1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề Án.docx

68 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Cán Cân Thương Mại Giữa Việt Nam Và Hoa Kỳ Giai Đoạn 2020-2023
Tác giả Nguyễn Thị Xuân Mai
Người hướng dẫn GS.TS. Hoàng Đức Thân
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Doanh Thương Mại
Thể loại Đề Án Chuyên Ngành
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Lý thuyết về cán cân thương mại, vai trò, phương pháp xác định, các nhân tố tác động qua lại và thực trạng điển hình cán cân thương mại giữa việt nam và hoa kì. Thặng dư đối với việt nam do kim ngạch xuất khẩu cao gấp nhiều lần so với kim ngạch nhập khẩu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

ĐỀ ÁN CHUYÊN NGÀNH

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VÀ NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM

VÀ HOA KÌ GIAI ĐOẠN 2020-2023

Ngành: Kinh doanh thương mại Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh thương mại

Nguyễn Thị Xuân Mai

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS Hoàng Đức Thân

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu viết đề án này, em đã nhận được sự giúp đỡ và góp

ý nhiệt tình từ quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tếQuốc dân đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn trong suốt thời gian học tập ở trường và đặcbiệt là GS.TS Hoàng Đức Thân – giảng viên hướng dẫn, người đã tận tình giúp đỡ,hướng dẫn, góp ý để em hoàn thành tốt đề án chuyên ngành

Do những hạn chế về thời gian nghiên cứu, về tài liệu thu thập được và khảnăng của bản thân, nội dung bài khó tránh khỏi những sai sót vầ khiếm khuyết Em rấtmong nhận được sự chỉ dẫn góp ý của thầy và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Xuân Mai

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH iv

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Nội dung nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI 4

1.1 Tổng quan về cán cân thương mại 4

1.1.1 Khái niệm và phương pháp xác định cán cân thương mại 4

1.1.2 Trạng thái của cán cân thương mại 6

1.1.3 Vai trò của cán cân thương mại 7

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại 8

1.2.1 Tình trạng nền kinh tế 8

1.2.2 Quan hệ quốc tế 10

1.2.3 Chính sách thương mại quốc tế 12

1.2.4 Một số yếu tố cơ bản khác (lạm phát, tỷ giá hối đoái…) 15

1.3 Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế 23

1.3.1 Tác động của cán cân thương mại đến tiết kiệm và đầu tư 23

1.3.2 Tác động của cán cân thương mại đến GDP 24

1.3.3 Tác động của cán cân thương mại đến cung cầu tiền tệ 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2020-2023 VÀ KHUYẾN NGHỊ 28

2.1 Khái quát quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 28

2.1.1 Giới thiệu chung về kinh tế Hoa Kỳ 28

2.1.2 Quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 31

2.2 Thực trạng điển hình cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ giai đoạn 2020-2023 34

2.2.1 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ 34

2.2.2 Tình hình nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ 39

2.2.3 Thực trạng cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 44

2.2.4 Tác động của thặng dư thương mại đến nền kinh tế Việt Nam 48

Trang 4

2.3 Khuyến nghị cải thiện cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 50

2.3.1 Dự báo phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 502.3.2 Khuyến nghị một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại giữa Việt Nam

và Hoa Kỳ đến 2025 54

KẾT LUẬN 58

Trang 5

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Bảng:

Bảng 2.1: Năm đối tác nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam giai đoạn 2020-2022 41

Bảng 2.2: Nhập khẩu bông các loại của Việt Nam từ một số thị trường 44

Bảng 2.3: Năm đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam giai đoạn 2020-2022 46

Hình: Hình 1.1: Hiệu ứng tuyến J về ảnh hưởng của phá giá đến cán cân thương mại 22

Hình 2.1: Tăng trưởng GDP và mức lạm phát giai đoạn 2017-2021 28

Hình 2.2: Thâm hụt thương mại hàng năm của Hoa Kỳ từ 1975-2022 30

Hình 2.3: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 2020-2023 34

Hình 2.4: Các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, năm 2022 35

Hình 2.5: Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa chủ yếu năm 2023 35

Hình 2.6: Sản phẩm chủ yếu xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2021 36

Hình 2.7: Kim ngạch xuất khẩu Hàng dệt, may của Việt Nam sang Hoa Kỳ 37

Hình 2.8: So sánh cơ cấu thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam 37

Hình 2.9: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng lớn nhất sang Hoa Kỳ trong 10 tháng đầu năm 2022 38

Hình 2.10: Các thị trường nhập khẩu của Việt Nam, năm 2022 40

Hình 2.11: Sản phẩm chủ yếu nhập khẩu từ Hoa Kỳ năm 2021 42

Hình 2.12: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng lớn nhất từ Hoa Kỳ trong 10 tháng đầu năm 2022 42

Hình 2.13: Cơ cấu thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam năm 2022 43

Hình 2.14: Thặng dư thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ giai đoạn 2020-2023 45

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế tất yếu khách quan, một xu hướng bao trùmcủa sự vận động kinh tế thế giới ngày nay Nhờ tác động của viễn thông, công nghệ vàvốn, các hoạt động kinh tế, thương mại của mỗi quốc gia đã gia tăng mạnh mẽ, vượt rakhỏi biên giới quốc gia, liên kết thành một chỉnh thể thị trường toàn cầu Song songvới quá trình đó là sự hình thành và hoàn thiện các định chế tổ chức kinh tế quốc tếtương thích nhằm quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế đã ngày càng lệ thuộcchặt chẽ giữa các quốc gia và khu vực

Dưới góc nhìn quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta “đa phương hóa và

đa dạng hóa trên cơ sở công bằng lợi ích giữa các đối tác, tận dụng mọi khả năng đểtăng mức xuất khẩu với tất cả các thị trường đã có, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu vàocác thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, mở ra các thịtrường mới và tích cực tăng cường tiếp cận các thị trường cung ứng công nghệnguồn”, thì Hoa Kỳ đã trở thành một trong những trọng điểm ưu tiên trong chiến lượcphát triển thương mại quốc tế của Việt Nam Việc tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa quan

hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là nhu cầu bức thiết nhằm đa dạng hóa thịtrường, thúc đẩy xuất khẩu hướng tới một thị trường có tính ổn định cao, và tiếp cậnnhập khẩu "công nghệ nguồn" Hơn nữa, Hoa Kỳ còn là một trong những nhà đàmphán lớn cho việc Việt Nam gia nhập WTO

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn, là đối tác thương mại của nhiều nước, trong đó cóViệt Nam Với hệ thống pháp luật phức tạp, không chỉ của liên bang mà còn có quyđịnh nghiêm ngặt của từng bang Các nước, khi quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, đãgặp không ít khó khăn, ví dụ như do cán cân thương mại thâm hụt với các đối tác, đặcbiệt là với Trung Quốc và EU, Hoa Kỳ đã áp đặt thuế đối với hàng nhập khẩu từ TrungQuốc và EU, dẫn tới căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, Hoa Kỳ và

EU Bên cạnh đó, các rủi ro khác mà các nước hay bị Hoa Kỳ đệ đơn kiện liên quanđến chống bán phá giá, đến chống trợ cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy tắc xuất xứ, đâycũng là những rủi ro mà Việt Nam gặp phải trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, đặcbiệt là gần đây khi Việt Nam bị Hoa Kỳ gắn mác thao túng tiền tệ vào cuối năm 2020khi liên tục xuất siêu sang Hoa Kỳ

Sau hơn 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ (kể từ ngày12/7/1995), kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã liên tục tăng dần

Trang 7

qua từng năm, tăng từ 0,45 tỷ USD trong năm 1995 lên 31,1 tỷ USD trong năm 2020(tăng 69 lần Theo thời gian, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp hàng hóa lớn cho thịtrường Hoa Kỳ, trong khi nhiều công ty Hoa Kỳ đã trở thành những cái tên quen thuộctại Việt Nam Bất chấp lo ngại về nhu cầu suy yếu, song triển vọng thương mại songphương vẫn tươi sáng.

Tuy nhiên, thách thức lớn trong mối quan hệ này là thặng dư thương mại ngàycàng tăng của Việt Nam với Hoa Kỳ, nguyên nhân là do sự tương thích trong cơ cấuthương mại của mỗi nước Đề án này cung cấp một cái nhìn tổng quan về mối quan hệthương mại Hoa Kỳ – Việt Nam và xem xét các vấn đề gây tranh cãi nhất trong thươngmại song phương Việc thúc đẩy phát triển thương mại song phương theo hướng cânbằng và có lợi cho cả hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ là vấn đề được đặt ra hiện nay

Chính bởi vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Cán cân thương mại và nghiên cứu điển hình cán cân thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kì giai đoạn 2020-2023” nhằm

nghiên cứu thực trạng cán cân thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và đưa ra một sốkhuyến nghị nhằm cải thiện cán cân thương mại song phương giữa hai nước

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu

Đề án trên cơ sở nghiên cứu lý luận về cán cân thương mại và phân tích thựctrạng điển hình cán cân thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2020-2023 Từ đókiến nghị phương hướng, biện pháp nhằm cải thiện tình trạng cán cân thương mại ViệtNam – Hoa Kỳ

2.2 Nhiệm vụ

Từ mục tiêu tổng quát đã nêu trên, đề án có những nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về cán cân thương mại

- Phân tích, đánh giá thực trạng điển hình cán cân thương mại Việt Nam – Hoa

Kỳ giai đoạn 2020-2023

- Đưa ra những đề xuất, giải pháp cải thiện tình trạng cán cân thương mại giữahai nước trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề án nghiên cứu hệ thống các lý luận và và thực tiễn điển hình của cán cân thương mại hàng hóa Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn 2020- 2023.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 8

* Phạm vi nội dung: Nghiên cứu cán cân thương mại song phương giữa Việt

Nam và Hoa Kỳ

* Phạm vị không gian: Nghiên cứu thực tiễn điển hình cán cân thương mại giữa

Việt Nam và Hoa Kỳ

* Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng từ năm 2020-2023 và kiến nghị

đến 2025

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:

* Phương pháp chung: Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng

* Phương pháp cụ thể: Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề án này là

phương pháp phân tích, tổng hợp những thông tin, số liệu thứ cấp được tổng hợp lại từnhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là Trung tâm tương mại Quốc tế(Trademap.org, ITC); Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan Việt Nam, Tổng cục dân

số Hoa Kỳ

Nghiên cứu qua các tài liệu thứ cấp khác nhau như các đề tài nghiên cứu khoahọc, các bài đăng tạp chí, các nghiên cứu của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nướcnhằm thu nhập cơ sở lý luận và thực tiễn về cán cân thương mại các cụ thể

5 Nội dung nghiên cứu

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Đề án được kết cấuthành 2 chương như sau:

Chương 1 Lý luận chung về cán cân thương mại

Chương 2 Thực trạng cán cân thương mại giữa việt nam và hoa kỳ giai đoạn2020-2023 và khuyến nghị đến 2025

Trang 9

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về cán cân thương mại

1.1.1 Khái niệm và phương pháp xác định cán cân thương mại

Khái niệm cán cân thương mại

Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế bao gồm tập hợp nhiều hạngmục/ tài khoản nhỏ khác nhau Mỗi hạng mục ghi cùng một loại các giao dịch vớinước ngoài Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanhnghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó Đối tượng giao dịch bao gồmcác loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản.Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm

Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của mộtquốc gia là tổng của cán cân thương mại hữu hình và cán cân thương mại vô hình Cán cân thương mại (còn được gọi là cán cân hữu hình) đo lường chênh lệchgiữa doanh thu xuất khẩu và chi tiêu nhập khẩu hàng hóa (những hàng hóa này thườngđược vận chuyển qua biên giới quốc gia) Trong cán cân thanh toán, doanh thu xuấtkhẩu được ghi có và chi tiêu nhập khẩu được ghi nợ Cán cân thương mại thặng dưnghĩa là quốc gia đó thu nhập từ xuất khẩu nhiều hơn chi tiêu cho nhập khẩu

Trong hoạt động thương mại, giữ vững được cán cân thcanh toán quốc tế và cáncân thương mại có ý nghĩa quan trọng góp phần chủ yếu củng cố nền độc lập dân tộc

và tăng trưởng kinh tế Nếu qua cán cân thanh toán quốc tế ta thấy được thực trạng vềkinh tế - tài chính của một đất nước thì qua cán cân thương mại ta sẽ thấy rõ thực trạng

về ngoại thương của một nước Thứ nhất, cán cân thương mại cung cấp những thôngtin liên quan đến cung và cầu tiền tệ của một quốc gia Thứ hai, dữ liệu trên cán cânthương mại có thể được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc

tế của một nước Thứ ba, thâm hụt hay thặng dư cán cân thương mại có thể làm tăngkhoản nợ nước ngoài hoặc gia tăng mức dự trữ ngoại tệ, tức là thể hiện mức độ an toànhoặc bất ổn của nền kinh tế Thứ tư, thâm hụt hay thặng dư cán cân thương mại phảnánh hành vi tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng của nền kinh tế

Thông thường, các nước đang phát triển đều là những nước ở trong tình trạng thâm hụtcán cân thanh toán quốc tế và nhập siêu Nếu kim ngạch xuất khẩu nhỏ hơn 80% kimngạch nhập khẩu và kéo dài thì nước đó tình hình kinh tế trở nên nghiêm trọng

Trang 10

Phương pháp xác định cán cân thương mại

Công thức tính cán cân thương mại được tính bằng tổng giá trị hàng xuất khẩutrừ tổng giá trị hàng nhập khẩu

NX = X – M

Trong đó: NX: cán cân thương mại

X: tổng kim ngạch xuất khẩuM: tổng kim ngạch nhập khẩuTrong mô hình tổng cầu của Keynes cho một nền kinh tế mở, tổng sản lượng củamột nền kinh tế (GDP), Y, được xác định trên cơ sở lấy tổng tiêu dùng trong nước (C),cộng với chi đầu tư (I), cộng chi tiêu của Chính phủ (G), cộng xuất khẩu ròng, được đobằng xuất khẩu (X) trừ đi nhập khẩu (M)

Tiết kiệm của khu vực tư nhân được xác định bằng hiệu số giữa thunhập khả dụng và chi tiêu: S = Y(1-t) - C;

Tiền thuế được xác định bằng tổng thu nhập nhân với thuế suất, trênthực tế có thể được xác định bằng phần trăm thu ngân sách so với GDP nhân với GDP,

T = Yt Hiệu số giữa T và G là phần thâm hụt ngân sách của chính phủ

Biến đổi công thức tổng cầu ta có:

Y=cY(1-t) + I + G + X – M Y(1-t) + T =cY(1-t) + I + G + X – M Y(1-t) - cY(1-t) – I + T – G = X – M

S – I + T – G = X – M

Như vậy, chúng ta có tổng thặng dư giữa tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư nhân

và thặng dư giữa thu và chi của chính phủ luôn cân bằng với thặng dư giữa xuất khẩu

và nhập khẩu Hoặc ngược lại, tổng thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư của khu vực tư

Trang 11

nhân và thâm hụt giữa thu và chi của chính phủ luôn cân bằng với thâm hụt giữa xuấtkhẩu và nhập khẩu Nói một cách khác, thặng dư tiết kiệm trong nước bao gồm cả tiếtkiệm của chính phủ và tiết kiệm của tư nhân sẽ được đo bằng xuất khẩu ròng, là phần

dự trữ của một nước để tiêu dùng trong tương lai hoặc để thanh toán nợ trong quá khứ.Thâm hụt giữa tiết kiệm và đầu tư, và thâm hụt ngân sách chính phủ sẽ buộc phải được

bù đắp bằng nhập khẩu ròng từ nước ngoài, là khoản một nước chi dùng trước của cải

do nước khác tạo ra Khoản này sẽ được thanh toán bằng số tiền tiết kiệm trong quákhứ hay sẽ phải sản xuất nhiều hơn để trả nợ trong tương lai

Cán cân thương mại là một bộ phận quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội, cómối quan hệ mật thiết với các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản và ảnh hưởng trực tiếp tớităng trưởng kinh tế của một nước Ở những thời điểm khác nhau, cán cân thương mại

có những thay đổi khác nhau dẫn đến sự thay đổi của toàn bộ nền kinh tế Chính vìvậy, cán cân thương mại là một trong các chỉ số mà Chính phủ dựa vào đó để tiến hànhđiều chỉnh các chiến lược kinh tế, mô hình kinh tế, tư duy phát triển, con đường pháttriển của đất nước, trong cả ngắn hạn và dài hạn

1.1.2 Trạng thái của cán cân thương mại

Trạng thái của cán cân thương mại luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi tìnhtrạng của cán cân thương mại (thâm hụt hay thặng dư) thể hiện trạng thái của nền kinh

tế

Với khái niệm về cán cân thương mại hàng hóa như trên có thể thấy rằng trạngthái của cán cân thương mại hàng hóa của một quốc gia phụ thuộc vào độ chênh lệchgiữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa của nền kinh tế đó trong từng giai đoạn,

và từ đó chúng ta có các trạng thái của cán cân thương mại hàng hóa, cụ thể gồm:

- Cân bằng thương mại hàng hóa là trạng thái mà khi đó kim ngạch xuấtkhẩu hàng hóa bằng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong thời kỳ xem xét

- Thâm hụt thương mại hàng hóa là trạng thái mà khi đó kim ngạch xuấtkhẩu hàng hóa nhỏ hơn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong thời kỳ xem xét

- Thặng dư thương mại hàng hóa là trạng thái mà khi đó kim ngạch xuấtkhẩu hàng hóa lớn hơn kim ngạch nhập khẩu hàng hóa trong thời kỳ xem xét

Có thể thấy rằng các trạng thái của cán cân thương mại hàng hóa sẽ tác động mộtcách trực tiếp, gián tiếp đến các biến số kinh tế vĩ mô nói chung của một quốc gia haymột nền kinh tế Về mặt lý thuyết thì mỗi quốc gia hay nền kinh tế đều hướng đến mộtcán cân thương mại hàng hóa cân bằng hoặc thặng dư, vì điều này sẽ góp phần làm ổnđịnh cán cân thanh toán, dự trữ ngoại tệ của một quốc gia góp phần ổn định kinh tế vĩ

mô Tuy nhiên, ngày nay nền kinh tế thế giới đã có nhiều thay đổi trong xu hướng toàn

Trang 12

cầu hóa mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế đang dần trở thành một mắt xích trong chuỗi giátrị toàn cầu Mỗi quốc gia ngày nay dựa vào lợi thế cạnh tranh của mình để tham giavào chuỗi giá trị toàn cầu đó, nơi mà các quốc gia hay các nền kinh tế phụ thuộc vàonhau, nơi mà khái niệm xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia chỉ còn mang tínhchất tương đối Tuy nhiên không thể phủ định vai trò quan trọng của cán cân thươngmại hàng hóa đối với nền kinh tế, để làm sáng tỏ những nhận định trên chúng ta hãytiếp tục nghiên cứu về cán cân thương mại hàng hóa.

Thâm hụt hoặc thặng dư thương mại không phải lúc nào cũng tốt hay xấu Nóphụ thuộc vào các nguyên tắc cơ bản về kinh tế và lý do đằng sau chúng, chẳng hạnnhư các quyết định về chính sách thương mại, thời gian tích cực hay tiêu cực củachúng, tăng trưởng kinh tế và quy mô của sự mất cân bằng thương mại

Một số nhà kinh tế thích thặng dư thương mại vì chúng thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, kích thích tạo việc làm và thu nhập Thặng dư thương mại xảy ra do đất nước dựavào tăng trưởng xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tiêu dùng trong nước cònthấp và kém phát triển Tình trạng này rất nguy hiểm nếu nền kinh tế thế giới rơi vàosuy thoái, có thể làm rung chuyển xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Tiêu dùng trongnước không thể tăng trưởng với tốc độ có thể bù đắp cho sự sụt giảm trong xuất khẩu

Sự thâm hụt tạo ra hiệu ứng ngược lại Tuy nhiên, thâm hụt thương mại có thểcho thấy nền kinh tế đang tăng trưởng Nhu cầu nhập khẩu cao như vậy là do tổng cầuvượt quá tổng cung (chênh lệch lạm phát) Nói cách khác, nhu cầu trong nước vượtquá những gì có thể được cung cấp từ sản xuất trong nước Điều đó thúc đẩy nhu cầucao đối với các sản phẩm nhập khẩu, có thể dẫn đến thâm hụt thương mại

Tuy nhiên, thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại trong ngắn hạn sẽ chưaphản ánh chính xác về trạng thái thực của kinh tế mà cần phải cân nhắc thêm các khíacạnh như tỷ giá, lạm phát, mức độ dự trữ ngoại tệ Vấn đề là cán cân thương mạithâm hụt ở mức có thể bảo đảm sức chịu đựng của cán cân tài khoản vãng lai và nợnước ngoài

1.1.3 Vai trò của cán cân thương mại

Một là, cán cân thương mại giúp xác định nhu cầu tiền tệ của quốc gia

Nếu cán cân thương mại dương, xuất khẩu hàng hóa lớn, dòng tiền ngoại tệ chảyvào quốc gia nhiều sẽ làm cho nhu cầu chuyển đổi tiền nội địa tăng lên Bởi các giaodịch với nhà cung cấp và tiền lương của nhân viên không thể được thanh toán bằngđồng ngoại tệ Lúc này cầu đồng nội tệ tăng lên, làm tăng tỷ giá hối đoái và giá trị củađồng nội tệ trên thị trường quốc tế Ngược lại, nếu cán cân thương mại âm, nhập khẩuhàng hóa lớn hơn xuất khẩu, dòng tiền ngoại tệ cần để giao dịch lớn, sẽ làm nhu cầu

Trang 13

đồng nội tệ giảm, dẫn đến tỷ giá hối đoái giảm Chính phủ sẽ dựa trên những số liệu cụthể này để đưa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp, nhằm khắc phục những điểmyếu, phát huy ưu điểm, đưa quốc gia phát triển bền vững và cạnh tranh với các nướckhác trên thế giới Như vậy, cán cân thương mại hay còn gọi là xuất khẩu ròng, liênquan trực tiếp đến vòng xoay tiền tệ của một quốc gia.

