TÍNH TOÁN TỐI ƯU HÓA CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÍCH HỢP HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN – LƯU TRỮ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI .... Điển hình như: Tài liệu tham khảo [5] thiết lập mô hình
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
NGUYỄN VĂN SƠN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỐI ƯU HÓA CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG MỞ RỘNG ĐA MỤC TIÊU TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÍCH HỢP HỆ THỐNG PHÁT VÀ LƯU TRỮ
ĐIỆN MẶT TRỜI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
NGUYỄN VĂN SƠN
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỐI ƯU HÓA CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG MỞ RỘNG ĐA MỤC TIÊU TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÍCH HỢP HỆ THỐNG PHÁT VÀ LƯU TRỮ
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những vấn đề được trình bày trong bản luận văn này là
những nghiên cứu của riêng cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn của TS Hà Thanh Tùng, có tham khảo một số tài liệu và bài báo của các tác giả trong và ngoài nước
đã được xuất bản Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có sử dụng lại kết quả của người khác
Tác giả
Nguyễn Văn Sơn
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
3 Phương pháp nghiên cứu 3
4 Kết cấu của luận văn 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 5
1.1 Khái niệm về hệ thống phân phối điện[18 ] 5
1.1.1 Hệ thống phân phối điện (Electric distribution system) 6
1.1.2 Các dạng nguồn điện trong hệ thống phân phối điện 8
1.2 Công nghệ điện mặt trời 9
1.2.1 Nhiệt điện mặt trời 9
1.2.2 Pin mặt trời 10
1.2.3 Công nghệ tích trữ điện năng 12
1.3 Tối ưu công suất phản kháng trong hệ thống điện 14
1.3.1 Công suất phản kháng trong hệ thống điện 14
1.3.2 Cân bằng công suất phản kháng trong hệ thống điện 18
1.3.3 Thực trạng nghiên cứu tối ưu hóa CSPK trong LĐPP 20
1.4 Công cụ tính toán [36] 22
1.4.1 Ngôn ngữ lập trình bậc cao GAMS 22
1.4.2 Giới thiệu chung về phần mềm PSS/ADEPT 25
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33
CHƯƠNG 2 TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN QUANG ĐIỆN (PV) ĐẾN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 34
2.1.1 Vấn đề tăng điện áp lưới điện khi có DG 34
2.1.2 Ảnh hưởng của DG đến sự vận hành lưới điện phân phối 35
Trang 52.2 Điện năng lượng mặt trời nối lưới 37
2.2.1 Công nghệ điện mặt trời nối lưới 37
2.2.2 Một số yêu cầu khi kết lưới của nhà máy điện mặt trời 37
2.3 Phân tích cơ chế tác động của PV đến lưới điện phân phối 39
2.3.1 Tác động của PV đối với khả năng mang dòng điện của LĐPP 39
2.3.2 Tác động của PV đến dòng công suất phản kháng 40
2.3.3 Tác động của PV đến phân bố điện áp 42
2.3.4 Tác động đến tổn thất công suất của LĐPP 45
2.4 Mô phỏng và phân tích ảnh hưởng của PV tới LĐPP 46
2.4.1 Xây dựng mô hình và xác định các tiêu chí tác động 46
2.4.2 Ví dụ tính toán 49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57
CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN TỐI ƯU HÓA CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG TRONG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TÍCH HỢP HỆ THỐNG PHÁT ĐIỆN – LƯU TRỮ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI 58
3.1 Phối hợp (On Load Tap Changer) OLTC và CSPK của DG 58
3.1.1 Tìm hiểu về OLTC 59
3.1.2 Điều phối điện áp giữa OLTC và DG khi có thông tin liên lạc 63
3.2 Cơ chế ảnh hưởng của hệ thống phát điện kết hợp lưu trữ năng lượng mặt trời đến mạng lưới phân phối điện 64
3.3 Tối ưu hóa công suất phản kháng mở rộng đa mục tiêu có xét đến hệ thống phát điện kết hợp lưu trữ 66
3.2.1 Mô hình tối ưu 67
3.2.2 Tính toán áp dụng 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 76
Trang 6DWG Distributed Wind Generator Máy phát điện gió
PEHS Photovoltaic-Energy Storage
Hybrid System
Hệ thống phát điện – kết hợp lưu trữ năng lượng mặt trời
SERPO Static Extended Reactive Power
Optimization
Tối ưu hóa công suất phản kháng
mở rộng tĩnh DERPO Dynamic Extended Reactive
Power Optimization
Tối ưu hóa công suất phản kháng
mở rộng động CCHP Combined Cooling, Heat, and
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng 1.1 Một số mô hình khai thác nguồn PV 11 Bảng 1.2 Modul các thuật toán giải trong GAMS 24 Bảng 2.1 Thông xuất xuất tuyến 471 – Nam Gianh 51 Bảng 2.2 Kết quả tính toán tổn thất xuất tuyến 471 – Nam Gianh 52 Bảng 2.3 Kết quả tính toán tổn thất xuất tuyến 471 – Nam Gianh khi xét
đến PV
54
Bảng 3.2 Kết quả tính toán tối ƣu của các biến điều khiển 73 Bảng 3.3 Kết quả tính toán của mô hình DERPO cho 04 kịch bản 74 Bảng 3.4 Kết quả hàm mục tiêu của các giải pháp tối ƣu 74 Bảng 3.5 Kết quả hàm mục tiêu của các giải pháp tối ƣu theo các kịch
bản tính toán
74
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Mô hình cấu trúc hệ thống điện hoàn chỉnh 5
Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lý một sợi hệ thống điện phân phối 7
Hình 1.13 Hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ 32 Hình 1.14 Kết quả tính trên cửa sổ progress view 32 Hình 1.15 Kết quả tính toán chi tiết từ phần report 33 Hình 2.1: Sơ đồ lưới điện đơn giản có kết nối DG 34 Hình 2.2 Sơ đồ đơn giản hóa của một PV được kết nối với mạng phân
phối
39
Hình 2.3 Sơ đồ đơn giản hóa nhiều PV được kết nối với mạng phân phối 44
Hình 2.5 Sơ đồ nối dây đường dây 471 Nam Gianh trên PSS/ADEAPT 50 Hình 2.6 Sơ đồ nối dây đường dây 471 Nam Gianh trên PSS/ADEAPT
Trang 9Hình 3.2 Sơ đồ thay thế máy biến áp tăng áp 61 Hình 3.3 Sơ đồ thay thế máy biến áp ba dây quấn 62
Hình 3.6 Mô hình đơn giản của PESHS kết nối LĐPP 65
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tối ưu hóa công suất phản kháng của hệ thống điện (HTĐ) là một bài toán lập trình phi tuyến phức tạp, đa biến, nhiều ràng buộc Mục đích chủ yếu là xác định trạng thái các thiết bị phản kháng khác nhau của hệ thống trong một khoảng thời gian nhất định nhằm giảm tổn thất, nâng cao chất lượng điện áp, đảm bảo an toàn và tiết kiệm trong vận hành lưới điện Điều này có thể thực hiện thông qua việc điều chỉnh kích từ máy phát điện, điều chỉnh đầu phân áp máy biến áp có điều áp dưới tải, đặt các tụ bù và nhất là sử dụng công nghệ máy bù tĩnh (Static Var Conpensato, SVC) Tuy vậy, do HTĐ có cấu trúc và quy mô lớn và liên tục phát triển, cùng với những vấn đề khó khăn trong việc sản xuất, cung ứng điện năng; để có thể đáp ứng các tiêu chuẩn điện áp tại bất kì thời điểm nào thực sự là một vấn đề không hề đơn giản
