Về tính mớiNhư chúng ta đã biết, tự học không những giúp học sinh không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn trang bị cho các em năng lự
Trang 1Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp giúp học sinh tự học đạt hiệu quả
Đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở năm học 2021 - 2022
I CÓ TÍNH MỚI VÀ SÁNG TẠO
1 Lý do, mục đích viết sáng kiến
Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục, thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục) Tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học
Hiện nay, đa số học sinh chưa tích cực tìm hiểu thông tin và chưa tự suy nghĩ, không tự học, ít nghiên cứu và tìm hiểu kiến thức cho riêng mình; có thái
độ trông chờ, ỷ lại Hầu hết các em học chỉ để hoàn thành nhiệm vụ nào đó của giáo viên hay cha mẹ giao cho mà không hiểu rằng học nhằm vào việc thay đổi chính bản thân mình Các em chỉ nắm vững và giỏi về lý thuyết nhưng kỹ năng
tự giải quyết vấn đề chưa có, nhất là kỹ năng tự học Đặc biệt là những học sinh
ở cuối cấp tiểu học chưa có kỹ năng tự học, các em phải nhờ đến sự hỗ trợ giúp
đỡ của người lớn rất nhiều Khi giao cho các em tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề thì các em lúng túng, thậm chí không thể giải quyết được cho dù có những vấn
đề rất gần gũi với các em Ngoài ra, một số học sinh có lối sống khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet, của thế giới game, khiến các em chưa tập trung vào việc học, còn ham chơi, đặc biệt là các em chưa hoàn thành
Từ những lý do trên và với ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tự học, tôi đã
chọn đề tài về “Một số biện pháp giúp học sinh tự học đạt hiệu quả”.
2 Đảm bảo sáng kiến này mang tính mới và sáng tạo
2.1 Về tính mới
Như chúng ta đã biết, tự học không những giúp học sinh không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mà còn trang bị cho các em năng lực, hứng thú, thói quen, có phương pháp tự học thường xuyên và suốt đời Qua đó giúp các em rèn luyện đức tính tự lập, có kỹ năng sống, tự làm giàu kho kiến thức của mình và ít phụ thuộc vào người khác đặc biệt là thầy cô ở trường Từ đó chất lượng học tập của các em được đánh giá thực chất hơn Đặc biệt trong giai đoạn Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 là “dạy học theo hướng phát triển năng lực cho học sinh”; cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp không chỉ trong nước mà trên cả thế giới, nhiều trường lớp
đã và đang chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp sang dạy học trực tuyến thì việc rèn kỹ năng tự học sẽ phát huy tính tích cực học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh
Trang 2Với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, lại chủ nhiệm học sinh cuối cấp nên để giúp học sinh có một kĩ năng tự học và không phụ thuộc nhiều vào bài giảng trên lớp, vậy thì các biện pháp rèn kỹ năng tự học đối với học sinh lớp tôi chủ
nhiệm sẽ giúp các em khắc phục được những điều này Đồng thời, giúp các em
thấy hết những ý nghĩa lớn lao của việc tự học; tự lực giải quyết những vấn đề đặt ra để tạo cho mình lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có của mình; giúp các em trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân Làm được như vậy thì kết quả học tập của học sinh, chất lượng giáo dục của nhà trường sẽ được nhân lên gấp bội
2.2 Về tính sáng tạo
Tự học là hoạt động tự giác, tích cực, tự lực phát huy nội lực của bản thân nhằm tìm ra cách học để lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của người học
Kỹ năng tự học là khả năng vận dụng có kết quả những kiến thức và phương thức thực hiện của một người, các hành động đã được lĩnh hội một cách tích cực, tự giác để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó thành của mình Hiện nay, trong thực tiễn giáo dục và dạy học ở trường học phổ thông, học sinh chịu nhiều áp lực rất lớn của nhiều yếu tố Đó là bệnh thành tích của việc thi cử, của sự học thêm dưới nhiều hình thức,… Điều đó khiến cho các em không thể phát triển được hứng thú học tập Ngược lại, người học không chịu áp lực, được thoải mái, vui vẻ và có nhu cầu cao trong tìm tòi, khám phá thì khi đó hứng thú học tập mới phát triển tốt được
