Nghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựngNghiên cứu chế tạo bê tông rỗng thoát nước sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
NGÔ KIM TUÂN
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO BÊ TÔNG RỖNG THOÁT NƯỚC SỬ DỤNG CỐT LIỆU TÁI CHẾ TỪ PHẾ THẢI XÂY DỰNG
RESEARCH AND DEVELOPMENT PERVIOUS CONCRETE USING RECYCLED AGGREGATES FROM CONSTRUCTION
AND DEMOLITION WASTE
PGS.TS Nguyễn Bình Hà
Hà Nội - Năm 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1: GS TS Phan Quang Minh
Người hướng dẫn khoa học 2: GS Ken Kawamoto
Phản biện 1 : PGS.TS Nguyễn Duy Hiếu
Phản biện 2 : PGS.TS Lê Trung Thành
Phản biện 3 : PGS.TS Trần Việt Hùng
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường
họp tại Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội vào hồi 8 giờ 30 ngày 30 tháng 01 năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc Gia và Thư viện Trường
Đại học Xây dựng Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Quá trình đô thị hóa làm gia tăng diện tích bề mặt bị bao phủ bởi các vật liệu không thấm nước, làm thay đổi sự phân bố nước mưa với khoảng 15% thấm xuống đất nền, trong khi với bề mặt đất tự nhiên là khoảng 50% Bên cạnh đó, 90% nguyên nhân tăng nhiệt độ ở các khu
đô thị là do vật liệu xây dựng hấp thụ và lưu giữ nhiệt, dẫn đến hiện tượng đảo nhiệt đô thị (UHI) Bê tông rỗng (BTR) chủ yếu được sử dụng để làm vỉa hè, bãi đỗ xe, đường giao thông tải trọng nhẹ và đường nội bộ, đường bao quanh hồ bơi, sân thể thao, các ứng dụng tường, sàn cách nhiệt, tiêu âm BTR thường sử dụng cốt liệu lớn với một cỡ hạt và nguồn gốc khá đa dạng từ cốt liệu tự nhiên (CLTN) đến cốt liệu được gia công nghiền tái chế, hoặc cốt liệu nhẹ
Ở Việt Nam, các hoạt động xây dựng phát sinh lượng lớn phế thải, chiếm khoảng 10 - 15% khối lượng chất thải rắn (CTR) đô thị, (Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh có thể lên đến 25%) Phế thải xây dựng (PTXD) được phân loại thành nhiều thành phần như: khối xây, bê tông, đất đá, kim loại, gỗ, thủy tinh, nhựa…Trong đó, khối xây và bê tông có thể được sử dụng để tái chế làm cốt liệu thay thế cho cốt liệu tự nhiên Trong đó sử dụng cốt liệu tái chế (CLTC) chế tạo BTR là hướng nghiên cứu rất phổ biến và được ứng dụng rỗng rãi trên thế giới
BTR sử dụng CLTC sẽ phát huy được các ưu điểm của BTR về khả năng tiêu thoát nước, đồng thời phát huy được đặc tính hút nước và giữ nước của một số loại CLTC từ khối xây, bê tông khí chưng áp (AAC) Với độ hút nước có thể đạt từ 14% – 76% của CLTC (từ khối xây và AAC), BTR vừa có khả năng thấm nước và vừa giữ nước sẽ nâng cao hiệu quả bay hơi nước, từ đó làm giảm nhiệt độ bề mặt và không khí, giảm hiệu ứng nhiệt đô nhiệt (UHI) Các đặc tính thấm nước, hút nước
