Từ thực tế này, các cơ sở đào tạo báo chí cần có trách nhiệm đào tạo sinh viên với chương trình “thực chiến” nhiều hơn thông qua các mô hình bài giảng và sản phẩm thực tế dựa trên sự kết
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
MỞ ĐẦU 3
1 Tổng quan về học phần thực tế - chính trị 3
2 Lý do lựa chọn huyện Ba Vì là địa điểm thực tế - chính trị 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo 4
6 Kết cấu của báo cáo 4
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I: Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì 6
1 Giới thiệu chung về huyện Ba Vì 6
2 Tình hình kinh tế 8
3 Tình hình xã hội 9
CHƯƠNG II: Các địa điểm thăm quan trong thời gian thực tế - chính trị tại huyện Ba Vì 11
1 Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Ba Vì 11
2 Đài Phát thanh - Truyền hình Ba Vì 13
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Chuyến đi thực tế - chính trị tại huyện Ba Vì vừa qua thực sự là một trải nghiệm vô cùng bổ ích, ý nghĩa đối với em và các bạn sinh viên lớp học phần Thực tế chính trị - xã hội K41.26 Bởi vậy trước hết em muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em có cơ hội được trải nghiệm cũng như giao lưu, học hỏi thêm các kiến thức, kinh nghiệm từ những người đi trước.
Đặc biệt, em cũng xin được cảm ơn các thầy cô giảng viên bộ môn Thực tế -chính trị đã tận tình chỉ bảo và đồng hành cùng chúng em suốt quá trình đi thực tế Nhờ đó chúng em có đủ kiến thức để vận dụng vào bài báo cáo kết thúc học phần này.
Do điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế vậy nên bài báo cáo thực tế - chính trị có thể sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét và ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỞ ĐẦU 1 Tổng quan về học phần thực tế - chính trị 1.1 Mô tả vắn tắt học phần
Nhà báo Nguyễn Đức Thành, Trưởng Ban Kinh tế (Báo Lao Động) từng nhấn mạnh: “Làm báo hiện đại không còn là cuộc cạnh tranh thông tin ai nhanh nhất mà phải là ai mới nhất, ai đúng nhất và ai riêng nhất” Từ thực tế này, các cơ sở đào tạo báo chí cần có trách nhiệm đào tạo sinh viên với chương trình “thực chiến” nhiều hơn thông qua các mô hình bài giảng và sản phẩm thực tế dựa trên sự kết hợp giữa cơ sở đào tạo với các cơ quan báo chí.
Thực tế - chính trị là học phần mang tính thực tiễn cao, trong đó bao gồm hoạt động tiếp cận với địa bàn tác nghiệp báo chí truyền thông, được hướng dẫn thực hành tác nghiệp và viết báo cáo tổng kết học phần Từ đó, sinh viên được trau dồi kỹ năng nắm bắt thông tin, nhận diện thực tiễn đời sống trong các mặt như: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa,… Đồng thời dựa trên các chất liệu thực tế đó để có thể tự khai thác chủ đề, nội dung cho các tác phẩm báo chí truyền thông của mình.
2 Lý do lựa chọn huyện Ba Vì là địa điểm thực tế - chính trị
Ba Vì được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, là huyện tận cùng phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội 60 km Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, Ba Vì còn được coi là “lá phổi xanh” phía Tây Thủ đô Hà Nội.
Ngoài những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất Ba Vì giàu tiềm năng phát triển du lịch về tự nhiên thì nơi đây còn là nơi cư ngụ của nhiều dân tộc khác nhau, với những phong tục tập quán sinh hoạt và văn hóa cộng đồng (cồng chiêng, hát ru, ném còn, Sắc Bùa của dân tộc Mông; Múa chuông, Tết Nhảy của đồng bào dân tộc Dao), một nét văn hóa riêng biệt nên rất thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch.
“Huyện Ba Vì phấn đấu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm Huyện cũng định hướng phát triển các khu du lịch quy mô lớn hiện đại và đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm Trong đó tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch có chất lượng cao nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần phát
Trang 5triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững” – Trưởng phòng VH&TT huyện Ba Vì Lê Khắc Nhu cho biết.
Với những thế mạnh trên, Ba Vì quả thực là một điểm đến lý tưởng giúp cho các sinh viên có thêm nhiều kiến thức và trải nghiệm thực tế về mọi mặt trong xã hội Đây cũng chính là lý do mà chúng em quyết định chọn huyện Ba Vì là địa điểm cho học phần Thực tế - chính trị.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu tình hình tại huyện Ba Vì; tiếp xúc, học hỏi với các cơ quan báo chí, truyền thông tại đây nhằm tăng thêm kiến thức xã hội và kinh nghiệm đối với ngành nghề mình theo đuổi.
