Giáo Dục - Đào Tạo - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Công nghệ thông tin ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ GIẢNG DẠY HIỆN ĐẠI VÀO VIỆC QUẢN LÝ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TÓM TẮT Bài báo nêu một số ứng dụng công nghệ tin học trong mối tương tác giữa người dạy và ngườ i học ngoài giờ lên lớp. Các kỹ thuật học tập chủ động, với nổ lực đưa thêm nhiề u thông tin cho sinh viên dựa trên các dạng thông minh khác nhau của họ, hướng về nhu cầu và tạo sự dễ dàng nhất cho thói quen lĩnh hội thông tin của người học ABSTRACT The article illustrates several informative techniques used as class-off interaction between the instructor and students. That is based on the theory of active learning, with attempts giving more efficiency to the learners’ mastering habits. I. Cơ sở của vấn đề: Bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu xã hội học đã cảnh báo rằng, sinh viên thế hệ Y – những người được sinh trong giai đoạn 1980- 1994, đa số không thích học tập thông qua việc đọc hiểu thông tin trong sách in. Việc tìm kiếm thông tin của họ lệ thuộc nhiều vào các phương tiên truyền thông hiện đại trong đó có truyền hình và internet. 1 Các con số được đưa ra minh chứng cho việc sử dụng hệ thống truyền thông đa phương tiệ n của tuổi trẻ ngày nay được đưa ra từ một thống kê của mạng xã hội cho thấy 21 triệ u thanh thiếu niên đang sử dụng internet và phân nửa trong số họ lên mạng ( online) hàng ngày.2 Internet cũng là phương tiện được yêu thích nhất để họ tìm kiếm và trao đổi thông tin trong họ c tập, giao tiếp xã hội của họ. Cũng cần đưa thêm các con số bên lề về sinh viên tiềm năng (Gen Z ) của chúng ta rằng 97 nữ trong độ tuổi 15- 17 sử dụng tin nhắn qua mạng hoặc điện thoại di động, 81 thanh thiếu niên nam nữ chơi các trò chơi trên mạ ng vi tính ( online games hay game online). Một câu hỏi được đặt ra là điều gì khiến cho các game online thâm nhậ p vào sinh hoạt của tuổi trẻ nhiều như vậy. Lôi cuốn hết bước này đến bước khác làm cho họ mải mê, đưa giải pháp tháo gở vấn đề, hợp tác cùng nhau, đánh giá đối tác, suy nghĩ chiến lượ c và cuối cùng là niềm vui thoải mái không bị bó buộc gượng ép là những nguyên nhân khiế n cho tuổi trẻ dính liền vào máy vi tính nối mạng trong nhiều giờ mỗi ngày. Để lý giải cho hành vi tìm kiếm thông tin của thế hệ Y, nhiều loạt nghiên cứu đã được tiế n hành. Thuyết Thông minh đa dạng được đề xướng bởi nhà tâm lý học Howard Gardner cho rằ ng các cá nhân khác nhau sử dụng những “bộ kỹ năng” khác nhau để giải quyết vấn đề và những bộ kỹ năng nầy đại diện cho các loại trí thông minh khác nhau. 3 Từ đó có thể suy luận giả i thích cho việc cậy dựa chủ yếu vào các nguồn thông tin trên TV, internet và các nguồn thông tin hiể n thị sơ cấp khác, đơn giản vì đây là cách tìm thông tin hiệu quả nhất cho các kiểu học tậ p nghiên cứu rất đặc trưng của họ. Các kỹ thuật học tập chủ động được xem xét như những đề tài tiên tiến trong những năm gần đây, với nổ lực đưa thêm nhiều thông tin cho sinh viên dựa trên các dạ ng thông minh khác nhau của họ, hướng về nhu cầu và tạo sự dễ dàng nhất cho thói quen lĩnh hội thông tin của người học. Sinh viên thế hệ Y ( Gen Y) là những người học “ưu tiên hiển thị” như