [107].Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đánh giá hiệu quả KT-XH và
Trang 28môi trường của mô hình trồng xoài ƯDCNC trên địa bàn huyện Yên Châu, tỉnhSơn La Từ những số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu, các tác giả
đã chỉ ra rằng các mô hình trồng xoài ƯDCNC đều mang lại hiệu quả KT-XH vàmôi trường cao hơn mô hình canh tác truyền thống, đặc biệt là mô hình áp dụngđồng thời nhiều loại công nghệ cao
Cao Thị Hà (2021), “Vai trò của người nông dân trong chuyển đổi sốnông nghiệp” [65] Tác giả đã đánh giá khái quát về quá trình chuyển đổi sốtrong nông nghiệp ở nước ta và giới thiệu sơ lược về những lĩnh vực KH, CNđược người nông dân ứng dụng phổ biến vào sản xuất; đồng thời đưa ra một số
mô hình, doanh nghiệp đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng KH, CN hiện đạivào SXNN như: Tập đoàn Lộc Trời, VinEco, Công ty Cầu Đất Farm và Công ty
trách nhiệm hữu hạn Đà Lạt GAP… Qua đó, tác giả nhấn mạnh đến vai trò đặc
biệt của người nông dân trong chuyển đổi số nông nghiệp và chỉ ra rằng: Ứngdụng công nghệ số vào sản xuất, phân phối của người nông dân đang trở thành
xu thế tất yếu của ngành nông nghiệp Theo tác giả để chuyển đổi số nôngnghiệp thành công thì Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp cần phải đồnghành cùng nông dân, hỗ trợ nông dân ứng dụng công nghệ số vào sản xuất.Người nông dân trong chuyển đổi số nông nghiệp không chỉ đóng vai trò chủ lực
mà còn là đối tượng cần được quan tâm nhất,…
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn
đề luận án tập trung nghiên cứu
1.2.1 Giá trị của các công trình đã tổng quan đối với đề tài luận án
Qua nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến
đề tài luận án cho thấy, ứng dụng KH, CN vào SXNN có vị trí, vai trò rấtquan trọng, thúc đẩy KTNN ở các quốc gia, vùng lãnh thổ và từng địa phươngphát triển theo hướng hiện đại, bền vững Do đó, đã thu hút sự quan tâm củanhiều nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách ở cả trong và ngoàinước cùng tham gia nghiên cứu Từ nhiều góc độ tiếp cận, các tác giả đã đềcập đến những khía cạnh khác nhau về KH, CN nói chung và KH, CN tronglĩnh vực nông nghiệp nói riêng; hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng
KH, CN vào SXNN… Những tài liệu này là rất quan trọng, có giá trị to lớn cả
Trang 29về lý luận, thực tiễn và gợi mở ra các hướng nghiên cứu mới; đồng thời là cơ
sở, tiền đề để nghiên cứu sinh tham khảo, kế thừa, tiếp tục triển khai thực hiện
đề tài luận án Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan ở trên được thểhiện ở những nội dung cơ bản sau:
Một là, các công trình nghiên cứu đã khái quát những vấn đề lý luận
cơ bản về KH, CN trong nông nghiệp và ứng dụng KH, CN vào SXNN ở cácgóc độ khác nhau Trong đó đã đưa ra các quan niệm về KH, CN; vị trí, vaitrò, đặc điểm của KH, CN trong nông nghiệp Một số công trình bàn về sựcần thiết phải đẩy nhanh ứng dụng KH, CN vào SXNN để nâng cao năngsuất cây trồng, vật nuôi và đối phó hiệu quả với những tác động tiêu cực củaquá trình biến đổi khí hậu, nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống ngườinông dân; đồng thời chỉ ra những yếu tố tác động đến hoạt động nghiên cứu,chuyển giao, ứng dụng KH, CN vào SXNN ở cả trong nước và nước ngoàihoặc ở từng vùng, từng địa phương
Nhiều công trình đã phân tích, làm rõ lý thuyết về ứng dụng, chuyển giao
KH, CN vào SXNN theo từng chuyên ngành cụ thể như: CNSH, công nghệ visinh, công nghệ số, Internet vạn vật, công nghệ sau thu hoạch, cơ giới hóa, côngnghệ chính xác trong nông nghiệp và phát triển nông nghiệp ƯDCNC, Bên cạnh
