KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÙNG QUAN TRẮC: TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2023 KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÙNG QUAN TRẮC: TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2023
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NĂM 2023 VÀ CẢNH BÁO Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG QUÝ 1/2024
Đánh giá hiện trạng môi trường tại các huyện
2.1.1 Thành phố Việt Trì a Môi trường không khí
- Ảnh hưởng bởi công nghiệp: Qua kết quả quan trắc, phân tích 4 quý năm
2023, mỗi quý quan trắc 18 vị trí không khí bị ảnh hưởng bởi công nghiệp cho thấy: có 41/72 mẫu có thông số TSP vượt QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí, số lượng mẫu vượt GHCP ít hơn so với năm 2022 Giá trị bụi TSP trung bỡnh năm 2023 vượt GHCP từ 1,05 – 1,61 lần (bụi TSP ≤ 300 àg/m 3 ), cao nhất tại khu vực trước cổng Cảng Việt Trì, phường Bến Gót, thấp nhất tại khu dân cư xã Thụy Vân (khu vực gần NM xử lý nước thải KCN) Các vị trí, thông số quan trắc, phân tích còn lại đều nằm trong giới hạn cho phép
Nguyên nhân, chủ yếu do lượng khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất như: Các cơ sở sản xuất nói chung và đặc trưng trong quá trình sản xuất xi măng, bột can xít, gạch, chế biến khoáng sản, có phát sinh bụi, tiếng ồn hoặc từ hệ thống các lò hơi, lò đốt, lò sấy, bếp than, dầu, củi của các cơ sở sản xuất giấy, hóa chất, dệt, nhuộm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, mộc, thực phẩm, có sử dụng than, dầu, củi làm nhiên liệu và một số các hoạt động khác liên quan trong sản xuất CN như sử dụng các phương tiện vận chuyển hàng hóa, có phát sinh ra bụi và các khí như CO, SO2, NO2,
Mặc dù các doanh nghiệp đã áp dụng biện pháp giảm thiểu tác động môi trường như lắp đặt hệ thống xử lý bụi và khí, nhưng mức độ đầu tư còn chưa đồng bộ Một số cơ sở chỉ chú trọng xử lý bụi thải mà chưa đầu tư đủ vào xử lý khí thải, trong khi các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ và lò công suất thấp vẫn chưa có biện pháp xử lý khí thải hợp lý Sự thiếu đồng bộ này cùng lượng khí thải phát sinh từ các nguồn cộng hưởng khiến ô nhiễm không khí ngày một gia tăng tại các khu vực xung quanh.
Biểu đồ 1: Diễn biến thông số bụi TSP trong không khí khu vực bị ảnh hưởng bởi công nghiệp tại thành phố Việt Trì
- Ảnh hưởng bởi đô thị, dịch vụ, du lịch: Qua kết quả quan trắc, phân tích 4 quý năm 2023, mỗi quý quan trắc 7 vị trí không khí bị ảnh hưởng bởi đô thị, dịch vụ, du lịch cho thấy: có 8/28 mẫu có thông số bụi TSP vượt GHCP, số lượng mẫu vượtGHCP ít hơn so với năm 2022 Giá trị bụi TSP trung bình năm 2023 vượt GHCP từ1,01 – 1,17 lần (bụi TSP ≤ 300 àg/m 3 ), cao nhất tại khu dõn cư phường Võn Phỳ (gần khu vực Nhà máy chế biến rác) Còn các vị trí, thông số quan trắc, phân tích khác đều nằm trong giới hạn cho phép
Biểu đồ 2:Diễn biến thông số bụi TSP trong không khí khu vực bị ảnh hưởng bởi đô thị, dịch vụ, du lịch tại thành phố Việt Trì
- Ảnh hưởng bởi làng nghề: Qua kết quả quan trắc, phân tích 4 quý năm 2023, mỗi quý quan trắc 3 vị trí không khí bị ảnh hưởng bởi làng nghề cho thấy: có 12/12 mẫu có các thông số đều nằm trong giới hạn cho phép và không chênh lệch nhiều giữa các quý.
