Những công trình nghiên cứu về hợp tác khu vực tại Đông Á Ở trong nước, quan hệ Việt Nam - Đông Á là một đề tài được quan tâm một cách khiêm tốn với những nghiên cứu đa phần chỉ là các b
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THUÝ AN
VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC KHU VỰC ĐÔNG Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2021
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
––––––––––––––––––––––––––
NGUYỄN THỊ THUÝ AN
VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC KHU VỰC ĐÔNG Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2021
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng……% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023
Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuý An
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn khoa học TS Hoàng Xuân Trường đã hết sức tận tình, dành nhiều thời gian và tâm huyết giúp đỡ, trao đổi và chỉ ra những định hướng để tôi hoàn thành đề tài
Tôi xin cảm ơn trường ĐHSP - ĐH Thái Nguyên và sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Lịch Sử đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và nghiên cứu của tôi
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và đồng nghiệp nơi tôi công tác đã tạo điều kiện để tôi vừa hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao, vừa thực hiện được luận văn
Lòng tri ân sâu sắc nhất của tôi xin được gửi tới gia đình, bạn bè đã không ngừng cổ vũ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2023
Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thuý An
Trang 53 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7
6 Nguồn tư liệu 8
7 Đóng góp của đề tài 8
8 Cấu trúc của luận văn 9
Chương 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ LIÊN KẾT KHU VỰC ĐÔNG Á (1991 - 2021) 10
1.1 Một số vấn đề lí luận về liên kết khu vực 10
1.1.1 Lý thuyết về liên kết khu vực 10
1.1.2 Những mô thức cơ bản trong liên kết khu vực 11
1.1.3 Quan niệm về khu vực Đông Á 16
1.1.4 Những yếu tố tác động đến hợp tác khu vực tại Đông Á (1991 - 2021) 18
1.2 Tiến trình hợp tác khu vực tại Đông Á 30
1.3 Một số nhận xét về quá trình hợp tác khu vực tại Đông Á (1991 - 2021) 38
Tiểu kết chương 1 45
Chương 2.VAI TRÒ CỦA VIỆT NAM TRONG HỢP TÁC KHU VỰC ĐÔNG Á(1991 - 2021) 47
2.1 Vị trí quan trọng của Việt Nam tại khu vực 47
2.2 Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Đảng và chính sách của Việt Nam trong hợp tác khu vực Đông Á 51
2.3 Vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực 55
2.3.1 Vai trò trong tạo dựng và thúc đẩy các cơ chế về liên kết kinh tế khu vực 56
Trang 62.3.2 Vai trò thúc đẩy các cơ chế hợp tác về an ninh, chính trị trong khu vực 59
2.3.3 Vai trò thúc đẩy mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác của Đông Á với các tổ chức
3.1.2 Những khó khăn của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực Đông Á 75
3.2 Những đặc điểm của Việt Nam trong hợp tác khu vực Đông Á (1991 – 2021) 76
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADMM+ ASEAN Defence Ministerial
Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng AFTA ASEAN Free Trade Area Hiệp định Khu vực Mậu dịch
Tự do đa phương của ASEAN APEC Asia Pacific Economic
Cooperation Forum
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
ASEM Asia Europe Meeting Hội nghị cấp cao Á-Âu ASEAN Association of South East Asian ASEAN+6 ASEAN Plus Six ASEAN+3 và Ấn Độ,
Australisa và New Zealand
China Sea
Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông
in the South China Sea
Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông
EAEC/EAEG East Asian Economic Group Nhóm kinh tế Đông Á
Trang 8MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Chiến tranh Lạnh kết thúc đã mở ra một không gian rộng lớn cho hòa bình và phát triển đối với mọi quốc gia trên thế giới Bước vào thế kỉ XXI, quan hệ quốc tế tiếp tục có những chuyển biến mới Trong đó, xu thế chủ yếu của nhân loại là đối thoại và hợp tác thay cho đối đầu; sức mạnh kinh tế là thước đo quan trọng nhất của thực lực quốc gia Đồng thời dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, của toàn cầu hoá, nhân loại đã xích lại gần nhau trong sự gắn kết mang tính chất tùy thuộc ngày càng lớn Tuy nhiên, thế giới cũng tiềm ẩn những nhân tố bất ổn khó lường định Những vấn đề mang tính toàn cầu tiếp tục nảy sinh và biến động phức tạp, điều đó đang là những thách thức nghiêm trọng đòi hỏi cần có sự hợp tác của các quốc gia để cùng nhau giải quyết
Trong bối cảnh nhiều biến động ấy, khu vực Đông Á hiện hữu trên bàn cờ chính trị quốc tế với nhiều bình diện khác nhau Đông Á trở thành khu vực thu hút sự quan tâm đặc biệt của thế giới, không chỉ vì đây là địa bàn chiến lược quan trọng có nhiều vấn đề nổi cộm về chính trị - an ninh, mà còn vì là khu vực phát triển đầy năng động, đạt được những thành công ngoạn mục về phát triển kinh tế, trở thành một đầu tàu của kinh tế thế giới, đóng góp rất quan trọng vào sự tăng trưởng toàn cầu Vùng Đông Á, gắn liền với một khu vực kinh tế sôi động lại có vị trí địa chiến lược quan trọng, đã trở thành điểm nóng thu hút sự quan tâm và điều chỉnh chính sách nhiều quốc gia, tổ chức như Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN «Đây cũng là khu vực tồn tại nhiều diễn đàn, cơ chế hợp tác đan xen với nhiều tầng nấc và quy mô khác nhau Bên cạnh một loạt các cơ chế do ASEAN khởi xướng và chủ trì như ASEAN+1, ASEAN+3, ARF, EAS, ADMM+…còn có các cơ chế quan trọng khác như ASEM, APEC với một điểm chung là đều có sự hiện diện của hầu hết các cường quốc trong và ngoài khu vực Tất cả những cơ chế này tạo nên không gian chung để các nước củng cố đối thoại, tăng cường lòng tin, thúc đẩy hợp tác trên những lĩnh vực có lợi ích, đồng thời chia sẻ quan điểm về các khác biệt và tìm hướng giải quyết các tranh chấp» [17]
Việt Nam là một quốc gia trong khu vực Đông Á, với công cuộc Đổi mới từ năm 1986, Việt Nam đạt được tốc độ phát triển kinh tế khá cao, có sự ổn định về chính
Trang 9trị và thi hành chính sách đối ngoại làm bạn với tất cả các nước, hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào cộng đồng khu vực Kể từ khi là quốc gia thành viên của ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp được ghi nhận trong việc thúc đẩy hợp tác, đối thoại và liên kết không chỉ ở Đông Nam Á mà ở cả khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Mặc dù hiệu quả của các cơ chế hợp tác này còn có những ý kiến luận giải khác nhau, không thể phủ nhận vai trò thúc đẩy của Việt Nam trong các diễn đàn do ASEAN khởi xướng đã tồn tại và tiếp tục được mở rộng, vẫn thu hút được sự tham dự đông đảo và thường xuyên của các nước, nhất là các nước lớn Hiện nay, tình hình phát triển của khu vực này có ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam, tạo cho nước ta đứng trước những thách thức và những cơ hội hợp tác mới thật lớn lao Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần nhanh chóng nắm lấy thời cơ, tìm ra giải pháp nhằm phát huy vai trò tích cực trong hợp tác khu vực, nhất là nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác khu vực tại Đông Á hướng
tới hòa bình và thịnh vượng chung “Việc phát huy vai trò của mình trong ASEAN và
tận dụng môi trường ổn định xung quanh có được, cũng như kịp thời đưa ra những quyết sách phù hợp nhằm thúc đẩy mối quan hệ với các nước, trong đó có khu vực Đông Á, là sự quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta” [8] Tuy nhiên, dù quan trọng
như vậy nhưng hiện tại ở Việt Nam, việc nghiên cứu về vai trò, vị trí của quan hệ Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác Đông Á chưa được đầu tư đúng mức Việc nghiên cứu, làm rõ những bước phát triển trong quan hệ Việt Nam - Đông Á, luận giải những nhân tố tác động, đánh giá và kiến giải về những thành công, hạn chế của mối quan hệ trên có thể coi là một sự đóng góp thêm vào hướng nghiên cứu này
Với ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn như trên, tôi đã chọn vấn đề “Việt
Nam trong hợp tác khu vực Đông Á từ năm 1991 đến năm 2021” làm luận văn cao
học của mình để cố gắng góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Những công trình nghiên cứu về hợp tác khu vực tại Đông Á
Ở trong nước, quan hệ Việt Nam - Đông Á là một đề tài được quan tâm một cách khiêm tốn với những nghiên cứu đa phần chỉ là các bài viết nhỏ đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các hội thảo, hay các luận án thạc sĩ, tiến sĩ ít phổ biến, chứ chưa có một công trình quy mô cụ thể nào về đề tài được phát hành Có thể kể đến các bài viết,
Trang 10các công trình nghiên cứu như: “Lịch sử Đông Nam Á” của tác giả D G E Hall, (1997); “Hướng tới cộng đồng kinh tế Đông Á” của tác giả Võ Đại Lược (2001);
“Những vấn đề an ninh - chính trị trong hợp tác Đông Á” của tác giả Hoàng Khắc
Nam đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 1 (64)/2004; “Đông Á - Đông
Nam Á, những vấn đề lịch sử và hiện tại” của Vũ Dương Ninh chủ biên (2004); “Tìm hiểu về thực trạng an ninh khu vực Đông Á” của tác giả Nguyễn Thanh Hiền đăng trên
Tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á số 1 (55)/2005; “Lịch sử quan hệ quốc
tế ở Đông Á từ sau chiến tranh thế giới hai đến cuối chiến tranh lạnh (1945-1991)”
của tác giả Lê Phụng Hoàng (2005); “Quan hệ Trung Quốc - ASEAN - Nhật Bản trong
bối cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam” của Vũ Văn Hà (2007); “Vấn đề biển Đông trong tiến trình xây dựng cộng đồng an ninh ASEAN trong những năm đầu thế kỉ XXI” của tác giả Trần Hiệp đăng trên Tạp chí Đông Nam Á số 1 (2007); “Quan điểm của Nhật Bản về liên kết Đông Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhâp kinh tế quốc tế” do Trần Quang Minh chủ biên (2007); “Hợp tác ASEAN+3, Quá trình phát triển, thành tựu và triển vọng” (2007) của tác giả Nguyễn Thu Mỹ; “ASEAN trong bối cảnh hợp tác Đông Á, Đông Nam Á: Truyền thống và hội nhập” của tác giả Hoàng Khắc
Nam (2007); “Hợp tác đa phương ASEAN+3 vấn đề và triển vọng” của Hoàng Khắc Nam; “Lịch sử Đông Nam Á”, Lương Ninh chủ biên (2008); “Cộng đồng kinh tế Đông