đã nêu tr ên, một kiểu học tập mà các nghiên cứu cho thấy hầu như xung đột với thói quen và kiểu học tậ p (nghiên cứu) của bất kỳ người nào trong số giảng viên chúng ta. Những thay đổi nho nhỏ trong việc trình bày như chuyển từ những bài thuyết giảng thuần túy trong các môn học kinh điể n sang các hoạt động có sự hợp tác của cả đôi bên, sẽ giúp giữ được sự hứ ng thú và nâng cao khả năng lĩnh hội thông tin trong buổi học.4 Và vì sự đa dạng của các loại trí thông minh mà mỗi con người sở hữu, không phải tất cả sinh viên đều giỏi trong việc tìm kiếm thông tin và lĩnh hội được các thông tin hiển thị trên mạ ng và màn hình vi tính. Không thể mong đợi rằng tất cả sinh viên đến trường đại học Đối với thiểu số sinh viên “Gen Y” của chúng ta, đặc biệt là các sinh viên chưa có điều kiện tiếp cận vớ i công nghệ thông tin khi còn ngồi trên ghế nhà trường trung học, vẫn còn rất dị ứng với các phương pháp truy cập và trao đổi thông tin từ internet, bất kỳ những “hoạt động hợp tác đôi bên” nào được đưa ra cũng nên có liên quan trực tiếp đến một thao tác hay một thực hành được xem như một nhu cầu của sinh viên (chẳng hạn như một thông tin cá nhân cần thiêt hoặc một phân công đặc biệt dành cho giảng viên) Bài báo cáo này mang tính ứng dụng khoa học, với mục đích chia sẻ kinh nghiệ m và mong muốn được tiếp thu thêm những kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khác. Trong khuôn khổ đó, các hình ảnh trình bày bên dưới chỉ mang tính chất minh họa, các bước chia sẻ về kinh nghiệ m sử dụng các công cụ xin được trực tiếp đưa thêm trong buổi hội thảo của Khoa. II. Trình bày ứng dụng: 1. Ứng dụng 1: Thành lập trang học tập cho học phần: Barbara Gross Davis trong “ Bộ Công Cụ Dạy Học” xuất bản lần thứ 2 được ghi nhận vào năm 20095 đã đưa ra 61 hạng mục trong 12 chuyên đề được thu thập và tóm lược từ hàng trăm nguồn tài liệu của các cá nhân và tổ chức nghiên cứu các phương pháp và phương tiện dạ y học ở kỷ nguyên công nghệ thông tin. Trong cách trình bày của Barbara, mỗi công cụ được giớ i thiệu ngắn gọn các tính năng và cách sử dụng. Ở hạng mục thứ 20 (Part V –page 181), tác giả có giới thiệu hệ thống Web 2.0. Hãy chọn minh họa một công cụ được ứng dụng để quả n lý việc học tập của sinh viên, làm trang thông tin trong “hoạ...
Trang 1ỨNG DỤNG CÁC CÔNG CỤ GIẢNG DẠY HIỆN ĐẠI VÀO VIỆC QUẢN LÝ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TÓM TẮT Bài báo nêu một số ứng dụng công nghệ tin học trong mối tương tác giữa người dạy và người học ngoài giờ lên lớp Các kỹ thuật học tập chủ động, với nổ lực đưa thêm nhiều thông tin cho sinh viên dựa trên các dạng thông minh khác nhau của họ, hướng về nhu cầu và tạo sự dễ dàng nhất cho thói quen lĩnh hội thông tin của người học
ABSTRACT The article illustrates several informative techniques used as class-off interaction between the instructor and students That is based on the theory of active learning, with attempts giving more efficiency to the learners’ mastering habits
I Cơ sở của vấn đề:
Bước vào thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, các nhà nghiên cứu xã hội học đã cảnh báo rằng, sinh viên thế hệ Y – những người được sinh trong giai đoạn 1980- 1994, đa số không thích học tập thông qua việc đọc hiểu thông tin trong sách in Việc tìm kiếm thông tin của họ lệ thuộc nhiều vào các phương tiên truyền thông hiện đại trong đó có truyền hình và internet [1]