đó, có những công trình nghiên cứu lại đưa ra khung lý luận dưới dạng cácnguyên lý, nguyên tắc khoa học gắn với từng sản phẩm nghiên cứu trong các khâusản xuất cụ thể như: cải tạo đất trồng, sản xuất cây, con giống, BVTV, thú y,…
Mặc dù các công trình nghiên cứu tiếp cận ở các khía cạnh đơn lẻkhác nhau, nhưng đó là tư liệu rất quý để nghiên cứu sinh kế thừa, xây dựngcác quan niệm công cụ về ứng dụng KH, CN vào sản xuất nói chung, ứngdụng KH, CN vào SXNN nói riêng; chỉ ra vai trò, đặc điểm, xây dựng quanniệm về ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; đồng thờixác định nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến ứng dụng
KH, CN vào SXNN ở địa phương
Hai là, các công trình nghiên cứu đã phân tích kết quả ứng dụng KH, CN
vào SXNN ở các góc độ, phạm vi khác nhau Một số công trình đã khái quátnhững kết quả nổi bật của việc ứng dụng KH, CN vào SXNN ở các quốc gia,
Trang 30vùng lãnh thổ, địa phương hoặc theo những mô hình sản xuất cụ thể trongnông nghiệp Bên cạnh đó, nhiều công trình đã phản ánh kết quả nghiên cứu,chuyển giao và ứng dụng KH, CN vào từng khâu, từng bước của quá trìnhSXNN gắn với các loại cây trồng, vật nuôi cụ thể; đồng thời chỉ ra những hạnchế bất cập, những rào cản của quá trình ứng dụng KH, CN vào sản xuất hoặcđưa ra những bài học kinh nghiệm hữu ích để mỗi quốc gia và từng địaphương tham khảo Có công trình lại tiếp cận nghiên cứu và đánh giá kết quảứng dụng KH, CN vào SXNN thông qua sự đóng góp của các nguồn lực như
cơ chế, chính sách, nguồn nhân lực, vốn đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng
KH, CN vào nông nghiệp… Những công trình nghiên cứu này tuy đánh giákết quả ứng dụng KH, CN vào SXNN theo những lát cắt hoặc khía đơn lẻkhác nhau, nhưng đã gợi mở cho nghiên cứu sinh cách tiếp cận, phân tích,đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng ứng dụng KH, CN vàoSXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ theo các tiêu chí mà đề tài luận án xác định
Ba là, nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm, giải
pháp về ứng dụng KH, CN vào SXNN theo các khía cạnh khác nhau Vớinhiều góc độ nghiên cứu, các công trình đã đưa ra các quan điểm, giải phápnhằm thúc đẩy ứng dụng KH, CN vào SXNN ở phạm vi quốc gia hoặc từngvùng, từng địa phương trong nước như: nhóm giải pháp về cơ chế, chính sáchtháo gỡ khó khăn, khuyến khích ứng dụng KH, CN vào SXNN; phát triển thịtrường KH, CN phục vụ nông nghiệp; nâng cao trình độ người lao động trongnông nghiệp, nông thôn; tăng cường nguồn vốn đầu tư; phát triển nông nghiệpƯDCNC,… Đây là những tư liệu rất quan trọng giúp nghiên cứu sinh có thêmnhững luận cứ và cơ sở khoa học để xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quanđiểm, giải pháp phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng đề tài luận án
Tóm lại, qua tổng quan các công trình khoa học đã công bố có liên
quan đến đề tài luận án, tác giả nhận thấy, các công trình đã phân tích, luậngiải vấn đề ứng dụng KH, CN vào SXNN theo từng góc độ khác nhau nhằmgiải quyết những mục tiêu, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của mỗicông trình đã xác định Hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệthống, toàn diện và xây dựng được cơ sở lý luận, thực tiễn hoàn chỉnh về
Trang 31ứng dụng KH, CN vào SXNN nói chung và ứng dụng KH, CN vào SXNNtrên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng Tuy nhiên, đây là những luận cứ khoahọc quan trọng để tác giả kế thừa, phát triển trong quá trình xây dựng luận
án Do vậy, đề tài “Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” mà tác giả lựa chọn là vấn đề có ý nghĩa
cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, đồng thời không trùng lặp với bất cứ côngtrình khoa học nào đã được công bố
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Qua nghiên cứu, khái quát những công trình khoa học đã công bố ở trong
và ngoài nước liên quan đến đề tài, nghiên cứu sinh xác định những vấn đề luận
án cần tập trung nghiên cứu đó là:
Thứ nhất, phân tích, khái quát những vấn đề lý luận về KH, CN; ứng
dụng KH, CN và ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Trong đó, hướng trọng tâm vào trả lời các câu hỏi khoa học như: ứng dụng
KH, CN và ứng dụng KH, CN vào SXNN là gì? Đặc điểm, vai trò ứng dụng
KH, CN vào SXNN như thế nào? Làm rõ quan niệm, tiêu chí đánh giá ứngdụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là gì? Các yếu tố nào tácđộng đến ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ? Nhữngbài học có thể rút ra cho tỉnh Phú Thọ từ kinh nghiệm thực tiễn ứng dụng
KH, CN vào SXNN ở một số địa phương như thế nào?
Để giải quyết được những câu hỏi trên, nghiên cứu sinh sẽ tiếp cậntheo hướng kế thừa, bổ sung, phát triển những quan niệm của các công trìnhkhoa học đã công bố, từ đó đưa ra các quan niệm công cụ làm cơ sở để xâydựng khái niệm trung tâm và xây dựng tiêu chí đánh giá ứng dụng KH, CNvào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh sẽ phântích, làm rõ những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến quá trìnhnày; đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm ứng dụng KH, CN vào SXNN ởnhững địa phương có điều kiện tương đồng và rút ra bài học cho tỉnh PhúThọ Những phân tích, luận giải luôn bám sát quan điểm, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật Nhà nước và yêu cầu, đặc điểm của tỉnh Phú Thọ
Trang 32Thứ hai, đánh giá thực trạng ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ thời gian qua như thế nào? Có những thành tựu, hạn chế gì và đâu
là nguyên nhân khách quan, chủ quan của những thành tựu, hạn chế đó? Thựctrạng đó đã đặt ra những vấn đề gì cần tập trung giải quyết để đẩy nhanh ứngdụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn Tỉnh trong thời gian tới?
Để trả lời thấu đáo cho những câu hỏi trên, nghiên cứu sinh sẽ bám sát cáctiêu chí đánh giá đã được xác định ở phần lý luận để tiến hành khảo sát, đánh giáthực trạng ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong giaiđoạn từ 2012 - 2022 với các dữ liệu, minh chứng cụ thể, phân tích, luận giải đểphản ánh khách quan, toàn diện thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Làm rõ nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và chỉ ra những vấn
đề cần tập trung giải quyết từ thực trạng ứng dụng KH, CN vào SXNN trênđịa bàn Tỉnh dưới dạng các mâu thuẫn Giải quyết những mâu thuẫn này sẽthúc đẩy ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong nhữngnăm tới đạt kết quả cao, góp phần đưa KTNN ở địa phương phát triển bềnvững Đây cũng là đóng góp mới về mặt thực tiễn của luận án
Thứ ba, để đẩy nhanh ứng dụng KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ trong thời gian tới thì luận án cần đưa ra những quan điểm gì và đềxuất những giải pháp nào? Đây là câu hỏi mà luận án cần phải tập trung làm
rõ để giải quyết triệt để những nhiệm vụ mà đề tài đã xác định
Theo đó, nghiên cứu sinh cho rằng, để đẩy nhanh quá trình ứng dụng
KH, CN vào SXNN trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới cần phải đề
xuất được hệ thống các quan điểm, giải pháp phù hợp làm cơ sở thống nhấtnhận thức và hành động để tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả trên thực tế.Trong đó, các quan điểm là những vấn đề có tính nguyên tắc, cần dựa trên cơ
