1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận vận dụng lý luận vào thực tiễn tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường việt nam hiện nay

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài tiểu luận vận dụng lý luận vào thực tiễn tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay
Trường học Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại bài tiểu luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 1,3 MB

Nội dung

+ Đối với những ngành có cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm do đó những người sản xuất sẽ giảm mức sản xuất.+ Đối với những ngành có lượng cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng nên người sản xu

Trang 1

ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA KH XÃ HỘI & NHÂN VĂN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

1

Trang 2

MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC QUY LUẬT CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 5

1.1 QUY LUẬT GIÁ TRỊ 5

1.1.1 Khái niệm : 5

1.1.2 Nội dung của quy luật giá trị : 5

1.1.3 Tác dụng của quy luật giá trị : 6

1.1.4 Ảnh hưởng của quy luật giá trị : 7

1.1.5 Vai trò quan trọng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế : 7

1.1.6 Giải pháp : 8

1.2 QUY LUẬT CUNG CẦU 9

1.2.1 Khái niệm : 9

1.2.2 Mối quan hệ giữa cung và cầu 9

1.2.3 Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu: 9

1.2.4 Vai trò của quy luật cung cầu : 10

1.3 QUY LUẬT CẠNH TRANH 11

1.3.1 Khái niệm: 11

1.3.2 Đặc điểm: 11

1.3.3 Biểu hiện : 11

1.3.4 Vai trò: 11

1.3.5 Hạn chế : 12

1.3.6 Giải pháp: 12

1.4 QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ 13

1.4.1 Khái niệm : 13

1.4.2 Công thức khi tiền thực hiện chức năng thánh toán : 13

1.4.3 Hạn chế của quy luật tiền tệ : 13

1.4.4 Vai trò của quy luật tiền tệ : 14

CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN VÀO THỰC TIỄN ( TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM HIỆN NAY ) 16

1.1 Thị trường : 16

1.1.1 Khái niệm thị trường : 16

1.1.2 Vai trò của thị trường : 16

1.2 Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường 16

1.2.1 Cơ chế thị trường : 16

1.2.2 Nền kinh tế thị trường : 16

1.3 Tác dộng của quy luật giá trị trong thực tiễn : 17

2

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Lời mở đầu tiểu luận kinh tế chính trị Mác-Lênin về thị trườngNền kinh tế thị trường

có ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia Vấn đề nhà nước và thị trường luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, do đó việc tìm tòi mô hình quản lý kinh tế thích hợp, hoạt động hiệu quả hơn là vấn đề mà nhà nước Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới quan tâm.Việc tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một yếu tố cơ bản và tất yếu của quá trình đổi mới quản lý kinh tế Trong những năm vừa qua, nhờ có đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước, Việt Nam đã thoát khỏi những khủng hoảng ban đầu, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân cũng dần được cải thiện một cách đáng kể, chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững Từ một nền kinh tế quan liêu bao cấp, nước ta đã từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, dựa trên quy luật giá trị và cung cầu của thị trường Như vậy, việc nhà nước cùng các cơ quan ban ngành và nhân dân quan tâm đến xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một điều cần thiết Em muốn sử dụng những kiến thức đã học ở nhà trường cùng những kiến thức thực tế tích góp được làm bài tiểu luận này nhằm phân tích vấn đề đã nêu trên Rất mong nhận được những đóng góp tích cực để em có những nhận thức rõ ràng, đúng đắn hơn, tạo tiền đề để mai sau khi ra trường em có thể góp một phần nhỏ công sức của mình cho công cuộc xây dựng nền kinh tế nước nhà

3

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC QUY LUẬT CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.1 QUY LUẬT GIÁ TRỊ

1.1.1 Khái niệm :

- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá, nó quy định bản chất và là cơ sở của những quy luật khác liên quan tới sản xuất và trao đổi hàng hoá Đồng thời, cũng quy định mặt chất và sự vận động về mặt lượng của giá trị hàng hoá, theo đó, việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa vào hao phí lao động

xã hội cần thiết cũng như tuân thủ trao đổi theo nguyên tắc ngang giá

1.1.2 Nội dung của quy luật giá trị :

- Việc sản xuất và lưu thông hàng hoá phải thực hiện hao phí lao động xã hội cần thiết Người sản xuất và trao đổi phải tuân theo mệnh lệnh của giá cả thị trường