Biểu đồ 3: Diễn biến thông số bụi TSP trong không khí khu vực bị ảnh hưởng bởi đô thị, dịch vụ, du lịch tại thành phố Việt Trì
Qua kết quả quan trắc, phân tích, cho thấy thành phố Việt Trì ô nhiễm chủ yếu bởi bụi TSP, các thông số khác như CO, SO2, NO2, nồng độ các khí chưa vượt giới hạn cho phép nhưng ở mức tiến gần đến ngưỡng giới hạn cho phép Nguyên nhân chủ yếu là do lượng khí thải phát sinh từ quá trình sản xuất như: công nghiệp giấy, hoá chất, dệt nhuộm, rượu cồn, bánh kẹo, sản xuất vật liệu xây dựng, … đã thải vào môi trường không khí bụi, các khí độc hại gây ô nhiễm môi trường lượng khí, bụi thải ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường không khí Đặc biệt, tại khu vực các nút giao thông, khu dân cư đô thị và dọc theo các tuyến giao thông Quá trình đô thị hoá, phát triển hạ tầng đang diễn ra rất nhanh ở khắp mọi nơi, với các hoạt động xây dựng đường xá, cầu cống, nhà cửa tại các khu vực quy hoạch đô thị Các hoạt động xây dựng, đã và đang gây ô nhiễm bụi đối với môi trường không khí xung quanh, do gia tăng số lượng các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, đất đá, san lấp mặt bằng và phục vụ xây dựng. b Môi trường nước b.1 Môi trường nước nội đồng
- Ảnh hưởng bởi công nghiệp: Qua kết quả quan trắc, phân tích 4 quý năm
Trong năm 2023, quản trạc 3 vị trí nước nội đồng bị ảnh hưởng bởi công nghiệp cho thấy 3/12 mẫu không đạt Giá trị cho phép về nồng độ oxy hòa tan (DO < 5 mg/L) Ngoài ra, 6/12 mẫu có nồng độ NH4+ vượt Giá trị cho phép, giá trị trung bình trong năm 2023 vượt từ 2,48 - 4,98 lần so với Giá trị cho phép.
≤ 0,3 mg/L), cao nhất là nước khu vực kênh Tân Xuôi thuộc địa bàn phường Minh Phương, phường Minh Nông và xã Thụy Vân; 7/12 mẫu có thông số NO2 - vượt GHCP, trung bình năm vượt từ 3,07 – 4,09 lần (NO2 - ≤ 0,05 mg/L); 4/12 mẫu có thông số TSS vượt GHCP từ 2,98 – 3,08 lần (đối với nước hồ, ao, đầm: TSS ≤ 15 mg/L; đối với nước sông, suối, kênh, mương, khe, rạch: TSS ≤ 100 mg/L); 7/12 mẫu có thông số BOD5 vượt GHCP, trung bình năm 2023 vượt GHCP từ 1,67 – 2,63 lần (BOD5 ≤ 6 mg/L); 7/12 mẫu có thông số COD vượt GHCP, trung bình năm 2023 vượt GHCP từ 1,57 – 2,7 lần (COD ≤ 15 mg/L); 1/12 mẫu có thông số Cu vượt GHCP.
