1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ôn tập Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam

60 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ôn tập Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Chuyên ngành Luật Ngân hàng
Thể loại Tài liệu ôn tập
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 84,86 KB
File đính kèm slide.rar (468 KB)

Nội dung

File tổng hợp các câu hỏi nhận định, lý thuyết và bài tập môn Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam nhằm làm tài liệu cho các kỳ kiểm tra môn Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Trang 1

1 Ngân hàng Nhà nước luôn là chủ thể bắt buộc có trong mọi hoạt quan hệ pháp luật ngân hàng

Đúng Quan hệ pháp luật ngân hàng là những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lýnhà nước về tiền tệ và ngân hàng, trong quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh của cácTCTD, trong quá trình hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác được các quy phạm pháp luậtngân hàng điều chỉnh

2 Quá trình hình thành và phát triển NH ở VN là kết quá tất yếu của sự phát triển kinh tế

Đúng Vì đây là kết quả của sự phân công lao động xã hội, sự tích lũy của cải dưới dạng tiền tệ,hơn nữa sự xuất hiện của tiền tệ trong hoạt động nhận gửi tiền và nhu cầu sử dụng vốn trong quátrình vay mượn là nhu cầu tất yếu để hình thành và phát triển Ngân hàng ở Việt Nam

3 Tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là hoạt động gửi tiền?

Sai Vì tiền đề cho sự xuất hiện hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh tiền tệ chứ không phải

là hoạt động tiền gửi

4 Hệ thống ngân hàng một cấp là hệ thống NH trong đó các NH vừa phát hành tiền vừa thực hiện KD?

Đúng Vì hoạt động của ngân hàng một cấp là việc vừa phát hành tiền, vừa thực hiện hoạt độngcho vay

5 Trong hoạt động ngân hàng, các ngân hàng không bao giờ có sự giúp đỡ, hỗ trợ vốn lẫn nhau

Sai Vì hoạt động ngân hàng được xây dựng và tồn tại rất nhiều từ lòng tin của người dân vào hệthống ngân hàng Vì tin tưởng người dân mới gửi tiền vào các ngân hàng và ngân hàng sử dụngtiền huy động được để cấp tín dụng Do vậy, khi cần thiết, các ngân hàng cần hỗ trợ nhau để đảmbảo khả năng thanh toán, củng cố lòng tin của người gửi tiền vào trong hệ thống ngân hàng, đảmbảo cho sự phát triển ổn định của hệ thống ngân hàng

Trang 2

6 NHNNVN chỉ tham gia vào quan hệ PL NH với tư cách là chủ thể mang quyền lực nhà nước?

Đúng NHNN đóng vai trò là người điều hành các chính sách tiền tệ cũng như quản lý tổng thểcác TCTD hoạt động trong nền kinh tế Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 và Điều 4 Luật Ngân hàngnhà nước 2010

7 NHNNVN không bảo lãnh cho cá nhân, doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng; thực hiệnchức năng của ngân hàng trung ương và phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng vàcung ứng dịch vụ tiền tệ cho chính phủ Ngân hàng nhà nước không đứng ra bảo lãnh cho cánhân, doanh nghiệp

8 Nguồn của luật NH là các văn bản quy phạm PL do NN ban hành?

Sai Vì nguồn của Luật NH bao gồm: hiến pháp, các đạo luật, bộ luật dân sự, luật doanh nghiệp,hợp tác xã , luật đầu tư, ngoài ra còn có điều ước quốc tế, tập quán, thông lệ quốc tế chứkhông phải riêng các văn bản quy phạm PL do NN VN ban hành

9 Hoạt động NH là hoạt động kinh doanh có điều kiện?

Đúng Vì hoạt động NH là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ:nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản trong nền kinh tế khá đặcbiệt, mang tính chất nhạy cảm nên phải đưa ra các điều kiện để đạt được hiệu quả cũng như hạnchế rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động tránh ảnh hưởng chung đến nền kinh tế quốc gia.(khoản 1 điều 6 Luật NHNN 2010)

10 Cá nhân muốn tham gia QHPL ngân hàng phải đủ 18 tuổi?

Sai Vì trẻ em dưới 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể tham gia QHPLngân hàng thông qua các hoạt động gửi tiết kiệm, gửi tiền qua thẻ, sử dụng thẻ (Căn cứ tạiĐiều 16 Thông tư số Số: 19/2016/TT-NHNN ngày 30 /6 /2016 của NHNNVN)

Trang 3

11 Mọi tổ chức, cá nhân đều được quyền tham gia vào quan hệ pháp luật ngân hàng.

Sai Vì khi tham gia vào quan hệ pháp luật, các chủ thể tham gia phải có năng lực chủ thể, nănglực hành vi khi tham gia quan hệ Tùy theo các trường hợp cụ thể mà pháp luật quy định nhưngcần phải thỏa mãn mới tham gia

12 NHNNVN được phép KD tiền tệ?

Sai NHNNVN hiện nay chỉ đóng vai trò quản lý Nhà nước về tiện tệ, hoạt động ngân hàng vàngoại hối, phát hành tiền, cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ, điều phối các TCTD nhằmđảm bảo chính sách tiền tệ được đưa ra sẽ đạt hiệu quả cao nhất (khoản 3 điều 2)

13 Đối tượng điều chỉnh của luật NH có thể là đối tượng điều chỉnh của các luật khác?

Đúng Vì Đối tượng điều chỉnh của Luật ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quátrình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng trong nềnkinh tế.Các quan hệ tổ chức và kinh doanh ngân hàng là các quan hệ xã hội phát sinh trong quátrình tổ chức, thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng của các tổ chức tín dụng và hoạt độngngân hàng của các tổ chức khác Phương pháp điều chỉnh của Luật ngân hàng là phương pháptác động bình đẳng, thỏa thuận

14 NHNNVN là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động

Trang 4

đốc Ngân hàng Nhà nước và các chủ thể quy định tại Điều 50 NĐ số 96/2014/NĐ-CP ngày17/10/2014 Quy định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng

16 NHNN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của CP.

Sai Cơ quan quản lý nợ nước ngoài của chính phủ là Cục quản lý nợ và tài chính đối ngoạithuộc Bộ tài chính quy định tại điều 1 Quyết định Số 2328/QĐ-BTC ngày 09/09/2014 của Bộ tàichính về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục quản lý nợ vàtài chính đối ngoại