và giữ nước của BTR do cấu trúc rỗng quyết định Cấu trúc rỗng trở lên phức tạp khi sử dụng cốt liệu có độ rỗng cao như CLTC từ PTXD (đặc biệt từ AAC và khối xây) Luận án làm rõ cấu trúc rỗng của BTR và nghiên cứu mối quan hệ của các thông số cấu trúc rỗng với các tính chất của BTR Nghiên cứu khả năng ứng dụng và hiệu quả thực tế của bê tông rỗng
2 Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục tiêu của luận án là nghiên cứu chế tạo BTR sử dụng CLTC từ PTXD, trong đó các mục tiêu nghiên cứu cụ thể bao gồm: (1) Nghiên
cứu đặc tính cơ lý của BTR; yêu cầu cường độ nén từ 7 – 15 MPa; hệ
Trang 4số thấm theo phương tạo hình lớn hơn 4 mm/s; (2) Nghiên cứu cấu trúc rỗng và các thông số cấu trúc rỗng của BTR sử dụng CLTC từ PTXD;
(3) Nghiên cứu hệ số thấm; mối quan hệ giữa cấu trúc rỗng và hệ số
thấm nước; (4) Nghiên cứu mối tương quan giữa cấu trúc rỗng, quá trình bay hơi nước và nhiệt độ bề mặt của BTR sử dụng CLTC từ PTXD; (5) Nghiên cứu ứng dụng thí điểm bãi đỗ xe sử dụng BTR sử dụng CLTC từ PTXD; đánh giá hiệu quả giảm nhiệt độ bề mặt và thoát nước mưa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
BTR sử dụng CLTC từ bê tông, khối xây và AAC; Bãi đỗ xe có bề mặt sử dụng BTR có khả năng thoát nước và giảm nhiệt độ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu chế tạo BTR sử dụng CLTC tại Hà Nội, cỡ hạt từ 5 – 10 mm; Cốt liệu nhỏ: AAC, kích thước hạt từ 0,63 - 5 mm, hàm lượng AAC từ 5% – 10% – 15% (theo thể tích); Độ rỗng thiết kế:15% – 20% – 25%; Các tính chất của BTR nghiên cứu: Đặc tính cơ lý; Đặc tính cấu trúc rỗng; Đặc tính thủy lực; Các đặc tính về nhiệt; Nghiên cứu ứng dụng BTR làm bãi đỗ xe
4 Phương pháp nghiên cứu
-Nghiên cứu lý thuyết: tìm ra cơ sở khoa học và hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán và giải thích các kết quả thực nghiệm
-Nghiên cứu thực nghiệm: chứng minh, làm rõ các giả thiết khoa học bằng thực nghiệm Sử dụng các phương pháp tiêu chuẩn trong và ngoài nước, và một số phương pháp phi tiêu chuẩn
5 Cơ sở khoa học của luận án
- Cơ sở hình thành cấu trúc rỗng của BTR; vai trò của các thành phần lỗ rỗng và mối quan hệ giữa cấu trúc rỗng đến các đặc tính của BTR
- Cơ sở khoa học của việc nâng cao hiệu quả giảm nhiệt độ bề mặt của BTR
- Cơ sở sử dụng CLTC từ chất thải rắn xây dựng và AAC
- Cơ sở ứng dụng BTR làm lớp mặt bãi đỗ xe
5 Nội dung nghiên cứu của luận án
1) Nghiên cứu tổng quan các đối tượng nghiên cứu của luận án; 2) Nghiên cứu cơ sở khoa học chế tạo BTR sử dụng CLTC từ PTXD; 3) Tính chất nguyên vật liệu; lựa chọn phương pháp nghiên cứu; 4) Nghiên cứu ảnh hưởng của CLTC đến các đặc tính cơ lý, đặc tính
Trang 5thủy lực của BTR;