Các thông số còn lại đều đạt quy chuẩn cho phép Điều này cho thấy chất lượng nước nội đồng khu vực ảnh hưởng bởi công nghiệp tại TP Việt Trì ô nhiễm chủ yếu là các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng
- Ảnh hưởng bởi đô thị, dịch vụ: Qua kết quả quan trắc, phân tích 4 quý năm
2023, mỗi quý quan trắc 6 vị trí nước nội đồng bị ảnh hưởng bởi đô thị, dịch vụ cho thấy: 6/24 mẫu có thông số DO không đạt GHCP (DO ≥ 5 mg/L); 15/24 mẫu có thông số BOD5 vượt GHCP, giá trị trung bình năm 2023 vượt GHCP từ 2,17 – 6,54 lần (BOD5
≤ 6 mg/L); 18/24 mẫu có thông số COD vượt GHCP, trung bình năm 2023 vượt GHCP từ 1,8 – 6,1 lần (COD ≤ 15 mg/L); 15/24 mẫu có thông số NH4 + vượt GHCP, trung bình năm 2023 vượt GHCP từ 2,61 – 23,46 lần (NH4 + ≤ 0,3 mg/L); 7/24 mẫu có thông số
Năm 2023, chất lượng nguồn nước vượt ngưỡng quy chuẩn GHCP đáng kể Cụ thể, nồng độ NO2 cao gấp 2,64 - 3,44 lần mức cho phép, chiếm 5/24 mẫu TSS vượt GHCP 2,3 - 2,68 lần ở 5/24 mẫu, PO4 3- vượt ngưỡng ở 2/24 mẫu, Fe vượt GHCP ở 1/24 mẫu Tình trạng ô nhiễm vi khuẩn cũng nghiêm trọng với Coliforms vượt GHCP ở 5/24 mẫu, gấp 1,16 - 4,21 lần mức cho phép, riêng E.Coli vượt GHCP gấp 3,09 - 4,21 lần.
Các thông số còn lại đều đạt quy chuẩn cho phép Điều này cho thấy chất lượng nước nội đồng khu vực ảnh hưởng bởi công nghiệp tại TP Việt Trì ô nhiễm chủ yếu là các chất dinh dưỡng, chất hữu cơ, vi sinh vật và chất rắn lơ lửng
Biểu đồ 4: Diễn biến thông số NH 4 + trong môi trường nước nội đồng khu vực bị ảnh hưởng công nghiệp, đô thị, dịch vụ tại thành phố Việt Trì
Biểu đồ 5 : Diễn biến thông số COD trong môi trường nước nội đồng khu vực bị ảnh hưởng công nghiệp, đô thị, dịch vụ tại thành phố Việt Trì
Biểu đồ 6: Diễn biến thông số TSS trong môi trường nước nội đồng khu vực bị ảnh hưởng công nghiệp, đô thị, dịch vụ tại thành phố Việt Trì (Nước hồ, ao, đầm)
Biểu đồ 7: Diễn biến thông số TSS trong môi trường nước nội đồng khu vực bị ảnh hưởng công nghiệp, đô thị, dịch vụ tại thành phố Việt Trì (Nước sông, suối, kênh, mương, khe, rạch)
Đánh giá hiện trạng môi trường chung toàn tỉnh
Dự án “Thực hiện lưới quan trắc, phân tích, cảnh báo ô nhiễm môi trường hàng năm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ từ năm 2021 đến năm 2025” được thực hiện tại một số vùng, khu vực chịu ảnh hưởng bởi công nghiệp, làng nghề, đô thị, dịch vụ, nông thôn
Qua kết quả quan trắc, phân tích các thông số môi trường tại các vị trí trên địa bàn toàn tỉnh trong năm 2023, cho thấy: Giá trị các thông số ô nhiễm trong không khí, nước tại một số khu vực xung quanh các cơ sở sản xuất, KCN, CCN vượt GHCP nhiều lần Các thông số ô nhiễm ảnh hưởng có tính chất liên vùng Đặc biệt là môi trường không khí chịu ảnh hưởng của các nguồn khí thải lan truyền trong không gian theo hướng gió đem nguồn ô nhiễm từ vùng này sang vùng khác Đối với môi trường nước, các lưu vực tiếp nhận nước thải chịu ảnh hưởng các thông số ô nhiễm môi trường theo dòng chảy
- Ảnh hưởng bởi CN: Thực hiện quan trắc 88 mẫu/quý, 352 mẫu/năm, phân tích
10 thông số Qua kết quả quan trắc phân tích, cho thấy: Năm 2023 có 121/352 mẫu bụiTSP vượt GHCP từ 1,01 – 1,82 lần; 2/352 mẫu tiếng ồn vượt GHCP từ 1,01 – 1,03 lần.