+ Đối với người sản xuất : hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hoá phải nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết

Ví dụ : Để sản xuất được mặt hàng A, người sản xuất tốn chi phí lao động cá biệt là 18,000 VND/sản phẩm Thế nhưng hao phí lao động xã hội cần thiết chỉ có 15,000 VND Vậy nếu như người sản xuất tính giá bán ra theo mức hao phí lao động cá biệt là 18,000 VND/sản phẩm thì chắc chắn lỗ, ít khách hàng, có nguy cơ bị thu hẹp quy mô sản xuất

+ Đối với lưu thông : Quy luật giá trị đòi hỏi việc trao đổi hàng hoá cũng dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết theo nguyên tắc ngang giá

Ví dụ : Món hàng B có giá là 100,000 VND/sản phẩm, thời điểm khan hiếm hàng do lượng cầu đột nhiên tăng, tức là có nhiều người mong muốn mua được món hàng B, khiến giá thành của nó có thể tăng cao hơn khoảng 150,000 VND/sản phẩm Lúc này giá tiền của món hàng B tăng lên để có thể cân bằng được lượng cung cầu

- Cơ chế tác động của quy luật giá trị là phải thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường, giá cả thị trường lên xuống xoay quanh giá trị Cơ chế này phát sinh tác dụng trên thị trường thông qua cạnh tranh và sức mua của đồng tiền

1.1.3 Tác dụng của quy luật giá trị :

Thứ nhất , điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá

4

Trang 5

- Thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường Quy luật giá trị có tác dụng phân

bố lại tư liệu sản xuất và sức lao động giữa các ngành theo xu hướng phù hợp đối với nhu cầu xã hội

+ Đối với những ngành có cung lớn hơn cầu thì giá cả giảm do đó những người sản xuất sẽ giảm mức sản xuất

+ Đối với những ngành có lượng cung nhỏ hơn cầu thì giá cả tăng nên người sản xuất tăng mức sản xuất

+ Đối với lưu thông, quy luật giá trị có tác dụng điều tiết lượng hàng hoá vận động từ nơi có giá cả thấp sang nơi có giá cả cao, từ nơi có cung lớn hơn cầu sang nơi có cung nhỏ hơn cầu

Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật , hợp lí hoá sản xuất , tăng năng xuất lao động

- Trong kinh tế hàng hoá, người sản xuất nào có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thì càng có lợi Muốn vậy họ phải tăng năng xuất lao động trên cơ sở áp dụng kỹ thuật mới

và hợp lí hoá sản xuất

- Dưới sự tác động của cạnh tranh cũng thúc đẩy người sản xuất quan tâm đến cải tiến

kĩ thuật và kết quả chung là nó thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

Thứ ba, thực hiện lựa chọn tự nhiên và phân hoá giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hoá

- Đây là điều tất yếu xảy ra trong nền kinh tế hiện đại Những người lao động có hao phí lao động thấp thì họ sẽ được trả nhiều tiền hơn, từ đó đời sống nâng cao hơn Đó là vì họ được đào tạo bài bản, có kiến thức và có kinh nghiệm tốt trong học tập, lao động và sản xuất Với những người có hao phí lao động cao hơn thì lương thực nhận về sẽ thấp, đời sống của họ sẽ vất vả hơn

- Đối với tổ chức doanh nghiệp, nếu hao phí lao động cá biệt thấp thì lời nhiều hơn, tiền đó có thể đem đầu tư và mở rộng thêm quy mô sản xuất Như vậy, họ

có nhiều cơ hội hơn trên thị trường để đem về nhiều hơn lợi ích cho tổ chức Ngược lại với những doanh nghiệp có hao phí lao động cá biệt cao, không thể

bù đắp vào chi phí sản xuất thì thời gian trụ vững trên thị trường sẽ không dài,

họ có thể lâm vào nguy cơ thua lỗ và phá sản

1.1.4 Ảnh hưởng của quy luật giá trị :