Các con số được đưa ra minh chứng cho việc sử dụng hệ thống truyền thông đa phương tiện của tuổi trẻ ngày nay được đưa ra từ một thống kê của mạng xã hội cho thấy 21 triệu thanh thiếu niên đang sử dụng internet và phân nửa trong số họ lên mạng ( online) hàng ngày.[2]
Internet cũng là phương tiện được yêu thích nhất để họ tìm kiếm và trao đổi thông tin trong học tập, giao tiếp xã hội của họ Cũng cần đưa thêm các con số bên lề về sinh viên tiềm năng (Gen
Z ) của chúng ta rằng 97% nữ trong độ tuổi 15- 17 sử dụng tin nhắn qua mạng hoặc điện thoại
di động, 81% thanh thiếu niên nam nữ chơi các trò chơi trên mạng vi tính ( online games hay game online) Một câu hỏi được đặt ra là điều gì khiến cho các game online thâm nhập vào sinh hoạt của tuổi trẻ nhiều như vậy Lôi cuốn hết bước này đến bước khác làm cho họ mải mê, đưa giải pháp tháo gở vấn đề, hợp tác cùng nhau, đánh giá đối tác, suy nghĩ chiến lược và cuối cùng là niềm vui thoải mái không bị bó buộc gượng ép là những nguyên nhân khiến cho tuổi trẻ dính liền vào máy vi tính nối mạng trong nhiều giờ mỗi ngày
Để lý giải cho hành vi tìm kiếm thông tin của thế hệ Y, nhiều loạt nghiên cứu đã được tiến hành Thuyết Thông minh đa dạng được đề xướng bởi nhà tâm lý học Howard Gardner cho rằng các
cá nhân khác nhau sử dụng những “bộ kỹ năng” khác nhau để giải quyết vấn đề và những bộ
kỹ năng nầy đại diện cho các loại trí thông minh khác nhau [3] Từ đó có thể suy luận giải thích cho việc cậy dựa chủ yếu vào các nguồn thông tin trên TV, internet và các nguồn thông tin hiển thị sơ cấp khác, đơn giản vì đây là cách tìm thông tin hiệu quả nhất cho các kiểu học tập nghiên cứu rất đặc trưng của họ
Các kỹ thuật học tập chủ động được xem xét như những đề tài tiên tiến trong những năm gần đây, với nổ lực đưa thêm nhiều thông tin cho sinh viên dựa trên các dạng thông minh khác nhau của họ, hướng về nhu cầu và tạo sự dễ dàng nhất cho thói quen lĩnh hội thông tin của
Trang 2người học Sinh viên thế hệ Y ( Gen Y) là những người học “ưu tiên hiển thị” như đã nêu trên, một kiểu học tập mà các nghiên cứu cho thấy hầu như xung đột với thói quen và kiểu học tập (nghiên cứu) của bất kỳ người nào trong số giảng viên chúng ta Những thay đổi nho nhỏ trong việc trình bày như chuyển từ những bài thuyết giảng thuần túy trong các môn học kinh điển sang các hoạt động có sự hợp tác của cả đôi bên, sẽ giúp giữ được sự hứng thú và nâng cao khả năng lĩnh hội thông tin trong buổi học.[4]
Và vì sự đa dạng của các loại trí thông minh mà mỗi con người sở hữu, không phải tất cả sinh viên đều giỏi trong việc tìm kiếm thông tin và lĩnh hội được các thông tin hiển thị trên mạng và màn hình vi tính Không thể mong đợi rằng tất cả sinh viên đến trường đại học Đối với thiểu số sinh viên “Gen Y” của chúng ta, đặc biệt là các sinh viên chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin khi còn ngồi trên ghế nhà trường trung học, vẫn còn rất dị ứng với các phương pháp truy cập và trao đổi thông tin từ internet, bất kỳ những “hoạt động hợp tác đôi bên” nào được đưa ra cũng nên có liên quan trực tiếp đến một thao tác hay một thực hành được xem như một nhu cầu của sinh viên (chẳng hạn như một thông tin cá nhân cần thiêt hoặc một phân công đặc biệt dành cho giảng viên)