sở khoa học chắc chắn, đồng thời phải thực hiện tốt các yêu cầu trong từngquan điểm Hệ thống các giải pháp đưa ra phải bảo đảm tính đồng bộ, toàndiện, phù hợp với SXNN ở địa phương để tháo gỡ những bất cập, khắc phụcnhững khó khăn, hạn chế Do đó, cần chỉ rõ vị trí, ý nghĩa và thực hiện tốt cácnội dung, biện pháp của mỗi giải pháp trong quá trình ứng dụng KH, CN vào
Trang 33SXNN ở địa phương Trên cơ sở đó, thúc đẩy KTNN ở tỉnh Phú Thọ pháttriển theo hướng hiện đại, bền vững
Trang 34Kết luận chương 1
Ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp là xu thế tấtyếu, quyết định để nâng cao giá trị nông phẩm, thúc đẩy phát triển nôngnghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững Do đó, vấn đề này luôn nhận được sựquan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách vàbản thân người SX-KD trong nông nghiệp Vì vậy, đã có nhiều công trìnhkhoa học được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu dưới những góc
Từ việc tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tàiluận án giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng thể, hiểu biết rõ hơn nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu đề tài; đồng thời lựa chọn, chắtlọc được các nội dung để kế thừa, vận dụng, phát triển trong quá trình xâydựng luận án Trên cơ sở đó tìm ra những khoảng trống khoa học giúpnghiên cứu sinh xác định được các vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu,giải quyết và tiếp cận dưới dạng hệ thống những câu hỏi để thuận tiện chonghiên cứu, phân tích, làm rõ trong trong từng nội dung của luận án
Trang 35Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ
VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
2.1 Một số vấn đề chung về khoa học, công nghệ và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
2.1.1 Quan niệm về khoa học, công nghệ và ứng dụng khoa học, công nghệ
2.1.1.1 Quan niệm về khoa học, công nghệ
* Quan niệm về khoa học:
C.Mác tuy chưa đưa ra quan niệm đầy đủ về khoa học, nhưng khi nghiêncứu về mối quan hệ giữa giới tự nhiên với con người và công cụ lao động Ông
đã chỉ ra rằng thiên nhiên không chế tạo ra máy móc, đầu máy xe lửa, đường sắt,điện báo, máy sợi con dọc di động, Tất cả những cái đó đều là sản phẩm laođộng do con người tạo ra, chúng chỉ là những vật liệu tự nhiên đã được chuyểnhóa, chế tác thông qua ý chí của con người tạo thành những công cụ lao độngnhằm chế ngự giới tự nhiên hoặc những hoạt động của con người trong quá trìnhchiếm lĩnh tự nhiên, đồng thời khẳng định: “Tất cả những cái đó đều là những cơquan của bộ óc con người, do bàn tay con người tạo ra, đều là sức mạnh đã vậthóa của tri thức” [93, tr.372] Từ quan điểm của C.Mác cho thấy, tri thức củacon người đã được vật hóa thành những công cụ sản xuất và được người laođộng sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra của cải vật chất, qua đó đưa trithức khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Khoa học: 1 Hệ thống tri thức tích lũy trongquá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật kháchquan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúpcon người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực; 2 Ngành của từng hệ thống trithức nói trên” [161, tr.484] Trong Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam năm
2013, sửa đổi bổ sung năm 2018 đã chỉ rõ: “Khoa học là hệ thống tri thức về bảnchất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tưduy” [117, tr.3] Những quan niệm trên đã đưa ra cách hiểu chung nhất về “khoa
Trang 36học”, nhưng chưa phản ánh rõ vai trò đặc biệt của chủ thể “con người” đối với sựphát triển của “khoa học” cũng như mục đích hướng đến của “khoa học” là gì?