Á: Xu hướng hợp tác mới và triển vọng” của các tác giả Phạm Thị Thanh Bình đăng
trên Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 3 (79) 3/2009; “Lợi ích chiến lược các nước
lớn tại Đông Á trong thập niên đầu thế kỉ XXI” của tác giả Trần Khánh đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á số 4/2010; “ASEAN+3 và cục diện Đông Á đương đại”
của tác giả Lê Thị Thu Hồng đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 12 (118)
12/2010; “Vai trò của ASEAN trong cấu trúc khu vực Đông Á và tư duy đối ngoại Việt
Nam” của tác giả Lê Viết Duyên đăng trên Tạp chí NCQT số 88 (3/2012)
Các công trình, bài viết đưa ra những đánh giá sâu về từng lĩnh vực, từng khía cạnh và nhân tố tác động đến tiến trình liên kết ở Đông Á, vai trò của các cơ chế đa phương, nhất là trong lĩnh vực an ninh và hợp tác kinh tế tại khu vực Đông Á Từ những phân tích qua các góc độ khác nhau, các tác giả chưa tổng hợp được thành một nhận định chung về thực trạng hay dự báo về xu thế liên kết khu vực tương lai ở Đông Á,
Trang 11vai trò của Việt Nam được nhìn nhận ở mức độ nhất định, còn đặt trong bối cảnh hẹp ở Đông Nam Á gắn với các cơ chế do ASEAN chủ trì như ASEAN+3 hay EAS
Ở nước ngoài, tuy ở mức hạn chế nhưng cũng có không ít các công trình nghiên
cứu về quan hệ Việt Nam - Đông Á như bài viết “Two funerals and a wedding? The
ups and downs of regionalism in East Asia and Asia-Pacific after the Asian crisis” của
tác giả Webber, Douglas (2001); “ASEAN+3: Emerging East Asian Regionalism” (2002) của tác giả Richard Stubbs; “ASEAN Plus Three: Emerging East Asian
Regionalism?” (2002) của tác giả Stubbs, R Asian Survey; “From ASEAN to an East Asian Community? The Role of Functional Cooperation” của tác giả N Thomas,
SEARC Working Paper Series (2002); “East Asia: Many Clubs, Little Progress” của
tác giả Soesastro, Hadi đăng trên tạp chí Far Eastern Economic Review (2006)
“ASEAN and the Future of East Asia” (2007) của tác giả Soesastro; “Australia's Asia Dilemma “East Asian regionalism: Much ado about nothing?” của tác giả Ravenhill,
John (2008); “East Asian Regional Architecture: New Economic and Security
Arrangements and U.S Policy” của tác giả Nanto, Dick (2010) Tác giả Rozman,
Gilbert với bài “East Asian regionalism” (2012); “Historical Institutionalism and East
Asia’s Regional Architecture” của tác giả Yeo, Andrew (2012)
Có thể nói, các công trình nghiên cứu kể trên đã đưa ra một bức tranh tương đối đa dạng, hoàn chỉnh về khu vực Đông Á với nhiều khía cạnh Tuy nhiên, trong phạm vi những gì đã đọc, các công trình nghiên cứu thường chỉ dừng lại nghiên cứu một khu vực hoặc một quốc gia cụ thể Hơn nữa, cũng có ít các nghiên cứu về Đông Á một cách toàn diện, hệ thống tiến trình hợp tác khu vực trên mọi lĩnh vực mà chủ yếu tập trung ở một khía cạnh nhất định
2.2 Những công trình nghiên cứu về vai trò, vị thế của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực tại Đông Á
Có thể kể đến các bài viết, các công trình nghiên cứu như: “Việt Nam hội nhập
kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá” (2002); “Tiến trình hợp tác Á - Âu (ASEM) và những đón góp của Việt Nam” do Nguyễn Duy Quý - Nguyễn Thu Mỹ
(đồng chủ biên) (2005); tác giả Vũ Dương Ninh với cuốn “Việt Nam - ASEAN, Quan
hệ song phương và đa phương” (2004); Trần Khánh và Phạm Đức Thành (đồng chủ
Trang 12biên) công trình “Việt Nam trong ASEAN: Nhìn lại và hướng tới” (2006) Đáng chú ý là công trình đề cập đến đối sách của các nước tại khu vực “Hợp tác liên kết ASEAN
hiện nay và sự tham gia của Việt Nam” của các tác giả Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn
Hữu Cát và Nguyễn Thị Quế (2008) đã góp phần làm rõ thêm những bước phát triển mới và triển vọng của quá trình phát triển hợp tác, liên kết ASEAN sau Chiến tranh lạnh trong một số lĩnh vực chủ yếu, đồng thời cũng nêu bật sự tham gia và đóng góp của Việt Nam đối với quá trình này Cuốn sách này giúp tác giả có thêm tư liệu để viết phần đối sách của ASEAN trước ảnh hưởng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung tại Đông Nam Á cũng như vị thế, vai trò của Việt Nam trước những biến động này
Công trình “Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam” (1986-2012)”, tác giả
Phạm Quang Minh (2012) đã phân tích quá trình chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam hình thành và phát triển, đồng thời đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế còn tồn tại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách đối ngoại trong giai đoạn sau
Những bài viết, những công trình nghiên cứu này đã góp phần phục dựng toàn cảnh quan hệ Việt Nam - Đông Á trên một số lĩnh vực chủ yếu như kinh tế, thương mại, công nghệ, văn hóa giáo dục, đặc biệt nhấn mạnh vào quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam - Đông Á nhằm làm bật tính nhất quán, bền vững của mối quan hệ đầy tiềm năng này Tuy nhiên, các bài viết chỉ nhấn mạnh một vài khía cạnh hợp tác trong những giai đoạn lịch sử khác nhau nên chỉ làm nền tảng cho quá trình nâng cấp quan hệ Việt Nam - Đông Á Những công trình nghiên cứu trên không chỉ làm rõ bối cảnh lịch sử, cơ sở hình thành mà còn miêu tả quan hệ Việt Nam - Đông Á với những đặc trưng riêng biệt, đồng thời nêu lên những dự báo triển vọng của mối quan hệ này Mặc dù vẫn giới hạn thông tin đến trước năm 1991, nhưng những nội dung dự báo của các công trình trên đã giải thích được những cột mốc kết nối quan trọng cho sự chuyển đổi về chất trong mối quan hệ Việt Nam - Đông Á giai đoạn từ năm 1991 trở về sau
Như vậy, điểm qua lịch sử nghiên cứu về vấn đề này cho thấy, từ trước đến nay, ở trong và ngoài nước đã có một số nhà nghiên cứu tìm hiểu về vai trò, vị thế của Việt Nam trong hợp tác khu vực tại Đông Á Các tác giả cũng cho thấy bức tranh chung về lịch sử quan hệ Việt Nam - Đông Á; nhưng, có thể do mục đích, đối tượng nghiên cứu
Trang 13khác nhau nên họ chỉ đề cập đến giai đoạn này hay giai đoạn khác, khía cạnh này hay khía cạnh khác của mối quan hệ mà chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và cụ thể về vai trò Việt Nam trong tiến trình hợp tác khu vực Đông Á từ năm 1991 đến năm 2021 Các công trình chủ yếu chỉ có những đánh giá ngắn về động thái của Việt Nam qua các diễn biến tăng cường hợp tác tại khu vực mà chưa có đánh giá toàn diện về toàn bộ quá trình tham gia và đóng góp của Việt Nam này trong liên kết khu vực ở Đông Á Tuy vậy, những công trình nghiên cứu trên đây đã giúp chúng tôi về mặt tư liệu cũng như một số nhận định để tác giả thực hiện đề tài
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ thực trạng
hợp tác khu vực tại Đông Á qua ba thập kỉ sau Chiến tranh lạnh, từ đó, đánh giá vai trò, vị thế của Việt Nam đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác khu vực Đông Á từ năm 1991 đến năm 2021
- Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, trên cơ sở những tư liệu
lịch sử và tài liệu nghiên cứu tiếp cận được, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau đây: + Làm rõ thực trạng hợp tác khu vực Đông Á giai đoạn 1991-2021
+ Đánh giá vai trò, vị thế của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực Đông Á (1991-2021)
+ Làm rõ những khó khăn, thách thức về vị thế, vai trò của Việt Nam trong tiến trình hợp tác khu vực Đông Á trong tương lai
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là làm rõ vị thế,
vai trò của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác khu vực tại Đông Á giai đoạn 1991 - 2021
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian: Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1991 đến năm 2021
Sở dĩ đề tài chọn năm 1991 là mốc khởi đầu cho việc nghiên cứu bởi năm 1991 đánh dấu một dấu mốc quan trọng trong lịch sử thế giới và khu vực với sự kiện chấm dứt Chiến tranh lạnh, trật tự hai cực Itanta sụp đổ và sự tan rã của Liên Xô Những biến động chính trị đó đã tạo ra những thay đổi lớn trên bàn cờ chính trị thế giới và khu vực Đông Á Từ đây những khác biệt về ý thức hệ trong quan hệ quốc tế đã dần bị xóa
Trang 14nhòa Đó là điều kiện để các cơ chế hợp tác ra đời tại Đông Á với sự tham gia của các nước có ý thức hệ khác nhau Năm 2021 được chọn là mốc kết thúc cho việc nghiên cứu bởi năm 2021 là thời điểm chẵn ba thập kỉ sau khi trật tự hai cực Ianta sụp đổ, đây là thời điểm phù hợp để nhìn nhận lại mối quan hệ giữa Việt Nam - Đông Á Tuy nhiên, hai mốc thời gian này không phải là sự phân định máy móc, cứng nhắc mà trong chừng mực nhất định, đề tài sẽ mở rộng nghiên cứu giai đoạn trước và sau để có cái nhìn liên tục và logic
+ Về không gian: Giới hạn nghiên cứu của luận văn là trong khu vực Đông Á,
theo quan điểm địa - chính trị và địa - chiến lược đây là khu vực gồm các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á Tuy nhiên, trong chừng mực nhất định, luận văn cũng mở rộng phạm vi nghiên cứu với cả các chủ thể bên ngoài có lợi ích và ảnh hưởng ở khu vực
+ Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng hợp tác khu vực Đông Á
giai đoạn 1991 - 2021; vai trò, vị trí của Việt Nam trong hợp tác khu vực tại Đông Á
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Về phương pháp luận: Luận văn quán triệt sâu sắc phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về lịch sử và các vấn đề quốc tế
- Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn được hoàn thành với việc áp dụng hai
phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Với phương pháp lịch sử, đề tài làm rõ quá trình hợp tác tại khu vực Đông Á qua những sụ kiện, vấn đề lịch sử để thấy được mức độ và tính phức tạp của sự tiến triển hợp tác Đông Á; làm rõ quá trình hợp tác khu vực của Việt Nam qua những giai đoạn hợp tác khu vực Đông Á (1991 - 2021) Phương pháp logic được tác giả sử dụng để nhận xét, đánh giá về vai trò, vị trí, thành tựu, hạn chế trong quá trình Việt Nam thúc đẩy hợp tác, liên kết các cơ chế tại khu vực tại Đông Á giai đoạn 1991 - 2021 Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích địa - chính trị, lý thuyết về sự lãnh đạo nhằm xem xét quan hệ các nước dưới góc độ tương tác lợi ích địa - chiến lược và địa - chính trị, từ đó đưa ra những kiến nghị hợp lý và khả thi để không những có thể giúp Việt Nam chủ động hội nhập sâu hơn vào quốc tế và khu
