1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,36 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KỸ THUẬT ĐỐI SÁNH MẪU (11)
    • 1.1. Đối sánh chuỗi (11)
      • 1.1.1. Bài toán đối sánh chuỗi (11)
      • 1.1.2. Các thuật toán đối sánh chính xác cổ điển (13)
      • 1.1.3. Các thuật toán đối sánh chính xác dựa trên mô hình Automat (18)
      • 1.1.4. Thuật toán đối sánh gần đúng dựa trên quy hoạch động (19)
    • 1.2. Đối sánh đồ thị (21)
      • 1.2.1. Bài toán đối sánh đồ thị (21)
      • 1.2.2. Một số phương pháp đối sánh đồ thị (21)
  • CHƯƠNG 2. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT ĐỐI SÁNH MẪU ĐỐI VỚI MỘT SỐ BÀI TOÁN TÌM KIẾM XẤP XỈ (24)
    • 2.1. Bài toán lựa chọn phản biện (24)
      • 2.1.1. Tổng quan về hệ thống hỗ trợ lựa chọn phản biện (24)
      • 2.1.2. Bài toán xác định độ gần ngữ nghĩa (33)
      • 2.1.3. Thuật toán lựa chọn phản biện dựa trên quy hoạch động (34)
      • 2.1.4. Thuật toán lựa chọn phản biện dựa trên Otomat hữu hạn mờ (39)
    • 2.2. Bài toán phát hiện giả mạo trang web (43)
      • 2.2.1. Khái niệm cây DOM (43)
      • 2.2.2. Xây dựng cây DOM (44)
      • 2.2.3. Phát hiện giả mạo dựa trên cây DOM (46)
  • CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG ỨNG DỤNG (49)
    • 3.1. Mô tả yêu cầu hệ thống (49)
    • 3.2. Một số chức năng chính của hệ thống (54)
      • 3.2.1. Xác định Actor và Use Case (54)
      • 3.2.2. Các chức năng của chương trình (56)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (61)

Nội dung

Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu [3-6], [8-9] và áp dụng vào một một số bài toán cụ thể: Bài toán tìm kiếm phản biện cho bài báo bài toán tìm kiếm phản bi

TỔNG QUAN KỸ THUẬT ĐỐI SÁNH MẪU

Đối sánh chuỗi

1.1.1 Bài toán đối sánh chuỗi Đối sánh chuỗi là việc so sánh một chuỗi hoặc nhiều chuỗi với văn bản để tìm vị trí và số lần xuất hiện của chuỗi đó trong văn bản

Bài toán đối sánh chuỗi được mô tả như sau [11]: Cho một bảng chữ cái Σ là một tập hữu hạn các ký tự, một mẫu P ( P [1 m] ) độ dài m và một chuỗi ký tự T ( T

[1 n] ) độ dài n (trong đó m 2*(revsPerPaper – numberOfRevs for Pi)){

Re zeroSFs non of nuber

Pi for vs numberOf er revsPerPap

Trong đó, number of non-zero SFs là số lượng các đại lượng đo độ tương tự khác không đối với bài báo P i ; revsPerPaper số người phản biện cho mỗi bài báo, số

27 lượng này được xác định bởi hội nghị, thường chọn là 2 hoặc 3; numberOfRevs for Pi là số người phản biện hiện thời được làm phản biện cho bài báo P i

Nếu người phản biện tại hàng đầu tiên của K[i] là phản biện duy nhất trong hàng thì phản biện này (R) sẽ được gán cho bài báo P i mà không cần quan tâm đến độ tương tự của R với các bài báo khác Nếu không có phản biện nào phù hợp với P i (độ tương tự bằng 0 trong K[i]) thì C1=0 Đại lượng C 2 đảm bảo rằng bài báo được gán cho phản biện thứ 2 là phản biện có mức độ phù hợp thứ 2, C 2 được xác định như sau:

C2 = 2 * (SF of first-suitable reviewer for Pi – SF of second-suitable reviewer for Pi)

SF of first-suitable reviewer for Pi: Độ tương tự của phản biện thứ nhất đối với Pi; SF of second-suitable reviewer for Pi: Độ tương tự của phản biện thứ 2 đối với Pi