Điều 2 và Điều 4 luật ngân hàng Nhà nước

17 Ngân hàng nhà nước là người mua, người bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng

Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là nơi mua, bán ngoại tệ giữa các ngân hàng được phép kinhdoanh ngoại hối Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là hình thức liên kết giữa các ngân hàng đểkinh doanh ngoại hối có tổ chức Theo quy định tại khoản 5 điều 31 Luật NHNN thì NHNN cótrách nhiệm tổ chức, quản lý,… Như vậy, Ngân hàng nhà nước– cơ quan đặc trách quản lý hệthống tiền tệ của quốc gia và chịu trách nhiệm thi hành chính sách tiền tệ, quản lý tiền tệ choChính phủ và Chính phủ sẽ mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại ngân hàng trung ương.Vậy…

18 NHNN phải đóng thuế TNDN cho phần chênh lệch thu chi tài chính của mình?

Sai NHNN hoạt động phi lợi nhuận, không có nghiệp vụ kinh doanh nên không đóng thuếTNDN Điều 44 + 45 luật ngân hàng Nhà nước

19 Cán bộ thẩm định của ngân hàng không được vay tại chính ngân hàng đó.

Sai Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng và Điều 10 Thông tư

23/2020/TT-NHNN quy định về hạn chế, giới hạn cấp tín dụng: "Điều 10 Hạn chế, giới hạn cấp tín dụng

Trang 5

1 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng tuân thủ quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng và giới hạn cấp tín dụng theo Điều 126, Điều 127 và Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).

2 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng căn cứ vốn tự có riêng lẻ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này tại cuối ngày làm việc gần nhất để xác định hạn chế, giới hạn cấp tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này."

Như vậy, người thẩm định, xét duyệt đi vay tại chính ngân hàng mình đang làm việc sẽ hạn chếcấp tín dụng Mức hạn chế cấp tín dụng sẽ được ngân hàng căn cứ theo vốn tự có riêng lẻ củakhách hàng cuối ngày làm việc gần nhất để xác định

20 Ngân hàng không được trao cổ đông lớn của chính tổ chức tín dụng đó vay

Sai Điều 126 luật CTCTD

21 BTC là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty

TC, Cty CTTC?

Sai Vì căn cứ tại Điều 18 Luật Các TCTD 2010 thì Ngân hàng Nhà nước mới có thẩm quyền

cấp Giấy phép thành lập và hoạt động cho CTTC, CTCTTC

22 NHNNVN là cơ quan trực thuộc QH?

Sai Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung

ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

23 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một pháp nhân Sai Vì Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực

hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp theo ủy quyển của Ngân hàng Nông

nghiệp chứ không có quyền tự chủ và quyền quyết định toàn bộ (Điều 43 Quyết định số

117/2002/QĐ/HĐQT-NHNo ngày 03/6/2002)

24 Thống đốc NHNN là thành viên Chính Phủ.

Trang 6

Đúng Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Luật ngân hàng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước là thành viêncủa Chính phủ, là người đứng đầu và lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước; chịu trách nhiệm trước Thủtướng Chính phủ, trước Quốc hội về quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.

25 Chỉ có thống đốc NHNNVN mới có quyền ra quyết định đặt TCTD và tình trạng kiểm soát đặc biệt.

Sai Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN, đối với tổ chức tíndụng là quỹ tín dụng nhân dân đặt trụ sở chính trên địa bàn thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nướcchi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là chủ thể có quyền ra quyết định đặt TCTDnày vào tình trạng kiểm soát đặc biệt Do đó, không chỉ có thống đốc NHNNVN mới có quyền

ra quyết định đặt TCTD vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, mà còn có Giám đốc Ngân hàng Nhànước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

CSPL: Khoản 2 Điều 6 Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định về kiểmsoát đặc biệt đối vớiTCTD do NHNNVN ban hành

26 NHNNVN chỉ cho TCTD vay vốn

Sai Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thờiquỹngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Khoản tạm ứng này phải đượchoàntrả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định(Điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam / Điểm c k1 điều 108 Luật Các tổ chức tín dụng)

27 NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng CP.

Sai NHNN Việt Nam chỉ bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định củaThủ tướng Chính phủ (Điều 25 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

28 NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi.

Sai Ngân hàng Nhà nước tạm ứng cho ngân sách trung ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹngân sách nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Khoản tạm ứng này phải đượchoàn trả trong năm ngân sách, trừ trường hợp đặc biệt do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyếtđịnh (Điều 26 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

Trang 7

29 Mọi tổ chức thực hiện hoạt động NH đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc?

Sai vì ngân hàng chính sách không phải thực hiện dự trữ bắt buộc Theo quy định tại Điều 17Luật các TCTD thì NHCSXH được thành lập theo QĐ số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002.Theo đó, NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được NN đảm bảo khả năng thanhtoán; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% và một số ưu đãi khác

30 dự trữ bắt buộc chỉ áp dụng cho loại hình tổ chức tín dụng là ngân hàng

Sai Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định về dựtrữ bắt buộc cụ thể như sau:

1 Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

2 Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

3 Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.

Theo đó, dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước đểthực hiện chính sách tiền tệ quốc gia

Tổ chức tín dụng bao gồm:

- Ngân hàng, bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, bao gồm: công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các

tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác

- Tổ chức tài chính vi mô

- Quỹ tín dụng nhân dân

31 Hội đồng chính sách tiền tệ QG là đơn vị thuộc NHNNVN

Trang 8

Sai Là đơn vi trực thuộc Chính Phủ Điều 3 Quyết định số 1079/QĐ-TTg ngày 17/6/2016 củaThủ tướng Chính phủ thì Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia làm việc theonguyên tắc tư vấn và theo Quy chế làm việc của Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quy định.

32 Cá nhân có thể nắm giữ 20% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần.

Sai Một cổ đông là cá nhân không được sở hữu vượt quá 5% vốn điều lệ của một tổ chức tíndụng

CSPL: khoản 1 điều 55 luật các tổ chức tín dụng

33 Hoạt động tín dụng của NHNN và hoạt động tín dụng của TCTD là giống nhau.

Sai - Về nội dung hoạt động tín dụng:

Hoạt động tín dụng của ngân hàng gồm: tái cấp vốn cho các TCTD (Điều 11 Luật Ngân hàngNNVN), tạm ứng cho NSNN (Điều 26 Luật NHNNVN), bảo lãnh cho các TCTD (Điều 25 LuậtNHNNVN)

Hoạt động tín dụng của TCTD gồm: hoạt động huy động vốn và hoạt động cấp tín dụng (Khoản

34 Công ty tài chính là một loại hình tượng tổ chức tín dụng ngân hàng

Sai Theo khoản 4 điều 4 luật các tổ chức tín dụng thì: công ty tài chính là một loại tổ chức tíndụng phi ngân hàng Mà tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác tổ chức tín dụng là ngân hàng

35 Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn?

