1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu tthcm

122 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái niệm, Đối tượng, Phương pháp nghiên cứu và Ý nghĩa học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Giáo trình
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 798,19 KB

Nội dung

tư tưởng hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh tư tưởng hồ chí minh

Trang 1

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người”.

Như vậy, dù theo cách định nghĩa nào thì tư tưởng Hồ Chí Minh đều đượchiểu là một hệ thống lý luận về cách mạng Việt Nam Nguồn gốc, nền tảngcủa tư tưởng Hồ Chí Minh là giá trị văn hoá truyền thống dân tộc, tinh hoavăn hoá thế giới và chủ nghĩa Mác- Lênin

* Khái quát nhận thức của Đảng ta về tư tưởng Hồ Chí Minh

Quá trình nhận thức của ĐCSVN về tư tưởng HCM: ngay từ khi ĐCSVN ra đời.

Ngay Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng năm 1930, thì trong Cương lĩnh nàyĐảng ta đã nhận thức, đã thể hiện được nội dung cơ bản của tư tưởng HCM về cáchmạng Việt Nam mà Bác đã vạch ra về con đường cách mạng Việt Nam Thể hiện rất

rõ tư tưởng của Bác, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giảiphóng con người

Tiếp theo, cho đến Đại hội II của Đảng (tháng 2 – 1951) nêu rõ: “Đường lối

chính trị, nề nếp làm việc và đạo đức cách mạng của Đảng ta hiện nay là đường lối,tác phong và đạo đức Hồ Chủ tịch… Toàn Đảng hãy ra sức học tập đường lối, chínhtrị, tác phong và đạo đức cách mạng của Hồ Chủ tịch; sự học tập ấy, là điều kiệntiên quyết làm cho Đảng mạnh và làm cho cách mạng mau đi đến thắng lợi hoàntoàn”

Trang 2

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12 – 1986), đã đề ra

đường lối đổi mới toàn diện ở nước ta, trong đó nhấn mạnh: “Muốn đổi mới

tư duy Đảng ta phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủnghĩa Mác – Lênin, kế thừa di sản quý báu về tư tưởng và lý luận cách mạngcủa Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) là một mốc lớn

khi nêu cao tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó khẳng định: “Đảng lấy chủnghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉnam cho hành động” Đại hội VII nêu rõ: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quảcủa sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể nước

ta, và trong thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một tài sản tinh thầnquý báu của Đảng và của cả dân tộc”

Đặc biệt, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (tháng 12/2016) của

Đảng nhấn mạnh: “Kiên định chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,vận dụng sáng tạo và

phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam”

→ Có thể thấy, nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về khái niệm tư tưởng

Hồ Chí Minh là một quá trình lâu dài, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến kháiquát

2 Cách nghiên cứu, tiếp cận tư tưởng Hồ Chí Minh

Có hai cách để nghiên cứu, tiếp cận về Tư tưởng Hồ Chí Minh:

+ Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống tri thức tổng hợp,

bao gồm: tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởngquân sự, tư tưởng văn hoá, đạo đức và nhân văn

+ Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm về cách

mạng Việt Nam, bao gồm: vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc;chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; Đảng Cộng sản Việt

Trang 3

Nam và xây dựng Đảng; đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; dân chủ vàxây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân; đạo đức, văn hoá và bồi dưỡngthế hệ cách mạng cho đời sau

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1 Hệ thống quan điểm, toàn diện và sâu sắc của HCM về cách mạng VN

+ Thể hiện qua di sản: bài nói và bài viết, trong hoạt động cách mạng và cuộcsống hàng ngày của Người

+ Những vấn đề lý luận và thực tiễn được rút ra từ quá trình hoạt động trongnước và trên thế giới của Người

2 Là quá trình hiện thực hóa hệ thống quan điểm HCM trong quá trình phát triển của dân tộc VN

+ Quá trình hệ thống quan điểm của HCM vận động trong thực tiễn

+ Sự vận dụng và phát triển hệ thống quan điểm của HCM trong thực tiễn

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp luận của việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh

Khi nghiên cứu và học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải nắm vững nhữngquan điểm cơ bản có ý nghĩa phương pháp luận, biết vận dụng thấu đáo vànhuần nhuyễn những nguyên tắc phương pháp luận chung của khoa học xãhội Vì vậy, khi nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải quántriệt những nguyên tắc sau:

a) Bảo đảm sự thống nhất tính Đảng và tính khoa học

+ Tính Đảng là phải đứng trên lập trường giai cấp công nhân, quan điểm chủ

nghĩa Mác – Lênin; quán triệt cương lĩnh, đường lối, quan điểm của ĐảngCộng sản Việt Nam để nhận thức và phân tích những quan điểm của Hồ ChíMinh

+ Tính khoa h ọc là phải đảm bảo tính khách quan, khoa học của các luận đề

nêu ra, phản ánh trung thực, không áp đặt, cường điệu theo ý chí chủ quan

Trang 4

→ Sự thống nhất chặt chẽ giữa tính đảng và tính khoa học là một nguyên tắc rất

cơ bản trong phương pháp luận nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh Chỉ trên

cơ sở thống nhất tính đảng và tính khoa học, người nghiên cứu mới hiểu rõ

và hiểu sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, tránh việc phủ định hoặc cường điệuhóa tư tưởng của Người

b) Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền thực tiễn

Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, thực tiễn là nguồn gốc, là động lựccủa nhận thức, là cơ sở và tiêu chuẩn của chân lý

Hồ Chí Minh là người luôn xuất phát từ thực tiễn; đồng thời rất coitrọng sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Cần vận dụng cơ sở phươngpháp luận này của Hồ Chí Minh khi nghiên cứu tư tưởng của Người

Học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ chí Minh cần quán triệt quan điểm lý luậngắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành

c) Quan điểm lịch sử - cụ thể

+ Đặt các sự kiện, hiện tượng vào hoàn cảnh lịch sử - cụ thể để xem xét

+ Đứng trên quan điểm phát triển xem hiện nay hiện tượng đó đã trở thành thếnào

d) Quan điểm toàn diện và hệ thống

+ Nắm vững và có hệ thống, đầy đủ các quan điểm trong tư tưởng Hồ ChíMinh

+ Nghiên cứu tất cả các mặt, sự liên hệ, tác động qua lại giữa các yếu tố trong

hệ thống quan điểm của Hồ Chí Minh

e) Quan điểm kế thừa và phát triển

Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh đòi hỏi không chỉ biết kếthừa, vận dụng mà còn phải biết phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trongđiều kiện lịch sử mới, trong bối cảnh cụ thể của đất nước và quốc tế theo tinhthần “bất biến, ứng vạn biến” của Người để tiếp tục nhận thức và vận dụngđúng quy luật, giải quyết những vấn đề mới do cuộc sống đặt ra

2 Một số phương pháp cụ thể

Trang 5

Phương pháp lôgíc, phương pháp lịch sử và sự kết hợp phương pháp lôgíc và phương pháp lịch sử.

Phương pháp lôgíc nghiên cứu một cách tổng quát nhằm tìm ra được bản chất vốn

có của sự vật, hiện tượng và khái quát thành lý luận Muôn vàn sự kiện, sự vật vàhiện tượng đều có mối dây liên hệ bản chất, vì thế giữa chúng có lôgíc tất yếu,cần nhận biết rõ

Phương pháp lịch sử nghiên cứu sự vật và hiện tượng theo trình tự thời gian,

quá trình diễn biến đi từ phát sinh, phát triển đến hệ quả của nó Ở đây, phươngpháp nghiên cứu lịch sử tư tưởng là cách vận dụng sát hợp với nghiên cứu tư tưởng

Hồ Chí Minh

Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoài việc sử dụng riêng rẽ haiphương pháp nghiên cứu trên, rất cần thiết phải kết hợp sử dụng kết hợp phươngpháp lôgíc và phương pháp lịch sử

Phương pháp chuyên ngành, liên ngành Hồ Chí Minh thể hiện tư tưởng

của mình thông qua nhiều lĩnh vực như tư tưởng chính trị, tư tưởng triết học,

tư tưởng kinh tế, tư tưởng quân sự, tư tưởng văn hóa, Vì vậy, trong nghiêncứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, các phương pháp chuyên ngành và liênngành cần được sử dụng để nghiên cứu, học tập toàn bộ hệ thống tư tưởng

Hồ Chí Minh cũng như mỗi tác phẩm lý luận riêng biệt của Người

Cần kết hợp nghiên cứu, học tập các tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hồ Chí Minh Nghiên cứu, học tập môn học Tư tưởng Hồ

Chí Minh, trước hết phải dựa vào những tác phẩm của Người đã để lại.Nhưng, di sản tinh thần quý báu của Hồ Chí Minh để lại cho dân tộc ViệtNam không chỉ là những tác phẩm đó, mà còn ở toàn bộ cuộc đời hoạt độngcủa Người, những vấn đề phản ánh qua cuộc sống hằng ngày của Người

IV Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP MÔN ĐỐI VỚI SINH VIÊN

1 Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận (Ý nghĩa lớn nhất)

Cùng với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tưtưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, với

ý nghĩa đó, tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò định hướng về lý luận và thựctiễn hành động cho những người Việt Nam yêu nước, nhất là đối với thế hệtrẻ

Trang 6

Học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần trang bị cho người học trithức khoa học về hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng ViệtNam; hình thành năng lực, phương pháp làm việc, niềm tin, tình cảm cáchmạng; góp phần củng cố cho sinh viên về lập trường, quan điểm trên nềntảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; tích cực chủ động đấu tranh phêphán những quan điểm sai trái để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước; biết vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề đặt

ra trong cuộc sống Xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh, thực hiện mong muốn cuối cùng mà Hồ Chí Minh đã

ghi trong bản Di chúc: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng

một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, vàgóp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”

Năng lực và tư duy lý luận của mỗi người là điều rất cần thiết để giúp giảiquyết được yêu cầu do cuộc sống đặt ra Hơn nữa, tri thức và kỹ năng củasinh viên hình thành và phát triển qua nghiên cứu, học tập môn tư tưởng HồChí Minh là những yếu tố bồi đắp năng lực lý luận để chỉ dẫn hành động rấtquan trọng, trở thành công dân có ích cho xã hội

2 Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước

Qua học nghiên cứu, học tập môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, sinh viên cóđiều kiện hiểu biết sâu sắc và toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ ChíMinh, đặc biệt tư tưởng của Người Bên cạnh đó, sinh viên có điều kiện tốt

để thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống “giặc nộixâm” để lập thân, lập nghiệp, sống có ích cho xã hội, yêu và làm những việcthiện, ghét và tránh những việc xấu, cái ác; nâng cao lòng tự hào về đất nướcViệt Nam, về chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, về Chủ tịch Hồ Chí Minh, vềĐảng Cộng sản Việt Nam và nguyện “Sống, chiến đấu, lao động, học tậptheo gương Bác Hồ vĩ đại”

Thông qua nghiên cứu, học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh, người học sẽnâng cao bản lĩnh chính trị, kiên định ý thức và trách nhiệm công dân,thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện bản thân theo tư tưởng, đạo đức, phongcách Hồ Chí Minh, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, gắn liền với trau dồi

Trang 7

đạo đức cách mạng, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp cáchmạng của đất nước, vững bước trên con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh

và nhân dân Việt Nam đã lựa chọn

3 Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác

Qua học tập nghiên cứu môn tư tưởng Hồ Chí Minh, người học có điềukiện vận dụng tốt hơn những kiến thức và kỹ năng đã nghiên cứu, học tậpvào việc xây dựng phương pháp học tập, tu dưỡng, rèn luyện phù hợp vớiđiều kiện cụ thể của từng người, từng địa bàn Người học có thể vận dụngxây dựng phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc,phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, phù hợp với từng lúc, từng nơitheo phương châm mà Hồ Chí Minh đã đặt ra: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”(lấy cái không thay đổi để ứng phó với cái luôn thay đổi)

Tư tưởng Hồ Chí Minh có tác dụng góp phần tích cực vào việc giáo dụcthế hệ trẻ tiếp tục hình thành và hoàn thiện nhân cách để trở thành nhữngchiến sĩ tiên phong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Cơ sở khách quan

1.1 Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

và biến Việt Nam thành một quốc gia thuộc địa của Pháp Từ khi thực dânPháp xâm lược Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đứng lên đấu tranh chốnglại thực dân Pháp, tiêu biểu như là phong trào Cần Vương và tiếp đến là cácphong trào theo lập trường tiểu tư sản như là phong trào của cụ Phan BộiChâu, phong trào của cụ Phan Chu Trinh Mặc dù những phong trào này

diễn ra rất là sôi nổi nhưng đúng như nhận xét của Phan Bội Châu “trong thất bại mà không có lấy một thành công” Và chính cái bối cảnh lịch sử đó,

đã đặt ra một cái yêu cầu khách quan là muốn được giải phóng, các dân tộcphải dựa vào sức mình là chính, không trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của cácdân tộc khác và muốn được giải phóng thì các dân tộc phải có được một conđường mới Nhận thức được điều này, Hồ Chí Minh đã không dẫm lên vết

Trang 8

mòn của bánh xe lịch sử, quyết sang phương Tây để tìm một con đường mớigiải phóng cho dân tộc

Ngày 5/6/1911, Hồ Chí Minh sang Pháp, sự kiện này đã để lại biếtbao nhiêu cung bậc tình cảm cho nhiều thế hệ mai sau Về sự kiện này, khiđược các nhà báo ở nước ngoài đặt các câu hỏi về mục đích của chuyến ra đinày thì vào năm 1923, Hồ Chí Minh đã trả lời một nhà báo người Nga rằng

“Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy” Tiếp đến, Bác cũng trả lời một nhà văn Mỹ “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”

Như vậy, các bối cảnh lịch sử Việt Nam đã tác động đến nhận thức

của Hồ Chí Minh, giúp Hồ Chí Minh có một nhận thức là muốn giải phóngđược dân tộc thì phải có một con đường mới mà con đường ấy phải đượckhảo sát ở phương Tây

1.1.2 Bối cảnh thế giới cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỷ XX

Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ giaiđoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền tức là chủ nghĩa tư bản độcquyền và khi chuyển sang giai đoạn độc quyền thì chủ nghĩa tư bản độcquyền trở thành kẻ thù chung của tất cả các quốc gia dân tộc lệ thuộc vàthuộc địa trên thế giới Vì vậy, nhiều phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân ở các nước tư bản rồi nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc củanhân dân ở các nước lệ thuộc và thuộc địa nổ ra và đỉnh cao của các phongtrào đấy là Cách mạng tháng mười Nga

Khi Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thành công thì đã mở ramột thời đại mới trong lịch sử loài người – đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa

tư bản lên chủ nghĩa xã hội Sự thành công của cuộc Cách mạng Tháng MườiNga như vầng sáng lan tỏa khắp toàn cầu Nhận thức về cuộc cách mạng này,

Hồ Chí Minh đã nói rằng “Cách mạng Tháng Mười Nga như là mặt trời rạng đông xua tan đêm tối” và chính vì điều này, Hồ Chí Minh quyết định

tìm hiểu cuộc cách mạng này và tìm hiểu lãnh tụ Lenin cùng với sự ra đờicủa Quốc tế Cộng sản vào năm 1919 và chúng ta biết rằng khi Quốc tế Cộng

Trang 9

sản do Lênin sáng lập ra đời vào năm 1919 đã làm cho các phong trào đấutranh của công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa và các phong trào giảiphóng dân tộc ở các nước lệ thuộc và thuộc địa xích lại gần nhau hơn tức là

có mối quan hệ mật thiết hơn vốn trước đây nó còn có khoảng cách khá xa vàchính bối cảnh lịch sử đó đã đem lại cho Hồ Chí Minh một nhận định rằng

“Ở những năm đầu thế kỷ XX, chỉ có những phong trào cách mạng nào có mục tiêu giải quyết đồng thời những mâu thuẫn lớn của thời đại ở nước mình thì mới có thể đi tới thắng lợi”.

Đây được xem như là nhận thức đầu tiên của Hồ Chí Minh về một conđường cách mạng mới mà Việt Nam phải đi vốn trước đó chúng ta bế tắc vềđường lối Như vậy có thể nói rằng, chính cái bối cảnh thời đại này đã manglại cho Hồ Chí Minh nhận thức đầu tiên về cái con đường cách mạng mới màViệt Nam phải đi nhưng chưa dừng lại ở đó nhận thức này được thể hiệnngày càng rõ hơn bởi những sự kiện rất đặc biệt trong cuộc đời hoạt độngcủa Hồ Chí Minh vào năm 1919 và năm 1920

Đối với năm 1919, sự kiện Hồ Chí Minh gửi bản yêu sách của nhândân An Nam đến Hội nghị Versailles, đây là sự kiện đánh dấu lần đầu tiên

Hồ Chí Minh bước lên vũ đài chính trị của thế giới nhưng kết quả thất bại.Mục đích của Hồ Chí Minh gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hộinghị Versailles là để nhờ các nước đế quốc thắng trận trong Chiến tranh thếgiới lần thứ nhất giúp đỡ nhân dân An Nam một số yêu cầu mà Hồ Chí Minhđưa ra trong bản yêu sách nhưng các nước đế quốc không giúp và như vậy làviệc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Versailles đã thấtbại Chính thất bại này, Hồ Chí Minh đã rút ra một bài học kinh nghiệm đầutiên khi bước lên vũ đài chính trị thế giới là muốn được giải phóng thì cácdân tộc phải dựa vào sức mình là chính, không được ỷ lại vào sự giúp đỡ củacác dân tộc khác Đây là bài học kinh nghiệm đầu tiên khi Hồ Chí Minhbước lên vũ đài chính trị thế giới, không đành lòng, không nản chí, Hồ ChíMinh tiếp tục con đường tìm tòi, khảo sát, nghiên cứu các cuộc cách mạngdiễn ra trên thế giới để tìm được một con đường cách mạng phù hợp áp dụngcho Việt Nam

Đối với năm 1920, có nhiều sự kiện diễn ra trong cuộc đời hoạt độngcủa Hồ Chí Minh và những sự kiện diễn ra trong năm 1920 đều là những sựkiện rất quan trọng Sự kiện đầu tiên diễn ra trong cuộc đời hoạt động của HồChí Minh đó là lần đầu tiên Hồ Chí Minh đọc được một bài viết của Lênin,

Trang 10

bài viết đó có tên là Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương của Lênin về những vấn đề dân tộc thuộc địa Khi đọc bài viết này Hồ Chí Minh đã diễn đạt lại cảm xúc của mình “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta Đây là con đường giải phóng chúng ta” Chính sự kiện này về

cơ bản đã đánh dấu sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Có nghĩa là, HồChí Minh đã bước đầu có thể tìm được con đường mạng cách mạng ViệtNam phải đi đó là con đường cách mạng vô sản Trong các bài viết được viết

sau này thì Hồ Chí Minh đã nói rằng “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”.

1.2 Những tiền đề tư tưởng – lý luận

1.2.1 Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tiêu biểu như chủnghĩa yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc ViệtNam, tiếp đến là truyền thống nhân nghĩa, thủy chung, đoàn kết; tiếp đến nữa

là truyền thống lạc quan, yêu đời của dân tộc Việt Nam; tiếp nữa là tính anhdũng, cần cù, ham học hỏi, sáng tạo Đây là những truyền thống tốt đẹp củadân tộc Việt Nam đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy, đặc biệt nhất

đó là truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất củangười Việt Nam được khắc họa qua bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của LýThường Kiệt hay Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi

Truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất củadân tộc Việt Nam đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy lên một tầm cao

mới được thể hiện trong bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Nhưng

vừa mới giành được độc lập tự do thì thực dân Pháp lại quay trở lại lần thứhai xâm lược chúng ta, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiếntrong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Đây là một truyền thống được xem

là hạt nhân, một sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam được Hồ Chí Minh

kế thừa và phát huy

Truyền thống lạc quan yêu đời được Hồ Chí Minh kế thừa và phát

huy, thể hiện qua tập thơ Nhật ký trong tù

1.2.2 Tinh hoa văn hoá nhân loại

Ở phương Đông, Hồ Chí Minh đã tiếp thu ba hệ tư tưởng: Nho giáo, Phậtgiáo và Chủ nghĩa Tam Dân

Trang 11

Về Nho giáo, Hồ Chí Minh nói rằng “Tuy Khổng Tử là phong kiến nhưng trong học thuyết của ông có nhiều ưu điểm vì thế chúng ta phải nên học” Ở một bài viết khác, Hồ Chí Minh còn nói rằng “Học thuyết của Nho giáo có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân” Cụ thể hơn, khi

tìm hiểu học thuyết Nho giáo, Hồ Chính Minh đã tiếp thu những ưu điểmtiêu biểu sau đẩy của Nho giáo: triết lý hành động nhập thể; xã hội bình trị,hòa đồng; đề cao lễ giáo; truyền thống hiếu học

Về Phật giáo, cũng có những giá trị tư tưởng tiêu biểu mà Hồ Chí Minh

đã chọn lọc chẳng hạn như là: tư tưởng vị tha, từ bi bác ái; tinh thần bìnhđẳng, dân chủ; chủ trương sống không xa lánh việc đời; đề cao lao động

Về Học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn Tam dân tức là dân tộc độclập; dân quyền tự do; dân sinh hạnh phúc

Ở phương Tây, giá trị lớn nhất mà Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc đó

là tư tưởng tự do bình đẳng bác ái của các nhà khai sáng ở nước Pháp Tưtưởng tự do bình đẳng bác ái có thể được xem là tư tưởng chủ đạo được thểhiện trong hai cái bản Tuyên ngôn bất hủ của hai cái quốc gia lớn là Mỹ vàPháp Ngoài tư tưởng tự do bình đẳng bác ái, thì Hồ Chí Minh còn tiếp thu

có chọn lọc những cái giá trị khác ở phương Tây như là những tư tưởng vềpháp luật, về nhà nước, về quyền con người

nói chung thì trong một bài viết Hồ Chí Minh đã viết rằng “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam

Mác-mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” Và vì vậy có thể nói rằng, vai

trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với sự hình thành và phát triển của tư tưởng

Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ chủ nghĩa Mác-Lênin quyết định bản chất thếgiới quan khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh Không những vậy, chủ nghĩaMác-Lênin còn quyết định phương pháp hành động biện chứng của tư tưởng

Trang 12

Hồ Chí Minh và vì vậy có thể nói rằng tư tưởng Hồ Chí Minh chính là chủnghĩa Mác-Lênin được vận dụng và sáng tạo ở Việt Nam

Sinh thời Mác và Lênin những người sáng lập chủ nghĩa mác Lênin,

đã từng nói rằng các nguyên lý không phải là điểm xuất phát của quá trìnhnghiên cứu mà ngược lại các nguyên lý là điểm kết thúc của quá trình nghiêncứu, tức là nghiên cứu ta mới rút ra được các nguyên lý Mác-Lênin còn nóirằng không thể bắt giới tự nhiên và loài người phù hợp với các nguyên lý màngược lại các nguyên lý phải phù hợp với giới tự nhiên và loài người Đấy làlời nhắc của các ông dành cho các hậu bối khi vận dụng học thuyết của cácông và các ông còn nói rằng học thuyết của các ông là học thuyết mở khôngkhép kín bởi vậy khi vận dụng phải vận dụng sao cho phù hợp với điều kiệnthực tế

2 Nhân tố chủ quan

2.1 Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh

Khả năng tư duy và trí tuệ của Hồ Chí Minh được thể hiện qua tư duyđộc lập, tự chủ và sáng tạo; Hồ Chí Minh có đầu óc phê phán tinh tường vàsáng suốt; và Hồ Chí Minh không ngừng học tập nhằm chiếm lĩnh

Về tư duy độc lập, tự chủ và sáng tạo; Hồ Chí Minh đã có một quanđiểm về vấn đề độc lập, cụ thể như sau: Hồ Chí Minh nói rằng độc lập nghĩa

là chúng ta tự điều khiển lấy công việc của chúng ta, không có sự can thiệpcủa người ngoài vào Một minh chứng về tự chủ, khi Hồ Chí Minh thay mặtnhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Versaille bản yêu sách để nhờ giúp đỡnhưng không được giúp đỡ, từ đó Hồ Chí Minh đã rút ra một cái bài học kinhnghiệm đó là muốn được giải phóng dân tộc thì dựa vào sức mình là chính,bài học này chứng minh sự tư duy độc lập, tự chủ của Hồ Chí Minh Mộtminh chứng khác về tư duy sáng tạo Hồ Chí Minh, cụ thể trong tư tưởng HồChí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam; Hồ Chí Minh đã bổ sung và pháttriển sáng tạo học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin cụ thể như sau Hồ ChíMinh cho rằng sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sựkết hợp ba yếu tố: yếu tố thứ nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin, yếu tố thứ hai làphong trào công nhân và yếu tố thứ ba là phong trào yêu nước Việt Nam; yếu

tố thứ ba chính là sự bổ sung và phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin vềĐảng Cộng sản vào điều kiện cụ thể của Việt Nam

Trang 13

Về đầu óc phê phán tinh tường và sáng suốt của Hồ Chí Minh, thể

hiện rõ trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.

Về Hồ Chí Minh không ngừng học tập và chiếm lĩnh, Hồ Chí Minhkhông ngừng học tập và chiếm lĩnh vốn tri thức văn hoá phong phú của thờiđại, vốn kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc Ởphương Tây, Hồ Chí Minh đã nghiên cứu, khảo sát các phong trào cáchmạng tư sản các nước phương tây và Hồ Chí Minh kết luận rằng các cuộccách mạng này là các cuộc cách mạng không triệt để Ở phương Đông, khikhảo sát các phong trào đấu tranh cách mạng thì Hồ Chí Minh đã có mộtnhận xét rằng các phong trào đấu tranh cách mạng ở phương Đông khôngthành công và nguyên nhân chính là sự biệt lập

2.2 Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn

Hồ Chí Minh là người có ý chí mạnh mẽ “Không có việc gì khó chỉ sợ lòng không bền” Ngoài ra còn được thể hiện qua tác phẩm Nhật ký trong tù

“thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao, muốn nên sự nghiệp lớn tinh thần phải càng cao”.

Hồ Chí Minh là người luôn thể hiện đạo đức cách mạng trong sáng

Một nhận xét của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng “Hồ Chí Minh là người cao mà không xa, to lớn mà không làm ra vẻ vĩ đại, chói sáng mà không choáng ngợp, mới gặp lần đầu mà đã ngỡ quen từ lâu”.

II Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Giai đoạn trước năm 1911

Đây là giai đoạn hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cáchmạng ở con người Hồ Chí Minh

Xuất phát từ Nghệ An, Hồ Chí Minh đến Huế và tiếp theo là đến BìnhĐịnh tiếp theo nữa là đến Bình Thuận và cuối cùng là đến thành phố Hồ ChíMinh - đây là chặng đường mà Hồ Chí Minh từ Nghệ An đến Bến Nhà Rồng

Trong giai đoạn này, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng bởi những tưtưởng của những nhà tư tưởng yêu nước, ví dụ như: tư tưởng thân dân của cụNguyễn Sinh Sắc – tức là cha của Hồ Chí Minh Ngoài tư tưởng thân dân của

cụ Nguyễn Sinh Sắc, Hồ Chí Minh còn chịu ảnh hưởng của những tư tưởng

tiến bộ khác ví dụ như là tư tưởng của Nguyễn Ví Song “Muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp Muốn hiểu Pháp thì phải biết tiếng Pháp”.

Trang 14

2 Giai đoạn 1911 – 1920

Đây là giai đoạn tìm tòi, khảo nghiệm những con đường cách mạng trênthế giới để có thể lựa chọn và áp dụng vào điều kiện ở Việt Nam để dẫn tớithắng lợi của cách mạng Việt Nam

Hồ Chí Minh đã trải qua một chặng đường dài ở nhiều nước, làmnhiều nghề, để từ đó có cơ sở để tìm tòi, để khảo nghiệm tìm ra con đườngcách mạng phù hợp áp dụng cho cách mạng Việt Nam Để chứng minh sựtìm tòi, khảo nghiệm này, trong nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh ở giaiđoạn này, cần phải nắm vững được những cái sự kiện quan trọng, chẳng hạnnhư là sự kiện năm 1917 và sự kiện năm 1919

Về sự kiện năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra thành công

do Lênin lãnh đạo Điều này có tác động đối với nhận thức của Hồ Chí Minh

Nhận thức về cuộc cách mạng này, Hồ Chí Minh đã nói rằng “Cách mạng Tháng Mười Nga như là mặt trời rạng đông xua tan đêm tối” và chính vì

điều này, Hồ Chí Minh quyết định tìm hiểu cuộc cách mạng này

Về sự kiện năm 1919, đây sự kiện đánh dấu lần đầu tiên Hồ Chí Minhbước lên vũ đài chính trị của thế giới, đó là sự kiện Hồ Chí Minh thay mặtnhân dân An Nam gửi đến hội nghị Versaille bản yêu sách gồm tám điểm.Bản yêu sách này là do Hồ Chí Minh và luật sư Phan Văn Trường và nhà yêunước Phan Chu Trinh cùng nhau trao đổi phối hợp soạn thảo và khi soạn thảoxong thì Hồ Chí Minh là người đặt bút ký vào bản yêu sách này và ghi dòng

chữ “Thay mặt nhân dân An Nam”, đây cũng là sự kiện đầu tiên Hồ Chí Minh sử dụng danh “Nguyễn Ái Quốc” Tuy nhiên, nội dung của bản yêu

sách này bao gồm tám điểm nhưng tựu trung lại thì chỉ có hai yêu cầu cơbản, yêu cầu thứ nhất là Hồ Chí Minh đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp

lý, yêu cầu thứ hai là Hồ Chí Minh đòi những quyền tự do dân chủ tối thiểucho nhân dân An Nam Song các nước đế quốc thắng trận đã không chấpnhận yêu cầu thể hiện trong bản yêu sách này và kết quả của sự kiện này làkhông thành công Từ đó, Hồ Chí Minh đã rút ra bài học kinh nghiệm đầu

tiên khi bước lên vũ đài chính trị thế giới “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.

Trang 15

là hình thành các tư tưởng về con đường cứu nước, tư tưởng về con đườngcách mạng mà Việt Nam phải áp dụng để có thể có được thành công Đểchứng minh điều này, cần phải làm rõ được các sự kiện quan trọng diễn ratrong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh trong giai đoạn này như là: sựkiện năm 1920, sự kiện năm 1925, sự kiện năm 1927 và sự kiện cuối cùng làvào năm 1930.

Về sự kiện 1920, đây là sự kiện Hồ Chí Minh đọc sơ thảo lần thứ nhấtluận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa được đăng trên tờ

báo Nhân đạo và chúng ta phải khẳng định rằng đây là sự kiện đánh dấu sự

hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh đã tìm thấy được conđường cách mạnh mà cách mạng Việt Nam phải áp dụng để có thể thành

công đó là con đường cách mạng vô sản Hồ Chí Minh đã nói “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản” Khi đọc bài báo này của Lênin thì trong những lúc rảnh rỗi, Hồ Chí Minh đã nói lại cảm xúc của mình khi đọc bài báo này “Ngồi một mình trong buồng tối mà tôi muốn kêu to lên với đồng bào rằng “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là cái giải phóng dân tộc ta ”” Sự kiện tiêu biểu thứ hai trong năm 1920 đó là sự

kiện Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và bỏ phiếu tánthành, ở sự kiện này chúng ta khẳng định rằng Hồ Chí Minh đã thực hiệnmột cách tích cực về nhận thức, từ lập trường của một người yêu nước HồChí Minh chuyển sang lập trường quốc tế vô sản

Về sự kiện năm 1925 và sự kiện năm 1927, đây là khoảng thời gian

Hồ Chí Minh hoạt động ở Trung Quốc Trong khoảng thời gian này, Hồ ChíMinh giảng dạy chủ nghĩa Mác-LêNin cho một số thanh niên yêu nước ởViệt Nam; Hồ Chí Minh sáng lập các tổ chức: Hội Việt Nam Cách mạngthanh niên; Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông;

Hồ Chí Minh triệu tập ba tổ chức cộng sản ở An Nam lúc bấy giờthành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Trang 16

4 Giai đoạn 1930 – 1945

Nội dung cơ bản của giai đoạn này là giai đoạn mà không chỉ về mặt conngười mà còn về mặt tư tưởng, Hồ Chí Minh gặp khó khăn, thử thách, vôcùng nghiệt ngã nhưng vẫn vượt qua được và đạt được tư tưởng mà mình đãxác định lựa chọn trước đó, đó là tư tưởng độc lập tự do và quyền dân tộc

Để chứng minh sự khó khăn, thử thách trong giai đoạn này thì có hai

sự kiện tiêu biểu, sự kiện Hồ Chí Minh bị bắt tại Hồng Kông vào năm 1931,

1933 và sự kiện thứ hai là Hồ Chí Minh bị bắt tại Trung Quốc vào năm 1942,

1943 Trong tác phẩm Nhật ký trong tù, Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho thấy các

khó khăn trong tù nhưng rồi bằng tinh thần thép, bằng nghị lực phi thường,

Hồ Chí Minh đã vượt qua được sự khó khăn

Khó khăn và thử thách khắc nghiệt của Hồ Chí Minh về cách mạng ởthuộc địa là phải giải phóng dân tộc Quan điểm của Quốc tế Cộng sản chorằng cách mạng ở thuộc địa phải là vấn đề nông dân, phải là giải phóng giaicấp nông dân nhưng trong tư tưởng Hồ Chí Minh lúc bây giờ thì Hồ ChíMinh xác định nhiệm vụ cách mạng ở thuộc địa là cách mạng giải phóng dântộc, tức là vấn đề dân tộc được đặt lên hàng đầu Quan điểm đó của Hồ ChíMinh đã không đúng với quan điểm của Quốc tế Cộng sản và chính vì vậysau khi thành lập tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam thì Hồ Chí Minh đã bịQuốc tế Cộng sản điều về Liên Xô và trong một khoảng thời gian rất dài sau

đó, Quốc tế Cộng sản không phân công cho Hồ Chí Minh bất kỳ một côngviệc nào Điều này đã một lần nữa cho thấy sự khó khăn, nghiệt ngã mà HồChí Minh đã trải qua trong giai đoạn này nhưng bằng tinh thần thép, bằng nỗlực, Hồ Chí Minh đã vượt qua được

5 Giai đoạn 1945 - 1969

Có thể nói rằng đây là giai đoạn mà tư tưởng Hồ Chí Minh đã có sự pháttriển và đã nhận được những thắng lợi rực rỡ và minh chứng cho sự thắng lợirực rỡ đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945; thắng lợi củaChiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954

III Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh

Đối với dân tộc Việt Nam, thì chúng ta có thể khẳng định rằng tưtưởng Hồ Chí Minh đã soi sáng con đường giải phóng dân tộc và phát triểndân tộc, biểu hiện cụ thể ở chỗ là tư tưởng đó là tài sản tinh thần vô giá của

cả dân tộc Việt Nam; thứ hai tư tưởng đó là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ

Trang 17

nam cho hành động của cách mạng Việt Nam Đây là hai nội dung khẳngđịnh giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với dân tộc Việt Nam chúng ta.

Đối với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thời đại;tìm ra các biện pháp đấu tranh để giải phóng loài người và còn cổ vũ các dântộc đấu tranh vì những mục tiêu chung, những mục tiêu cao cả của thế giới.Đây được xác định là giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với thế giới

Hai nhận xét của thế giới khi nói về giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh:

Tên tuổi của Hồ chí Minh “sẽ mãi mãi gắn bó với những hành động cao cả nhất và những ước mơ cao quý nhất của nhân loại” (Diễn văn của uỷ

ban toàn quốc Đảng Cộng sản Mỹ gửi Đảng Cộng sản Việt Nam ngày5/9/1969)

“Hồ Chí Minh đã sống một cuộc đời với những tầm cỡ phi thường và

đã có những cống hiến sâu sắc cho sự nghiệp giải phóng loài người Chính

lẽ đó đã làm cho tiểu sử của Người trở thành bài ca cho niềm vinh quang đối với triển vọng và khả năng của con người ” (Báo thế giới, ngày 20/9/1969).

CHƯƠNG 3: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ

gc trước rồi mới gc vấn đề dân tộc Ông còn cho rằng việc giải quyết vấn đề giai cấp có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết vấn đề dân tộc “Hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ được xóa bỏ”; “giai cấp vô sản ở mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành giai cấp dân tộc… phù hợp với hiện thực các nước phương Tây chống cntb

- Lênin: đã phát triển vấn đề dân tộc thành học thuyết về cm thuộc địa vì thời kì lúc bấy giờ là thời kì chống chủ nghĩa đế quốc Ông cho rằng, cmvs ở chính quốc không thể giành thắng lợi nếu không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức ở thuộc địa “Cuộc cách mạng xã hội chỉ có thể tiến

Trang 18

hành được dưới hình thức một thời đại kết hợp cuộc nội chiến của giai cấp

vô sản chống giai cấp tư sản trong các nước tiên tiến Với cả một loạt phong trào dân chủ và cách mạng, kể cả những phong trào giải phóng dân tộc trong các nước chưa phát triển, lạc hậu và bị áp bức” Đây là hệ quả của vấn đề giai cấp Quan điểm của Lênin dù mở rộng thêm nhưng chung quy vẫn là đề cao cuộc đấu tranh giai cấp Lênin đề cập đến hai xu hướng phát triển của dân tộc trong điều kiện cntb: sự thức tỉnh ý thức dân tộc; việc tăng cường và

pt các mqh giữa các dân tộc (các dân tộc trước đây xa cách nay xích lại gần nhau hơn để liên minh và cùng nhau đấu tranh) Lênin khẳng định dù lựa chọn theo hình thức nào cũng chỉ có cmvs và cnxh mới thủ tiêu ách áp bức

gc và áp bức dân tộc

a Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc

- Độc lập tự do là khát vọng lớn nhất

- Độc lập thật sự, hoàn toàn gắn với hòa bình, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ

- Thể hiện qua các sự kiện:

+ Năm 1919: vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng đã được các nước đồng minh thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất thừa nhận, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Người gửi tới Hội nghị Vécxây (Pháp) bản Yêu sách gồm tám điểm, đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam Bản Yêu sách chưa đề cập vấn đề độc lập hay tự trị, mà tập trung vào hai nội dung cơ bản: Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp

lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với người châu Âu Cụ thể là, phảixóa bỏ các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ khủng bố, đàn áp bộ phận trung thực nhất trong nhân dân (tức những người yêu nước); phải xóa bỏ chế độ caitrị bằng sắc lệnh và thay thế bằng chế độ ra các đạo luật Hai là, đòi các quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, đó là các quyền tự do ngôn luận,

tự do báo chí, tự do lập hội, tự do hội họp, tự do cư trú… Bản Yêu sách đó không được bọn đế quốc chấp nhận Nguyễn ái Quốc kết luận: Muốn giải phóng dân tộc, không thể bị động trông chờ vào sự giúp đỡ bên ngoài, mà trước hết phải dựa vào sức mạnh của chính dân tộc mình

+ Tháng 8-1945: cmt8 thành công, HCM tuyên bố với toàn thể đồng bào

“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một

Trang 19

nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

+ Tuyên ngôn độc lập 1945: Trong quá trình tìm đường cứu nước, HCM đã nghiên cứu về các cuộc cách mạng của Anh, Pháp, Mỹ Đặc biệt, trong bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ và bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, theo đó đã khẳng định về quyền tự do của mỗi con người

Và Bác tiếp tục kế thừa tư tưởng của hai bản tuyên ngôn đó về những giá trị thiêng liêng, bất biến của cách mạng tư sản đưa vào bản tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam 1945: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do Đó

là những lẽ phải không ai có thể chối cãi được” để 1 lần nữa khẳng định lại nền độc lập tự do của dân tộc thuộc địa Bên cạnh đó, trong Cương lĩnh

1930, Hồ Chí Minh cũng xác định ta phải làm hai nhiệm vụ là: tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, làm cho nước Việt Nam thoát khỏi ách thuộc địa, đánh đổ kẻ thù, làm cho nước ta hoàn toàn độc lập

+ Năm 1946: thực dân Pháp quay lại gây hấn ở SG Bác đã gửi nhiều thư đếnLHQ để khẳng định nền độc lập của VN “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước.” Ta có thể thấy, trong tư tưởng của Người, nền độc lập tự do là điều thiêng liêng của tất cả mọi dân tộc, kể cả những nước thuộc địa Trong lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người lại khẳng định lại 1 lần nữa tư tưởng về độc lập là quyền thiêng liêng, về quyết tâm sắt

đá giữ vững độc lập dân tộc: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”

+ Năm 1966: Mỹ đem quân đánh phá miền Bắc, quyết đưa miền Bắc về thời

kì đồ đá Bác đã đưa ra khẩu hiệu: “Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội.” Ta đã bắn rơi B52 và thắng trận chiến trên không, buộc Mỹ ngồi vào bàn đàm phán Hiệp định Paris và cam kết tôn trọng quyền độc lập cơ bản của VN Dù khó khăn gian khổ nhưng Bác vẫn nêu cao tuyên ngôn bất hữu của dân tộc VN đang khao khát tự do:

“Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do Đến ngàythắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp

Trang 20

hơn!” Điều này đã khẳng định HCM từ đầu đến cuối đều nêu cao nền độc lập tự do Khi chưa được độc lập ta phải quyết tâm dành cho bằng được, và khi có được, ta phải đem tất cả tinh thần, sức mạnh, của cải để giữ vững nền độc lập tự do ấy.

b.Độc lập dân tộc phải gắn liền tự do, cơm no, áo ấm và hạnh phúc của nhân dân

- Khi đất nước đã độc lập, nhân dân phải được hưởng tự do, ấm no và hạnh phúc, nếu không được hưởng những điều ấy thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì HCM khẳng định khi đất nước đã độc lập thì phải gắn liền với tự docủa nd chứ không phải như cuộc cmts không triệt để, dù cm thắng lợi nhưng

nd vẫn còn muốn làm cm tiếp vì họ chưa dành được tự do cho mình “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng

có nghĩa lý gì”

- Bác đã tiếp thu học thuyết “tam dân” của Tôn Trung Sơn: “dân tộc độc lập, dânquyền tự do dân sinh hạnh phúc” - tức độc lập phải gắn với tự do hạnh phúc thì đó mới là độc lập thật sự Bác còn kế thừa tư tưởng của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Đảng cách mạng Pháp (1791): “Người ta sinh

ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi” Vì những lẽ đó, HCM khẳng định dân tộc VN đương nhiên phải được hưởng tự do, bình đẳng, đó là những quyền cơ bản không ai được cướp đi Điều này Bác đã nói trong tuyên ngôn độc lập “đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”

- Bác đã khẳng định độc lập tự do là phải đem lại cơm no áo ấm cho nd và tư tưởng này Bác đã lần đầu thể hiện trong chánh cương vắn tắt (Cương lĩnh

1930 của Đảng) “Xác định làm cho nước VN hoàn toàn độc lập”; “Dựng ra chính phủ công nông binh”; “Tổ chức ra quân đội công nông”; “Bắt đầu làm việc 1 ngày 8 tiếng”

- Sau cmt8 nước ta rơi vào tình trạng ngàn cân treo sợi tóc, nạn đói, mù chữ hoành hành khắp nơi Bác đã luôn ra sức kêu gọi, tổ chức những phong trào

để khắc phục nạn đói, “phải làm sao cho dân có ăn, dân có mặc, dân được học hành” Qua đó, dù trong hoàn cảnh khó khăn nhưng Bác vẫn nêu cao hoài bão: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"

c Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để

Trang 21

- Độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để là độc lập trên tất cả các lĩnh vực: ktế, ctrị, vh, xh Khi xâm lược nước ta, kẻ thù đã biện minh bằng việc “khai hóa văn minh” nhưng chúng lại đưa thuốc phiện vào thị trường để ta sử dụng, tuyên truyền khẩu hiệu độc lập giả dối để che đậy tội ác của mình Vì vậy, Bác cho rằng độc lập phải là nền độc lập thật sự, hoàn toàn và triệt để Đối với Người, nền độc lập thật sự phải là nền độc lập mà ở đó, tất cả vấn đề của quốc gia ta đều có quyền tự quyết định, không có sự can thiệp của bên ngoài.

- Sau cmt8, nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn “thù trong giặt ngoài” Và để bảo

vệ nền độc lập mà ta dành được thì HCM buộc phải kí Hiệp định sơ bộ, theo

đó “Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do nằm trong khối liên hiệp Pháp Nước Việt Nam có Chính phủ,nghị viện, quân đội và tài chính riêng” tức là phía Pháp phải công nhận sự độc lập cho nước VN, ta phải có quyền quyết định đất nước của mình Đây làđiều mà Bác luôn mong muốn hướng đến cho dân tộc ta

d Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ

- Ta luôn phải đứng trước âm mưu chia rẻ, xâm lược của kẻ thù Pháp đã chia nước ta thành 3 kỳ với một chế độ cai trị riêng Thêm vào đó, sau cmt8 quân Tưởng kéo vào miền Bắc, Pháp ở miền Nam và bày ra “nam kì tự trị” hòng chia cắt Bắc Nam ta một lần nữa Trong hoàn cảnh đó, Bác Hồ đã viết Thư gửi đồng bào Nam Bộ (1946) để thể hiện tư tưởng toàn vẹn lãnh thổ: “Đồng bào Nam bộ là dân nước VN Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý

đó không bao giờ thay đổi.”

- Khi Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết, nước ta lại bị chia cắt thành 2 miền Bác

đã khẳng định lại một lần nữa tư tưởng này “Nước VN là một, dân tộc VN là một”

- Trong tác phẩm di chúc của mình Bác thể hiện niềm tin, quyết tâm tuyệt đối vào thắng lợi của cm VN: “Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà” Điều này cho thấy niềm tin quyết thắng của cách mạng, niềm tin

về nền độc lập thật sự luôn cháy bừng trong Người Di chúc của Người được xem là tài sản quý giá của cm VN, thể hiện mong ước toàn vẹn lãnh thổ, Bắc Nam về chung một nhà

2 Về cách mạng giải phóng dân tộc

Trang 22

a Phải đi theo con đường cmvs

- Tất cả phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mặc dù đã diễn

ra vô cùng anh dũng, nhưng đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu Chính vì thế,

Hồ Chí Minh đã quyết tâm ra đi tìm một con đường mới “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở vềgiúp đồng bào chúng ta” Qua tìm hiểu thực tế của cm Anh, Mỹ, HCM đã không lựachọn con đường cứu nước theo con đường cmts vì đó những những cuộc cm chưa triệt để Khi nghiên cứu cmt10 Nga, Bác đã nhìn thấy cmvs mới là cuộc cm triệt để Bác cho rằng: “Trong thế giới bây giờ chỉ có Cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc, tự do, bình đẳngthật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam” Đây là con đường triệt để nhất, phù hợp với yêu cầu của cmVN, phù hợp với xu thế của thời đại Bác đã kể lại trong “Con đường dẫn tôi đếnchủ nghĩa Lênin” rằng: ““Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin vào Quốc tế thứ ba”

- Học thuyết cmvs của Mác Lênin được bác vận dụng sáng tạo vào CMVN, đặt giải phóng dân tộc lên trên giải phóng giai cấp, khác so với các nước châu Âu Bên cạnh

đó, độc lập tự do phải gắn cnxh, HCM đã xác định “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” Đây là quá trình phát triển tấtyếu của thời đại và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta Bác cũng đã vạch

rõ trong Cương lĩnh 1930: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập” tức phải lấy được độc lập; sau đó lấy tài sản của Pháp chia cho dân nghèo Đây cũng là nét độc đáo và sáng tạo trong tư tưởng HCM về con đường cách mạng vô sản

b Phải do ĐCS lãnh đạo

- Cuối thế kỉ 19 đầu 20, phong trào cách mạng Việt Nam rơi vào bế tắc vì chưa có đường lối, chưa có tổ chức để lãnh đạo nhân dân Do đó, Hồ Chí Minh phải ra đi tìm đường cứu nước Và khi đã tìm được con đường đúng đắn thì phải có một tổ chức để lãnh đạo nhân dân Qua đó, ta có thể thấy được tầm quan trọng của Đảng Cộng Sản đối với cách mạng Việt Nam Điều này cũng được Lênin chỉ rõ: “ĐCS là nhân tố chủ quan của giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình Giaicấp công nhân phải tổ chức ra chính đảng, đảng đó phải thuyết phục, phải giác ngộ

Trang 23

và phải tập trung đông đảo quần chúng, huấn luyện quần chúng và đưa quần chúng

ra đấu tranh”

- Hồ Chí Minh đã tiếp thu quan điểm này và Bác đã rất chú trọng xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân và khẳng định vai trò to lớn của Đảng Cộng Sản Việt Nam Nhưng muốn làm cách mệnh, “trước hết phải làm cho dân giác ngộ… phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”; “Cách mệnh phải hiểu phong triều thế giới, phải bày sách lược cho dân… vậy nên sức cách mệnh phải tập trung, muốntập trung phải có đảng cách mệnh” Vì vậy trong tác phẩm Đường cách mệnh, Người khẳng định: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” Nếu không có tổ chức lãnh đạo nhân dân thì ta không thể đạt được thắnglợi cho cách mạng dân tộc

- Ta cũng có thể thấy, trong hoàn cảnh một nước thuộc địa nửa phong kiến, Bác chorằng: “ĐCS VN vừa là đội tiên phong của giai cấp công nhân lại vừa là đội tiên phong của nhân dân lao động” Do đây là tầng lớp “kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân” Tổ chức Đảng là một trong những tổ chức quan trọng, là tổ chức của toàn dân tộc

c Lực lượng đại đoàn kết toàn dân

- Mác - Lenin cho rằng “Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiền phong của mình, tức đối với giai cấp vô sản, thì cách mạng

vô sản không thể thực hiện được.” Vì vậy, cách mạng là sự nghiệp của nhân dân Theo đó, kế thừa quan điểm của các nhà kinh điển Mác - Lênin, Hồ Chí Minh khẳng định “Có dân là có tất cả, trên đời này không có gì quý bằng nhân dân” Lịch

sử Việt Nam cũng đã chứng minh, ở thời kì phong kiến, nhà vua nào lấy được lòng dân, quan tâm đến dân thì triều đại đó tồn tại lâu; nhà vua nào không thương dân thìtriều đại đó mau sụp đổ Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng lí giải cách mạng “là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người” Dù có đường lối đúng đắn, có lãnh đạo sáng suốt nhưng nếu không tập hợp được lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc thì không thể đưa cách mạng đến thành công

- Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác định lực lượng cách mạng bao gồm toàn dân tộc: “Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi vào phe

vô sản giai cấp; đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản Việt Nam mà chưa rõ

Trang 24

mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập” Như vậy, Hồ Chí Minh khẳng định lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, trong đó “công nông là chủ cách mạng” và phải đánh đổ lực lượng phản cách mạng.

- Khi phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (12-1946), Ngườikêu gọi toàn dân đánh giặc và đánh giặc bằng mọi vũ khí có trong tay: "Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc Hễ

là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc” Điều nàycàng khẳng định hơn nữa lực lượng cách mạng theo quan điểm của Hồ Chí Minh là toàn dân tộc

- Trong tác phẩm Đường Kách Mệnh, Bác lưu ý công nông “là gốc cách mệnh”, “là người chủ cách mệnh” tức giai cấp công nhân và nông dân là hai giai cấp đông đảo nhất do họ là những người bị bốc lột nặng nề nhất Vì vậy mà “lòng Kách mệnh càng bền, chí Kách mệnh càng quyết”; “công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc” Qua đó, ta thấy được khi làm cách mạng phải dựa trên lực lượng toàn dân và lấy công nông làm nền tảng

d Phải được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cmvs ở chính quốc (HCM đã bổ sung vào kho tàng

lý luận của Mác Lênin về cm thuộc địa Vì Mác cho rằng cách mạng thuộc địa phải phụ thuộc vào cách mạng chính quốc tức là khi cách mạng vô sản thắng lợi thì cách mạng thuộc địa mới thắng lợi Quan điểm này làm giảm đi tính chủ động, sáng tạo của nhân dân các nước thuộc địa)

- Tính chủ động, sáng tạo:

+ Tại Đại hội V QTCS (1924), HCM đã nói rõ: “Vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở thuộc địa” Trên thực tế VN, ta không phụ thuộc mà lại tự chủ động đứng lên đòi quyền tự do Điều đó đã chứng minh rằng mqh giữa 2 cuộc cm giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cmvs ở chính quốc là mqh mật thiết, bình đẳng, giúp

đỡ lẫn nhau chứ không lệ thuộc như Mác – Lênin đã phát biểu Bác đã chỉ ra trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” rằng kẻ thù chung của nhân dân thế giới là chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa” Bác còn nhấn mạnh sự bóc

Trang 25

lột thuộc địa không chỉ là nguồn sống của bọn tư bản mà còn là nền móng của chủ nghĩa đế quốc tức là các nước thuộc địa đang bị áp bức nặng nề nhất,

vì vậy cuộc cm của các nước thuộc địa cần phải lựa thời cơ để đứng lên đòi độc lập dân tộc và không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc Trong phiên họp Đại hội V QTCS, HCM đã nói về vấn đề thức tỉnh thuộc địa: “Sức sống và nọc độc của con rắn độc TBCN đang tập trung ở thuộc địa” Do các nước thuộc địa là nơi bị vơ vét, khai thác nguồn lực, của cải để nuôi sống chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc Nếu chúng ta coi thường cách mạng thuộc địa, thì chẳng khác nào “muốn đánh rắn ở đằng đuôi” Do đánh rắn đằng đuôi thì sẽ chẳng thể tiêu diệt được con rắn ấy mà còn nguy hiểm đến tính mạng Thứ cần thiết chính là đánh vào điểm quan trọng nhất - nơi chứa nọc độc của con rắn Muốn đánh lại CNTB cũng vậy, phải thấy được tầm quan trọng của các nước thuộc địa thì mới có thể chống lại được CNTB Hồ Chí Minh còn viết: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bịtàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ và qua việc thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa

đế quốc, sẽ có thể giúp cho những người anh em của họ ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” Điều này đã khẳng định, đối với cách mạngthuộc địa sau khi chống chủ nghĩa tư bản và sau khi thành công thì họ có thể giúp đỡ những người anh em khác ở các nước phương Tây để giải phóng hoàn toàn Hồ Chí Minh đã thể hiện tính chủ động sáng tạo trong công cuộc đấu tranh chống tư bản

+ Bác đã làm rõ mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc, khẳng định cách mạng thuộc địa là một bộ phận không thể tách rời của cách mạng vô sản thế giới Bác dùng hình ảnh “con đỉa” để nói về chủ nghĩa

tư bản Đây là con vật kinh khủng, một bên vòi hút máu của giai cấp vô sản ở chính quốc, một bên hút máu của giai cấp vô sản ở thuộc địa Do đó, cách mạng vô sản vàthuộc địa phải liên kết với nhau để đánh kẻ thù chung thì mới có thể giết được con đỉa ấy Bác còn ví chủ nghĩa tư bản như là hai cánh của con chim để khẳng định mốiquan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng ở chính quốc

- Khả năng nổ ra và giành thắng lợi trước:

+ Theo Bác cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng nổ ra và giành thắng lợi trước cách mạng ở chính quốc: “cách mạng thuộc địa không

Trang 26

những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước” Bác còn nói: “khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tạicủa chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” tức khi

cm thuộc địa của ta thành công thì ta có thể giúp đỡ những cuộc cm đấu tranh giải phóng dân tộc, hoặc cuộc cm của gccn để tiến đến thắng lợi hoàn toàn Trên thực tiễn, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam (nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản Pháp), Hồ Chí Minh đã cùng Đảng Cộng sản Việt Nam chứng minh cho luận điểm đầy tính chiến đấu, sáng tạo và cách mạng của mình

e Phải được tiến hành bằng con đường cm bạo lực.

- Trong bộ Tư bản cuốn 1, Mác đã cho rằng: “Bạo lực chỉ là bà đỡ cho một xã hội

đã thai nghén trong lòng xã hội cũ.” Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, Ăngghen lại nhắc lại quan điểm của Mác: “Bạo lực còn đóng một vai trò khác trong lịch sử, vai trò cách mạng Theo lời C.Mác, bạo lực là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới trong lòng; bạo lực là công cụ mà sự vận động xã hội dùng đểđánh thắng và đập tan tành những hình thức chính trị cứng đờ và chết” Điều này cho thấy, bạo lực cách mạng sẽ thay đổi chế độ xã hội Trên cơ sở tiếp thu quan điểm của Mác và Ăngghen, đặc biệt là từ kinh nghiệm của cách mạng tháng 10 Nga, Lênin đã khẳng định tính tất yếu của cách mạng, để làm sáng tỏ hơn vấn đề bạo lực cách mạng trong học thuyết về cách mạng vô sản: “Không có bạo lực cm ta không thể thay thế từ nhà nước tư sản thành vô sản được”

- Đối với cách mạng ở nước ta, Hồ Chí Minh cho rằng: “Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần dùng bạo lực cách mạng chống lạibạo lực phản cách mạng, giành lấy chính quyền và bảo vệ chính quyền” Khi ta chưa có độc lập thì ta phải dùng con đường bạo lực để đòi độc lập dân tộc Và khi

đã có độc lập, ta vẫn phải dùng bạo lực để bảo vệ chính quyền non trẻ vừa thành lập Đây là tính tất yếu của cách mạng Thực chất, chế độ thực dân cũng là bạo lực cách mạng do các nước đi xâm lược cũng đã dùng bạo lực để đánh chiếm kẻ yếu thế Cuối thế kỉ 19 đầu 20, các cuộc cách mạng của ta đều bị đàn áp trong biển máu,bọn thực dân đã thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản nhất, kể cả quyền đi lại, cư trú, họchành của nhân dân Chúng còn bóc lột và đẩy người dân đến đường cùng “Cha trốn

ra Hòn Gay cuốc mỏ Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu Bán thân đổi lấy đồng xu thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!” Do đó, ta phải dùng bạo lực để chống lại bạo lực

Trang 27

- Theo Hồ Chí Minh, bạo lực cách mạng ở Việt Nam là sức mạnh của quần chúng nhân dân được giác ngộ và tổ chức thành hai lực lượng: lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang; hai hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, kết hợp khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng Vì vậy, khởi nghĩa vũ trang

là cuộc nổi dậy to lớn của quần chúng với sự kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự, dùng vũ khí để đánh đuổi bọn cướp nước, giành chính quyền Tùy từng thời kì ta sẽ quyết định sử dụng hình thức nào hoặc kết hợp cả hai

“Tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị để giành thắng lợi cho cách mạng” Ví dụ: cmt8 chỉ sử dụng vũ trang nhân dân…

- Phương châm cm:

+ Trường kỳ kháng chiến: Bác đã nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ!” Điều này còn được thể hiện trong “thơ chúc tết 1947”: “toàn dân kháng chiến toàn diện kháng chiến, chí ta đã quyết, lòng ta đã đậu, tiến lên chiến sĩ, tiến lên đồng bào”; “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi Thống nhất độc lập nhất định thành công” Do đó, phương châm của ta là trường kì kháng chiến nhưng khi có cơ hội ta sẽ phải tranh thủ để đứng dậy đòi nền độc lập

+ Tự lực cánh sinh cũng là một phương châm chiến lược rất quan trọng, nhằm phát huy cao độ nguồn sức mạnh chủ quan, tránh tư tưởng bị động, trông chờvào sự giúp đỡ bên ngoài “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” Mặc dù rất coitrọng sự giúp đỡ quốc tế nhưng Hồ Chí Minh luôn đề cao sức mạnh bên trong, phát huy đến mức cao nhất mọi nỗ lực của dân tộc, đề cao tinh thần độc lập, tự chủ

+ Bạo lực cách mạng: trong diễn văn “ngày kháng chiến toàn quốc”, HCM khẳng định dùng bạo lực cm để chống lại bạo lực phản cm nhưng phải gắn với tư tưởng hòa bình, nhân đạo Người tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, chủ động đàm phán, thương lượng, chấp nhận những nhượng bộ có nguyên tắc Việc tiến hành các hội nghị Việt - Pháp và ký các hiệp định trong năm

1946 là thể hiện tư tưởng nhân đạo và hòa bình của Hồ Chí Minh Sau khi miền Bắc nước ta được giải phóng, Người kiên trì yêu cầu đối phương thi

Trang 28

hành Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà Việc tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp bắtbuộc cuối cùng Tại cuộc mít-tinh lớn được tổ chức nhằm phát động “Ngày kháng chiến”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc diễn văn nêu rõ: “Dân Việt Nam không muốn đổ máu, dân Việt Nam yêu chuộng hoà bình Nhưng nếu cần phải hy sinh mấy triệu chiến sĩ, nếu cần phải kháng chiến bao nhiêu năm để giữ gìn quyền độc lập của Việt Nam, để cho con cháu Việt Nam khỏi kiếp nô

lệ, thì chúng ta vẫn kiên quyết hy sinh và kháng chiến” Người yêu cầu

“Nam Bộ thì ra sức kháng chiến, Trung Bộ và Bắc Bộ thì ra sức giúp đỡ đồng bào Nam Bộ” Tư tưởng bạo lực cách mạng và tư tưởng nhân đạo hòa bình thống nhất biện chứng với nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh Người chủ trương, yêu nước, thương dân, yêu thương con người, yêu chuộng hòa bình nhưng một khi không thể tránh khỏi chiến tranh thì phải kiên quyết dùng bạo lực cách mạng, dùng khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng để giành, giữ và bảo vệ hòa bình, vì độc lập tự do

II TTHCM về CNXH và xây dựng CNXH ở VN

1 Cơ sở hình thành

- Là kết quả của sự tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng, lý thuyết về xh tốt đẹp của các nhà tư tưởng tiến bộ trong lịch sử nhân loại ở phương Đông và Tây Đặc biệt là sự kế thừa, vận dụng sáng tạo những quan điểm của cn Mác Lênin về cnxh và thời kỳ quá độ Cụ thể, Người đến với chủ nghĩa xã hội, luận giải nó từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để:

+ Phương Đông: lục hòa (6 phép ứng xử hòa hợp giữa người với người của Phật giáo); đại đồng (mong muốn xd xh tốt đẹp, không có tệ nạn, mọi người đều có việc làm theo năng lực và được giúp đỡ của Khổng Tử); chế độ công điền (mọi tư liệu sản xuất đều thuộc về của công)

+ Phương Tây: tiếp thu tư tưởng của Voltaire, Rousseau, Montesquieu về tinh thần pháp luật, dân chủ, con người; đặc biệt là chính sách ktế mới của Lênin (chính sách này làm cho liên xô pt rất nhanh, các tư liệu sản xuất đều thuộc

về nhân dân)

Trang 29

2 Về chủ nghĩa xã hội

a Tính tất yếu

- Lịch sử loài người đã trải qua 5 hình thái kinh tế xã hội: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa (gồm thời

kì quá độ, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản) Qua đó, Mác Lênin cho rằng:

“Quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu” Và sự tất yếu đó được lí giải bởi 2 quy luật

cơ bản: sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất; mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng Chính sự chi phối của 2 quy luật này mà xã hội đã vận động từ thấp đến cao, mà hình thái cao nhất là cộng sản chủ nghĩa Giai đoạn đầu của cộng sản chủ nghĩa là chủ nghĩa xã hội Do vậy, việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu Ở Việt Nam, việc đi lên cnxh cũng là một tất yếu khách quan do sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh

đã nói rằng: “độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội Căn cứ cho quan điểm này là:

+ Căn cứ thời đại: Cmt10 Nga thành công mở ra một thời kì mới là thời kì quá

độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Năm 1945, hàng loạt quốc gia Đông Âu, cùng Liên Xô đã quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đây là một trong những căn cứ quan trọng chứng minh cho việc đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu Thêm vào đó, từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời (năm 1640) và trải qua gần 4 thế kỉ, mặc dù đang phát triển rất mạnh mẽ nhưng không phải quốc gia nào theo con đường này cũng phát triển Hơn nữa, bản thân chủ nghĩa tư bản đang tồn tại trong nó mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất mang tính tư nhân và đòihỏi phải được giải quyết, một khi mâu thuẫn được giải quyết thì chủ nghĩa tưbản phải nhường chỗ cho xã hội mới - chủ nghĩa xã hội

+ Căn cứ lịch sử: Năm 1954, sau khi đánh bại thực dân Pháp, Đảng đã lãnh đạomiền Bắc quá độ lên cnxh Năm 1975, miền Nam được giải phóng, cả nước thống nhất, Đảng đã lãnh đạo cả dân tộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với nguyện vọng chính đáng của cả dân tộc là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội

- Qua đó, có thể thấy, việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là tất yếu HCM

đã đưa ra nhận xét rằng: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại chomọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người và vì mọi người, niềm vui, hoà bình, hạnh phúc”; “Chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng được các dân tộc bị

Trang 30

áp bức” Cho nên Bác đã căn dặn ta: “không một phút nào quên được lý tưởng cao

cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, cho chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta và trên toàn thế giới”

b Quan niệm của Hồ Chí Minh về đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam

- Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội

+ Từ khát vọng giải phóng dân tộc và nhu cầu giải phóng con người một cách triệt để Để chứng minh, phải xét đến mối quan hệ giữa vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc trong quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Đối với Mác - Lênin, vấn đề giai cấp phải đi trước vấn đề dân tộc.Nhưng trong hoàn cảnh lúc bấy giờ ở nước ta, Bác cho rằng vấn đề dân tộc phải được giải quyết trước vấn đề giai cấp Như vậy, ở các quốc gia thuộc địa, thì vấn đề dân tộc phải được đặt trên hết và khi giành được độc lập thì chủ nghĩa xã hội là cơ sở đảm bảo sự vững chắc cho nền độc lập ấy Qua đó, nền độc lập và chủ nghĩa xã hội có mối quan hệ chặt chẽ, Hồ Chí Minh từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì” và để có được tự do, hạnh phúc thì phải quá độlên chủ nghĩa xã hội

+ Từ phương diện đạo đức, hướng tới giá trị nhân đạo, nhân văn Hồ Chí Minh cho rằng: “Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại to lớn cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân” Tức là chủ nghĩa xã hội đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa cá nhân và để đi đến đến thắng lợi phải hoàn toàn loại bỏ chủ nghĩa cá nhân

+ Từ phương diện văn hoá Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ văn hoá, đưa văn hoá thâm nhập vào chính trị, kinh tế tạo nên sự thống nhất biện chứng giữa văn hoá, kinh tế và chính trị “Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn phát triển cao hơn so với chủ nghĩa tư bản về mặt văn hoá và giải phóng con người” Để nhận xét về vấn đề này, nhà thơ Xô viết Ôxíp Manđenxơtam:

“Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá, không phải của văn hoá châu

Âu, mà có lẽ là nền văn hoá của tương lai… ”

+ Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện kinh tế,

xu hướng phát triển của thời đại, tư duy độc lập, sáng tạo Tóm lại, Hồ Chí Minh nhận thức về chủ nghĩa xã hội là kết quả của sự tác động tổng hợp các

Trang 31

nhân tố: truyền thống và hiện đại; dân tộc và quốc tế; kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá… và đã làm phong phú thêm cách tiếp cận về chủ nghĩa xã hội,đóng góp vào sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại mới.

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chính từ việc tiếp

cận chủ nghĩa xã hội ở nhiều phương diện (nêu mấy cái trên ra) nên quan niệm về

chủ nghĩa xã hội rất đa dạng Trong một số bài viết, Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội: “Nhân sinh quan của người cách mạng” là “hiểu

rõ quy luật phát triển của xã hội, ra sức đấu tranh để thực hiện chế độ cộng sản”;

“Cộng sản có hai giai đoạn Giai đoạn thấp, tức là chủ nghĩa xã hội Giai đoạn cao, tức là chủ nghĩa cộng sản”; “Chủ nghĩa xã hội tiến lên cao nữa là chủ nghĩa cộng sản” Nhưng trong các tác phẩm khác, Người lại cho rằng chủ nghĩa xã hội trên từng lĩnh vực Ví dụ ở lĩnh vực kinh tế, Bác cho rằng: “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng… làm của chung Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn

ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”; hay ở lĩnh vực xã hội, Người nói: “Tóm lại, xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” Dù vậy, suy cho cùng, chủ nghĩa xã hội phải có những đặc trưng: là một chế độ do nhân dân làm chủ, nền kinh tế phát triển cao, gắn liền với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật; là một chế

độ xã hội không còn người bóc lột người; là một xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức Bác nhấn mạnh phải hiểu rõ quy luật của chủ nghĩa xã hội để ra sức đấu tranh thực hiện chế độ cộng sản chủ nghĩa Chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là giai đoạn thấp của chủ nghĩa cộng sản, Người khẳng định mục đích của cách mạng

VN khi đã tiến lên chủ nghĩa xã hội rồi đến chủ nghĩa cộng sản vì cộng sản có hai giai đoạn: giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội, giai đoạn cao là chủ nghĩa cộng sản Hai giai đoạn này giống nhau ở chỗ sức sản xuất được phát triển cao, nền tảng kinh

tế và tư liệu sản xuất là của chung, không có giai cấp bị áp bức bóc lột Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội vẫn còn tồn tại vết tích của xã hội cũ, còn xã hội cộng sản hoàn toàn xóa hết vết tích của xã hội cũ

- Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

+ Chính trị: chế độ chính trị của chủ nghĩa xã hội là chế độ dân chủ Đó là xã

hội do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng, lấy liên minh công - nông - trí thức làm nền tảng Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, địa vị chính trị cao nhất là nhân dân, nhà nước là của dân, do dân, vì dân tức là nhân dân xâydựng, bảo vệ nhà nước, mọi quyền lực, quyền hạn thuộc về nhân dân Ta có

Trang 32

thể thấy được tính nhân văn cao cả trong tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa

xã hội, Bác đã nhận thức sâu sắc về sức mạnh, địa vị, vai trò của nhân dân

“có dân là có tất cả”, “dân là chủ”, cán bộ công chức “phải là đầy tớ trung thành, là công bộc của nhân dân” và sự lãnh đạo của Đảng phải dựa vào dân

Về mặt chính trị, luôn phải nhấn mạnh chế độ chính trị do nhân làm chủ

+ Kinh tế: xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao,

dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Theo Hồ Chí Minh, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội phát triển cao hơn cả chủ nghĩa tư bản nên xã hội xã hội chủ nghĩa phải có nền kinh tế cao hơn củanền kinh tế của tư bản chủ nghĩa Theo đó, lực lượng sản xuất hiện đại bao gồm: công cụ lao động, phương tiện lao động (máy móc, sức điện, sức nguyên tử) phát triển dần trong quá trình sản xuất; đối với quan hệ sản xuất được Hồ Chí Minh diễn đạt: “Chủ nghĩa xã hội là lấy nhà máy, xe lửa, ngân hàng…làm của chung Ai làm nhiều thì ăn nhiều, ai làm ít thì ăn ít, ai không làm thì không ăn, tất nhiên là trừ những người già cả, đau yếu và trẻ con”

Đó là những đặc trưng kinh tế theo quan điểm của Hồ Chí Minh

+ Văn hóa - đạo đức - xã hội: xã hội xã hội chủ nghĩa có sự phát triển cao về

văn hóa, đạo đức, bảo đảm sự công bằng, hợp lí trong các mối quan hệ xã hội Theo Bác, “văn hóa đạo đức được thể hiện trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, song trước hết là các quan hệ xã hội” Sự phát triển cao về văn hóa đạo đức của xã hội xã hội chủ nghĩa được thể hiện ở chỗ “xã hội không còn hiện tượng người bóc lột người Con người được tôn trọng, được đảm bảo đối xử công bằng, bình đẳng và các dân tộc đoàn kết gắn bó với nhau”

Hồ Chí Minh cho rằng chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội mới, “chú ý xem xét những lợi ích cá nhân đúng đắn và bảo đảm cho nó được thỏa mãn” tức là đây là một chế độ nhìn nhận, đánh giá chính xác về thực lực của con người, những người có tài sẽ được đặt đúng vào vị trí của họ Chỉ ở trong chế

độ này, mỗi người mới có điều kiện cải thiện đời sống, phát huy sở trường của mình Chủ nghĩa xã hội là cơ sở tiến lên xã hội hòa bình, đoàn kết, ấm

no, hạnh phúc Và chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đảm bảo được tính công bằng, hợp lí Đấy là xã hội đem lại quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân “mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật”, mọi cộng đồng người đoàn kết chặt chẽ trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, “ai cũng phải lao động và ai cũng có quyền lao động, ai cũng được hưởng thành quả lao động”

Trang 33

+ Về chủ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội: Hồ Chí Minh nói rằng: “Chủ nghĩa

xã hội là công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân xây dựng dưới sự lãnhđạo của Đảng.” Từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến tư bản chủ nghĩa thì cuộc đấutranh của người lao động ngày càng diễn ra quyết liệt nhằm thủ tiêu chế độ người bóc lột người Vì vậy, Bác nhấn mạnh: “Trong chế độ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa là chế độ do nhân dân lao động làm chủ… lợi ích của cá nhân gắn liền với lợi ích của chế độ xã hội nên chính nhân dân là chủ thể” Có nghĩa, người dân là chủ, là lực lượng quyết định sự vững mạnh

và tốc độ phát triển của xã hội Trong đó, cần phải có sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính của nhân dân mà Đảng này phải toàn tâm, toàn

ý phục vụ cho nhân dân Như vậy, Đảng Cộng Sản vận dụng một cách sáng tạo lý tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin thì cách mạng mới đi đến thắng lợi cuối cùng Như vậy, chủ thể xây dựng xã hội là nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản

c Mục tiêu

- Đối với mục tiêu chung và cao nhất, Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mục đích của chủnghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động”; “Mục đíchcủa chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân” Như vậy,

ta có thể thấy, mục tiêu chung và cao nhất là nâng cao đời sống vật chất và tinh thầncho nhân dân

- Mục tiêu riêng:

+ Chính trị: chú trọng đến việc xây dựng chế độ do dân làm chủ Theo Bác,

“nước ta là nước dân chủ”, “địa vị cao nhất là dân” Tất cả mọi quyền lợi đều

vì dân, tất cả mọi quyền hạn đều của dân Trách nhiệm, công cuộc xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc là của nhân dân và nhân dân có quyền bầu ra đại biểu của mình, các tổ chức đoàn thể cũng do dân tổ chức nên, “nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”

+ Kinh tế: chế độ chủ nghĩa xã hội phải xây dựng được nền kinh tế phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản, gắn bó mật thiết với mục tiêu chính trị Hồ Chí Minh khái quát: “Nền kinh tế chúng ta xây dựng là một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến.” và là một nền kinh tế thuần nhất dựa trên chế độ sở hữu toàn dân,

sở hữu tập thể Theo Người, “kinh tế quốc doanh là hình thức sở hữu của toàn dân, nó lãnh đạo nền kinh tế quốc dân và Nhà nước phải đảm bảo cho

Trang 34

nó phát triển ưu tiên” Như vậy, Hồ Chí Minh đã sớm đưa ra chủ trương pháttriển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

+ Văn hóa: xây dựng nền văn hóa mang tính dân tộc, khoa học và đại chúng; phải tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Trong mục tiêu này, Hồ Chí Minh cho rằng chính trị, kinh tế, văn hóa có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau Chế độ chính trị và kinh tế xã hội là nền tảng quyết định tính chất của nền văn hóa, còn văn hóa góp phần thực hiện mục tiêu chính trị - kinh tế Từ đó, Hồ Chí Minh khẳng định: “Xã hội thế giới nào, văn nghệ thế ấy” Hồ Chí Minh cho rằng phải phát triển kinh tế và văn hóa chứ không phảiphát triển văn hóa và kinh tế Điều này là do, “con người trước hết phải có

ăn, mặc, ở, đi lại” theo Lênin, phải “có thực mới vực được đạo” cho nên kinh

tế đi trước một bước, song, không phải là chờ đợi xây dựng cơ sở vật chất, kinh tế xong ta mới phát triển văn hóa mà phải vừa xây dựng chính trị, kinh

tế, đồng thời phát triển văn hóa Việt Nam Vì vậy, Hồ Chí Minh đã nói:

“Trình độ văn hoá của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ” Và để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa thì văn hóa phải “xã hội chủ nghĩa về nội dung”

và “dân tộc về hình thức” tức nền văn hóa này tiếp thu tinh hoa dân tộc nhưng phải loại trừ được nền nô dịch trước đây Thời kì cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân Hồ Chí Minh đề cập: “Xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng”' và “phải tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” Theo đó, tính dân tộc của văn hóa phải thể hiện được cốt cách dân tộc, phải phân biệt được giữa dân tộc này với dân tộc khác (nhìn “tà

áo dài”, “nhã nhạc cung đình Huế”, “cồng chiêng Tây Nguyên” ta có thể nhận ra ngay đây là những đặc trưng riêng của dân tộc Việt Nam) và phải phù hợp với sự tiến bộ của văn hóa thế giới, thể hiện tính khoa học, phục vụ đại đa số nhân dân

+ Quan hệ xã hội: phải đảm bảo được “dân chủ - công bằng - văn minh” Với

tư cách là người chủ đất nước thì nhân dân phải thực hiện trọn trọng trách xây dựng xã hội mà trong đó mọi người đều có quyền học tập, quyền nghỉ ngơi, tự do thân thể… và phải bình đẳng trước pháp luật; nghiêm cấm lợi dụng quyền tự do dân chủ để xúc phạm đến lợi ích của nhà nước và của nhândân

Trang 35

- Như vậy, có thể thấy, Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng một xã hội dân chủ, đảm bảo công bằng cho mọi người và phát huy được năng lực và sở trường của mỗi

cá nhân trong sự hài hòa của đời sống chung trong xã hội

d Động lực

- Để đạt được mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã đề cập đến nguồn động lực phong phú: động lực trong quá khứ, hiện tại, vật chất và tinh thần, kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học Ngoài ra Bác nhấn mạnh đến nội lực và ngoại lực Tất cả những nguồn động lực ấy đều có mối quan hệ biện chứng Và trong quá trình xây dựng ấy, phải phát huy được nguồn nội lực bao gồm: lợi ích của dân, dân chủ cho nhân dân, sức mạnh đoàn kết toàn dân…

+ Lợi ích của dân: Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất

là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công - nông - trí thức Con người là động lực quan trọng nhất, Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đếnlợi ích chính đáng, thiết thân của họ; đồng thời chăm lo bồi dưỡng sức dân

Đó là lợi ích của nhân dân và từng cá nhân Với Người, một trong những điểm khác nhau cơ bản của chủ nghĩa xã hội với các chế độ xã hội tồn tại trước là: mỗi người sẽ giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao nhất định để giải thoát mình khỏi những áp bức, bất công – cụ thể nhân dân lao động Trong thư “Gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng”, Người đã ra sức chỉ dẫn, dặn dò: “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm,việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh” Theo Bác, cán bộ, công chức phải biết, phải quan tâm, phải là người luôn luôn quan tâm đến lợi ích, phải đặt quyền lợi của dân trên hết thảy

+ Dân chủ: tức là dân làm chủ, mọi quyền hạn đều là của dân, phải phát huy được quyền làm chủ của nhân dân Với tư cách là nguồn động lực thúc đẩy

sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, lợi ích của nhân dân cùng với dân chủ củanhân dân là hai thứ không thể tách rời Để có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội, tacần đặc biệt quan tâm đến lợi ích của nhân dân, phải dân chủ

+ Sức mạnh đoàn kết toàn dân: Nếu không có sự đoàn kết của toàn dân tộc sẽ không thể xây dựng chế độ mới – “Gốc có vững thì cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân” Bên cạnh đó, trong buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: mục đích của Đảng Lao động Việt Nam bao gồm trong 8 chương – "Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc", Đảng phải lãnh đạo nhân dân để xây dựng chế độ mới Theo Bác, lợi ích – dân chủ – đoàn kết toàn dân gắn bó hữu cơ với nhau Ba động lực này

Trang 36

là cơ sở, là tiền để của nhau, từ đó tạo nên những động lực mạnh mẽ nhất trong hệ thống những động lực của chủ nghĩa xã hội Song, những yếu tố nàychỉ có thể phát huy được sức mạnh khi được thực hiện thông qua con người Việt Nam

+ Hoạt động của tổ chức: Để có thể phát huy được sức mạnh của khối đại đoànkết toàn dân tộc, ta cần có những tổ chức chính trị có thể lãnh đạo Chính vì thế, động lực thứ tư thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa xã hội chính là hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội Trước hết, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh đến các tổ chức chính trị mang vai trò rất quan trọng trong hệ thống chính trị, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước và các tổ chức chính trị – xã hội Ba tổ chức này – cùng với sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam – mang vai trò quyết định trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam Trong tác phẩm “Đường kách mệnh”, Hồ Chí Minh khẳng định:

“trước hết phải có Đảng cách mệnh, Đảng có vững cách mệnh mới thành công Cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.