Trang 15vực mà còn có thể tiếp tục giữ vững được độc lập dân tộc và duy trì sự tăng trưởng cao Phương pháp so sánh được sử dụng để có thể hiểu rõ được vấn đề một cách cụ thể, có chiều sâu lịch sử, theo một quá trình, không những thấy được tính phổ biến mà còn thấy được những điểm đặc thù về vị thế, vai trò của Việt Nam trong tiến trình thúc đẩy hợp tác khu vực Phương pháp thống kê, tổng hợp được tác giả sử dụng để thu thập số liệu một các đầy đủ và có hệ thống từ nhiều nguồn khác nhau, để có thể có cái nhìn và đánh giá khách quan, toàn diện, đa chiều và khoa học đối với quá trình hợp tác khu vực cũng như những đóng góp của Việt Nam trên các lĩnh vực
6 Nguồn tư liệu
Để hoàn thành luận văn, tác giả tham khảo và sử dụng các nguồn tư liệu sau: - Tư liệu gốc bao gồm Nghị quyết của Đảng, các Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Việt Nam có liên quan; Tuyên bố chung của các cơ chế hợp tác, bài phát biểu trong các cuộc viếng thăm chính thức giữa các nhà lãnh đạo, các hội nghị; các văn bản hợp tác giữa hai bên; các số liệu thống kê về các lĩnh vực hợp tác của các cơ quan chính phủ Việt Nam
- Tư liệu tham khảo bao gồm chuyên khảo, bài báo, các bài bình luận của các tác giả trong và ngoài nước đã đề cập sâu các vấn đề mà luận văn quan tâm
- Nguồn tài liệu khai thác từ trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Việt Nam bao gồm các văn kiện, tuyên bố của Hội nghị cấp cao, các hội nghị cấp Bộ trưởng; các bài viết trên web của Thông tấn xã Việt Nam
7 Đóng góp của đề tài
- Về khoa học: Đề tài góp phần cung cấp một góc nhìn khoa học, toàn diện hơn
về thực trạng hợp tác tại khu vực Đông Á (1991 - 2021) qua những thăng trầm của lịch sử; đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài tiếp tục phát triển và bổ sung cho lý thuyết nghiên cứu quan hệ quốc tế về vị thế, vai trò của các nước vừa và nhỏ trong quan hệ quốc tế hiện nay
- Về thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần trong việc
xây dựng các luận cứ khoa học, giúp cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam có thể cân nhắc sử dụng nhằm mở rộng vị thế cho sự tham gia của Việt Nam trong quá trình hội nhập sâu rộng vào các mối quan hệ quốc tế
Trang 16Luận văn cũng cung cấp một danh mục tương đối đầy đủ những tư liệu lịch sử và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; đồng thời đề tài cũng là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử quan hệ đối ngoại của Việt Nam nói riêng
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về liên kết khu vực Đông Á Chương 2: Vai trò của Việt Nam trong hợp tác khu vực Đông Á (1991 - 2021) Chương 3: Một số nhận xét về vai trò của Việt Nam trong hợp tác khu vực Đông
Á (1991 - 2021)
Trang 17Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ LIÊN KẾT KHU VỰC ĐÔNG Á
1.1 Một số vấn đề lí luận về liên kết khu vực
1.1.1 Lý thuyết về liên kết khu vực
Thuật ngữ liên kết khu vực hay khu vực hoá hoặc chủ nghĩa khu vực, “ở các mức độ khác nhau, phản ánh tiến trình hợp tác, liên kết về an ninh - chính trị, kinh tế và hình thành bản sắc ở các khu vực Những thuật ngữ này được đề cập ngày càng nhiều như những thành tố quan trọng của hệ thống quan hệ quốc tế” [27]
Tuy nhiên, hiện nay, khi tìm kiếm một định nghĩa chính xác vể chủ nghĩa khu vực (Regionalism) không phải là dễ “Về mặt chính trị của thuật ngữ có thể coi chủ nghĩa khu vực là nguyên tắc hay hệ thống để phân chia một khu vực địa lý thành một khu vực cụ thể, có những đặc trưng lịch sử, văn hóa, vị trí chiến lược riêng Chủ nghĩa khu vực có những yếu tố tích cực (thúc đẩy chủ nghĩa khu vực) và tiêu cực (khiêu khích chủ nghĩa khu vực) trong sự phát triển của khu vực và quan hệ với các khu vực khác Có người cho rằng chủ nghĩa khu vực là một mối đe dọa tiềm tàng nhưng người khác lại coi chủ nghĩa khu vực là yếu tố tích cực, một sự hứa hẹn lâu dài” [27]
Chủ nghĩa khu vực là kết quả của sự phát triển lịch sử, được hình thành trong thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa từ sau đại chiến thế giới thứ hai, bắt đầu xuất hiện từ khi hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc sụp đổ, sự cạnh tranh khốc liệt giữa
các hệ thống thế giới và ở ngay trong lòng các hệ thống đó “Chủ nghĩa khu vực xuất hiện như một phản ứng trước xu hướng toàn cầu hoá, xảy ra do tác động của một số cường quốc, cũng như chủ nghĩa quốc gia “thái quá” ở mỗi quốc gia - dân tộc” [28]
Trong các điều kiện lịch sử khác nhau thì chủ nghĩa khu vực cũng biểu hiện khác nhau Quá trình phi tập trung hoá hệ thống quốc tế đã củng cố thêm các ý tưởng ủng hộ chủ nghĩa khu vực phát triển Khi ảnh hưởng của các cường quốc theo kiểu cũ mất đi, thì cũng tạo thuận lợi hơn cho một thế giới đa cực và giúp tạo nên một hệ thống quốc tế trong đó các thoả thuận khu vực đóng vai trò quan trọng hơn Với sự phát triển của chủ nghĩa khu vực mới trong các thập kỷ gần đây, các tổ chức khu vực trở thành
Trang 18nhân tố trọng yếu trong kiến trúc an ninh toàn cầu Đây là kết quả của sự khu vực hoá và rộng hơn là toàn cầu hoá
Về thuật ngữ liên kết khu vực, dựa trên cách tiếp cận khu vực hóa, có thể hiểu
“Liên kết khu vực là kiểu liên kết đa phương giữa nhiều nước có sự gần gũi về mặt địa lý, theo đó các nước láng giềng có sự khác nhau về chế độ chính trị - xã hội, trình độ phát triển kinh tế và tôn giáo - văn hoá vẫn có thể liên kết, hợp tác với nhau nhằm hướng đến các giá trị, lợi ích chung Chính nhu cầu nội tại của mỗi nước, trong đó cốt lõi là các nhu cầu về phát triển và nâng cao vị thế, đảm bảo an ninh là động lực thúc đẩy quá trình liên kết khu vực” [12] Như vậy, đó là “Sự gắn kết hay hợp nhất một cách tự nguyện của hai hay nhiều chủ thể vào một cơ chế hay tổ chức mới, mà ở đó các chủ thể tham gia cùng chia sẻ những luật lệ, nguyên tắc và giá trị chung, nhưng lại không mất đi giá trị bản sắc đặc trưng riêng của mình” [12] Hay cũng có thể hiểu, liên kết
khu vực là việc các quốc gia riêng lẻ trong một khu vực gắn kết lại với nhau thành một khối lớn hơn
Trong khi đó, thuật ngữ khu vực hoá lại được nhìn nhận là “quá trình làm tăng tính khu vực, làm thay đổi những sự khác nhau tương đối sang những yếu tố giống nhau ngày càng nhiều, được xúc tiến bởi sự hợp tác và liên kết sâu rộng của các quốc gia-dân tộc trong khuôn khổ tổ chức khu vực, nhằm tạo ra khối sức mạnh, có một bản sắc riêng khác với khu vực khác” [12]
Như vậy, liên kết khu vực có thể hiểu là “tiến trình chung, khái niệm chủ nghĩa khu vực thường được xem như tiến trình liên kết về chính trị do các quốc gia dẫn dắt còn khu vực hoá là hình thức liên kết kinh tế được thúc đẩy bởi các hoạt động của các doanh nghiệp, mặc dù chịu sự tác động của các chính sách của nhà nước” [12]
1.1.2 Những mô thức cơ bản trong liên kết khu vực
Lịch sử thế giới đã chứng kiến không ít những xung đột về tư tưởng, về quân sự giữa một nhóm nước hoặc khu vực, thậm chí trên phạm vi toàn thế giới Bên cạnh đó, lịch sử cũng từng ghi nhận những hình thức phong phú của sự hợp tác giữa các quốc gia, nhóm các quốc gia trong khu vực Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hợp tác, liên kết khu vực Những nhận thức chung chung về hợp tác, liên kết khu vực chưa làm sáng tỏ được những vấn đề thuộc tính của nó như nguồn gốc, nội dung, chức năng,
Trang 19vai trò, mức độ của các cơ chế trong đời sống xã hội quốc tế nói chung và cả những hình thức biến đổi của nó trong điều kiện lịch sử cụ thể Chúng ta không bắt gặp thứ chủ nghĩa khu vực biểu hiện chưng chung mà chỉ thấy chủ nghĩa khu vực được biểu hiện cụ thể trong những điều kiện cụ thể Muốn nhận thức một cách căn cơ về hợp tác khu vực, theo chúng tôi cần phải có thế giới quan duy vật biện chứng để khái quát được các mô thức liên kết trong quan hệ quốc tế
Mô thức liên kết được hiểu là kết cấu quyền lực được hình thành bởi so sánh lực lượng, tập hợp lực lượng giữa các quốc gia trong khu vực, là những nguyên tắc, quy phạm, phương pháp, khả năng xử lý các mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau trong khu vực Mô thức liên kết khu vực gồm các tiêu chí chính là yếu tố địa lý, cộng đồng văn hóa, văn minh, được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử; mục tiêu, tính chất hoạt động của các tổ chức khu vực
Mô thức liên kết chính trị: Mô thức này thể hiện qua các tổ chức chính trị khu
vực Sự xuất hiện các tổ chức chính trị khu vực dựa vào nhiều yếu tố Trước hết là không gian chính trị khu vực Khu vực Tây Âu, nơi tập trung các nước tư bản công nghiệp có trình độ phát triển cao thì động cơ của tổ chức chính trị khu vực ở đây chỉ nhằm thực hiện sự đoàn kết chặt chẽ hơn nữa giữa các thành viên để bảo tồn các lý tưởng được coi là tài sản chung và phát triển sự hợp tác về kinh tế, xã hội Nó càng trở nên bức thiết hơn khi Tây Âu trở thành một trong ba trung tâm lớn nhất của hệ thống tư bản thế giới vào đầu thập kỷ 70 Ngoài Tây Âu, môi trường chính trị phức tạp hơn nhiều Bởi vì các khu vực này đều đã từng là thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Việc thành lập các tổ chức chính trị nhằm vào mục tiêu trước tiên là bài thực dân dưới bất kỳ hình thức cũ hoặc mới Muốn thế, các đất nước trong khu vực đó phải đồng lòng, cùng hành động và phát triển các mối quan hệ về chính trị, kinh tế, văn hoá Riêng ở châu Mỹ, môi trường chính trị khá đặc biệt, tổ chức chính trị ở đây không mang tính bài thực dân như ở châu Á, châu Phi mặc dù đa số các quốc gia châu Mỹ đều từng là thuộc địa của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp Lý do là Mỹ muốn đặt toàn bộ châu Mỹ dưới sự bảo hộ của mình, ngăn ngừa sự can thiệp của các cường quốc châu Âu vào châu Mỹ