Trang 9

Sai Các tố chức tín dụng đang bị đặt vào tình trạng kiếm soát đặc biệt sẽ không được vay tái cấpvốn từ ngân hàng nhà nước mà chi có thể được vay đặc biệt theo quy định tại Điều 151 Luật các

tổ chức tín dụng 2010

CSPL: Khoản 1 Điều 10 Thông tư 17/2011/TT-NHNN, khoản 1 Điều 8 Thông tư NHNN, khoản 1 Điều 4 Thông tư 20/2013/TT-NHNN, khoản 1 Điều 12 Thông tư 24/2019/TT-NHNN

01/2012/TT-36 Khi tổ chức tín dụng muốn thay đổi mức vốn điều lệ thì phải xin phép ngân hàng nhà nước

Đúng Việc thay đối mức vốn điều lệ của TCTD thuộc trường hợp phải được Ngân hàng nhànước chấp thuận Vì vậy, khi TCTD muốn thay đổi mức vốn điều lệ thì phải xin phép Ngânhàng nhà nước để được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện cácthủ tục thay đối

CSPL: Điểm b Khoản 1 Điều 29 Luật các tố chức tín dụng 2010, khoản 2 Điều 26 Thông tư04/2015/TT-NHNN

37 TCTD được nhận tiền gửi bằng vàng

Sai Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳhạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu vàcác hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, tiền lãi cho ngườigửi tiền theo thỏa thuận Tổ chức tín dụng chỉ được nhận tiền gửi bằng tiền

CSPL: khoản 13 điều 4 luật các tổ chức tín dụng

38 TCTD được nhận tiền gửi bằng ngoại tệ

Đúng Vì đối với các TCTD được phép hoạt động ngoại hối thì có thể thực hiện các giao dịchngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước trong đó có hoạt động nhận tiền gửi= ngoại tệ

CSPL: khoản 1 điều 1 Thông tư 15/2015/TT-NHNN

39 Mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kd ngoại tệ?

Trang 10

Sai Điều 31 luật ngân hàng Nhà nước chỉ có các tổ chức tín dụng được cấp giấy phép kinhdoanh ngoại tệ + Điều 105 + 116 Luật Các tổ chức tín dụng

40 TCTD nước ngoài muốn hoạt động NH tại VN chỉ được thành lập dưới hình thức chi nhánh NH nước ngoài.

Sai Vì căn cứ tại Khoản 8 Điều 4 Luật các TCTD 2010 tổ chức tín dụng nước ngoài là tổ chứctín dụng được thành lập ở nước ngoài theo quy định của pháp luật nước ngoài

Tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức văn phòngđại diện, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nướcngoài, công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài, công ty cho thuê tàichính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài

Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài là loại hình ngân hàng thương mại;công ty tài chính liên doanh, công ty tài chính 100% vốn nước ngoài là loại hình công ty tàichính; công ty cho thuê tài chính liên doanh, công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài làloại hình công ty cho thuê tài chính theo quy định của Luật này

41 Chủ tịch HĐQT của TCTD này có thể tham gia điều hành TCTD khác.

Đúng Căn cứ tại điều 34 Luật các TCTD 2010 thì các trường hợp ngoại trừ được phép tham giađiều hành

42 TCTD không được KD BĐS?

Sai Vì căn cứ tại khoản 1, 2, 3 điều 132 Luật các tổ chức tín dụng thì các TCTD được phép kinhdoanh

43 Mọi TCTD đều được nhận tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân, hộ gia đình?

Sai Điều 112 Luật các tctd thì công ty tài chính chỉ được phép nhận tiền gửi từ tổ chức

44 Mọi TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi

Trang 11

Sai Theo điều 6 luật bảo hiểm tiền gửi 2012 thì các TCTD được nhận tiền gửi của cá nhân thìphải tham gia bảo hiểm ngoại- ngân hàng chính sách Như vậy, TCTD chỉ nhận tiền gửi của tổchức như công ty tài chính và ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi

45 Mọi TCTD đều được nhận tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân, hộ gia đình

Sai căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật CTCTD thì tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chứctín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân Nhưng chỉ có ngânhàng là TCTD được nhận tiền gửi không kỳ hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 98 LuậtCTCTD Còn những tổ chức còn lại không được theo quy định tại khoản 4 Điều 4, khoản 1 Điều

108 và khoản 1 Điều 118 Luật CTCTD.CSPL: khoản 1 Điều 98 Luật TCTD

46 Mọi tổ chức tín dụng đều hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận

Sai Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi

mô và quỹ tín dụng nhân dân Trong đó có ngân hàng chính sách hoạt động không vì mục tiêulợi nhuận mà nhằm thực hiện các chính sách kinh tế- xã hội của nhà nước

CSPL: khoản 1 điều 4, khoản 1 điều 17 luật các tổ chức tín dụng

47 TCTD chỉ được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần.

Sai Căn cứ tại Điều 6 Luật các TCTD tùy từng tctd mà được phép thành lập dưới hình thứckhác nhau bao gồm cty cổ phần, công ty TNHH, Cty TNHH 1 thành viên

48 Tổ chức tín dụng không được thành lập dưới hình thức hợp tác xã.

Sai Khoản 1 Điều 4 Luật Các TCTD quy định tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tíndụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân Trong hoạt động ngânhàng, các tổ chức tín dụng có thể được thành lập dưới hình thức là hợp tác xã, bao gồm: ngânhàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân (Điều 73 Luật Các TCTD)

Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụngnhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập với mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ

Trang 12

trợ tài chính, điều hoà vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân(khoản 7 Điều 4 Luật CácTCTD)

Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân tự nguyện thànhlập dướihình thức hợp tác xã, hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi và cho vay bằngđồng Việt Nam vớimục đích tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống (khoản 6 Điều 4 Luật CácTCTD)

Vì vậy, tổ chức tín dụng được thành lập dưới hình thức hợp tác xã

49 Mọi tổ chức tín dụng đều được thực hiện HD kinh doanh ngoại tệ.

Sai theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối thì đối tượng được hoạtđộng cungứng dịch vụ ngoại hối gồm các ngân hàng, các tổ chức tín dụng phi ngânhàng và các tổ chứckhác được phép hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối Và căn cứtheo Điều 118 Luật các TCTDthì quỹ tín dụng nhân dân không có quyền kinh doanhngoại tệ Vì vậy, không phải mọi TCTDđều được quyền kinh doanh ngoại tệ

CSPL: khoản 1 Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối

50 TCTD không được thành lập dưới hình thức công ty TNHH?

Sai Căn cứ tại Điều 6 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì được thành lập

51 Khi TCTD bầu các chức danh Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT, thành viên Bam Kiểm soát phải được NHNN chấp thuận danh sách dự kiến

Sai Vì chi đối với tố chức tín dụng là công ty cố phần, công ty TNHH thì mới có quy định vềviệc chấp thuận danh sách dự kiến băng văn bản của Ngân hàng Nhà nước trước khi bầu, bỗnhiệm các chức danh Tổng giám đốc, thành viên HĐQT, thành viên Ban Kiếm Soát

CSPL: Khoản 1 Điều 51 Luật Các tố chức tín dụng

52 TCTD được dùng vốn huy động để góp vốn mua cổ phần của DN và của TCTD khác theo quy định của PL?

Trang 13

Sai Vì căn cứ tại điều 115 luật các TCTD Góp vốn, mua cổ phần của công ty cho thuê tài chínhCông ty cho thuê tài chính không được góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty con, công tyliên kết dưới mọi hình thức.