Trong quá trình thực hiện tại bước 3, thuật toán xác định bài báo sẽ được gán cho phản biện nào trong hàng đầu tiên của ma trận K Có thể minh họa cho bước này bằng một ví dụ sau:

Nếu các điều kiện ràng buộc giới hạn đặt ra là mỗi phản biện được phản biện tối đa là 2 bài báo, mỗi bài báo sẽ được phản biện bởi 2 người phản biện thì sau khi thực hiện bước 2 ta được kết quả là

Sắp xếp lại involvedReviewers[‘R1’] theo thứ tự giảm dần của độ tương tự ta được involvedReviewers[‘R1’]={P2, P5, P4, P1}

Bài toán phát hiện giả mạo trang web

2.2.1 Khái niệm cây DOM Đối với lập trình Web, kiến thức về DOM và khả năng thao tác DOM thành thạo là hai yếu tố quan trọng nhất Mô hình đối tượng tài liệu DOM là một chuẩn được định nghĩa bởi W3C dùng để truy xuất và thao tác trên các tài liệu có cấu trúc dạng HTML hay XML bằng các ngôn ngữ lập trình thông dịch như Javascript, PHP, Python, Ngoài ra, DOM giúp thao tác dữ liệu theo mô hình hướng đối tượng Các phần tử bên trong một tài liệu có cấu trúc được định nghĩa thành các đối tượng, phương thức và thuộc tính để có thể truy xuất dễ dàng mà vẫn đảm bảo tính cấu trúc: mỗi phần tử là một đối tượng, sở hữu các thuộc tính và các phương thức để làm việc với các thuộc tính đó như thêm, xóa, sửa, cập nhật Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thêm bớt các phần tử tùy thích, giúp cho nội dung và cấu trúc của trang Web luôn cập nhật động

(1) Cấu trúc cây DOM Đối với HTML DOM, mọi thành phần đều được xem là một nút ( node ), được biểu

42 diễn trên một cây cấu trúc dạng cây gọi là DOM Tree Các phần tử khác nhau sẽ được phân loại nút khác nhau nhưng quan trọng nhất là ba loại: nút gốc ( document node ), nút phần tử ( element node ), nút văn bản ( text node )

- Nút gốc là tài liệu HTML, thường được biểu diễn bởi thẻ ;

- Nút phần tử: biểu diễn cho một phần tử HTML;

Nút văn bản (text node) là một đoạn ký tự trong tài liệu HTML nằm trong một thẻ HTML Nút văn bản có thể là tên trang web nằm trong thẻ hoặc tên đề mục nằm trong thẻ .

, hay một đoạn văn trong thẻ

,…

- Ngoài ra còn có nút thuộc tính (Attribute node) và nút chú thích (Comment node) Cấu trúc DOM của một trang HTML được tổ chức dưới dạng cây như Hình 2.4.

Hình 2.3 Cây DOM của một trang HTML Trong đó:

- Nút gốc (document) luôn là nút đầu tiên;

- Tất cả các nút không phải là nút gốc đều chỉ có một nút cha (parent);

- Một nút có thể có một hoặc nhiều con, hoặc không có con nào;

- Những nút có cùng nút cha được gọi là các nút anh em (siblings);

- Trong các nút anh em, nút đầu tiên được gọi là con cả (firstChild) và nút cuối cùng là con út (lastChild)

Xây dựng cây DOM từ những trang Web đầu vào là một bước cần thiết trang

Có hai phương pháp cơ bản để xây dựng cây DOM, trong đó sử dụng các thẻ riêng biệt và các thẻ và các hộp ảo.

Sử dụng các thẻ riêng biệt: Hầu hết các thẻ HTML làm việc trong một cặp Mỗi cặp chứa một thẻ mở và một thẻ đóng Bên trong mỗi cặp thẻ có thể có những cặp thẻ khác, kết quả là cấu trúc trở nên chồng chéo Xây dựng một cây DOM từ một trang Web bằng cách sử dụng mã HTML của nó là một vấn đề cần thiết Trong một cây DOM, mỗi cặp thẻ là một node, những cặp thẻ ẩn bên trong là node con của node hiện tại Có hai nhiệm vụ cần thi hành đó là:

- Làm sạch mã HTML: Một vài thẻ không cần thẻ đóng (như

  • , ,

    ,…) mặc dù chúng có thẻ đóng Bởi vậy một thẻ đóng nên được chèn vào để tất cả các thẻ được cân bằng Các thẻ được định dạng không tốt cũng cần thiết được sửa chữa Một thẻ sai thường là một thẻ đóng, đó là thẻ cắt ngang các khối ẩn bên trong Ví dụ: …

    … …, sẽ rất khó để sửa lỗi trường hợp này nếu tồn tại sự chồng chéo đa cấp Có một vài phần mềm mã nguồn mở để làm sạch mã HTML, một số những phần mềm thông dụng như: JTidy, NekoHTML, HTMLCleaner

    - Xây dưng cây: Chúng ta có thể đi theo các khối con của các thẻ HTML để xây dựng được cây DOM

    Sử dụng các thẻ và các hộp ảo: Thay vì phân tích mã HTML để sửa lỗi, có thể sử dụng sự biểu diễn hoặc các thông tin ảo (ví dụ như: địa chỉ trên màn hình mà các thẻ được biểu diễn) để suy luận mối quan hệ có cấu trúc của các thẻ và có thể xây dựng được cây DOM Phương thức xây dựng có thể phân tích mã HTML thành cây DOM, miễn là trình duyệt có thể hiển thị được đoạn mã đó một cách chính xác Trong một trình duyệt Web, mỗi phần tử HTML (chứa đựng một thẻ mở, các thuộc tính tùy chọn, nội dung HTML được nhúng tùy ý và một thẻ đóng, thẻ này có thể thiếu) được biểu diễn như một hình chữ nhật Thông tin ảo này có thể lấy được sau khi mã HTML được biểu diễn trên trình duyệt Một cây DOM sau đó có thể được xây dựng dựa vào các thông tin ảo này Các bước xử lý như sau:

    - Tìm 4 đường biên của hình chữ nhật ứng với mỗi phần tử HTML thông qua việc công cụ trình diễn của trình duyệt, ví dụ: Internet Explorer

    - Theo sự tuần tự của các thẻ mở và sự kiểm tra xem một hình chữ nhật có nằm trong một hình chữ nhật khác không, để xây dựng cây DOM

    Sau đây là một số hình ảnh minh họa

    Hình 2.4 Ví dụ cây DOM

    Hình 2.5 Biểu diễn các đối tượng trang web 2.2.3 Phát hiện giả mạo dựa trên cây DOM

    Như phân tích ở trên, một trang web có thể được biểu diễn dưới dạng một DOM – tree và ta cũng có thể cập nhật các trang Web dễ dàng bằng việc sửa đổi DOM-Tree của nó Do vậy, việc xem xét hai trang Web có giống nhau hay không, chúng ta hoàn toàn có thể so sánh xem hai DOM-Tree tương ứng của chúng

    Người dùng có khả năng thay đổi nội dung DOM, tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ xấu lợi dụng và gây mất an toàn cho dữ liệu Tuy nhiên, các cuộc tấn công này thường để lại dấu vết trên cây DOM, đóng vai trò như một chỉ báo giúp chúng ta dễ dàng nhận diện mối nguy hiểm tiềm ẩn.

    - Khi có mẫu về truy cập trái phép, thể hiện trên cây DOM, ta có thể so sánh mẫu này với các đối tượng khác, để phát hiện những truy cập không hợp lệ, hay có nguy cơ gây

    45 mấy an toàn dữ liệu Vậy, bài toán so khớp cây DOM là một trong những biện pháp an toàn mạng máy tính cần được nghiên cứu và ứng dụng Mô hình đối tượng tài liệu DOM là giao diện chương trình cho các tài liệu HTML, XML và SVG Nó đảm bảo việc biểu diễn có cấu trúc của tài liệu, hay cây tài liệu, và xác định cách để các chương trình truy cập cấu trúc này Các chương trình có thể thay đổi cấu trúc và nội dung tài liệu Mô hình DOM biểu diễn tài liệu như nhóm các nút có cấu trúc và các đối tượng Trong đó, XML xác định cách truy cập và xử lí các tài liệu XML; DOM thể hiện tài liệu XML như cấu trúc cây