Trang 20Trong khi điểm diện các tổ chức chính trị khu vực trên thế giới, không thể bỏ qua một tổ chức chính trị khu vực điển hình khác ở châu Á là “Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á” (ASEAN) Do môi trường chính trị của khu vực phức tạp, lại bị chi phối nặng nề bởi chiến tranh lạnh nên mục tiêu, tính chất hoạt động của ASEAN có nhiều thay đổi tuỳ theo các giai đoạn lịch sử
Các tổ chức khu vực theo đuổi những mục tiêu khác nhau Nhưng mục tiêu then chốt nhất là xây dựng tình đoàn kết, hợp tác, trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, có lập trường, thái độ chính trị thống nhất trong việc giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế Tất cả các tổ chức chính trị khu vực hầu hết đều phát triển các mối quan hệ hợp tác theo chiều rộng, từ các lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành như y tế, giáo dục, tư pháp…”Hiệu quả của các quan hệ hợp tác này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội của toàn khu vực; đặc biệt phụ thuộc vào sự ổn định chính trị trong khu vực và mức độ can thiệp của các trung tâm quyền lực quốc tế vào khu vực” [3; tr.55]
Mô thức liên kết kinh tế: Mô thức này được thể hiện qua các tổ chức kinh tế khu
vực, trước hết là một hệ thống kinh tế, trong đó có sự thoả thuận của nền kinh tế các nước thành viên Tính hiệu quả của hệ thống kinh tế đó phản ánh mức độ thành công của tổ chức kinh tế khu vực tương đương với nó Nhưng muốn hình thành được một tổ chức kinh tế khu vực phải có những điều kiện cụ thể “Thứ nhất, việc áp dụng cơ chế thị trường đã phát triển và trở nên phổ biến ở các quốc gia trong khu vực Thứ hai, có sức ép bên ngoài khu vực đòi hỏi các quốc gia trong khu vực phải có sự phối hợp, thống nhất hành động để đối phó và cạnh tranh với thế lực bên ngoài Thứ ba, trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia trong khu vực đã đạt tới mức đòi hỏi phải có sự phối hợp chính sách điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó” [3; tr.56]
Thực tế cho thấy, hầu hết các quốc gia trước đây vốn là thuộc địa cũ, sau khi giành được độc lập đã kết nối với nhau trong các tổ chức kinh tế khu vực Mục tiêu chính của các tổ chức kinh tế này nhằm chống lại sức ép kinh tế của các nước tư bản phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia; giữ vững độc lập kinh tế cho mỗi quốc gia thành viên, liên minh giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, thương mại Nhiều hình thức, mức độ hợp tác kinh tế khu vực đã được triển khai như
Trang 21việc thoả thuận thủ tiêu toàn bộ hàng rào thuế quan đối với các hoạt động thương mại trong khu vực Các tổ chức kinh tế khu vực tạo thành các khối kinh tế, có mặt hầu khắp toàn cầu Cơ cấu của các tổ chức kinh tế trên thế giới thường gọn nhẹ với hai cơ quan tiêu biểu: Cơ quan có thẩm quyền cao nhất thường là một hội đồng, bao gồm đại các nước thành viên; Các hình thức hội đồng có thể là cuộc họp cấp cao của các vị đứng đầu nhà nước hoặc hội nghị hàng năm của các ngoại trưởng Cơ quan chấp hành thường là một ban thường trực hoặc thư ký có trách nhiệm điều hành hoạt động của tổ chức
Mô thức liên kết an ninh: Đây là mô thức rất đặc biệt, một hình thức liên minh
chính trị - quân sự khu vực Thông thường, chính sách đối ngoại của bất kì quốc gia nào cũng bao gồm nhiều mục tiêu Nhưng mục tiêu quan trọng nhất chính là độc lập, chủ quyền, tức nhiệm vụ an ninh của đất nước đó Nếu các nước cùng một khu vực có những quyền lợi an ninh giống nhau thì điều kiện tiên quyết cho việc hình thành một
liên minh chính trị - quân sự đã được xác định Tuy nhiên, “đây không phải là điều kiện
duy nhất Bởi vì sự xuất hiện một tổ chức quân sự khu vực phản chiếu vô số các động lực Có thể đó là sức ép bên ngoài khu vực, sự cộng tồn vì lợi ích an ninh của mỗi quốc gia, thế quân bình trong quan hệ quốc tế, ý thức hệ Cũng có thể là vấn đề “nguyên trạng” trong trật tự thế giới” [3; tr.61]
Đối với các khu vực khác nhau thì sự hình thành các tổ chức an ninh khu vực sẽ khác nhau Giống như các tổ chức chính trị, kinh tế khu vực, tổ chức an ninh khu vực cũng có những tiền đề căn bản nhất cho sự hình thành - các yếu tố địa lý và lịch sử cộng đồng Thiếu chúng, sẽ rất khó xác định được đâu là một tổ chức an ninh khu vực Như chúng ta biết, trong quá khứ đã từng tồn tại nhiều liên minh quân sự, như khối “Liên minh thần thánh” (1815 - 1853) của Nga, Anh, Áo, Phổ; khối “Liên minh” Đức, Áo, Hung, Ý và khối Hiệp ước Anh, Pháp, Nga trong thế chiến thứ hai Nhưng đó chưa phải tổ chức an ninh khu vực, bởi lẽ chúng còn thiếu một bộ máy - cơ quan quyền lực siêu quốc gia có tính cách quân sự Hơn nữa, các liên minh quân sự trên được hình thành trong tình trạng chiến tranh hoặc chuẩn bị gây chiến, không phản ánh đúng thực chất của một tổ chức an ninh khu vực Thực chất, loại tổ chức này chỉ xuất hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Trang 22Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với việc thành lập tổ chức Liên hiệp quốc, người ta nhận thấy vị trí của các nước nhỏ dần được khẳng định, ít nhất là trên bình diện công pháp quốc tế Lý do là phong trào giải phóng dân tộc và dân chủ ở khắp nơi dâng lên mạnh mẽ; hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ; nhiều quốc gia giành được độc lập Vì thế, vấn đề an ninh cho các dân tộc được đặt lên hàng đầu và trở thành nền tảng căn bản của Hiến chương Liên hiệp quốc Tuy nhiên, ý chí của các cường quốc thường xung đột với quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc Họ tạo ra những áp lực quân sự ngoài khu vực, can thiệp vào khu vực bằng lực lượng tay sai tại chỗ Vì thế ở một vài khu vực trên thế giới, các nước nhỏ đã đứng ra tổ chức những khối quân sự khu vực nhằm mục đích an ninh
Ngoài các động cơ liên quan đến an ninh nội bộ và áp lực bên ngoài của các cường quốc, việc hình thành các tổ chức an ninh khu vực còn bị tác động bởi cuộc “chiến tranh lạnh” giữa hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa Tại châu Âu, khi “Hiệp ước Warsaw” (WTO) được ký vào tháng 5/1955 giữa các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ nhằm chống lại mưu đồ và hành động nguy hiểm của chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ xã hội chủ nghĩa, hoà bình và an ninh thế giới, thì cùng năm đó, nhóm nước tư bản Tây Âu đã thành lập “Liên minh Tây Âu” (UEO) Đây cũng là một tổ chức chính trị - quân sự khu vực, có mối quan hệ chặt chẽ với khối “Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (NATO) Mục tiêu cơ bản của “Liên minh Tây Âu” là đẩy mạnh hợp tác quân sự giữa các nước thành viên, chống lại chủ nghĩa cộng sản và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu Cơ quan lãnh đạo của UEO là một Hội đồng Trong đó có một Ủy ban thường trực về quân bị, được gọi là “cơ quan kiểm tra vai trò vũ trang của các nước thành viên [3; tr.64]
Như thế, có thể thấy mô thức an ninh cũng có biểu hiện đa dạng Bắt nguồn từ sức ảnh hưởng của địa - chiến lược khu vực, những mối liên hệ sâu xa về lịch sử của các quốc gia trong khu vực, thái độ chính trị của các cường quốc đối với khu vực mà một tổ chức an ninh khu vực có thể xác định được những hình thức và mức độ hợp tác
Mô thức liên kết văn hoá: Đây là mô thức nền tảng của chủ nghĩa khu vực Nó
được thể hiện qua sự hình thành khu vực như một cộng đồng văn hoá, văn minh với những đặc trưng xác định Lý thuyết về sự hình thành khu vực với tư cách là một bộ
Trang 23phận bao gồm các yếu tố không gian xã hội và thời gian lịch sử đã được nhiều học giả phương Tây đưa ra; sau đó được các học giả Xô Viết kế thừa, phát triển
Theo N.N Trêbokxarow, “loại hình kinh tế - văn hoá là tổng thể các đặc điểm kinh tế và văn hoá hình thành trong quá trình lịch sử của các dân tộc khác nhau, cùng ở một trình độ phát triển kinh tế - xã hội và sinh sống trong môi trường địa lý tự nhiên như nhau Còn khái niệm “khu vực hoá - lịch sử” được hiểu là một khu vực mà ở đó sinh sống những tộc người; trong quá trình phát triển lịch sử lâu dài, giữa họ có những ảnh hưởng qua lại khăng khít với nhau, từ đó hình thành nên những yếu tố văn hoá chung trong văn hoá vật chất cũng như văn hoá tinh thần” [3; tr.65 - 66]
Thực tế cho thấy các tổ chức khu vực hình thành và phát triển đều dựa trên nền tảng một cộng đồng văn hoá, văn minh như thế Trong quá trình hoạt động của các tổ chức khu vực này, văn hoá luôn là một lĩnh vực hợp tác quan trọng, có tác dụng thúc đẩy sự hiểu biết tin cậy lẫn nhau, củng cố tình hữu nghị nhất trí của những dân tộc thành viên ở khu vực Trong xu hướng mới, các giá trị văn hoá truyền thống dần trở nên quan trọng trong suốt quá trình hợp tác, liên kết khu vực Mặc dù sự tác động, ảnh hưởng của văn hoá đến đời sống kinh tế, chính trị, an ninh khu vực rất phức tạp, nhưng yếu tố văn hoá thường luôn được biểu hiện Trong khi các yếu tố khác như an ninh, chính trị do những điều kiện lịch sử cụ thể lại có thể tạm thời che khuất
Có thể nói rằng, dù liên kết dưới mô thức và loại hình nào, “vấn đề cơ bản để liên kết mang lại kết quả tích cực là các nước thành viên cần có một chiến lược và tầm nhìn mang tính tổng thể, nhất quán và lâu dài Nói cách khác, khi tham gia các cơ chế liên kết, quan điểm đối ngoại, chính sách hội nhập của mỗi nước cần xuất phát từ nhu cầu nội tại của nước đó, để tránh những ảnh hưởng tiêu cực hoặc can thiệp từ bên ngoài Trong nhiều trường hợp, liên kết cũng đòi hỏi các nước thành viên phải “từ bỏ” một phần lợi ích quốc gia hoặc một số chức năng truyền thống của nhà nước; nhưng các chính sách hội nhập đưa ra cũng không được mâu thuẫn với lợi ích quốc gia” [11]
1.1.3 Quan niệm về khu vực Đông Á
Gần đây quan niệm “Đông Á” được đề cập đến ngày càng thường xuyên hơn trong các hội thảo khoa học và trên các diễn đàn quốc tế Đồng thời, xét trên bình diện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế.v.v, quan niệm này cũng được diễn giải theo nhiều
Trang 24phương thức, tùy thuộc từng góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau của các học giả Quan niệm “Đông Á” được đề cập đến lần đầu tiên trong khái niệm “Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á” do Nhật Bản đề xướng năm 1940 trong bối cảnh Nhật mở rộng cuộc chiến tranh châu Á - Thái Bình Dương với mong muốn tạo dựng một khối các quốc gia Châu Á do Nhật Bản lãnh đạo và không phụ thuộc sức mạnh phương Tây
Đến nay, những khái niệm về hợp tác Đông Á được đề cập đến nhiều như “Chủ nghĩa khu vực Đông Á” (East Asian Regionalism), “Khu vực hoá Đông Á” (East Asian Regionalization), “Cộng đồng Đông Á” (East Asian Community), “Phục hưng châu Á” (Asian Renaissance), “Chủ nghĩa châu Á mới” (Neo-Asianism), hay “Bản sắc Đông Á” (East Asian Identity) [34] Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự thống nhất trong quan niệm và cách nhìn về xu hướng hợp tác ở Đông Á Tuỳ từng quan điểm, góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau như lịch sử, địa lý, văn hoá, kinh tế, quan hệ quốc tế…mà các nhà nghiên cứu có thể đưa ra những khái niệm, định nghĩa khác nhau
Nhìn chung có hai loại ý kiến về khu vực Đông Á: “Một số nhà nghiên cứu coi Đông Á là chính là Đông Bắc Á khu vực bao gồm Trung Quốc (ngoại trừ tỉnh Thanh Hải, các khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng), Đài Loan, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản” [25] Một số nhà nghiên cứu khác lại coi “Đông Á bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á: 10 nước ASEAN và các nước Đông Bắc Á là Trung Quốc (cả Đài Loan và Hồng Kông), bán đảo triều Tiên và Nhật Bản” [25], ý kiến này không đơn thuần là khái niệm về địa lý, mà được đề cập dưới góc độ kinh tế - chính trị Ý kiến thứ ba gọi Đông Á bao gồm tất cả các nước trên cộng thêm Nam Á, quan điểm này nhưng không phổ biến
Hiện nay, ý kiến thứ hai được sử dụng phổ biến và mức độ thừa nhận chung cao hơn nhiều so với ý kiến thứ nhất Các tổ chức toàn cầu về cơ bản đều sử dụng cách gọi này Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng là thuật ngữ Đông Á không nên hiểu theo nghĩa là địa lý đơn thuần, mà phải theo nghĩa là địa chiến lược Có nghĩa là về mặt địa lý, lãnh thổ không gian Đông Á phải là cơ sở của hợp tác Đông Á, chứ không phải là khu vực khác, châu lục khác, nhưng đây là một khái niệm mở, có thể các thành viên tham gia các cơ chế được mở rộng ra bên ngoài phạm vi địa lý trong quá trình hình thành và
Trang 25phát triển Ví dụ Hội nghị Cấp cao Đông Á lại có những thành viên nằm ngoài khu vực Đông Á theo cách hiểu trên như Ấn Độ, Australia, New Zealand
Trong đề tài này với mục tiêu nghiên cứu hợp tác khu vực, cấu trúc phù hợp hơn cả của Đông Á theo tác giả có thể được coi bao gồm Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên (chủ yếu là Hàn Quốc), Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN Đây là những nước có sự tương tác tương đối chặt chẽ với nhau trong cơ chế ASEAN +3 và đang có xu hướng tiến tới tăng cường hợp tác khu vực Chính vì lẽ đó, trong giới hạn phạm vi luận văn, tác giả chỉ muốn đề cập đến khu vực Đông Á với cách tiếp cận như trên
1.1.4 Những yếu tố tác động đến hợp tác khu vực tại Đông Á (1991 - 2021) Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
Khu vực Đông Á án ngữ ngã ba giao thông quan trọng bậc nhất nhì thế giới Đông Á có những biển lớn và những eo biển yết hầu khống chế lối ra vào Thái Bình Dương (như eo biển Malaca) và lục địa châu Á Khu vực này cũng là nơi tập trung những tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng nối liền Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương Đây cũng là một khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chẳng hạn như tài nguyên khoáng sản dưới lòng biển Đông
Tuy nhiên, ở Đông Á, những đặc thù của điều kiện địa lý đã không làm sự gần gũi về địa lý có tác động mạnh mẽ đối với hợp tác khu vực Các quốc gia phân bố trải dài trên một diện rất rộng khiến nhiều nước ở cách xa nhau, làm giảm sự hiểu biết lẫn nhau Địa hình đa dạng và phức tạp gồm cả lục địa và hải đảo tạo nên cản trở giao lưu và thông thương Khí hậu cũng khác nhau nên lối sống và nhân sinh quan cũng khác nhau, hạn chế sự hình thành bản sắc và các giá trị chung Những điều kiện địa lý như vậy khiến mối liên hệ lịch sử kém phát triển và ý thức khu vực xuất hiện muộn hơn nhiều nơi khác Khuôn khổ Đông Á bao gồm cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á mới chỉ nổi lên trong thế kỷ XX và chủ yếu trong thời gian sau Chiến tranh lạnh Ngay ý thức về khu vực Đông Nam Á - nơi có chủ nghĩa khu vực được coi là mạnh nhất và rõ nét hơn nhiều so với khu vực Đông Á - cũng chỉ là sản phẩm của thời hiện đại
Như vậy, sự gần gũi địa lý chỉ mang tính tương đối Bởi lẽ sự gần gũi không nên được hiểu đơn giản chỉ là sự tiếp giáp bởi nếu như thế thì Nhật Bản và các nước Đông Nam Á hải đảo (Philippin, Indonesia, Brunei) sẽ bị loại trừ Myanmar không hề
Trang 26gần gũi với Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng quốc gia này vẫn được coi là thuộc Đông Á chứ không phải Nam Á
Yếu tố kinh tế
Các nước Đông Á cùng có lợi ích chung là phát triển Từ sau Chiến tranh lạnh, tất cả các nước này đều chú ý đến sự phát triển kinh tế, đều thi hành chính sách mở cửa và nhấn mạnh tới không gian kinh tế khu vực Hợp tác kinh tế khu vực chính là phương thức cơ bản để đạt mục đích đó Thúc đẩy hợp tác kinh tế nội vùng đã trở thành một trong những đòn bẩy trong chính sách kinh tế đối ngoại Sự hợp tác như vậy được coi không chỉ đem lại sự phát triển cho các quốc gia mà cả sự thịnh vượng cho toàn khu vực Lợi ích và quan niệm như vậy đang trở thành động lực cần thiết cho hợp tác khu vực Đông Á Cùng có nền kinh tế hướng về xuất khẩu, các nước Đông Á đều muốn mở rộng thị trường trong khu vực vốn còn nhiều tiềm năng và giảm bớt sự tác động của thị trường Âu - Mỹ Quá trình khu vực hoá kinh tế ở Đông Á bắt đầu định hình rõ rệt từ giữa những năm 1980 và ngày càng phát triển Sau đó ngày càng nhận được sự quan tâm của các chính phủ, đặc biệt từ sau cuộc khủng hoảng năm 1997 Cơ sở này đã có tác động lớn đến hợp tác khu vực Đông Á, làm tăng sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa các nước trong khu vực Khu vực hoá và sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế đang tạo nên sụ hình thành hệ thống kinh tế Đông Á
Sự nổi lên của nền kinh tế Trung Quốc cũng dẫn đến mong muốn thúc đẩy làm ăn với Trung Quốc vừa để tận dụng, vừa để giảm bớt nguy cơ cạnh tranh Nhìn chung, sự nổi lên của Trung Quốc về kinh tế góp phần kích thích thương mại và đầu tư nội vùng Vị thế kinh tế mới của Trung Quốc cũng góp phần làm tăng bản sắc và tầm quan trọng của Đông Á
Nhu cầu cải cách trong nước Sự khó khăn hay trì trệ của nền kinh tế một số nước, chẳng hạn như Nhật Bản hay ở Đông Nam Á cũng khiến các nước này nhìn vào việc tăng cường hợp tác kinh tế khu vực như con đường thoát khỏi tình trạng trì trệ Sự tham gia vào kinh tế khu vực được hi vọng đem lại xung lực mới cho cải cách kinh tế trong nước
Sự phát triển của chủ nghĩa khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ đã gây ra sức ép lớn đối với khu vực Đông Á Các quốc gia có nhu cầu liên kết lại để tăng tiếng nói của
Trang 27mình trong nền kinh tế thế giới và trong các thể chế kinh tế toàn cầu Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ, hợp tác khu vực kinh tế Đông Á nổi lên là điều dễ hiểu khi vừa để tận dụng cơ hội, vừa để hạn chế những tác động bất lợi
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-1998 đã làm tăng tiếng nói của các nhóm trong nước ủng hộ tự do hoá thương mại và phi điều tiết trong khu vực, từ đó góp phần làm tăng sự quan tâm mới của chính phủ đối với hợp tác khu vực Đông Á Đây là đặc điểm mà nhiều học giả cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự nổi lên của chủ nghĩa khu vực Đông Á
Yếu tố an ninh - chính trị
Đối với Đông Á, bối cảnh và các vấn đề an ninh - chính trị đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành chủ nghĩa khu vực
Trên cấp độ toàn cầu, sự nổi lên của chủ nghĩa khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ đã tạo ra sức ép to lớn đối với vai trò và tiếng nói của các nước Đông Á trên trường quốc tế Điều này đã làm nảy sinh nhu cầu tập hợp nhau lại để củng cố và phát huy vai trò quốc tế của khu vực và mỗi quốc gia Đông Á Quyền lực bá chủ của Mỹ tạo ra kích thích đối với hợp tác ở Đông Á nhưng là cần kiểm soát bớt những ảnh hưởng tiêu cực từ bá chủ Mỹ Sáng kiến EAEG của Thủ tướng Malaysia Mahathir xuất phát từ mong muốn làm giảm bớt sức ép của Mỹ hay sáng kiến AMF của Nhật Bản năm 1997 nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào Mỹ và IMF do Mỹ khống chế
Trên cấp độ liên quốc gia, sự tăng trưởng và vai trò đang lên của Trung Quốc cũng giải thích cho sự nổi lên gần đây của hợp tác Đông Á Đối với các nước ASEAN và Đông Bắc Á, sự cộng tác với Trung Quốc xem chừng tốt hơn là đối đầu với nó Một sự thể chế hoá khu vực sẽ giúp kiềm chế bớt những tham vọng của quốc gia này Cũng trên cấp độ liên quốc gia, chính sách của các cường quốc có tác động đến hợp tác khu vực Có thể các cường quốc không hoàn toàn hướng đến mục tiêu cụ thể là hình thành một cộng đồng khu vực nhưng hành vi và lợi ích hiện tại của họ lại đang góp phần thúc đẩy sự hợp tác Mỹ chủ trương thúc đẩy tự do hoá toàn cầu Nhật Bản và Trung Quốc đều muốn tăng cường hợp tác Đông Á để tập hợp lực lượng, giành quyền lãnh đạo khu vực và vì chính mục đích phát triển và củng cố an ninh của mình Ngoài ra, Đông Á cũng là khu vực tồn tại nhiều mâu thuẫn và tranh chấp giữa các nước trong khu vực
Trang 28Nguy cơ này đang đe doạ sự phát triển quốc gia và sự ổn định khu vực Sự hợp tác và thể chế hoá khu vực có thể là phương thức hữu hiệu nhất để ngăn chặn nguy cơ này Đó là cách thức mà các nước Đông Nam Á đã tập hợp nhau lại trong ASEAN
Trên cấp độ quốc gia, ở Đông Á, các nước đang tập trung cho mục đích phát triển Điều đó đòi hỏi điểm chung trong lợi ích an ninh - chính trị là cần môi trường ổn định cho phát triển Lợi ích này đạt được sự thống nhất tương đối giữa các lực lượng chính trị trong các nước Không còn nhiều lực lượng chống đối hình thành chủ nghĩa khu vực trong nội bộ các nước Giới chính trị và giới lãnh đạo ngày càng chú ý đến chủ nghĩa khu vực với minh chứng là quá trình dấn thân của các nước trong khu vực vào quá trình tăng cường và thể chế hoá hợp tác khu vực Vai trò của giới kinh tế tăng lên trong quá trình hoạch định chính sách các quốc gia càng góp phần củng cố xu hướng và lợi ích này Giới khoa học cũng là một trong những thành phần xã hội tham gia tích cực và cổ vũ cho quá trình hình thành hợp tác khu vực Đông Á Giá trị an ninh - chính trị chính là một yếu tố kích thích sự tập hợp và tăng cường quan hệ trên quy mô Đông Á