Thực tiễn cho thấy, khả năng tự học là tiềm ẩn trong mỗi con người, đối với học sinh tiểu học thì khả năng tự học là rất cần thiết Mỗi học sinh đều có sở trường riêng, nếu được khơi gợi, kích thích, đòi hỏi con người phải tìm tòi, phải suy nghĩ và phát huy tính sáng tạo đến mức cao nhất thì cái tiềm tàng đó sẽ thành hiện thực Nhưng làm thế nào để kích thích hứng thú tự học ở các em? Các em cần có phương pháp, kĩ năng tự học nào? Để tự học các em cần những điều kiện vật chất nào? Cách thực hiện ra sao? Quả là vấn đề mang nhiều thử thách mà người giáo viên cần phải nghiên cứu giải quyết
Cùng với đổi mới cách dạy học, việc đánh giá học sinh theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT; Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 30 và Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Đánh giá học sinh cả ba mặt kiến, thức kĩ năng, phẩm chất và năng lực; giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ
3 Các biện pháp thực hiện
3.1 Tìm hiểu đối tượng học sinh lớp mình chủ nhiệm
Trang 3Tôi điều tra qua học bạ năm học trước của học sinh, qua giáo viên chủ nhiệm cũ; lập phiếu điều tra thông tin cá nhân; tiến hành phân loại học sinh,…
Từ đó tôi lựa chọn học sinh có năng lực, nhiệt tình vào Ban cán sự lớp, Ban cán
sự bộ môn đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra những biện pháp phù hợp trong việc giáo dục học sinh và rèn kỹ năng tự học để các em đạt kết quả cao nhất trong năm học
3.2 Xây dựng niềm tin và hứng thú tự học
Khi tiến hành một công việc, yếu tố tinh thần rất quan trọng Việc học tập của học sinh cũng vậy Nếu không thấy được niềm vui, ý nghĩa của việc học thì không thể nào học tốt được Do đó trước hết các em phải biết: Tự học là hoạt động tự giác, tự lực phát huy nội lực của bản thân nhằm tìm ra cách học để lĩnh hội tri thức Còn kỹ năng tự học là khả năng thực hiện có kết quả hoạt động tự học mà người học đã được lĩnh hội trong hoạt động dạy học Khi đó, tôi động viên mỗi em chọn cho mình một phương châm để phấn đấu viết lên tờ giấy và
dán vào bàn học ở nhà của mình như câu: Cố lên; Tự suy nghĩ mới thông minh;
1 điểm của mình bằng 10 điểm do người khác cho; … Hoặc những câu danh ngôn: Học, học nữa, học mãi; Học để biết; học để làm người; học phải tập trung,… Lấy ví dụ về nhiều tấm gương tự học trong cuộc sống, tiêu biểu là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta - Người đi khắp nơi, làm mọi nghề, tự học mọi thứ mà không cần thầy cô, trường lớp nào Chúng ta hãy noi theo những tấm gương sáng đó về tinh thần tự học.
3.3 Rèn luyện ý chí tự học
Ở yếu tố này tôi mượn lời nói của nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn để nhắc nhở
các em: “Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng” Hay câu nói của MC Quyền Linh trong chương trình Vượt lên chính mình: “Chúng
ta chỉ thật sự thất bại một khi từ bỏ mọi cố gắng.” Các câu nói đó đều khẳng
định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cố gắng, cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng, thiếu ý chí thì không bao giờ gặt hái được thành công Do đó các em phải biết cách phân bổ những nguồn lực của mình làm sao cho hợp lí, làm sao cho cân bằng Một ngày dành khoảng bao nhiêu thời gian cho học tập, dành bao nhiêu thời gian giải trí, chơi thể thao rèn luyện thêm sức khỏe, thư giãn cho bộ não tốt hơn, Muốn vậy các em phải có thời gian biểu học tập và nghỉ ngơi phù hợp với một ý chí kiên cường, vững vàng
3.4 Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên nhằm tác động tích cực đến việc tự học của học sinh
Bản thân giáo viên cần tham gia các chuyên đề, các buổi hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy – tự học để nhìn nhận đúng về quá trình dạy – tự học Quán triệt tinh thần dạy học theo hướng dạy – tự học Xác định việc chuyển quá trình dạy học sang tự học là nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời
có kế hoạch cho bản thân từng bước đổi mới từ việc soạn kế hoạch giảng dạy lên
Trang 4lớp theo hướng dạy – tự học đến tổ chức hoạt động trên lớp, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và tự học, phát triển kĩ năng tự học của học sinh
3.5 Khơi gợi niềm đam mê, hứng thú, yêu thích môn học Dùng tiết dạy để giới thiệu về những giá trị của môn học trong thực tiễn bằng những
ví dụ minh họa cụ thể
Ví dụ: ở môn Khoa học, giáo viên có thể làm được điều này thông qua cách đặt vấn đề bằng những câu chuyện hay đơn giản chỉ là những câu hỏi như: “Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm điện?” Hay như câu hỏi: “Em biết gì về sự sinh sản của thực vật có hoa?”