Hai là, cán cân thương mại là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế vĩ mô củamột quốc gia

Nếu cán cân thương mại dương cho thấy toàn bộ nền kinh tế đang trên đà pháttriển, thu hút FDI lớn, giúp quốc gia tăng vị thế trên thị trường quốc tế Còn nếu quốcgia đó đang gặp tình trạng thâm hụt thương mại hay cán cân thương mại âm cho thấytrình độ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cần được cải thiện, để có thể đápứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và các tiêu chuẩn xuất khẩu

Ba là, cán cân thương mại là số liệu thể hiện mức đầu tư, thu nhập và tiết kiệmcủa một quốc gia

Nếu cán cân thương mại dương hay quốc gia đang thặng dư thương mại là tínhiệu cho thấy mức độ đầu tư chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tỷ lệ tiết kiệm Đồng thời thunhập của người lao động tăng lên cho thấy mức sống của người dân tại quốc gia đóđang ngày càng được cải thiện và nâng cao Ngược lại, nếu cán cân thương mại âmhay thâm hụt thương mại, cho thấy tỷ lệ tiết kiệm của quốc gia đó đang lớn, nhu cầumua sắm hàng hóa đang có xu hướng giảm, mọi người dân tỏ ra vô cùng thận trọng

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại

Cán cân thương mại là một chỉ tiêu đo lường của nền kinh tế, do vậy, cán cânthương mại chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố và cũng tác động ngược trở lại cácyếu tố khác của nền kinh tế

1.2.1 Tình trạng nền kinh tế

Về tình trạng nền kinh tế, chúng ta sẽ đi sâu phân tích vào 3 trụ cột là tổng sảnphẩm quốc nội (GDP), cơ cấu sản xuất và năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuấtkhẩu

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định tình hình kinh tế củamột quốc gia tại bất kỳ thời điểm nào là GDP, nó thể hiện quy mô và tốc độ tăngtrưởng của nền kinh tế Khả năng nhập khẩu của quốc gia tăng lên cùng với sự thịnhvượng của quốc gia

Về nhập khẩu, khi GDP tăng thì nhập khẩu có xu hướng tăng và thậm chí nó còntăng nhanh hơn Nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sẽ thúc đẩy sự phát triển và mở

Trang 14

rộng của các doanh nghiệp, tạo ra thêm nhiều việc làm, nâng cao mức sống, thu nhậpcủa người dân trong một quốc gia, dẫn đến tăng cầu tiêu dùng và đầu tư Khi cầu tiêudùng tăng thêm, giả sử tỷ trọng tiêu dùng hàng nhập khẩu và hàng trong nước là khôngđổi, nhu cầu nhập khẩu sẽ tăng lên hay nói cách khác sự gia tăng của nhập khẩu khiGDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ), MPZ là phần của GDP có thêm

mà người dân muốn chi cho nhập khẩu Ví dụ, MPZ bằng 0.2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP

có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0.2 đồng cho nhập khẩu

Ngược lại, khi nền kinh tế kém tăng trưởng, không tạo ra nhiều việc làm, xảy ratình trạng thất nghiệp hoặc việc làm không ổn định ảnh hưởng đến thu nhập của ngườidân dẫn đến nhu cầu tiêu dùng có xu hướng giảm đi tập trung chủ yếu vào các mặthàng thiết yếu, ít có nhu cầu cho hàng hóa nhập khẩu Nền kinh tế kém phát triển cóthể có lợi thế về chi phí sản xuất, khiến cho hàng hóa của họ có giá cạnh tranh trên thịtrường quốc tế Điều này có thể thúc đẩy xuất khẩu Do nhu cầu nhập khẩu thấp màxuất khẩu có thể tăng, nên xuất khẩu ròng sẽ có xu hướng tăng lên

Về xuất khẩu, ở nhiều nước đang phát triển, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội(GDP) có mối tương quan chặt chẽ với tăng trưởng xuất khẩu, đặc biệt là tăng trưởnghàm lượng nội địa trong xuất khẩu

Xuất khẩu tăng, giảm theo nhu cầu toàn cầu, mức độ cải thiện năng lực quản lý,công nghệ trong nước và những thay đổi về giá cả Ở hầu hết các quốc gia, nhu cầutrong nước không đủ để hình thành các khu chế xuất, nơi tập trung các doanh nghiệp,nhà máy hoạt động cùng một ngành hoặc một phân khúc ngành Một quốc gia đẩymạnh việc nâng cao năng lực quản lý và gia tăng đầu tư vào công nghệ sẽ giúp hoạtđộng xuất khẩu hiệu quả hơn, từ việc lựa chọn thị trường xuất khẩu, xây dựng chiếnlược kinh doanh, đến việc quản lý chuỗi cung ứng và quan hệ với đối tác đồng thờinâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh trên thịtrường quốc tế Và từ đó tận dụng được lợi thế kinh tế nhờ quy mô Lợi thế kinh tế nhờquy mô đóng vai trò chính trong tăng trưởng năng suất, và khả năng cạnh tranh xuấtkhẩu Ví dụ, trong tất cả các lĩnh vực, việc tăng quy mô sản xuất tạo ra cơ hội “vừahọc vừa làm” hoặc tăng lợi nhuận hiệu quả Dù với quy mô nào, doanh nghiệp đềuđược hưởng lợi từ lợi thế kinh tế nhờ quy mô ngoại sinh, chẳng hạn như cải thiện cơ

sở hạ tầng hậu cần và giao thông, kiến thức và kỹ năng tích lũy được trong các doanhnghiệp và trường đại học tại địa phương

Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, hầu hết các nướcđều theo đuổi chiến lược mở cửa, hướng về xuất khẩu ở một mức độ nào đó Do đó,mối quan hệ giữa sản xuất trong nước và xuất khẩu ngày càng trở nên chặt chẽ Sảnxuất với cơ cấu hợp lý sẽ đem lại khả năng xuất khẩu có hiệu quả cao Hợp lý ở đây là

Trang 15

xác định được ngành hàng nào có thế mạnh, kim ngạch lớn, tốc độ tăng trưởng caotrong nhiều năm để tập trung đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu Cuối cùng, nếu hàng hóa sản xuất trong nước của một quốc gia có năng lực cạnhtranh cao, có lợi thế so sánh trên thị trường quốc tế thì sẽ chiếm lĩnh được thị trườngtrong nước và quốc tế, khuyến khích xuất khẩu và đánh bại hàng hóa nhập khẩu Khảnăng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường nước ngoài có ảnh hưởng lớntới khối lượng xuất khẩu hàng hóa Khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu tại thịtrường nước ngoài phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố sau:

- Chất lượng sản phẩm, nhân tố cơ bản, tạo ra sức mạnh bền vững cho năng lựccạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường quốc tế Nếu một quốc gia có nềnkinh tế mạnh mẽ, họ thường đầu tư vào nghiên cứu, dây chuyền sản xuất, công nghệ

để cho ra những sản phẩm có chất lượng cao

- Tính đa dạng của hàng hóa đó tại thị trường nước ngoài: Nếu thị trường nướcngoài có các hàng hóa tương tự hoặc có giá trị thay thế tương đương thì nhu cầu đốivới hàng hóa xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh giữa các mặt hàng cũng loạihay có khả năng thay thế

- Các nhân tố liên quan đến giá cả gồm chi phí đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu,năng suất lao động trong ngành sản xuất hàng xuất khẩu và tỷ giá hối đoái: Nếu chiphí cho xuất khẩu lớn, nhất là thu gom hàng hoá, vận tải, tiêu cực phí ở khâu vận tải vàthủ tục hải quan thì sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trườngquốc tế

1.2.2 Quan hệ quốc tế

Quan hệ quốc tế hay cụ thể hơn là quan hệ thương mại hàng hóa đóng vai tròquan trọng trong việc định hình cán cân thương mại Quốc gia có mối quan hệ tốt đẹpvới các quốc gia, tổ chức khác sẽ thúc đẩy hợp tác thương mại, tạo điều kiện cho thuậnlợi cho việc giao thương hàng hóa và dịch vụ, từ đó góp phần cải thiện cán cân thươngmại Mối quan hệ giữa các quốc gia được thể hiện bằng việc các quốc gia kí kết vàohiệp định thương mại song phương và đa phương nghĩa là các bên tham gia nỗ lựcthực hiện các biện pháp, chính sách nhằm gia tăng quy mô và tốc độ xuất nhập khẩuhàng hóa, như tăng số lượng, khối lượng mặt hàng, giá trị kim ngạch xuất nhập khẩuhàng hóa, tăng về số lượng các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu, tăng về cường

độ hay tần suất xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên Đồng thời, chính phủ và doanhnghiệp các bên nỗ lực thực hiện các biện pháp, chính sách nhằm nâng cao năng suất,chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của hàng hóa xuất nhập khẩu của hai bên, thúcđẩy chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai bên theo hướng công nghiệp

Trang 16

hóa, hiện đại hóa, củng cố các yếu tố cho phát triển xuất nhập khẩu bền vững, cải thiện

và nâng cao chất lượng thể chế xuất nhập khẩu của mỗi bên và khung thể chế xuấtnhập khẩu chung nhằm đạt được mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu bền vững của từngbên và giữa hai bên

Chúng có ảnh hưởng trực tiếp lên cán cân thương mại thông qua việc mở rộng thịtrường xuất nhập khẩu, theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu sang các nước đối tác sẽtăng, củng cố thị trường truyền thống, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng trên cơ sởthúc đẩy quan hệ với các đối tác chiến lược kinh tế quan trọng Cụ thể:

Thứ nhất, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu: Tự do hóa thương mại nói chung và cácFTA thế hệ mới nói riêng có tác động thúc đẩy hoạt động xuất khẩu Những quy địnhtrong các FTA này buộc nền kinh tế thành viên phải tái cấu trúc, mở ra những thịtrường mới và tạo sức hút về hàng hóa

Thứ hai, đối với sản xuất trong nước: Việc tham gia kí kết các hiệp ước thươngmại quốc tế sẽ khiến cho nhiều mặt hàng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trongnước có giá thấp hơn, do đó, chi phí sản xuất của các doanh nghiệp được cắt giảm, từ

đó, giá cả hàng hóa sẽ cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trongnước để xuất khẩu Việc cắt giảm thuế quan sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu vào nướcnhiều hơn do giá thành rẻ, mẫu mã phong phú và đa dạng, tác động tích cực đến sảnxuất trong nước

Thứ ba, thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Trong các hiệp định đều có các cam kếtđối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong việcthành lập, mua lại, mở rộng, điều hành, triển khai, vận hành, kinh doanh Điều đó sẽtạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước nhanh hơn.Các doanh nghiệp có cơ hội nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sảnphẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, từ đó thúc đẩy xuất khẩu.Tuy vậy, tác động của các hiệp ước thương mại làm thặng dư hay thâm hụt cáncân thương mại sẽ khác nhau giữa các quốc gia Nó phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế củamỗi quốc gia, khả năng sản xuất của quốc gia đó với các nguồn lực trong nước baogồm tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu đầu vào, trình độ khoa học kỹ thuật và nhâncông của quốc gia đó Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển của khoa học kỹ thuật,nguồn tài nguyên thiên nhiên, yếu tố con người và năng suất lao động sẽ góp phần

vô cùng quan trọng trong việc cải thiện cán cân thương mại của một quốc gia

Bằng việc tham gia vào các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới(WTO) có thể đặt ra các quy tắc thương mại quốc tế, tạo môi trường thương mại bìnhđẳng và minh bạch, góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế và tác động đến cán cân

Trang 17

thương mại của các quốc gia Ví dụ, quy tắc của WTO về chống bán phá giá giúp bảo

vệ ngành công nghiệp nội địa của các quốc gia, góp phần cải thiện cán cân thươngmại

Quan hệ chính trị giữa các quốc gia ảnh hưởng đến cán cân thương mại của mộtquốc gia Quan hệ chính trị tốt đẹp giữa các quốc gia có thể thúc đẩy hợp tác thươngmại, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp đa quốc gia tạo điều kiệnthuận lợi cho việc giao thương hàng hóa và dịch vụ, từ đó góp phần cải thiện cán cânthương mại Ngược lại, căng thẳng chính trị có thể dẫn đến áp đặt thuế quan trừngphạt, hạn chế thương mại, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cán cân thương mại Chiếntranh thương mại Mỹ - Trung là một điển hình

1.2.3 Chính sách thương mại quốc tế

Một nền kinh tế mở là nền kinh tế có mức độ tham gia cao trong thị trường quốc

tế Nền kinh tế mở thường có các chính sách thương mại và đầu tư hướng ra ngoài, chophép tự do giao thương hàng hóa, dịch vụ và vốn với các quốc gia khác một cách tự dohoặc dưới các điều kiện cụ thể: Tăng cường xuất khẩu, không ngừng đa dạng hóa hànghóa, dịch vụ xuất khẩu và tìm kiếm thị trường mới tiếp tục đóng vai trò sống còn trongviệc xây dựng khả năng phục hồi của đất nước Xuất khẩu vẫn là trọng tâm của chiếnlược phát triển dù một số ý kiến cho rằng tốc độ toàn cầu hóa đang chững lại hoặc tâm

lý bảo hộ gia tăng ở các nước thu nhập cao đã làm giảm khả năng tăng trưởng dựa vàoxuất khẩu

Việc thiết kế chính sách thương mại quốc tế, cơ chế vận hành, cơ chế truyền tải,chế độ báo cáo… có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thương mại quốc tế Tuy mỗiquốc gia có một khung chính sách khác nhau, mục tiêu là không giống nhau theo chiếnlược phát triển kinh tế từng thời kỳ, nhưng đều dựa trên cơ sở các cam kết của quốcgia đó theo các hiệp định thương mại song phương và đa phương

Chính sách thương mại quốc tế là tập hợp các quy tắc, công cụ điều chỉnh hoạtđộng thương mại quốc tế của một quốc gia theo các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế

và phù hợp với điều kiện kinh tế nước mình phục vụ lợi ích thương mại

Như vậy, chính sách thương mại quốc tế bản chất là một chính sách kinh tế vĩ

mô, trong bộ khung như chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách tỷ giá, hệthống giám sát vĩ mô thận trọng mà Chính phủ có thể sử dụng để điều tiết hoạt độngcủa nền kinh tế Cụ thể, đối tượng điều chỉnh của chính sách thương mại quốc tế làhoạt động thương mại quốc tế, với hai trụ cột chính là thương mại hàng hóa, thươngmại dịch vụ và các lĩnh vực có liên quan tới hai trụ cột này (quyền sở hữu trí tuệ, đầu

Trang 18

tư trực tiếp nước ngoài, hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống giấy phép, thuế áp dụng trongnước).

Chính sách thương mại quốc tế nhìn chung có các mục tiêu như sau:

- Đảm bảo hoạt động thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi dựa trên cơ sở cácnguyên tắc: Chính sách thương mại quốc tế thường gắn với các cam kết mang tínhpháp lý từ các hiệp định thương mại, đầu tư song phương và đa phương, tạo ra cơ hội

mở rộng thị trường, cho phép nền kinh tế có lợi thế kinh tế nhờ quy mô, giảm chi phí

và gia tăng áp lực cạnh tranh Bên cạnh đó việc bảo hộ sẽ giảm đi theo hướng tự dohóa thương mại Chính sách thương mại quốc tế phải tạo ra môi trường hoạt động lànhmạnh, tạo điều kiện cho chủ thể trong nền kinh tế có cơ hội tiếp cận thị trường, xúctiến thương mại, tìm kiếm bạn hàng Mặt khác, thương mại quốc tế liên quan tới nhiềuthủ tục, quy trình, tập quán, quy định ở cả nước xuất khẩu và nhập khẩu Các bên thamgia thương mại quốc tế cũng đối mặt với nhiều rủi ro Do vậy, chính sách thương mạiquốc tế cũng đóng vai trò như là chiếc đệm, hạn chế rủi ro Chính sách thương mạiquốc tế càng trở nên quan trọng trong thời kỳ khủng hoảng Thực tế cũng cho thấy,trong thời kỳ khủng hoảng, các quốc gia cũng sử dụng nhiều biện pháp phi thươngmại, quy định nhiều rào cản, hoặc có chính sách hỗ trợ thương mại quốc tế, bảo hộ nềnsản xuất trong nước Điều này có thể châm ngòi cho các chính sách trả đũa, kéo theonhiều nước cùng tham gia cuộc chiến thương mại, với hậu quả không mong muốn làngừng trệ thương mại Vai trò của chính sách thương mại quốc tế càng trở nên quantrọng hơn, bởi việc lựa chọn chính sách thích hợp sẽ giúp hoạt động thương mại quốc

tế diễn ra thuận lợi đảm bảo quyền lợi cho các bên

- Góp phần tăng trưởng kinh tế thông qua khai thác được lợi thế cạnh tranh củaquốc gia trong quá trình tự do hóa: Các lý thuyết nền tảng cho thương mại quốc tế ủng

hộ quan điểm các quốc gia đều có lợi khi phát huy được lợi thế cạnh tranh của nướcmình, qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thương mại Chính sáchthương mại quốc tế theo đường lối đúng đắn sẽ tối đa hóa lợi ích hoạt động của nướcmình Quá trình tự do hóa thương mại đang diễn ra ở các mức độ khác nhau trên toànthế giới, các quốc gia càng mong muốn tận dụng cơ hội này để phát triển kinh tế, thểhiện qua việc tích cực đàm phán, thực hiện các hiệp định ưu đãi thương mại và đầu tư

ở quy mô rộng hơn với tốc độ tự do hóa nhanh hơn Nhưng quá trình tự do hóa khôngphải lúc nào cũng là cơ hội, mà còn là thách thức đi kèm với rủi ro tụt hậu và khủnghoảng Với một số nước, đặc biệt là nước kém phát triển, năng lực hạn chế về thể chế,nguồn lực hoạch định chính sách sẽ trì hoãn khả năng đàm phán, thực thi, kiến tạo cơhội từ việc tham gia vào quá trình tự do hóa Trong nhiều trường hợp, Chính phủ cóthể sử dụng các công cụ như thuế quan và trợ cấp thúc đẩy thương mại quốc tế ở một

Trang 19

số ngành công nghiệp mũi nhọn Điều này phải được tiến hành hết sức cẩn trọng đểđảm bảo các biện pháp này không gây phản ứng nhiễu loạn thông tin trong việc phân

bố nguồn lực và phá hủy môi trường kinh doanh nói chung Các ngành công nghiệpđược ưu tiên, cụ thể là những ngành công nghiệp trong nước được hưởng nhiều ưu đãihơn so với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài khác, nhưng thực tế năng suấtlao động lại giảm Nếu đầu ra của các ngành công nghiệp được ưu tiên lại là đầu vàocho các ngành khác, khả năng cạnh tranh của sản phẩm cuối cùng trên thị trường thếgiới sẽ bị tổn hại, làm giảm lợi nhuận và ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư trong khu vựcsản xuất hướng vào xuất khẩu, triệt tiêu nhu cầu cải cách

- Góp phần khắc phục khuyết tật thị trường: Chính sách thương mại quốc tế luôntheo đuổi mục đích bảo vệ lợi ích của công chúng Theo quan điểm của các nhà kinh

tế, bất kỳ chính sách nào đưa ra cũng nên đảm bảo tính hiệu quả cũng như sự côngbằng Cụ thể, chính sách thương mại quốc tế thường khắc phục thất bại trên thị trườngnhư là hiện tượng thông tin bất cân xứng, bảo vệ môi trường, bảo hộ nền sản xuất nontrẻ trong nước và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh

- Hỗ trợ các hoạt động khác của nền kinh tế như chính sách thu hút đầu tư trựctiếp nước ngoài: Xu hướng tự do hóa thương mại và tài chính đang trở thành xu thế cốtlõi của nền kinh tế thế giới Hoạt động sản xuất trên thế giới cũng phát triển dựa vàophân công lao đông sâu sắc Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ,đầu tư trực tiếp quốc tế khó có thể tách rời trong một chu trình khép kín có sự tham giamạnh mẽ của các chủ thể, các hãng, người tiêu dùng từ các quốc gia với trình độ pháttriển khác nhau Điều này cũng có nghĩa là, bất cứ sự thay đổi, điều chỉnh nào tronglĩnh vực thương mại hàng hóa cũng sẽ có tác động dây chuyền tới thương mại dịch vụ

và dòng vốn đầu tư trực tiếp Ngược lại, thương mại dịch vụ, hoạt động đầu tư trựctiếp cũng có tác động tới thương mại dịch vụ Do vậy, chính sách thương mại quốc tếkhông chỉ đơn thuần chỉ điều chỉnh mỗi hoạt động thương mại hàng hóa, mà còn phảiđảm bảo sự tương thích với thương mại dịch vụ, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong mộtthể thống nhất, vì mục tiêu phục vụ lợi ích tối đa của công chúng

Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế:

- Nhóm công cụ khuyến khích xuất khẩu: (i) Trợ cấp xuất khẩu: là khoản tiền màChính phủ của một nước trợ cấp cho nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ nhất định.Thông thường trợ cấp xuất khẩu áp dụng cho các mặt hàng nông sản, ngành côngnghiệp non trẻ (ii) Phá giá hàng hóa: là hiện tượng khi một loại hàng hóa được xuấtkhẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của hàng hóa đó tại thịtrường nội địa nước xuất khẩu

Trang 20

- Nhóm công cụ hạn chế nhập khẩu: (i) Thuế quan: Thuế quan là một loại thuếđánh vào hàng hóa khi nó vận chuyển xuyên qua biên giới giữa các quốc gia Tùy theotiêu chí, thuế quan được phân loại thành: Căn cứ theo mục đích đánh thuế: thuế quantài chính và thuế quan bảo hộ; căn cứ theo đối tượng đánh thuế: thuế xuất khẩu, thuếnhập khẩu, thuế quá cảnh; căn cứ theo phương pháp tính thuế: thuế quan tính theo sốlượng, thuế quan tính theo giá trị, thuế quan hỗn hợp (ii) Hạn ngạch nhập khẩu: là cáchạn chế và giới hạn trần do nước nhập khẩu đặt ra cho tổng giá trị hoặc tổng khốilượng của một số sản phẩm nhất định được mang từ nước ngoài vào Nhiều khi hạnngạch nhập khẩu còn được gọi là hạn chế xuất khẩu tự nguyện, một hạn ngạch trongthương mại được áp đặt từ bên nước xuất khẩu thay vì nước nhập khẩu Hạn chế xuấtkhẩu tự nguyện nói chung được áp đặt theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được nướcxuất khẩu chấp nhận nhằm chặn trước những hạn chế mậu dịch khác (iii) Hạn ngạchthuế quan bao gồm một hạn ngạch nhất định cho một khối lượng hàng nhập khẩu,trong đó được hưởng mức thuế quan ưu đãi Bất kỳ lượng nhập khẩu nào vượt quámức hạn ngạch phải chịu mức thuế quan ngoài hạn ngạch cao hơn (iv) Hàng rào kỹthuật, biện pháp tự vệ,…

- Nhóm công cụ cấm xuất, nhập khẩu: Cấm xuất khẩu, nhập khẩu là biện phápbảo hộ cao nhất, gây ra hạn chế lớn nhất đối với thương mại quốc tế Tùy từng trườnghợp, việc cấm xuất khẩu, nhập khẩu có thể cấm hoàn toàn, cấm theo mùa, cấm tạmthời, cấm vận, cấm sản phẩm nhạy cảm, tạm dừng giấy phép nhập khẩu Tuy mục tiêucủa WTO là tự do hóa thương mại, nhưng các quốc gia thành viên có thể thi hành cácbiện pháp cấm xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp ngoại lệ: Cần thiết đểđảm bảo an ninh quốc gia; cần thiết để bảo vệ đạo đức xã hội, bảo vệ con người, độngthực vật, bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm; được áp dụng một cách tạmthời để ngăn cản hay giảm bớt sự khan hiếm lương thực, thực phẩm hay các sản phẩmthiết yếu khác, cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay quy định để phân loại, xếp hạnghay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế

1.2.4 Một số yếu tố cơ bản khác (lạm phát, tỷ giá hối đoái…)

Lạm phát

Lạm phát tác động trực tiếp đến kim ngạch xuất khẩu thông qua việc làm tănghay giảm giá trị đồng tiền của một quốc gia Theo Viện nghiên cứu chiến lược, chínhsách thuộc Bộ công thương, một số nghiên cứu cho rằng lạm phát và kim ngạch xuấtkhẩu có mối quan hệ phi tuyến tính Điều này có nghĩa là khi tỷ lệ lạm phát thấp, ảnhhưởng của lạm phát đến kim ngạch xuất khẩu là không rõ rệt, nhưng khi tỷ lệ lạm pháttăng lên đặc biệt là khi lạm phát cao thì nó có tác động tiêu cực đến kim ngạch xuấtkhẩu Một số quốc gia đã trải qua tỷ lệ lạm phát dưới 10%, thì lạm phát không có tác

Trang 21

động tiêu cực rõ rệt nào đến kim ngạch xuất khẩu Khi phân tích số liệu trong suốt 40năm của 140 quốc gia, cũng đã chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và kimngạch xuất khẩu Tỷ lệ lạm phát được phân tích trong nghiên cứu là 1-3% đối với cácnước công nghiệp và dưới 10% đối với các nước đang phát triển.

Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát vừa phải sẽ cólợi cho hoạt động xuất khẩu và làm tăng kim ngạch xuất khẩu Mức lạm phát vừa phải

có nghĩa là cung tiền tăng không quá nhanh và phù hợp với nhu cầu của thị trường, do

đó làm tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế, thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất hàng xuấtkhẩu đầu tư mở rộng sản xuất Bên cạnh đó, theo học thuyết của Fisher khi lạm phát ởmức độ vừa phải, cung tiền tăng làm cho lãi suất danh nghĩa sẽ giảm, chi phí đi vaycủa các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sẽ giảm đi cùng với chi phí thực tế màcác doanh nghiệp phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi Trong khi đó, lạm pháttăng vừa phải cũng cho phép các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu tăng giá sảnphẩm ở mức độ hợp lý để thu được lợi nhuận cao hơn Đó là những điều kiện thuận lợi

để các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu gia tăng sản lượng, và kết quả tất yếu làkim ngạch xuất khẩu tăng

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, lạm phát vừa phải thì tính dự báo đượcnâng cao Điều đó giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có thể xây dựngđược các phương án đầu tư hiệu quả, tập trung đầu tư vào chất lượng sản phẩm, lựachọn được các thị trường xuất khẩu tối ưu… Đối với các nhà nhập khẩu nước ngoài,khi tỷ lệ lạm phát của nước bạn hàng vừa phải, tức là giá trị đồng tiền và giá cả sảnxuất của nước bạn hàng sẽ ổn định tương đối, họ sẽ yên tâm hơn, họ không phải lo cânnhắc các mặt hàng khác để thay thế do giá tăng Chính vì vậy, nhu cầu nhập khẩu thịtrường nước ngoài có thể được gia tăng Tất cả điều đó đã góp phần thúc làm tăng kimngạch xuất khẩu Điều này đã được kiểm chứng với trường hợp của Hàn Quốc vàHồng Kông chỉ ra rằng lạm phát vừa phải (9% và 7%/năm trung bình trong giai đoạn1985-1994) đã có tác động tích cực làm thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng

Đầu tiên khi phân tích ảnh hưởng của lạm phát cao đến kim ngạch xuất khẩu phảinói rằng, lạm phát cao có quan hệ trái chiều với tỷ giá hối đoái thực cũng như tỷ giáhối đoái danh nghĩa không điều chỉnh ngay lập tức theo mức tăng giá Chính bởi vậy,lạm phát cao làm cho đồng nội tệ lên giá thực tế so với đồng ngoại tệ, và qua đó khôngkhuyến khích xuất khẩu

Ví dụ: Giả sử tỷ giá hối đoái thực R vào đầu năn là 100, và tỷ lệ lạm phát là 10%/năm, vì vậy vào cuối năm tỷ giá hối đoái thực giảm xuống là 100/1.1=90.9 Ngoài ra,giả sử tỷ giá danh nghĩa được điều chỉnh hoàn toàn theo mức tăng của giá cả với độ trễ

là một năm để có thể duy trì tỷ giá hối đoái thực R ở 100 vào đầu năm tiếp theo Điều

Trang 22

này có nghĩa là giá trị trung bình của R trong năm là (100 + 90.9)/2 = 95,45 Bây giờgiả định lạm phát tăng 20%, do đó R giảm xuống còn 100/1.2 = 83,3 vào cuối năm, vàgiá trị R trung bình trong năm là (100 + 83.3)/2 = 91,67, hay đồng tiền nội tệ lên giáthực tế 8,93% so với ngoại tệ Qua đó chúng ta thấy rằng tỷ giá hối đoái thực có quan

hệ ngược chiều với tỷ lệ lạm phát cũng như tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thể điềuchỉnh ngay lập tức với sự tăng giá

Chúng ta biết rằng tỷ giá hối đoái thực yếu hơn để thúc đẩy tăng trưởng (đi kèmvới đó là tỷ giá lạm phát cao), điều này sẽ thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu ròng(cán cân thương mại) Nói cách khác, khu vực sản xuất hàng xuất khẩu nhận được sựtrợ cấp ngầm từ những chi phí mà các ngành kinh tế khác phải gánh chịu

Tỷ giá hối đoái thực yếu có xu hướng làm tỷ lệ lạm phát tăng lên do giá cả củanhững mặt hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng lên và tiền lương của người lao động

vì thế cũng phải tăng lên Tuy nhiên, quan điểm phổ biến nhất đó là đồng tiền yếu sẽ

hỗ trợ xuất khẩu bởi vì giá cả của các mặt hàng xuất khẩu khi tính bằng đồng ngoại tệ

sẽ rẻ hơn, do đó làm tăng khối lượng xuất khẩu

Theo quan điểm đó khi nội tệ giảm giá, hay khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa tăng,

sẽ làm tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khối lượng nhập khẩu Tuy nhiên, giá trịxuất khẩu không nhất thiết là sẽ tăng, có nghĩa là khi lạm phát tăng đồng nội tệ mất giánhưng kim ngạch xuất khẩu chưa chắc đã tăng

Nguyên nhân của điều này là do khi tỷ giá thay đổi sẽ tạo ra hai hiệu ứng là hiệuứng khối lượng và hiệu ứng giá

*Hiệu ứng giá:

Khi lạm phát tăng, tỷ giá hối đoái cũng tăng lên hay đồng nội tệ giảm giá, hàngxuất khẩu trở nên rẻ hơn khi tính bằng ngoại tệ và hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn khitính bằng nội tệ Đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển hàngnhập khẩu đã trở thành nguyên liệu đầu vào chủ chốt của các doanh nghiệp sản xuấthàng xuất khẩu Thế nên rõ ràng, hiệu ứng giá là nhân tố làm tình trạng xuất khẩu xấuđi

*Hiệu ứng khối lượng:

Dưới tác động của lạm phát tăng cao, đồng nội tệ sẽ giảm giá, hàng xuất khẩu trởnên rẻ hơn, khi tính bằng ngoại tệ, khuyến khích nước ngoài nhập khẩu nhiều hơn(khối lượng xuất khẩu tăng), hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn khi tính bằng nội tệ đãhạn chế nhu cầu nhập khẩu (khối lượng nhập khẩu giảm) Như vậy, hiệu ứng khốilượng là nhân tố làm tình trạng xuất khẩu được cải thiện

Trang 23

Tình trạng xuất khẩu được cải thiện hay xấu đi khi tỷ giá thay đổi phụ thuộc vàoviệc hiệu ứng giá hay hiệu ứng khối lượng trội hơn Đến lượt nó, tính trội của hiệu ứnggiá hay hiệu ứng khối lượng lại phụ thuộc vào độ co giãn của xuất khẩu và nhập khẩuđối với sự thay đổi của tỷ giá., hay gián tiếp là dưới sự ảnh hưởng của lạm phát tăng.