- Giá cả và Cạnh tranh: Quy luật giá trị làm nền tảng cho việc xác định giá cả

của các mặt hàng Trong một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của một sản phẩm sẽ phản ánh đúng giá trị lao động cần thiết để sản xuất nó

5

Trang 6

- Phân bố lao động: Quy luật giá trị ảnh hưởng đến cách mà lao động được phân

bố trong kinh tế Các ngành công nghiệp mà yêu cầu nhiều lao động hơn để sản xuất một đơn vị sản phẩm sẽ có giá trị lao động cao hơn

- Hiệu quả sản xuất: Do quy luật giá trị đề xuất rằng giá trị của một sản phẩm

phản ánh lượng lao động cần thiết, các doanh nghiệp thường tìm cách tăng hiệu suất lao động để giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận

- Đầu tư và Phát triển: Quy luật giá trị cũng ảnh hưởng đến các quyết định đầu

tư và phát triển kinh tế Các ngành công nghiệp có giá trị lao động cao hơn có thể thu hút nhiều đầu tư hơn để mở rộng sản xuất và cải thiện công nghệ

- Phân phối thu nhập: Những người lao động có khả năng sản xuất giá trị cao

hơn thường được trả lương cao hơn Do đó, quy luật giá trị có thể ảnh hưởng đến phân phối thu nhập trong xã hội

1.1.5 Vai trò quan trọng của quy luật giá trị đối với nền kinh tế :

Vai trò và phạm vi hoạt động của quy luật giá trị biến đổi theo từng thời kỳ, ứng với

sự chuyển biến trong quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất với sự phân công lao động trong xã hội Cụ thể thì quy luật giá trị có vai trò chính như sau:

- Tự động điều tiết được tư liệu sản xuất, phân bổ nguồn lực đồng đều cho các ngành cùng phát triển

- Dịch chuyển hàng hoá từ nơi có giá trị thấp sang nơi có giá trị cao hơn, giúp thị trường hàng hoá được bình ổn, không rơi vào tình trạng khan hiếm hàng hóa, khiến giá cả leo thang bất hợp lý

- Để nâng cao lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải có những cải tiến trong quá trình quản lý nội bộ cũng như trong sản xuất và kinh doanh, giảm thiểu hao phí lao động cá biệt, tăng năng suất nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó, lợi nhuận tăng trưởng cao hơn

Ví dụ :

+ Định giá cạnh tranh: Quy luật giá trị hướng dẫn việc xác định giá trị của hàng hóa

và dịch vụ dựa trên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Trong một thị trường cạnh tranh, giá cả thường được xác định bởi sức cạnh tranh của các nhà sản xuất và người tiêu dùng

+ Thúc đẩy sự hiệu quả: Quy luật giá trị khuyến khích sự tối ưu hóa của tài nguyên

và sản xuất thông qua việc tập trung vào việc sản xuất những hàng hóa và dịch vụ mang lại giá trị cao nhất đối với người tiêu dùng

+ Khuyến khích đổi mới: Sự cạnh tranh theo quy luật giá trị thúc đẩy sự đổi mới và

tiến bộ trong sản xuất, dịch vụ và công nghệ Các doanh nghiệp cố gắng tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới để nắm bắt và thỏa mãn nhu cầu của thị trường

6

Trang 7

+ Hướng dẫn đầu tư: Quy luật giá trị làm cơ sở cho việc ra quyết định về đầu tư, dựa

trên việc ước tính giá trị kỳ vọng của các dự án và hoạt động kinh doanh Các nhà đầu

tư sẽ ưu tiên các dự án có khả năng sinh lời cao nhất

+ Tạo ra sự công bằng và minh bạch: Quy luật giá trị đòi hỏi sự minh bạch trong

giao dịch và hoạt động kinh doanh, giúp tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng

và minh bạch, tạo ra niềm tin cho các bên liên quan và người tiêu dùng

+ Định hình hành vi kinh doanh: Quy luật giá trị đặt ra các tiêu chuẩn về đạo đức