Nhiệm vụ:
- Tìm hiểu về huyện Ba Vì
- Tích lũy kiến thức và học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước - Hoàn thành báo cáo chính trị xã hội về chuyến đi thực tế tại huyện Ba Vì
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tổng quan về huyện Ba Vì và hoạt động báo chí truyền thông tại đây
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Huyện Ba Vì
- Thời gian: Từ lúc huyện Ba Vì hình thành đến nay 5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo
Ý nghĩa lý luận: Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận về những vấn đề liên quan đến huyện Ba Vì
Ý nghĩa thực tiễn: Trau dồi thêm kiến thức xã hội và hiểu biết chuyên ngành cho sinh viên lớp Truyền Thông Đại Chúng K41A1
6 Kết cấu của báo cáo
Bài báo cáo gồm 3 chương như sau:
Chương I: Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì
Chương II: Các địa điểm thăm quan trong thời gian thực tế - chính trị tại huyện Ba Vì
Trang 6Chương III: Bài học kinh nghiệm từ chuyến đi thực tế - chính trị tại huyện Ba Vì
Trang 7NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì 1 Giới thiệu chung về huyện Ba Vì
Ba Vì là huyện bán sơn địa với 7 xã miền núi thuộc vùng núi Ba Vì và 24 xã, thị trấn thuộc vùng đồng bằng bao gồm: Yên Bài, Vật Lại, Vạn Thắng, Vân Hòa, Tòng Bạt, Tiên Phong, Thụy An, Thuần Mỹ, Thái Hòa, Tản Lĩnh, Tản Hồng, Sơn Đà, Phú Sơn, Phú Phương, Phú Đông, Phú Cường, Phú Châu, Phong Vân, Minh Quang, Minh Châu, Khánh Thượng, Đồng Thái, Đông Quang, Cổ Đô, Chu Minh, Châu Sơn, Cam Thượng, Cẩm Lĩnh, Ba Vì, Ba Trại Dân số huyện Ba Vì theo số liệu năm 2018 là 282.600 người Tương ứng với mật độ dân số là là 660 người/km² Với diện tích huyện Ba Vì khoảng 428km2, nơi đây hiện là huyện lớn nhất của Hà Nội Huyện Ba Vì có vị trí địa lý như sau:
- Phía Đông giáp thị xã Sơn Tây và tỉnh Vĩnh Phúc - Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình
- Phía Bắc và phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ
Trang 8Bản đồ hành chính huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội
Địa hình huyện Ba Vì có hướng thấp dần từ Tây Nam xuống Đông Bắc, từ Tây sang Đông và phân chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng sông Hồng Có thể nói, địa mạo đặc biệt trên đã mang đến sắc thái riêng
Trang 9về điều kiện tự nhiên cũng như khả năng đa dạng hóa trong phát triển sản xuất nông nghiệp và phát triển du lịch.
Do nằm sát phía Tây Bắc vùng châu thổ sông Hồng nền Ba Vì chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh Nhiệt độ trung bình thấp khoảng 20 độ C, nhiệt độ trung bình cao khoảng 27 độ C, cao nhất là 35-37 độ C Riêng vùng núi Tản Viên có không khí mát mẻ, nhiệt độ trung bình về mùa hè là 18 độ C Khí hậu rất thuận lợi cho việc đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của người dân và có nhiều lợi thế để khai thác, phát triển du lịch 2 Tình hình kinh tế
Với đặc thù đồng đất, Ba Vì chia làm ba vùng là núi, bán sơn địa và đồng bằng Đây là điều kiện thuận lợi để huyện đẩy mạnh thực hiện các dự án chăn nuôi bò sữa, bò thịt, trồng chè, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm,… phù hợp với từng vùng để khai thác thế mạnh trong phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, nhất là du lịch nông nghiệp.
Cụ thể, huyện Ba Vì có rất nhiều làng nghề mang nét đặc trưng như: chế biến, sơ chế chè các thôn ở Ba Trại; làm bột sắn và miến dong Minh Hồng; làng nghề chè thôn Phú Yên; làng nghề trồng hoa ở An Hòa; làng nghề thuốc Nam người Dao Yên Sơn, Hợp Sơn, Hợp Nhất; nghề tơ tằm ở thôn Long Phú; nghề khâu nón Phú Châu; nghề mộc ở Tản Hồng;….