5) Nghiên cứu cấu trúc rỗng và mối quan hệ giữa cấu trúc rỗng với: tính chất cơ lý, hệ số thấm nước, các thông số vận chuyển khối, hệ số bay hơi nước và nhiệt độ bề mặt của BTR
6) Nghiên cứu ứng dụng BTR làm lớp mặt bãi đỗ xe có tính năng thấm nước và giảm nhiệt độ bề mặt
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
a Ý nghĩa khoa học của luận án
(1) Luận án đã làm rõ vai trò của các thành phần nguyên vật liệu đến cấu trúc rỗng của BTR; (2) Làm rõ vai trò của các thành phần lỗ rỗng
và mối quan hệ giữa cấu trúc rỗng đến các tính chất của BTR (3) Chứng minh mối quan hệ giữa cấu trúc rỗng và khả năng hút nước và giữ nước của BTR (4) Chứng minh mối quan hệ giữa quá trình bay hơi nước, vận chuyển khối và hiệu quả giảm nhiệt độ bề mặt của BTR
b Ý nghĩa thực tiễn của luận án
(1) Chứng mình được khả năng và hiệu quả sử dụng CLTC để chế tạo BTR (2) Luận án chứng minh được hiệu quả khi sử dụng BTR ứng dụng cho bãi đỗ xe, ngoài khả năng thoát nước hiệu quả, BTR làm giảm đáng kể nhiệt độ bề mặt, góp phần làm giảm hiệu ứng nhiệt đô thị (UHI) (3) Kết quả của luận án là tài liệu tham khảo cho đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực vật liệu và môi trường
8 Những đóng góp mới của luận án
1) Nghiên cứu làm rõ cấu trúc rỗng của BTR nhờ phân tích hình ảnh 3D (MFXCT); làm rõ tính dị hướng của cấu trúc rỗng và hệ số thấm 2) Làm rõ vai trò, ảnh hưởng của cốt liệu rỗng (AAC, CLTC từ khối xây) đến đặc tính thủy lực và hiệu quả giảm nhiệt độ bề mặt
3) Xác định được các mối tương quan giữa: Cấu trúc rỗng và hệ số thấm nước; Cấu trúc rỗng, đặc tính cơ lý và hệ số thấm nước; Quá trình bay hơi nước trong cấu trúc và nhiệt độ bề mặt BTR;
4) Làm rõ mối quan hệ giữa: kích thước hạt của tác nhân gây tắc nghẽn, kích thước lỗ rỗng hiệu quả của BTR, chiều cao mẫu và hệ số thấm của BTR Đánh giá được ảnh hưởng của các tác nhân gây tắc nghẽn đến hệ số thấm nước của BTR ở quy mô phòng thí nghiệm và tại hiện trường sau 2 năm sử dụng
5) Chứng minh được hiệu quả giảm nhiệt độ bề mặt của BTR khi ứng dụng làm bãi đỗ xe thấm nước và xác định được mối tương quan giữa nhiệt độ bề mặt của BTR với các loại bề mặt khác nhau
Trang 69 Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 150 trang đánh máy A4, được đánh số cụ thể như sau:
Mở đầu (8 trang); Chương 1: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu (32 trang); Chương 2: Cơ sở khoa học của BTR sử dụng CLTC từ PTXD (13 trang); Chương 3: Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu (12 trang); Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (63 trang); Chương 5: Nghiên cứu ứng dụng BTR làm bãi đỗ xe (14 trang); Kết luận (2 trang); Danh mục các công trình đã công bố (2 trang); Tài liệu tham khảo (20 trang); Ngoài ra luận án còn có một số phần không đánh số gồm có: Bìa luận án (2 trang); Lời cam đoan (1 trang); Mục lục (3 trang); Danh mục ký hiệu và chữ viết tắt (2 trang); Danh mục bảng (2 trang); Danh mục hình vẽ (5 trang) và Phụ lục (6 trang) Luận án có 48 bảng và 100 hình vẽ
