1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bao Cao Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Công Ty Cổ Phần Thương Mại Vật Liệu Điện Nam Hà Nội.docx

64 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại Vật liệu Điện Nam Hà Nội
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 140,02 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1...............................................................................................................................1 (1)
    • 1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬT LIỆU ĐIỆN NAM HÀ NỘI (0)
    • 1.1 Quá trình thành lập và điều kiện ra đời của công ty (1)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty (3)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬT LIỆU ĐIỆN NAM HÀ NỘI (8)
    • 2.1. Đối tượng tập hợp chi phí (8)
    • 2.2. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí (8)
  • CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (39)
    • 3.1 Kết luận (39)
    • 3.2 Khuyến nghị (40)
  • PHỤ LỤC (42)

Nội dung

Quá trình thành lập và điều kiện ra đời của công ty

Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng với nhau trước pháp luật Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp quốc doanh phải giữ được vai trò chủ đạo của mình để tồn tại và phát triển.

Công ty cổ phần thương mại Vật Liệu Điện Nam Hà Nội được thành lập năm 2010

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104587840 do sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 27/04/2010 ,vốn điều lệ của công ty là 9.000.000.000đ Công ty có con dấu riêng và hạch toán độc lập.Cùng với quá trình xây dựng và phát triển, công ty đã tìm được cách đi thích hợp bằng nội lực, huy động vốn đầu tư thiết bị công nghệ đồng bộ, tăng sức cạnh tranh để vươn lên để trở thành một công ty vững mạnh trong ngành xây dựng cơ bản.

Công ty có trụ sở chính tại số Ô 35 – Lô 7 - Đền Lừ II P Hoàng Văn Thụ

- Q Hoàng Mai – Hà Nội Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty đó là:

+ Xây dựng các công trình giao thông, dân dụng và công nghiệp.

+ Sản xuất dây, cáp điện và điện tử các loại.

+ Sản xuất đồ điện dân dụng, thiết bị dây dẫn điện các loại.

 Một số thành tích và các chỉ tiêu kinh tế quan trọng công ty đã đạt được.

Kể từ khi thành lập đến nay, qua 3 năm trưởng thành, tính đến đầu năm

2012 công ty đã có trên 50 đầu xe máy các loại như: Máy ủi, máy san, máy xúc, máy lu các loại, máy xay bột đá, máy khoan, máy trộn bê tông nhựa Với các dây truyền thiết bị hiện đại và đội ngũ công nhân lành nghề, công ty có đầy đủ năng lực thi công các công trình hiện đại trong nước và quốc tế. Đầu năm 2012, số vốn điều lệ của công ty đạt 9.000 triệu đồng Hiện công ty có trên 200 lao động, trong đó có 30 người có trình độ Đại Học và trên Đại Học, 45 người có trình độ Cao Đẳng, Trung Cấp và hơn 125 công nhân kỹ sư lành nghề với trình độ bậc 5 trở lên.

Với phương châm của Ban Giám Đốc phải gắn chặt tiến độ, chất lượng, mỹ thuật, vệ sinh môi trường với lợi nhuận Từ khi thành lập đến nay, Công ty luôn đạt doanh thu từ 65 tỷ đồng trở lên Đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty đã được nâng cao, thu nhập bình quân năm 2010 là 3.500.000 – 4.000.000 đ/người/tháng; năm 2011 là 4.500.000 – 6.000.000 đ/người/tháng; năm 2012 là 6.000.000 – 6.500.000 đ/người/tháng Đây là 1 kết quả đáng mừng cho 1 doanh nghiệp tuổi đời còn rất trẻ.