Bài báo cáo này mang tính ứng dụng khoa học, với mục đích chia sẻ kinh nghiệm và mong muốn được tiếp thu thêm những kinh nghiệm từ các đồng nghiệp khác Trong khuôn khổ đó, các hình ảnh trình bày bên dưới chỉ mang tính chất minh họa, các bước chia sẻ về kinh nghiệm
sử dụng các công cụ xin được trực tiếp đưa thêm trong buổi hội thảo của Khoa
II Trình bày ứng dụng:
1 Ứng dụng 1: Thành lập trang học tập cho học phần:
Barbara Gross Davis trong “ Bộ Công Cụ Dạy Học” xuất bản lần thứ 2 được ghi nhận vào năm
2009[5] đã đưa ra 61 hạng mục trong 12 chuyên đề được thu thập và tóm lược từ hàng trăm nguồn tài liệu của các cá nhân và tổ chức nghiên cứu các phương pháp và phương tiện dạy học ở kỷ nguyên công nghệ thông tin Trong cách trình bày của Barbara, mỗi công cụ được giới thiệu ngắn gọn các tính năng và cách sử dụng Ở hạng mục thứ 20 (Part V –page 181), tác giả
có giới thiệu hệ thống Web 2.0 Hãy chọn minh họa một công cụ được ứng dụng để quản lý việc học tập của sinh viên, làm trang thông tin trong “hoạt động hợp tác đôi bên” trong tiến trình dạy-học của mỗi học phần
Giảng viên sử dụng đường link bên dưới để tạo một trang học tập cho các học phần mình đảm nhiệm
http://www.edu20.org/help/administrators?topic=accounts
Giao diện ban đầu với các hướng dẫn thể hiện như hình 1
Hình 1
Trang 3Giảng viên sign up và tạo cho mình một account, đặt tên cho trang web của mình và tuần tự hoàn thành các hạng mục theo ý thích Trang minh họa (hình 2) bên dưới có tên HUFLIT- DIBA (Department of International Business Administration)
Hình 2
Trang 4Khi giới thiệu Đề cương môn học vào buổi học đầu tiên, giảng viên quy ước với sinh viên về phương thức trao đổi thông tin trên trang học tập của lớp/ nhóm; lấy địa chỉ email của cả lớp, nhóm để thực hiện việc cung cấp account cho sinh viên (H3)
Hình 3
- Giảng viên vào cửa sổ “Admin” và chọn “Account”để tạo và cung cấp account cho sinh viên theo 1 trong 5 cách được hướng dẫn trong “Manage accounts” Sinh viên cũng có thể tự mình đăng ký account, khi đó, giảng viên cần cung cấp code để sv truy cập vào trang (H4)
Trang 5Hình 4: Ảnh trang thông tin account dành cho sinh viên :
- Giảng viên có thể giao việc trên cửa sổ Asignment (H5) & (H6), theo dõi và chấm điểm từng bài của sinh viên (H7) và theo dõi tiến độ nộp bài (H8), sổ điểm của lớp ( H9) và thông báo điểm, nhắc nhở việc nộp bài (cài đặt tự động)…
Trang 6Hình 5
Trang 7Hình 6
Hình 7
Hình 9
Mỗi trang học tập sử dụng hệ thống edu2.0 cho phép quản lý đến 2.000 tài khoản có sẵn các công cụ thống kê tiện dụng cho việc tính toán trên điểm số của sinh viên Điểm cá nhân cun gx
có thể truy xuất dễ dàng lúc cần
Trang 82 Ứng dụng 2: Hướng dẫn sinh viên sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ
kế hoạch:
Từ internet, tải xuống phần mềm Edrawmindmap với các phiên bản được sử dụng không tính phí (version x.y) Giảng viên chọn trang web đáng tin cậy để tải và sao chép đường link cho sinh viên sử dụng Lưu ý, nhắc nhở sinh viên chỉ sử dụng các phiên bản ≤ x.y, đồng nhất với phiên bản của trang học tập để mọi thành viên đều có thể đọc bài tham khảo Hình 10 ghi lại trang giao việc cho sinh viên trong đó có hướng dẫn cách tải và sử dụng phần mềm vẽ sơ đồ hoạch định Edraw Mind map phiên bản 6.8
