Sang đến thời kì 1945 – 1975, sự nở rộ và những thành tựu rực rỡ của nền Báo chí Cách mạng đã đánh dấu những cột mốc lớn trong lịch sử báo chí Việt Nam, khi mỗi nhà báo, phóng viên đều l
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNVIỆN BÁO CHÍ
-ĐỀ TÀI: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦACÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TỪ SẮC
LỆNH ĐẦU TIÊN 1946 ĐẾN NAY.
Sinh viên: DƯƠNG THANH TRÚC
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCQUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TỪ SẮC LỆNH ĐẦUTIÊN NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1975 4
1.1 Một số quy định pháp luật báo chí ở Việt Nam trước sắc lệnh năm 1946 4
1.2 Các quy định pháp luật báo chí ở Việt Nam từ sắc lệnh đầu tiên năm 1946 đến năm 1975 6
1.2.1 Sắc lệnh đầu tiên năm 1946 6
1.2.2 Các quy định pháp luật báo chí năm 1955 đến năm 1975 8
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NAY 10
2.1 Luật Báo chí năm 1989 10
2.2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1999 12
2.3 Luật Báo chí năm 2016 13
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 3MỞ ĐẦU
Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm, biến động, báo chí Việt Nam đã và đang giữ một vai trò quan thiết, chi phối mọi mặt đời sống, xã hội, trở thành một trong những công cụ hàng đầu góp phần truyền bá thông tin, cung cấp tri thức, định hướng những giá trị tinh thần tốt đẹp và nâng cao dân cao dân trí quốc gia Ngay từ thời kì đầu, những tờ báo ra đời dưới chế độ thuộc địa đã đi tiên phong trong việc mở mang kiến văn, “khai dân trí, chấn dân khí”, hướng dẫn người Việt tiếp cận những giá trị tiến bộ từ phương Tây Sang đến thời kì 1945 – 1975, sự nở rộ và những thành tựu rực rỡ của nền Báo chí Cách mạng đã đánh dấu những cột mốc lớn trong lịch sử báo chí Việt Nam, khi mỗi nhà báo, phóng viên đều là một “người thư ký trung thành” của thời đại, luôn luôn song hành cùng sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Tới tận ngày hôm nay, trong thời đại hội nhập, đổi mới, nền báo chí nước nhà một mặt đã có những bước chuyển mình để phù hợp với bối cảnh hiện đại, mặt khác vẫn khẳng định được vị thế quan trọng của mình trong việc truyền bá tri thức, văn hóa, định hướng những mục tiêu phát triển bền vững cho xã hội, đồng thời nhanh chóng nắm bắt và cung cấp đầy đủ những thông tin khách quan, chân thực, chính xác nhất tới mọi người dân Việt Nam Chúng ta hãy cùng nhau điểm qua lại cùng điểm lại những mốc phát triển của quá trình phát triển và hoàn thiện các quy định pháp luật báo chí đến nay để thấy được toàn bộ tiến trình lịch sử thăng trầm mà vẻ vang của sự nghiệp báo chí nước nhà; từ đó có được cái nhìn sâu sắc hơn về sức mạnh, tầm ảnh hưởng của báo chí đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thêm thấu hiểu và trân trọng những lao động nhọc nhằn mà vinh quang của người làm báo xưa và nay.
Trang 4NỘI DUNG
CHƯƠNG I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCQUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TỪ SẮC LỆNH ĐẦUTIÊN NĂM 1946 ĐẾN NĂM 1975.