Kết quả hoạt động SXKD của Công ty

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2012 Doanh thu Triệu đồng 65.982 67.224 72.968 Nộp ngân sách Triệu đồng 2606,1 2697,25 2849,9

Sơ đồ: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm ở Công ty CP Thương mại Vật Liệu Điện Nam Hà Nội có thể tóm tắt qua sơ đồ sau:

Lập kế hoạch xây lắp công trình

Tiến hành thi công xây lắp công trình

Mua sắm vật liệu, thuê nhân công

Giao nhận công trình, hạng mục công trình hoàn thành

Duyệt, quyết toán công trình, hạng mục công trình

Thanh lý hợp đồng và bàn giao công trình Đấu thầu và nhận thầu xây lắp

Phó Tổng giám đốc thứ 1

Phó Tổng giám đốc thứ 2

CT1 Đội CT2 Đội CT3 Đội CT4 Đội CT5 Đội CT6 Đội CT7

Đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty

a Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất. Để hỗ trợ cho công tác sản xuất kinh doang thì bộ máy quản lý phải được tổ chức một cách hợp lý, gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty Thông qua tình hình thực tế của mình, công ty cổ phần thương mại Vật Liệu Điện Nam Hà Nội đã tổ chức bộ máy quản lý theo chế độ một thủ trưởng Và được thể hiện qua sơ đồ sau:

Ban giám đốc công ty.

Ban giám đốc công ty là những chủ thể quản trị điều hành hoạt động hằng ngày của công ty, chỉ đạo và lãnh đạo trực tiếp từng đội công trình Giúp việc trực tiếp cho ban giám đốc là các phòng, ban chức năng Mỗi phòng ban lại có những vai trò nhất định trong công tác tổ chức hoạt động của công ty.

 Các phòng ban:Các phòng chức năng của công ty được giám đốc công ty giao nhiệm vụ tham mưu, tư vấn những vấn đề cụ thể, giúp giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh Chức năng của các phòng chức năng có thể khái quát như sau:

 Các đội công trình Đây là bộ phận trực tiếp thực hiện xây dựng các công trình tại Việt Nam , trên cơ sỏ các hợp đồng kinh tế đã được ký kết Mỗi đội phụ trách một công trình do cấp lãnh đạo chỉ thị thực hiện, hàng kỳ đội phải báo cáo về khối lượng thực hiện cũng như giá trị đã được hoàn thành của công trình cho các phòng ban cấp trên, giúp cho việc quản lý , kiểm tra kịp thời các công trình. b Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán được tiến hành theo mô hình tập trung Đặc điểm cơ bản của mô hình này là toàn bộ công tác kế toán được tập trung tại công ty. Các đội thi công không có bộ máy kế toán riêng mà chỉ có một hoặc một vài nhân viên kế toán làm nhiệm vụ ghi chép, thu thập chứng từ ban đầu, lập bảng kiểm kê chứng từ gốc gửi về công ty Tại phòng kế toán công ty, các cán bộ kế toán ghi chép, hạch toán và lập báo cáo tài chính.

Kế toán vật tư TSCĐ

Kế toán tại các đội thi công

 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty.

 Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty.

 Nhiệm vụ của từng phần hành kế toán tại công ty

Kế toán trưởng: Là người tổ chức thu thập, xử lý thông tin, kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị

Kế toán vật tư – TSCĐ: Theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, công cụ dụng cụ, theo dõi sự tăng giảm và trích khấu hao TSCĐ.

Kế toán tiền lương: Chịu trách nhiệm tính và thanh toán các khoản lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, lập bảng tổng hợp tiền lương.

Kế toán thuế: Hàng tháng có trách nhiệm tập hợp hoá đơn thuế đầu vào, đầu ra để kê khai thuế và nộp cho cơ quan thuế.

Kế toán công nợ: Theo dõi các khoản công nợ, vay trả thu chi của nội bộ công ty và bên ngoài

Kế toán ngân hàng: Quản lý và theo dõi số dư tiền gửi, tiền vay, các khế ước vay, thức hiện các nghiệp vụ với ngân hàng , thanh toán quốc tế.