kinh doanh và trách nhiệm xã hội, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động theo cách

có ích cho cả xã hội và môi trường

1.1.5 Giải pháp :

- Đầu tư vào việc nghiên cứu,ứng dụng và triến khai khoa học công nghệ Trong tình trạng nước ta còn thiếu thốn trầm trọng khoa học kỹ thuật như hiện nay,nước ta cần phảI hỗ trợ nhiều hơn nữa kinh phí cho các niện nghiên cứu,các đề tàI nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế,cơ cấu sản xuất, thực hiện cơ chế đặt hàng trực tiếp giữa nhà nước,doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu khoa học,tránh tình trạng bỏ phí vốn đầu tư do tách rời giữa sản phẩm nghiên cứu và thực tiễn Tăng kinh phí đào tạo, nhất là đào tạo mới và đào tạo bố sung đội ngũ lao động chất lượng cạo Đặc biêt chú trọng đội ngũ công nhân lành nghề ,giỏi việc, làm chủ được những cộng nghệ mới

- Lưu thông hàng hoá ,tăng khả năng cạnh tranh hàng hoá của Việt Nam Một trong những yếu tố then chốt để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoa Việt Nam là cơ câu lại và tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vưc doanh nghiệp, trong

đó có vai trò quan trọng của khu vực nhà nước vì khu vưc này nắm giữ phần lớn tài sản quốc gia, nguồn lao động kỹ thuật, tàI nguyên và giữ vai trò chủ đạo trong các thành phần kinh tế Khu cực doanh nghiệp cần xây dựng được chương trình cắt giảm chi phí sản xuất trong từng công đoạn sản xuất với từng sản phẩm Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích nghiên cứu áp dụng đổi mới công nghệ, đầu tư đối mới thiết bị sản xuất Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, xây dựng khuôn khổ chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành cơ câu lại sản xuất có hiệu quả

Kết luận : Quy luật giá trị là một trong những khái niệm cơ bản nhất của kinh tế học

Marx, đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu về quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá, cũng như các quy luật kinh tế khác phát sinh từ nó

1.2 QUY LUẬT CUNG CẦU

1.2.1 Khái niệm :

7

Trang 8

- Quy luật cung cầu là một trong những nguyên lý nền tảng của kinh tế học, đóng vai trò trong việc giải thích hoạt động của thị trường và xác định giá cả của hàng hóa và dịch vụ

mức giá nhất định

giá nhất định

1.2.2 Mối quan hệ giữa cung và cầu

- Mối quan hệ trực tiếp: Khi giá cả tăng, người bán sẽ có xu hướng cung cấp nhiều hàng hóa hơn, và người mua sẽ có xu hướng mua ít hàng hóa hơn.expand_more

sang mua các loại hàng hóa thay thế, dẫn đến sự thay đổi cung và cầu cho các loại hàng hóa khác

1.2.3 Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến cung và cầu:

Yếu tố ảnh hưởng đến cung:

- Chi phí sản xuất

- Công nghệ

- Giá cả của các yếu tố sản xuất

- Kỳ vọng về giá cả trong tương lai

- Chính sách của chính phủ

Ứng dụng của quy luật cung cầu

- Xác định giá cả thị trường: Giá cả thị trường được xác lập tại điểm giao nhau giữa đường cung và đường cầu

- Phân tích thị trường: Quy luật cung cầu giúp dự đoán xu hướng giá cả và thị trường trong tương lai

- Thiết kế chính sách: Chính phủ có thể sử dụng quy luật cung cầu để thiết kế các chính sách kinh tế hiệu quả

1.2.4 Vai trò của quy luật cung cầu :

Xác định giá cả:

- Mức giá của một sản phẩm được xác định bởi điểm giao nhau giữa đường cung

và đường cầu

- Khi cung tăng, giá sẽ giảm Khi cầu tăng, giá sẽ tăng

Ví dụ: Khi thị trường có nhiều cam (cung tăng), giá cam sẽ giảm Khi nhiều người muốn mua cam (cầu tăng), giá cam sẽ tăng