Những năm qua, Ba Vì đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, xã hội Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 15%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực: Giá trị sản xuất ngành dịch vụ - du lịch tăng nhanh, chiếm 40,6%; ngành nông, lâm nghiệp giảm dần chỉ 37,8%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng có bước phát triển mạnh chiếm 21,6%; chăn nuôi được đẩy mạnh, nhất là đàn bò sữa đến nay đã có 8.000 con.
Ba Vì cũng đặc biệt chú ý khai thác tiềm năng du lịch – dịch vụ nhằm sớm đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Những điểm du lịch nổi tiếng ở Ba Vì như: Ao Vua, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, hồ Suối Hai, Suối Mơ, hồ Tiên Sa, Khoang Xanh, Thiên Sơn – Suối Ngà, Vườn Quốc gia Ba Vì… ngày càng thu hút khách du lịch ghé thăm.
Trang 10Ngoài ra với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khác thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, hấp dẫn được nhiều nhà đầu tư Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đầu tư du lịch với hàng loạt các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được xây dựng Hàng chục công ty đã tập trung khai thác các địa điểm ở Ba Vì làm khu du lịch, Resort, khu vui chơi, tham quan cho du khách trong và ngoài nước Nổi bật như: Du lịch chăm sóc sức khỏe; tắm thảo dược; nghỉ dưỡng tại Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà Resort, Melia Resort; thăm vườn hoa hồng tại Paragon Resort hay như du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa - tâm linh tại các xã Vân Hòa, Yên Bài, Ba Vì, Ba Trại, Cổ Đô, Minh Quang,…
Vì vậy trong một cuộc phỏng vấn phóng viên Báo Kinh tế và Đô thị, ông Bạch Công Tiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cho biết UBND huyện Ba Vì xác định: Ba Vì là điểm đến lý tưởng cho du lịch sinh thái, tâm linh.
Đặng Thị Thảo - VH1102 Trang 32 Sắc Dân Tộc cũng cho biết: Nếu phát huy được những tiềm năng lợi thế này, Ba Vì sẽ có thể thay đổi được cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp chuyển sang du lịch - dịch vụ.
3 Tình hình xã hội
Đời sống nông dân trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo năm 2021 chỉ còn 0,17%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75,98%; tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 91% 30/30 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu phục vụ nhân dân Cùng với đó, triển khai chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến hết năm 2021, toàn huyện có 101 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
Năm 2022, toàn huyện đã đầu tư 39 công trình xây dựng nâng cấp các trường học với nguồn vốn đầu tư 1.139 tỷ đồng; 18 dự án nâng cấp các công trình di tích lịch sử văn hóa, y tế Hoàn thành việc xây dựng 14 trường đạt chuẩn Quốc gia Giao thông nông thôn Ba Vì được mở rộng tạo thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế Ông Đỗ Quang Trung - Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì cũng chia sẻ, huyện Ba Vì về đích huyện NTM đúng hẹn Về tiêu chí xây dựng huyện NTM theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ có 07 tiêu chí đạt,
Trang 1102 tiêu chí cơ bản đạt; huyện Ba Vì đã có 30/30 xã được TP Hà Nội công nhận đạt chuẩn NTM; 04 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; TT Tây Đằng đạt chuẩn đô thị văn minh Huyện Ba Vì không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM, tổng số sản phẩm được chứng nhận OCOP đến nay đạt 138 sản phẩm Như vậy, đối chiếu với các quy định hiện hành, huyện Ba Vì đã đạt các điều kiện huyện NTM giai đoạn 2021–2025.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tại huyện Ba Vì đã tạo ra bộ mặt nông thôn khang trang, khởi sắc, an sinh xã hội được thực hiện, văn hóa, giáo dục, y tế phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân ngày càng được nâng cao.
Trang 12CHƯƠNG II: Các địa điểm thăm quan trong thời gian thực tế - chính trị tại huyện Ba Vì
1 Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Ba Vì
Địa điểm đầu tiên trong chuyến đi thực tế chính trị chính là Trung tâm Văn hóa -Thông tin và Thể thao Ba Vì tại Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao (VH-TT&TT) huyện Ba Vì (Hà Nội) được thành lập ngày 10/3/2017 trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị sự nghiệp bao gồm: Trung tâm Văn hóa thông tin; Trung tâm Thể dục Thể thao và Đài Truyền thanh huyện Ba Vì.
Về cơ cấu tổ chức, Trung tâm có 01 Giám đốc (Ông Bùi Trần Hà), 02 phó Giám đốc (Bà Phùng Thị Lê Phường và bà Nguyễn Thị Diệu Linh).
