I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1.Kiến thức S - Khoa học: - Trẻ nhận biết được núi lửa, và quá trình xảy ra núi lửa - Trẻ biết được màu thực phẩm khi nhỏ vào nước rửa bát sẽ bị hòa tan trong nước và làm cho nước đổi màu. - Trẻ biết được khi cho dấm vào chai chứa packingsoda thì sẽ xủi bọt lên giống như núi lửa đang phun trào. T- Công nghệ: Biết sử dụng dụng cụ như thìa, cốc, kẹp gắp, lọ, lọ phẩm màu, nước rửa bát, dấm, phấn, bảng con… E - Kĩ thuật: Trẻ thực hiện các kỹ thuật đơn giản: sờ, pha trộn, khuấy đều, ghi chép kết quả A - Nghệ thuật: Trẻ biết tạo màu từ nguyên liệu nguyên liệu sẵn có ( màu thực phẩm), pha trộn tạo màu theo ý thích ( cam, xanh lá, tím…) để ứng dụng vào hoạt động M - Toán học Trẻ biết về màu sắc, hình dạng núi lửa, đong, đo lượng nước, dầu rửa bát, đếm số muỗng thìa bakingsoda, dấm… 2.Kĩ năng: S - Khoa học: Trẻ suy nghĩ, phán đoán và trả lời được các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc dựa trên vốn kinh nghiệm của bản thân và sự gợi ý của cô. T- Công nghệ: Trẻ biết sử dụng nước kết hợp với dầu rửa bát, bakingsoda, màu thực phẩm, dấm, để tạo thành hiện tượng núi lửa phun trào có các màu sắc khác nhau. E - Kĩ thuật: Trẻ thực hiện được các kỹ thuật đong, đo, đếm, pha trộn…để tạo ra được phản ứng hiện tượng “núi lửa phun trào”
Trang 1Chủ đề : Nước và hiện tượng tự nhiên.
Hoạt động giáo dục STEAM: Núi lửa phun trào
Lứa tuổi : 5-6 tuổi
Lớp: Mẫu giáo lớn trung tâm, trường MN Hương Xoài
Số lượng trẻ : 23 trẻ
Thời gian : 40 - 45 phút
Người soạn (dạy) : Khuất Thị Ánh Hiên
Ngày soạn: 01/3/2024 Ngày dạy: 04/3/2024
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.Kiến thức
S - Khoa học:
- Trẻ nhận biết được núi lửa, và quá trình xảy ra núi lửa
- Trẻ biết được màu thực phẩm khi nhỏ vào nước rửa bát sẽ bị hòa tan trong nước và làm cho nước đổi màu
- Trẻ biết được khi cho dấm vào chai chứa packingsoda thì sẽ xủi bọt lên giống như núi lửa đang phun trào
T- Công nghệ:
Biết sử dụng dụng cụ như thìa, cốc, kẹp gắp, lọ, lọ phẩm màu, nước rửa bát, dấm, phấn, bảng con…
E - Kĩ thuật:
Trẻ thực hiện các kỹ thuật đơn giản: sờ, pha trộn, khuấy đều, ghi chép kết quả
A - Nghệ thuật:
Trẻ biết tạo màu từ nguyên liệu nguyên liệu sẵn có ( màu thực phẩm), pha trộn tạo màu theo ý thích ( cam, xanh lá, tím…) để ứng dụng vào hoạt động
M - Toán học Trẻ biết về màu sắc, hình dạng núi lửa, đong, đo lượng nước,
dầu rửa bát, đếm số muỗng thìa bakingsoda, dấm…
2.Kĩ năng:
S - Khoa học: Trẻ suy nghĩ, phán đoán và trả lời được các câu hỏi rõ ràng,
mạch lạc dựa trên vốn kinh nghiệm của bản thân và sự gợi ý của cô
T- Công nghệ: Trẻ biết sử dụng nước kết hợp với dầu rửa bát, bakingsoda,
màu thực phẩm, dấm, để tạo thành hiện tượng núi lửa phun trào có các màu sắc khác nhau
E - Kĩ thuật: Trẻ thực hiện được các kỹ thuật đong, đo, đếm, pha trộn…để tạo
ra được phản ứng hiện tượng “núi lửa phun trào”
3.Thái độ:
- Khích lệ trẻ đặt câu hỏi và tìm hiểu về núi lửa thông qua các hoạt động
thực tế và trải nghiệm
- Mạnh dạn, tự tin tham gia ý kiến, biết chờ đợi đến lượt Chủ động, hợp tác với bạn khi làm việc theo nhóm
II.CHUẨN BỊ
1 Đồ dùng của cô
Trang 2- Chai nhựa
- Bột packingsoda
- Lọ màu thực phẩm
- Dấm
- nước rửa bát
- Mô hình núi lửa, phễu, khay nhựa, đũa
- Bàn, chiếu
- Nhạc bài hát: Điều kì diệu quanh ta
- Que chỉ
2 Đồ dùng của trẻ:
- Chai nhựa
- Bột packingsoda
- Lọ màu thực phẩm
- Dấm
- nước rửa bát
- Mô hình núi lửa, phễu, khay nhựa, đũa
- Bàn, chiếu đủ cho trẻ ngồi
- Bảng, phấn
3 Địa điểm:
- Thí nghiệm: Sân khấu của trường
III.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của trẻ
1 Hoạt động 1 Thu hút
- Cô cho trẻ hát bài hát: “Điều kì diệu quanh ta”
- Các con vừa được hát bài hát gì?
