Kịch bản đoạt giải nhất tại hội thi: Kể chuyện Bác Hồ: đoàn viên thanh niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bệnh viện quân y 103, năm 2021
Trang 1TA Lời đầu tiên cho phép Thế Anh – Ánh Nguyệt gửi tới
các thủ trưởng, các thầy cô cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất, chúc cho hội thi của chúng ta thành công tốt đẹp Sau đây thay mặt cho đội thi đến từ khối ngoại chúng tôi xin gửi đến hội thi câu chuyện “ Tinh thần tự học của Bác Hồ”, kính mời thủ trưởng cùng toàn thể các đồng chí lắng nghe.
N Kính thưa các thủ trưởng! Thưa toàn thể các đồng chí!
“Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên Người Hồ Chí Minh
Như một niềm tin, như dũng khí Như lòng nhân nghĩa đức hy sinh”
Bác Hồ, vị cha già muôn vàn kính yêu của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Người đã giành trọn 79 mùa xuân cuộc đời cho dân, cho nước, chèo lái con thuyền dân tộc cập đến bến bờ của tự do và hạnh phúc Sự nghiệp cách mạng của Bác vĩ đại như non cao, biển rộng nhưng Người lại sống một cuộc sống vô cùng giản dị, trong sáng, vô tư bởi Người “chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Phải chăng chính lý tưởng sống cao đẹp ấy là nguồn động lực vô bờ thôi thúc Người trên con đường cứu nước đầy chông gai và thử thách.
“ Bác chẳng để lại gì cho chúng con Một đời thanh bạch chẳng vàng son Mong manh áo vải, hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”
Tròn 50 năm đã qua đi kể từ mùa thu năm ấy, Bác đã mãi mãi đi xa, nhưng hình ảnh của một người anh hùng áo vải, chân đi đôi dép cao su sẽ mãi là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sẽ sống mãi trong triệu trái tim người con
Trang 2đất Việt Những bài học đạo đức quý giá, những giá trị nhân văn cao đẹp mà người để lại sẽ là kim chỉ nam, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội hôm nay và mãi mãi về sau.
N Trong kho tàng những giá trị tư tưởng mà người để lại
ấy, phải kể đến những bài học về tinh thần tự học của Người Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về tinh thần tự học, tự nghiên cứu, tự rèn luyện Tự học đã làm nên thiên tài Hồ Chí Minh, Người là hiện thân của một chí hướng học tập và tu dưỡng suốt đời vì mục tiêu độc lập cho dân tộc, tự do cho Tổ quốc và hạnh phúc cho nhân dân Tấm gương sáng ngời về tự học, tự nghiên cứu được thể hiện trong tất cả các chặng đường hoạt động cách mạng đầy gian khổ trên cuộc hành trình tìm đường giải phóng dân tộc và mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân.
TA Tháng 5 năm 1908, sau sự kiện dẫn đầu một nhóm
học sinh tham gia đoàn biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Nguyễn Tất Thành đã bị buộc thôi học tại trường Quốc Học, chấm dứt những tháng năm học tập dưới mái trường trong thời niên thiếu của Người Từ đây, người thanh niên giàu lòng yêu nước Nguyễn Tất Thành bắt đầu một cuộc sống lao động tự lập, tự học để nuôi chí lớn, để tìm đường và trở thành người dẫn đường cho cách mạng Việt Nam.
N Để tiếp tục thực hiện hoài bão ấy của mình, mùa hè lịch
sử năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh, tạm xa những học trò thân yêu bắt đầu cuộc hành trình bôn ba hơn 30 năm tìm đường cứu nước dưới tên Văn Ba trên con tàu Pháp mang tên “Đô đốc Latusơ Tơrevin” Công việc của Người trên tàu là phụ bếp Đây là công việc vô cùng vất vả vì nhà bếp khi ấy phải phụ vụ cho 800 người ăn, thế nhưng Người vẫn giành thời gian cho việc tự học Người hiểu rằng, mình phải giao thiệp bằng tiếng Pháp để làm ăn sinh sống để học tập và hoạt động cách mạng
TA Nhờ động cơ đúng đắn và mạnh mẽ đó nên Bác đã
nhanh chóng tìm ra được nhiều cách học thông minh, sáng tạo Ngay trên chuyến tàu sang Pháp, Bác đã tranh thủ lúc rỗi để học đọc và viết tiếng Pháp với hai người lính trẻ Muốn biết một
Trang 3vật nào tiếng Pháp gọi là gì, Bác chỉ vật ấy rồi hỏi, xong viết vào mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý đến nhất, để vừa làm việc vừa học được Có khi Người viết chữ vào cánh tay, tối đi làm về, rửa tay rồi lại viết các chữ khác Quá trình tự học của Người trong khoảng thời gian trên tàu với nghề phụ bếp đã để lại nhiều câu chuyện cảm động và sâu sắc về tấm gương tự học và sáng tạo Những người cùng làm với anh Ba trên tàu đã kể về tinh thần say mê học tập của anh với lòng khâm phục sâu sắc: “Mỗi ngày đến 9 giờ tối công việc mới xong Anh Ba mệt lử, nhưng trong khi chúng tôi nghỉ hoặc đánh bài thì anh Ba đọc hay viết đến 11 giờ hoặc nửa đêm”.