Độ co giãn của xuất khẩu và nhập khẩu được nghiên cứu qua phương pháp tiếpcận hệ số co giãn xuất khẩu và nhập khẩu- Điều kiện Marshall-Lerner Phương phápnày được xây dựng trên cơ sở 2 giả định như sau:

- Cung hàng hoá xuất khẩu là co giãn hoàn hảo (đường cung nằm ngang), ứngvới mọi mức giá nhu cầu về hàng hoá xuất khẩu luôn được thoả mãn

- Cung hàng hoá nhập khẩu cũng co giãn hoàn hảo, tức là với mọi mức giá nhucầu hàng hoá nhập khẩu cũng luôn được thoả mãn

Từ 2 giả định trên có thể rút ra giả thiết là giá cả hàng hoá nội địa và hàng hoánước ngoài là không thay đổi trước những biến động về cung-cầu hàng hoá xuất nhậpkhẩu Do đó, khi lạm phát tăng tác động làm tỷ giá thay đổi, do đó sẽ làm thay đổitương quan giá cả giữa hàng hoá - dịch vụ trong nước so với nước ngoài, từ đó làmthay đổi khối lượng xuất nhập khẩu

Chúng ta đã biết kim ngạch xuất nhập khẩu phản ánh giá trị chứ không phản ánhkhối lượng nên với giả thiết các yếu tố khác không đổi thì lạm phát tăng làm tỷ giádanh nghĩa tăng mà tỷ giá danh nghĩa tăng làm tỷ giá thực tăng, nghĩa là sức cạnhtranh thương mại quốc tế của hàng hoá xuất khẩu được cải thiện do giá của hàng hoáxuất khẩu quy ngoại tệ giảm Đồng thời, với việc giá hàng xuất khẩu giảm là giá cảhàng hoá nhập khẩu tăng khi quy về đồng nội tệ Điều này làm tăng khối lượng xuấtkhẩu, giảm khối lượng nhập khẩu

Trong ngắn hạn, khi lạm phát tăng không nhất thiết làm cho kim ngạch xuất khẩutăng được cải thiện, song về dài hạn chắc chắn kim ngạch xuất khẩu được cải thiện.Trên thực tế kim ngạch xuất khẩu chỉ được cải thiện dưới tác động của lạm phát khi hiệuứng khối lượng trội hơn hiệu ứng giá cả, tức là điều kiện Marshall-Lerner được thoảmãn:

Trang 24

Qua nhiều công trình nghiên cứu, hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất cho rằng:các hệ số co giãn trong ngắn hạn là thấp hơn trong dài hạn, do đó, điều kiện Marshall-Lerner chỉ có thể duy trì trong dài hạn: các hệ số co giãn trong dài hạn (dài hơn 2 năm)

có giá trị gần gấp đôi so với hệ số co giãn trong ngắn hạn (0-6 tháng) Ngoài ra, tổng các

hệ số co giãn trong ngắn hạn có xu hướng gần tới 1 và tổng các hệ số co giãn trong dàihạn luôn lớn hơn 1 Nó được giải thích như sau:

- Trong ngắn hạn, khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu ít thay đổi (ít co giãn) Do

đó, hiệu ứng giá có tính trội hơn so với hiệu ứng khối lượng và điều này dẫn đến thực tếlà: khi lạm phát tăng, đồng nội tệ mất giá, tình trạng xuất khẩu xấu đi trong ngắn hạn

- Sau một thời gian nhất định (từ 6 tháng trở lên): Dưới tác động tăng lạm phát,đồng nội tệ bị mất giá, khối lượng xuất khẩu bắt đầu tăng và khối lượng nhập khẩu bắtđầu giảm, hiệu ứng khối lượng dần trội hơn hiệu ứng giá và tình trạng xuất khẩu đượccải thiện

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu ít cogiãn trong ngắn hạn nhưng co giãn trong dài hạn:

- Phản ứng của người sản xuất và người tiêu dùng diễn ra chậm, tức là người sảnxuất cần có thời gian nhất định để mở rộng sản xuất, đáp ứng mọi nhu cầu xuất khẩu vàngười tiêu dùng cũng phải có thời gian để điều chỉnh cơ cấu tiêu dùng

- Thị trường quốc tế cạnh tranh không hoàn hảo đã làm giảm ảnh hưởng của nhữngthay đổi về tỷ giá như việc các tập đoàn độc quyền có thể hạ giá để giữ vững thị trường

và cạnh tranh với hàng nhập khẩu

- Nhiều hàng hoá nhập khẩu đóng vai trò là đầu vào cho các ngành sản xuất hàngxuất khẩu do vậy khi giá nguyên vật liệu tính bằng nội tệ tăng làm tăng chi phí sản xuấthàng hoá xuất khẩu và vì vậy làm giảm ưu thế cạnh tranh của hàng xuất khẩu khi lạmphát tăng

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng tỷ giá hối đoái không phải là yếu tố duynhất kết nối lạm phát với kim ngạch xuất khẩu Tỷ lệ lạm phát cao có thể bóp méo tìnhtrạng sản xuất do đã tách rời thu nhập thực tế với nguồn vốn tài chính Hơn nữa, lạmphát có thể làm giảm tiết kiệm và chất lượng đầu tư do đã tác động làm giảm lãi suấtthực tế, thông thường xuống thấp hơn mức 0% Ngoài ta, lạm phát cao cũng có thể làbiểu hiện của sự quản lý kinh tế chưa chuẩn tắc (ví dụ, cán cân ngân sách thâm hụt kéodài), các tổ chức không hoàn hảo (như hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính dễ

đổ vỡ), và các nhân tố khác (như nền chính trị rối loạn và xung đột trong xã hội) tất cả

đã làm cho hoạt động xuất khẩu giảm sút Lạm phát gia tăng đã làm đình trệ xuất khẩuthông qua một hoặc tất cả các kênh đó

Trang 25

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố quan trọng tác động đến cán cân thương mại hànghóa Về mặt nguyên tắc, khi tỷ giá tăng, có nghĩa là đồng nội tệ giảm giá so với đồngngoại tệ, hàng hóa nước ngoài sẽ đắt hơn tương đối so với hàng hóa trong nước, nhưvậy tác động làm cho nhập khẩu có xu hướng giảm, xuất khẩu có xu hướng tăng, cáncân thương mại hàng hóa sẽ có xu hướng được cải thiện Ngược lại, khi tỷ giá giảm,đồng nghĩa với việc đồng nội tệ tăng giá so với ngoại tệ, hàng hóa nước ngoài sẽ rẻhơn tương đối so với hàng hóa trong nước và như vậy sẽ tác động làm cho nhập khẩu

có xu hướng tăng, xuất khẩu có xu hướng giảm, cán cân thương mại sẽ có xu hướngthâm hụt

Tỷ giá được chính phủ các quốc gia thường xuyên sử dụng như một công cụ hữuhiệu để tác động lên cán cân thương mại hàng hóa, nhưng việc lựa chọn và sử dụngnhư thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất cho một nền kinh tế Trên thực tế, khôngphải chỉ có một loại tỷ giá duy nhất, với mỗi vấn đề cụ thể cần phân tích khác nhauchúng ta sẽ sử dụng một loại chỉ số tỷ giá cụ thể nhất định

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa:

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương (Bilateral Nominal Exchange Rate NER): Tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa tiền của các quốc gia hay nềnkinh tế Ví dụ như 24.945,00 VNĐ/ 1 USD, điều này có nghĩa là 1USD có giá là24.945 VNĐ Tỷ giá này được gọi là tỷ giá danh nghĩa, bởi vì nó chưa đề cập đến sứcmua (yếu tố thực) giữa USD và VNĐ Cụ thể ở đây, qua tỷ giá này chúng ta chưa biếtđược 1 USD mua được bao nhiêu hàng hóa ở Hoa Kỳ và 24.945 VNĐ mua được baonhiêu hàng hóa ở Việt Nam Có thể 1 USD ở Hoa Kỳ mua được lượng hàng hóa bằng24.945 VNĐ tại Việt Nam, hoặc ít hơn hoặc nhiều hơn

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương, hay còn gọi là tỷ giả danh nghĩa trungbình (Nominal Effective Exchange Rate - NEER): vì mỗi đồng tiền đều có tỷ giá vớiđồng tiền khác Thông thường người ta dùng phương pháp tỉnh tỷ giá danh nghĩa trungbình, cũng giống như phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng CPI, để biết được từ thờiđiểm này sang thời điểm khác, một đồng tiền là lên giá hay giảm giá so với tất cảnhững đồng tiền còn lại Như vậy về ý nghĩa cũng như phương pháp tính NEER vàCPI là giống nhau, chỉ khác nhau ở điểm duy nhất là CPI áp dụng cho hàng hóa thôngthường còn NEER áp dụng cho hàng hóa đặc biệt là ngoại tê

Tỷ giá hối đoái thực tế:

- Tỷ giá hối đoái thực tế song phương (Bilateral Real Exchange Rate - RER): Tỷgiá hối đoái thực tế song phương là tỷ giá hối đoái danh nghĩa đã được điều chỉnh theo

Trang 26

lạm phát tương đối giữa trong nước và nước ngoài Do đó, nó là chỉ số phản ánh mốitương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ Về bản chất, tỷ giá thực là một chỉ số thểhiện sự so sánh mức giá hàng hóa ở trong nước và ở nước ngoài khi cả hai đều tínhbằng nội tệ Chúng ta có thể tính tỷ giá hối đoái thực tế theo công thức sau:

E = Tỷ giáhối đoái danh nghĩa× giá nướcngoài Giá trong nước

- Tỷ giá hối đoái thực tế đa phương (Real Effective Exchange Rate - REER):REER chỉnh bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệlạm phát ở trong nước với tất cả các nước còn lại, vì vậy nó phản ánh tương quan sứcmua giữa nội tệ với tất cả các đồng tiền còn lại REER có nghĩa nghĩa tương tự nhưRER Tuy nhiên, REER có ý nghĩa nhiều hơn, nó là thước do tổng hợp vị thế cạnhtranh thương mại của một nước so với những nước còn lại Do có ý nghĩa như vậy nênhiện nay hầu hết các nước đều tính toán và công bố chỉ tiêu này

Do giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn nên phá giá tiền tệ làm cho tỷgiá thực tăng; tỷ giá thực tăng kích thích tăng khối lượng xuất khẩu hàng hóa, và hạnchế khối lượng nhập khẩu hàng hóa, cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế Tuynhiên xét về mặt giá trị, cán cân thương mại không chắc chắn được cải thiện Chúng ta

có thể sử dụng phương pháp phân tích và tiếp cận của Marshall Lerner đã trình bàyngắn gọn trước đó ở phần lạm phát:

Phá giá nội tệ sẽ tạo ra hiệu ứng tăng khối lượng xuất khẩu và hạn chế khốilượng nhập khẩu, song xét về mặt giá trị thì cán cân thương mại không nhất thiết đượccải thiện Điều này xảy ra vì phá giá tiền tệ tạo ta hiệu ứng lên giá cả và hiệu ứng khốilượng như sau:

- Đối với cán cân thương mại hàng hóa tính bằng đồng nội tệ: hiệu ứng khốilượng thể hiện ở chỗ phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, khối lượng nhậpkhẩu giảm, khiến cho cán cân thương mại tính bằng đồng nội tệ được cải thiện Hiệuứng giá cả thể hiện ở chỗ phá giá làm cho giá cả hàng hóa nhập khẩu tỉnh bằng đồngnội tệ tăng, làm cho cán cân thương mại tỉnh bằng đồng nội tệ xấu đi

- Đối với cán cân thương mại tỉnh bằng USD: hiệu ứng khối lượng cũng giốngnhư đối với cán cân thương mại tỉnh bằng nội tệ Hiệu ứng giá cả thể hiện ở chỗ phágiá làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu tỉnh bằng ngoại tệ giảm, làm cho cán cânthương mại hàng hóa tính bằng ngoại tệ giảm

Hiệu ứng ròng của cán cân thương mại được cải thiện hay trở nên xấu đi phụthuộc vào tính trội của hiệu ứng giá cả:

Trang 27

- Khả năng thứ nhất phản ảnh tỉnh trội của hiệu ứng giá cả Điều này có nghĩa làcho dù khối lượng xuất khẩu tăng lên và khối lượng nhập khẩu giảm cũng không đủ để

bù đắp cho giảm giá trị xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và tăng giá trị xuất khẩu tính bằngnội tệ Kết quả là cán cân thương mại hàng hóa từ trạng thái cân bằng sẽ trở nên thâm

hụt và khi đó trị số (NX + N M ) < 1

- Khả năng thứ hai phản ánh tính trung hòa của hai hiệu ứng Điều này có nghĩa làkhối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập khẩu giảm vừa đủ để bù đắp cho giảmgiá trị xuất khẩu tỉnh bằng ngoại tệ và tăng giá trị nhập khẩu tính bằng nội tệ Kết quả là

trạng thái cân bằng của cán cân thương mại được duy trì và khi đó trị số (NX + N M ) = 1

- Khả năng thứ ba phản ánh tỉnh trội của hiệu ứng khối lượng Điều này có nghĩa

là sau khi phá giá, khối lượng xuất khẩu tăng và lượng nhập khẩu giảm thừa để bù đắp

cho hiệu ứng giá cả Kết quả là cản cân thương mại được cải thiện và khi đó trị số (NX +

N M ) > 1.

Như vậy, phá giá tiền tệ chắc chắn làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khốilượng nhập khẩu giảm, nhưng cán cân thương mại không nhất thiết vì thế mà được cảithiện Việc cán cân thương mại được cải thiện hay trở nên xấu hơn phụ thuộc vào tínhtrội của hiệu ứng khối lượng hay giá cả Trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tác dụnglập tức ngay sau khi phá giá, trong khi đó hiệu ứng khối lượng chỉ có tác dụng sau mộtthời gian nhất định Điều này xẩy ra là vì khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu không cogiãn trong ngắn hạn, mà chỉ co giãn trong dài hạn Như vậy, sau khi phả giá, hiệu ứnggiá cả có tác dụng làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi ngay lập tức, trong khi

đó hiệu ứng khối lượng xuất khẩu và nhập khẩu chi cải thiện cán cân thương mại trongdài hạn Điều này có nghĩa là trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả có tính trội so với hiệuứng khối lượng, nên làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi, ngược lại, trong dàihạn, hiệu ứng khối lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả, nên cán cân thương mạiđược cải thiện Đặc điểm này của phá giá tiền tệ dược biểu diễn bằng hiệu ứng tuyến J

Trang 28

Hình 1.1: Hiệu ứng tuyến J về ảnh hưởng của phá giá đến cán cân thương mại

Nguồn: Giáo trình Kinh tế học tập II, Nxb Trường đại học Kinh tế Quốc dân

Tuy nhiên, đối với mỗi nền kinh tế khác nhau thì thời gian kéo dài thâm hụt lạikhác nhau Đối với những nền kinh tế phát triển, là nền kinh tế đặc trưng chủ yếu làsản xuất những hàng hóa tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế Khi phá giá làm chokhối lượng xuất khẩu tăng nhanh và khối lượng nhập khẩu giảm nhanh trong ngắn hạn,

do đó hiệu ứng khối lượng có tác dụng tích cực ngay trong ngắn hạn dẫn đến cán cânthương mại chỉ bị xấu đi trong ngắn hạn, sẽ được cải thiện rõ rệt trong dài hạn Đối vớinhững nước đang phát triển do nền kinh tế được đặc trưng chủ yếu bởi hàng hóa không

đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, nên khi phá giá làm cho khối lượng xuấtkhẩu tăng chậm và khối lượng nhập khẩu giảm chậm, do đó hiệu ứng khối lượng cótác dụng mờ nhạt, dẫn đến cán cân thương mại bị xấu đi rõ rệt trong ngắn hạn

Trên thực tế, cũng có rất nhiều các yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu quả củaviệc phá giá đồng nội tệ trong đó nổi bật như lạm phát, sự chậm chễ trong phản ứngcủa người tiêu dùng, sự chậm chễ trong phản ứng của nhà sản xuất, sự cạnh tranhkhông hoàn hảo là những yếu tố mà Chính phủ khó kiểm soát Chính vì vậy, với mộtnước đang phát triển như Việt Nam trước khi chọn giải pháp phá giá đồng tiền cầnphải tạo ra được các điều kiện để có thể phản ứng tích cực với những lợi thế mà phágiả đem lại Có như vậy cán cân thương mại mới được cải thiện một cách chắc chắntrong dài hạn, và hạn chế được những tác động tiêu cực của chính sách phá giá tiền tệ,

ổn định kinh tế vĩ mô

1.3 Tác động của cán cân thương mại đối với nền kinh tế

1.3.1 Tác động của cán cân thương mại đến tiết kiệm và đầu tư

Trang 29

Như đã biết, cán cân thương mại phản ánh mối quan hệ giữa xuất khẩu và nhậpkhẩu của một quốc gia, trong khi tiết kiệm và đầu tư phản ánh mối quan hệ giữa cung

và cầu trên thị trường vốn

Để nhìn rõ hơn sự liên quan giữa 3 yếu tố tiết kiệm, đầu tư và cán cân thươngmại, biểu thức có thể được trình bày dưới dạng sau: NX = (GDP – C – G) – I (1).Trong đó phần biểu thức (GDP – C – G) là tổng thu nhập sau khi trừ đi phần tiêu dùngcủa người dân và chi tiêu Chính phủ mang tên là tiết kiệm quốc dân (Sn)

án của nước ngoài cần khoản vay này, các doanh nghiệp của nền kinh tế đó sẽ cungcấp cho các thương nhân nước ngoài nhiều hàng hóa và dịch hơn so với họ cung cấpcho các tác nhân bên trong nền kinh tế, tức là nền kinh tế này thặng dư thương mại Ngược lại khi nền kinh tế đang xem xét tiết kiệm ít hơn nhu cầu đầu tư của các

dự án trong nền kinh tế thì phần chênh lệch ít hơn này phải được tài trợ bằng nguồnvốn vay nước ngoài Những khoản nợ này dẫn tới việc nền kinh tế đó phải nhập khẩunhiều hàng hóa và dịch vụ so với xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài, tức làthâm hụt thương mại Hay một cách đơn giản hơn, cán cân thương mại thâm hụt cónghĩa là quốc gia đang tiết kiệm ít hơn đầu tư, và ngược lại cán cân thương mại thặng

dư thì quốc gia tiết kiệm nhiều hơn đầu tư

1.3.2 Tác động của cán cân thương mại đến GDP

Dù có quan điểm trái chiều về nhiều vấn đề, nhưng các nhà kinh tế học đều thốngnhất rằng: xuất khẩu có lợi cho tăng trưởng kinh tế Các nhà kinh tế thuộc trường pháitân cổ điển lập luận rằng thương mại phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, thúc đẩy tăngtrưởng năng suất Những người theo trường phái cấu trúc coi xuất khẩu là một công cụ

để xác định lợi thế kinh tế nhờ quy mô trong sản xuất và nới lỏng hạn chế ngoại hốiđối với tăng trưởng Dù theo học thuyết nào, các bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữaxuất khẩu và tăng trưởng kinh tế đều đáng tin cậy: các quốc gia đạt được tốc độ tăngtrưởng xuất khẩu bền vững sẽ tăng trưởng nhanh hơn Dễ hiểu hơn thì xuất khẩu ròng

là một thành phần của GDP nên nó tác động đến GDP

Trang 30

Để hiểu rõ hơn về tác động của cán cân thương mại đến GDP, cần phải bóc táchtừng yếu tố như sau:

Thứ nhất, xuất khẩu Khi một quốc gia xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, nó tạo radoanh thu từ nước ngoài Xuất khẩu là một phần của tổng cầu trong nền kinh tế và gópphần trực tiếp vào GDP Sự tăng trưởng trong xuất khẩu có thể dẫn đến việc tăng sảnxuất, tạo việc làm và thu nhập, từ đó thúc đẩy GDP Xuất khẩu có thể được coi là độnglực chính thúc đẩy kinh tế tăng trưởng kể cả trực tiếp và gián tiếp vì một mặt chúng làmột phần của sản xuất, mặt khác chúng thúc đẩy nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và vốn,

do đó cũng du nhập những ý tưởng và tri thức mới Việc áp dụng các hình thức quản lýhiệu quả hơn, việc cải tiến kỹ thuật sản xuất, tăng tính kinh tế theo quy mô và khảnăng tạo lợi thế so sánh rõ rệt sẽ có tác động tích cực lên toàn bộ nền kinh tế Năng lựcđược sử dụng lớn hơn, tính kinh tế theo quy mô lớn hơn, động cơ phát triển công nghệlớn hơn và áp lực cạnh tranh quốc tế lớn hơn, từ đó dẫn tới quản lý hiệu quả hơn.Những yếu tố này cũng đem lại lợi ích cho khu vực không xuất khẩu nói riêng hay nềnkinh tế nói chung

Một ví dụ điển hình cho thấy xuất khẩu là động lực tăng trưởng kinh tế Đối vớicác nước thuộc OPEC, xuất khẩu dầu mỏ là động cơ chính thúc đẩy phát triển kinh tế.Arab Saudi, Kuwait, các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Oman trongkhoảng thời gian 1973-1993, bốn quốc gia này xuất khẩu phần lớn các sản phẩm dầu

mỏ và sử dụng giá trị thu được vào mua các mặt hàng tiêu dùng, thuê nhân công, v.v

Tỷ lệ xuất khẩu/GDP của bốn quốc gia khá cao và có giá trị lần lượt là 42%, 53%,70% và 47% Có thể thấy xuất khẩu đóng góp vào GDP khá lớn và có một vai trò tíchcực, quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của bốn nước thuộc khu vực Vịnh Arab Nói tóm lại, ngành xuất khẩu có thể ảnh hưởng tới các ngành phi xuất khẩu thôngqua tác động bên ngoài tích cực Hơn nữa, mở rộng xuất khẩu sẽ tăng tính hiệu quảcủa nền kinh tế dựa vào quy mô Ngoài ra, xuất khẩu có thể làm giảm khó khăn vềngoại tệ và do đó có thể giúp các nước tiếp cận với thị trường toàn cầu dễ dàng hơn.Cuối cùng, xuất khẩu có thể thúc đẩy tăng trưởng dài hạn vì sẽ thúc đẩy phát triểncông nghệ và học hỏi kinh nghiệm từ các nước khác, tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhậpkhẩu hàng hoá phục vụ cho công nghiệp hoá đất nước; đóng góp vào việc chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển; tác động tích cực đến giải quyết công ănviệc làm và cải thiện đời sống của nhân dân

Thứ hai, nhập khẩu Nhập khẩu là việc mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài.Khi một quốc gia nhập khẩu, nó chi tiêu cho các sản phẩm không được sản xuất trongnước, điều này có thể làm giảm tổng cầu nội địa và ảnh hưởng tiêu cực đến GDP Tuynhiên mức độ nhập khẩu cao còn cho thấy nhu cầu trong nước mạnh mẽ, nền kinh tế

Trang 31

đang phát triển Chẳng hạn như, khi những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc

và thiết bị đáp ứng cho nhu cầu gia tăng sản xuất, điều này tạo ra thuận lợi cho quốcgia nhập khẩu vì nó giúp cải thiện năng suất của nền kinh tế trong thời gian dài

Thứ ba, thặng dư cán cân thương mại thể hiện tình hình quốc gia đang thu hútđược lượng lớn vốn FDI, làm gia tăng vị thế của quốc gia đó trên thương trường vàdẫn đến nền kinh tế sẽ phát triển tốt Bên cạnh đó, thặng dư cũng cho thấy mức độ đầu

tư của quốc gia đó đang dần lớn hơn so với hoạt động tiết kiệm Đồng nghĩa thu nhậpcủa người lao động tăng lên, mức sống của người dân trong nước được cải thiện Cáncân thương mại thặng dư có thể là một dấu hiệu của nền kinh tế mạnh mẽ, nơi sản xuấttrong nước đủ mạnh để không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn cung cấp hàng hóacho thị trường quốc tế Điều này thường dẫn đến việc tăng trữ lượng ngoại hối và cảithiện vị thế tài chính quốc tế của quốc gia đó

Mặt khác, một cán cân thương mại thâm hụt có thể phản ánh sự phụ thuộc vàohàng nhập khẩu, có thể do nhu cầu trong nước vượt quá khả năng sản xuất hoặc do sựcạnh tranh từ hàng hóa nước ngoài Thâm hụt kéo dài có thể dẫn đến việc gia tăng nợnước ngoài và áp lực đối với tỷ giá hối đoái Và nếu một quốc gia có tỷ lệ tiết kiệmlớn, khi thâm hụt thương mại diễn ra sẽ khiến cho nhu cầu mua sắm bị giảm xuốngnặng nề Thâm hụt thể hiện khả năng sản xuất kinh doanh của quốc gia đó bị kém trênthị trường Lúc này, các doanh nghiệp cần quan tâm, khắc phục lỗ hổng và nâng caochất lượng để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế tốt hơn

Tiếp theo, hãy liên kết xuất khẩu, nhập khẩu và GDP Theo cách tiếp cận chi tiêu,các nhà kinh tế tính toán GDP như sau:

Y = GDP = C + I + G + (X-M)

Từ công thức này, bạn có thể thấy rằng xuất khẩu có mối quan hệ cùng chiều vớiGDP, trong khi nhập khẩu có tác động tiêu cực Khi một quốc gia báo cáo thặng dưthương mại tăng lên, nó sẽ đẩy GDP tăng lên và kích thích tăng trưởng kinh tế

Ngoài ra, cán cân thương mại cũng phản ánh khả năng cạnh tranh của một quốcgia trên thị trường quốc tế và khả năng của nó trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.Một cán cân thương mại lành mạnh không chỉ góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế màcòn thúc đẩy sự ổn định kinh tế vĩ mô và tạo ra việc làm cho người dân Điều này chothấy tầm quan trọng của việc duy trì một cán cân thương mại cân đối và bền vững đốivới sự phát triển kinh tế tổng thể của một quốc gia

1.3.3 Tác động của cán cân thương mại đến cung cầu tiền tệ

Trang 32

Xuất, nhập khẩu và tỷ giá hối đoái có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.Hoạt động xuất nhập khẩu phát sinh quan hệ cung cầu ngoại tệ làm biến động tănggiảm tỷ giá

Hoạt động xuất khẩu mang về ngoại tệ cho quốc gia, làm gia tăng nguồn cungngoại tệ một cách dồi dào, do đó làm giảm tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái thấp, tứcgiá trị đồng nội tệ cao sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoài tăng lên,đắt hơn so với hàng hóa của nước khác, làm giảm tính cạnh tranh, hạn chế lượng tiêuthụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động xuất khẩu Tuy nhiên, khi tỷ giá hối đoáicao, tức giá trị đồng nội tệ thấp sẽ làm cho giá cả hàng hóa của Việt Nam ở nước ngoàithấp, rẻ hơn so với hàng hóa của nước khác, làm tăng tính cạnh tranh, tiêu thụ nhanhhàng hóa, từ đó tạo điều kiện để mở rộng phát triển hoạt động xuất khẩu Đây là mộttrong những lý do khiến các nước phá giá đồng nội tệ để thúc đẩy hoạt động xuấtkhẩu Tuy nhiên, việc phá giá đồng nội tệ dẫn đến nhiều hệ lụy và bị ràng buộc bởinhiều điều kiện khác nên chính phủ các nước không thể thực hiện việc phá giá đồngnội tệ một cách dễ dàng

Hoạt động nhập khẩu là việc chi ngoại tệ ra nước ngoài để mua hàng hóa và dịch

vụ về trong nước, khi gia tăng nhập khẩu sẽ làm gia tăng cầu ngoại tệ, do đó có tácđộng làm gia tăng tỷ giá hối đoái Khi tỷ giá hối đoái cao, làm cho giá cả hàng hóadịch vụ nhập khẩu trong nước đắt đỏ hơn so với hàng hóa trong nước, làm giảm tínhcạnh tranh, hạn chế lượng tiêu thụ, từ đó hạn chế sự phát triển của hoạt động nhậpkhẩu, đồng thời tạo điều kiện để thúc đẩy sản xuất trong nước Ngược lại, khi tỷ giáhối đoái thấp, hàng hóa nhập khẩu có giá bán rẻ hơn hàng hóa trong nước, tăng khảnăng cạnh tranh, có lợi cho nhà nhập khẩu, nhưng làm hạn chế phát triển sản xuấttrong nước Vì vậy, chính phủ các nước thường dùng chính sách nâng cao tỷ giá, tứcphá giá đồng nội tệ để hạn chế hàng nhập khẩu nhằm khuyến khích phát triển sản xuấttrong nước

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁN CÂN THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ GIAI ĐOẠN 2020-2023 VÀ KHUYẾN NGHỊ

2.1 Khái quát quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

2.1.1 Giới thiệu chung về kinh tế Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia rộng lớn với diện tích 9,8 triệu km² và hơn 337 triệu người(điều tra năm 2022), Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về tổng diện tích cũng như đứngthứ ba về quy mô dân số với mật độ dân cư 87 km²

Kinh tế Hoa Kỳ có quy mô lớn nhất thế giới Theo Ngân hàng Thế giới, GDPnăm 2019 của Hoa Kỳ đứng đầu thế giới với tổng giá trị GDP đạt 21,4 tỷ USD, chiếm23.6% toàn thế giới trong khi đó dân số Hoa Kỳ chỉ chiếm 4.3% dân số toàn cầu Mứctăng trưởng GDP cũng ở mức cao đạt 2.1%

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hoạt động của doanh nghiệp giánđoạn, gói cứu trợ chậm trễ của chính phủ, GDP Hoa Kỳ co lại 3,5% - tệ nhất từ năm

1946 và cũng là năm giảm đầu tiên kể từ khủng hoảng tài chính 2007 - 2009

Hình 2.1: Tăng trưởng GDP và mức lạm phát giai đoạn 2017-2021

Nguồn: Ngân hàng thế giới

Năm 2022, kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng chậm lại do lạm phát cao và tiếp sau đó

là chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát, ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng

và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP nước này cả năm tăng 2,1%, thấp hơnmức 5,7% của năm 2021

Ngày đăng: 24/04/2024, 10:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w