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan về bê tông rỗng
BTR là loại bê tông cơ bản không có hoặc độ sụt thấp; Cấp phối thành phần hạt gián đoạn; Độ rỗng lớn từ 15 – 30%; Hệ số thấm lớn: 1 – 33 mm/s BTR được sử dụng phổ biến làm vỉa hè, bãi đỗ xe và đường nội bộ Các ưu điểm của BTR: Hệ số thấm cao; Hấp thụ nhiệt và giảm hiệu ứng nhiệt đô thị; Hấp thụ âm thanh; Chống trơn trượt Tuy nhiên, BTR tồn tại một số nhược điểm: (1) Cường độ thấp; (2) Hiện tượng bong bật, tắc nghẽn (3) Hệ số mài mòn cao ;
Tình hình nghiên cứu và ứng dụng BTR trên thế giới
BTR được nghiên cứu và ứng dụng khá phổ biến cho lớp áo đường với cường độ từ 20 – 30 MPa Nhiều ứng dụng khác sử dụng BTR với cường độ thấp hơn như bãi đỗ xe, vỉa hè với mục tiêu giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị Thành phần cấp phối điển hình của BTR: Xi măng (kg/m3): 150 ÷ 560; Cốt liệu (kg/m3): 565 ÷ 2035; Tỷ lệ N/X: 0,20 ÷ 0,42; Tỷ lệ cốt liệu/X: 1,20 ÷ 6,12; Tỷ lệ CLN/CLL: 0 ÷ 0,17
Tình hình nghiên cứu và sử dụng BTR ở Việt Nam
BTR đã được nghiên cứu ở các trường Đại học kỹ thuật, các viện nghiên cứu chuyên ngành trong lĩnh vực xây dựng, giao thông và chủ yếu được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm Một số chủ đề nghiên cứu chính: thử nghiệm tại bãi đỗ xe, đường đi bộ; sử dụng vật liệu nhiễm mặn và tro bay; đánh giá khả năng giảm sóng của cấu kiện; nâng cao
Trang 7cường độ nén và uốn của BTR; sử dụng CLTN, phụ gia khoáng silicafume và tro bay, phụ gia hóa học để chế tạo BTR
1.2 Tổng quan về cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng
Tình hình quản lý, tái chế PTXD trên thế giới và ở Việt Nam
PTXD rất đa dạng về chủng loại và chất lượng, phụ thuộc nguồn gốc phát sinh Trong đó, hai thành phần bê tông và khối xây có khối lượng lớn nhất Chính sách và mục tiêu xử lý, tái chế PTXD ở mỗi quốc gia
là khác nhau
Cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng
Tính chất của cốt liệu tái chế
Phụ thuộc vào nguồn phá dỡ và quy trình phân loại, xử lý Các ứng dụng và tiêu chuẩn chủ yếu dành cho cốt liệu lớn (CLL) Hiện nay đã
có nhiều tiêu chuẩn đánh giá CLTC từ PTXD, trong đó độ hút nước, khối lượng thể tích hạt là các tiêu chí quan trọng
1.3 Tổng quan về bê tông rỗng sử dụng cốt liệu tái chế từ phế thải xây dựng
Tính chất cơ lý của bê tông rỗng sử dụng cốt liệu tái chế: Các đặc
tính cơ bản sau: Đặc tính cơ học giảm; Độ hút nước và giữ nước cao; Modun đàn hồi giảm; Sử dụng phương pháp trộn 2 bước cho hiệu quả