Giáo viên nên cho nhiều ví dụ mang tính thực tiễn, tạo cảm giác vui vẻ và thoải mái cho các em để giúp các em nắm chắc kiến thức hơn Đó chính là điểm hấp dẫn, thú vị khi giáo viên đưa ra câu trả lời và giải thích
3.6 Hướng dẫn học sinh cách xây dựng kế hoạch học tập từ ban đầu
Giáo viên phải làm cho học sinh hiểu rõ: mọi kế hoạch phải được xây dựng dựa trên mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể và học sinh hoàn toàn có thể phấn đấu thực hiện được từng mục tiêu nếu có kế hoạch thời gian được xây dựng chi tiết Chẳng hạn, trong quá trình giảng dạy mỗi chương, giáo viên sẽ cung cấp nội dung và thời gian học, kiểm tra để học sinh nắm rõ Muốn học sinh tự xây dựng
kế hoạch học tập thì giáo viên phải là người cung cấp đầy đủ kế hoạch dạy và học của bộ môn
3.7 Hướng dẫn cho học sinh cách tìm và đọc sách hoặc tài liệu liên quan đến môn học
Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy rằng, kiến thức môn học không chỉ gói gọn trong nội dung sách giáo khoa, trong bài giảng của giáo viên mà đến
từ nhiều nguồn khác nhau Do đó, giáo viên cần giới thiệu cho học sinh những cuốn sách hay, những tài liệu bổ ích liên quan đến môn học và khuyến khích các
em tự tìm kiếm, tự phân tích và tổng hợp kiến thức
3.8 Dạy học sinh cách nghe giảng, ghi chép và lập nhật ký học tập
Đây là những kỹ năng học tập vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập Học sinh thường mang lối học thụ động, quen tách việc nghe
và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều học sinh chỉ chờ giáo viên đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học, nếu ngược lại thì bỏ trống vở Để khắc phục vấn đề này, giáo viên phải rèn luyện cho các em cách ghi chép nhanh bằng các hình thức gạch chân, tóm lược bằng sơ đồ hình vẽ những ý chính Đối với các vấn đề quan trọng, giáo viên cần nhấn mạnh, lặp lại nhiều lần để các em tiếp thu
dễ dàng hơn
Việc hướng dẫn học sinh viết nhật ký học tập làm cho nhiều em rất thích Trong đó viết những việc mình đã làm được, chưa làm được rồi tìm cách khắc
Trang 5phục Qua đó các em biết mình còn thiếu kiến thức nào rồi tìm cách ôn lại, học lại kiến thức đó
3.9 Hướng dẫn học sinh cách học bài
Học sinh có thể học cách phân tích, tổng hợp, vận dụng tri thức vào từng tình huống thực tiễn, học cách nhận xét, đánh giá, so sánh đối chiếu các kiến thức khác… Cách tự học này sẽ giúp cho các em có thể học được cách rèn luyện năng lực tư duy logic, tư duy trừu tượng và phát triển tư duy sáng tạo trong việc tìm ra những hướng tiếp cận mới đối với các vấn đề khoa học
3.10 Hướng dẫn cách học tốt cho từng môn
Ngay đầu năm và trong quá trình chủ nhiệm tôi thường xuyên tìm hiểu qua giáo viên bộ môn để biết được những học sinh học tốt của mỗi môn để cử nhóm cán sự bộ môn, hỗ trợ và giúp đỡ những bạn chậm của môn đó Kết quả các em được cử làm cán sự bộ môn rất vui còn những em học chậm cũng có sự hỗ trợ
về bài học khi không có giáo viên Ngoài ra các em còn được hướng dẫn theo các cách: Ôn lại bài ngay sau buổi học; làm lại những bài bị sai hoặc chưa hiểu kĩ; tìm hiểu thêm tài liệu học tập của môn đó; luôn duy trì hứng thú học tập
3.11 Giáo dục kỹ năng tư duy độc lập, tư duy nhóm
