Có thể khẳng định rằng Phát triển kinh tế xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.Chính vì vậy tôi lựa chọn chuyên đề “Phối hợp chính sách
Trang 1VIỆN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÀI CHÍNH– TIỀN TỆ
CHUYÊN ĐỀ 16: PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ VÀCHÍNH SÁCH TIỀN TỆ, LIÊN HỆ THỰC TIỄN PHỐI HỢPCHÍNH SÁCH NÀY Ở VIỆT NAM
Học viên thực hiện: NGUYỄN MINH VIỆT Mã số: MP21150043@hcma.edu.vn
Lớp: Cao học hệ không tập trung K28 (lớp 01) Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
YÊN BÁI, THÁNG 10 NĂM 2022
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ 4
1.Khái niệm4 2.Khái quát về chính sách tài khóa 4 3 Công cụ của chính sách tài khóa 4 CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 6
1 Khái niệm6 2 Đặc điểm của chính sách tiền tệ 7 3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ 7 3.1 Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền 7
3.2 Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp 8
3.3 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8
4 Công cụ của chính sách tiền tệ8 4.1 Công cụ tái cấp vốn 9
4.2 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc 9
4.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở 9
4.4 Công cụ lãi suất tín dụng 9
4.5 Công cụ hạn mức tín dụng 10
4.6 Tỷ giá hối đoái 10
CHƯƠNG 3 PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NÀY Ở VIỆT NAM 10CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 15
1.Kết luận về triển vọng phát triển kinh tế15 2.Kiến nghị.17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHẦN MỞ ĐẦU
Tài chính, tiền tệ là lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt trong hệ thống kinh tế, không những có tác dụng thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế mà còn được coi là lĩnh vực để các chính sách kinh tế vĩ
Trang 3mô phát huy tác dụng Tài chính, tiền tệ còn được coi là lĩnh vực gắn với môi trường kinh doanh, an ninh kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường.
Tài chính và tiền tệ về lý thuyết vừa là một lĩnh vực thống nhất hình thành nên hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia, vừa là hai lĩnh vực tương đối độc lập nhau về hoạt động, tác nhân tham gia, nội dung quản lý về phía Nhà nước Do vậy, nghiên cứu lĩnh vực này có thể nghiên cứu độc lập lĩnh vực tài chính tách biệt với nghiên cứu lĩnh vực tiền tệ Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý nhà nước, 2 lĩnh vực tài chính và tiền tệ gắn liền với nhau, liên thông với nhau trong một hệ thống.
Nhận thức tầm quan trọng đó trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, có nhiều chủ trương, giải pháp cho thực hiện Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Có thể khẳng định rằng Phát triển kinh tế xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Chính vì vậy tôi lựa chọn chuyên đề “Phối hợp chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, liên hệ thực tiễn phối hợp chính sách này ở Việt Nam.” làm đề tài tiểu luận của mình để phân tích, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, đồng thời có thể vận dụng để tham mưu phát triển các chính sách xã hội tại địa phương.
Trang 4CHƯƠNG I CHÍNH SÁCH TÀI KHOÁ 1 Khái niệm
Tài khóa là chu kì trong khoảng thời gian 42 tháng, có hiệu lực cho báo cáo dự toán và quyết toán hàng năm của ngân sách nhà nước cũng như của các doanh nghiệp.
Tài khoá cũng là mốc thời gian để tính thuế hàng năm, vì vậy tuỳ vào quy định của từng quốc gia hoặc theo nhu cầu hoạt động của các doanh nghiệp mà tài khoá có thể trùng với năm dương lịch hoặc khác với năm lịch bình thường
2 Khái quát về chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa (fiscal policy) là một công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.
Vào những năm 1930, Keynes đã lập luận rằng chính phủ cần phải tăng chi tiêu và sẵn sàng chấp nhận thâm hụt ngân sách để chuyển nền kinh tế từ trạng thái thất nghiệp tràn lan sang trạng thái gần với mức toàn dụng.
Về mặt lý thuyết, chính sách tăng chi tiêu hay cắt giảm thuế làm tăng tổng cầu thông qua hiệu ứng nhãn tử, qua đó tạo thêm việc làm để đáp ứng mức tổng cầu tăng thêm và làm tăng thu nhập quốc dân từ Y* lên Y1 (như trong hình dưới) Nếu mức hoạt động kinh tế quá cao, hay nền kinh tế quá nóng, chính phủ có thể cắt giảm chi tiêu hoặc tăng thuế để cắt giảm tổng cầu.
Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là làm giảm quy mô biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh Mục tiêu này dẫn tới quan điểm cho rằng chính phủ cần vi chỉnh hoạt động của nền kinh tế.