Theo đó, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện, có chức năng phát triển sự nghiệp Văn hóa Thông tin và Thể thao; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương Ngoài ra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác Văn hóa - Thông tin và Thể dục thể thao ở cơ sở; tổ chức các hoạt động đáp ứng nhu cầu hoạt động Văn hóa - Thông tin và Thể dục thể thao, nhu cầu tiếp nhận thông tin, nâng cao dân trí, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn.
Mặc dù mới được thành lập và đi vào hoạt động cách đây chưa lâu, song với sự quan tâm, chỉ đạo của ngành VH-TT&TT thành phố Hà Nội, các cấp, các ngành huyện Ba Vì cùng với tinh thần đoàn kết thống nhất, sự nỗ lực cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ, công nhân viên Trung tâm VH-TT&TT huyện Ba Vì đã mang lại hiệu quả rõ rệt từ việc nâng cao nhận thức đến cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân; hàng năm đều hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Trong buổi thực tế - chính trị tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể Thao Ba Vì, chúng em đã được trực tiếp lắng nghe, tiếp thu thêm các kiến thức thực tế về tình hình kinh tế - xã hội của huyện Ba Vì trong thời gian vừa qua Bên cạnh các số liệu
Trang 13tổng hợp chính xác là những giải pháp vô cùng thiết thực, hiệu quả mà huyện Ba Vì đã đề ra để giải quyết những hạn chế còn tồn đọng Nổi bật như: Năm 2022, phát hiện 120 trường hợp vi phạm đất đai, tăng 32 vụ so với năm 2021 và xử lý dứt điểm 72 trường hợp; Xây dựng fanpage Ba Vì Xanh với 26.000 người theo dõi và fanpage ẩn danh Tre Làng với nhiệm vụ phản bác lại các quan điểm sai trái của thế lực thù địch trên không gian mạng.
Buổi làm việc tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể Thao
Ngoài ra, trung tâm còn thẳng thắn chia sẻ về những hạn chế còn tồn đọng Đó là nắm bắt tình hình tư tưởng dư luận xã hội trong đội ngũ cán bộ Đảng viên và nhân dân còn bị động; công tác theo dõi, đôn đốc quá trình thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ở cơ sở chưa được thường xuyên; khả năng nắm bắt thực tiễn, dự báo tình hình và cách ứng phó trước những vấn đề phức tạp, nhạy cảm trên địa bàn huyện đôi khi vẫn còn bị động và lúng túng; công tác chỉ đạo, định hướng báo chí đôi lúc chưa kịp thời; công tác tuyên truyền từ huyện đến cơ sở chất lượng chưa cao, nhiều Đảng viên còn lười học lý thuyết.
Trang 14Qua những chia sẻ trên, sinh viên chúng em có cơ hội được tìm hiểu rõ hơn về vùng đất Ba Vì cũng như con người nơi đây Để từ đó vận dụng các kiến thức thực tiễn vào bài báo cáo cũng như các sản phẩm báo chí truyền thông.
2 Đài Phát thanh - Truyền hình Ba Vì
Địa điểm tiếp theo trong chuyến đi thực tế - chính trị đó là Đài Phát thanh - Truyền hình Ba Vì tại Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
Thuộc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao Ba Vì, Đài Phát thanh - Truyền Hình Ba Vì gồm các chức năng sau đây:
- Sản xuất và phát sóng các chương trình truyền thanh bằng tiếng Việt trên hệ thống loa truyền thanh, thiết bị phát sóng phát thanh, truyền hình được trang bị nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương, các hoạt động tại cơ sở, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế, văn hoá, xã hội, công tác an ninh trật tự, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến tới nhân dân theo quy định của pháp luật.
- Tiếp sóng và phát sóng các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phục vụ nhu cầu tiếp nhận thông tin của nhân dân theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thành phố sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình, các chuyên trang giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp phát sóng.
Tại đây, chúng em được lắng nghe những chia sẻ chi tiết về lĩnh vực phát thanh Trước hết đó chính là đặc điểm của một chương trình phát thanh:
- Khung thời lượng ổn định: Ngoại trừ một số chương trình phát thanh đặc biệt, bất cứu chương trình phát thanh nào cũng được xây dựng dựa trên một khung thời lượng nhất định và ổn định với khung thời lượng đó Ví dụ như hầu hết các bài phát thanh của Đại Phát thanh - Truyền hình Ba Vì đều có thời lượng từ 5 phút đến 10 phút Đây vừa là điều kiện vừa là yêu cầu bắt buộc để các biên tập viên xây dựng