    - Các kết quả trong việc đối sánh đồ thị và các ứng dụng về đối sánh đồ thị, cây, có thể áp dụng cho cây DOM

    Hai trang Web có DOM- Tree giống nhau sẽ phải có cách bố trí tương tự nhau Tuy nhiên nó vẫn có thể xảy ra trường hợp hai trang Web có DOM- Tree không hoàn toàn giống nhau nhưng lại có cùng cách bố trí giống nhau Điều này là do người dùng đã thay đổi một số cấu trúc của trang Web đã được sao chép để trông giống với trang Web gốc, nghĩa là, trang Web này có thể là một trang lừa đảo Nếu cho hai DOM- Tree, chúng ta có thể so sánh sự tương đồng của chúng theo hai cách khác nhau:

    - Thứ nhất, có thể so sánh các thẻ tag của hai trang;

    - Thứ hai, có thể so sánh các đồ thị con được trích từ hai DOM-Tree đó

    Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung vào cách tiếp cận thứ hai [12]

    Hình 2.6 Hai trang web thật và giả mạo dưới dạng cây DOM

    Theo cách tiếp cận thứ 2, thuật toán được thực hiện như sau:

    XÂY DỰNG ỨNG DỤNG

    Mô tả yêu cầu hệ thống

    i/ Các chức năng được phân quyền cho cán bộ văn phòng toàn soạn được Tổng biên tập chỉ định (sau đây gọi là Thư ký)

    - Xem và cập nhật thông tin cá nhân

    - Quản lý tạp chí: Có chức năng tạo mới tạp chí, xem thông tin những tạp chí đã được tạo theo kế hoạch xuất bản được duyệt

    - Đối với mỗi số tạp chí, mỗi chuyên san, đặc san được tạo mới, các chức năng dành cho Thư ký bao gồm:

    + Tiếp nhận bài báo do tác giả gửi lên

    + Phân loại các bài đủ điều kiện (đáp ứng được nội dung, hình thức và kinh phí) và các bài không đủ điều kiện (trong đó có xác định rõ lý do không đủ điều kiện) + Chuyển các bài đủ điều kiện lên Trưởng Ban biên tập chuyên san

    + Tiếp nhận các bài báo kèm theo chỉ định người phản biện từ Trưởng Ban biên tập chuyên san

    + Chuyển bài báo cho phản biện trong danh sách chỉ định (cho cả lần 1 và lần 2 nếu lần 1 không đạt)

    + Tiếp nhận kết quả phản biện

    + Phân loại những bài viết có chất lượng tốt, khá, trung bình, không đạt

    + Chuyển kết quả phản biện cho tác giả

    + Tiếp nhận bài báo đã chỉnh sửa kèm theo các giải trình từ tác giả

    + Chuyển bài báo đã chỉnh sửa kèm theo các giải trình từ tác giả đến các phản biện

    + Chuyển bài báo đã được tác giả chỉnh sửa lên Trưởng ban biên tập chuyên san (Đối với các bài sửa chữa không cần gửi lại cho phản biện)

    Sau khi hoàn tất chỉnh sửa bài báo, tác giả nhận phản hồi từ Trưởng ban biên tập chuyên san về bài báo đã sửa (Đối với những bài sửa chữa không cần gửi lại cho phản biện), cũng như ý kiến về danh mục bài viết đủ tiêu chuẩn được đăng.

    + Xem nội dung và tình trạng bài báo của Tác giả

    + Tập hợp các bài báo được chấp nhận đăng trình lên Trưởng ban biên tập chuyên san

    + Tập hợp các bài báo được chấp nhận đăng trình lên Tổng biên tập và tiếp nhận ý kiến về danh mục đăng từ Tổng biên tập

    + Tạo số cho các bài báo được Tổng biên tập duyệt

    - Cập nhật thông tin phản biện

    - Thống kê người phản biện kèm theo số bài báo đã phản biện ii/ Các chức năng được phân quyền cho Phản biện

    - Xem và cập nhật thông tin cá nhân

    - Xem và tải nội dung bài báo mời phản biện

    - Gửi nhận xét và kết quả phản biện đến Văn phòng tòa soạn: Tóm tắt nội dung bài báo, những kết quả nghiên cứu mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn, các nội dung chính của bài báo đã được công bố trên các ấn phẩm khác hay chưa, kết luận không đăng hay đăng ở các mức độ khác nhau, đánh giá, nội dung sửa lại iii/ Các chức năng được phân quyền cho Trưởng Ban biên tập chuyên san