53 Tố chức có thế sở hữu 50% vốn điều lệ của tố chức tín dụng.

Đúng Đối với TCTD là công ty TNHH hai thành viên trở lên thì nếu tố chức là pháp nhân thì cóthế sở hữu tối đa lên đến 50% vốn điều lệ của tố chức tín dụng CSPL: khoản 1 Điều 70 LTCTD

54 Tố chức tín dụng không được sở hữu giấy tờ có giá do TCTD khác phát hành.

Sai Vì căn cứ Điều 104 LCTCTD thì ngân hàng thương mại (thuộc một trong các đối tượngcủa TCTD) được quyền tham gia thị trường tiền tệ, được tham gia đấu thầu tín phiếu kho bạc,mua, bán công cụ chuyển nhượng, trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN vàcác giấy tờ có giá khác trên thị trường Và pháp luật về các TCTD không cấm trường hợp này.CSPL: Điều 104 LCTCTD

55 TCTD không được cho vay trên cơ sở cầm cố chính cổ phiếu của TCTD đó

Đúng Điều k5 126 Luật các TCTD

56 TCTD phi NH không được làm DV thanh toán?

đúng k4 điều 4 luật các tctd

57 TCTD không được cho chính GĐ của TCTD vay vốn?

Đúng , Căn cứ tại điều 126 khoản 1 điểm a

58 Mọi TCTD khi thực hiện cấp TD đều phải tuân theo hạn mức tín dụng?

sai k3 k7 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng

59 TCTD được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu?

Đúng Căn cứ khoản 2 điều 92 luật các tctd

60 Chủ thể cho vay trong quan hệ cấp TD cho vay là mọi TCTD?

Trang 14

Sai Vì chỉ những tổ chức tín dụng được cấp phép thõa điều kiện tại điều 20 và điều 21 luật cáctctd.

61 Con của GĐ NH có thể vay tại chính NH đó nếu như có TSĐB?

Sai Điểm b khoản 1 điều 126 Luật các TCTD

62 TCTD chỉ cho vay trên cơ sở nhu cầu vốn của KH và VTC của TCTD đó?

Sai Hoạt động cho vay phải đảm bảo 3 nguyên tắc cơ bản: sử dụng vốn đúng mđích, phương ánvay vốn khả thi, thanh toán nợ vay đúng hạn (yếu tố phụ: có TSĐB)

63 Chủ tịch HĐQT của TCTD này không được tham gia điều hành TCTD khác?

Đúng Căn cứ tại điều 34 Luật các TCTD 2010 thì các trường hợp ngoại trừ được phép tham giađiều hành

64 Mọi TCTD đều được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản?

Sai điểu 1 quyết định 226 thì quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô không được thựchiện dịch vụ thanh toán qua tài khoản => Nhận định này chỉ có ngân hàng được cung ứng dịch

vụ thanh toán qua tài khoản (Nghị định 16, Nghị định 59)

65 TCTD được nộp đơn xin phá sản khi hoạt động thua lỗ mà không muốn khôi phục hoạt động.

Sai Theo quy định của pháp luật thì khi ngân hàng nhà nước có văn bản về việc chấm dứt kiểmsoát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phụchồi khả năng thanh toán mà TCTD vẫn lâm vào tình trạng phá sản thì TCTD mới được nộp đơnyêu cầu tuyên bố phá sản CSPL: điều 155 luật các tổ chức tín dụng

66 Ban kiểm soát đặc biệt nộp đơn xin phá sản TCTD khi hết kiểm soát mà TCTD không thể hoạt động bình thường

Sai Ban kiểm soát đặc biệt chỉ có quyền yêu cầu TCTD nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phásản theo quyết định của pháp luật về phá sản chứ không tự mình nộp đơn

Trang 15

CSPL: điểm đ khoản 2 điều 148 luật các tổ chức tín dụng

67 Kiểm soát đặc biệt áp dụng đối với TCTD hoạt động động NH khi bị mất khả năng thanh toán?

Sai vì căn cứ tại khoản 1 điều 3 thông tư số 07/2013/TT-NHNN ngày 14/3/2013 thì Kiểm soátđặc biệt là việc một tổ chức tín dụng bị đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nướcViệt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khảnăng thanh toán hoặc vi phạm nghiêm trọng pháp luật dẫn đến nguy cơ mất an toàn hoạt động

68 Ban KSĐB có quyền yêu cầu NHNN cho TCTD vay khoản vay đặc biệt?

Sai Căn cứ tại điểm d khoản 2 Điều 148 luật Các TCTD năm 2010 thì yêu cầu NHNN choTCTD vay khoản vay đặc biệt không nằm trong quyền hạn và chức năng của Ban KSĐB

69 Ban kiểm soát đặc biệt được quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc biệt.

Sai CSPL: Khoản 2 Điều 24 Luật NHNN 2010 , khoản 6 Điều 146b Luật CTCTD2010

Tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt có thể được Ngân hàng Nhà nướccho vay đặc biệt để phục hồi khả năng thanh toán (cho vay cứu cánh) theo quy định của LuậtNHNN Do đó, quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc biệt thuộc về Ngân hàng Nhànước Theo quy định tại khoản 6 Điều 146b Luật Các TCTD 2010, Ban kiểm soát đặc biệt chỉ cóquyền kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho TCTD vay khoản vay đặc biệt Vì vậy, Ban kiểm soátđặc biệt không có thẩm quyền quyết định cho TCTD vay khoản vay đặc biệt

70 Ban KSĐB và cơ quan có thẩm quyền quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với TCTD

Sai Ban kiểm soát đặc biệt không có quyền quyết định gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểmsoát đặc biệt đối với TCTD mà chỉ có thể kiến nghị ngân hàng nhà nước quyết định Gia hạnhoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tctd

CSPL: điểm d, khoản 2, điều 148 luật các tổ chức tín dụng

Trang 16

71 Khoản vay đặc biệt không cần hoàn trả khi sau khi hết kiểm soát đặc biệt mà TCTD phá sãn hoặc phát nhập với TCTD khác.