tốt; Nguồn gốc của phế thải ảnh hưởng đến tính chất
Độ rỗng và cấu trúc rỗng của bê tông rỗng sử dụng cốt liệu tái chế: Cấu trúc rỗng bao gồm: độ rỗng, thông số lỗ rỗng, cấu trúc lỗ rỗng
và là chỉ số cơ bản và toàn diện để mô tả đặc tính của BTR BTR sử dụng CLTC thường thu được độ rỗng lớn hơn độ rỗng thiết kế, tuy nhiên khi dầm chặt có thể làm vỡ CLTC và giảm độ rỗng CLTC làm tăng độ
rỗng trong hạt của BTR
Đặc tính liên kết lỗ rỗng (lỗ rỗng thông nhau)
Lỗ rỗng trong BTR được phân chia làm 3 loại: lỗ rỗng hở 2 mặt thông nhau (liên kết), lỗ rỗng hở không thông nhau (bán liên kết) và lỗ rỗng kín Đặc tính liên kết lỗ rỗng được thể hiện thông qua hai hệ số chính là hệ số lỗ rỗng kết nối và hệ số quanh co
Đặc tính thủy lực của BTR sử dụng CLTC
Đặc tính thủy lực bao gồm các tính chất: khả năng hút nước và giữ nước, hệ số thấm nước Các đặc tính thủy lực của BTR phụ thuộc chủ yếu cấu trúc rỗng và đặc tính cốt liệu
Tính chất nhiệt của BTR
Có liên quan đến ứng dụng BTR làm lớp mặt đường hướng đến giảm hiệu ứng nhiệt đô thị (UHI) Bao gồm các đặc tính: Nhiệt dung riêng,
Trang 8quán tính nhiệt, sự hấp thụ nhiệt, quá trình truyền nhiệt, quá trình giảm nhiệt độ nhờ bay hơi nước
Một số đặc tính khác của BTR
Khả năng chống trơn trượt, độ mài mòn; Khả năng hấp thụ âm thanh (cao hơn từ 3 – 50 lần bê tông thường); Độ bền băng giá của BTR (thoát nước khi băng tan) Co ngót của BTR (khoảng 200 µm/m)
1.4 Tổng quan về hệ thống mặt đường thấm nước áp dụng cho bãi
đỗ xe và hiệu quả giảm nhiệt độ bề mặt
Hệ thống mặt đường thấm nước ứng dụng cho bãi đỗ xe
Là một hệ thống hoàn thiện từ lớp mặt sử dụng BTR, lớp base và sub-base (nếu có), lớp nền đường và hệ thống thu gom nước (nếu có) Giới hạn tải trọng theo trục bánh xe đơn được khuyến cáo là 9 tấn
Hiệu quả giảm nhiệt độ bề mặt của hệ thống PPS
Hệ thống PPS là giải pháp hiệu quả để giảm hiệu ứng UHI Tùy thuộc vào vật liệu, BTR có thể giữ lại 0,15–0,27 g/cm3 (khoảng 15 kg/m2) nước mưa khi bề mặt đủ ướt Quá trình bay hơi nước và vận chuyển khối sẽ làm giảm đáng kể nhiệt độ bề mặt BTR
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA BÊ TÔNG RỖNG SỬ
DỤNG CỐT LIỆU TÁI CHẾ TỪ PTXD
2.1 Cơ sở hình thành cấu trúc rỗng của BTR
Cấu trúc rỗng của BTR gồm 03
loại lỗ rỗng như sau: Loại 1: Lỗ
rỗng trong đá xi măng; Loại 2: lỗ
rỗng trong cốt liệu hoặc lỗ rỗng
trên bề mặt hạt; Loại 3: Lỗ rỗng
giữa các hạt cốt liệu
Độ rỗng và cấu trúc rỗng của
đá xi măng – (loại 1): Cho phép
nước thấm qua chiều dày của lớp đá CKD và không ngăn cản quá trình hút nước và nhả nước của các loại cốt liệu
Độ rỗng và cấu trúc rỗng trong hạt cốt liệu (loại 2): tăng cường