    - Xem và cập nhật thông tin cá nhân

    - Đối với mỗi số tạp chí, mỗi chuyên san, đặc san được tạo mới, các chức năng dành cho Trưởng Ban biên tập chuyên san:

    + Tiếp nhận các bài đủ điều kiện từ Thư ký

    + Chuyển danh sách các bài báo kèm theo chỉ định người phản biện tới Thư ký + Tiếp nhận các bài báo đã được tác giả chỉnh sửa từ thư ký (Đối với các bài sửa chữa không cần gửi lại cho phản biện)

    + Gửi ý kiến tới Thư ký về bài báo được tác giả chỉnh sửa (Đối với các bài sửa chữa không cần gửi lại cho phản biện)

    + Gửi ý kiến tới Thư ký về danh mục chọn đăng

    + Tiếp nhận các bài báo được chấp nhận đăng iv/ Các chức năng được phân quyền cho Tổng biên tập

    - Xem và cập nhật thông tin cá nhân

    - Đối với mỗi số tạp chí, mỗi chuyên san, đặc san được tạo mới, các chức năng dành cho Tổng biên tập:

    + Xem nội dung và tình trạng các bài báo được gửi đến từ các tác giả

    + Tiếp nhận các bài báo được chấp nhận đăng từ Thư ký

    + Gửi ý kiến tới Thư ký về danh mục đăng

    + Xem tổng số bài đã gửi, tổng số bài được chấp nhận đăng, tổng số bài không được đăng, tổng số bài được chấp nhận đăng nhưng phải chỉnh sửa

    - Theo dõi quản lý tạp chí:

    + Các số đã xuất bản

    + Đối với mỗi số xuất bản cho mỗi chuyên san: Xem tổng số bài đã gửi, tổng số bài được chấp nhận đăng, tổng số bài không được đăng, tổng số bài được chấp nhận đăng nhưng phải chỉnh sửa v/ Chức năng lựa chọn phản biện

    Mỗi nhà khoa học có thể tham gia hoạt động chuyên môn nhiều lĩnh vực khác nhau Vì tính chất đa ngành đa lĩnh vực của tạp chí, nên việc chọn người phản biện cho bài báo đôi khi còn thực sự chưa bám sát vào hướng nghiên cứu của người phản biện và vấn đề mà bài báo đề cập tới Ví dụ, cùng là lĩnh vực Công nghệ Thông tin nhưng nội dung bài báo viết về chuyên môn hẹp là Khai phá luật kết hợp, nếu ta chọn một nhà khoa học phản biện cho bài báo này mà chỉ căn cứ vào lĩnh vực chuyên môn là Công nghệ Thông tin rất có thể dẫn đến việc ta chọn một người phản biện có hướng nghiên cứu về An toàn thông tin mà không am hiểu về nội dung bài báo đề cập đến (mặc dù cũng hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin) Vì vậy, việc chọn ra người phản biện có cùng hướng nghiên cứu với nội dung bài báo từ cơ sở dữ liệu các nhà khoa học đảm bảo tính chất khách quan, đúng vấn đề cần phản biện là điều hết sức cần thiết Muốn vậy, việc phân loại và chọn phản biện cần phải dựa vào các từ khóa cho mỗi bài báo hay số lượng bài báo thuộc hướng nghiên cứu mà tác giả đăng… Chính vì lý do này, giải pháp xây dựng phần mềm lựa chọn phản biện tự động dựa trên các phương pháp tìm kiếm xấp xỉ sẽ đem lại cho tạp chí một phương án tối ưu nhất khi Thư ký hay Tổng biên tập chọn phản biện và các nhà phản biện cho một bài báo sẽ được liệt kê theo mức độ ưu tiên về chuyên môn gần với bài báo nhất, đó cũng là thông tin hỗ trợ, gợi ý cho Thư ký tạp chí khi phân phản biện bài báo sao cho phù hợp

    50 với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể Chức năng lựa chọn phản biện thực hiện các việc chính sau:

    - Bổ sung, cập nhật thông tin về người phản biện, gồm các thông tin sau: Họ tên, ngày sinh, giới tính, đơn vị công tác, lĩnh vực chuyên môn, số điện thoại, địa chỉ email, từ khóa hướng chuyên môn

    - Lập danh sách các nhà phản biện cho một bài báo theo thứ tự ưu tiên gần với hướng nghiên cứu của bài báo nhất

    - Cho phép xem hồ sơ phản biện để làm căn cứ khi quyết định lựa chọn phản biện cho bài báo Hồ sơ khoa học gồm các thông tin theo mẫu biểu sau:

    Họ và tên: ……… Giới tính: ……… Ngày sinh: ……… Nơi sinh: …… ……… Quê quán: ……… Dân tộc: ……… Đơn vị công tác: ……….……… Địa chỉ liên lạc: ……….……… Điện thoại liên hệ: ………

    Học hàm, học vị: ………Chuyên ngành: ………

    Số tài khoản: ……… tại ngân hàng: ………

    II QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

    Ngành học: ……… … Hệ đào tạo: ……… Nơi đào tạo: ……… Năm tốt nghiệp:………

    Chuyên ngành:……… …… Nơi đào tạo: ……… Năm cấp bằng: ………

    Chuyên ngành:……… …… Nơi đào tạo: ………

    Tên luận án tốt nghiệp: ………

    III QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

    Thời gian Nơi công tác Công việc đảm nhiệm

    IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

    1 Các đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia:

    TT Tên đề tài nghiên cứu / lĩnh vực ứng dụng Năm hoàn thành Đề tài cấp (NN, Bộ, Ngành, trường)

    Trách nhiệm tham gia trong đề tài

    2 Các công trình khoa học (bài báo khoa học, báo cáo hội nghị khoa học, sách chuyên khảo…) đã công bố

    TT Tên công trình Thể loại Năm công bố Nơi công bố

    3 Để thuận lợi cho việc lựa chọn phản biện, đề nghị các nhà khoa học cung cấp cho Ban biên tập Tạp chí từ 05 – 10 từ khóa thể hiện sở trường chuyên môn của mình, sắp xếp theo thứ tự giảm dần

    STT Từ khóa tiếng Việt Từ khóa tiếng Anh

    1 Hệ có tham số phân bố Distributed parameter system

    2 Điều khiển tối ưu Optimal control

    3 Thiết kế PID PID design

    4 Điều khiển mờ Fuzzy control

    5 Đại số gia tử Hedge algebras

    Xác nhận của đơn vị ………, ngày …… tháng …… năm 2016

    Một số chức năng chính của hệ thống

    3.2.1 Xác định Actor và Use Case

    STT Tên tác nhân Vai trò

    1 TK Thư ký Tạp chí

    2 TK_TNK Thư ký phụ trách chuyên san Khoa học tự nhiên kỹ thuật

    3 TK_KHX Thư ký phụ trách chuyên san Khoa học xã hội và nhân văn

    4 TK_NLY Thư ký phụ trách chuyên san Khoa học Nông

    6 TB_TNK Trưởng ban biên tập chuyên chuyên san Khoa học Tự nhiên kỹ thuật

    7 TB_KHX Trưởng ban biên tập chuyên chuyên san Khoa học xã hội và nhân văn

    8 TB_NLY Trưởng ban biên tập chuyên chuyên san Khoa học Nông Lâm Ngư Y Sinh

    9 Tổng biên tập Tổng biên tập

    10 Quản trị Quản trị hệ thống

    Bảng 3.1 Xác định các tác nhân

    1 Quản trị hệ thống Quản trị

    Quản trị, TK, TK_TNK, TK_KHX, TK_NLY, TB_TNK, TB_KHX, TB_NLY, Tổng biên tập

    3.1 Cập nhật thông tin phản biện

    Quản trị, TK, TK_TNK, TK_KHX, TK_NLY, TB_TNK, TB_KHX, TB_NLY, Tổng biên tập

    3.1.1 Cập nhật lý lịch sơ lược

    3.1.2 Cập nhật quá trình đào tạo

    3.1.3 Cập nhật quá trình công tác

    3.1.4 Cập nhật công trình nghiên cứu

    3.1.5 Cập nhật đề tài nghiên cứu khoa học

    3.1.6 Cập nhật từ khóa chuyên môn

    3.2 Tổng hợp bài báo theo phản biện

    Quản trị, TK, TK_TNK, TK_KHX, TK_NLY, TB_TNK, TB_KHX, TB_NLY, Tổng biên tập

    Thống kê danh sách phản biện theo chuyên san khoa học tự nhiên về số bài phản biện đạt, không đạt, chưa trả