- Trong bài hát nói đến điều gì?
=>Trong cuộc sống của chúng ta có vô vàn
những điều kì diệu các con ạ Có rất nhiều hiện
tượng tự nhiên sảy ra hằng ngày xung quanh
cuộc sống của chúng ta và các loài động thực vật
Và ngày hôm nay, cô cũng mang đến 1 điều thú
vị bây giờ cô và các con cùng hướng mắt lên màn
hình và xem đoạn video nhé - Cô cho trẻ xem
video khám phá núi lửa phun trào ( 2 phút) có
kèm lời giải thích
- Các con thấy gì trong video?
- Núi lửa có đặc điểm gì?
- Trên miệng núi lửa thấy có gì đã trào ra?
- Các con ạ, hiện tượng núi lửa phun trào, dung
nham nóng chảy trào trên mặt đất, với số lượng
lớn, tốc độ nhanh, phủ trên diện rộng có thể hủy
diệt các vật thể sống Phủ lấp, làm hư hại các
công trình giao thông thủy lợi… cũng như các tài
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
Trang 3sản khác do con người tạo ra Gây cháy rừng, làm
biến đổi môi trường sinh thái và ô nhiễm môi
trường
Có một thí nghiệm kì diệu, sẽ tạo ra hiện tượng
“núi lửa phun trào” đấy các con ạ Hôm nay
chúng mình cùng thực hiện hoạt động mang tên “
Núi lửa phun trào” nhé!
- Vâng ạ
2 Hoạt động 2 Khám phá
* Khám phá quy trình thực hiện làm hoạt động
Steam: Núi lửa phun trào trên video
- Các nhóm cùng thảo luận và nói lại các bước
thực hiện hoạt động: Núi lửa phun trào
Cô tóm tắt lại quy trình
- B1: Cho packing soda vào chai
(Lấy 1 chai nhựa không đựng gì, sau đó cô lấy
thìa cô xúc 7 thìa bột baking soda vào chai)
- B2: Cho màu thực phẩm vào chai
(Lấy màu thực phẩm nhỏ vào chai 6 giọt)
ở bước này có thể trộn màu để tạo ra màu theo ý
thích)
- B3: Cho nước rửa bát vào chai
(Lấy nước rửa bát vào chai, sau đó các con sẽ lấy
chiếc đũa khuấy đều lên)
- B4: Chụp mô hình núi lửa
(Chụp mô hình này vào cái chai đã cho nguyên
liệu)
-B5: Đổ dấm vào chai
- Các con thấy hiện tượng gì sảy ra?
Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng để
cùng làm thí nghiệm với chúng mình đấy Bây
giờ các con hãy cùng khám phá với cô xem
chúng mình có gì nhé
* Khám phá các nguyên vật liệu
- Cô Hiên có gì đây?
- Đúng rồi đấy lát nữa cô sẽ cho các con làm thí
nghiệm với bột này nhé.!
- Thế còn đây là gì nữa? À đây là màu thực phẩm
để nhuộm màu các món ăn hay còn tạo ra các
màu sắc khác nhau đấy các con ạ
- Ngoài ra cô còn có gì nữa?
Đúng rồi, đây là nước rửa bát mà ở nhà chúng
mình thường dùng để rửa bát, rửa chén đấy
- Trẻ quan sát
- Trẻ thảo luận
- Trẻ lắng nghe
- Núi lửa phun trào ạ
- Vâng ạ
- Trẻ quan sát, trả lời
- Bột bakingsoda
- Vâng ạ
- Trẻ trả lời: nước rửa bát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
Trang 4-Tiếp theo cô còn có gì nữa đây?
-Dấm có vị như thế nào? Có ai đã thử nếm dấm
bao giờ chưa?