Trong những năm gần đây, do nhu cầu điện năng tăng liên tục, sự thiếu hụt năng lượng truyền thống và việc mở cửa thị trường điện đang là động lức thúc đẩy
sự phát triển nhanh chóng và quy mô ngày càng lớn của các loại nguồn điện phân tán ( Distributed Generator, DG) [1] Trong đó phải kể đến pin quang điện (Photovoltaic, PV) – loại hình có tốc độ thâm nhập ngày càng cao trong mạng lưới điện phân phối (LĐPP) Sự thay đổi này đã dẫn đến những thách thức lớn trong công tác quy hoạch, vận hành và bảo vệ LĐPP truyền thống [2-4] Một trong số đó
là vấn đề tối ưu hóa công suất phản kháng [5-11] Điển hình như: Tài liệu tham khảo [5] thiết lập mô hình đa trạng thái cho tải của PV đồng thời tối ưu hóa cấu hình PV cung cấp công suất phản kháng trong LĐPP; [6] xây dựng mô hình mạng phân phối điện tích cực; [7] Tính toán dòng công suất trong LĐPP xem xét tính ngẫu nhiên của PV; [8] Thiết lập mô hình tối ưu hóa công suất phản kháng của LĐPP có xét đến sự gián đoạn công suất phát của PV sử dụng thuật toán đàn ong nhân tạo (Artificial Bee Colony, ABC)
Tỷ lệ hệ thống lưu trữ năng lượng trong LĐPP gia tăng đã giúp cho hệ thống phát điện kết hợp lưu trữ quang điện (Photovoltaic-energy storage hybrid systems, PESHS) ngày càng ổn định và hiệu quả [12] Cấu trúc của thị trường điện thay đổi
Trang 11đã đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải cải cách HTĐ [13] Chẳng hạn như bên bán điện (các đơn vị bán điện) tham gia cạnh tranh có thể có quyền vận hành mạng LĐPP và đầu tư vào việc lắp đặt PESHS trong LĐPP hoặc vi lưới (Micro Grid, MG) mà họ vận hành [14-15] Bởi vì PESHS có thể cắt giảm đỉnh và lấp đầy đồ thị phụ tải của của LĐPP, giảm chi phí mua điện đỉnh, giảm chi phí đầu tư mở rộng
hệ thống, cải thiện chất lượng điện áp, giảm tổn thất điện năng, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện [16-17], thúc đẩy bảo tồn năng lượng và giảm phát thải, tạo ra các lợi ích kinh tế - xã hội quan trọng Ngoài ra, chi phí đầu tư của PESHS đang giảm dần qua từng năm, loại hình này sẽ ngày càng được áp dụng phổ biến trong LĐPP Trong bối cảnh đó, PESHS sẽ trở thành một nguồn lực quan trọng để điều phối công suất phản kháng và chủ động trong LĐPP do khả năng điều tiết linh hoạt của nó
Do cấu trúc của mạng phân phối khác với mạng truyền tải, tỷ số R/X lớn, phân bố của dòng công suất tác dụng và phản kháng có tác động lớn hơn đến tổn thất và chất lượng điện áp của LĐPP Hơn nữa, do sự biến động ngẫu nhiên của tải trong LĐPP, rất khó có thể dự đoán chính xác sản lượng điện của nó Cần đảm bảo rằng điện áp thực của từng nút có đủ biên độ an toàn trong quá trình vận hành tránh xảy ra hiện tượng điện áp vượt quá giới hạn Vì những lý do nêu trên, nghiên cứu này đề xuất mô hình Tối ưu hóa công suất phản kháng mở rộng đa mục tiêu (Doubleobjectives Extended Reactive Power Optimization, DERPO) cho LĐPP có tích hợp PESH với hàm mục tiêu giảm tổn thất công suất và giảm nguy cơ quá giới hạn điện áp Bằng cách xem xét khả năng điều chỉnh công suất phản kháng và hoạt động của hệ thống phát điện kết hợp lưu trữ quang điện, ngôn ngữ lập trình bậc cao GAMS (The General Algebraic Modeling System) được sử dụng để giải quyết bài toán tối ưu Thông qua việc so sánh mô phỏng với mô hình tối ưu hóa công suất phản kháng có xét đến các biến điều khiển khác nhau, kết quả cho thấy mô hình DERPO được đề xuất nghiên cứu
Trang 12này có thể thực hiện tối ưu hóa thống nhất và phối hợp giữa dòng công suất tác dụng và dòng công suất phản kháng, đồng thời có thể khai thác triệt để tiềm năng tiết kiệm năng lượng và giảm tiêu hao trong hệ thống, đồng thời nâng cao biên độ
an toàn vận hành điện áp của LĐPP
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài đặt ra những mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
1/ Nghiên cứu tìm hiểu về bài toán tối ưu hóa công suất phản kháng trong HTĐ
2/ Nghiên cứu tác động của PV đến phân bố công suất, đặc tính điện áp, vận hành mạng lưới điện phân phối…
3/ Xây dựng mô hình Tối ưu hóa công suất phản kháng mở rộng (Double Objectives Extended Reactive Power Optimization, DERPO) được xây dựng với hàm mục tiêu nhằm giảm thiểu tổn thất điện năng và giảm nguy cơ quá giới hạn điện áp có xét bổ sung các biến điều khiển gồm công suất tác dụng của thiết bị lưu trữ điện và công suất phản kháng của Pin quang điện (Photovoltaic, PV)
4/ Tính toán áp dụng với một lưới điện thực tế để kiểm chứng tính hiệu quả
3 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết:
- Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài, vận dụng kiến thức chuyên môn tích lũy được kết hợp với bổ túc thêm của Người hướng dẫn để thực hiện nội dung yêu cầu của đề tài
- Phần mềm tính toán PSS/ADEPT được sử dụng để tính toán giải tích lưới điện phân phối; Ngôn ngữ lập trình bậc cao GAMS được áp dụng để giải quyết bài toán tối ưu
Trang 13- Phân tích, lập luận khoa học và tính toán áp dụng với lưới điện thực tế để đánh giá kết quả nghiên cứu, từ đó nêu bật được những đóng góp của đề tài và giá trị khoa học đạt được
4 Kết cấu của luận văn
Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay luận văn đã hoàn thành Tác giả xin
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS
Hà Thanh Tùng Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Hệ thống
điện - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình tham gia khóa học Xin chân thành cảm ơn bạn bè đồng nghiệp và người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này
Do hạn chế về thời gian, trình độ nên luận văn không thể tránh khỏi sai sót; Tác giả rất mong nhận được những chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo cũng như các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn và chân thành cảm ơn!