3 Công cụ của chính sách tài khóa
Trang 5Trong chính sách tài khoá, hai công cụ chủ yếu được sử dụng là chi tiêu của chính phủ và thuế Trong đó:
Thứ nhất: Chi tiêu chính phủ
Hoạt động chi tiêu của chính phủ sẽ bao gồm hai loại là: chi mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng Cụ thể:
- Chi mua hàng hoá dịch vụ: Tức là chính phủ dùng ngân sách để mua vũ khí, khí tài, xây dựng đường xá, cầu cống và các công trình kết cấu hạ tầng, trả lương cho đội ngũ cán bộ nhà nước
Chi mua sắm hàng hoá và dịch vụ của chính phủ quyết định quy mô tương đối của khu vực công trong tổng sản phẩm quốc nội - GDP so với khu vực tư nhân Khi chính phủ tăng hay giảm chi mua sắm hàng hoá, dịch vụ thì sẽ tác động đến tổng cầu theo tính chất số nhân Tức là nếu chi mua sắm của chính phủ tăng lên một đồng thì sẽ làm tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại, nếu chi mua sắm của chính phủ giảm đi một đồng thì sẽ làm tổng cầu thu hẹp với tốc độ nhanh hơn Bởi vậy, chi tiêu mua sắm được xem như một công cụ điều tiết tổng cầu
- Chi chuyển nhượng: Là các khoản trợ cấp của chính phủ cho các đối tượng chính sách như người nghèo hay các nhóm dễ bị tổn thương khác trong xã hội.
Chi chuyển nhượng có tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua việc ảnh hưởng đến thu nhập và tiêu dùng cá nhân Theo đó, khi chính phủ tăng chi chuyển nhượng sẽ làm tiêu dùng cá nhân tăng lên Và qua hiệu số nhân của tiêu dùng cá nhân sẽ làm gia tăng tổng cầu.
Thứ hai: Thuế
Trang 6Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bất động sản… nhưng cơ bản thuế được chia làm 2 loại sau:
- Thuế trực thu (direct taxes) là loại thuế đánh trực tiếp lên tài sản và/hoặc thu nhập của người dân
- Thuế gián thu (indirect taxes) là loại thuế đánh lên giá trị của hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thông qua các hành vi sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế
Trong một nền kinh tế nói chung, thuế sẽ có tác động theo hai cách Theo đó:
Một là: Trái ngược với chi chuyển nhượng, thuế làm giảm thu nhập khả dụng của cá nhân từ đó dẫn đến chi cho tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của cá nhân giảm xuống Điều này khiến tổng cầu giảm và GDP giảm
Hai là: Thuế tác động khiến giá cả hàng hoá và dịch vụ “méo mó” từ đó gây ảnh hưởng đến hành vi và động cơ khuyến khích của cá nhân.
CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ1 Khái niệm
Chính sách tiền tệ trong tiếng Anh còn được gọi là monetary policy Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển Ngân hàng trung ương là cơ quan tổ chức thực hiện các chính sách tiền tệ Mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định giá cả, tăng trưởng GDP, giảm thất nghiệp Vì chính sách tiền tệ có khả năng tác động vào thị trường tiền tệ, qua đó tác động đến tổng cầu và sản lượng nên nó trở thành một công cụ ổn định kinh tế hữu hiệu của chính phủ.
Trang 72 Đặc điểm của chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ có thể có đặc điểm như tín dụng thắt chặt hoặc tín dụng nới lỏng Khi Fed lo ngại nền kinh tế đang phát triển quá nhanh hoặc giá tăng quá nhanh, Fed sẽ thắt chặt các vị thế dự trữ bằng cách bán các chứng khoán chính phủ để thoát khỏi tinh trạng này Quá trình này được biết đến như rút nguồn dự trữ Trái lại, nếu Fed thấy rằng nền kinh tế tăng trưởng không đủ nhanh hoặc có nguy cơ suy thoái, thì Fed có thể bơm các khoản dự trữ mới vào hệ thống ngân hàng, bằng cách mua chứng khoán từ những trung tâm giao dịch chứng khoán Bằng cách mua thay vì bán chứng khoán, Fed sẽ mở rộng, thay vì thu hẹp nguồn cung dự trữ ngân hàng, vì vậy sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu dự trữ, và thực hiện các khoản vay mới.
Ngoài chính sách tiền tệ, Fed cũng có một số kiểm soát tín dụng có lựa chọn để điều chỉnh chi phí tín dụng Những kiểm soát này bao gồm những yêu cầu bảo chứng đối với những chứng khoán được mua thông qua nhà môi giới -thương nhân và sự thuyết phục tin thần cao, nhờ đó, Fed cố gắng thuyết phục các ngân hàng tiếp tục theo các khuyến nghị của Fed qua sức ép không chính thức Mặc dù chính sách tiền tệ khác với Chính sách tài khóa của chính phủ liên bang, được tiến hành bởi những chính sách chi tiêu và thuế, cả hai đều chia sẻ một mục tiêu chung: cân bằng tổng cầu trong nền kinh tế so với tổng cung, được đo bởi tổng sản phẩm quốc nội, việc làm và lãi suất, qua đó giữ lạm phát và thất nghiệp ở mức kiểm soát.