Phân bổ nguồn lực:

8

Trang 9

- Quy luật cung cầu giúp phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả trong nền kinh tế

- Các ngành sản xuất có lợi nhuận cao (do cầu cao hơn cung) sẽ thu hút nhiều nguồn lực đầu cao hơn cung) sẽ thu hút nhiều nguồn lực đầu tư hơn

- Ngược lại, các ngành sản xuất có lợi nhuận thấp (do cung cao hơn cầu) sẽ buộc phải giảm sản xuất hoặc chuyển sang sản xuất các sản phẩm khác

Khuyến khích cạnh tranh:

- Quy luật cung cầu khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng

- Doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể cạnh tranh trong thị trường

Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế:

- Quy luật cung cầu giúp điều chỉnh sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

- Khi nhu cầu của người tiêu dùng tăng, các doanh nghiệp sẽ tăng sản xuất để đáp ứng nhu cầu đó

- Điều này sẽ tạo ra việc làm, tăng thu nhập và thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Kết luận: Quy luật cung cầu là một công cụ hữu ích để hiểu được hoạt động của thị

trường và dự đoán xu hướng giá cả

1.3 QUY LUẬT CẠNH TRANH

1.3.1 Khái niệm:

- Cạnh tranh: Sự ganh đua về kinh tế giữa các chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa

nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình

- Quy luật cạnh tranh: Điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế

giữa chủ thể sản xuất và trao đổi hàng hóa

Cạnh tranh giữa người sản xuất và người tiêu dùng:

- Bên bán: Muốn bán sản phẩm với giá cao nhất để thu lợi nhuận tối đa.

- Bên mua: Muốn mua sản phẩm với giá rẻ nhất để tiết kiệm chi phí.

Ví dụ:

Người bán hàng rong hét giá cao để thu hút khách hàng trả giá

Người tiêu dùng mặc cả để mua được sản phẩm với giá rẻ hơn

1.3.2 Đặc điểm:

9

Trang 10

- Khách quan: Quy luật cạnh tranh không phụ thuộc vào ý muốn của con người.

- Phổ biến: Diễn ra ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế thị trường.

- Tác động: Thúc đẩy các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng nhu

cầu thị trường

1.3.3 Biểu hiện :

- Cạnh tranh về giá cả: Các chủ thể kinh tế cạnh tranh nhau về giá cả để thu hút

khách hàng

- Cạnh tranh về chất lượng: Cạnh tranh nhau về chất lượng sản phẩm, dịch vụ

để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

- Cạnh tranh về thương hiệu: Cạnh tranh nhau về thương hiệu, uy tín để tạo

dựng chỗ đứng trên thị trường

1.3.4 Vai trò:

- Thúc đẩy phát triển kinh tế: Cạnh tranh thúc đẩy các chủ thể kinh tế đổi mới, sáng

tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ

- Bảo vệ người tiêu dùng: Cạnh tranh giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn sản

phẩm, dịch vụ với giá cả hợp lý, chất lượng tốt

Phân tích thêm:

Vai trò của Nhà Nước trong việc thực thi quy luật cạnh tranh:

- Ban hành luật pháp, quy định về cạnh tranh, chống độc quyền

- Sử dụng các công cụ chính sách như thuế, trợ cấp để tác động đến cung cầu thị trường

- Quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng

Ảnh hưởng của quy luật cạnh tranh đến các chủ thể kinh tế:

- Doanh nghiệp: Cạnh tranh thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động

- Người tiêu dùng: Có nhiều lựa chọn sản phẩm, dịch vụ với giá cả hợp lý, chất lượng tốt

1.3.5 Hạn chế :

- Bất bình đẳng: Cạnh tranh có thể dẫn đến bất bình đẳng trong thu nhập, tài sản.

- Bất ổn kinh tế: Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài, dẫn đến bất ổn kinh tế.

- Tác động môi trường: Khai thác tài nguyên quá mức, gây ô nhiễm môi trường 1.3.6 Giải pháp:

10

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w