Trang 14CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
Nội dung chương 1 này sẽ giới thiệu tổng quan các vấn đề về: Lưới điện phân phối, Công nghệ điện mặt trời, công cụ toán học để giải quyết vấn đề tối ưu…
1.1 Khái niệm về hệ thống phân phối điện [18 ]
Điện năng là một dạng năng lượng đặc biệt và rất phổ biến hiện nay, điện năng
có rất nhiều ưu điểm hơn hẳn so với các dạng năng lượng khác như: dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác với hiệu suất cao (cơ năng, nhiệt năng, hoá năng, quang năng ) Điện năng được sản xuất ra từ các nhà máy điện hay các trạm phát điện theo nhiều công nghệ khác nhau Quá trình sản xuất và sử dụng điện năng được thực hiện bởi một hệ thống điện như mô tả trên hình 1.1, bao gồm các hạng mục chính : sản xuất, truyển tải đến phân phối và tiêu thụ điện
Hình 1.1 Mô hình cấu trúc hệ thống điện hoàn chỉnh
Một hệ thống điện quốc gia bao gồm rất nhiều các phần tử được kết nối với nhau theo nguyên lý của một mạch điện dựa trên cơ sở đảm bảo tính kỹ thuật và kinh tế Sơ đồ nguyên lý của một hệ thống điện quốc gia thường được biểu diễn kiểu sơ đồ một sợi (One Diagram), hình 1.2:
Trang 15Hình 1.2 Sơ đồ một sợi hệ thống điện
Để tiện lợi cho việc quản trị các hoạt động điện lực, cấu trúc của một hệ thống điện thường được chia thành 03 khối chính như mô tả trên hình 1.3
Hình 1.3 Cấu trúc cơ bản của một hệ thống điện
1.1.1 Hệ thống phân phối điện (Electric distribution system)
a/ Cấu trúc hệ thống:
Trước đây ở Việt Nam, phạm vi của hệ thống phân phối điện chỉ bao gồm các trạm biến áp và đường dây được tính từ phía thứ cấp trạm biến áp 110 kV trở về đến các phụ tải tiêu thụ điện Ngày nay, kể từ 01/11/2018, EVN đã có quy định mới: hệ thống phân phối điện được mở rộng thêm về phía cao áp đến thứ cấp của trạm biến
áp 220 kV Đây là một hướng hội nhập quốc tế Trên cơ sở mô hình tổng quát của
Trang 16hệ thống điện quốc gia hình 1.1 và hình 1.2, cấu trúc một hệ thống phân phối điện
có thể được giới thiệu dưới dạng sơ đồ một sợi như trên hình 1.4
Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lý một sợi hệ thống điện phân phối
Theo cấu trúc này, hệ thống phân phối điện lại có thể được phân chia thành các hệ thống phân phối con dựa trên điện áp định mức làm căn cứ:
- Hệ thống phân phối điện cao thế 110 kV (High Voltage): bao gồm toàn bộ
đường dây và các trạm biến áp 110 kV đóng vai trò trung gian (Sup transmision line) hay (Transmision line) để cung cấp điện cho các trạm biến áp khu vực (Zone Suptation) Đối với các phụ tải lớn như các nhà máy lớn hay các khu công nghiệp
có sức tiêu thụ điện cao, có thể được kết nối trực tiếp với hệ thống truyền tải con
110 kV
Trang 17- Hệ thống phân phối điện trung thế (Middle Voltage): bao gồm hệ thống
các đường dây trung thế (22 kV, 35 kV) và các trạm biến áp phân phối hạ áp cung cấp điện cho lưới phân phối hạ thế (Low voltage)
- Hệ thống phân phối điện hạ thế thế (Low Voltage): bao gồm hệ thống các
trạm biến áp phân phối và đường dây hạ thế (0,4 kV) cung cấp cho các phụ tải là điểm cuối cùng của hệ thống điện
1.1.2 Các dạng nguồn điện trong hệ thống phân phối điện
Hiện nay, trong lưới phân phối điện không chỉ có một loại nguồn cung cấp từ phía lưới điện quốc gia mà còn có thêm các nguồn phân tán Chính vì vậy cấu trúc lưới được thay đổi căn bản, phân bố công suất không chỉ theo một hướng (one way) như trước đây mà là nhiều hướng, thậm chí luôn thay đổi cả về độ lớn và hướng công suất
Nguồn chính: nguồn chính cung cấp điện cho lưới cho lưới phân phối được
chỉ định từ lưới điện quốc gia được quy đổi về cấp điện áp trung thế cao nhất của lưới phân phối Trên sơ đồ nguyên lý một sợi (one line diagram) nguồn có thể được biểu diễn bởi một thanh cái (Bus) hay một ký hiệu theo tiêu chuẩn IEC như trên hình 1.4:
Các thông số cơ bản của nguồn bao gồm:
Nguồn phân tán (DG): trong lưới phân phối còn có các nguồn phân tán
khác, điển hình là:
Trang 181- Nguồn pin mặt trời: đó là các tổ hợp pin mặt trời kết hợp với biến tần DC/AC và máy biến áp tạo ra một nguồn cung cấp điện kết nối với lưới phân phối 2- Nguồn thủy điện nhỏ: đó là thủy điện nhỏ địa phương kết nối trực tiếp với lưới điện phân phối
3- Nguồn máy phát điện sức gió: đó là turbine gió công suất nhỏ, có thể là đơn chiếc hay tổ hợp nhiều chiếc (Wind Farm) kết nối với lưới phân phối
4- Nguồn máy phát diesel: loại nguồn này chủ yếu đóng vai trò dự phòng và không thể thiếu được đối với các hộ dùng điện đòi hỏi cao về chất lượng điện năng cung cấp như: những nhà máy hay phân xưởng sản xuất áp dụng công nghệ hiện đại, khách sạn, bệnh viện , nhà cao tầng,VV
5- Kho điện (battery) kết hợp với biến tần DC/AC/DC: Loại nguồn này cũng đang được khuyến khích phát triển với vai trò nguồn dự phòng hoặc ứng dụng cho các giải pháp điều phối năng lượng hữu ích
1.2 Công nghệ điện mặt trời
Điện mặt trời là việc chuyển đổi NLMT thành điện, hoặc trực tiếp bằng cách
sử dụng quang điện, hoặc gián tiếp bằng cách hội tụ NLMT cung cấp cho thiêt bị gia nhiệt trong nhà máy nhiệt điện
1.2.1 Nhiệt điện mặt trời
Các nhà máy điện mặt trời sử dụng kính, gương và các hệ thống xoay hướng
để tập trung ánh sáng mặt trời trên một phạm vi rộng để hội tụ lại thành một chùm nhiệt tập trung sau đó được sử dụng như một nguồn năng lượng cho một nhà máy nhiệt điện Một loạt các công nghệ tập trung được hình thành, trong đó phát triển nhất là máng parabol tập trung phản xạ tuyến tính Fresnel, hay đĩa Stirling và các tháp điện mặt trời Có nhiều kỹ thuật điều khiển khác nhau được sử dụng để xoay hướngvà tập trung đón được bức xạ mặt trời một cách tốt nhất Trong tất cả các hệ thống này một chất lỏng làm việc được làm nóng bởi NLMT tập trung, và sau đó được sử dụng để phát điện hoặc lưu trữ năng lượng
Các nhà máy điện mặt trời tập trung thương mại được phát triển đầu tiên vào những năm 1980 công suất 354 MW là nhà máy điện mặt trời lớn nhất trên thế giới
Trang 19nằm ở sa mạc Mojave, California Các nhà máy điện mặt trời tập trung lớn khác nhƣ nhà máy điện mặt trời Solnova (150 MW),Andasol (100 MW), cả hai ở Tây Ban Nha, v.v
1.2.2 Pin mặt trời
Đó là một dạng nguồn điện đƣợc phát triển mạnh trong thời gian gần đây, đầu thế kỷ 21 Tại những nơi có tiềm năng bức xạ mặt trời cao, tổ hợp các tấm pin mặt trời đƣợc thiết lập nhằm biến đổi quang năng của bức xạ mặt trời thành điện năng Hình 1.5 giới thiệu một mô hình nhà máy phát điện pin mặt trời
Hình 1.5 Mô hình nhà máy điện pin mặt trời
Pin mặt trời, sau đây gọi là nguồn PV (Photovoltaic), là phần tử bán dẫn quang
có chứa trên bề mặt một số lƣợng lớn các linh kiện cảm biến ánh sáng là các dạng diode p-n, dùng biến đổi năng lƣợng ánh sáng thành năng lƣợng điện Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng quang điện
Pin mặt trời phổ biến hiện nay đƣợc cấu thành từ các chất bán dẫn nhƣ Silicon, Germanium Đồng thời, các nguyên tố nhƣ Boron, Photpho, Gallium, Cadmium và Tellurium cũng đƣợc sử dụng nhƣ các chất phụ gia để chế tạo pin mặt trời
Từ một PV cell riêng lẻ đƣợc sản xuất chỉ có điện áp danh định khoảng 0.5 V