Sai Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản

nợ có tài sản bảo đảm của TCTD hoặc được chuyển đổi thành phần phần vốn góp, vốn cổ phầnTCTD liên quan quy định tại điều 149 của luật các tổ chức tín dụng CSPL: khoản 2 điều 151luật các tổ chức tín dụng

72 Bảo hiếm tiền gửi chi áp dụng cho TCTD có nhận tiền gửi.

SAI CSPL: Điều 2 thông tư số 24/2014/TT-NHNN Vì căn cứ vào Điều 2 thông tư số 24/2014/TT-NHNN hướng dẫn về một số nội dung vê hoạt động bảo hiểm tiên gửi thì: Đối tượng ápdụng được quy định tại Điều 2 là:

1 Bảo hiểm tiên gửi Việt Nam

2 Tô chức tham gia bảo hiểm tiên gửi gồm: ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàngnước ngoài, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và tố chức tài chính vi mô

3 Người được bảo hiểm tiền gửi

4 Các tố chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động bảo hiểm tiên gửi

Điều đó cho thấy ngoài TCTD thì còn có các chủ thế khác là đối tượng áp dụng của bảo hiểmtiền gửi

73 Mục đích của người gửi tiền gửi thanh toán là nhằm tìm kiếm lãi suất cao.

Sai Tiền gửi thanh toán là khoản tiền mà người gửi tiền mong muốn sử dụng các dịch vụ thanhtoán thông qua tài khoản Do vậy, đây là loại tiền gửi không kỳ hạn, khả năng sử dụng số tiềnnày kinh doanh rất thấp vì vậy họ được trả lãi suất rất thấp

74 Cty cho thuê tài chính không được cho Giám đốc của chính công ty ấy thuê tài sản dưới hình thức cho thuê tài chính

Đúng Căn cứ theo k1 điều 126 Luật các TCTD quy định về những trường hợp không được cấptín dụng

Trang 17

75 Cty tài chính không được mở tài khoản và cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng?

Sai Khoản 4 điều 109 Luật các TCTD 2010 thì được phép

76 Công ty tài chính có thể tiến hành hoạt động cho thuê tài chính

Đúng Căn cứ vào điểm g khoản 1 điều 108 luật các tổ chức tín dụng

77 Cty cho thuê tài chính được phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn?

sai Vì căn cứ tại Điều 112 luật các tctd 2010 thì Hoạt động ngân hàng của công ty cho thuê tàichính Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn của tổ chức

78 Người gửi tiền phải là chủ thể đóng phí bảo hiểm tiền gửi?

Sai TCTD là chủ thể đóng phí BHTG căn cứ tại khoản 1 điều 6 Luật bảo hiểm tiền gửi

79 Người gửi tiền là thành viên HĐQT không được bảo hiểm theo chế độ tiền gửi?

Sai Người gửi tiền phải là thành viên của hội đồng quản trị của chính tổ chức tín dụng đó thìmới không được bảo hiểm theo chế độ bảo hiểm tiền gửi CSPL: Căn cứ tại khoản 2 điều 19Luật bảo hiểm tiền gửi 2012

80 Mọi loại tiền gửi của cá nhân đều được bão hiểm tiền gửi?

Sai Vì Căn cứ tại điều 18 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 chỉ đồng Việt Nam của cá nhân gửi mớiđược bảo hiểm

Cá nhân gửi tiền tại chính TCDT mà cá nhân sở hữu trên 5% thì không đượctham gia bảo hiểmtiền gửi

81 Mọi tổ chức giáo dục đều được vay tái cấp vốn từ ngân hàng nhà nước

Sai Các tổ chức tín dụng đang bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt sẽ không được vay tái cấpvốn từ ngân hàng nhà nước mà chỉ có thể được vay đặc biệt theo quy định tại điều 151 luật các

tổ chức tín dụng

Trang 18

CSPL: khoản 1 điều 10 thông tư 17/2011/NHNN, khoản 1 điều 8 thông tư 01/2012/TT-NHNN,khoản 1 điều 4 thông tư 20/2013/TT-NHNN, khoản 1 điều 12 thông tư 24/2019/TT-NHNN

82 Tài sản đang cho thuê không được dùng để đảm bảo nghĩa vụ?

sai Điều 24 ND163/2006/NĐ-CP: “Điều 24 Thế chấp tài sản đang cho thuê: Trong trường hợp thế chấp tài sản đang cho thuê thì bên thế chấp thông báo về việc cho thuê tài sản cho bên nhận thế chấp; nếu tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ thì bên thuê được tiếp tục thuê cho đến khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.”

83 Tài sản đăng ký giao dịch bảo đảm phải thuộc sở hữu của người đăng ký giao dịch bảo đảm

Sai Điều 12 ND163/2006/NĐ-CP Người đăng ký GDĐB là bên nhận thế chấp, chủ tài sản làbên thế chấp Ngoài ra ở điều 13 quy định trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc ở hữu củabên bảo đảm

84 TS trong biện pháp thế chấp luôn là BĐS?

Sai Còn có thể có máy móc thiết bị, xe ô tô… và các thế chấp đòi nợ quy định tại điều 22 Điều

12 ND163/2006/NĐ-CP

85 Giao dịch đảm bảo chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng ký?

Sai Căn cứ tại Điều 10 ND163/2006/NĐ-CP: “1 Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp

có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây: a) Các bên có thoả thuận khác; b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; c) Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp; d) Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng hoặc chứng thực trong trường hợp pháp luật có quy định.”

86 Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp TD?

Đúng căn cứ theo khoản 18 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng Bảo lãnh ngân hàng là hình thứccấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ

Trang 19

thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thựchiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tíndụng theo thỏa thuận.

87 Công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch bảo đảm có ý nghĩa pháp lý như nhau

và có thể thay thế cho nhau

Sai Theo quy định của pháp luật, công chứng giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm

là hai loại việc khác nhau, quan hệ pháp lý khác nhau và không thể thay thế cho nhau

Công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm: là việc chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp củanội dung các HĐ, giao dịch đó là việc áp dụng pháp luật về nội dung Trong một số trường hợp

là điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm

Đăng ký giao dịch bảo đảm: việc đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm mục đích sau:

- công khai các giao dịch bảo đảm

- xác định thứ tự ưu tiên thanh toán

- đối kháng với người thứ 3

- trong một số trường hợp đăng ký giao dịch bảo đảm cũng là điều kiện phát sinh hiệu lực củagiao dịch bảo đảm: điều 3 nghị định 83/2010/NĐ-CP ngày 23/07/2010

88 Hợp đồng tín dụng phải được lập thành VB và có công chứng chứng thực mới có hiệu lực pháp luật?

Sai Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổchức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứngtrước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoán trả cảgốc và lại, dựa trên sự tín nhiệm có thể có công chứng hoặc không

89 TD ngân hàng là một hình thức của hoạt động cho vay?

Sai TD ngân hàng bao gồm nhiều hình thức cấp TD như cho vay, bảo lãnh, phát hành LC

Trang 20

90 NH phải có nghĩa vụ cho vay nếu bên vay có TSĐB?

Sai Căn cứ điều 7 luật các tctd Quyền tự chủ hoạt động

91 Một KH không được vay quá 15% VTC tại 1 NH?

sai Khoản 3 Điều 128

92 HĐTD vô hiệu thì hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ cho HĐTD đó đương nhiên chấm dứt hiệu lực pháp lý?