    Tổng hợp theo chuyên san khoa học xã hội và nhân văn về số bài phản biện đạt, không đạt, chưa trả

    3.2.3 Tổng hợp theo chuyên san Nông Lâm Ngư

    Y Sinh về số bài phản biện đạt, không đạt, chưa trả

    3.2.4 Xem hồ sơ tác giả

    4.1 Cập nhật bài báo TK_TNK, TK_KHX, TK_NLY

    4.1.1 Cập nhật bài báo thuộc chuyên san Khoa học Tự nhiên kỹ thuật TK_TNK

    4.1.2 Cập nhật bài báo thuộc chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn TK_KHX

    4.1.3 Cập nhật bài báo thuộc chuyên san Nông

    Lâm Ngư Y Sinh TK_NLY

    Thống kê và tìm kiếm bài báo theo các điều kiện: Mã bài báo, theo thông tin tác giả, theo phản biện,…

    TK, TK_TNK, TK_KHX, TK_NLY, TB_TNK, TB_KHX, TB_NLY, Tổng biên tập

    4.3 Tổng hợp bài báo theo tác giả

    TK, TK_TNK, TK_KHX, TK_NLY, TB_TNK, TB_KHX, TB_NLY, Tổng biên tập

    Tổng hợp theo chuyên san khoa học tự nhiên về số bài đạt, không đạt, đang chờ kết quả phản biện

    TK, TK_TNK, TB_TNK, Tổng biên tập

    Tổng hợp theo chuyên san khoa học xã hội và nhân văn về số bài đạt, không đạt, đang chờ kết quả phản biện

    TK, TK_KHX, TB_KHX, Tổng biên tập

    Tổng hợp theo chuyên san Nông Lâm Ngư

    Y Sinh về về số bài đạt, không đạt, đang chờ kết quả phản biện

    TK, TK_NLY, TB_NLY, Tổng biên tập

    Quản trị, TK, TK_TNK, TK_KHX, TK_NLY, TB_TNK, TB_KHX, TB_NLY, Tổng biên tập

    6 Đăng ký làm phản biện Phản biện

    6 1 Cập nhật lý lịch sơ lược Phản biện

    6 2 Cập nhật quá trình đào tạo Phản biện

    6.3 Cập nhật quá trình công tác Phản biện

    6.4 Cập nhật công trình nghiên cứu Phản biện

    6.5 Cập nhật đề tài nghiên cứu khoa học Phản biện

    6.6 Cập nhật từ khóa chuyên môn Phản biện

    7.1 Xem hồ sơ phản biện TK, TK_TNK, TK_KHX,

    7.2 Dự kiến danh sách phản biện TK, TK_TNK, TK_KHX,

    7.3 Tìm kiếm theo từng từ khóa TK, TK_TNK, TK_KHX,

    7.4 Tìm kiếm theo dãy từ khóa TK, TK_TNK, TK_KHX,

    7.5 Nạp dữ liệu phản biện TK, TK_TNK, TK_KHX,

    8.1 Chỉ định phản biện 1 TK_TNK, TK_KHX, TK_NLY

    8.2 Chỉ định phản biện 2 TK_TNK, TK_KHX, TK_NLY

    Bảng 3.2 Xác định các use case

    3.2.2 Các chức năng của chương trình

    Hình 3.1 Các chức năng hệ thống hỗ trợ lựa chọn phản biện

    Hệ thống hỗ trợ lựa chọn phản biện

    Tìm kiếm phản biện chuyên san Tự nhiên Khoa học Kỹ thuật

    Tìm kiếm phản biện chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn

    Tìm kiếm phản biện chuyên san Nông

    Quản trị hệ thống Đăng nhập Đổi mật khẩu Cập nhật thành viên

    Quản lý đăng ký phản biện Xem thông tin đăng ký tham gia phản biện

    Cập nhật thông tin phản biện

    Cập nhật lý lịch Cập nhật quá trình đào tạo Cập nhật quá trình công tác

    Tổng hợp bài báo theo phản biện

    Cập nhật nghiên cứu khoa học

    Thống kê và tìm kiếm

    Tổng hợp bài báo theo tác giả

    Cập nhật Thông tin bài báo Cập nhật KQ phản biện 1 Cập nhật KQ phản biện 2 Vào số bài báo Đăng ký tham gia phản biện và cập nhật thông tin phản biện