và hầu nhƣ không đƣợc áp dụng trực tiếp cho một hệ nguồn nào trong thực tế Thay vào đó, các khối cơ bản đƣợc xây dựng cho các ứng dụng PV là một module bao gồm một số cell kết nối thành một khối có kết cấu cơ học chắc chắn, chịu đƣợc các
Trang 20điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thuận tiện cho việc vận chuyển và lắp đặt Để tăng công suất của PV, cần tổ hợp các midule hỗn hợp gồm nhiều mạch song song, trong mỗi mạch được cấu trúc bởi nhiều cell mắc nối tiếp Dựa trên cơ sở này, các nhà sản xuất đã cho ra đời các module thương mại có nhiều kích cỡ, công suất lắp đặt khác nhau giúp linh hoạt hơn trong quá trình sử dụng
Tương tự như tổ hợp các cell thành module, các kỹ sư thiết kế sẽ tổ hopwj các module thành một khối nguồn mong muốn Mỗi tổ hợp như vậy được gọi là một array Hình 1.6 miêu tả các cell, module, và array
Hình 1.6 Tổ hợp pin mặt trời
Mô hình khai thác nguồn PV trong hệ thống điện có thể được phân loại như sau:
Bảng 1.1 Một số mô hình khai thác nguồn PV
Các phụ tải điện có thể thực hiện dạng cấp điện này thường
là máy bơm nước, ắc quy, đèn chiếu sáng Nguồn PV trong Mạng điện độc lập khai thác nguồn năng Mô hình này thường
Trang 21mạng điện độc
lập với lưới điện
lượng mặt trời thông qua pin quang điện
PV thường kết hợp giữa bộ biến đổi với kho điện như ác quy, siêu tụ, pin nhiên liệu (fuel cell) để cân bằng công suất giữa nguồn và tải cũng như khắc phục nhược điểm của nguồn PV khi không có bức xạ mặt trời
áp dụng với các hộ phụ tải nằm ở vị trí
xa lưới điện như hải đảo, các khu vực địa
lý đặc biệt xa xôi hẻo lánh
Nguồn PV kết
nối lưới điện
Trong hệ nguồn pin mặt trời nối lưới, điện năng một chiều từ dàn pin mặt trời được biến đổi thành dòng điện xoay chiều thông qua bộ biến đổi DC/DC và DC/AC
và được hoà vào mạng lưới điện công nghiệp Công nghệ này được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức,
Nguồn PV kết nối lưới có thể được khai thác với quy mô lớn, kết hợp với lưới điện phân phối nhằm tăng công suát nguồn và độ tin cậy
1.2.3 Công nghệ tích trữ điện năng
Nhiều công nghệ tích trữ năng lượng đã được giới thiệu trong đó BESS (battery energy storage systems) có nhiều ưu điểm như mật độ năng lượng và hiệu suất cao, có thể làm việc ở chế độ ngắn hạn hay dài hạn do sử dụng trực tiếp điện năng nên đã được ứng dụng rộng rãi trong lưới điện phân phối [19] Hình 1.7 cho thấy mô hình BESS kết hợp cùng PV kết nối lưới điện Trong đó, cấu trúc điển hình của BESS bao gồm ắc quy tích trữ, bộ chuyển đổi và hệ thống điều khiển Ắc quy
có chức năng lưu trữ và giải phóng năng lượng Tùy thuộc vào từng loại ác quy mà công suất, dung lượng và đặc tính phóng nạp khác nhau Bộ chuyển đổi có chức năng biến đổi điện năng một chiều của ắc quy kết nối với lưới điện xoay chiều PCS
là bộ chuyển đổi kết nối lưới của BESS có thể truyền năng lượng theo hai chiều tùy thuộc và nhu cầu của lưới điện
Trang 22BES S BESS
P t
PV Converter (PCS)
Batteries
Hình 1.7 Mô hình kết hợp của BESS và PV
Hiệu suất của BESS phụ thuộc chủ yếu vào hiệu suất phóng nạp của Ác quy Hiệu suất phóng nạp lại phụ thuộc và công nghệ hóa học làm ra chúng Mỗi công nghệ hóa học được sử dụng để tích trữ điện năng của BESS có những đặc điểm riêng và hiệu quả kinh tế kỹ thuật khác nhau Ví dụ về các công nghệ pin như vậy bao gồm [20, 21] pin axit chì, pin lưu huỳnh natri, pin lithium-ion và pin niken, mỗi loại đều có những đặc điểm và hiệu quả kinh tế cụ thể
- Lead Acid Batteries (PbA): Được giới thiệu vào đầu những năm 1860 [22],
đây là một trong những loại pin được phát triển đầu tiên trên thế giới và được sử dụng rộng rãi trong thé kỷ 19 Hiện nay, pin lead ccid là công nghệ được sử dụng phổ viến do chi phí đầu tư , bảo dưỡng thấp và hệ số tự phóng nhỏ.Tuy nhiên nó có tuổi thọ thấp và gây ô nhiễm môi trường là những hạn chế của chúng[23, 24]
- Sodium Sulfur Batteries (NaS): Công nghệ pin sodium sulphur là một chủ đề nghiên cứu thú vị do có nhiều ưu điểm như: mật độ năng lượng cao, chi phí đầu tư
và vận hành thấp, không gây ô nhiễm môi trường, chu kỳ tuổi thọ kéo dài Hơn nữa, NaS có khả năng phóng gấp 5 lần công suất định mực trong một vài phút nhằm đáp ứng các biến động điện năng tạm thời; do đó loại pin này ứng dụng phổ biến vào các hệ thống lớn nhằm đảm bảo ổn định chất lượng điện năng
NaS có khả năng phóng/nạp sâu và công suất cao tuy nhiên đây là công nghệ pin có nhiệt độ làm việc cao, do đó có một số lo ngại về sự an toàn trong vận hành của chúng [25, 26]
Trang 23- Vanadium Redox Flow Batteries (VRB):
VRB được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1970 [27] Đây là dạng pin có thể chế tạo với công suất lớn, tuổi thọ cao và không phụ thuộc vào độ sâu xả (DOD) [26] Một trong những tính năng của VRB BESS là công suất có thể được điều chỉnh theo mức mong muốn và định mức công suất có thể được thay đổi để phù hợp điều chỉnh điện áp hoặc quản lý năng lượng [28] Tuy nhiên, mật độ năng lượng và chi phí đầu tư sản xuất cao là những rào cản trong hạn chế ứng dụng [29]
- Lithium-ion Batteries (Li-ion):
Nghiên cứu về pin Li-ion được bắt đầu từ năm 1960 [30], khi đó, chúng được
sử dụng trong các ứng dụng lưu trữ năng lượng ở quy mô nhỏ Gần đây, loại pin này đã được nghiên cứu phát triển mạnh mẽ, có khả năng chế tạo với công suất lớn, đặc biệt trong ngành công nghiệp ô tô Ưu điểm của Li-ion có thể kể đến như hiệu suất và tuổi thọ cao, thời gian đáp ứng nhanh Tuy nhiên do các yêu cầu đặc biệt trong chế tạo và cách nhiệt khiến chi phí sản xuất cao hơn nhiều so với các loại pin khác
1.3 Tối ưu công suất phản kháng trong hệ thống điện
1.3.1 Công suất phản kháng trong hệ thống điện
a/ Khái niệm CSPK
Ngày nay, mọi người đều rất quen thuộc với khái niệm Công suất phản kháng (CSPK) Chúng ta quen sử dụng khái niệm mà không để ý đến những mâu thuẫn liên quan đến CSPK Hầu như trong các giáo trình, khái niệm CSTD và CSPK được giới thiệu là sản phẩm của dòng điện và điện áp tức thời trong mạch điện Trong đó, CSTD phụ thuộc vào hàm cos và CSPK phụ thuộc vào hàm sin
Công suất phản kháng đặc trưng cho quá trình tích và phóng năng lượng giữa nguồn và tải CSPK liên quan đến quá trình từ hóa lõi thép máy biến áp, động cơ, gây biến đổi từ thông để tạo ra sức điện động phía thứ cấp CSPK đặc trưng cho khâu tổn thất từ tản CSPK hết sức cần thiết trong việc duy trì điện áp, truyển tải lượng CSTD thông qua các đường dây Khi lượng CSPK trong hệ thống điện bị
Trang 24thiếu hụt, chất lượng điện áp bị giảm xuống và không thể truyền tải CSTD đến các phụ tải thông qua đường dây truyền tải
CSPK không sinh ra công, quá trình trao đổi CSPK giữa máy điện và phụ tải
là quá trình dao động: trong một chu kì của dòng điện, CSPK đổi chiều 4 lần, giá trị trung bình của CSPK trong ½ chu kì dòng điện bằng không
b/ Nguồn cấp công suất phản kháng
- Máy phát điện: khả năng phát CSPK của các máy phát điện là rất hạn chế do
cosdmcủa các máy phát từ 0.8 – 0.85 và cao hơn nữa Cũng vì lý do kinh tế người
ta không chế tạo các máy phát có khả năng phát nhiều CSPK cho phụ tải Phần CSPK này tuy nhỏ nhưng lại là phần rất quan trọng, có thể đáp ứng tức thời các biến đổi nhanh CSPK của phụ tải trong chế độ làm việc bình thường cũng như sự
cố Phần còn lại sẽ do các thiết bị bù cung cấp cho phụ tải