+ Con người VN: theo Bác “chế độ nào thì con người ấy” từ đó Người mới khẳng định: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” Con người xã hội chủ nghĩa là con người có tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa Trong bài nói chuyện của Bác năm

1961 do Ban Bí thư Trung ương Đảng triệu tập, Hồ Chí Minh đã giải thích rất chi tiết về tư tưởng, tác phong xã hội chủ nghĩa: “Những tư tưởng và tác phong mới mà mỗi người cần bồi dưỡng cho mình đó là có ý thức làm chủ Nhà nước, tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa và tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”; phải “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”; chống lại “những tư tưởng, tác phong xấu” Ngoài việc phát huy những động lực, thì phải chống lại những yếu tố kìm hãm ta đi lên con đường chủ nghĩa xã hội

- Ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được với sức mạnhthời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liền với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phải sử dụng tốt những thành quả khoa học –

kỹ thuật thế giới… Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực

là quyết định nhất, ngoại lực là rất quan trọng Đối với điều này Bác đã từng khẳng định cách mạng VN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, điều đó chứng minh rằngtrong thời đại quốc tế chủ nghĩa, ở mỗi nước thuộc địa nhỏ với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và đảng của nó, với sự đồng tình và ủng hộ của phong trào cách mạng

Trang 37

thế giới, trước hết là của phe xã hội hùng mạnh, nhân dân nước đó nhất định sẽ hùng mạnh Hơn nữa, trong bài tinh thần quốc tế 1925, khi đưa tin về hoạt động củanhân dân Trung Quốc, Liên Xô trong dịp kỉ niệm ngày quốc khánh của nước VN, Bác đã viết: “Tinh thần quốc tế ấy là một trong những điều giúp chúng ta kháng chiến thắng lợi và kiến quốc thành công” Như vậy, ta thấy được, ngoài việc phát huy nguồn nội lực, ta phải kết hợp ngoại lực Chính vì thế, Người thường xuyên nêucao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là chính, nhưng luôn luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc

tế tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trên cơ sởbảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội

bộ của nhau, chung sống hòa bình và phát triển

→ Tuy nhiên, Bác cho rằng “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập” – tức là nhân dân ta phải

biết dựa vào sức mình là chính mà không nên phụ thuộc vào các nước bạn

c Trở lực

- Bên cạnh việc chỉ ra những động lực, Hồ Chí Minh còn cảnh báo và ngăn ngừa

các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn năng lượng vốn có của chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên trì trệ, xơ cứng, không có sức hấp dẫn Cụ thể:

+ Chủ nghĩa cá nhân: khi được phỏng vấn bởi nhà báo Pháp, Bác đã không suynghĩ mà trả lời “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào

ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Tức Bác chỉ khát vọng cho dân, cho đất nước mà không nghĩ cho bản thân mình Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chủ nghĩa cá nhân là một trở lực nội tại và là một nguyên nhân gốc gây ra trở lực khác Người chỉ rõ: “Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ quan, tham ô, lãng phí ” Hồ Chí Minh còn phân tích tỉ mỉ: “chủ nghĩa cá nhân trái ngược với đạo đức cách mạng” Hiện nay nhiều người bị lợi ích che mờ mất ngày càng xuất hiệnnhiều, vì vậy cần phải loại bỏ nhanh chóng, kịp thời

+ Tham ô, lãng phí, quan liêu: hiện nay, Đảng lãnh đạo chính quyền, cán bộ, đảng viên có cương vị gắn nhiều đến lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế Đó chính

là “những viên đạn bọc đường” rất dễ bắn gục con người, thậm chí cả những người đã rất kiên cường trong chiến trận trước đây Người nhấn mạnh:

“Tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp, mà ai cũng phải thù ghét, phải trừ bỏ” Hồ Chí Minh coi đó

Trang 38

“là hành động xấu xa nhất của con người Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà”, là “giặc nội xâm” Do đó, không thể dung thứ cho tệ nạn này ở một số bộ phận cán bộ có chức có quyền

+ Ba thứ giặc: đói, dốt, ngoại xâm: tình trạng sau cmt8

+ Chia rẽ, bè phái, vô kỷ luật: Hồ Chí Minh nhiều lần nghiêm khắc phê phán những người “tham danh lợi, hay suy tị gây lủng củng trong nội bộ” Thậmchí “có đảng viên còn “kể công” với Đảng Họ đòi ưu đãi, họ đòi danh dự

và địa vị” Có những đảng viên “tự do hành động”, trái với tổ chức và kỷ luậtcủa Đảng Dù muốn hay là không muốn, hành động của những đồng chí ấy làm giảm sút uy tín và ngăn trở sự nghiệp của Đảng, ngăn trở bước tiến của cách mạng”

+ Chủ quan, bảo thủ, giáo điều: Người đã nhiều lần chú ý việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, kinh nghiệm các nước khác đều phải chủ động, sáng tạo, chứ không “rập khuôn máy móc” Người cũng cảnh tỉnh bệnh chủ quan, “lạc quan tếu”, khi có đôi chút thành tích thì “tự mãn với những kinh nghiệm đã có”, “kiêu căng”, “hoài nghi những sáng kiến bình thường của quần chúng”,

“không thích học tập cái mới” Chính những căn bệnh đó là đã trực tiếp cản trở sự trưởng thành trước hết về trí tuệ của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trình xây dựng CNXH, đặc biệt lại ở một nước có điểm xuất phát rất thấp về kinh tế, khoa học kỹ thuật như nước ta

3 TTHCM về TKQĐ lên CNXH ở VN

3.1 Tính chất, đặc điểm và nhiệm vụ của TKQĐ

3.1.1 Tính chất (hình thái quá độ gián tiếp):

- Thực chất loại hình: Trên cơ sở vận dụng tư tưởng Mác Lênin, Hồ Chí Minh

đã lựa chọn con đường quá độ gián tiếp Người khẳng định: “Tùy hoàn cảnh,

mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội, có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội” Từ đó, Hồ Chí Minh khẳng định con đường cách

mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội Trong Chính cương vắn tắt 1930, Hồ Chí Minh xác định chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền, thổ địa cách mạng rồi tiến lên xã hội cộng sản, đó cũng là chứng minh thực chất loại hình tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam mà Người lựa chọn

Trang 39

- Đây là thời kỳ cải biến sâu sắc, phức tạp, lâu dài và gian khổ Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, xã hội loài người phải tuần tự trải qua 5 hình thái kinh tế - xh, thế nhưng, trên thực tế có những nước đã bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng vẫn phát triển cũng như những nước đã trực tiếp đi lên chủ nghĩa

xã hội Như vậy, quan điểm của Lênin đã đưa ra hai con đường phát triển cho các nước lựa chọn - trực tiếp đi lên chủ nghĩa xã hội khi đã hoàn thành tư bản chủ nghĩa hoặc bỏ qua chế độ tư bản để đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội Vì vậy mỗi nước phải căn cứ vào điều kiện thực tế và nhu cầu của nhân dân để lựa chọn con đường phát triển cho dân tộc mình mình

- Đối với VN, Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn con đường quá độ gián tiếp “Tùy hoàn cảnh, mà các dân tộc phát triển theo con đường khác nhau Có nước thì đi thẳng đến chủ nghĩa xã hội, Có nước thì phải kinh qua chế độ dân chủ mới, rồi tiến lên chủ nghĩa xã hội ”

- Như vậy, thời kỳ quá độ là thời kỳ khó khăn, phức tạp và lâu dài Đặc biệt là chúng ta chưa thể biết khi nào mới có thể kết thúc thời kỳ quá độ, ngay cả Trung Quốc hiện nay vẫn chưa thể khẳng định đã xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, kết thúc thời kỳ quá độ Cho nên, đối với cách mạng VN, theo HCM, thời kỳ quá độ là thời kỳ cải biến xã hội khó khăn, phức tạp và lâu dài, chưa từng có trong lịch sử XH loài người Chúng ta phải thay đổi triệt để nhữngthói quen, tàn dư của chế độ xã hội cũ để có thể xây dựng chế độ xã hội mới Đặc biệt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến lộ trình của CM thuộc địa, đó là: tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiến lên cnxh Cụ thể, quá trình tiến lên CNXH “phải làm dần dần”, “không thể một sớm, một chiều”, “ai nói dễ là chủ quan và sẽ thất bại”, đi bước nào vững vàng, chắc chắn bước ấy, cứ tiến tới dần dần, khi ấy ta mới có thể kết thúc thời

kỳ quá độ ở Việt Nam, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa Tóm lại, theo Hồ ChíMinh, lộ trình của cách mạng thuộc địa là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người Đây cũng là tính chất của thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở Việt Nam

3.1.2 Đặc điểm của TKQĐ:

- Thực tiễn VN sau CMT8/1945: Nhà nước VNDCCH ra đời lại tiếp tục bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp để giữ nền độc lập cho dân tộc với xuất phát điểm khá thấp: nạn đói, nạn dốt, giặc ngoại xâm, ngân sách trống rỗng

Dù vậy ta vẫn có thể vượt qua và làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh đuổi Pháp ra khỏi đất nước ta Sau năm 1954, miền Bắc nước ta đã tiến lên

Trang 40

xây dựng CNXH Vì vậy, Người đã chỉ ra đặc điểm to lớn nhất gắn với Việt Nam: “Đặc điểm to lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” Tuy nhiên, khi bước vào thời kỳ quá độ, Việt Nam cũng mang trong mình đặc điểm giống với đặc điểm của các nước khác khi tiến vào thời kỳ quá độ, đó là: những yếu tố của xã hội cũ đan xen với những yếu tố của xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Đó cũng chính là giai đoạn đầu, khi các yếu tố, các thực thể đời sống, tàn dư của xã hội cũ muốn đánh bại yếu tố của xã hội mới vừa xuất hiện Từ xuất phát điểm thấp của nước ta khi tiến vào thời kỳ quá độ năm 1954 đã quy địnhmâu thuẫn trong thời kỳ quá độ, theo Hồ Chí Minh, cũng từ đó, Hồ Chí Minhxác định mâu thuẫn to lớn: “Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ là mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu phải tiến lên xây dựng một chế độ xã hội mới

có “công, nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến” với một bên là tình trạng lạc hậu phải đối phó với bao thế lực cản trở, phá hoại mục tiêu của chúng ta” Nhận thấy mâu thuẫn là thống nhất sự đấu tranh giữa các mặt đối lập, ở đây mâu thuẫn là yêu cầu rất cao của CNXH Như vậy, để đáp ứng chonhu cầu đó, cơ sở vật chất phải là nền đại công nghiệp phát triển cao Tuy nhiên, xuất phát của Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu, phải đối phó với bao thế lực lâm le lật đổ Cụ thể, từ khi bước vào thời kỳ quá độ đi lên CNXH năm 1954 đến sau kháng chiến chống Mỹ năm 1975, nhiều thế lực phản động luôn chống phá và tìm cách kích động nhân dân ta chống phá Đảng và Nhà nước, chống phá thành quả chủ nghĩa xã hội Mâu thuẫn giữa Đảng và Nhà nước ta với các thế lực chống phá chính là mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

➢ Tóm lại, đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam bao gồm:

+ Xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu

+ Mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ

3.1.3 Nhiệm vụ của thời kỳ quá độ:

- Nhiệm vụ thứ 1: Xây dựng các tiền đề về kinh tế chính trị văn hóa, tư tưởng

cho chủ nghĩa xã hội về tiền đề kinh tế: phải xây dựng được nền đại công nghiệp, hay về chính trị, xã hội “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”

Ngày đăng: 23/04/2024, 20:09

w