Gót, thành phố Việt Trì
Cụ thể tổng số mẫu bụi TSP vượt GHCP trong năm 2023: Thành phố Việt Trì 41/72 mẫu; huyện Phù Ninh 24/72 mẫu; huyện Đoan Hùng 6/12 mẫu; huyện Lâm Thao có 10/40 mẫu; TX Phú Thọ 5/28 mẫu; huyện Thanh Ba 11/32 mẫu; huyện Cẩm Khê 8/20 mẫu; huyện Yên Lập có 6/20 mẫu; huyện Tam Nông có 4/20 mẫu; huyện Thanh Sơn 6/12 mẫu.
Tổng số mẫu tiếng ồn vượt GHCP trong năm 2023: huyện Phù Ninh 2/72 mẫu.
Biểu đồ 105: Diễn biến thông số bụi TSP trong không khí một số khu vực ảnh hưởng CN trên toàn tỉnh
Qua hiện trạng và diễn biến môi trường không khí bị ảnh hưởng bởi công nghiệp cho thấy một số nguyên nhân như: các ngành sản xuất công nghiệp ở tỉnh Phú Thọ đa dạng và trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội đã hình thành ba khu công nghiệp chính là: Việt Trì; Bãi Bằng - Lâm Thao; Thanh Ba - Hạ Hoà Thành phần các loại khí thải vào môi trường khác nhau, nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường khu vực xung quanh Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với nhiều loại hình công nghiệp sử dụng các nhiên liệu đốt là than, sinh khối trong quá trình sản xuất như các ngành sản xuất: giấy, thực phẩm, gỗ, chè, chế biến lâm sản… nên thải ra môi trường không khí một lượng các chất như: CO, SO2, NO2, H2S,bụi; các ngành sản xuất hoá chất thải ra một lượng khí SO2, H2S, H2SO4, HF, Cl2… tương đối lớn, bụi phát sinh gây ảnh hưởng đến khu dân cư xung quanh Còn có cơ sở sản xuất chưa duy trì vận hành hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn cho phép dẫn đến môi trường không khí xung quanh các Khu, cụm công nghiệp bị ảnh hưởng Nồng độ các loại khí thải vào từng khu vực khác nhau, đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường xung quanh Tại một số vị trí, giá trị các thông số ô nhiễm theo chiều hướng gia tăng, biến động theo không gian, thời gian, theo mùa, phụ thuộc nhiều vào yếu tố khí hậu và khả năng phát tán diễn biến đặc điểm từng khu vực Dự báo tải lượng của các chất ô nhiễm không khí tại các khu vực như hiện nay, nếu không có biện pháp giảm thiểu và kiểm soát hợp lý thì môi trường các vùng này ngày càng chịu nhiều áp lực của sự ô nhiễm môi trường
Qua theo dõi quan trắc 35 mẫu/quý, 140 mẫu/năm, phân tích 10 thông số liên quan đến nguồn nước ngầm và nguồn nước mặt Kết quả phân tích cho thấy, các chỉ tiêu về lý-hóa, vi sinh vật đều trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn 01 và 02/2010/BYT, đảm bảo an toàn cho mục đích sử dụng sinh hoạt.
2023 có 22/140 mẫu bụi TSP vượt GHCP từ 1,01 – 1,37 lần; 3/140 mẫu tiếng ồn vượt GHCP
Cụ thể tổng số mẫu bụi TSP vượt GHCP trong năm 2023: Thành phố Việt Trì có 8/28 mẫu; huyện Đoan Hùng 3/12 mẫu; huyện Lâm Thao 1/8 mẫu; huyện Hạ Hoà 1/16 mẫu; huyện Cẩm Khê 2/4 mẫu; huyện Yên Lập 2/12 mẫu; huyện Thanh Thuỷ 1/16 mẫu; huyện Thanh Sơn 3/8 mẫu; huyện Tân Sơn 1/20 mẫu.