1.1 Một số quy định pháp luật báo chí ở Việt Nam trước sắc lệnh năm1946
Ngày 15 tháng 4 năm 1865 tại Sài Gòn, tờ báo đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ được ra mắt Lần đầu trên đất Nam Kỳ thuộc địa, những tờ báo chữ Pháp, chữ Nho, chữ Việt ra đời đã chính thức mang lại cho Việt Nam một hình thức truyền thông mới Song, trước tháng 9 năm 1881, chính quyền Pháp chưa từng ban hành văn bản pháp luật của Quốc hội hay văn bản lập quy hành chính nào liên quan đến hoạt động báo chí ở thuộc địa Nam Kỳ (lúc này Bắc và Trung kỳ chưa bị Pháp xâm chiếm)
Luật Tự do báo chí là đạo luật đầu tiên điều chỉnh hoạt động báo chí ở thuộc địa Nam Kỳ, có hiệu lực từ tháng 9 năm 1881 Luật Tự do báo chí ngày 29 tháng 7 năm 1881 được công bố áp dụng ở Nam Kỳ theo Nghị định ngày 12 tháng 9 năm 1881 Đạo luật tự do báo chí ngày 29 tháng 7 năm 1881 ban hành tại Pháp được áp dụng tại Nam Kỳ từ tháng 9 năm 1881 cũng như bất cứ thuộc địa nào của Pháp Nội dung cơ bản của Luật Tự do báo chí ngày 29 tháng 7 năm 1881 gồm có 5 chương, 70 điều.
Luật Tự do báo chí đối với Việt Nam lúc bấy giờ đã mang lại nhiều ý nghĩa và tác động rất lớn đến nền báo chí thời đó ở Nam Kỳ vì nơi đây là cái nôi ban đầu của nền báo chí VN Đạo luật về tự do báo chí năm 1881 chính thức áp dụng ở Nam Kỳ tháng 9 năm 1881 đánh dấu bước tiến đáng kể trong chính sách thông tin của nhà cầm quyền Pháp nói chung và chính sách cai trị thuộc địa của thực dân Pháp nói riêng.
Trang 5Xét toàn diện thì “ tự do báo chí” có lợi cho Pháp và nhân dân các thuộc địa, song đối với riêng các nước thuộc địa của Pháp trong đó có Nam Kỳ thì “ tự do” ở đây vẫn còn bị kìm kẹp trong những điều khoản báo chí không được thông tin, cấm loan tin gây ảnh hưởng bất lợi đến nhà cầm quyền Pháp Ví dụ như chính quyền đô hộ khuyến khích các nước thuộc địa phát triển báo chí bản xứ nhưng người nắm quyền quản lý tờ báo phải là người Pháp, qua đó thấy được thâm ý muốn nắm độc quyền thông tin của họ.
Cuối thế kỷ 19, hoạt động báo chí đã tạo điều kiện để các nhà tri thức, các nhà báo tiền bối Việt Nam có cơ hội thuận lợi truyền bá chữ quốc ngữ, mở mang kiến thức trên nhiều lĩnh vực cho quần chúng nhân dân, từ đó góp phần đấu tranh cho quyền lợi dân tộc, khơi gợi kích thích tinh thần yêu nước của người dân Thực dân Pháp lúc bấy giờ cũng nhận ra những nguy cơ, ảnh hưởng xấu từ hệ thống báo chí đó đối với chính quyền của mình Chúng đã đưa ra những điều chỉnh cần thiết, mà điển hình là chế độ báo chí hạn chế theo Sắc lệnh ngày 30 tháng 12 năm 1898.