- Các đường dây cao áp, siêu cao áp, đường dây cáp: Các đường dây này
cung cấp lượng CSPK phát sinh dọc đường dây Trong chế độ max nó làm nhẹ đi khá nhiều vấn đề thiếu CSPK Nhưng trong chế độ non tải nó lại gây ra thừa CSPK đến mức có thể gây quá áp ở cuối đường dây và cần phải can thiệp bằng cách đặt các kháng điện
- Tụ điện tĩnh: Tụ điện tĩnh là một đơn vị hoặc một dãy đơn vị tụ nối với nhau
và nối song song với phụ tải theo sơ đồ hình sao hoặc tam giác, với mục đích sản xuất ra CSPK cung cấp trực tiếp cho phụ tải, điều này làm giảm CSPK phải truyền tải trên đường dây Tụ bù tĩnh cũng thường được chế tạo không đổi (nhằm giảm giá thành) Khi cần điều chỉnh điện áp có thể dùng tụ điện bù tĩnh đóng cắt được theo cấp, đó là biện pháp kinh tế nhất cho việc sản xuất ra CSPK
Tụ điện tĩnh cũng như máy bù đồng bộ làm việc ở chế độ quá kích CSPK trực tiếp cấp cho hộ tiêu thụ, giảm được lượng CSPK truyền tải trong mạng, do đó giảm được tổn thất điện áp
CSPK do tụ điện phát ra được tính theo biểu thức sau:
QC = U2.2πf.C.10-9 kVAr (1.1) Trong đó: U có đơn vị là kV
Trang 25f tần số có đơn vị là Hz
C là điện dung có đơn vị là μF
Khi sử dụng tụ điện cần chú ý phải đảm bảo an toàn vận hành, cụ thể khi cắt tụ
ra khỏi lưới phải có điện trở phóng điện để dập điện áp
Các tụ điện bù tĩnh được dùng rộng rãi để hiệu chỉnh hệ số công suất trong các hệ thống phân phối điện như: hệ thống phân phối điện công nghiệp, thành phố, khu đông dân cư và nông thôn Một số các tụ bù tĩnh cũng được đặt ở các trạm truyền tải
Tụ điện là loại thiết bị điện tĩnh, làm việc với dòng điện vượt trước điện áp
Do đó có thể sinh ra công suất phản khánh Q cung cấp cho mạng
Tụ điện tĩnh có những ưu điểm sau:
- Suất tổn thất công suất tác dụng bé, khoảng (0,003 – 0,005) kW/kVAr
- Không có phần quay nên lắp ráp bảo quản dễ dàng
- Tụ điện tĩnh được chế tạo thành từng đơn vị nhỏ, vì thế có thể tùy theo
sự phát triển của phụ tải trong quá trình sản xuất mà điều chỉnh dung lượng cho phù hợp
Tụ điện tĩnh cũng có một số nhược điểm sau:
- Nhược điểm chủ yếu của chúng là cung cấp được ít CSPK khi có rối loạn hoặc thiếu điện, bởi vì dung lượng của công suất phản kháng tỷ lệ bình phương với điện áp:
- Khi điện áp tăng quá 1,1Un thì tụ điện dễ bị chọc thủng
- Khi đóng tụ điện vào mạng có dòng điện xung, còn khi cắt tụ khỏi mạng, nếu không có thiết bị phóng điện thì sẽ có điện áp dư trên tụ
- Bù bằng tụ điện sẽ khó khăn trong việc tự động điều chỉnh dung lương bù một cách liên tục
Trang 26- Máy bù đồng bộ: Máy bù đồng bộ là loại máy điện đồng bộ chạy không tải
dùng để phát hoặc tiêu thụ CSPK Máy bù đồng bộ là phương pháp cổ truyền để điều chỉnh liên tục CSPK Các máy bù đồng bộ thường được dùng trong hệ thống truyền tải, chẳng hạn ở đầu vào các đường dây tải điện dài, trong các trạm biến áp quan trọng và trong các trạm biến đổi dòng điện một chiều cao áp
Nếu ta tăng dòng điện kích từ ikt lên (quá kích thích, dòng điện của máy bù đồng bộ sẽ vượt trước điện áp trên cực của nó một góc 900
) thì máy phát ra CSPK
Qb phát lên mạng điện Ngược lại, nếu ta giảm dòng kích từ ikt (kích thích non, E <
U, dòng điện chậm sau điện áp 900) thì máy bù sẽ biến thành phụ tải tiêu thụ CSPK Vậy máy bù đồng bộ có thể tiêu thụ hoặc phát ra CSPK
Các máy bù đồng bộ ngày nay thường được trang bị hệ thống kích thích từ nhanh có bộ kích từ chỉnh lưu Có nhiều phương pháp khởi động khác nhau, một phương pháp hay dùng là khởi động đảo chiều
- Động cơ không đồng bộ rôto dây quấn được đồng bộ hóa:
Khi cho dòng điện một chiều vào dây quấn Roto của động cơ không đồng bộ thì động cơ đó sẽ làm việc như động cơ đồng bộ, có thể điều chỉnh dòng kích từ để
nó phát ra CSPK cung cấp cho mạng Nhược điểm của loại này là suất tổn thất công suất tác dụng lớn, khoảng (0,02 – 0,08) kW/kVAr; khả năng quá tải kém Vì vậy nó chỉ được phép làm việc với 75% công suất định mức Vì các nhược điểm trên, cho nên nó chỉ được dùng khi không có sẵn các loại thiết bị bù khác
- Thiết bị điều khiển Thyristor (SVC)
SVC (Static Var Compensator) là thiết bị bù ngang dùng để tiêu thụ CSPK có thể điều chỉnh bằng cách tăng hay giảm góc mở của thyristor, nó được tổ hợp từ hai thành phần cơ bản:
- Thành phần cảm kháng để tác động về mặt công suất phản kháng (có thể phát hay tiêu thụ công suất phản kháng tùy theo chế độ vận hành)
- Thành phần điều khiển bao gồm các thiết bị điện tử như Thyristor, các cửa đóng mở GTO (Gate Turn Off)
Trang 27SVC được cấu tạo từ ba phần tử chính gồm:
+ Kháng điều chỉnh bằng thyristor – TCR (thyristor Controlled Reactor):
có chức năng điều chỉnh liên tục CSPK tiêu thụ
+ Kháng đóng mở bằng thyristor – TSR (Thyristor Switched Reactor): có chức năng tiêu thụ CSPK, đóng cắt nhanh bằng Thyristor
+ Bộ tụ đóng mở bằng thyristor – TSC (Thyristor Switched Capacitor): Có chức năng phát CSPK, đóng cắt nhanh bằng Thyristor
- Để điều chỉnh trơn tụ điện người ta dùng tụ bù CSPK có điều khiển SVC
- Để phát hay nhận CSPK người ta dùng SVC gồm tổ hợp TCR và TSC
- Để bảo vệ quá áp và kết hợp điều chỉnh tụ theo điện áp người ta lắp đặt các
bộ điều khiển để đóng cắt tụ theo điện áp
Các thiết bị bù điều chỉnh có hiệu quả rất cao, đảm bảo ổn định được điện áp
và nâng cao tính ổn định cho hệ thống điện Đối với các đường dây siêu cao áp các thiết bị bù có điều khiển đôi khi là thiết bị không thể thiếu được Chúng làm nhiệm
vụ chống quá điện áp, giảm dao động công suất và nâng cao tính ổn định tĩnh và động Nhược điểm của các thiết bị bù có điều khiển là giá thành cao Để lựa chọn và lắp đặt các thiết bị này cần phải phân tích tính toán tỷ mỷ và so sánh các phương án trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Các thiết bị bù tĩnh được điều khiển bằng thyristor là loại thiết bị bù ngang tĩnh (phân biệt với máy bù quay) CSPK được tiêu thụ hoặc phát ra bởi các thiết bị này có thể thay đổi được bằng việc đóng mở các thyristor SVC có được mọi ưu điểm mà các thiết bị tụ khác không làm được, tuy nhiên việc sử dụng SVC còn hạn chế vì lý do giá thành vô cùng cao
1.3.2 Cân bằng công suất phản kháng trong hệ thống điện
Trang 28Khi phụ tải biến đổi làm cho
•
U
biến đối và điện áp trên nút tải và toàn hệ thống sẽ thay đổi Trong đó, thành phần dọc trục Ulàm biến đổi modul điện áp, còn thành phần Ulàm biến đổi góc pha của điện áp
Đối với lưới hệ thống cấp điện áp 220 – 500 kV, R<<X do đó gần đúng có thể coi
Ta thấy thành phần U hoàn toàn phụ
thuộc vào CSPK, còn sự biến đổi của công suất tác dụng chỉ làm thay đổi góc pha của điện áp Như vậy, để điều chỉnh điện áp cần điều chỉnh dòng CSPK trong hệ thống điện
Đối với lưới điện cao thế, trung và hạ thế, R khá lớn, do đó thành phần CSTD cũng có ảnh hưởng đến điện áp vì CSTD được cấp cho tải đển sản sinh năng lượng, chỉ có thể cung cấp từ các nhà máy điện Còn CSPK không sinh công, chỉ là dòng công suất gây ra từ trường dao động trên lưới điện, rất cần thiết nhưng hoàn toàn có thể cấp tại chính vị trí của phụ tải Do đó, trong các lưới này vẫn điều chỉnh điện áp bằng cách điều chỉnh cân bằng CSPK
b/ Cân bằng CSPK
Trong hệ thống điện luôn cần phải đảm bảo điều kiện cân bằng CSPK
F yc pt
Q Q Q Q (1.4.)