- À dấm có vị chua và dấm thường được sử dụng
chế biến các món ăn đấy
- Còn đây là chai nhựa thường dùng để đựng
nước nhưng hôm nay trong chai này có gì không?
lát nữa các con sẽ được sử dụng chai nhựa này để
làm thí nghiệm nhé
- Mô hình núi lửa để khi chúng ta thực hiện sẽ
cần đến Ngoài ra cô còn chuẩn bị cái phễu để
các con đổ baking soda vào chai khỏi bị vãi ra
ngoài và chiếc đũa để chúng mình khuấy lên đấy
- Cho trẻ lấy đồ dùng và ngồi về 3 nhóm để trẻ
được khám phá cùng nhau, quan sát, thảo luận
về: đặc điểm, cấu tạo, màu sắc, tính chất của
các nguyên liệu
- Cô quan sát lắng nghe trẻ tương tác, hỏi trẻ bằng
các câu hỏi tình huống có vấn đề để giúp trẻ vận
dụng các kiến thức đã biết vào giải quyết vấn đề
- Trẻ thực hiện các phương án khám phá khác
nhau Ghi lại các kết quả quan sát và ý tưởng bằng
cách vẽ, “ viết”
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe, quan sát
- Trẻ thực hiện
3 Hoạt động 3 Giải thích
- Cô cho trẻ chia sẻ về kết quả mà trẻ khám phá
được Đại diện nhóm trình bày kết quả, cô gợi
mở, kích thích trẻ nói lên kết quả thảo luận, quy
trình đang thực hiện của nhóm mình
- Các con sẽ dung những nguyên liệu gì?
- Làm như thế nào?
- Điều gì sẽ sảy ra nếu giấm, bakingsoda kết hợp
với nhau?
- Con nghĩ rằng có thể thực hiện được bằng cách
gì nữa?
* Cô chốt lại và giải thích hiện tượng
Khi đổ dấm vào mô hình đã có các nguyên vật
liệu như: bột paking soda, nước rửa bát, màu thực
phẩm, lúc này bột paking soda và dấm có axit sẽ
phản ứng với nhau và sủi lên và tạo thành núi
lửa phun trào đấy
- Trẻ chia sẻ kết quả mà trẻ khám phá được, cách lựa chọn các nguyên vật liệu, các bước thực hiện của nhóm
- Trẻ quan sát, lắng nghe
4 Hoạt động 4 Áp dụng cụ thể/mở rộng
Chia lớp thành 3 nhóm thực hành:
Dự kiến các nhóm sẽ chọn lựa:
- Trẻ vận dụng sự hiểu biết để áp dụng cụ thể vào
Trang 5- Nhóm 1: Thực hành với: thí nghiệm Núi lửa
phun trào ( bakingsoda+ dấm + dầu rửa bát +
màu thực phẩm đỏ)
- Nhóm 2: Thực hành với: thí nghiệm Núi lửa
phun trào ( bakingsoda+ dấm + nước + màu
thực phẩm tím)
- Nhóm 3: Thực hành với: thí nghiệm Núi lửa
phun trào (bakingsoda+ dấm + dầu ăn+ màu
thực phẩm cam)
Sau khi các nhóm hoàn thành, cô cho trẻ trưng
bày theo nhóm
thực hiện hoạt động STEAM: Núi lửa phun trào
- Trẻ trưng bày
5 Hoạt động 5 Đánh giá
+ Tổ chức cho trẻ trình bày kết quả các bước,
quá trình làm thí nghiệm Cô hỏi trẻ (kỹ năng
4C)
- Hôm nay các con được tìm hiểu về điều gì?
- Ở hoạt động thí nghiệm này Vì sao núi lửa có
thể phun trào được?
- Con tham gia hoạt động ở nhóm nào, với ai?
Con thấy sản phẩm của nhóm mình như thế
nào?
Nhóm con có gặp vấn đề gì trong khi thực
hiện không?
* Giáo dục: Các con à nước rửa bát, dấm và
bột paking soda là những thứ mà chúng mình rất
hay gặp trong cuộc sống đấy Nhưng khi chẳng
may chúng mình uống phải dấm hay chúng
mình nghịch nước rửa bát hoặc paking soda sẽ
gây nguy hiểm đên sức khỏe của chúng mình
đấy Vì vậy các con tuyệt đối không được tự do
dùng khi chưa được sự cho phép của người lớn
nhé, các con nhớ chưa nào?
+ Kết thúc: Cô cùng trẻ cất dọn, vệ sinh đồ
dùng, vệ sinh tay sạch sẽ
- Trẻ trình bày
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ cất dọn đồ dung, vệ sinh rửa tay