Tổng số mẫu tiếng ồn vượt GHCP trong năm 2023: huyện Thanh Sơn 1/8 mẫu; huyện Tân Sơn 2/20 mẫu.
Giá trị thông số bụi TSP ô nhiễm điển hình tại khu vực dân cư phường Vân Cơ(ngã 3 Vân Cơ), TP Việt Trì; khu 2 xã Ngọc Lập (gần lò đốt rác), huyện Yên Lập và trung tâm thị trấn Lâm Thao, khu 1, TT.Lâm Thao (ngã 3 thị trấn Lâm Thao, đối diện đài tưởng niệm), huyện Lâm Thao
Biểu đồ 106: Diễn nồng độ bụi TSP trong không khí một số khu vực ảnh hưởng đô thị, dịch vụ trên toàn tỉnh
Qua hiện trạng và diễn biến môi trường không khí bị ảnh hưởng bởi đô thị, dịch vụ cho thấy một số nguyên nhân như: do mức độ gia tăng dân số, gia tăng các phương tiện giao thông vận tải đặc biệt là xe ô tô cá nhân và quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa nông thôn, cải tạo, nâng cấp các công trình công cộng, khu du lịch, thói quen sinh hoạt của dân cư tại một số khu vực tập trung dân cư đông đúc; một số trục đường liên huyện trong quá trình thi công, sửa chữa hoặc không được vệ sinh thường xuyên mặt đường bẩn bụi như: xã Ngọc Lập, xã Phúc Khánh, thị trấn Yên Lập, huyện Yên Lập; xã Văn Luông, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn; thị trấn Cẩm Khê, xã Điêu Lương, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê; xã Thạch Sơn, khu vực gần Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, huyện Lâm Thao
- Ảnh hưởng bởi làng nghề: Thực hiện quan trắc 18 mẫu/quý, 72 mẫu/năm, phân tích 10 thông số Qua kết quả quan trắc phân tích, cho thấy: Năm 2023 có 11 mẫu bụi TSP vượt GHCP từ 1,01 – 1,43 lần
Cụ thể tổng số mẫu bụi TSP vượt GHCP trong năm 2023: huyện Phù Ninh 1/4 mẫu; huyện Lâm Thao 7/20 mẫu; huyện Cẩm Khê 3/8 mẫu.
Với sự hiện diện của các lò gạch trong khu vực dân cư ở xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê, hàm lượng bụi TSP trong không khí ghi nhận mức ô nhiễm đáng kể Công nghệ sản xuất lò tuynel chưa hoàn thiện, cộng thêm quá trình vận chuyển nguyên liệu dễ phát sinh bụi mịn và chất thải có hại, góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm cục bộ.