Về phạm vi điều chỉnh, Sắc lệnh ngày 30 tháng 12 năm 1898 chỉ nhằm sửa đổi, bổ sung Luật Tự do báo chí ngày 29 tháng 7 năm 1881 đã được áp dụng ở Nam Kỳ liên tục trong hơn 17 năm trước đó để áp dụng rộng rãi khắp toàn Đông Dương Một số điều khoản về xử lý hình sự của Luật Tự do báo chí bắt đầu được triển khai áp dụng, để làm cơ sở trừng phạt các hành vi vi phạm quy chế báo chí mới
Sắc lệnh ngày 30 tháng 12 năm 1898 có 9 điều, chỉ có hai điều mới quy định về việc báo chí từ nước ngoài có thể bị cấm nhập vào Đông Dương (Điều 1); báo chữ Việt và các báo không phải chữ Pháp đều phải xin giấy phép trước của Toàn quyền Đông Dương, và giấy phép có thể bị thu hồi (Điều 2)
Các điều khoản khác là dẫn chiếu luật Tự do báo chí cũ - với mục đích áp dụng xử phạt rộng ra các xứ khác như Bắc Kỳ, Trung Kỳ…
Trang 6Sắc lệnh ngày 30 tháng 12 năm 1898 đã hạn chế quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí của người Việt Nam Việc quy định “phải xin phép” nhưng không có điều khoản nào quy định tiêu chuẩn để được cấp giấy phép hành nghề báo chí đã hạn chế hoạt động báo chí của người Việt ta Việc kiểm duyệt nội dung cũng không có một quy định nào Báo chí viết bằng chữ quốc ngữ dường như đã bị bịt miệng, nội dung các bài báo được kiểm duyệt lại chủ yếu ca tụng nhà cầm quyền Pháp, ca tụng người Pháp, Có thể thấy, những thay đổi này nhằm mục đích hạn chế những nguy cơ thách thức đối với chính quyền Pháp tại Đông Dương trong khoảng cuối thế kỷ XIX – XX.
1.2 Các quy định pháp luật báo chí ở Việt Nam từ sắc lệnh đầu tiên năm1946 đến năm 1975
1.2.1 Sắc lệnh đầu tiên năm 1946.
Chính sách “ngu dân” của thực dân Pháp đặt ra chế độ kiểm duyệt chặt chẽ, nên nhân dân Việt Nam không có tự do báo chí.
Sau Cách mạng Tháng 8, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ ra đời, có thể nói trong tình thế mệnh nước “ngàn cân treo sợi tóc” vì phải đối phó với “thù trong, giặc ngoài” Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó rất quan tâm và coi trọng báo chí, Người tuyên bố xóa bỏ hoàn toàn bộ máy thực dân, phong kiến của chế độ cũ.
Vào ngày 29 tháng 3 năm 1946, Người kí Sắc lệnh số 41 quy định về chế độ báo chí Sắc lệnh số 41/SL ngày 29 tháng 3 năm 1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về thể lệ xuất bản báo chí
Các báo hàng ngày, hoặc ấn hành theo thời hạn nhất định được xuất bản 48 giờ sau khi đã khai với Uỷ ban hành chính kỳ Tờ khai phải dán tem và kê rõ: a) tên tờ báo và cách thức phát hành; b) tên, tuổi và chỗ ở của người quản lý và người chủ nhiệm; c) nhà in và nơi in Mỗi khi có sự thay đổi về khoản a, b, phải
Trang 7khai trước 48 giờ, về khoản c phải khai trong hạn 48 giờ Mỗi lần khai, Uỷ ban hành chính kỳ sẽ phát biên lại cho người khai và trình ngay cho Bộ Nội vụ biết Mỗi tờ báo phải có một người quản lý phụ trách Quản lý phải đủ 21 tuổi, không bị can án mất quyền công dân Tên họ người quản lý, tên và địa chỉ nhà in phải in bên dưới các số báo
Trước khi phát hành, các tòa báo phải nộp cho Ty Kiểm duyệt, phòng Biện lý ở nơi phát hành, phòng báo chí Bộ Nội vụ hai số báo có chữ ký của người quản lý
Các bài báo sẽ được ấn hành sau khi Ty Kiểm duyệt cấp kỳ đã duyệt Nếu có bài báo bị kiểm duyệt và chủ nhiệm hoặc quản lý cho là quả đáng thì chủ nhiệm hoặc quản lý có thể gửi đơn khiếu nại kèm cả bài báo bị Ty Kiểm duyệt bỏ, lên Hội đồng kiểm duyệt
Hội đồng Kiểm duyệt đặt tại Bộ Nội vụ, gồm có năm hội viên, do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cử ra: một nhân viên Bộ Nội vụ, một nhân viên do Bộ Ngoại giao đề cử, một nhân viên do Bộ Quốc phòng đề cử, một nhân viên do Quốc hội đề cử, một đại biểu của Quốc hội đề cử, một đại biểu của báo giới đề cử
Hội đồng Kiểm duyệt có nhiệm vụ: a) Đề nghị lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ những chỉ thị về việc kiểm duyệt để các ty kiểm duyệt tuân hành; b) Xét đơn khiếu nại của các nhà bảo Những quyết nghị của Hội đồng trong việc xét khiếu nại sẽ thi hành nếu trong hạn 48 giờ sau khi nhận được quyết nghị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ không trả lời Quyết nghị của Hội đồng kiểm duyệt chỉ có thể là cho hoặc không cho đăng những bài bị Ty Kiểm duyệt xoá bỏ Nếu xuất bản và phát hành trái với quy định, các số báo sẽ bị tịch thu Nếu tái phạm, chủ nhiệm, quản lý, chủ nhà in sẽ liên đới bị phạt tiền, tịch thu các số báo Nhà in báo có thể bị đóng cửa.