khả năng hút nước và giữ nước của cốt liệu, từ đó nâng cao khả năng hút nước và giữ nước của BTR Lỗ rỗng loại 2 quyết định đường cong giữ nước của vật liệu
Độ rỗng và cấu trúc rỗng giữa các hạt cốt liệu (loại 3): Hình thành
lỗ rỗng hở thông nhau, quyết định hệ số thấm nước
Hình 2.1 Các loại lỗ rỗng của bê tông rỗng sử dụng CLTC từ PTXD
Trang 92.2 Cơ sở hình thành tính thấm của BTR
Hệ số thấm được hình thành trên cơ sở các lỗ rỗng thông nhau và do
ba thông số cấu trúc rỗng quyết định: đường kính hiệu quả của lỗ rỗng (reff), Số lỗ rỗng liên kết quanh một lỗ rỗng (Cn) (Mối liên kết của lỗ rỗng), chiều dài và tiết diện đường thấm (độ quanh co, T)
Hình 2.6 Đặc tính hệ thống lỗ rỗng thông nhau
2.3 Cơ sở hình thành cường độ của BTR
Cường độ BTR là hàm phức tạp giữ kết cấu bộ khung cốt liệu và cường độ đá xi măng Kết cấu bộ khung cốt liệu phụ thuộc cấp phối hạt; cường độ, hình dạng, tính chất của cốt liệu và phương pháp đầm
2.4 Cơ sở nâng cao hiệu quả giảm nhiệt bề mặt của BTR
Cần tăng cường các thành phần giúp giải phóng nhiệt: (1) Giảm dòng nhiệt bức xạ: vật liệu phản chiếu bức xạ hoặc hấp thụ bức xạ thấp; (2) Tăng cường đối lưu nhiệt; (3) Tăng cường nhiệt hóa hơi nhờ bay hơi nước; (4) Tăng cường truyền nhiệt xuống các lớp phía dưới (tăng độ ẩm của vật liệu)
Từ đó: (1) Tăng độ ẩm BTR → tăng khả năng dẫn nhiệt; (2) tăng
độ rỗng → tăng khả năng đối lưu nhiệt; (3) Tăng khả năng hút nước và giữ nước → tăng chuyển hóa nhiệt hấp thụ thành nhiệt hóa hơi
2.5 Cơ sở lựa chọn trong thiết kế bãi đỗ xe thấm nước
Cơ sở thiết kế hệ thống PPS: Hạn chế/loại bỏ nước chảy tràn bề mặt bằng cách sử dụng BTR; Lớp base/subbase có khả năng thấm nước và giữ nước; Khả năng chứa và giữ nước của lớp mặt BTR và base/subbase (trước khi chảy vào hệ thống gom tiêu nước)
2.6 Cơ sở khoa học của việc sử dụng cốt liệu tái chế
CLTC có bề mặt hạt nhám ráp, góc cạnh, có khả năng liên kết tốt với đá chất kết dính Hình dạng của CLTC ảnh hưởng đến phương pháp tạo hình, cường độ và độ rỗng của BTR (hình 2.9) Trong ứng dụng cụ thể liên quan đến vỉa hè tự làm mát, khả năng hút và giữ nước của cốt liệu được xem là yếu tố ưu tiên và cần được tăng cường thay vì cường
độ
Trang 10Hình 2.9 Đặc điểm hình dạng hạt cốt liệu, CLTC từ bê tông-(a), CLTC
từ khối xây (gạch đất sét nung)- (b), Cốt liệu tự nhiên-(c)
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nguyên vật liệu chế tạo
Cốt liệu AAC sử dụng với 3 kích thước: 0,63 – 1,25 mm; 1,25 – 2,5
mm và 2,5 – 5 mm Độ hút nước đạt từ 61,0% – 78,4%
Phụ gia siêu dẻo
Luận án sử dụng phụ gia siêu dẻo Sikamen R7 đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ASTM C494 Type A & F Hàm lượng sử dụng phụ thuộc vào từng cấp phối