3 Mục tiêu của chính sách tiền tệ
3.1 Mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định giá trị đồng tiền
NHTW thông qua Chính sách tiền tệ có thể tác động đến sự tăng hay giảm giá trị đồng tiền của nước mình Giá trị đồng tiền ổn định được xem xét trên 2 mặt: Sức mua đối nội của đồng tiền (chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ
Trang 8trong nước) và sức mua đối ngoại (tỷ giá của đồng tiền nước mình so với ngoại tệ).
Tuy vậy, Chính sách tiền tệ hướng tới ổn định giá trị đồng tiền không có nghĩa là tỷ lệ lạm phát bằng không, vì như vậy nền kinh tế không thể phát triển được Trong điều kiện nền kinh tế trì trệ thì kiểm soát lạm phát ở một tỷ lệ hợp lý (thường ở mức một con số) sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế trở lại.
3.2 Mục tiêu tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp
Chính sách tiền tệ mở rộng hay thắt chặt có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ lệ lạm phát gia tăng.
3.3 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế luôn là mục tiêu của mọi chính phủ trong việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô của mình, để giữ cho nhịp độ tăng trưởng đó ổn định, đặc biệt việc ổn định giá trị đồng bản tệ là rất quan trọng, nó thể hiện lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ Mục tiêu này chỉ đạt được khi kết quả hai mục tiêu trên đạt được một cách hài hoà.
Giữa các mục tiêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau, không tách rời Nhưng xem xét trong thời gian ngắn hạn thì các mục tiêu này có thể mâu thuẫn với nhau thậm chí triệt tiêu lẫn nhau Vậy để đạt được các mục tiêu trên một cách hài hoà thì NHTW trong khi thực hiện Chính sách tiền tệ cần phải có sự phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác Phần lớn NHTW các nước coi sự ổn định giá cả là mục tiêu chủ yếu và dài hạn của chính sách tiền tệ.
4 Công cụ của chính sách tiền tệ
Trang 9Fed có ba công cụ riêng biệt về chính sách tiền tệ: mua và bán chứng khoán thông qua hoạt động Thị trường mở, quyền thiết lập các yêu cầu dự trữ cho các định chế tài chính, và lãi suất chiết khấu được thanh toán bởi các ngân hàng và những định chế tài chính, khi họ vay từ một trong các Ngân hàng Dự trữ Liên bang của khu vực.
Chính sách tiền tệ gồm 6 công cụ chính sau:
4.1 Công cụ tái cấp vốn
Là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại, Khi cấp khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo ra cơ sở của Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.
4.2 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.
4.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở
Là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.
4.4 Công cụ lãi suất tín dụng
Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền
Trang 10trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất Nó là 1 công cụ rất lợi hại Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.
4.5 Công cụ hạn mức tín dụng
Là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.
4.6 Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.
Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dự trữ của đất nước Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.
CHƯƠNG 3 PHỐI HỢP CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VÀ CHÍNHSÁCH TIỀN TỆ NÀY Ở VIỆT NAM.
1 Tổng quan và đánh đánh giá1.1 Tổng quan về chính sách tài khoá
Trang 11Chính sách tài khoá thể hiện xu hướng mở rộng rõ nét trong 2 năm 2020-2021 Với chủ trương điều hành ngân sách nhà nước chủ động, hiệu quả, chặt chẽ, tiết kiệm, chính sách tài khoá đã thể hiện vai trò quan trọng trong đảm bảo an toàn tài chính - ngân sách quốc gia, để vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế Trong năm 2020, một số chính sách hỗ trợ tài khóa nổi bật là: Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, ngày 08/04/2020 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; Nghị quyết số 42/2020/NQ-CP, ngày 09/04/2020 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng)… Ngoài ra, còn có các hình thức hỗ trợ khác, như: giảm giá điện, giá dịch vụ viễn thông… Tổng giá trị hỗ trợ thực tế của gói hỗ trợ tài khóa trong năm 2020 đạt khoảng 100.000 tỷ đồng, tương đương 1,26% GDP, đạt gần 61% kế hoạch ban đầu
Năm 2021, các chính sách hỗ trợ tài khóa đã triển khai đáng chú ý là: Nghị định số 52/2021/NĐ-CP, ngày 19/04/2021 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021 (quy mô 115.000 tỷ đồng) với giá trị thực ước tính là 1.917 tỷ đồng, tương đương 0,25% GDP năm 2020 (đã điều chỉnh); Nghị quyết số 68/2021/NQ-CP, ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng, nhưng giá trị thực tế khoảng 19.000 tỷ đồng); Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg, ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (quy mô 30.000 tỷ đồng)… Một số chính sách hỗ trợ khác với tổng giá trị là 13.150 tỷ đồng gồm: giảm giá và miễn tiền điện cho khách hàng chịu ảnh hưởng nặng của đợt dịch thứ 4, hỗ trợ cước viễn thông… Tổng giá trị của các chính sách hỗ trợ tài khóa (bao gồm cả an sinh xã hội) năm 2021 ước khoảng 133.020 tỷ đồng, tương đương 1,7% GDP năm 2020 (đã điều chỉnh).