Tôi hướng dẫn cách học và làm việc theo nhóm; cách hướng dẫn – diễn
giải cho các bạn hiểu Bởi vì: “Học thầy không tày học bạn”; “Biết dạy người khác là học hai lần” Mỗi nhóm tôi lập một nhóm trưởng Hàng tháng phải đúc
kết được việc học nhóm này có hiệu quả hay không Khi thực hiện giải pháp này, tôi phải liên hệ với gia đình các em để nhờ sự hỗ trợ, kiểm soát việc học tập của các em ở nhà, tránh tình trạng tụ tập chơi bời
3.12 Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh ở tiết học tiếp theo
Việc dặn dò một cách cụ thể của giáo viên giúp các em định hướng được cụ thể các nhiệm vụ mình cần làm tiếp theo Sau khi đã tiếp nhận được kiến thức
cũ, các em có thể tìm hiểu kiến thức mới Khi có sự chuẩn bị trước ở nhà, việc học trên lớp sẽ trở nên có hiệu quả hơn rất nhiều
3.13 Tăng cường vai trò của tổ chức Đoàn-Đội
Hoạt động Đội tạo hứng thú trong học tập cho học sinh mỗi khi đến trường,
vì đây là sân chơi thật bổ ích của các em Một số dạng hoạt động của Liên đội đã
tổ chức là: Tổ chức “Vui học tập”; thi đua “Tiết học hay”, “Ngày học tốt”, “Đôi
bạn cùng tiến”; tự làm sổ tay học tập các môn như Toán, Tiếng Việt, Khoa - Sử
- Địa; tham gia các chuyên mục “Đố bạn”, “Bạn có biết”, “Đố vui để học”
Bên cạnh đó, giáo viên lên kế hoạch tổ chức các hoạt động tự học trong
năm học cho Ban Giám hiệu duyệt, chủ động phối hợp với Tổng phụ trách và Đoàn thanh niên địa phương thực hiện những giờ học bên ngoài thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; hoạt động trải nghiệm; kỹ năng sống Việc tổ chức cho các em tham gia các hoạt động đó là vô cùng quan trọng và cần thiết
Trang 6Mỗi dạng hoạt động có vai trò, tác dụng khác nhau đối với sự phát triển nhân cách của học sinh, trong đó, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp để đảm bảo mục tiêu học tập là một nội dung quan trọng trong hoạt động Đội, giúp các em
“vui học”, “học mà chơi, chơi mà học”, “học để hành, hành để học”, phát triển
kĩ năng tự học do được rèn luyện hàng ngày
3.14 Tăng cường vai trò giáo dục của gia đình học sinh
Gia đình là nơi có thời gian và điều kiện cho học sinh tự học, tự nghiên cứu
và phát triển, cũng là nơi có môi trường cho học sinh thực hành những gì đã tiếp nhận ở nhà trường nên có lợi thế cơ bản là tạo điều kiện và môi trường thuận lợi
để phát triển nội lực tự học, tự rèn luyện của từng cá nhân học sinh Trong thực
tế hiện nay, vẫn còn những bậc cha mẹ, do hoàn cảnh hoặc do ý thức mà chưa quan tâm đúng mức đến việc học hành của con mình, còn “khoán trắng” cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm Giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về vai trò
tự học để từ đó giúp phụ huynh thực sự trở thành một lực lượng giáo dục và yên tâm về việc hướng dẫn học sinh tự học
II CÓ PHẠM VI ẢNH HƯỞNG
Đổi mới giáo dục để phù hợp với sự phát triển của thời đại là một tất yếu Chính vì thế, đổi mới phương pháp dạy học trở thành khâu then chốt Dạy cách
tự học và học cách tự học đang là mối quan tâm đặc biệt các cấp quản lí giáo dục, giáo viên, gia đình học sinh và toàn xã hội Từ đó cho thấy, học sinh tiểu học có thể tự học, tự học được và có thể phát triển ở học sinh các kĩ năng tự học cần thiết Đây là nền móng để xây dựng các biện pháp phát triển kĩ năng tự học cho học sinh, đặc biệt là học sinh cuối cấp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