Nhìn chung, đặc điểm an ninh - chính trị có vai trò to lớn đối với hợp tác Đông Á chủ yếu thông qua sự đồng nhất tương đối về lợi ích an ninh và củng cố cho phát triển Những tác động này của đặc điểm an ninh - chính trị chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực đối ngoại và được sự cổ vũ trong lĩnh vực đối nội
Yếu tố lịch sử, văn hoá
Yếu tố lịch sử: Ở Đông Á, ảnh hưởng của lịch sử là dễ nhận thấy Hầu hết các
cộng đồng ở đây đều có những mối quan hệ lịch sử khá lâu dài Có những quan hệ đã được hình thành cách đây hàng nghìn năm Mối quan hệ này tồn tại cả trên hai kênh nhân dân - nhân dân, nhà nước - nhà nước Sự liên hệ giữa các nước này diễn ra trong nhiều lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, chính trị tới văn hoá, xã hội Ví dụ như trường hợp Việt Nam đã có quan hệ lâu đời không chỉ với các nước liền kề mà mối quan hệ với các nước khác trong khu vực như Nhật Bản, Cao Ly và các quốc gia Đông Nam Á khác cũng đã hình thành từ lâu trong lịch sử, đem lại cho lịch sử vai trò nền tảng hợp tác khu vực Quá trình quan hệ này vẫn được tiếp tục như những quan hệ đối ngoại chủ yếu của khu vực cho đến khi bị ngăn trở bởi sự thâm nhập của chủ nghĩa thực dân vào khu vực này Tuy nhiên, thời gian này, mối quan hệ nhân dân - nhân dân vẫn diễn ra
Trang 29Từ thế kỷ XV, sự thâm nhập của Phương Tây đã khiến các nước Đông Á bắt đầu nhận thức mạnh mẽ về khu vực chung của mình trong một thế giới rộng lớn hơn cũng như những khác biệt so với các nơi khác trên thế giới Thời kỳ này được bắt đầu với sự bùng nổ của hàng loạt phong trào kháng chiến của nhân dân các nước chống xâm lược Tình hình này đã làm nảy sinh nhu cầu liên kết lại với nhau của các nước trong khu vực Sự hướng tới Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của phong trào dân tộc nhiều nước trong khu vực ở cả Đông Bắc Á và Đông Nam Á cũng như sự quan tâm nhất định tới thuyết “Khu vực Đại Đông Á thịnh vượng” trong những năm diễn ra Chiến tranh thế giới thứ II là những dấu hiệu rõ rệt đầu tiên về ý niệm Đông Á từ bên trong khu vực
Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa khu vực bắt đầu trở thành hành động thực tế cho dù mới chỉ biểu hiện ở quy mô hẹp Đó chính là sự ra đời ASEAN năm 1967 mà vẫn còn tồn tại đến ngày nay Chính thành tựu và vai trò của ASEAN về mọi mặt đã trở thành mục đích quan trọng thúc đẩy sự hợp tác Đông Á
Sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa khu vực bắt đầu được ghi nhận nhiều hơn ở khu vực này Điển hình là sáng kiến thành lập Nhóm kinh tế Đông Á (EAEG) của Thủ tướng Malysia Mahathir Mohamad năm 1990 Và đến năm 1997, chủ nghĩa khu vực Đông Á đã xuất hiện như một xu hướng thực tế trong quan hệ quốc tế khu vực
Tuy nhiên tác động của lịch sử không phải một chiều Lịch sử Đông Á chứa đựng nhiều vấn đề khiến quá trình hình thành và phát triển của khu vực này diễn ra muộn và không thuận lợi như nhiều khu vực khác trên thế giới Sự thành lập nhà nước và quốc gia sớm trong khu vực đã làm nên sức sống mãnh liệt cho chủ nghĩa quốc gia ở Đông Á Chủ nghĩa quốc gia mạnh mẽ thường dẫn đến chủ nghĩa vị kỷ thái quá trong chính sách đối ngoại hoặc sự đối lập với chủ nghĩa khu vực Chủ nghĩa quốc gia là một nguồn gốc của chủ nghĩa bảo hộ vẫn tồn tại trong liên kết kinh tế khu vực Quá trình biệt lập lâu dài góp phần duy trì xu hướng hướng nội và làm giảm sự dấn thân vào chủ nghĩa khu vực Yếu tố này gây khó khăn trong việc tìm kiếm và xác định phương thức, mô hình cho sự hợp tác đa phương khu vực Lịch sử xung đột giữa các nước trong khu vực Chiến tranh và xung đột lâu dài giữa các quốc gia trong lịch sử đã để lại không
Trang 30chỉ các tranh chấp lãnh thổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay mà còn cả sự ác cảm dân tộc, tâm lý nghi kỵ và có thể là cả những hằn thù lịch sử giữa các quốc gia trong vùng Như vậy, lịch sử không chỉ là cơ sở hình thành mà còn chứa đựng nhiều cản trở lớn cho chủ nghĩa khu vực Đông Á Và xem chừng, những cản trở này có phần còn lớn hơn thuận lợi Chứng cứ là sự hình thành muộn màng và sự vận động khó khăn hiện nay của nó Tuy vậy, không thể bác bỏ vai trò của lịch sử như cơ sở cho hợp tác Đông Á, bởi đây là quá trình tạo nên tính đồng nhất nhất định của khu vực này
Yếu tố văn hoá
Sự tương đồng về văn hoá thường dựa trên các yếu tố như chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và các giá trị văn hoá khác Ở Đông Á cũng tồn tại cơ sở văn hoá tuy mức độ và tác động không giống như các khu vực khác Bản sắc Đông Á được hình thành từ xa xưa thông qua những mối giao lưu văn hoá hàng ngàn năm Ấn Độ và Trung Quốc là hai trong số các nền văn minh cổ xưa cổ xưa nhất ở đây đã có tác động lớn tới đời sống văn hoá của người dân nơi đây Mối quan hệ của các quốc gia Đông Á với hai quốc gia này rất sâu đậm Nó cho thấy những liên kết chăt chẽ, đưa khu vực thành một mạng lưới phát triển cao, phức hợp và thịnh vượng
Về mặt chủng tộc, tuy dân cư ở đây không thuần nhất về mặt chủng tộc nhưng cũng không có quá nhiều chủng tộc Nhiều quốc gia trong vùng cùng thuộc một chủng tộc như các nước Đông Bắc Á thuộc chủng tộc Mongoloit hay nhiều nước Đông Nam Á thuộc Negro-Autraloit Giữa các đại chủng này có sự hỗn hợp với nhau và nó được phản ánh khá rõ ở nhiều dân tộc Đông Nam Á
Về mặt xã hội, quá trình di cư lâu đời giữa các dân tộc trong khu vực đã tạo nên sự phân bố đan xen và những liên hệ đồng tộc trải khắp khu vực Quá trình này đã chuẩn bị cho sự tiếp xúc trao đổi về cả văn hoá tinh thần lẫn văn hoá vật chất càng trở nên sâu sắc Nói chung, những điều này đã làm cho vấn đề dân tộc của mỗi nước dễ có sự liên quan tới nhiều quốc gia khác và tạo điều kiện cho sự duy trì mối quan hệ nhân dân - nhân dân giữa các nước
Ở Đông Á, quá trình giao thoa văn hoá lâu đời cũng dẫn đến sự trao đổi và tiếp nhận Hiện tượng ngôn ngữ thẩm thấu vào nhau là phổ biến trong khu vực Thậm chí
Trang 31với tỉ lệ khá lớn như trường hợp tiếng Hoa trong ngôn ngữ của nhiều quốc gia và dân tộc xung quanh
Tôn giáo cũng là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới cách sống và sự ảnh hưởng tôn giáo lan rộng đã góp phần tạo nên các mối quan hệ văn hoá Có lẽ, ảnh hưởng liên tôn giáo mạnh nhất là ở Đông Á Từ xa xưa, làn sóng Ấn Độ giáo, Phật giáo và Hồi giáo đã tràn đến đây Ảnh hưởng tương đối mạnh của tôn giáo trong quốc gia vẫn giúp tạo nên những sự liên hệ giữa các cộng đồng cùng tôn giáo trong khu vực bất chấp mối liên hệ khá yếu ớt giữa giáo hội các nước
Tuy nhiên, yếu tố văn hoá - xã hội ở Đông Á cũng chứa đựng nhiều điều bất lợi cho hợp tác khu vực ở Đông Á Sự tương đồng diễn ra chủ yếu trên quy mô tiểu khu vực hơn là toàn khu vực Các yếu tố chủ yếu gây khó khăn cho sự hình thành chủ nghĩa khu vực Đông Á là: Sự khác biệt về tư tưởng và đa dạng về trường phái đã ngăn cản hình thành nền tư tưởng chung cho cả khu vực, trong đó có tư duy và quan niệm đối ngoại Giao thoa văn minh Trung - Ấn không có tác động như nhau trên toàn khu vực nên không giúp nhiều cho việc tạo nên những giá trị chung cho khu vực Những tương đồng văn hoá ở đây tuy có nhưng tồn tại bên cạnh sự đa dạng rất lớn nên chưa phát huy được nhiều tác dụng Đó là chưa nói đến tính phổ biến của các tương đồng vẫn còn nhiều hạn chế cả về cường độ lẫn quy mô
Vì thế, tất cả những thuận lợi trên trong cơ sở văn hóa - xã hội chỉ đóng vai trò như những điều kiện chứ chưa hẳn là tiêu chí cứng để tiến tới cộng đồng chung ở Đông Á Nhưng ít nhất, những tương đồng nhất định trên quy mô tiểu khu vực cũng là một con đường dẫn tới sự hình thành chủ nghĩa khu vực toàn Đông Á
Những tác động của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh
Trong những năm cuối thế kỷ XX, nhân loại đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng làm biến đổi mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia
Năm 1989, Chiến tranh lạnh kết thúc, sự kết thúc của Chiến tranh lạnh là hệ quả tất yếu của sự chạy đua hao người, tốn của và làm suy giảm nghiêm trọng sức mạnh của Hoa Kỳ và Liên Xô Đồng thời, về cơ bản sự kiện này cũng đã đánh dấu sự kết thúc trật tự thế giới “hai cực Ianta” do Hoa Kỳ và Liên Xô đứng đầu Sự tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã đặt dấu chấm hết thực sự cho Chiến
Trang 32tranh lạnh Liên Xô không còn đứng ở vị thế siêu cường đối trọng với phe tư bản chủ nghĩa do Hoa Kỳ cầm đầu
Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta, lịch sử thế giới đã bước sang một trang mới, với những biến đổi phức tạp và khó lường, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến và diễn ra theo các xu hướng như sau:
Xu thế đối thoại, hợp tác trong cùng tồn tại hoà bình đang dần dần trở thành xu thế chủ yếu trong các mối quan hệ quốc tế Từ đầu những năm 90 thế kỷ XX đến nay, hòa bình, hợp tác để cùng phát triển là xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế toàn thế giới và trong khu vực Sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế Sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo hướng đối thoại, thoả hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế
giới mới “Không thể phủ nhận rằng nền hòa bình, ổn định do “Chiến tranh Lạnh kết thúc” đem lại, đã hỗ trợ rất nhiều cho những “kỳ tích Đông Á” trên tất cả các phương diện từ kinh tế, chính trị, cho tới văn hóa, xã hội, phát huy những thành quả mà quá trình toàn cầu hóa mang lại” [21] Mặc dù vẫn còn một số vấn đề khúc mắc trong quan
hệ giữa các quốc gia khu vực Đông Á hiện chưa được giải quyết triệt để (vấn đề Bắc Triều Tiên, eo biển Đài Loan, tranh chấp lãnh thổ biển Đông.v.v.), song cũng chính tính bất ổn đó đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn tiến trình liên kết khu vực, với mục tiêu chung là tạo nên một Đông Á hòa bình, bền vững, phồn vinh
Xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày càng gia tăng Toàn cầu hoá, khu vực hoá là một xu thế khách quan và ngày càng phát triển trong điều kiện của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại Xu thế này ngày càng lôi cuốn, “xô đẩy” các nước ở các khu vực khác nhau, có thể chế kinh tế, chính trị khác nhau trên thế giới Toàn cầu hoá đã, đang và sẽ làm cho các quan hệ, các mối liên kết giữa các quốc gia, giữa các khu vực trên thế giới, trong đó có Đông Á trở nên chặt chẽ hơn với các lợi ích đan xen, phức tạp Đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá, hoà bình, hợp tác, các quốc gia sẽ không có điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước, thậm chí sẽ rơi vào nguy cơ tụt hậu về nhiều phương diện với những hậu quả khó lường Do vậy, các nước đã điều
Trang 33chỉnh quan hệ giữa các quốc gia trong khuôn khổ vừa hợp tác, vừa đấu tranh, vừa kiềm chế lẫn nhau trên tinh thần chủ đạo là tránh đối đầu, tránh xung đột quân sự trực tiếp
Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khoa học và công nghệ có bước tiến nhảy vọt, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của kinh tế tri thức Những thành tựu kì diệu của nó trong những thập niên gần đây đã dẫn đến những thay đổi to lớn về kinh tế, xã hội, văn hoá, tư tưởng, lối sống và cả kiến trúc thượng tầng chính trị của các quốc gia Thực tiễn những thập kỷ gần đây cho thấy, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển đã đòi hỏi phải tháo dỡ mọi trở lực, mọi rào cản sự phát triển của nó Đây thực sự là xu thế mạnh mẽ, khách quan, đi từ tất yếu kinh tế mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ đem lại, không thể đảo ngược Tình hình đó càng thúc đẩy xu thế thống nhất các nước trong khu vực Đông Á trong một liên kết chung, trước tiên là về kinh tế Cuộc cách mạng khoa học công nghệ cũng gây nên những hậu quả tiêu cực như tình trạng ô nhiễm môi trường trong hành tinh cũng như trong vũ trụ, tai nạn lao động và nhất là việc chế tạo những loạ vũ khí hiện đại có sức công phá và huỷ diệt khủng khiếp Điều đó cũng đòi hỏi các quốc gia trong khu vực phải gia tăng hợp tác và cố kết cộng đồng để thích ứng và đối phó với những biến động khó lường của thời đại
Tuy hoà bình, ổn định là xu hướng chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột Nguy cơ này càng trở nên trầm trọng khi ở nhiều nơi xuất hiện chủ nghĩa li khai, chủ nghĩa khủng bố Cuộc khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mĩ đã gây ra những tác động to lớn, báo hiệu nhiều nguy cơ mới đối với thế giới Cùng với đó là sự xuất hiện của các vấn đề toàn cầu và khu vực, như khủng hoảng kinh tế - tài chính 1997 là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình hợp tác ở khu vực, hối thúc các quốc gia phải ngồi lại và bàn phương hướng ứng phó Ngoài ra, các vấn đề khác cũng đang ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ quốc tế đó là vấn đề năng lượng, tài nguyên, môi trường và khí hậu…
Nhu cầu hợp tác của các chủ thể trong khu vực
ASEAN: Tuy ASEAN không đóng vai trò là người khởi tạo sự liên kết khu vực
về sản xuất - đầu tư và tài chính - tiền tệ, song nó lại chính là người đã khởi tạo sự liên kết khu vực về mặt cấp cao Tiến trình ASEAN+3 ra đời từ đó và đặt cơ sở hình thành
Trang 34nên chủ nghĩa khu vực ở Đông Á Tuy nhiên, ASEAN sau tuổi 40 vẫn đang còn rất nhiều vấn đề bất cập về liên kết khu vực Các yếu tố như khủng bố, thiên tai, dịch bệnh, chủ nghĩa ly khai…vẫn thường xuyên đe doạ an ninh phi truyền thống Tất cả những thực tế đó đang cản trở sự đoàn kết của hiệp hội, chiến lược “cân bằng giữa các nước lớn” khó xây dựng và hiệu quả chủ đạo hợp tác Đông Á bị giảm sút
Mặc dù vậy, những người đứng đầu ASEAN cho rằng khối này có vai trò trung tâm trong quá trình hợp tác Đông Á và có những quan điểm thống nhất để thúc đẩy ASEAN+ Mục tiêu chính của ASEAN là liên kết kinh tế với các thị trường và trung tâm quyền lực lớn của châu Á là Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc
Nhận thức được vai trò “quyền lực mềm” của mình trong khu vực Đông Á, mục tiêu chung của ASEAN là đẩy nhanh tiến trình thực hiện và ký kết FTA Trước năm 2000, chỉ có 3 FTA được ký kết, 1 FTA đang trong quá trình đàm phán và 3 FTA đang nghiên cứu Từ năm 2000 đến nay, xu hướng ký kết FTA trong khu vực Đông Á xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó có 36 FTA đã được ký kết, 41 FTA đang trong quá trình đàm phán và 25 FTA đang nghiên cứu ASEAN chiếm phần lớn trong số lượng FTA ở khu vực Đông Á Theo mô thức ASEAN+1, FTA giữa ASEAN và các nước là một trong những giải pháp chủ yếu để hình thành Cộng đồng kinh tế Đông Á, trước mắt là việc thành lập Khu vực thương mại tự do Đông Á (EAFTA) FTA giữa Trung Quốc-ASEAN, Nhật Bản-Quốc-ASEAN, Hàn Quốc - Quốc-ASEAN, và Australia-New Zealand-ASEAN đã được ký kết là nhằm hiện thực hóa ý tưởng này
Bắt đầu từ kinh nghiệm EU và với tư cách là hạt nhân trong Cộng đồng Kinh tế Đông Á, ASEAN đã nhanh chóng ký kết Hiến chương ASEAN vào năm 2007 với ý đồ vì lợi ích chung cho toàn ASEAN và tham vọng rộng hơn nữa là muốn Cộng đồng Đông Á sau này xoay quanh trục cơ bản là ASEAN Hiến chương ra đời là phương pháp tốt nhất để ASEAN tạo nên sự thống nhất trong đa dạng, sửa đổi những yếu kém thể chế trong ASEAN thời gian qua, giúp ASEAN đi theo con đường liên kết mới, đó là xem xét lại các mục tiêu chủ yếu, các nguyên tắc cơ bản, tăng cường thể chế và cơ cấu tổ chức, rút ngắn lộ trình, đảm bảo ASEAN tiếp tục là một đại diện chủ đạo trong các Hội nghị cấp cao ASEAN+3, Hội nghị cấp cao Đông Á
Trang 35Các quốc gia ASEAN nhận thấy con đường để ASEAN trở thành hạt nhân của Cộng đồng Đông Á là phải gia tăng hợp tác trong tổ chức này, thu hẹp khoảng cách phát triển và trở thành nước tiên phong trong việc đưa ra những quan điểm, cơ cấu thể chế, lĩnh vực ưu tiên hợp tác của Cộng đồng Đông Á Với những lợi thế về thị trường, tốc độ tăng trưởng GDP nhanh, tập hợp nhiều nền kinh tế năng động, đang gấp rút hoàn thành AFTA, đã và đang hình thành Cộng đồng ASEAN, đã có Hiến chương ASEAN…, ASEAN có đủ khả năng để thực hiện những ý đồ riêng của mình trong Cộng đồng kinh tế Đông Á
Nhật Bản: Năm 1990, khi Thủ tướng Mahathir đưa ra đề xuất thành lập EAEC,
Nhật Bản tuy được cựu thủ tướng Malaysia đề nghị một vai trò quan trọng trong EAEC, nhưng đã phản đối, vì “Nhật Bản e ngại rằng nếu mình tham gia EAEC - một khối mậu dịch mặc dù được tuyên bố là “mở” song lại không chấp nhận Hoa Kỳ, Australia và New Zealand làm thành viên - có thể khiến Hoa Kỳ nghĩ rằng Nhật Bản đang chủ động tiến hành trước việc bảo hộ chống Hoa Kỳ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại thương của Nhật Bản Theo quan điểm của Nhật Bản, EAEC cần có phạm vi rộng hơn” [17]
Đến tháng 4/1997, ASEAN đã đề xuất tổ chức hội nghị cấp cao giữa ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc Lần này, Nhật Bản lại ủng hộ đề xuất của ông Mahathir Sau đó, Nhật Bản đã có những sáng kiến và hành động tích cực để tăng cường liên kết kinh tế ở Đông Á trong khuôn khổ ASEAN+3, như đề xuất các đề án gồm “Phục hồi kinh tế Đông Á”, “Xúc tiến trao đổi tri thức”, “Phát triển nguồn nhân lực” (năm 1998), “Kế hoạch Obuchi nhằm tăng cường và phát triển nguồn nhân lực cho Đông Á” (năm 1999), “Ba nguyên tắc xúc tiến hợp tác ở Đông Á”, “Đề cương hợp tác bình đẳng” (năm 2000), “Chương trình nghiên cứu Đông Á” (năm 2001), “Năm ý tưởng Hợp tác Nhật Bản-ASEAN” (năm 2002) Các ý kiến, đề xuất của Nhật Bản đều được các quốc gia khác tán thành tích cực
Năm 2002, Nhóm Tầm nhìn Đông Á đã đệ trình một báo cáo đề nghị chuyển ASEAN+3 thành Hội nghị Cấp cao Đông Á Và chính sự tham gia của Australia, New Zealand và Ấn Độ tại Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ nhất do Nhật Bản đã vận động ASEAN để được mời tham dự Tuy nhiên, “mục đích Nhật Bản vận động để Australia, New Zealand và Ấn Độ được tham gia EAEC là tạo thêm đối trọng với Trung Quốc là
Trang 36có khả năng, nhất là quan hệ của nước này với Ấn Độ” [17; tr.33] Đặc biệt, vào tháng
4/2008, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Komura Masahiko và 10 vị đồng chức các nước thành viên ASEAN đã cùng ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (AJCEP) sau 4 năm với 11 vòng đàm phán Hiệp định không chỉ tạo nên một liên kết khu vực về thương mại tự do mà còn cả dịch vụ và đầu tư tự do giữa 2 bên
Trung Quốc: Trung Quốc ủng hộ việc thành lập cộng đồng Đông Á dưới sự
lãnh đạo của Trung Quốc Trung Quốc luôn tích cực tham gia hợp tác ASEAN+3 Tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 tháng 11/2001 tại Brunei, Thủ tướng Chu Dung Cơ và các nhà lãnh đạo các nước ASEAN đã ký thỏa thuận đàm phán thành lập một khu vực thương mại tự do giữa hai bên (ACFTA) Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN lại ký với nhau Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện Sau 3 năm đàm phán hiệp định thương mại tự do, tại Hội nghị cấp cao ASEAN+3 tháng 11/2004 tại Lào, Ôn Gia Bảo và các nhà lãnh đạo ASEAN đã cùng ký kết Hiệp định Khung Thương mại ASEAN - Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2005 Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại Dịch vụ ASEAN - Trung Quốc đã có hiệu lực từ tháng 7 năm 2007
Đối với EAEC, ngay khi Thủ tướng Malaysia Abdullah Badawi khơi lại ý tưởng của người tiền nhiệm Mahathir vào tháng 5/2004 trong chuyến công du Nhật Bản và Trung Quốc, Ôn Gia Bảo đã lập tức tán thành nhiệt liệt và ủng hộ Malaysia tổ chức Hội nghị cấp cao Đông Á đầu tiên Chủ trương này của nhà lãnh đạo Trung Quốc nhất quán với chiến lược vươn lên tầm lãnh đạo quốc tế của Trung Quốc thể hiện qua Tổ chức Hợp tác Thượng Hải cũng như Diễn đàn châu Á Bác Ngao mà Trung Quốc thành lập đều từ năm 2001 Trung Quốc xác định EAEC phải hình thành trên cơ sở ASEAN+3, là một khối kinh tế chỉ có các nước châu Á Nước này cho rằng, cơ chế ASEAN+3 đã phá vỡ mô hình “Đàn én bay” và làm nổi bật vai trò của Trung Quốc Tham vọng lãnh đạo EAEC của Trung Quốc lộ rõ qua sự kiện Trung Quốc đề nghị Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ hai hãy tổ chức tại Bắc Kinh Tuy nhiên, đề nghị này của Trung Quốc đã bị ASEAN bác bỏ