Từ những quan điểm trên, theo tác giả: Khoa học là hệ thống các tri thức của nhân loại được khái quát từ thực tiễn và kiểm nghiệm thông qua hoạt động của thực tiễn, phản ánh mối liên hệ bản chất, quy luật tồn tại, phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm cải tạo thế giới hiện thực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người.
Về thực chất khoa học là một hiện tượng đặc biệt của xã hội, là thànhquả vĩ đại của trí tuệ con người Đó là hoạt động chủ quan, nhưng tồn tại kháchquan gắn liền với quá trình phát triển của nhân loại Là một hình thái ý thức xãhội, khoa học vừa mang những đặc điểm chung vừa có những đặc điểm riêng,khác với các hình thái ý thức xã hội khác Khoa học là hệ thống tri thức, quyluật, học thuyết mới được con người nghiên cứu, khám phá, phát hiện ra, phảnánh chân thực hiện thực khách quan, được khái quát từ thực tiễn và được kiểmnghiệm bởi thực tiễn
Nếu tiếp cận theo lĩnh vực nghiên cứu, khoa học được chia thành cáclĩnh vực: khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật và công nghệ; khoa học y,dược; khoa học nông nghiệp; khoa học xã hội; khoa học nhân văn [7] Mỗilĩnh vực khoa học có vị trí, vai trò, mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiêncứu riêng và đưa đến hệ thống tri thức khoa học khác nhau gắn liền với từngngành khoa học cụ thể Tuy nhiên, xét cả về lý luận và thực tiễn thì giữa cáclĩnh vực khoa học này có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen, tác động qua lại, làm
cơ sở thúc đẩy nhau phát triển
Ngày nay, khoa học được chia theo các nhánh gồm: khoa học tự nhiên, khoahọc xã hội và khoa học kỹ thuật Trong đó, khoa học kỹ thuật bao hàm những mônkhoa học cụ thể dựa trên cơ sở lý thuyết về hóa học, lý học, sinh học, toán học đượcứng dụng vào hoạt động thực tiễn, tạo ra những phương tiện kỹ thuật và phươngpháp, công nghệ phù hợp với các hoạt động KT-XH cụ thể
Khi tiếp cận theo mục đích nghiên cứu, khoa học được chia thành khoahọc cơ bản và khoa học ứng dụng Trong đó, khoa học cơ bản là khoa học thuầntúy, những tri thức khoa học hướng vào giải thích về bản chất, mối quan hệ qualại, quy luật phổ biến của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy Còn
Trang 37khoa học ứng dụng hay khoa học thực hành, khoa học áp dụng, với việc đưanhững tri thức, quy luật, lý thuyết đã khám phá, nghiên cứu vào giải quyết cácvấn đề thực tiễn, nhằm cải biến thực tiễn Khoa học ứng dụng có mối liên hệ mậtthiết với khoa học cơ bản trong từng bước phát triển và có tác động tích cực trởlại đối với khoa học cơ bản.
* Quan niệm về công nghệ:
Giữa công nghệ và khoa học có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại,thúc đẩy nhau cùng phát triển Khi luận giải về vấn đề này, Ph.Ăngghen tuychưa đưa ra quan niệm đầy đủ về phạm trù “công nghệ” nhưng đã đề cập đếnyếu tố “kỹ thuật” dưới các dạng hoạt động và trong những lĩnh vực khác nhau.Ông đã nhấn mạnh, chỉ rõ mối quan hệ giữa khoa học và kỹ thuật khi cho rằng:
Nếu kỹ thuật phụ thuộc trên mức độ đáng kể vào trạng thái của khoahọc thì khoa học phụ thuộc vào trạng thái và nhu cầu của kỹ thuật ởmức độ lớn hơn nhiều Nếu trong xã hội xuất hiện một nhu cầu kỹ thuậtthì điều đó sẽ thúc đẩy khoa học tiến lên nhiều hơn một chục trường đạihọc Toàn bộ thủy tĩnh học (Tô-ri-sê-liv.v.) đã ra đời là do nhu cầu điềutiết những dòng thác trên núi ở I-ta-li-a trong thế kỷ XVI và XVII… [93,tr.271]