N Để học viết tiếng Pháp, Bác làm quen với chủ bút tờ
báo Đời sống thợ thuyền, ngỏ ý muốn viết bài Sáng nào Bác cũng viết từ năm giờ đến sáu giờ rưỡi, bảy giờ phải đi làm, ngay cả khi tiết trời rét buốt, ngón tay tê cóng bác vẫn kiên trì đều đặn mỗi ngày Viết xong bài, Bác chép thành hai bản, một bản gửi cho tòa soạn, một bản giữ lại Lần sung sướng nhất trong đời viết văn, làm báo của Bác là bài đầu tiên được đăng trên tờ báo Đời sống thợ thuyền Năm ấy là năm 1917 Bác đã so đi so lại xem đúng sai chỗ nào, toà báo sửa cho như thế nào để từ đó rút kinh nghiệm
TA Đọc lại những bài báo của Nguyễn Ái Quốc trong thời
gian ở Pháp, với số lượng đồ sộ, trong đó phải kể đến "Bản án chế độ thực dân Pháp" nổi tiếng, cho thấy lúc đó, với khả năng tự học, Người đã lĩnh hội được kho tàng tri thức cơ bản về lịch sử, văn hoá, xã hội, kinh tế đa dạng và rộng lớn của nhân loại; có sự sắc sảo về tư duy và nhãn quan chính trị.
N Nhận xét về tinh thần tự học của Bác, trong tờ báo
Phong trào, số tháng 10 năm 1969, nhà báo Rơnê Đipét có viết rằng: ''Trên đường đi tìm hiểu thế giới, ở mỗi nơi tàu dừng lại, đối với anh Ba, đều là một trường đại học, ở đó anh đã trực tiếp thu lượm được những hiểu biết về sự tàn bạo của bọn tư bản Ở Luân Đôn, tại đây anh đã làm nhiều nghề khác nhau để có tiền ăn học Trong thời gian chiến tranh, anh đã để thì giờ để nghiên cứu lịch sử thế giới, học tiếng Anh và suy nghĩ về tương lai của các dân tộc thuộc địa”
Trang 4TA Ngày nay, đường phố Hâymakít rộng lớn giữa lòng thủ
đô Luân Đôn vẫn còn ghi dấu tiệm ăn khách sạn Cáclơtơn (Carlton Hotel), khách sạn lớn nhất nước Anh thời bấy giờ, nơi khoảng năm 1914 Bác đã làm phụ bếp tại đây Trước khi đến khách sạn này, Bác đã làm công việc đốt lò “Ở đây thật đáng sợ'' vì luôn luôn ở trong cảnh “tranh tối, tranh sáng”, vì “trong hầm hết sức nóng, ngoài trời hết sức rét'' Không đủ quần áo nên Bác bị cảm, phải nghỉ việc luôn hai tuần Khi Bác trả tiền thuê phòng, tiền bơ, bánh mì và tiền ''sáu bài học chữ Anh'' trong túi chỉ còn vẻn vẹn có sáu hào rưỡi! Bác đã phải thắt lưng buộc bụng để học tiếng Anh trong một hoàn cảnh khó khăn như thế đấy!