Sáng kiến này đã được áp dụng cho học sinh lớp 5 mà tôi chủ nhiệm, phù hợp với mọi đối tượng học sinh Tôi cho rằng biện pháp của tôi đưa ra có thể áp dụng được vào việc nâng cao khả năng tự quản, tự học của học sinh lớp tôi cũng như các khối lớp khác Đề tài dễ thực hiện rộng rãi bởi các biện pháp đề ra không quá khó; tôi nhận thấy người giáo viên nào cũng có thể thực hiện được,
dễ gần gũi, dễ tuyên truyền, dễ áp dụng trong đơn vị nhà trường và đơn vị bạn Với việc chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, mặc dù vẫn còn có nhiều khó khăn và chỉ mới bước đầu khảo nghiệm khi dạy học trực tiếp trong năm học 2020-2021 và dạy học trực tuyến trong năm học 2021-2022, nhưng tôi đã có được cơ sở để khẳng định việc sử dụng một số biện pháp tôi đã xây dựng hoàn toàn có tính khả thi
III ĐẠT HIỆU QUẢ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1 Về hiệu quả kinh tế
Với giải pháp đưa ra ở trên, tôi nhận thấy đa số học sinh lớp tôi chủ nhiệm
đã biết cách tự học, tự tin trong các giờ học, các kì kiểm tra Điều đó được minh
Trang 7chứng qua kết quả khảo sát với chủ đề “Kĩ năng tự học của em” kết quả so với đầu năm thì các em tiến bộ rõ rệt Cụ thể như sau:
*Năm học: 2020-2021
Giai
đoạn TSHS
Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt
Đầu
Cuối
Cuối
*Năm học: 2021-2022
Giai
đoạn TSHS
Kĩ năng tốt Có hình thành kĩ năng Kĩ năng chưa tốt
Đầu
Cuối
2 Về hiệu quả xã hội
Đa số các em đều có ý thức tự học tốt, gần gũi và hứng thú, mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong việc rèn luyện các kĩ năng Việc học hàng ngày trên lớp và sinh hoạt hàng ngày ở nhà các em biết tự giác, thái độ tích cực khi tham gia quá trình thảo luận, biết tự đánh giá, tự điều chỉnh bản thân, biết vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tiễn; các em rất hăng hái phát biểu trong tiết học; các em tự tạo ra cho mình nhu cầu, động cơ, hứng thú học tập, nâng cao ý chí và huy động sức lực vượt qua khó khăn để tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và thói quen làm việc độc lập; được nhận nhiều lời khen của các giáo viên Phụ huynh học sinh rất vui mừng và phấn khởi với kết quả này của lớp
Quá trình làm công tác chủ nhiệm cũng giúp tôi hiểu các em nhiều hơn, thấy được những tâm tư nguyện vọng của các em đặc biệt là học sinh cuối cấp
để có những tư vấn kịp thời, đồng thời cũng giúp tôi nhìn nhận được một số vấn
đề sau trong công tác chủ nhiệm Đó là để giúp các em nhận thức được tinh thần
tự học rất quan trọng, nó góp phần không nhỏ vào những thành công trong cuộc sống thì: Giáo viên chủ nhiệm phải là người cố vấn đáng tin cậy để dẫn dắt, định hướng cho các em Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm phải biết phối kết hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh và các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục các em một các tốt nhất Bản thân học sinh phải biết tự mình cố gắng trong mọi hoàn cảnh Có như vậy thì các em mới gặt hái được những thành tích cao trong học tập cũng như trong cuộc sống