Kế toán tổng hợp: Phân tích đánh giá tình hình tài chính và theo dõi các nghiệp vụ mới phát sinh trong công ty, tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm của từng công trình, xác định kết quả kinh doanh, ghi chép vào sổ cái, lập bảng cân đối kế toán, lập báo cáo năm.

 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

+ Hình thức kế toán: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay, phòng kế toán tài chính của Công ty đang áp dụng hình thức “ Chứng Từ Ghi Sổ ” Hình thức này đã tạo điều kiện cho giám đốc kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự quản lý của lãnh đạo công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh

Sơ đồ hình thức kế toán “ Chứng Từ Ghi Sổ ”.

Bảng cân đối tài khoản

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ kế toán chi tiết Chứng từ ghi sổ

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

: Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ

+ Năm tài chính: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm

+ Cơ sở lập báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng đồng VN (VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Căn cứ pháp lý của công tác kế toán trong công ty là các văn bản, quyết định chung của Bộ Tài Chính Hiện nay công ty đang thực hiện công tác hạch toán kế toán theo Quyết Định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính

+ Thuế giá trị gia tăng: Công ty tính và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế

+ Phương pháp tính giá xuất kho theo phương pháp giá bình quân gia quyền.

+ Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.

+ Hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho trong công ty được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên Vì vậy hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm chủ yếu là các tài khoản: TK621, TK622, TK623, TK627, TK 154, TK632 Các tài khoản này đều được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬT LIỆU ĐIỆN NAM HÀ NỘI

Đối tượng tập hợp chi phí

Xác định đối tượng hạch toán CPXL là khâu đầu tiên quan trọng chi phối toàn bộ công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành XDCB và đặc điểm tổ chức hạch toán CPXL trong công ty nên đối tượng tập hợp CPXL được xác định là các công trình, hạng mục công trình riêng biệt.

Công trình đường bờ sông Nghĩa Trụ được mở sổ chi tiết để theo dõi và tập hợp chi phí từ khi phát sinh chi phí đến khi hạch toán theo từng khoản mục:

+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Chi phí nhân công trực tiếp.

+ Chi phí sử dụng máy thi công.

+ Chi phí sản xuất chung.

Phương pháp kế toán tập hợp chi phí

a Kế toán vật liệu trực tiếp.

Trong quá trình xây dựng công trình chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, bao gồm nhiều loại khác nhau, với những tính năng, công dụng khác nhau và được sử dụng cho nhiều loại mục đích khác nhau.

Vì vậy việc hạch toán chính xác và đầy đủ khoản mục chi phí này góp phần đảm bảo tính chính xác cho việc xác định giá thành công trình, hạng mục công trình, cũng như góp phần cung cấp những thông tin khách quan, kịp thời và đầy đủ nhất cho Ban Quản Trị của Công ty để có những quyết định đúng đắn nhất phục vụ cho việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

 Đơn giá xuất kho của xi măng và nhựa đường tính theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau: Đơn giá xuất kho lần thứ i = (Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)/(Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư hàng hóa nhập trước lần xuất thứ i)

 Tính đơn giá xuất kho 50 tấn xi măng Nghi Sơn(đvt:1000đ)

- Tồn đầu kỳ: 20 tấn (đơn giá:680)

 Tính đơn giá xuất kho 100 phi nhựa đường (đvt:1000đ)

- Tồn đầu kỳ: 80 phi (đơn giá:1800)

10 Đơn vị:Cty CPTM VLĐ Nam Hà Nội Đội công trình 1

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng

- Họ tên người giao : Công ty TNHH XD&TM Thắng hải

- Theo phiếu xuất kho số 117/XK ngày 1 tháng 12 năm 2012 của Công ty TNHHXD&TM Thắng Hải - Nhập tại kho: Đội công trình 1.