Tham vọng lãnh đạo khối Đông Á của Trung Quốc còn thể hiện qua sự kiện Trung Quốc phản đối việc Nhật Bản làm đồng chủ tọa Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ nhất và việc Trung Quốc phản đối việc để Australia, New Zealand và Ấn Độ tham
Trang 37gia vào Đông Á vì sẽ làm cho Trung Quốc suy giảm sức ảnh hưởng Chính vì thế, đầu năm 2005, Trung Quốc đã cử các đoàn ngoại giao tới các nước ASEAN để vận động các quốc gia ở đây không ủng hộ Australia và Ấn Độ, nhưng không thành công
Sau đó, Trung Quốc đồng ý đề xuất việc lấy ASEAN+3 làm nòng cốt của khối kinh tế Đông Á rộng trong tương lai Đề xuất này của Trung Quốc thực chất là biến Hội nghị cấp cao Đông Á thành một cơ cấu 2 phần mang tính phân biệt Phần lõi là nơi Trung Quốc có thể có ảnh hưởng lãnh đạo và phần ngoại vi là những nước mà Trung Quốc xem là “người ngoài” Trên cơ sở cơ cấu 2 tầng trên, Trung Quốc thậm chí đã tuyên bố bất cứ ai quan tâm tới khu vực đều có thể tham gia vào Hội nghị cấp cao Đông Á, kể cả Nga và Hoa Kỳ
Hàn Quốc: Hàn Quốc là nền kinh tế nhiều tiềm năng phát triển và có vai trò to
lớn về vị thế kinh tế cũng như vị thế chính trị trước nhiều vấn đề nóng, nan giải ở khu vực Đông Bắc Á Nền kinh tế Hàn Quốc bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997 - 1998, hơn nước nào hết, hưởng ứng chính sách đối ngoại nói chung dưới thời Tổng thống Roh Moo Hyun (2002 - 2007), trong chính sách kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc, việc thúc đẩy tự do thương mại quốc tế là một trong những công cụ tích cực hiện thực hóa hợp tác Đông Bắc Á Sau 5 thập kỷ bám sát Mỹ cho đến cuối những năm 1990, trong bối cảnh hậu khủng hoảng tài chính, sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc đã dẫn dắt chính sách đối ngoại Hàn Quốc nhằm khẳng định sự độc lập tương đối về các quan điểm cơ bản đối với Mỹ Hàn Quốc quyết tâm tham gia liên kết khu vực cùng với ASEAN, Nhật Bản và Trung Quốc để tiến đến Cộng đồng khu vực trong tương lai gần Tổng thống Lee Myung Pak đã đưa ra “Sáng kiến châu Á mới” thể hiện tham vọng của Hàn Quốc ở châu Á Theo chính sách này, Hàn Quốc sẽ tăng cường quan hệ với các nước nhỏ ở Đông Á và mở rộng phạm vi hợp tác từ kinh tế sang cả văn hóa, khoa học kỹ thuật, năng lượng Hàn Quốc muốn trở thành người phát ngôn cho châu Á tại các diễn đàn quốc tế
1.2 Tiến trình hợp tác khu vực tại Đông Á
Sau khi “trật tự hai cực” bị phá vỡ, những rào cản về ý thức hệ và đối đầu giữa hai cực được gỡ bỏ, các dân tộc trong khu vực Đông Á có điều kiện thúc đẩy nhằm hoà giải các mối quan hệ và làm giảm nguy cơ xung đột trong khu vực Nhiều mối đe doạ
Trang 38trước đây đã thay đổi Sự đối kháng quyết liệt về quân sự, hệ tư tưởng không còn gay gắt như giai đoạn trước Nhiều kẻ thù cũ đã trở thành bạn bè, thành đối tác của nhau, biến chiến trường thành thương trường Dó đó, quá trình liên kết, hợp tác khu vực diễn ra mạnh mẽ hơn, ở cả góc độ chính trị an ninh và kinh tế, với sự phát triển mạnh của nhiều khuôn khổ hợp tác đa phương ở khu vực Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 - 1998, các quốc gia ý thức được sự cần thiết phải gia tăng hợp tác để nâng cao khả năng ứng phó với các thách thức mà một số nước không thể tự mình chống đỡ, tránh sự phụ thuộc và áp đặt của bên ngoài
Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng, Đông Á với tư cách là một trong những khu vực phát triển năng động thế kỉ XXI, không nằm ngoài quy luật đó Các hình thức liên kết khu vực với nhiều đặc điểm, tính chất và mức độ khác nhau đã và đang tồn tại, phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Á, trong đó có các cơ chế/thể chế như sau:
APEC là diễn dàn của 21 nền kinh tế có vị trí địa lý bên bờ Thái Bình Dương,
ra đời năm 1989, với các nguyên tắc và mục tiêu cơ bản là: “Hỗ trợ sự phát triển trong khu vực, nâng cao mức sống nhân dân và thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế thế giới; ii) Xác lập hệ thống thương mại đa phương mở để hợp tác; Hợp tác xây dựng chủ yếu trên cơ sở kinh tế, chứ không phải chính trị hay chiến lược, để thực hiện các lợi ích chung và tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính xây dựng bằng cách kích thích lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và công nghệ mục tiêu của APEC không phải là để xây dựng một khối thương mại, một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do như kiểu EU, NAFTA hay AFTA, mà là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện” [84; tr.12] Mặc dù còn những hạn chế nhất định nhưng không thể phủ định vai trò của APEC trong cấu trúc hợp tác kinh tế khu vực ở Đông Á và châu Á-Thái Bình Dương, với tư cách là diễn đàn mở nhằm thúc đẩy các biện pháp tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư đa phương ở khu vực “Các nền kinh tế thành viên APEC chiếm khoảng 40.5% dân số thế giới, gần 55% GDP toàn cầu và khoảng 43.7% thương mại thế giới” [25]
Trang 39ASEM là diễn đàn hợp tác xuyên châu lục giữa Đông Á và Tây Âu, thành lập năm 1996 Hội nghị cấp cao đầu tiên của ASEM diễn ra tại Bangkok với sự tham dự của 15 nước thành viên EU, 7 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ủy ban châu Âu Những năm tiếp theo, diễn đàn mở rộng ra bao gồm 53 quốc gia tính đến 2014, bao gồm 28 nước EU, Liên minh châu Âu, Na Nuy và Thụy Sĩ, 10 nước ASEAN, Ban thư ký ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Mông Cổ, BangladeshNew Zealand, Australia, Nga và Kazhakhstan
ASEM ra đời và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra nhanh chóng, và các quốc gia ở cả hai châu lúc đều muốn xây dựng một thể chế mới để tiến hành hợp tác toàn diện “Lĩnh vực hợp tác trong ASEM dựa trên 3 trụ cột chính trị, kinh tế và văn hóa, với những thành tựu đáng kể nhất đạt được trên trụ cột thứ 3 Về nguyên tắc hoạt động, ASEM hoạt động trên cơ sở tôn trọng và dựa trên các thể chế quốc tế và khu vực hiện có [27]; tuy nhiên ASEM không thay thế các thể chế này mà giúp các bên tham
gia thực hiện tốt các cam kết quốc tế đã có, góp phần thúc đẩy quá trình liên kết khu vực và quốc tế của các nước thành viên
Với phương thức hoạt động mang tính thể chế hoá thấp, “ASEM vẫn chủ yếu đóng vai trò là một diễn đàn để trao đổi quan điểm của các lãnh đạo Á-Âu trên các lĩnh vực, chưa đi đến được những kết quả hợp tác cụ thể” [27] Bản thân ASEM cũng
chưa có một ý tưởng thống nhất như APEC “Thiếu vắng một đích đến rõ ràng, khác biệt còn lớn trong cách tiếp cận và thiếu cơ chế để triển khai, ASEM mới chỉ dừng ở hình thức một diễn đàn đối thoại mở, là nơi để các nhà lãnh đạo hai châu lục gặp gỡ và trao đổi, là một bộ phận cấu thành nhưng chưa thực sự đóng vai trò quan trọng thiết yếu đối với tiến trình liên kết khu vực” [32]
ASEAN + 3: Tiền đề thực tiễn đầu tiên của ASEAN+3 xuất phát từ thực tế các
thể chế hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu của các nước Đông Á Vào lúc này, những thể chế được coi là khu vực như ASEAN và APEC đều không đại diện thực sự cho các nước Đông Á ASEAN tuy đa diện nhưng chỉ ở quy mô tiểu khu vực ASEAN gồm toàn các nước vừa và nhỏ bên cạnh các cường quốc láng giềng Đông Bắc Á ASEAN đang trở nên chật hẹp với yêu cầu an ninh và phát triển nên có xu hướng mở rộng hợp tác với bên ngoài Tiềm lực kinh tế còn yếu, sự cố kết an ninh-chính trị không
Trang 40cao, sự phụ thuộc vào Đông Bắc Á có nguy cơ tăng APEC vừa không đa diện, vừa có quy mô rộng hơn Đông Á Cơ sở liên kết địa lý của APEC không chặt chẽ ARF tập trung nhiều vào các vấn đề an ninh của Đông Á nhưng chế độ thành viên, cơ chế lỏng lẻo cũng như sự chi phối của các cường quốc bên ngoài cũng khiến cho ARF không hoàn toàn là một tổ chức thuần Đông Á với đầy đủ ý nghĩa Những hạn chế trong thực tiễn thể chế đã dẫn đến yêu cầu bổ sung và tạo nên một tiền đề cho ASEAN+3
Những tiền đề thực tiễn khác cũng góp phần lát những viên gạch cho con đường hướng tới một thể chế Đông Á Đó là sự tập hợp các nước Đông Á tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (ASEAN PMC) và trong khuôn khổ ASEM Đầu tiên là Nhật Bản, sau là Trung Quốc và Hàn Quốc đã lần lượt tham gia đều đặn hàng năm vào các cuộc ASEAN PMC để bàn về những vấn đề khu vực liên quan đến mình Các cuộc gặp này được tiến hành theo công thức ASEAN+10 và ASEAN+1 bởi quy mô đa dạng của các vấn đề khu vực Khuôn khổ ASEAN+10 trở nên quá rộng còn ASEAN+1 lại là quá hẹp khi xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề có quy mô Đông Á Điều này trở nên rõ ràng khi Đông Á phải đối mặt với cuộc khủng hoảng 1997-1998 Từ ý tưởng kết hợp ba ASEAN+1 mà ASEAN+3 đã được hình thành Sự tập trung quanh ASEAN dễ được chấp nhận bởi ít bị phản đối từ bên ngoài và không gây nghi ngại giữa các nước Đông Bắc Á Tiền đề thực tiễn quan trọng thứ ba là ASEM ASEM là sáng kiến của Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong và đã được cả EU và ASEAN chấp thuận năm 1995 Do sự bất tương xứng giữa hai tổ chức, sau đó ASEAN đã mời ba nước Đông Á tham gia Mặc dù vẫn còn lo ngại về sự phản đối của Mỹ nhưng cuối cùng lợi ích chung đã thắng thế Cuộc gặp thượng đỉnh ASEM lần I đã diễn ra tại Bangkok năm 1996 với thoả thuận sẽ tiếp tục cơ chế và khuôn khổ này ở cả các cấp thượng đỉnh, bộ trưởng (cả ngoại trưởng lẫn bộ trưởng kinh tế) và cấp chuyên viên Sự hình thành và phát triển ASEM đã tạo cơ hội cho các nước Đông Á được cùng nhau thảo luận những vấn đề chung, được xây dựng những lập trường chung trên cơ sở lợi ích chung, được thường xuyên nhóm họp với nhau và được đứng cùng trong một tập hợp để quan hệ với bên ngoài Một quan hệ liên khu vực hình thành cũng khiến ý thức và tình cảm khu vực trở nên rõ ràng hơn Khuôn khổ ASEAN+3 đã dần được định hình cùng với ASEM Trong chừng mực nào đó, cuộc gặp giữa các nước Đông Á trong quá trình ASEM chính là