Trong bối cảnh nhà nước non trẻ còn khó khăn song đã có sự kiên quyết đối với việc giành quyền tự do báo chí, đoạn tuyệt báo chí thực dân và khẳng
Trang 8định vai trò của báo chí cách mạng đối với xây dựng chế độ mới, góp phần giữ vững độc lập dân tộc và đưa kháng chiến chống thực dân Pháp đi đến thắng lợi vào năm 1954.
1.2.2 Các quy định pháp luật báo chí năm 1955 đến năm 1975.
Báo chí thời kỳ này đã có cơ hội thuận lợi hơn để phát triển nhưng cũng phải đối mặt với những khó khăn, thử thách vô cùng khắc nghiệt Ở miền Bắc giải phóng bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội nhưng chưa hết một kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã phải đối mặt với cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ với mức độ ác liệt và dã man Còn miền Nam nằm dưới sự đô hộ của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bán nước
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả nước đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng bảo vệ Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc
Trong bối cảnh tình hình thế giới và Cách mạng Việt Nam có nhiều chuyển biến, Quy định về chế độ báo chí năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cần được bổ sung và phát triển
Vào ngày 14 tháng 12 năm 1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 282-SL kèm theo Luật về chế độ báo chí Sắc lệnh số 282-SL: gồm 3 chương
Chương 1 có 3 điều đã khẳng định tính chất và nghĩa vụ báo chí Đảm bảo quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí và ngăn cấm những kẻ lợi dụng quyền ấy để làm phương hại đến công cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ của nước nhà Báo chí có nghĩa vụ: Tuyên truyền, giáo dục nhân dân, động viên tinh thần đoàn kết phấn đấu thực hiện mọi đường lối chính sách của Chính phủ, đấu tranh bảo vệ những thành quả của cách mạng, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, phát triển tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước bạn và nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới, phục vụ
Trang 9cuộc đấu tranh thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Chương 2 quy định về quyền lợi và hoạt động của báo chí Trong chương 2 đã quy định rất rõ ràng về quyền lợi của báo chí và hoạt động của báo chí.
Về quyền lợi của báo chí: Quy định quyền tự do ngôn luận của nhân dân trên báo chí được bảo đảm Tất cả các báo chí đều được hưởng quyền tự do ngôn luận Báo chí có thể phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân đối với các cơ quan nhà nước.
Về hoạt động của báo chí: Để có một cơ sở cần thiết đảm bảo làm tròn trách nhiệm của báo chí, cho việc hoạt động nghiệp vụ, muốn xuất bản một tờ báo cần phải có 3 điều kiện: Có những người chịu trách nhiệm chính thức: Chủ nhiệm, chủ bút (hoặc là tổng biên tập, thư ký toà soạn), quản lý; tôn chỉ, mục đích tờ báo phải rõ ràng, phù hợp với tính chất và nghĩa vụ đã quy định ở chương 1; có trụ sở chính thức
Muốn xuất bản một tờ báo phải xin phép trước, phải làm đầy đủ những thủ tục về khai báo, sau khi được cơ quan phụ trách về báo chí của Chính phủ cấp giấy phép, tờ báo mới được bắt đầu hoạt động
Báo chí không được tuyên truyền chống pháp luật của Nhà nước; không được cổ động nhân dân không thi hành, hoặc chống lại những luật lệ và những đường lối chính sách của Nhà nước.