N Thường ngày, Bác phải làm từ 8 đến 12 giờ, chiều từ 5
đến 10 giờ Phương tiện học là vài quyển sách và một cây bút chì Mỗi buổi chiều, Bác đến ngồi ở Vườn hoa Hayđơ (Hyde Park) nơi có nhiều cây to, cột đèn cổ xưa để học Có lần, khi đến thăm một lớp học, Bác nói rằng học tiếng nước ngoài phải kiên nhẫn, vượt khó, có lúc Bác phải ra Vườn hoa Hayđơ học vì ở đấy lạnh không buồn ngủ'' Quả là như vậy, một ngày làm đến 9, 10 tiếng vất vả, ăn mặc thiếu thốn, tiếng Anh học đã khó lại thêm phương tiện, điều kiện chẳng có gì, Bác phải tự học, không thầy, không bạn, không trường, không lớp
TA Tháng 8-1942, Bác bị Quốc dân đảng bắt, giải đi suốt
mười tám ngày, từ trại giam này đến trại giam khác, cuối cùng chúng đưa Bác về giam ở Liễu Châu - một phòng giam nhỏ hẹp cô quạnh ở một nơi hẻo lánh Bác tranh thủ dịp đó để học tiếng “Hán” Trong thời gian 14 tháng bị giam cầm ở Quảng Tây, Bác đã viết “Nhật ký trong tù” Nhật ký gồm hơn một trăm bài thơ chữ Hán, được dịch ra nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, Pháp, Nga, Đức.
N Với tập thơ "Nhật ký trong tù", Nhà Việt Nam học
N.Phêđôrencô (Liên Xô) nhận xét: "Học chữ Hán cực khó, nắm vững nó, làm được thơ là một hiện tượng lạ, hiếm thấy Trong lịch sử văn học có một số nhà thơ Nhật Bản gần như sống cả đời ở Trung Quốc cũng chỉ có thể làm được một số bài có tính chất khuôn sáo mà thôi Ấy vậy mà, “Nhật ký trong tù” - thực sự là một thi phẩm có nội dung sâu sắc, ngôn từ, nhịp điệu phong cách rất riêng " Đó hẳn là một tài năng thiên bẩm của
Trang 5Người, Không! nếu không có quá trình khổ luyện học chữ, học tiếng nước ngoài bền bỉ của Bác thì chắc hẳn sẽ không có được điều đó.
TA Học ngoại ngữ, như sau này Bác nói: Mỗi ngày chỉ cần
học 5 từ, một tháng đã học được 150 từ Tốc độ học của Bác cũng rất nhanh Đi tìm đường cứu nước, Bác qua 28 nước, có nơi đến và ở với thời gian rất ngắn Nhưng đi đến đâu Bác cũng học được tiếng nói của họ Bác biết 14 thứ tiếng, trong đó có thể đọc thông viết thạo được 8 thứ tiếng Đó là kết quả vượt bậc của một trí tuệ và sự kiên trì vượt khó tuyệt vời.
N Sau gần 30 năm xa tổ quốc, đầu năm 1941 Người trở
về quê hương, đặt chân lên mảnh đất Pắc Pó, Cao Bằng Người đã cùng Trung ương Đảng quyết định chọn nơi đây làm căn cứ và chuẩn bị cho một thời kỳ mới của cách mạng Việt Nam Từ đó cho đến cuối đời, mặc dù công việc bề bộn, đời sống vẫn còn khó khăn nhưng Bác Hồ vẫn rất lạc quan và không ngừng tự bổ sung kiến thức Người không chỉ tự học mà còn chú ý nhiều tới việc huấn luyện và đào tạo cán bộ cốt cán của phong trào, luôn luôn hướng dẫn họ tự học để có thể đảm đương tốt các công việc mà cách mạng giao cho.
TA Trong bài nói chuyện tại hội nghị chuyên đề sinh viên
quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ
tịch đã tâm sự : “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học Về hiểubiết phổ thông : 17 tuổi tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lầnđầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu.” Vậy mà Người đã có
một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng
như nhà nghiên cứu Vasiliep đã nhận xét : “Hiếm có chínhkhách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh vềtrình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trongcuộc đời” Đạt được tầm hiểu biết ấy là nhờ Hồ Chủ tịch đã
không ngừng học tập, nói đúng hơn là không ngừng tự học Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm ( Vào ngày 9
tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự : “Tôi năm nay 71tuổi, ngày nào cũng phải học Không học thì không theo kịp,công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau” Người cũng cho rằng“Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đàothải, tự mình đào thải mình”
Trang 6N Cho đến khi Bác đã tuổi cao, bệnh nặng phải nằm trên
giường, chúng ta vẫn nhìn thấy cuốn từ điển Việt Nam - Tây Ban Nha dưới gối nằm của Bác; khi Bác qua đời, những cuốn sổ tay của Bác ghi chép những từ mới Bác đã học vẫn còn nguyên vẹn Với tấm gương tự học và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển lên đỉnh cao truyền thống hiếu học của dân tộc Người đã có những tư tưởng rất sâu sắc và hiện đại về cách học nói chung, đặc biệt là phương pháp tự học nhằm phát huy trí tuệ và phẩm chất nhân cách của mỗi cá nhân.