Với Q F là công suất phát của nguồn; Q yc CSPK yêu cầu đối với nguồn điện;
Q pt: CSPK phụ tải; Q: tổn thất CSPK trên lưới điện Cân bằng CSPK là cân bằng điện từ giữa CSPK của các máy phát điện do dòng kích từ gây ra và CSPK do yêu cầu của từ trường trong các thiết bị dùng điện và các máy biến áp… Trong HTĐ phải bù thêm một lượng CSPK nhất định để đảm bảo cân bằng CSPK, lượng công suất này phải điều chỉnh được để có thể thích ứng với các chế độ vận hành khác nhau của HTĐ CSPK của các nhà máy điện, trạm bù (bằng tụ điện, máy bù đồng
bộ …) phải thừa so với yêu cầu của phụ tải ở chế độ max để dự phòng cho sự cố CSPK được xem là cân bằng nếu điện áp nằm trong giới hạn cho phép: nếu điện áp thấp hơn giá trị cho phép tối thiểu thì có nghĩa là HTĐ thiếu CSPK, nếu điện áp cao hơn giá trị cho phép tối đa thì HTĐ thừa CSPK
Trang 29Cân bằng CSPK thể hiện qua điện áp, điện áp ở mỗi nơi trong HTĐ có thể khác nhau Do đó cân bằng CSPK có tính chất cục bộ, khu vực, chỗ này thừa chỗ khác có thể thiếu Do đó điều chỉnh cân bằng CSPK cũng tức là điều chỉnh điện áp phải được thực hiện ở nhiều vị trí khác nhau Vì thế cân bằng CSPK phải được đảm bảo cho toàn hệ thống điện trên cơ sở đảm bảo cho từng nút i hoặc khu vực i của HTĐ
Như vậy: “ Điều chỉnh điện áp và điều chỉnh cân bằng CSPK là đồng nhất với nhau Khi điện áp tại một điểm nào đó của HTĐ nằm trong phạm vi cho phép nghĩa
là CSPK của nguồn đủ đáp ứng yêu cầu của phụ tải tại điểm đó Nếu điện áp cao nghĩa là thừa CSPK, còn khi điện áp thấp thì là thiếu CSPK
CSPK thường thiếu trong chế độ max cần phải có thêm nguồn, còn trong chế
độ phụ tải min thì lại có nguy cơ thừa do điện dung của đường dây và cáp gây ra cần phải có thiết bị tiêu thụ”
1.3.3 Thực trạng nghiên cứu tối ưu hóa CSPK trong LĐPP
Mục đích chính của tối ưu hóa công suất phản kháng trong hệ thống điện là để cải thiện hiệu suất hoạt động của nó Một trong những vấn đề phổ biến trong hệ thống điện là sự phân bố không đều của công suất phản kháng Tối ưu hóa công suất phản kháng trong hệ thống điện đòi hỏi việc lựa chọn giá trị công suất phản kháng tối ưu để tối đa hóa hiệu suất của hệ thống điện Việc tối ưu hóa này có thể giúp giảm tổn thất điện năng và tăng hiệu suất hệ thống điện, do đó giúp tiết kiệm chi phí vận hành và bảo trì hệ thống điện
Tối ưu hóa công suất phản kháng truyền thống thường thực hiện bằng cách thay đổi dòng công suất phản kháng thông qua việc sử dụng các thiết bị điều chỉnh công suất phản kháng như sử dụng tụ điện, cuộn cảm Các thiết bị này được sử dụng để điều chỉnh giá trị công suất phản kháng và tạo ra một mô hình đáp ứng công suất phản kháng cho hệ thống điện Các phương pháp tối ưu hóa công suất phản kháng truyền thống có thể bao gồm:
Trang 30Tối ưu hóa tại một thời điểm cụ thể: Sử dụng các giải thuật tối ưu hóa để tìm
ra giá trị công suất phản kháng tối ưu tại một thời điểm cụ thể, dựa trên dữ liệu đầu vào như tải hệ thống điện, động cơ, áp suất, nhiệt độ, độ ẩm và các thông số khác
Tối ưu hóa trên toàn bộ hệ thống: Sử dụng các giải thuật tối ưu hóa để tìm ra
các giá trị công suất phản kháng tối ưu cho toàn bộ hệ thống điện, dựa trên dữ liệu đầu vào như đường dây điện, tải, các thiết bị, giá cả điện và các thông số khác
Tối ưu hóa động: Sử dụng các giải thuật tối ưu hóa động để điều chỉnh giá trị
công suất phản kháng theo thời gian để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của hệ thống điện Các phương pháp tối ưu hóa công suất phản kháng truyền thống này thường được sử dụng để tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của hệ thống điện trong các ứng dụng công nghiệp và thương mại
Trong những năm gần đây, việc nhân loại theo đuổi năng lượng tái tạo và mở cửa thị trường điện đang thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng với quy mô lớn của nguồn điện phân tán [31] Với sự thâm nhập ngày càng tăng của DG trong mạng lưới phân phối, việc lập kế hoạch, vận hành và bảo vệ mạng lưới phân phối truyền thống đang đối mặt với những thay đổi lớn [1], các chuyên gia trong và ngoài nước
đã tiến hành nhiều nghiên cứu trong vấn đề tối ưu hóa công suất phản kháng Tài liệu [32] đề xuất một phương pháp tối ưu hóa công suất phản kháng phân tán trong lưới điện phân phối Phương pháp này dựa trên việc tối ưu hóa hàm mục tiêu bao gồm giảm tổn thất điện năng và giữ cho mức điện áp tại các nút trong lưới điện ở mức đủ ổn định; [33] đã đề xuất một phương pháp tối ưu hóa hệ thống công suất phản kháng phân tán trong lưới điện phân phối dựa trên thuật toán di truyền Phương pháp này giúp giảm thiểu tổn thất điện năng, duy trì mức điện áp ổn định và tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống; [34] Công bố này đề xuất một phương pháp tối ưu hóa công suất phản kháng phân tán trong hệ thống lưới điện phân phối đa nguồn Phương pháp này dựa trên việc sử dụng giải thuật tối ưu hóa để điều chỉnh công suất phản kháng của các nguồn phân tán để đạt được mục tiêu giảm tổn thất điện năng và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của hệ thống; [35] đề xuất một phương pháp tối ưu hóa hệ thống công suất phản kháng phân tán trong lưới điện phân phối
Trang 31bằng cách sử dụng phương pháp lập trình tuyến tính Phương pháp này giúp giảm tổn thất điện năng và duy trì mức điện áp ổn định tại các nút trong lưới điện Các công bố trên đều nhấn mạnh sự quan trọng của tối ưu hóa công suất phản kháng trong lưới điện phân phối với mục tiêu giảm thiểu tổn thất điện năng, tối ưu hóa mức điện áp và tăng hiệu suất hoạt động của hệ thống Các phương pháp tối ưu hóa được đề xuất trong các công bố này cũng đa dạng, từ sử dụng phương pháp lập trình tuyến tính đến thuật toán di truyền và học tăng cường Các phương pháp này đều có thể được áp dụng để tối ưu hóa hệ thống công suất phản kháng phân tán trong lưới điện phân phối, tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có những ưu điểm và hạn chế riêng
Ví dụ, phương pháp lập trình tuyến tính đơn giản và dễ triển khai, nhưng có thể không hiệu quả đối với các mô hình phức tạp và không thể xử lý các ràng buộc phi tuyến Trong khi đó, thuật toán di truyền và học tăng cường có thể xử lý các mô hình phức tạp và ràng buộc phi tuyến tính, nhưng lại đòi hỏi thời gian tính toán và tài nguyên tính toán lớn hơn