Sai Hợp đồng tín dụng vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng thì hợp đồng bảo đảm chonghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng đó mới chấm dứt Nếu đã thực hiện một phân hoặc toàn bộhợp đồng tín dụng thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoa thuận khác;bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên cónghĩa vụ đối với mình

CSPL: Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP

93 Giá trị TSĐB phải lớn hơn nghĩa vụ của bảo đảm

Sai Căn cứ tại điều 5 NĐ 163/2006/NĐ-CP: “Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự thì các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

94 TSDB phải thuộc sở hữu bên vay

Sai Căn cứ tại điều 4 NĐ 163/2006/NĐ-CP: “1 Tài sản bảo đảm do các bên thoả thuận và thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ hoặc thuộc sở hữu của người thứ ba mà người này cam kết dùng tài sản đó để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ đối với bên có quyền Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai và được phép giao dịch 2 Tài sản hình thành trong tương lai là tài sản thuộc sở hữu của bên bảo đảm sau thời điểm nghĩa vụ được xác lập hoặc giao dịch bảo đảm được giao kết Tài sản hình thành trong

Trang 21

tương lai bao gồm cả tài sản đã được hình thành tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm mới thuộc sở hữu của bên bảo đảm.”

95 Một TS có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ trả nợ tại nhiều NH khác nhau nếu giá trị TS lớn hơn tổng các nghĩa vụ trả nợ

Đúng Căn cứ tại điều 5 NĐ 163/2006/NĐ-CP: “Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự thì các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

96 Người bị ký phát sec có trách nhiệm thanh toán nếu tờ séc được xuất trình?

sai khoản 1 Điều 71 Luật các công cụ chuyển nhượng

97 Người thụ hưởng được quyền truy đòi bất kỳ chủ thể nào liên quan đến việc ký phát hành séc?

sai Điều 48 Luật các công cụ chuyển nhượng

98 Người ký phát hành sec phải đảm bảo khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên sec cho người thụ hưởng tại thời điểm phát hành séc?

Sai, vì căn cứ tại Điều 3 Quyết định số 30/2006/QĐ-NHNN ngày 11/7/2006 của thống Đốc ngân

hàng NN: Điều 3 Nghĩa vụ của người ký phát: “1 Bảo đảm có đủ khả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người thụ hưởng tại thời điểm séc được xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình… ”

Căn cứ theo khoản 3 điều 8 thông tư 22/2015/TT-NHNN: Người ký phát séc phải bảo đảm có đủkhả năng thanh toán để chi trả toàn bộ số tiền ghi trên séc cho người hưởng thụ tại thời điểm xétđược xuất trình để thanh toán trong thời hạn xuất trình chứ không phải tại thời điểm ký pháthành séc

99 Tờ séc nếu không đảm bảo tính liên tục cũa dãy chữ ký chuyển nhượng thì không có giá trị thanh toán?

Trang 22

Đúng căn cứ tại điểm a khoản 1 điều 17 và điểm b khoản 3 điều 18 Quyết định số NHNN ngày 11/7/2006 của thống Đốc ngân hàng NN

30/2006/QĐ-100 Người bị ký phát phải bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng do chậm thanh toán séc?

Đúng, căn cứ tại điều 25 và điều 29 Nghị định số 30 của CP ngày 09/5/1996 thì Điều 25 Đốivới séc hợp lệ được nộp đòi thanh toán, đơn vị thanh toán có trách nhiệm thanh toán ngay Nếuthanh toán chậm do lỗi của đơn vị thanh toán, gây thiệt hại cho người thụ hưởng thì đơn vị thanhtoán phải bồi thường

Điều 29 Sau khi nhận séc, đơn vị thu hộ phải nộp séc ngay cho đơn vị thanh toán Nếu nộp sécchậm gây thiệt hại cho người thụ hưởng, đơn vị thu hộ phải bồi thường Trường hợp vì lý do bấtkhả kháng không thể nộp séc ngay, khi hết thời gian bất khả kháng, đơn vị thu hộ phải kịp thờinộp séc đơn vị thanh toán kèm theo văn bản xác nhận lý do bất khả kháng của Uỷ ban nhân dân

xã, phường nơi đơn vị thu hộ đóng trụ sở

101 Séc bảo lãnh là cam kết trả tiền của NH đối với người thụ hưởng

Sai Căn cứ tại điều 14 Bảo lãnh séc Nghị định số 30 của CP ngày 09/5/1996

Bảo lãnh séc là việc người thứ 3 (sau đây gọi là người bảo lãnh) cam kết với người nhận bảolãnh sẽ thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền ghi trên séc khi người được bảo lãnh khôngthanh toán hoặc không thanh toán đầy đủ tờ séc

Để bảo lãnh cho tờ séc, người bảo lãnh ghi cụm từ "bảo lãnh", số tiền bảo lãnh, tên, địa chỉ, chữ

ký của người bảo lãnh và tên người được bảo lãnh trên mặt trước tờ séc hoặc trên văn bản đínhkèm Trường hợp bảo lãnh không ghi tên người được bảo lãnh thì việc bảo lãnh được coi là bảolãnh cho người ký phát

Người bảo lãnh sau khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được tiếp nhận quyền của người được bảolãnh đối với những người có liên quan đến séc, xử lý tài sản đảm bảo của người được bảo lãnh

và có quyền yêu cầu người được bảo lãnh, người ký phát và những người có trách nhiệm vớingười được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thanh toán số tiền bảo lãnh đã thanh toán

Trang 23

102 Thư tín dụng là cam kết bảo lãnh ngân hàng nhận mở thư tín dụng với người thụ hưởng Thương Tín dụng

Sai Thư tín dụng không phải là cam kết bảo lãnh mà thực chất là một cam kết trả tiền hoặc chấpnhận trả tiền (cam kết bảo lãnh hoặc là nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ trả tiềnthì bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh còn đối với thư tín dụng thì ngânhàng mở thư tín dụng là chính phủ để thực hiện việc trả tiền)

103 Bao thanh toán chỉ có một dạng là bao thanh toán không có quyền truy đòi

Sai Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày06/9/2004 ban hành Quy chế hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ghi nhận nhữngphương thức sau đây:

- Bao thanh toán có quyền truy đòi và bao thanh toán không có quyền truy đòi

- Bao thanh toán theo hạn mức và bao thanh toán từng lần

- Bao thanh toán xuất khẩu và bao thanh toán trong nước

1 Tại sao nói NHNN là NH của các NH?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 2 Luật NHNN (0,25 điểm) thì “Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ViệtNam là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (0,25 điểm).NHNN sẽ cho các tổ chức tín dụng (TCTD) vay vốn theo hình thức tái cấp vốn (0,5 điểm) hoặccho vay trong trường hợp đặc biệt (0,5 điểm) theo qui định tại Điều 24 Luật NHNN (0,25 điểm)

và điều 151 Luật các TCTD (0,25 điểm)

Nêu rõ thêm việc cấp tín dụng theo điều 24 Luật NHNN (1 điểm)

- Xuất phát từ vị trí pháp lý là ngân hàng trung ương, NHNN quản lý các NHTM theo một

số cách

• Bắt buộc các NHTM phải lập một tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH trung ương

• Bắt buộc các NHTM phải lập một tài khoản dự trữ bắt buộc tại NH trung ương

Trang 24

- Bên cạnh đó,

• NH trung ương còn thực hiện vai trò “Cứu cánh cuối cùng” (trường hợp NH bị mấtkhả năng chi trả, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống các TCTD àNHNN chovay tiền)

• NH trung ương thực hiện tái cấp vốn cho các NH

• khách hàng của NHNN là các NH

2 Tại sao nói NHNN là NH của Chính Phủ?

- NHNN là cơ quan của chính phủ, nằm trong cơ cấu bộ máy của chính phủ và chịu sự điềuhành của chính phủ; thống đốc NHNN địa vị ngang hàng với bộ trưởng và thủ trưởng các

cơ quan ngang bộ

- NHNN chịu trách nhiệm báo cáo cho CP, thống đốc chịu TN trước TTCP và QH về lĩnhvực mình phụ trách

- NHNN Làm thủ quỹ cho kho bạc Nhà nước

- NHNN Đảm bảo quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia

- NHNN Xây dựng và tư vấn cho Nhà nước về các chính sách tiền tệ quốc gia

- NHNN Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh tiền tệ,tín dụng và ngân hàng…

- NHNN Cho chính phủ vay và nhận lãi suất từ khoản cho vay

- NHNN cũng là đại lý của Chính phủ trong việc phát hành thanh toán các loại chứngkhoán chính phủ trên thị trường sơ cấp và thứ cấp

- NHNN cố vấn cho chính phủ về các chính sách tài chính , tiền tệ , ngân hàng

3 Thế nào là hệ thống ngân hàng hai cấp? Đặc điểm của hệ thống ngân hàng hai cấp.

Hệ thống NH 2 cấp là hệ thống NH bao gồm: NHNN và các ngân hàng chuyên kinh doanhthương mại và các tổ chức tín dụng

Hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế thị trường là hệ thống ngân hàng 2 cấp bởi vì:

Trong hệ thống ngân hàng 2 cấp có những lợi thế hơn hắn so với ngân hàng 1 cấp như

Trang 25

Trong khi đó hệ thống ngân hàng 2 cấp

- Có sự vượt chội hơn hẳn như có sự phân định rõ ràng giữa 2 chức năng kinh doanh của hệthống ngân hàng và chức năng quản lí nhà nước

Trong đó ngân hàng tw phát hành tiền là ngân hàng của các ngân hàng,ngân hàng của chính phủthực hiện chức năng quản lý nhà nước các hoạt động về tiền tệ và hệ thống trong phạm vi quốcgia Chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng thuộc về các ngân hàng thương mại vàcác tổ chức tín dụng chính ví thế sư phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, kinh

tế thị trường nên ngân hàng 2 cấp phải là ngân hàng trong nền kinh tế thị trường

4 So sánh hệ thống ngân hàng một cấp và hệ thống ngân hàng hai cấp.

hệ thống ngân hàng một cấp hệ thống ngân hàng hai cấp Tư

cách

pháp lí

Hỗn hợp, vừa có tư cách của cơ quan

trực thuộc CP, vừa có tư cách của

NHTW, và tư cách của NH trung gian

Là cơ quan thuộc chính phủ và là ngânhàng trung ương

hình tổ

chức

tổ chức của Ngân hàng Quốc gia Việt

Nam bao gồm: ở trung ương, chi nhánh

liên khu, chi nhánh ở tỉnh và chi nhánh ở

nước ngoài Các chi nhánh không có tư

cách pháp nhân, hoạt động với tư cách là

cơ quan cấp dưới đại diện của Ngân

hàng quốc gia Việt Nam

Mô hình tổ chức Ngân hàng nhà nướcViệt Nam bao gồm 2 cấp: Ngân hàngnhà nước Việt Nam và các ngân hàngchuyên doanh trực thuộc

Chức Chức năng của ngân hàng bao gồm: phát Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ đảm

Trang 26

hành giấy bạc, điều hoà sự lưu hành tiền

tệ, quản lý ngân sách quốc gia; huy động

vốn trong nhân dân, điều hòa, mở rộng

tín dụng; quản lý ngoại tệ và thanh toán

các khoản giao dịch với nước ngoài…

=>> Ngân hàng nhà nước Việt Nam

thực hiện đồng thời chức năng quản lý

ngoại hối và trực tiếp thực hiện hoạt

động giao dịch ngoại tệ

nhận vai trò là cơ quan quản lý nhà nướctrong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngânhàng Các nghiệp vụ ngân hàng sẽ do hệthống các tổ chức tín dụng trung giantiến hành Các ngân hàng thương mại vànhững tổ chức tín dụng trung gian đượcpháp lệnh trao quyền tự chủ kinh doanh,

tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinhdoanh của mình

Ngân hàng nhà nước Việt Nam chỉ thựchiện chức năng quản lý ngoại hối màkhông còn trực tiếp thực hiện hoạt độnggiao dịch tiền tệ

5 Tại sao nói hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện?

Bởi đây là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện tức là có yêu cầu về vốn pháp định cũng như phảithực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh

Quy định của pháp luật về điều kiện tiến hành hoạt động Ngân hàng

1 Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng được cấp giấy phép phải có đủ cácđiều kiện sau đây:

a) Có điều lệ được Ngân hàng Nhà nước chuẩn y;

b) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn pháp định và có trụ sở phù hợp vớiyêu cầu hoạt động ngân hàng;

c) Phần vốn pháp định góp bằng tiền phải được gửi vào tài khoản phong toả không đượchưởng lãi mở tại Ngân hàng Nhà nước trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày Số vốn nàychỉ được giải toả sau khi tổ chức tín dụng hoạt động;

d) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quyđịnh trong giấy phép

Trang 27

2 Để tiến hành các hoạt động ngân hàng, tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được cấp giấyphép hoạt động ngân hàng phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có trụ sở kinh doanh phù hợp với yêu cầu hoạtđộng ngân hàng;

b) Đăng báo trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật về những nội dung quyđịnh trong giấy phép