Công ty CP TM VLĐ NAM HN Mẫu số 02 – VT Ô 35 – Lô 7 - Đền Lừ II – P HVT – HM - HN QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC PHIẾU XUẤT KHO Nợ: 621…Số: 10

Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Tiến Nam Địa chỉ (Bộ phận): Kỹ thuật

Lý do xuất kho: Xuất kho vật tư thi công nền đường Xuất tại kho: Đỗ Văn Bình

(Xem phụ lục 2) Đến cuối mỗi tháng, kế toán Đội sẽ lập Bảng đề nghị duyệt chi phí vật tư xuất kho – Biểu số 2 Cùng với Biểu số 2, đội còn lập Bảng kê hạch toán xuất kho vật tư, dụng cụ – Biểu số 3, chi tiết từng ngày, từng lần xuất kho, cho những công việc gì, giá trị phải thanh toán của từng lần xuất kho và tổng cộng trong cả quý là bao nhiêu Bảng kê này tổng hợp tất cả chi phí nguyên vật liệu phát sinh liên

11 quan đến cả phần NVLTT cho thi công, NVL sử dụng cho máy thi công và NVL sử dụng cho sản xuất chung Kế toán sẽ chỉ căn cứ vào phần số liệu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để ghi vào TK 621 Tất cả các chứng từ này được kế toán Đội tập hợp về phòng Kế toán tài vụ của công ty làm căn cứ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, mặt khác thanh toán với công ty, giảm trừ số tiền tạm ứng mà Đội đã nhận Từ các chứng từ và số liệu do Đội cung cấp, kế toán của công ty ghi vào chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết tài khoản 621- Biểu số 4 và sổ cái TK 621.

Công ty CP TM Vật Liệu Điện Nam Hà Nội

Công ty CP TM Vật Liệu Điện Nam Hà Nội Mẫu số: S02C1-DN( Ban hành theo

TK 621 – CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

Công trình: Đường bờ sông Nghĩa Trụ Đơn vị thi công: Đội công trình 1

(Xem phụ lục 4) b Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Trong quá trình xây dựng, chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối lớn, từ 10 – 20% tổng chi phí Trong điều kiện máy móc thi công còn hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu thi công thì việc hạch toán đúng và đủ chi phí nhân công càng có ý nghĩa quan trọng, đồng thời quản lý tốt chi phí

12 nhân công góp phần sử dụng đúng người, đúng việc và tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động.

Hiện nay, công nhân kỹ thuật lành nghề chủ yếu là thuộc biên chế của công ty, số lao động phổ thông hầu hết là lao động tại chỗ Trên thực tế việc sử dụng công nhân của công ty hay sử dụng lao động thuê ngoài tuỳ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của các công trình thi công, phụ thuộc vào vị trí địa lý của công trình Cụ thể như các công trình ở xa Công ty như: ở bên Lào Cai hoặc trong miền Nam, Công ty thường sử dụng lao động thuê ngoài Tuy nhiên đối với các công ty xây lắp, tiến độ thi công cũng là một vấn đề đáng quan tâm vì vậy việc sử dụng công nhân của công ty đã qua quá trình đào tạo, học việc sẽ có khả năng thực hiện công việc tốt hơn, năng suất lao động cao hơn Hàng tháng các đội sẽ ứng trước tiền lương cho công nhân sinh hoạt ăn và sẽ thanh toán lương sau khi công trình hoàn thành thay vì phải trả tiền lương hàng tháng cho đội ngũ công nhân thuê ngoài Điều này sẽ là cho tình hình tài chính của đội chủ động hơn.

Việc chi trả lương cho công nhân thường áp dụng theo hình thức khoán sản phẩm, chỉ có một số công việc không thể thực hiện giao khoán thì được tính theo lương thời gian.

Công trình Đường Bờ Sông Nghĩa Trụ do Đội I của công ty trực tiếp chịu trách nhiệm thi công Các công nhân trong Đội gồm cả lao động thuộc biên chế của công ty và các lao động thuê ngoài Đội được chia thành các Tổ sản xuất, đứng đầu tổ là Tổ trưởng Công ty sẽ quản lý các lao động trực tiếp thông qua các Tổ trưởng nên Tổ trưởng thường là người thuộc biên chế của công ty Các công nhân trong tổ thường là các lao động thuê ngoài, các tổ trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các lao động này Đội trưởng sẽ tiến hành ký “Hợp đồng giao khoán” với Tổ trưởng làm căn cứ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa các bên

Trình tự phát sinh nghiệp vụ và xử lý hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ở đội có thể khái quát như sau:

Do đặc điểm thi công trong xây dựng cơ bản bao gồm nhiều gói công việc phức tạp khác nhau Do đó các công nhân trong Đội cũng được chia thành các

Tổ sản xuất khác nhau Đứng đầu mỗi tổ là tổ trưởng Hàng tháng, các tổ sản xuất lập bảng chấm công để thống kê số công cho các công nhân cho tổ của mình VD: Biểu số 5 - là Bảng chấm công trong tháng 12/2012 của tổ ông Quyền, tổ ông có 5 công nhân: 4 công nhân chuyên phụ trách công việc chuyên môn và 1 công nhân nấu ăn Đến cuối tháng, đội trưởng, kế toán, nhân viên kỹ thuật tại đội cùng với tổ trưởng lập Biên bản nghiệm thu công việc cho từng tổ sản xuất VD: Biểu số 6 − là Biên bản nghiệm thu công việc tháng 12 của tổ ông Quyền Biên bản này xác nhận tổng khối lượng công việc mà tổ ông Quyền đã thực hiện được trong tháng, và căn cứ vào đơn giá công việc đã được định sẵn để tính toán tổng số tiền mà đội phải thanh toán cho tổ của ông Ở đây, trong thánh 12, tổng số tiền tổ ông Quyền được nhận là 22.620.000 đ.

Sau đó, kế toán đội sẽ lập Bảng chia lương cho từng người trong các đội sản xuất Biểu số 7 − là bảng chia lương cho 6 người bao gồm cả tổ trưởng của tổ ông Quyền Biểu này đươc lập căn cứ vào các biểu số 5 và biểu số 6.

Trong Bảng chia lương, để tính lương cho công nhân kế toán dựa vào số công và đơn giá công của công nhân Tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng công việc mà có những công việc chỉ tính lương theo công sản phẩm, hoặc chỉ tính lương theo công thời gian, hoặc cũng có thể có những công nhân vừa tính công sản phẩm vừa tính công thời gian.

Tổng tiền lương của công nhân trực tiếp

= Lương sản phẩm + Lương thời gian + Lương lễ phép, ngừng nghỉ

Tuy nhiên, dù là lương sản phẩm, lương thời gian hay lương lễ phép, ngừng nghỉ đều có một cách tính chung:

Số tiền lương công nhân nhận được = Số công * Đơn giá tiền công.

14 Đơn giá tiền công sản phẩm, đơn giá tiền công thời gian, và đơn giá công nghỉ phép hay đơn giá làm thêm ngoài giờ lại có cách tính khác nhau:

→ Đơn giá tiền công thời gian: tùy theo tính chất từng công việc, theo quy định

→ Đơn giá tiền công sản phẩm: Đơn giá tiền công sản phẩm

Tổng tiền lương nhận được - Tổng lương thời gian

Tổng số công sản phẩm của công nhân

→ Ngoài ra, số lao động trong biên chế của công ty còn được hưởng lương phép và lương ngoài giờ (làm thêm), và các khoản phụ cấp tùy theo đặc điểm từng loại công việc.

Lương phép = Lương cơ bản

Lương ngoài giờ = Đơn giá nhân công ngoài giờ * Số công làm thêm ngoài giờ Trong đó: Đơn giá nhân công ngoài giờ = Đơn giá nhân công trong giờ * 1,2

Ngày đăng: 26/04/2024, 15:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w