Bảo nào đăng bài vu khống, xúc phạm đến danh dự của một tổ chức hay một cá nhân, thì đương sự có quyền yêu cầu báo ấy cải chính hoặc đăng bài cải chính của đương sự, ngoài ra đương sự có quyền yêu cầu toà án xét xử.
Chương 3 về điều khoản thi hành
Báo chí nào vi phạm điều 8, sẽ bị trừng phạt: tịch thu ấn phẩm, đình bản vĩnh viễn và truy tố trước toà án, sẽ bị phạt tiền
Trang 10Ngày 09 tháng 07 năm 1957, Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có Nghị định số: 298-TTG quy định chi tiết thi hành Luật số 100-SL1002 ngày 20 tháng 05 năm 1957 về chế độ báo chí Trong đó quy định chi tiết thi hành việc cấp giấy phép xuất bản báo chí; việc nộp lưu chiểu trước khi phát hành báo chi; việc áp dụng kỹ thuật.
Ta có thể thấy luật Báo chí năm 1957 vừa thể hiện sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam trong quản lý, vừa chỉ rõ tính chất báo chí cách mạng, đấu tranh vì hoà bình thống nhất nước nhà, vì chủ nghĩa xã hội
Kể từ Luật về chế độ báo chí được ban hành, báo chí cách mạng Việt Nam đã động viên tư tưởng quân dân cả nước, góp phần đưa hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đi đến thắng lợi; đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nhiệm vụ quốc tế.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁCQUY ĐỊNH PHÁP LUẬT BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾNNAY.
2.1 Luật Báo chí năm 1989.
Từ giữa thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tình hình thế giới có rất nhiều chuyển biến bất lợi, dưới sự tác động của cuộc cách mạng KH - KT lần thứ hai đã xuất hiện xu thế chung là cải cách, đổi mới, trong đó có Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, bị bao vây cấm vận, viện trợ thì bị cắt giảm, đời sống nhân dân rơi vào đói khổ lầm than Đảng ta đã “nhìn thẳng vào sự thật” và nhận ra phải đổi mới tư duy.
Luật Báo chí 1989 ra đời đã đánh dấu sự độc lập của báo chí trong công cuộc đổi mới, đóng vai trò là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ sở pháp lý cho các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực báo chí tuân thủ đúng quy định của pháp luật Báo chí Việt Nam đã phát huy tốt vai trò của
Trang 11mình trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ Tổ quốc theo đường lối đổi mới của Đảng; công dân được quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận
Báo chí Việt Nam sau 1986 có nhiều sự thay đổi, song, Chính phủ vẫn giữ vai trò chủ đạo trong việc định hướng cho báo chí Trước tình hình chuyển biến nhanh chóng của thế giới, để thực hiện các nguyên tắc, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng, Quốc hội nước CHXHCNVN khoá VIII, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989
Luật Báo chí 1989 (sửa đổi, bổ sung 1999) gồm 7 chương, 31 điều quy định về các vấn đề liên quan tới báo chí, là cơ sở pháp lý cho các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực báo chí tuân thủ đúng quy định của pháp luật
Nội dung cơ bản của Luật báo chí bao gồm:
Chương I – Những quy định chung: quy định về vai trò của báo chí, các loại hình báo chí…
Chương II – Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân
Chương III – Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí Chương IV – Tổ chức báo chí và nhà báo Chương V – Quản lý nhà nước về báo chí Chương VI – Khen thưởng và xử lý vi phạm Chương VII – Điều khoản cuối cùng
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 tháng 12 năm 1989 và bắt đầu có hiệu lực ngày 2 tháng 1 năm 1990.