Biểu đồ 107: Diễn nồng độ bụi TSP trong không khí một số khu vực ảnh hưởng bởi làng nghề trên toàn tỉnh
Dự báo trong quý 1/2024 tại các khu vực làng nghề nếu không có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như phun nước, rửa đường, làm ẩm đường giảm phát tán bụi, cải tiến công nghệ sản xuất, quy hoạch khu, cụm làng nghề; hạn chế để các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu đan cư gây ô nhiễm; tuyên truyền ý thức BVMT, các chính sách, pháp luật bảo vệ về môi trường đối với người dân thì sẽ tiếp tục bị ô nhiễm về bụi TSP, tiếng ồn
2.2.2 Môi trường nước a Môi trường nước nội đồng
- Ảnh hưởng bởi CN: Thực hiện quan trắc 31 mẫu/31 vị trí/quý, 124 mẫu/năm, phân tích 23 thông số cho thấy: 5/124 mẫu có thông số DO vượt GHCP (3 mẫu tại TP Việt Trì, 1 mẫu tại huyện Thanh Thuỷ, 1 mẫu tại huyện Hạ Hoà); 54/124 mẫu có thông số COD vượt GHCP (7 mẫu tại TP Việt Trì, 13 mẫu tại huyện Phù Ninh, 15 mẫu tại huyện Lâm Thao, 4 mẫu tại TX Phú Thọ, 1 mẫu tại huyện Thanh Ba, 2 mẫu tại huyện Tam Nông, 4 mẫu tại huyện Thanh Thuỷ, 5 mẫu tại huyện Thanh Sơn, 3 mẫu tại huyện Yên Lập); 49/124 mẫu có thông số BOD5 vượt GHCP (7 mẫu tại TP Việt Trì, 12 mẫu tại huyện Phù Ninh, 12 mẫu tại huyện Lâm Thao, 4 mẫu tại TX Phú Thọ, 1 mẫu tại huyện Thanh Ba, 1 mẫu tại huyện Tam Nông, 4 mẫu tại huyện Thanh Thuỷ, 5 mẫu tại huyện Thanh Sơn, 3 mẫu tại huyện Yên Lập); 38/124 mẫu có thông số TSS vượt GHCP (4 mẫu tại TP Việt Trì, 13 mẫu tại huyện Phù Ninh, 6 mẫu tại huyện Lâm Thao,
4 mẫu tại TX Phú Thọ, 4 mẫu tại huyện Thanh Ba, 1 mẫu tại huyện Tam Nông, 2 mẫu tại huyện Thanh Thuỷ, 4 mẫu tại huyện Thanh Sơn, 1 mẫu tại huyện Hạ Hoà); 54/124 mẫu có thông số NH4 + vượt GHCP (6 mẫu tại TP Việt Trì, 21 mẫu tại huyện Phù Ninh, 13 mẫu tại huyện Lâm Thao, 3 mẫu tại TX Phú Thọ, 2 mẫu tại huyện Thanh Ba,
3 mẫu tại huyện Yên Lập, 4 mẫu tại huyện Thanh Thuỷ, 2 mẫu tại huyện Thanh Sơn);
Phù Ninh, 11 mẫu tai huyện Lâm Thao, 2 mẫu tại huyện Đoan Hùng, 7 mẫu tại TX. Phú Thọ, 1 mẫu tại huyện Hạ Hoà, 10 mẫu tại huyện Thanh Ba, 4 mẫu tại huyện Yên Lập, 4 mẫu tại huyện Cẩm Khê, 1 mẫu tại huyện Tam Nông, 1 mẫu tại huyện Thanh Thuỷ, 6 mẫu tại huyện Thanh Sơn, 1 mẫu tại huyện Tân Sơn); 20/124 mẫu có thông số
PO4 3- vượt GHCP (8 mẫu tại huyện Phù Ninh, 4 mẫu tại TX Phú Thọ, 2 mẫu tại huyện Lâm Thao, 1 mẫu tại huyện Thanh Ba, 2 mẫu tại huyện Yên Lập, 2 mẫu tại huyện Thanh Thuỷ, 1 mẫu tại huyện Thanh Sơn); 12/124 mẫu có thông số Fe vượt GHCP (3 mẫu tại huyện Thanh Ba, 3 mẫu tại huyện Yên Lập, 3 mẫu tại huyện Lâm Thao, 1 mẫu tại huyện Thanh Thuỷ, 1 mẫu tại huyện Hạ Hoà); 7/124 mẫu có thông số F - vượt GHCP (1 mẫu tại huyện Phù Ninh, 2 mẫu tại huyện Yên Lập, 4 mẫu tại huyện Lâm Thao); 3/124 mẫu có thông số Coliform vượt GHCP (3 mẫu tại huyện Thanh Thuỷ); 7/124 mẫu có thông số E.Coli vượt GHCP (2 mẫu tại huyện Thanh Thuỷ, 1 mẫu tại huyện Hạ Hoà, 3 mẫu tại huyện Thanh Ba, 1 mẫu tại huyện Yên Lập); 1/124 mẫu có thông số Zn vượt GHCP (1 mẫu tại huyện Thanh Thuỷ); 1/124 mẫu có thông số Cu vượt GHCP (1 mẫu tại TP Việt Trì).
NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC ĐỢT
Kết quả QA/QC hiện trường
* QA/QC trong lấy mẫu hiện trường:
- Mục tiêu chương trình kiểm soát chất lượng lấy mẫu là:
+ Cung cấp được những phương pháp giám sát và phát hiện các sai sót do lấy mẫu và từ đó có các biện pháp loại trừ các dữ liệu không hợp lệ hoặc sai lạc. + Chứng minh được rằng các sai số lấy mẫu đã được kiểm soát một cách thích hợp.
+ Chỉ ra được các thay đổi của việc lấy mẫu và từ đó truy nguyên các nguồn gốc gây sai số.
- Mục tiêu của việc lấy mẫu là lấy được một thể tích mẫu đủ để vận chuyển và xử lý trong phòng thí nghiệm nhằm phân tích chính xác các thông số cần thiết tại vị trí lấy mẫu.
- Tuỳ thuộc vào mục đích lấy mẫu là để phân tích các chỉ tiêu (thông số) lý học, hoá học hay vi sinh mà lựa chọn phương pháp lấy mẫu thích hợp.
- Mẫu được lấy phải đại diện cho khu vực quan trắc về không gian và thời gian và đáp ứng được các yêu cầu của chương trình quan trắc và phân tích môi trường.
Một kế hoạch đảm bảo chất lượng lấy mẫu cần phải được thiết lập, bao gồm:
Các nhân viên lấy mẫu đều đã được đào tạo và tập huấn.
Chuẩn bị công tác thực địa chu đáo: Dụng cụ, thiết bị, hoá chất thuốc thử bảo quản mẫu phải đầy đủ và phù hợp.
Đảm bảo rằng các phương pháp lấy mẫu đều được phổ biến tới tất cả các nhân viên ở trong nhóm quan trắc.
Đảm bảo rằng mỗi một bước lấy mẫu hiện nay và quá trình lấy mẫu trước đây đều tuân theo một văn bản.
Đảm bảo rằng dụng cụ lấy mẫu và máy móc đo đạc hiện trường phải được bảo trì và hiệu chuẩn định kỳ, sổ sách bảo trì cần phải được lưu giữ.
Quy định thống nhất về nhận dạng mẫu được lấy bao gồm dán nhãn lên tất cả các mẫu được lấy, trên đó ghi chép chính xác ngày tháng, địa điểm, thời gian lấy mẫu và tên người lấy mẫu, số mã hiệu của mẫu bằng mực không thấm nước.
Quy định về ghi chép lại tất cả các chi tiết có liên quan đến việc lấy mẫu vào biên bản/nhật ký lấy mẫu, những điều kiện và các biến động bất thường từ kỹ thuật lấy mẫu thông thường đến những yêu cầu đặc biệt. dụng cụ lấy mẫu, kiểm tra độ sạch và hiệu quả của dụng cụ (bằng cách phân tích mẫu trắng và mẫu so sánh thích hợp).
Quy định về tiến hành bảo quản mẫu cho từng thông số chất lượng nước, trầm tích, phù du, vi sinh vật theo các chỉ dẫn trong các tiêu chuẩn tương ứng.
Bảo đảm độ chính xác của các phép đo, phân tích ngoài hiện trường khi các điều kiện môi trường không được đảm bảo Các thông số hiện trường (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất ) cần phải ghi chép khi lấy mẫu để chuyển đổi các giá trị đo được về điều kiện tiêu chuẩn khi lập báo cáo, thí dụ: số liệu pH phải chuyển về điều kiện 25 0 C.