    Chương trình ứng dụng được thực hiện bằng ngôn ngữ lập trình ASP.Net và hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server Sau đây là các form được xây dựng thể hiện chức năng tìm kiếm phản biện

    Hình 3.2 Form Chức năng tìm kiếm phản biện

    Sau đây là một số đoạn mã chính được trích ra trong chương trình để thực thi thuật toán đã trình bày ở chương 2 trong quá trình lựa chọn phản biện theo thứ tự ưu tiên public static int LevenshteinDistance(string S, string T)

    { const int max = 1000; int cost; int[,] d = new int[max, max]; int m = S.Length; int n = T.Length; for (int i = 0; i

  • Ngày đăng: 25/04/2024, 16:11

    HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

    Hình 1.1. Đối sánh dựa trên tiền tố - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Hình 1.1. Đối sánh dựa trên tiền tố (Trang 12)
    Hình 1.2. Đối sánh hậu  tố - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Hình 1.2. Đối sánh hậu tố (Trang 13)
    Hình 1.3. Đối sánh dựa trên các nhân tố - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Hình 1.3. Đối sánh dựa trên các nhân tố (Trang 13)
    Hình 2.2. Bước 2 Xây dựng mảng cấu trúc invlovedReviewers; Bước 3 – Xử lý - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Hình 2.2. Bước 2 Xây dựng mảng cấu trúc invlovedReviewers; Bước 3 – Xử lý (Trang 27)
    Hình 2.1. Bước 1-Xác định ma trận độ tương tự - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Hình 2.1. Bước 1-Xác định ma trận độ tương tự (Trang 27)
    Bảng 2.1: Các từ khóa của phản biện (ReviewerKeyword) - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Bảng 2.1 Các từ khóa của phản biện (ReviewerKeyword) (Trang 36)
    Bảng 2.4: Kết quả thực hiện thuật toán - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Bảng 2.4 Kết quả thực hiện thuật toán (Trang 39)
    Bảng 2.3: Bảng RK minh họa thuật toán - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Bảng 2.3 Bảng RK minh họa thuật toán (Trang 39)
    Hình 2.3.  Cây DOM của một trang HTML Trong đó: - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Hình 2.3. Cây DOM của một trang HTML Trong đó: (Trang 44)
    Hình 2.4. Ví dụ cây DOM - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Hình 2.4. Ví dụ cây DOM (Trang 46)
    Hình 2.5. Biểu diễn các đối tượng trang web  2.2.3. Phát hiện giả mạo dựa trên cây DOM - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Hình 2.5. Biểu diễn các đối tượng trang web 2.2.3. Phát hiện giả mạo dựa trên cây DOM (Trang 46)
    Hình 2.6. Hai trang web thật và giả mạo dưới dạng cây DOM - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Hình 2.6. Hai trang web thật và giả mạo dưới dạng cây DOM (Trang 47)
    Bảng 3.1. Xác định các tác nhân - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Bảng 3.1. Xác định các tác nhân (Trang 54)
    Bảng 3.2. Xác định các use case - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Bảng 3.2. Xác định các use case (Trang 55)
    Hình 3.1. Các chức năng hệ thống hỗ trợ lựa chọn phản biện - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Hình 3.1. Các chức năng hệ thống hỗ trợ lựa chọn phản biện (Trang 56)
    Hình 3.2. Form Chức năng tìm kiếm phản biện - nghiên cứu một số kỹ thuật đối sánh mẫu và ứng dụng trong bài toán tìm kiếm xấp xỉ
    Hình 3.2. Form Chức năng tìm kiếm phản biện (Trang 57)

    TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

    TÀI LIỆU LIÊN QUAN

    w