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Kích thước mẫu tùy theo từng chỉ tiêu: Viên gạch bê tông tiêu chuẩn
210 x 100 x 60 (mm): cường độ nén, uốn, độ rỗng, hệ số thấm, đặc tính thủy lực; Mẫu lăng trụ 150 x 300 (mm): modul đàn hồi; Hình hộp: 100x100x60, 100x100x100, 100x100x150 (mm): nghiên cứu nguy cơ tắc nghẽn
3.2.1 Các phương pháp tiêu chuẩn
a) Sử dụng các tiêu chuẩn TCVN và ASTM để xác định tính chất
của nguyên vật liệu đầu vào, hỗn hợp BTR và BTR thoát nước
b) Hệ thấm nước: xác định theo tiêu chuẩn JIS A 1218:2009/ JIS
A 5371-2016/ ASTM D5856-95:1995
Trang 11c) Phương pháp xác định độ rỗng được áp dụng theo ASTM
C1754/C1754M, 2012 Sử dụng các công thức tính toán độ rỗng dựa trên phương pháp cân trong trong nước và thể tích nước chiếm chỗ
d) Xác định cường độ nén và cường độ uốn: áp dụng theo phương
pháp thử cường độ nén đối với gạch bê tông, TCVN 6477-2016 và
phương pháp thử cường độ uốn đối với gạch xây, TCVN 6355-2:1998 e) Phương pháp xác định Mô-đun đàn hồi: Modun đàn hồi được xác định theo TCVN 5726 – 1993 (ASTM C 469)
f) Phương pháp xác định độ hút nước bão hòa: Xác định theo
tiêu chuẩn JIS A 5371: 2016 (Tương tự TCVN 6355-4:2009)
g) Phương pháp xác định độ hút nước mao quản
Xác định theo tiêu chuẩn JIS A 5371: 2016
h) Phương pháp xác định hiệu quả giảm nhiệt độ bề mặt
Thí nghiệm mô phỏng được thực hiện trong phòng thí nghiệm, theo
tiêu chuẩn JSTM H1001 – 2015
3.2.2 Các phương pháp phi tiêu chuẩn
a) Phương pháp thiết kế thành phần cấp phối BTR: theo ACI 522R-10 có hiệu chỉnh phù hợp với các đặc tính của CLTC
b) Quy trình trộn hỗn hợp bê tông và tạo mẫu BTR thấm nước Quy trình trộn hỗn hợp BTR sử dụng CLTC như sau:
Tạo hình 2 lớp và sử dụng phương pháp đầm nhẹ để hoàn thiện mẫu
Sử dụng đầm proctor trong trường hợp đầm chặt
c) Phương pháp xác định độ nhớt của hồ xi măng
Độ nhớt của hồ xi măng được xác định bằng thiết bị DVNXRV do hãng Brookfield – USA sản xuất
d) Phương pháp xác định các thông số vận chuyển khối
Bao gồm: độ khuếch tán khí (Dp/D0) và hệ số thấm khí (ka), hệ số dẫn nhiệt, (λ)
e) Phương pháp xác định cấu trúc rỗng bằng máy quét MFXCT: Thực hiện bằng hệ thống quét MFXCT - InspeXio SMX- 90CT và tái tạo thành cấu trúc 3D bằng phần mềm Exfact VR 2.1 f) Phân tích cấu trúc rỗng bằng hình ảnh 2D
Nghiên cứu cấu trúc rỗng 2D nhằm so sánh độ rỗng và sự phân bố
lỗ rỗng giữa các mặt cắt, sử dụng phần mềm ImageJ
Trộn ẩm
CLTC
Trộn CLTC +
Xi măng
Thêm nước + PGSD
Bổ sung AAC (đã trộn ẩm)
Xả HHBT và Tạo hình
Trang 12g) Xác định mức độ tắc nghẽn
Xác định tương tự như hệ số thấm
và sử dụng tác nhân tắc nghẽn là cát
vàng và đất sét với mỗi chu kỳ là 50g
và lặp lại 10 chu kỳ Thử nghiệm theo
phương tạo hình (phương zz)
h) Xác định hệ số dẫn nhiệt (λ)
Được xác định bằng thiết bị đo hệ số
dẫn nhiệt QTM-700, do công ty Kyoto
EleCTR onics Manufacturing Co Ltd.,
Japan)
i) Phương pháp xác định nhiệt độ bề mặt tại hiện trường
Sử dụng thiết bị camera nhiệt hồng ngoại Thermal Imager Testo 882 của Mỹ và phân tích trên phần mềm IRSoft Software
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1 Nghiên cứu đặc tính cơ lý và đặc tính thủy lực của BTR 4.1.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của độ nhớt hồ xi măng
Độ nhớt hồ xi măng ít ảnh hưởng đến tổng độ rỗng nhưng ảnh hưởng đến sự phân bố lỗ rỗng và hệ số thấm theo phương tạo hình -zz
Mặt cắt số 3 có độ rỗng thay đổi theo độ nhớt của hồ
xi măng, độ nhớt càng thấp độ rỗng mặt cắt số 3 càng thấp
Độ nhớt tối ưu từ 4 – 5 Pa.s, tương ứng với tỷ lệ N/X từ 0,3 – 0,35 (không sử dụng PGSD)
4.1.2 Cấp phối bê tông rỗng
Độ rỗng thiết kế từ: 15 –
20 – 25 (%); hàm lượng AAC từ: 5 – 10 – 15 (%) theo thể tích; Kích thước AAC thay đổi từ: 0,63 – 1,25; 1,25 – 2,5 và 2,5 – 5 (mm) Cốt liệu lớn (CLL) là CLTC từ bê tông, tỷ lệ N/X được cố định là 0,33 Tạo hình bằng phương pháp đầm nhẹ Ký hiệu: R20A5/1,25: rỗng thiết kế 20%, AAC- 5%; kích thước 1,25 – 2,5 mm
050100
Hình 3.9 Biểu đồ thành phần hạt của tác nhân tắc nghẽn
Hình 4.1 Quan hệ giữa độ nhớt hồ CKD,
độ rỗng và hệ số thấm (phương -zz)
02468
Trang 134.1.3.Nghiên cứu ảnh hưởng của AAC đến tính chất BTR
Ảnh hưởng của cốt liệu AAC đến độ rỗng: Với cùng độ rỗng thiết
kế, tổng độ rỗng tăng khi tăng hàm lượng cốt liệu AAC Mẫu sử dụng AAC kích thước 0,63 – 1,25 mm có tổng độ rỗng nhỏ hơn so với khi sử
dụng AAC kích thước lớn hơn Tăng hàm lượng và kích thước hạt AAC
làm tăng độ rỗng trong hạt và giảm độ rỗng hiệu quả của BTR
Ảnh hưởng của hạt AAC đến cường độ của bê tông rỗng: Khi tăng
hàm lượng AAC làm giảm cường độ nén của bê tông Mức độ giảm cường độ nén phụ thuộc vào tỷ lệ và kích thước hạt AAC, hạt càng lớn càng làm giảm cường độ BTR so với mẫu không có AAC (giảm 9,6%
với hạt 0,63 – 1,25 và 28,9% với hạt 2,5 – 5 mm)
Mối quan hệ giữa tổng độ rỗng, hệ số thấm và cường độ
Hệ số thấm nước không tăng
tuyến tính theo tổng độ rỗng mà
phụ thuộc vào đặc tính cấu trúc
rỗng Không xác định được mối
kích thước và hàm lượng AAC
Ảnh hưởng của AAC đến đặc tính hút nước của gạch BTR: Cốt
liệu AAC làm tăng khả năng hút nước và giữ nước của BTR, từ đó quyết
định hiệu quả giảm nhiệt độ bề mặt do quá trình bay hơi
4.1.4 Ảnh hưởng của CLTC từ khối xây (gạch đất sét nung) đến các tính chất của BTR
Hàm lượng CLTC từ khối xây trong hỗn hợp cốt liệu từ 0, 20, 40,
60, 80 và 100% theo thể tích Cố định hàm lượng sử dụng AAC là 10%
và kích thước 1,25 – 2,5 mm trong tất cả các cấp phối
Hình 4.9 Quan hệ giữa tổng độ rỗng, cường độ nén và hệ số thấm