TA Kính thưa các thủ trưởng! Thưa toàn thể các đồng chí!
Chặng đường hơn một thế kỷ đấu tranh cho nền độc lập dân tộc đã khép lại, bước sang một giai đoạn cách mạng mới, với muôn vàn những chông gai thử thách trên con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, với nhiệm vụ và kỳ vọng nặng nề mà cao cả mà Đảng, Nhà nước, Nhân nhân đặt lên vai thế hệ trẻ chúng ta thì lời dạy và tấm gương của người về tinh thần tự học càng trở nên giá trị hơn bao giờ hết Trong cuộc sống hòa bình hôm nay tuy rằng đất nước bốn bề đã yên tiếng súng, nhưng có lẽ sự nghèo đói, lạc hậu, sự tụt hậu về sản xuất, sức cám dỗ ghê gớm của đồng tiền danh vọng và cơ chế thị trường còn nguy hiểm gấp bội phần thứ giặc ngoại xâm kia.
N Đặc biệt với sự ra đời và phát triển như vũ bão của cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ 4.0, đòi hỏi mỗi người cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nhân loại, để thích ứng với những biến đổi nhanh chóng của môi trường xã hội, nếu không sẽ bị tụt hậu lại phía sau Để có thể kế thừa, phát huy và sáng tạo những giá trị ông cha đã mất hàng ngàn năm xây dựng, đóng góp cho sự phát triển của mỗi cá nhân nói riêng và của cộng đồng nói chung, mỗi người phải học tập không ngừng, học tập liên tục, học tập suốt đời thông qua nhiều hình thức, nhưng tự học là điều rất quan trọng, và vấn đề tự học trở thành một yêu cầu cấp bách, bắt buộc đối với mỗi cán bộ, đảng viên và từng người lao động Thậm chí tự học quyết định sự thành bại của từng người trước những đòi hỏi ngày càng cao của nền sản xuất, của xã hội.
Trang 7TA Là những người thầy thuốc quân y đang ngày ngày
khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân, hơn ai hết chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của việc không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn Mỗi một viên thuốc chúng tôi dùng, mỗi một thao tác chúng tôi thực hiện đều là tính mạng, là sức khỏe của người dân, do vậy có một y đức trong sáng thôi thì chưa đủ mà còn cần phải giỏi về y thuật, tinh thông y lý, biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác chẩn đoán và điều trị Có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tình hình mới Muốn làm được điều đó, mỗi người thầy thuốc phải thực sự khiêm tốn, không ngừng tìm tòi, học tập, học ở trường – học trong sách vở, học lâm sàng – học ở người bệnh, học ở thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè, học liên tục và học suốt đời.
N Quán triệt và vận dụng quan điểm của Người, Bệnh
viện luôn quan tâm xây dựng đội ngũ thầy thuốc trẻ, thầy thuốc giỏi, chuyên gia đầu ngành Chú trọng ưu tiên cử thầy thuốc đi đào tạo tại các cơ sở có uy tín trong và ngoài nước, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, huấn luyện tại chỗ; chủ động phối hợp mời bác sĩ giỏi, chuyên gia đầu ngành của các Bệnh viện:108, Bạch Mai, Việt Đức đến tập huấn, giới thiệu về công tác chuyên môn, chuyển giao các kỹ thuật mới; duy trì chế độ giao ban, điểm bệnh, hội chẩn , nhất là các ca bệnh nặng, phức tạp Đặc biệt chú trọng vào đào tạo, bồi dưỡng đón đầu các kỹ thuật chuyên sâu, các biện pháp kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
TA Một kỷ nguyên mới đang mở ra, kỷ nguyên của sự hội
nhập toàn cầu, với những thành tựu nổi bật, to lớn và toàn diện trên tất cả các mặt của đời sống xã hội,đó là cơ hội để chúng ta giao lưu, học hỏi, hợp tác với các quốc gia trên thế giới nhằm không ngừng phát triển và theo kịp xu thế của thời đại Tuy nhiên đó cũng là một thách thức lớn đòi hỏi sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, trong đó, lực lượng nòng cốt là thế hệ thanh niên Việt Nam - những trí thức trẻ của đất nước phải là những người đi tiên phong, không ngừng học tập trau dồi để có đủ bản lĩnh, tự tin hội nhập cùng bạn bè năm châu.