Hình 10
Giao bài tập cho sinh viên sau khi hướng dẫn tại lớp về edrawmindmap
Hình 11
Một phần bài làm “ Viết báo cáo” của sinh viên, thực hành trên giao diện edrawmindmap
Trang 93 Ứng dụng 3: Sử dụng phần mềm Viper chống đạo văn, giáo dục đạo đức nghề nghiệp và tính pháp lý trong công việc
Viper là phần mềm đo lường tính sao chép của các văn bản hàn lâm, hỗ trợ cho việc nhận dạng tác quyền và xuất xứ của văn bản thông qua sự đối chiếu văn bản cần xem xét vối các văn bản có tác quyền đã được công bố Ở các nước phương tây, học sinh ttrung học và sinh viên được sử dụng phần mềm này miễn phí để tự kiểm tra bài làm của mình trước khi gửi nộp cho giảng viên Giảng vên có thể tải phần mềm từ mạng và kiểm tra tính pháp lý của các bài viết của sinh viên , luận văn hay luận án của nghiên cứu sinh để đảm bảo sản phẩm của họ không vi phạm luật sở hữu trí tuệ Sự hướng dẫn phương cách sử dụng và các thang bậc vi phạm được hướng dẫn rõ ràng và dễ hiểu trong danh mục các hạng mục phục vụ của phần mềm Các hình 11, 12 và 13 chụp lại giao diện của một số bài được quét trong quá trình chấm bài cho sinh viên
Hình 11:
Bài văn của sinh viên bị ghi nhận có 72% sao chép từ các tác phẩm đã được công bố khác
Trang 10Hình 12
III Kết luận:
Ngoại ngữ và tin học là hai công cụ thiết yếu của xã hội lao động hiện đại mà con em thế hệ Y
trở đi có nhiều cơ hội nắm bắt để làm hành trang cho mình trên bước đường xây dựng sự
nghiệp trong tương lai của họ càng được đào tạo chuyên nghiệp trên ghế nhà trường, sinh
Trang 11viên càng có nhiều cơ hội phát huy năng lực và sáng kiến, đóng góp vào nguồn tài nguyên vật chất và kiến thức của nhân loại
Các công cụ được sử dụng trong hoạt động dạy học giúp cho hoạt động được
- chuyên nghiệp hóa: tạo được một số nguyên tắc cho học phần mình đảm nhiệm (sinh viên phải nộp bài lên trang học tập trước thời hạn deadline, sinh viên có không gian trao đổi trên blog, đánh giá bài của nhau, tự theo dõi điểm số các bài của mình và bổ sung cải thiện kịp thời…)
- có minh chứng cho sự đánh giá công bằng hợp lý (theo phương thức đánh giá dự án);
- khích lệ sinh viên mạnh dạn ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động học tập, nghiên cứu; giúp trau giồi kỹ năng sử dụng công nghệ;
- giáo dục tinh thần trách nhiệm với công việc;
- tiết kiệm thời gian; lưu chuyển được nhiều thông tin
- dễ dàng nhìn lại, đối chiếu giữa các học phần
IV Tham khảo:
[1]
Information-Seeking Behavior in Generation Y Students: Motivation, Critical Thinking, and Learning Theory - by Angela Weiler 2004 - http://up.wallwisher.net/20130411/d90c53153b41f9d11820957a7db2087f.pdf
[3]
Ruth V Small Nasria Zakaria and Houna Ei- Figuigui, “Motivational Aspects of Information Literacy Skills
Instruction In Community College Libraries”
[4] OCLC White Paper on the Information Habits of College Information Seeking: Students, ‘‘How
Academic Librarians Can Influence Students’ Web-Based Information Choices,’’ (June 2002) Available: http:// www.mnstate.edu/schwartz/informationhabits.pd (accessed March 20, 2004)
[5] Barbara Gross Davis, “Tools for Teaching” 2nd ed, John Willey & Son Inc (2009)