Tuy nhiên, các công bố trên đã chứng minh rằng tối ưu hóa công suất phản kháng phân tán trong lưới điện phân phối là một vấn đề quan trọng và có thể giúp tăng hiệu quả hoạt động và giảm chi phí vận hành của hệ thống điện Việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển các phương pháp tối ưu hóa sẽ giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của các hệ thống điện phân phối trong tương lai
Tóm lại, do ảnh hưởng của sự dao động và gián đoạn của DG, việc tối ưu hóa công suất phản kháng của hệ thống phân phối có sự tham gia của DG không giống như tối ưu hóa công suất phản kháng truyền thống, không chỉ các yêu cầu vận hành của mạng phân phối ban đầu và bù công suất phản kháng cơ bản phải được xem xét Cấu hình và đặc điểm vận hành của thiết bị cũng phải tính đến các yêu cầu kết nối lưới và đặc điểm đầu ra của DG kết nối lưới
1.4 Công cụ tính toán [36]
1.4.1 Ngôn ngữ lập trình bậc cao GAMS
Trong thời gian gần đây, ngôn ngữ lập trình GAMS cho phép lập các bài toán tối ưu được phát triển và có những ứng dụng rộng rãi trong bài toán tối ưu
Trang 32nói chung và trong qui hoạch HTĐ GAMS có khả năng giải quyết tốt các bài toán tối ưu trong HTĐ bằng các thuật toán giải được xây dựng sẵn trong chương trình (solver) Do đó, nghiên cứu này sử dụng GAMS lập chương trình tính toán Chương trình được xây dựng sẽ mang tính linh hoạt, đáp ứng yêu cầu người dùng hơn là những chương trình ứng dụng có sẵn
a/ Các tính năng của GAMS
GAMS được phát triển để giải quyết vấn đề tối ưu toán học lớn và có thể giải quyết được nhiều bài toán tối ưu như :
Bài toán qui hoạch tuyến tính - LP (Linear Programming)
Bài toán qui hoạch phi tuyến - NLP (Nonlinear Programming)
Bài toán qui hoạch phi tuyến rời rạc - DNLP (Nonlinear Programming with Discontinuous derivatives)
Bài toán qui hoạch nguyên thực hỗn hợp - MIP (Mixed Integer Programming), RMIP (Relaxed Mixed Integer Programming)
Bài toán qui hoạch phi tuyến nguyên thực hỗn hợp - MINLP (Mixed Integer Nonlinear Programming), RMINLP (Relaxed Mixed Integer Nonlinear Programming)…
Cần phải nhấn mạnh rằng, GAMS không phải là một chương trình ứng dụng sẵn trong HTĐ như PowerWorld, Etap, PSS/E, PSS/Adept… mà là một công cụ, một ngôn ngữ máy, để xây dựng các chương trình tính toán dựa trên sự hiểu biết đầy đủ về HTĐ
Qua quá trình phát triển, GAMS đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và rất thành công trong lĩnh vực tính toán qui hoạch, tối ưu HTĐ GAMS là chương trình cho phép lập các bài toán tối ưu với những mô hình lớn
và phức tạp Mô hình được trình bày ngắn gọn và đơn giản, cho phép sử dụng những liên hệ đại số và miêu tả mô hình độc lập với giải thuật tính toán Hơn nữa, GAMS cung cấp một số thuật toán giải bài toán tối ưu qua các solver được xây dựng sẵn như trong bảng 1.2
Trang 33Bảng 1.2 Modul các thuật toán giải trong GAMS
TT Loại bài toán Thuật toán giải (Solvers)
1 LP MINOS, ZOOM, MPSX, SCICONIC, OSL, XA,
CPLEX, SNOPT, BDMLP
RMIP BDMLP, CPLEX, CPLEXPAR, OSL, XA, ZOOM
RMINLP DICOPT, SBB, MINOS, BONMIN
GAMS đã được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực tính toán qui hoạch và tối ưu HTĐ với một số bài toán nổi bật như:
Qui hoạch nguồn và lưới điện
Lựa chọn vị trí và công suất tối ưu của tụ điện, DG, hệ thống tích trữ năng lượng và thiết bị FACTS
Vận hành tối ưu các nhà máy điện
Vận hành tối ưu HTĐ…
b/ Cấu trúc chương trình
Cấu trúc chương trình lập trong GAMS gồm những thành phần cơ bản sau: Set (khai báo kích thước các mảng số liệu)
Scalar, parameter, table (khai báo và nhập số liệu)
Variables (khai báo biến)
Equations (khai báo và xây dựng các phương trình toán như hàm mục tiêu, ràng buộc, giới hạn…)
Model và Solver (xây dựng bài toán và gọi thuật toán giải)
Output (in kết quả)
Trang 34Mọi bài toán tối ưu đều có thể lập trên GAMS bằng những thành phần cơ bản trên Phần nhập số liệu đầu vào có thể thực hiện đơn giản dưới dạng gán trực tiếp, dạng vector hoặc dưới dạng bảng Giống như các ngôn ngữ lập trình khác, GAMS có thể sử dụng các lệnh chuẩn như IF-THEN, WHILE, LOOP…
Phần linh hoạt nhất trong GAMS là phần xây dựng bài toán MODEL với một MODEL bao gồm hàm mục tiêu và các phương trình ràng buộc Người sử dụng có thể lập nhiều MODEL bằng cách thay đổi số phương trình ràng buộc và hàm mục tiêu mà không phải thay đổi cấu trúc chương trình Tính năng này rất hữu dụng khi cần giải quyết một vấn đề với nhiều ràng buộc khác nhau
c/ Thuật toán và solver BONMIN trong chương trình GAMS
GAMS cung cấp một ngôn ngữ, môi trường lập trình và các solver có tính năng, giải thuật sẵn cho phép thực hiện các thuật toán để tìm kết quả tối ưu với những mô hình bài toán mở được thiết lập bởi người lập trình (sử dụng)
BONMIN là solver được tích hợp trong nguôn ngữ lập trình GAMS để giải các bài toán qui hoạch phi tuyến nguyên thực hỗn hợp (mixed-integer nonlinear programming - MINLP) Vì vậy, nó có khả năng tìm nghiệm tối ưu đối với những bài toán phi tuyến qui mô lớn với các biến nguyên thực hỗn hợp và tỏ ra phù hợp với bài toán tối ưu lớn trong HTĐ Thuật toán nhánh cận (branch-and-bound) được sử dụng làm cơ sở để giải một bài toán qui hoạch phi tuyến liên tục
ở mỗi nút của cây tìm kiếm và phân nhánh trong các biến nguyên
1.4.2 Giới thiệu chung về phần mềm PSS/ADEPT
PSS/ADET được viết tắt Power System Simulator / Avancer Distribution Enginering Productivity tool là công cụ mô phỏng lưới điện phân phối được thiết
kế cho các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật những người làm công tác thiết kế, vận hành lưới điện phân phối Phần mềm PSS/ADEPT 5.0 là công cụ hiệu quả giúp cho các đơn vị Điện lực phân tích và tính toán lưới điện trên địa bàn quản lý Qúa trình áp dụng phần mềm cho thấy, phần mềm sử dụng rất tốt cho các qui trình phân tích lưới điện phân phối.Chương đầu của giáo trình tập trung giới thiệu hai chủ đề chính đó là lưới điện phân phối và mô hình thể hiện các phần tử của lưới điện phân phối trong
Trang 35phần mềm Phần kiến thức về lưới phân phối đã trở nên rất quen thuộc với các Điện lực khu vực thuộc các Công ty Điện lực, do vậy được trình bày ngắn gọn Phần mô hình hoá các phần tử lưới điện được trình bày chi tiết Khối kiến thức này rất quan trọng, giúp chúng ta bước đầu tìm hiểu về quá trình mô hình hoá về lưới điện trên máy tính Đảm bảo tính chính xác về mặt toán học trong quá trình mô phỏng không chỉ trên máy tính mà còn thể hiện đầy đủ các tính chất về điện học của mô hìn phần