3 Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép, tổ chức được Ngân hàng Nhà nướccấp giấy phép phải hoạt động

6 So sánh

Tiêu chí Hoạt động ngân hàng Hoạt động kinh doanh khác trong

nền kinh tế Đối tượng Tiền tệ / dịch vụ ngân hàng

Bao gồm các hoạt động tín dụng nhưnhận tiền gửi, sử dụng số tiền này đểcấp tín dụng và cung ứng có dịch vụthanh toán nhằm thực hiện các hoạtđộng nghiệp vụ để sinh lợi nhuận và ổnđịnh lưu thông tiền tệ trong thị trường

Tài sản hàng hoáCác hoạt động gồm mua bán, trao đổihàng hóa, các hoạt động kinh doanhhàng hóa dịch vụ nhằm mục đích sinhlợi nhuận là chủ yếu

Cơ cấu tổ

chức

cơ cấu tổ chức hoạt động ngân hàng rấtchặt chẽ, được quy định theo luật Ngânhàng và những người trong ngành cần

có chuyên môn nghiệp vụ được đào tạobài bản

có thể có hoặc không tổ chức theo một

bộ máy, các mô hình kinh doanh thì rất

đa dạng có thể là hộ kinh doanh, thànhlập các công ty, doanh nghiệp

Chủ thể

thực hiện

phải là các ngân hàng, hoặc các tổ chứctín dụng, được nhà nước cho phép hoạtđộng

không bắt buộc phải là ngân hàng hoặccác tổ chức tín dụng, có thể là các chủthể thực hiện khác như các nhân, công

Trang 28

Luật thương mại, luật doanh nghiệp

Đối

tượng

– Các tổ chức tín dụng đang hoạt động

bình thường

– Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước đặt tổ

chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt,

khoản cho vay tái cấp vốn đối với tổ chức

tín dụng đó được chuyển thành khoản cho

vay đặc biệt

– Tổ chức tín dụng lâm vào tình trạngmất khả năng chi trả, đe doạ sự ổn địnhcủa hệ thống các tổ chức tín dụng;– Tổ chức tín dụng có nguy cơ mấtkhả năng chi trả do sự cố nghiêm trọngkhác

Các TCTD rơi vào trường hợp kiểmsoát đặc biệt

Mục

đích

Nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương

tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng Mục

đích cuối cùng là nhằm cung ứng vốn cho

nền kinh tế và thực hiện chính sách tiền tệ

quốc gia

Nhằm phục hồi khả năng thanh toáncủa các TCTD khi các TCTD này lâm

và tình trạng mất khả năng thanh toán

để tránh trường hợp các TCTD này điđến phá sản; từ đó gây ảnh hưởng đến

và làm mất uy tín cũng như hoạt độngbình thường của hệ thống ngân hàng.Hoạt động này không nhằm mục tiêulợi nhuận mà nghiêng về mục đích thựchiện chức năng quản lý nhà nước vềtiền tệ

Hình

thức

– Cho vay theo hồ sơ tín dụng;

-Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu

Trang 29

hạn phương án phục hồi đã được phê duyệt

Các

hoạt

động

1 Nhận tiền gửi: nhận tiền của tổ chức, cá nhân

dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có

kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ

tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận

tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ

tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận

2 Cấp tín dụng: cho vay, chiết khấu, cho thuê tài

chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các

nghiệp vụ cấp tín dụng khác

3 Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản:

cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch

vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu,

ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các

dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua

tài khoản của khách hàng

1 Nhận tiền gửi: nhận tiền của

tổ chức dưới hình thức tiền gửikhông kỳ hạn, tiền gửi có kỳhạn, tiền gửi tiết kiệm, pháthành chứng chỉ tiền gửi, kỳphiếu, tín phiếu và các hìnhthức nhận tiền gửi khác theonguyên tắc có hoàn trả đầy đủtiền gốc, lãi cho người gửi tiềntheo thỏa thuận

2 Cấp tín dụng: cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, baothanh toán, bảo lãnh ngân hàng

và các nghiệp vụ cấp tín dụngkhác

Khác

nhau

Một là, khả năng tất toán tài khoản của

tiền gửi có kỳ hạn sẽ bị hạn chế nhiều

trong khoản thời gian bạn đang gửi tiết

kiệm

Trường hợp bạn muốn tất toán sớm thì sẽ

phải chịu một khoản phí phạt và chỉ được

Một là, khả năng tất toán tài khoản linhđộng hơn Có thể rút tiền bất cứ lúc nàokhi có nhu cầu đột xuất phát sinh

Tất nhiên, bạn sẽ không phải chịu khoảnphí nào khi rút tiền trước hạn cả

Trang 30

hưởng lãi suất trở về mức không kỳ hạn.

Hai là, vì bạn đã gửi vào ngân hàng

khoản tiết kiệm bị ràng buộc nên lãi suất

theo kỳ hạn sẽ cao hơn nhiều so với tiền

gửi không kỳ hạn

Hai là, lãi suất của tiền gửi không kỳhạn sẽ thấp hơn có kỳ hạn và sẽ đượctính theo số dư mỗi cuối ngày

Ba là, bạn sẽ thường xuyên nhận được

các chương trình ưu đãi từ ngân hàng như

mở thẻ tín dụng không cần chứng minh

thu nhập, ưu đãi lãi suất khi vay v.v

Ba là, vì đã có tính linh hoạt cao nên bạn

sẽ không nhận được nhiều ưu đãi khác

- Thứ nhất, có một nơi an toàn cất giữ khoản tiền lớn

- Thứ hai, sử dụng chính khoản tiền “nhàn rỗi” đó sinh lời thêm

Về mặt lãi suất, đa phần sẽ được quy định một mức trần bởi ngân hàng Nhà Nước vàcác ngân hàng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với từng sản phẩm khác nhau Con sốnày thường sẽ thay đổi chứ không cố định trong thời gian dài

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tài khoản thanh toán hay tài khoảngiao dịch thông thường

7 Nêu sự giống và khác nhau cơ bản giữa chi nhánh NHNN với văn phòng đại diện của NHNN?

• + Chi nhánh NHNN thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo uỷ quyền của thống đốc

• + VP đại diện có nhiệm vụ đại diện theo sự uỷ quyền của thống đốc

– Hoạt động:

Ngày đăng: 23/04/2024, 14:45

w