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Công nghệ là tổng thể nói chung các phươngpháp gia công, chế tạo, làm thay đổi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên vậtliệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩmhoàn chỉnh” [161, tr 202] Quan niệm này tiếp cận công nghệ là một bộ phận(phương pháp, phương tiện) tham gia vào công đoạn nào đó của quá trình sảnxuất vật chất; đồng thời gắn công nghệ nói chung với ngành công nghệ chế tạonên chưa thể hiện được đầy đủ nội hàm của công nghệ
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về công nghệ Nhưng phạmtrù này đã được hiểu ngày càng đầy đủ hơn và được luật hóa trong các văn bảnpháp lý của Nhà nước như Luật Khoa học và Công nghệ Việt Nam số29/2013/QH13 năm 2013 sửa đổi, bổ sung năm 2018; Luật Chuyển giao công nghệ
số 07/2017/QH14 năm 2017, trong đó đều thống nhất: “Công nghệ là giải pháp,quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện
dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” [117, tr.3] Quan niệm này đã thể hiện
Trang 38những nội dung cơ bản về công nghệ song lại không phản ánh được mối quan hệgiữa công nghệ với khoa học Do vậy, cần phải có cách hiểu đầy đủ hơn về vấn đềnày Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi công nghệ đang phát triển mạnh mẽ,không chỉ dừng lại ở việc cải tạo tự nhiên mà còn xâm nhập vào mọi lĩnh vực củađời sống xã hội và phát huy tiềm năng của con người; làm biến đổi hoặc tạo ranhững sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người
Theo cách tiếp cận đó, tác giả cho rằng: Công nghệ là sự hiện thực hóa tri thức khoa học thành hệ thống phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ và phương tiện để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và xã hội.
Như vậy, công nghệ với tư cách là một sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ratrên nền tảng tri thức khoa học, tồn tại ở cả dạng hữu hình và các yếu tố vô hình
có thể nhận biết, nắm bắt được dưới dạng tri thức Tuy nhiên, có thể chia côngnghệ thành hai phần cơ bản, gồm: phần cứng (kỹ thuật) và phần mềm (conngười, tổ chức và thông tin) Trong đó, phần cứng là phần “lõi” của công nghệ,bao gồm toàn bộ những điều kiện vật chất, như: máy móc, trang thiết bị, khícụ,… Những phương tiện này có trình độ càng hiện đại thì trình độ kỹ thuậtcủa công nghệ sản xuất càng cao Phần mềm mà cơ bản nhất, quyết địnhnhất là con người, với trình độ tri thức, năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm, …
để triển khai, vận hành công nghệ Yếu tố tổ chức, bố trí, sắp xếp, điều động,quản lý và vận hành quy trình công nghệ Yếu tố thông tin hay tài liệu côngnghệ là bí quyết, quy trình, dữ liệu, phương pháp, bản thiết kế… được mãhóa, hình thành nên công nghệ Các yếu tố này có vị trí, vai trò riêng, songquan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, thiếu một trong các yếu tốtrên thì không thể tạo thành công nghệ
Trong lịch sử phát triển, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi thời giannghiên cứu dài mới có thể khái quát thành những tri thức, quy luật, học thuyếtkhoa học, còn công nghệ luôn thay đổi rất nhanh chóng, song không thể tách rờitri thức khoa học Hiện nay khoa học và công nghệ ngày càng tiệm cận gần vớinhau hơn, có khi sản phẩm nghiên cứu khoa học tiến gần với sản phẩm côngnghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngay từ các “vườn ươm” khoa học và
Trang 39công nghệ Chính vì sự chồng lấn và tiệm cận ngày càng sát vào nhau đó, nênthuật ngữ khoa học và công nghệ được gắn liền và thường sử dụng chung để chỉcác sản phẩm khoa học, công nghệ cụ thể.
2.1.1.2 Quan niệm về ứng dụng khoa học, công nghệ
Hiện nay, trước yêu cầu của sản xuất và đời sống những tri thức khoa họcmới liên tục được tạo ra ngày càng nhiều và được hiện thực hóa thành những sảnphẩm công nghệ đa dạng với thời gian rất ngắn Song, không phải bất cứ sảnphẩm KH, CN nào cũng đều được đưa vào thực tiễn Do đó, nếu khoa học cànggắn sát với sản xuất và đời sống thì các sản phẩm công nghệ được ứng dụng ngàycàng nhiều và trực tiếp hơn Đối với nước ta, xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu củaquá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và đổi mới đồng bộ, toàn diện đất nước; pháttriển mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát triển nhanhchóng LLSX, nâng cao năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
và cải thiện đời sống nhân dân, đã đặt ra đòi hỏi bức thiết phải tích cực ứng dụng
KH, CN vào mọi mặt của đời sống KT-XH Nhận thức rõ vấn đề này, Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng khẳng định: “Ưu tiên chuyển giao, ứngdụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa,con người, quốc phòng, an ninh trọng yếu…” [57, tr 142] Trong bối cảnh KH,
CN phát triển nhanh chóng, nhất là những thành tựu của cuộc CMCN 4.0, Đảng tachỉ rõ: “Ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số, kết nối 5G
và sau 5G, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), in 3D, internet kết nối vạnvật, an ninh mạng, năng lượng sạch, công nghệ môi trường để chuyển đổi, nângcao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế” [57, tr.227]
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Ứng dụng: là đem lý thuyết dùng vào thực tiễn”[161, tr 1053] Đó là những lý thuyết, lý luận đã được kiểm chứng đem áp dụngvào thực tiễn, nhằm cải biến thực tiễn theo mục đích của chủ thể tiến hành Ở góc
độ khác, có quan điểm cho rằng: “ứng dụng” cũng có nghĩa là triển khai thực hiệnđưa cái mới (công cụ mới, quy trình, giải pháp mới, tiêu chuẩn mới,…) đã đượckiểm nghiệm vào thực tiễn nhằm tác động, chuyển hóa và làm cho thực tiễn ngàycàng phát triển theo hướng tích cực
Dựa vào những quan niệm và cách tiếp cận trên, tác giả cho rằng: Ứng dụng khoa học, công nghệ là quá trình các chủ thể đưa những sản phẩm khoa
Trang 40học, công nghệ vào thực tiễn nhằm biến đổi các nguồn lực một cách hiệu quả, tạo thành các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người và xã hội.
Nội hàm quan niệm cho thấy, chủ thể ứng dụng KH, CN vào mọi mặt,mọi lĩnh vực của đời sống KT-XH bao gồm Nhà nước, các tổ chức, đơn vị và cánhân Đó phải là những chủ thể có đủ năng lực nhận thức, tổ chức và triển khaithực hiện đưa các sản phẩm KH, CN vào hoạt động thực tiễn
Thực chất, ứng dụng KH, CN là quá trình đưa các sản phẩm KH, CN dướidạng hệ thống các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phươngtiện, tri thức đã được kiểm nghiệm vào thực tiễn Mục đích nhằm nâng cao hiệuquả biến đổi các nguồn lực tạo ra những sản phẩm theo các mục tiêu, yêu cầukhác nhau của chủ thể tiến hành Cùng với đó, ứng dụng KH, CN còn hướng vàokhám phá, phát huy những tiềm năng của nguồn lực con người, thúc đẩy sự pháttriển và tiến bộ xã hội
2.1.2 Quan niệm, đặc điểm và vai trò ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
2.1.2.1 Quan niệm ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất ra đời từ rất sớm, gắn liền với sựphát triển của nền sản xuất xã hội và những tiến bộ trong lịch sử nhân loại.Trong Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng:
“Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội; sử dụng đấtđai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm nguyênliệu và tư liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp Là một ngành sản xuất lớn, bao gồmnhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩarộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản” [71, tr.303]
Như vậy, nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất cơ bản,
có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của đất nước; sửdụng đất đai làm tư liệu sản xuất chủ yếu, kết hợp với sức lao động để tác động,cải biến cây trồng, vật nuôi tạo ra nông phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của conngười và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp Sản xuất nông nghiệp phụ