tử lưới điện được mô phỏng Mô hình hóa và mô phỏng bằng máy tính đang là một
kỹ thuật được áp dụng cho tất cả các ngành khoa học kỹ thuật và kinh tế Nếu trước kia việc thiết lập một mô hình, triển khai các dự toán, tính toán thống kê và trình bày số liệu, đòi hỏi có kiến thức về toán ứng dụng nhiều, giải các phương trình vi phân, tính các tính tích phân, các phương pháp thống kê thì hiện nay với sự giúp đỡ của máy tính và nhất là các ngôn ngữ lập trình bậc cao (như Matlab, Mapple…), các kiến thức toán này đã tích hợp hoàn toàn trong các hàm và lệnh của các ngôn ngữ, tạo điều kiện cho người dùng tiếp cận trực tiếp và tập trung vào vấn đề mình nghiên cứu mà không phải dành quá nhiều thời gian cho kỹ thuật lập trình hay công
cụ toán lý thuyết Hiện nay có hai phương pháp mô phỏng để mô hình hóa các phần
tử trong kỹ thuật mô hình hóa bằng máy tính Đó là mô phỏng qua mô hình tính toán và qua mô hình đồ họa trực quan Về phương pháp mô phỏng qua mô hình tính toán chỉ cho phép người dùng thiết kế thành những sơ đồ đơn tuyến, thường dùng trong các phần mềm kỹ thuật, đòi hỏi người sử dụng có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực họ đang nghiên cứu Đối với mô phỏng qua mô hình đồ họa trực quan thì ngược lại, phần lớn các phần mềm đi theo hướng này tập trung vào tính phổ biến, dễ sử dụng cho người dùng Tuy nhiên, cả hai phương pháp đều có đặc điểm chung là người dùng chỉ cần tập trung sâu vào các nội dung kỹ thuật và thuật toán giải bài toán Điều này làm cho nhiều người không có chuyên môn sâu về công nghệ thông tin có thể giải quyết những vấn đề của chuyên môn mình bằng máy tính Phần mềm PSS/ADEPT sử dụng phương pháp mô phỏng qua mô hình tính toán Các phần tử trên lưới điện được mô hình chỉ những người làm việc trong ngành mới sử dụng đuợc Người sử dụng chỉ cần hiểu sâu về vấn đề kỹ thuật và các
Trang 36thuật toán về tính toán phân bố công suất, ngắn mạch, bù công suất v.v Và đó là thế mạnh của các phương pháp mô phỏng thông qua các mô hình bằng máy tính
a/ Chức năng của PSS/Adept
PSS/ADEPT (The Power System Simulator/Advanced Distribution Engineering Productivity Tool) là công cụ phân tích lưới điện phân phối
PSS/ADEPT giúp phân tích và tính toán lưới điện Tính toán và hiển thị các thông số về dòng (I), công suất (P, Q) của từng tuyến dây (đường trục và nhánh rẽ), đáng giá tình trạng mang tải của tuyến dây thông qua chức năng phân bố công suất (Load Flow Analysis) Tính toán xác định vị trí bù tối ưu (CAPO, tối ưu hóa việc đặt tụ bù) Tính các thông số SAIFI, SAIDI, CAIFI, CAIDI đánh giá độ tin cậy của tuyến dây thông qua chức năng DRA Tính toán dòng ngắn mạch thông qua chức năng Fault, Fault All Chọn điểm dừng lưới tối ưu (TOPO): chương trình cho ta biết điểm dừng lưới ít bị tổn thất công suất nhất trên tuyến dây đó Khởi động động cơ (Motor Starting): chương trình tính toán phân tích các quá trình xảy ra, ảnh hưởng như thế nào đến tuyến dây, khi có động cơ (đồng bộ hay không đồng bộ) với công suất lớn, khi khởi động trong tuyến dây Phân tích sóng hài (Harmonics) Phối hợp các thiết bị bảo vệ (Protection Coordination) Hỗ trợ cho công tác thiết kế, phát triển lưới điện bằng cách sử dụng kết quả tính toán của chương trình tại mọi thời điểm
Dự đoán được quá tải các phần tử trên lưới điện
Chức năng chính của PSS/Adept
o Phân bố công suất
o Tính toán ngắn mạch tại 01 điểm hay nhiều điểm
o Phân tích khởi động động cơ
o Tính toán xác định vị trí bù tối ưu (ứng động hay cố định)
o Tính toán phân tích sóng hài
o Phối hợp các thiết bị bảo vệ
o Tính toán xác định điểm dừng tối ưu
o Phân tích đánh gia độ tin cậy
Các chức năng ứng dụng trong việc thiết kế
Trang 37PSS/ADEPT cung cấp đầy đủ các công cụ ( Tools) cho chúng ta trong việc thiết kế và phân tích một luới điện cụ thể Với PSS/ADEPT, chúng ta có thể:
a) Vẽ sơ đồ và cập nhật lưới điện trong giao diện đồ họa
b) Việc phân tích mạch điện sử dụng nhiều loại nguồn
c) Hiển thị kết quả tính toán ngay trên sơ đồ lưới điện d) Xuất kết quả dưới dạng report sau khi phân tích và tính toán e) Nhập thông số và cập nhật dễ dàng thông qua data sheet của mỗi thiết bị trên sơ đồ
b/ Các bước thực hiện
Thiết lập thông số mạng lưới
Program, network settings
Tạo sơ đồ
Creating diagrams
BÁO CÁO
Chu trình triển khai phần mềm PSS/ADEPT theo ba bước căn bản
Bước 1: Thiết lập thông số mạng lưới
Trong bước này, ta thực hiện các khai báo các thông số lưới điện cần tính toán
để mô phỏng trong PSS/ADEPT gồm các nội dung:
o Xác định thư viện dây dẫn
o Xác định thông số thuộc tính của lưới điện
o Xác định hằng số kinh tế của lưới điện
* Xác định thư viện dây dẫn như (hình: 1.8)
Trang 38Hình 1.8 Xác định thư viện dây dẫn
* Xác định thông số thuộc tính của lưới điện Bước này, nhằm khai báo cho phần mềm PSS/ADEPT thiết lập ngay từ đầu các thuộc tính của lưới điện như: Điện áp qui ước là điện áp pha hay điện áp dây và trị số, tần số, công suất biểu kiến cơ bản… Sau đây ta mở tập tin lưới điện trung thế
1 Điện lực theo (Hình: 1.9)
Hình 1.9 Thiết đặt thông số thuộc tính của lưới điện
* Xác định hằng số kinh tế của lưới điện (Hình: 1.10)
Trang 39Hình 1.10 Thiết lập hằng số kinh tế của lưới điện Bước 2: Tạo sơ đồ
Vẽ sơ đồ lưới điện cần tính toán vào chương trình PSS/ADEPT Cập nhật số liệu đầu vào cho sơ đồ lưới điện: Từ số liệu quản lý kỹ thuật của Điện lực chúng ta lần lượt nhập vào các giá trị thuộc tính của các phần tử như (Hình 1.11)
a) Nguồn b) Tải – Static Load
c) Dây dẫn – Line
d) Nút – Node e) Tụ bù-Capacitor
f) Thiết bị đóng cắt_Swichs
Trang 40Hình 1.11 Cài đặt thông số tính toán Bước 3 : Chạy các chức năng tính toán
Có 8 phân hệ tính toán trong phần mềm PSS/ADEPT 5.0 Trước khi thực hiện giải các bài toán ta cần thiết lập các tuỳ chọn bằng cách mở hộp thoại option như (Hình 112)
Hình 1.12 Thiết lập các tuỳ chọn tính toán Bước 4: Báo cáo (Report)
Sau khi chạy xong một trong các chức năng tính toán trên, bạn có thể xem kết quả tính toán phân tích của phần mềm tại 3 vị trí như sau:
o Xem hiển thị kết quả phân tích ngay trên sơ đồ
o Xem kết quả tính toán trên của số progress view
o Xem kết quả tính toán chi tiết từ phần report