Cần phải mô tả chi tiết:
Quá trình trao đổi chi tiết để cho những người chưa có nhiều kinh nghiệm vẫn có đủ khả năng để hoàn thành việc lấy và xử lý mẫu;
Quá trình chuẩn bị thuốc thử và bảo quản;
Hướng dẫn sử dụng dụng cụ lấy mẫu, máy đo hiện trường bổ sung cho các tài liệu vận hành của nhà sản xuất;
Phương pháp chuẩn bị mẫu QC;
Tiêu chí kiểm soát chất lượng ( nghĩa là giới hạn chấp nhận);
- Phương pháp lấy mẫu và các tài liệu cần phải xem xét thường xuyên và không được quá 1 năm/một lần.
Nguyên nhân gây ra sai số do lấy mẫu:
Nhiễm bẩn mẫu có thể xuất phát từ các thiết bị lấy và chứa mẫu, sự bẩn của dụng cụ chứa mẫu, sự lây nhiễm giữa các mẫu, cũng như cách bảo quản, lưu kho và bố trí vận chuyển mẫu không phù hợp.
Tính không ổn định của mẫu
+ Tương tác của mẫu với dụng cụ khác
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng
Lấy mẫu không chính xác
+ Quy trình lấy mẫu không phù hợp
+ Không tuân thủ đúng quy trình lấy mẫu.
+ Do thời gian vận chuyển mẫu quá giới hạn cho phép,
+ Do điều kiện vận chuyển không phù hợp.
* QA/QC trong đo thử tại hiện trường được xác định tại chỗ hoặc ngay sau khi lấy mẫu càng sớm càng tốt.
- Khi đo, phân tích tại chỗ các thông số không bền, cần phải chú ý:
+ Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp để không hoặc ít bị ảnh hưởng của điều kiện bên ngoài hoặc tạo các điều kiện môi trường thích hợp (như phòng thí nghiệm di động, bố trí buồng làm việc trên tàu ) để bảo đảm kết quả phân tích.
+ Những thay đổi bất thường khi lấy mẫu
+ Tình trạng hoạt động của thiết bị
- Ngăn ngừa nhiễm bẩn mẫu:
Để đảm bảo tính chính xác của kết quả đo lường khi thực hiện ngoài hiện trường, không nên nhúng trực tiếp thiết bị đo vào nguồn nước gốc Thay vào đó, cần lấy mẫu phụ để đo và bỏ đi sau khi đo Để đảm bảo độ tin cậy của kết quả, các chai lọ dùng để đựng mẫu phải được vệ sinh kỹ lưỡng theo hướng dẫn cụ thể đối với từng thông số cần đo.
+ Không được tận dụng các loại chai lọ đã dùng chứa hoá chất trong phòng thí nghiệm để sử dụng cho việc chứa mẫu.
+ Dụng cụ chứa mẫu phải được bảo quản trong môi trường sạch sẽ, tránh bụi, khói và các nguồn gây ô nhiễm khác.
- Các loại giấy lọc, bộ dụng cụ lọc phải được đóng gói cẩn thận, bọc bằng các chất liệu thích hợp.
- Để đảm bảo các thiết bị hoạt động quan trắc ngoài hiện trường làm việc chính xác ổn định, cần phải định kỳ hiệu chuẩn các thiết bị này theo các quy định của nhà sản xuất.
- Tất cả hồ sơ hiệu chuẩn phải được lưu giữ.
- Trong trường hợp không có điều kiện hiệu chuẩn thì phải có các biện pháp để nhận biết tình trạng làm việc của thiết bị đó Thí dụ: so sánh thường xuyên giữa các thiết bị giống nhau hoặc cùng loại với nhau theo một chỉ tiêu phù hợp.
- Trước mỗi đợt quan trắc cần phải kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị.