LỊCH SỬ VÀ KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO

42 0 0
LỊCH SỬ VÀ KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh Tế - Quản Lý - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Khoa học xã hội LỊCH SỬ VÀ KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO Bs Phan Thượng Hải biên soạn Lịch sử Kinh điển Phật Giáo là một phần trong Lịch sử tổng quát của Phật Giáo. Bài viết nầy chú trọng đến Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Đại Thừa. Lịch sử và Kinh điển Phật Giáo bắt đầu sau khi Phật Thích Ca nhập diệt. Ba Thừa của Phật Giáo đều có Kinh điển riêng. Kinh Tạng và Luật Tạng của Phật Giáo Nguyên Thủy có đầu tiên từ kỳ Kết Tập lần thứ nhất do truyền khẩu từ 2 Đại đệ tử của Phật Thích Ca là Ànanda (A Nan Đà) và Upàli (Ưu Bà Li). Tất cả các bộ Kinh của Phật Giáo Đại Thừa, Mật Giáo và Kim Cang Thừa (trừ Pháp Bảo Đàn Kinh) đều xuất hiện từ những tác giả vô danh nhưng nội dung đều không khác tinh thần của Phật Giáo. Bố cục Lịch sử Phật Giáo Ấn Độ Thời kỳ Phật Giáo Sơ Khai (trang 1) Thời kỳ Luận Tạng Phật Giáo (trang 3) Thời kỳ Đại Thừa Phật Giáo (trang 5) Thời kỳ Bí Mật Phật Giáo (trang 8) Lan truyền của Phật Giáo từ Ấn Độ (trang 9) Ngôn ngữ và Văn tự của Kinh điển Ấn Độ (trang 11) Lịch sử Phật Giáo Trung Quốc Kinh điển, Cầu Pháp và Pháp Nạn (trang 14) Các Tông của Phật Giáo Trung Quốc (trang 18) Tín ngưỡng của Phật Giáo Trung Quốc (trang 24) Lịch sử Phật Giáo từ Trung Quốc Phật Giáo Nhật Bản (trang 25) Phật Giáo Triều Tiên (trang 29) Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy - Tam Tạng Kinh Tạng (trang 32) Luật Tạng (trang 33) Luận Tạng (trang 34) Kinh điển Phật Giáo Đại Thừa Thời kỳ Đại Thừa Sơ Khởi (trang 35) Thời kỳ Đại Thừa Trung Khởi (trang 38) Thời kỳ Bí Mật Phật Giáo (trang 40) Kinh điển Phật Giáo Trung Quốc (trang 40) Đại Chánh Tạng của Nhật Bản (trang 41) LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ Thời Kỳ Phật Giáo Sơ Khai ở Ấn Độ (Primitive Buddhism) Trong thời gian của Phật Thích Ca tại thế (khoảng trên 40 năm), giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy chỉ đơn giản gồm có Pháp (Dharma) và Luật (Vinaya). Pháp gồm những lời giảng dạy của Đức Phật hay các Đệ tử của ngài (xuất gia hay không xuất gia) hoặc đôi khi của những vị Thần của Ắn Độ Giáo như Đại Phạm Thiên (Brahmà) và Đế Thích (Indra) đã được Đức Phật nghe và chấp nhận. Luật là những Điều luật (Rules) và Qui lệ (Regulations) hằng ngày của Tăng Già do Phật Thích Ca lập ra và giảng dạy. Pháp và Luật sau nầy được viết thành Kinh Tạng (Sùtra-pitaka) và Luật Tạng (Vinaya-pitaka) của Tam Tạng (Tripitaka). Ngay sau khi Phật Thích Ca nhập diệt ở Kusinara, Đệ tử cao quí nhất của ngài là Tôn giả MahaKàsyapa (Ma Ha Ca Diếp) triệu tập một Hội đồng (Council) gồm các Đệ tử chánh trong Tăng Già. Mục đích của Hội đồng là làm chắc chắn tất cả những giáo điều của Phật Thích Ca, giảng dạy trong khi tại thế được thống nhất và chính thức truyền bá cho những thế hệ về sau. Trong suốt 3 tháng của mùa mưa (vũ kỳ), 500 Đệ tử đã thành đạo, gọi là La Hán, họp ở hang Thất Diệp (The cave of the seven leaves) thuộc ngoại ô Ràjagrha (Vương Xá), kinh đô của vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà), cách Kusinara nhiều ngày đi bộ (về hướng Đông Bắc). Đó là kỳ Kết Tập lần thứ nhất, còn gọi là Kết Tập Vương Xá hay Kết Tập (của) 500 La Hán. Theo Hán ngữ, từ ngữ "Kết Tập" đồng nghĩa với "Hội Đồng" (Council). Tuy nhiên theo tiếng Phạn gọi là "Samgìti", còn có nghĩa là "cùng tụng (hát hay đọc) với nhau". (Tụng= Recitation, to Recite). Mặc dù đã có chữ viết (văn tự) dùng trong thương mại vào thời đó, truyền thống cổ điển của Ấn Độ chỉ truyền khẩu những gì liên quan tới Tôn giáo chứ không muốn ghi lại bằng chữ viết. Như vậy trong kỳ Kết Tập lần thứ nhất nầy, 500 La Hán tụng lại những gì họ biết và ghi nhớ về Pháp và Luật để chắc chắn là không có những khác biệt cũng như để chứng thật cái gì là từ Phật Thích Ca và cái gì là không phải (từ Phật Thích Ca). Tôn giả MahaKàsyapa (Ma Ha Ca Diếp) chủ tọa của kỳ Kết Tập lần thứ nhất nầy. Hai đại Đệ tử khác của Phật Thích Ca là Tôn giả Ànanda (A Nan Đà) và Tôn giả Upàli (Ưu Bà Li) lần lượt khởi tụng Pháp (Dharma) và Luật (Vinaya). Tôn giả Ànanda, một người em chú bác của Phật Thích Ca, từng là người hầu cận (thị giả) của Đức Phật trong hơn 25 năm cho tới khi Đức Phật nhập diệt. Tôn giả Ànanda đã còn nghe và ghi nhớ tất cả giáo huấn của Phật Thích Ca và những Đệ tử khác trước khi làm thị giả cho Đức Phật. Do đó Ànanda khởi tụng những giảng dạy trong kỳ Kết Tập. Tôn giả Ànanda nổi tiếng là Đệ tử "Đa Văn Đệ Nhất", đệ tử hiểu biết giáo điều nhiều nhất. Không có công lao của Ànanda, những giảng dạy của Phật Thích Ca khó có thể kết hợp lại được trong kỳ Kết Tập nầy. Pháp (Dharma) của Phật Thích Ca được bắt đầu truyền khẩu cho hậu thế từ Tôn giả Ànanda. Tôn giả Upàli trước khi xuất gia là nô lệ của thị tộc Sàkya (Thích Ca). Ngài nhập Tăng Già và được Phật Thích Ca cho coi giữ Giới Luật trong Tăng Già. Upàli nổi tiếng là Đệ tử "Giới Luật Đệ Nhất". Upàli khởi tụng Giới Luật (precepts) và Qui Định (regulations) trong kỳ Kết Tập nầy. Luật (Vinaya) của Phật Thích Ca bắt đầu truyền khẩu cho hậu thế từ Tôn giả Upàli. Tiếp theo đó, Pháp (từ Ànanda) và Luật (từ Upàli) được 500 La Hán ghi nhớ và hợp tụng trong kỳ Kết Tập lần thứ nhất; và từ đó truyền khẩu cho những thế hệ sau bằng Tụng (Recitation). Về sau Pháp (Dharma) và Luật (Vinaya) được viết thành Kinh Tạng (Dharma-pitaka) và Luật Tạng (Vinaya-pitaka) ngay trước khi hay cùng thời với khi bắt đầu có các Bộ Phái và Luận Tạng (Abhidharma-pitaka) của các Bộ Phái. Các Bộ Phái thành hình vào khoảng năm 350 tr CN, khoảng 100 năm sau kỳ Kết Tập lần thứ nhất. Khoảng thời gian của Pháp và Luật là Thời Kỳ Sơ Khai (Primitive Buddhism) của Phật Giáo Nguyên Thủy, Tăng Già Phật Giáo thống nhất và chưa chia ra thành nhiều Bộ Phái. Thời kỳ Sơ Khai bất đầu từ khi Phật Thích Ca thành đạo và sáng lập Tăng Già cho tới khoảng năm 350 tr CN, khi các Bộ Phái (Schools) bắt đầu thành hình. Phật Thích Ca qua đời lúc ngài 83 tuổi nhưng năm sinh của ngài không nhất định. Hiện nay trong Wikipedia có 2 giả thuyết về ngày sinh của Phật Thích Ca: (1) sinh năm 563 tr CN (và qua đời năm 480 tr CN). (2) sinh năm 483 tr CN (và qua đời năm 400 tr CN). Theo lịch sử kỷ niệm ngày Phật Đản của Việt Nam, năm sanh của Phật Thích Ca là năm 624 tr CN và dùng ngày của Phật Giáo Đại Thừa là mồng 8 tháng 4 âm lịch. Phật Giáo Nguyên Thủy dùng ngày rằm (15) tháng 4, đúng với ngày đản sanh của Phật Thích Ca. Như vậy năm 2019 là năm 2643 (624+2019) theo Phật Lịch. Thời Kỳ Luận Tạng Phật Giáo ở Ấn Độ (Abhidharma Buddhism) Từ khoảng 350 tr CN, Tăng Già bị chia rẽ bởi tranh cãi về giáo lý và luật lệ trong Tăng Già. Một nhóm cấp tiến (progressive) thách thức, phản đối và bài bác những truyền thống của nhóm bảo thủ (conserrvative) của những vị Trưởng lão (Theravàda). Có 2 lý do chánh cho sự Rạn Nứt (Schism) nầy: Lý do thứ nhất là nhóm Cấp tiến phản đối 10 hành vi (theo truyền thống) trong qui luật của Tăng Già. Lý do thứ nhì là do sự tranh luận về 5 Tân thuyết của một Tăng sĩ cấp tiến tên là Đại Thiên hay Ma Ha Đề Bà (MahaDeva). Dĩ nhiên các Trưởng lão chống lại Tân thuyết nầy. Một trong 5 Tân thuyết là Dư Sở Dụ: La Hán có nhục thân nên về sinh lý không phải là điều hết hẳn. Trong khi thụy miên (giấc ngủ), La Hán vẫn có thể có lậu thất (= xuất tinh làm dơ bẩn). Các Trưởng lão bảo thủ tổ chức kỳ Kết Tập lần thứ nhì kết tội nhóm Cấp tiến là Tà giáo (Heresy). Kỳ Kết Tập lần thứ nhì gồm 700 Tỳ kheo của Tăng Già ở tại Vaisali (Tỳ Xá Ly), khoảng 110-140 năm sau kỳ Kết Tập lần thứ nhất. Từ đó Tăng Già chính thức chia ra làm 2 Bộ Phái: Đại Chúng Bộ (Great Assembly = Mahàsàmghika) của nhóm Cấp tiến. Thượng Tọa Bộ (Those Who Supporting the Teaching of the Elders = Sthaviravàda) của nhóm Bảo thủ theo các Trưởng lão (Theravàda). Trong thời kỷ nầy, Phật Giáo bành trướng rộng từ miền Đông Bắc sang miền Tây Bắc Ấn Độ (Gandhara và Kashmir) rồi toàn thể bán đảo Ấn Độ, nhất là trong thời trị vì của vua Asoka (269273-232 tr CN). Thời kỳ nầy có 3 tên: Từ Đại Chúng Bộ và Thượng Tọa Bộ, Phật Giáo Nguyên Thủy chia thành 18-20 Bộ Phái. Do đó Thời kỳ nầy gọi là Thời kỳ Bộ Phái Phật Giáo (Schools of Buddhism). Các Bộ Phái có nhiều Luận Tạng (Abhidharma-pitaka) riêng biệt nên đây là Thời kỳ Luận Tạng Phật Giáo (Abhidharma Buddhism). Các Bộ Phái vẫn có chung một Kinh Tạng và Luật Tạng không khác nhau. "Abhidharma" dịch nghĩa là Luận (từ Luận Tạng) nhưng dịch âm là "A Tỳ Đạt Ma" nên Thời kỳ nầy còn có tên là Thời kỳ A Tỳ Đạt Ma Phật Giáo (Abhidharma Buddhism) Vào thế kỷ thứ 3 tr CN, Phật Giáo Nguyên Thủy vào thời kỳ Bộ Phái truyền sang Tích Lan. Tương truyền vua Asoka sai 9 Tu sĩ đi 9 nơi để truyền Phật giáo (missionaries). Một trong 9 người nầy là Mahinda, con của vua Asoka đem Trưởng Lão Bộ truyền vào Tích Lan với kinh điển Pàli: Tam Tạng gồm Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng (riêng của Trưởng Lão Bộ). Kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy nầy còn giữ và áp dụng cho tới ngày nay. Đó là bắt đầu của Nam Phương Phật Giáo (Nam Tông) hay Phật Giáo Pàli. Từ 2 Bộ Phái chính là Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ có thêm ra nhiều Bộ Phái khác (18-20). Thí dụ: Từ Thượng Tọa Bộ có thêm Hữu Bộ. Rồi từ Hữu Bộ có thêm Độc Tử Bộ, Hóa Địa Bộ, Ẩm Quang Bộ và Kinh Lượng Bộ. Rồi từ Độc Tử Bộ lại có thêm Pháp Thượng Bộ, Hiền Vũ Bộ, Chính Lượng Bộ và Mật Lâm Bộ. Danh Sách các Bộ Phái theo Phật Giáo Pàli 1. Thượng Tọa Bộ (Sthaviravàda) Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvàstivàda), gọi tắt là Hữu Bộ Độc Tử Bộ (Vatsìputrìya) Pháp Thượng Bộ (Dharmottara) Hiền Vũ Bộ (Bhadrayànìya) Chính Lượng Bộ (Sammitìya) Mật Lâm Bộ (Channagirika) Hóa Địa Bộ (Mahisasaka) Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka) Ẩm Quang Bộ (Kàsyapìya) = Thiện Tuế Bộ (Suvarsaka) Kinh Lượng Bộ (Sautràntika) = Thuyết Chuyển Bộ (Samkrantika) Tuyết Sơn Bộ (Haimavata) 2. Đại Chúng Bộ (Mahàsamghika) Nhất Thuyết Bộ (Ekavyahàrika) Chế Đa Sơn Bộ (Caitika) Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravàdin) Tây Sơn Trụ Bộ (Aparasaila) Kê Dận Bộ (Gokulika) Bắc Sơn Trụ Bộ (Uttarasaila) Đa Văn Bộ (Bahusrutìya) Thuyết Giả Bộ (Prajnaptivàda) () Phật Giáo Pàli tự cho Trưởng Lão Bộ (Theravàda) của mình là Thượng Tọa Bộ (Sthaviravàda), Bộ Phái của những vị Trưởng Lão (Elders = Theravàdins). Do đó Phật Giáo Nguyên Thủy ngày nay là Phật Giáo Pàli còn được người Âu Mỹ gọi là Theravada Buddhism. Danh Sách các Bộ Phái theo Hữu Bộ Phật Giáo Sanskrit (Phạn ngữ) 1. Thượng Tọa Bộ (Sthaviravàda) Bố Đặc Già La Bất Khả Thuyết Tạng Bộ (Pudgalavàda): từ khoảng 280 tr CN Độc Tử Bộ (Vatsìputrìya) = Chính Lượng Bộ (Sammitìya): từ thời vua Asoka. Pháp Thượng Bộ (Dharmottariya) Hiền Vũ Bộ (Bhadrayànlya) Mật Lâm Bộ (Sannàgarika Channagirika) Tỳ Bà Sa Bộ (Vibhajjavàda): từ trước 240 tr CN Trưởng Lão Bộ (Theravàda): từ khoảng 240 tr CN. Hóa Địa Bộ (Mahìsàsaka): từ sau 232 tr CN. Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka): từ sau 232 tr CN. Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvàstivàda): từ khoảng 237 tr CN. Còn gọi là Hữu Bộ. Ẩm Quang Bộ (Kàsyapìya): từ sau 232 tr CN. Kinh Lượng Bộ (Sautràntika): từ khoảng năm 50 tr CN và năm 100. Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Mùlasarvàstivàda): thế kỷ thứ 3. Tì Bà Sa Luận Bộ (Vaibhàsika) 2. Đại Chúng Bộ (Mahàsamghika) Nhất Thuyết Bộ (Ekavyahàrika): từ thời vua Asoka. Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravàda) Kê Dận Bộ (Gokulika): từ thời vua Asoka. Đa Văn Bộ (Bahusrutiya): cuối thế kỷ thứ 3 tr CN. Thuyết Giả Bộ (Prajnaptivàda): cuối thế kỷ thứ 3 tr CN. Chế Đa Sơn Bộ (Caitika): giữa thế kỷ thứ 1 tr CN. Tây Sơn Trụ Bộ (Aparasaila) Bắc Sơn Bộ (Uttarasaila) Thời Kỳ Đại Thừa Phật Giáo ở Ấn Độ (Mahàyàna Buddhism) Đại Thừa Phật Giáo là phong trào cải cách sinh khởi vào khoảng thế kỷ thứ nhất tr CN. Tự xưng mình là Đại Thừa, phong trào cải cách nầy phản ứng lại cái (mà Đại Thừa) cho là "hình thức" và "hàn lâm" trong lý luận của các Bộ Phái của Phật Giáo Nguyên Thủy (Luận Tạng). Với chủ trương phục hồi tinh thần tôn giáo căn bản từ lúc đầu của Phật Thích Ca, Đại Thừa thải hồi những Bộ Phái và cho là (ở hàng) dưới thấp hơn mình bằng cách gọi chung các Bộ Phái (và Phật Giáo Nguyên Thủy) là Tiểu Thừa hay Thanh Văn Thừa. Dĩ nhiên các Bộ Phái vẫn tồn tại, chống lại giáo lý Đại Thừa và nhận mình chính là Phật Giáo Nguyên Thủy chính thống từ Phật Thích Ca. Từ đó Phật Giáo ở Ẫn Độ có Tiểu Thừa (gồm các Bộ Phái) và Đại Thừa Phật Giáo với 2 giáo lý khác nhau. Hiện đại, Cộng đồng Phật Giáo Thế Giới cấm dùng từ ngữ "Tiểu Thừa" và bắt buộc phải dùng từ ngữ Phật Giáo Nguyên Thủy. Giáo lý của Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa), phản ảnh bằng Phật Giáo Pàli (là Nam Phương Phật Giáo) hay trong Phật Giáo Phạn Ngữ (là Bắc Phương Phật Giáo); chính là giáo lý của Phật Thích Ca (trong kỳ Kết Tập lần thứ nhất) và giáo lý của các Bộ Phái. Như vậy trong thời kỳ nầy, Phật Giáo Ấn Độ có: Phật Giáo Nguyên Thủy (Phật Giáo Tiểu Thừa) tiếp tục dùng Tam Tạng như thời kỳ Luận Tạng Phật Giáo. Phật Giáo Đại Thừa vẫn dựa trên Tam Tạng nhưng sáng tạo ra Kinh Luận mới để cải cách theo tinh thần Phật Giáo mới. Trong thời kỳ nầy, mặc dù Đại Thừa dần dần chiếm đa số, các Tăng Ni của Tiểu Thừa (Phật Giáo Nguyên Thủy) vẫn tu hành song song với các Tăng Ni và Cư sĩ của Đại Thừa. Không có ganh ghét cá nhân và vũ lực giữa hai bên. Phật Giáo Đại Thừa và ngay cả Tiểu Thừa được truyền sang và lớn mạnh ở các quốc gia Đông Bắc Á Châu từ lúc đầu của thời kỳ Đại Thừa (thế kỷ thứ 1) lập thành Bắc Phương Phật Giáo (với đại đa số là Đại Thừa). Phật Giáo Đại Thừa = Mahàyàna Buddhism. Đại Thừa = The Greater Vehicle = Mahàyàna Phật Giáo Tiểu Thừa = Hinayàna Buddhism. Tiểu Thừa = The Lesser Vehicle = Hinayàna Thanh Văn Thừa Phật Giáo = Sràvakayàna Buddhism Thanh Văn Thừa = The Vehicle of the Hearers = Sràvakayàna Phật Giáo Nguyên Thủy = Theravada Buddhism = Primordial Buddhism Bộ Phái = Schools Kinh điển Đại Thừa có nhiều Kinh mới của những tác giả vô danh. Các Sư tác giả Đại Thừa nầy cho rằng nếu Phật Thích Ca Mâu Ni sống vào thời gian nầy thì sẽ cũng viết những Kinh giống như vậy. Họ cũng tin rằng họ truyền bá giáo điều trung thực của Phật Thích Ca Mâu Ni và những Kinh nầy phản ảnh đúng tâm tư của Ngài, chính xác hơn các Bộ Phái (của Phật Giáo Nguyên Thủy). Từ những Kinh nầy lại có những bài Luận án (Thesis) của nhiều Sư Đại Thừa giải nghĩa và tóm lược nội dung của những Kinh Đại Thừa mới nầy. Dĩ nhiên các Bộ Phái tố cáo rằng Kinh Luận Đại Thừa là giáo điều sai lầm tà đạo. Trong thời kỳ nầy, Phật Giáo Đại Thừa có 2 giai đoạn: Đại Thừa Sơ Khởi và Đại Thừa Trung Khởi. Giai đoạn Đại Thừa Sơ Khởi (thế kỷ thứ 1 tr CN đến thế kỷ thứ 3) Giáo lý dựa trên: Pháp Hoa Kinh và Hoa Nghiêm Kinh Bộ kinh Đại Bát Nhã và Trung Quán Phái (Middle Way School = Màdhyamika) Trung Quán Phái từ Sư Long Thụ (Nagarjuna) và Sư Đề Bà (Àryadeva). Phái nầy có những bài Luận chính là Trung Quán Luận và Thập Nhị Môn Luận của Long Thụ (150? - 250) và Bách Luận của Đề Bà. Năm bộ kinh chánh của giai đoạn sơ khởi nầy là: Bộ Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Pháp Hoa) Kinh Đại Thừa Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (Hoa Nghiêm) Bộ Kinh Tịnh Độ Kinh Duy Ma (La) Cật Phật Giáo Nguyên Thủy vẫn tồn tại trong thời kỳ nầy, song song với Đại Thừa. Tăng Ni tự do lựa chọn theo Phật Giáo Nguyên Thủy hay Đại Thừa. Phật Giáo Đại Thừa còn mở rộng cho các Cư sĩ tu tại gia (không cần phải xuất gia và vào Tăng Già) từ kinh Duy Ma Cật. Giai đoạn Đại Thừa Trung Khởi (Từ năm 300 tới thế kỷ thứ 7) Hai Giáo Phái: Trung Quán Phái Du Già Hành Phái (Yoga Practice = Yogàcàra) hay Duy Thức Phái (Consciousness-only = Vijnànavàda). Có khi được gọi chung là Duy Thức Du Già Phái. Thành lập ra từ anh em Sư Vô Trước (Asanga) và Sư Thế Thân (Vasubanddhu). Phái có tên Duy Thức Phái từ giáo lý Duy thức (Vijnaptimàtratà). Phái có tên Du Già Hành Phái vì các Sư của Phái nầy tu theo phương pháp Du Già (Yoga). Về sau từ Duy Thức Du Già Phái có những Kinh về Phật Tánh và Như Lai Tạng tạo ra một chi phái được các sử gia của Phật Giáo Trung Hoa gọi là Tánh Tông. Kinh Luận chánh của Du Già Phái: Giải Thâm Mật Kinh Du Già Sư Địa Luận của Di Lặc Thành Duy Thức Luận của Sư Hộ Pháp Kinh của Tánh Tông: Như Lai Tạng Kinh Đại Niết Bàn Kinh Thắng Man Kinh Trung Quán Phái về sau chia ra 2 Dòng: Quy Mậu Luận Chứng Phái hay Cụ Duyên Tông (Pràsangika) Độc Lập Biện Chứng Phái hay Y Tự Khởi Tông (Svàtantrika), Cả 2 Dòng vẫn theo giáo lý chánh là Tánh Không (Emptiness = Sùnyatà). Cuối cùng có những Kinh như Kinh Lăng Già chọn lọc và tổng hợp Trung Quán Phái và Duy Thức Phái. Kinh Lăng Già là giáo lý căn bản của Thiền Tông. Đại Thừa và các Bộ Phái lần lần hợp tác và tu với nhau. Đại Thừa truyền bá khắp lãnh thổ Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ 5. Từ thế kỷ thứ 5, Ấn Độ Giáo hồi sinh hấp thu Tín ngưỡng Dân gian Ấn Độ (Folk Beliefs) và ngay cả một số giáo lý của Phật Giáo để cạnh tranh với Phật Giáo. Các Bộ Phái ảnh hưởng nhất trong thời kỳ nầy là 2 chi phái của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ hay Hữu Bộ (Sarvastavàda). Bộ Phái của những người theo Đại Tỳ Bà Sa Luận (Those who follow the Abdhidharma- sastra = Vaibhàsila or Vaibhàsika). Kinh Lượng Bộ (Those who consider the sutras Alone Authority = Sautràntika). Hữu Bộ của Phật Giáo Nguyên Thủy truyền sang Trung Quốc. Trung Quốc dùng Luận Tạng của Hữu Bộ như là Luận Tạng (A Tỳ Đạt Ma = Abhidharma) của tất cả các Bộ Phái nên gọi Hữu Bộ là A Tỳ Đạt Ma Kiểu Mẫu (Paradigmatic Abhidharma), dịch nghĩa ra Hán ngữ là Thắng Pháp Kiểu Mẫu. Luận Tạng của A Tỳ Đạt Ma Kiểu Mẫu dịch ra Hoa văn: A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (The Great Commentary = Abhidharma-mahàvibhàsà- sastra) A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (The Treasure House of Higher Knowledge = Abhidharmakósa-sastra) Tạp A Tỳ Đàm Tâm Luận (The Expanded Treatise on the essence of Abhidharma = Samyuktàbhidharma-hrdaya-sastra) A Tỳ Đạt Ma Thuận Chính Luận (The Treatise Following the True Teachings of Abhidharma = Abhidharma-nyàyànusàra-sastra) Từ A Tỳ Đạt Ma Tỳ Bà Sa Luận, hậu thế mới biết có kỳ Kết Tập thứ 3 của Phật Giáo Nguyên Thủy dưới thời vua Asoka xảy ra vào năm 235 tr CN ở Pàtaliputta thuộc nước Magadha (Ma Kiệt Đà), nay là thành phố Patna. Kỳ Kết Tập lần thứ 3 nầy gồm có 3000 Tỳ kheo để chống lại Tà giáo (Đại Thừa). Tam Tạng (Kinh, Luật và Luận Tạng) chính thức thành hình toàn bộ trong kỳ Kết Tập lần thứ ba. Thời Kỳ Bí Mật Phật Giáo ở Ấn Độ (Esoteric Buddhisma) Theo sư Huyền Trang (600?-664) và sư Nghĩa Tịnh (634-713) có sang tu học ở Ấn Độ thì trong thế kỷ thứ 7 và đầu thế kỷ thứ 8, Phật Giáo Nguyên Thủy chỉ còn tồn tại 5 Bộ Phái; Từ Đại Chúng Bộ: Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravàda) Từ Thượng Tọa Bộ: Hữu Bộ (Sarvàstivàda), Ẩm Quang Bộ (Kasyapìya), Hóa Địa Bộ (Mahisảsaka) và Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka). Theo sư Huyền Trang, các Tăng Ni của Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Đại Thừa vẫn tu học lẫn lộn với nhau trong tu viện mặc dù đa số theo Đại Thừa. Từ thế kỷ thứ 7 hay 8, Phật Giáo có thêm Bí Mật Phật Giáo hay Mật Giáo (Esoteric Buddhism or Tantric Buddhism). Tôn thờ bắt đầu phát triển trong Phật Giáo qua Biểu tượng (Symbols), hết còn Triết lý hay trí thức (scholastic concerns). Mật Giáo dùng những biểu tượng Tantra quảng đại trong quần chúng Ấn Độ lúc bấy giờ. Đó là những Biểu tượng "bí mật", không giải thích được. Biểu tượng của Phật Thân (Buddha''''s body) là Ấn (Symbolic hand gesture = Mudra) Biểu tượng của Phật Ngôn (Buddha''''s speech) là Niệm chú Mantra (Mystical incantatuous litrelly True Word = Mantrà) Biểu tượng của Phật Tâm (Buddha''''s Mind) là Tưởng quán Phật qua đồ hình Mandala hay Mạn- Đà-la hay Mạn Trà La (Mandala) Phương pháp tu theo 3 biểu tượng nầy gọi là Tam Mật (Three Secrets), để thành Phật. Đà La Ni = Dhàrani = Tổng Trì (thâu nhiếp tất cả): Câu kinh mang sức mạnh siêu nhiên. Nôm na là "câu thần chú dài". Man-tra = Mantra: Một số âm chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó của Phật Tánh. Nôm na là "câu thần chú ngắn". Đà La Ni và Man-tra thường thấy trong Mật Giáo. Mật Giáo thường có loại Đà La Ni Kinh là Kinh chứa những Đà La Ni. Mật Giáo bắt đầu ở Đông Bắc Ấn Độ, nơi nguồn gốc của Phật Giáo. Từ đó nó hòa lẫn với Tín ngưỡng Dân gian nên mất lý tưởng Tôn giáo và không chống nỗi với sự xâm lấn của Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo. Kinh điển Mật Giáo gồm có những Đà La Ni (Mystical Verse = Dhàrani) chú trọng về luật lệ của lễ hội và cúng tế (rituals and ceremonies). Có 3 bộ Kinh chánh: Đại Nhật Kinh (The Great Sun Sutra = Mahà-vairocana-sùtra) Kim Cương Đỉnh Kinh (The Diamond Peak Sutra = Vajrasejhara-sùtra) Tô Tất Địa Kinh (The Sutra of Good Accomplishment = Susiddhikara-sùtra) Ngày nay Kinh điển Mật Giáo được dịch sang chữ Tàu (Hoa văn) nhưng đa số dịch sang chữ Tây Tạng. Phật Giáo Tây Tạng được truyền thẳng từ Mật Giáo Ấn Độ nhưng Kinh điển (Scriptures) rất rộng bao gồm cả Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa nên rất có giá trị cho việc nghiên cứu thời kỳ Đại Thừa và hậu Đại Thừa của hậu thế. Mật Giáo dần dần chiếm đa số ở Ấn Độ trong thời kỳ nầy. Phật Giáo Đại Thừa và Phật Giáo Nguyên Thủy (của các Bộ Phái) dần dần tự tàn phai ở Ấn Độ. Tuy nhiên Phật Giáo Đại Thừa và ngay cả Tiểu Thừa đã được truyền sang và lớn mạnh ở các quốc gia Đông Bắc Á Châu từ lúc đầu của thời kỳ Đại Thừa (thế kỷ thứ 1) lập thành Bắc Phương Phật Giáo (với đại đa số là Đại Thừa). Mật Giáo Ấn Độ trong thời kỳ nầy cũng truyền sang Trung Quốc thành ra Mật Tông (Mật Giáo) và truyền sang Nhật Bản thành Chân Ngôn Tông. Mật Tông và Chân Ngôn Tông cũng thuộc Bắc Phương Phật Giáo. Người Hồi Giáo bắt đầu xâm chiếm bán đảo Ấn Độ và tiêu diệt Phật Giáo: đốt kinh, tàn phá chùa và tu viện cũng như hình tượng và sát hại Tăng ni. Từ đầu thế kỷ thứ 13, Phật Giáo hoàn toàn bị tiêu diệt ở Ấn Độ (cho tới cuối thế kỷ thứ 19). Trong thời kỳ mạt giáo nầy, Mật Giáo lánh sang Tây Tạng lập thành Phật Giáo Tây Tạng Kim Cang Thừa. Lan Truyền của Phật Giáo từ Ấn Độ Nam Phương Phật Giáo (Southern Buddhism) Vào thế kỷ thứ 3 tr CN, Phật Giáo Nguyên Thủy trong thời kỳ Bộ Phái truyền sang Tích Lan. Tương truyền vua Asoka sai 9 Tu sĩ đi 9 nơi để truyền Phật giáo (missionaries). Một trong 9 người nầy là sư Mahinda, con của vua Asoka đem Trưởng Lão Bộ truyền vào Tích Lan với kinh điển Pàli: Tam Tạng gồm Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng (riêng của Trưởng Lão Bộ). Kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy nầy còn giữ và áp dụng cho tới ngày nay. Đó là bắt đầu của Nam Phương Phật Giáo (Nam Tông) hay Phật Giáo Pàli. Nam Phương Phật Giáo truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên và Nam Kỳ (của Việt Nam). Hình như Phật Giáo Đại Thừa và Phật Giáo Nguyên Thủy của các Bộ Phái khác có truyền sang Tích Lan và các nước thuộc Nam Tông nhưng không thấy tồn tại. Từ lịch sử trên, Nam Phương Phật Giáo chỉ có Phật Giáo Nguyên Thủy của Trưởng Lão Bộ, được có tên khác là Phật Giáo Pàli và cũng được gọi là Theravàda Buddhism. (Theravàda = Elders = Trưởng Lão). Từ năm 1950, ngôn từ Tiểu Thừa bị cộng đồng Phật Giáo thế giới cấm dùng (cho Phật Giáo Nguyên Thủy). (Lan truyền Phật Giáo từ Ấn Độ) Bắc Phương Phật Giáo (Northern Buddhism) Vào thế kỷ thứ nhất, Phật Giáo Ấn Độ đã có đa số là Phật Giáo Đại Thừa và thiểu số là Phật Giáo Nguyên Thủy của các Bộ Phái (trong đó có Hữu Bộ). Phật Giáo thịnh hành ở miền Tây Bắc Ấn Độ với kinh điển Phạn Ngữ (Sanskrit). Vào thế kỷ thứ nhất nầy, Phật Giáo Đại Thừa theo đường Tơ Lụa (Silk Road) truyền qua Trung Á, Tân Cương rồi đến Trung Quốc với kinh điển Phạn Ngữ (Sanskrit). Từ Trung Quốc, Phật Giáo Đại Thừa truyền sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Bắc Việt (Việt Nam). Đó là Bắc Phương Phật Giáo (Bắc Tông). Phật Giáo Nguyên Thủy, với giáo lý của Hữu Bộ, cũng cùng một con đường và cùng một thời gian với Phật Giáo Đại Thừa truyền sang các nước nầy nhưng ngày nay hình như không còn tồn tại. Có thuyết cho rằng Phật Giáo cũng truyền sang Trung Quốc theo đường biển tới Bắc Việt (của Việt Nam) trước, lúc đó là thuộc địa của Trung Quốc, rồi sau đó truyền sang Trung Quốc. Phật Giáo cũng truyền sang Tây Tạng vào thời kỳ nầy nhưng bị chính quyền tiêu diệt. Sau khi thành hình (thế kỷ thứ 8), Mật Giáo cũng theo đường Trung Á truyền sang các nước ở Bắc Phương thành ra một Tông của Đại Thừa (gọi là Mật Tông ở Trung Quốc và Chân Ngôn Tông ở Nhật Bản). Mật Giáo dưới sự tàn phá của Hồi Giáo truyền thẳng từ Ấn Độ sang Tây Tạng, thành quốc giáo và mang danh hiệu là Phật Giáo Tây Tạng Kim Cang Thừa. Ngày nay, Bắc Phương Phật Giáo dùng kinh điển Phạn Ngữ nên còn gọi là Phật Giáo Phạn Ngữ gồm có Phật Giáo Đại Thừa ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam và Phật Giáo Kim Cang Thừa ở Tây Tạng (và Nepal). Ở Indonesia có di tích Borobudur ảnh hưởng của Mật Giáo nhưng không có Phật Giáo ở đây. Có lẽ, Mật Giáo truyền sang đây sau thế kỷ thứ 8 theo đường biển và sau đó bị người Hồi Giáo tiêu diệt (như trường hợp ở Ấn Độ). Ngôn Ngữ và Văn Tự của Kinh Điển Phật Giáo từ Ấn Độ Ngôn ngữ Magadhi (Ma Kiệt Đà) Phật Thích Ca truyền đạo trong 45 năm rồi các La Hán từ kỳ Kiết Tập lần thứ nhất đều dùng thổ ngữ Magadhi của người nước Magadha (Ma Kiệt Đà). Phật Pháp (Kinh Tạng và Luật Tạng) được truyền khẩu bằng Tụng (recitation) cho đến một thời gian lâu sau mới ghi lại bằng chữ viết (văn tự). Khi đó mới bắt đầu có tác giả trong các Bộ phái viết Luận Tạng vào khoảng năm 350 tr CN, khoảng 100 năm sau kỳ Kiết Tập lần thứ nhất. Luận Tạng lấy phải lấy tài liệu tham khảo từ Kinh Tạng (và Luật Tạng) do đó phải đọc Kinh Tạng rõ ràng rồi mới viết Luận Tạng được. Ngôn ngữ và Văn tự Pàli Trưởng Lão Bộ và Thượng Tọa Bộ (và các Bộ phái khác của Phật Giáo Nguyên Thủy, thành lập sau kỳ Kết Tập lần thứ nhất) được biết dùng ngôn ngữ Pàli vào khoảng thời gian trị vì của vua Asoka (268-232 tr CN) để truyền đạo và viết Tam Tạng bằng văn tự (chữ) Pàli. Ngôn ngữ "Pàli" nguồn gốc từ "Paisàci", một thổ ngữ của vùng đông bắc Ấn Độ lúc bấy giờ. Thật ra ngôn ngữ Pàli kết hợp nhiều thổ ngữ trong đó có thổ ngữ Magadhi (được Phật Thích Ca và các đệ tử xử dụng). Kinh điển bằng văn tự (chữ) Pàli truyền sang Tích Lan (Srilanka) cũng vào thế kỷ thứ 3 và lưu giữ cho tới ngày nay. Nam Phương Phật Giáo dùng kinh điển viết bằng chữ Pàli nên còn được gọi là Phật Giáo Pàli (Pàli Buddhism). (Thổ ngữ = Venacular = Prakrit). Ngôn ngữ và Văn tự Sanskrit (Phạn ngữ và Phạn tự) Cũng từ thời vua Asoka (thế kỷ thứ 3 tr CN), Phật Giáo từ miền Đông Bắc Ấn Độ ở vùng Bihar, Uttar và Pradesh lan rộng sang miền Tây Bắc Ấn Độ ở vùng Kashmir và Gandhara. Trong 2 thế kỷ sau đó, Phật Giáo Ấn Độ thịnh hành và tiếp theo đó Phật Giáo Đại Thừa thành lập và bành trướng song song với Phật Giáo Nguyên Thủy. Phật Giáo cũng bắt đầu dùng ngôn ngữ "Phạn Ngữ Tạp của Phật Giáo" hay "Sanskrit tạp của Phật Giáo" (Buddhist Hybrid Sanskrit) trong truyền đạo và viết kinh điển. Ngôn ngữ "Sanskrit tạp của Phật Giáo" nầy là tổng hợp của ngôn ngữ Sanskrit cổ điển (Classical Sanskrit) và thổ ngữ của vùng Gandhara (Gandhari Prakrit). Sanskrit cổ điển đã được dùng từ lâu trong Kinh Vedas (Vệ Đà) của đạo Bà La Môn (Ấn Độ Giáo = Hinduism). Phật Giáo Đại Thừa có thêm kinh điển Đại Thừa như các kinh Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, các kinh Tịnh Độ... được viết từ nhiều tác giả vô danh. Từ thế kỷ thứ nhất, kinh điển Phật Giáo (Nguyên Thủy và Đại Thừa) bằng chữ Sanskrit Tạp của Phật Giáo được các nước khác dịch ra và viết theo ngôn ngữ của nước mình (như Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bản...). Bắc Phương Phật Giáo dùng kinh điển Sanskrit (Phạn) nên được gọi là Phật Giáo Phạn Ngữ (Sanskrit Buddhism). (Sanskrit = Phạn, Phạn ngữ). Kinh điển Pàli và Sanskrit của Phật Giáo Nguyên Thủy Lúc đầu Phật Giáo Nguyên Thủy ở Ấn Độ chia ra làm Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ. Từ Đại Chúng Bộ sinh khởi ra Phật Giáo Đại Thừa. Thượng Tọa Bộ và các Bộ Phái (từ nó) giữ truyền thống của Phật Giáo Nguyên Thủy. Theo lịch sử của Phật Giáo Pàli của Nam Phương Phật Giáo, Thượng Tọa Bộ là Trưởng Lão Bộ (Theravàda) vì Thượng Tọa Bộ là Bộ Phái của những vị Trưởng Lão trong Tăng Già. Từ Thượng Tọa Bộ mới có Hữu Bộ (Sarvàstivàda). Theo lịch sử của Phật Giáo Sanskrit (Phật Giáo Phạn Ngữ) của Bắc Phương Phật Giáo, từ Thượng Tọa Bộ có Tỳ Sa Bộ và Hữu Bộ (Sarvàstivàda); rồi từ Tỳ Sa Bộ mới có Trưởng Lão Bộ (Theravàda). Hữu Bộ và Trưởng Lão Bộ là nguồn gốc của Phật Giáo Nguyên Thủy ngoài Ấn Độ: Giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy của Nam Phương Phật Giáo (Nam Tông) là Phật Giáo Pàli (dùng kinh điển chữ Pàli) dựa trên giáo lý của Trưởng Lão Bộ. Do đó còn được gọi là Phật Giáo Theravàda (Theravada Buddhism, Theravada). (Trưởng Lão = Elders = Theravàda). Nam Phương Phật Giáo (Southern Buddhism) ở Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, Cao Miên và Nam Phần Việt Nam. Giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) của Bắc Phương Phật Giáo (Bắc Tông) là Phật Giáo Phạn Ngữ (dùng kinh điển chữ Phạn) dựa trên giáo lý của Hữu Bộ (Sarvàstivàda). Bắc Phương Phật Giáo (Northern Buddhism) ở Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và toàn thể Việt Nam. Ngày nay hình như Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) không còn tồn tại ở các nước Bắc Phương nầy. Tuy nhiên kinh điển Sanskrit (Phạn) của Phật Giáo Nguyên Thủy vẫn còn tồn tại trong kho tàng kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa (Đại Tạng Kinh) và của Phật Giáo Tây Tạng Kim Cang Thừa. Dĩ nhiên kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa đều viết bằng chữ Phạn (Sanskrit). LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC Phật Giáo chính thức truyền vào Trung Quốc vào năm 67 đời vua Hán Minh Đế của nhà Đông Hán. Theo Hậu Hán Thư và Phật Tổ Thống Ký: Niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 của Hán Minh Đế nhà Đông Hán (năm 67), vua nằm mộng thấy có người vàng (kim nhân) hào quang rực rỡ từ phương Tây tới làm sáng rõ cả cung đình. Vua đoán là Phật ở phương Tây nên liền sai các quan là Thái Hâm, Vương Tuân và Tần Cảnh cùng 1 đoàn cả thảy là 18 người đi qua Tây Vực để thỉnh tượng Phật. Đoàn người đi được nửa đường thì gặp 2 Phạm Tăng là Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan tải kinh bằng ngựa trắng đi về ngược lại (về hướng Đông). Các quan liền mời 2 Ngài tới Trung Quốc. Vua Hán Minh Đế mừng rỡ liền sắc chỉ dựng chùa Bạch Mã (ngựa trắng) ở kinh đô Lạc Dương để thờ Phật và làm nơi dịch kinh điển cho 2 Ngài. Sau đó Phật Giáo truyền vào Trung Quốc đa số theo đường bộ, đường Tơ Lụa (Silk road) băng qua các nước ở Tây Vực và có lẽ thiểu số theo đường biển Ấn Độ Dương tới Nam Hải mà đến Trung Quốc (và có qua Bắc Việt Nam?). Các triều đại Trung Quốc kể từ khi bắt đầu du nhập của Phật Giáo (vào thế kỷ thứ nhất) Nhà Đông Hán (25-220) Thời Tam Quốc (220-280) Nhà Tây Tấn (285-317) Nhà Đông Tấn (318-419) ở phương Nam với 16 nước Ngũ Hồ ở phương Bắc. Thời Nam Bắc Triều (420-588) Nhà Tùy (589-618) Nhà Đường (618-907) Thời Ngũ Đại Thập Lục Quốc (907-960) Nhà Tống (960-1279) gồm có Bắc Tống và Nam Tống. Nam Tống trong 156 năm cuối ở phương Nam còn nước Liêu rồi nước Kim ở phương Bắc. Nhà Nguyên (1279-1367) Nhà Minh (1368-1661) Nhà Thanh (1667-1911) Thời Dân Quốc (1911-1949) Kinh Điển Phiên Dịch Kinh Ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamàtanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) dịch kinh đầu tiên ra Hoa văn (chữ Tàu) từ Phạn văn là kinh "Tứ Thập Nhị Chương". Sau đó Trúc Pháp Lan có dịch nhiều kinh khác của Kinh Tạng như là "Bản Sinh Kinh". Từ đó có nhiều Sư người Tây Vực và người Trung Quốc dịch kinh. Ngoài phiên dịch, có Sư còn chú thích Kinh và giảng Kinh. Trong thời Tam Quốc, có 2 vị Sư từ Giao Châu (Bắc Việt) đến nước Đông Ngô: Sư Khang Tăng Hội đến kinh đô Kiến Nghiệp vào năm 127 (đời vua Ngô là Tôn Quyền). Sư Chi Cương Lương đến kinh đô Kiến Nghiệp vào năm 255 (đời vua Ngô là Tôn Lượng). Sách "Xuất Tam Tạng Ký Tập" viết: Khang Tăng Hội, dòng dõi người nước Khang Cư (ở Tây Vực), nhưng đời đời lập nghiệp ở Thiên Trúc (Ấn Độ). Cha ngài nhân vì công việc buôn bán nên dời tới đất Giao Chỉ (Bắc Việt ngày nay). Khi ngài mới lên 10 tuổi thì cha mẹ mất nên xuất gia báo hiếu và chuyên về Kinh điển. Đương thời vua Tôn Quyền của nước Đông Ngô (thời Tam Quốc) thống trị vùng Giang Tả chưa có Phật Giáo. Vì muốn hoằng dương Phật Pháp nên ngài phi tích Đông du tới Kiến Nghiệp (kinh đô của Đông Ngô) vào khoảng năm 247 để truyền bá Phật Giáo. Vua Ngô Tôn Quyền rất kính trọng ngài, liền dựng chùa Kiến Sơ để làm nơi ngài phiên dịch Kinh điển. Trong thời nhà Đông Tấn (318-419) có những nhà Sư ảnh hưởng đến chính trị hiện thời hay Phật Giáo sau nầy như Sư Phật Đồ Trừng. Sư Phật Đồ Trừng (232-348) (Buddhasimha, 232-348) là người Tây Vực bắt đầu truyền bá Phật Giáo ở đất Câu Tư (Kucha) rồi vào Trung Quốc. Ngài hóa đạo 2 vua Hậu Triệu. Ngài còn quảng bá Phật Giáo và có lập 893 ngôi chùa. Sư Đạo An (312-385) là 1 học trò của Phật Đồ Trừng. Sư Đạo An lấy họ Thích để làm họ cho người xuất gia, nên tên họ Thích bắt đầu từ đời của Ngài. Vì từ trước cho tới đời của sư Đạo An, những người đi xuất gia (làm Tăng) ở Trung Quốc đều lấy họ của Thầy mình hoặc lấy tên nước nơi đã sinh ra làm họ (đa số là ở Tây Vực). Thí dụ: họ Khang là người nước Khang Cư, họ Chi là người nước Nhục Chi, họ An là người nước An Tức, họ Trúc là người nước Thiên Trúc (Ấn Độ) vv... Vì tên của Thầy Ngài là Trúc Phật Đồ Trừng nên lúc đầu Ngài cũng có tên là Trúc Đạo An. Nhưng sau Ngài lấy cớ rằng những người xuất gia đều lấy đấng Thích Ca làm gốc nên đều gọi là họ Thích, Vì thế tên Ngài đổi là Thích Đạo An. Truyền thống người xuất gia đi tu lấy họ Thích bắt đầu từ Thích Đạo An cho tới ngày nay trong Phật Giáo Đại Thừa. Sư Đạo An nổi tiếng ở kinh đô Tràng An trong thời nhà Tiền Tần. Hai nhà Sư nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật Giáo vào thời Đông Tấn: Cưu Ma La Thập ở Giang Bắc và Tuệ Viễn ở Giang Nam. Sư Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413), người nước Khâu Tư (Kucha). Xuất gia năm 7 tuổi, Ngài theo mẹ qua nước Kế Tân (Kashmir) và chu du khắp các nước ở Tây Vực để tham học Phật Giáo. Năm 11 tuổi, Ngài đã nổi tiếng thần đồng về Phật Pháp. Năm 20 tuổi, Ngài trở về nước Khâu Tư thụ đại giới (làm Tăng). Thanh danh của Ngài truyền tới Trung Quốc. Vua Tiền Tần là Phù Kiên ở Tràng An sai Tướng Lữ Quang đánh nước Khâu Tư vào năm 383 chỉ để bắt Cưu Ma La Thập. Lã Quang đánh Khâu Tư, bắt được Cưu Ma La Thập. Trên nửa đường trở về Tràng An thì được tin nhà Tiền Tần bị mất, Lã Quang dừng lại ở Cô Tàng và tự lập làm vua một nước ở đây. Lữ Quang lập nhà Hậu Lương và đóng đô ở Cô Tàng (386). Năm 401, vua của nhà Hậu Tần là Diêu Hưng sai tướng Diêu Thạc Đức đánh dẹp Hậu Lương và bắt Cưu Ma La Thập về Tràng An (Lã Quang đã qua đời). Lúc đó sư Đạo An đã mất 16 năm về trước và sư Tuệ Viễn đang nổi tiếng ở miền Nam nên sư Cưu Ma La Thập được vua Hậu Tần phong làm Quốc sư và trọng đãi. Trong 12 năm trời ở Tràng An, Sư Cưu Ma La Thập dịch kinh và giảng kinh, có khi cùng với vua Hậu Tần là Diêu Tương. Cưu Ma La Thập có 4 đệ tử chánh gọi là Tứ Thánh (Tăng Triệu, Tăng Duệ, Đạo Sinh và Đạo Dong). Sư Đạo Sinh (?- 434) nổi tiếng nhất với thuyết "đốn ngộ thành Phật". Sư Tuệ Viễn (334-416), người ở ải Nhạn Môn nhưng vì loạn lạc lánh về miền Nam của nhà Đông Tấn. Khác với Cưu Ma La Thập, sư Tuệ Viễn ẩn tu ở núi Lư sơn trong 30 năm. Ngài lập hội niệm Phật tên là "Bạch Liên Xã" chí nguyện lễ bái và niệm hồng danh Phật A Di Đà. Bạch Liên Xã là nguồn gốc của Tịnh Độ Tông sau nầy. Từ thời nhà Đông Hán tới nhà Tống, Kinh điển tiếp tục được phiên dịch sang Hoa văn. Sư Cưu Ma La Thập và Sư Huyền Trang đời Đường là 2 dịch giả hàng đầu và nổi tiếng nhất. Phong trào Phiên dịch Kinh chấm dứt vào thời nhà Tống. Đại Tạng Kinh Bắt đầu từ thời nhà Tống có: Kinh Điển Mục Lục như các tác phẩm: Đại Trung Tường Phù Pháp Bảo Lục của Dương Ức và Duy Tịnh (1015, đời Tống Chân Tông) gồm 22 quyển. Tân Dịch Kinh Âm Nghỉa (70 quyển) và Thiên Thánh Thích Giáo (3 quyển) của Duy Tịnh (đời Tống Chân Tông). Các sách ghi lại Sử Học Phật Giáo. Các bộ Đại Tạng Kinh của các triều đại ghi chép tổng hợp tất cả Kinh điển Phật Giáo Nhà Tống khắc bản ấn hành bộ Đại Tạng Kinh 5 lần. Lần thứ nhất gọi là Thực Bản (năm 971 đời Tống Thái Tổ) gồm hơn 5000 quyển, hệ thống toàn bộ kinh điển đã được phiên dịch từ trước đến giờ. Bản thứ 5 là Tích Sa Bản khởi đầu vào thời vua Lý Tông của Nam Tống (1231) và hoàn thành vào thời vua Võ Tông của nhà Nguyên (1310) có tất cả 6362 quyển. Bản Phả Ninh Tự Bản từ năm 1269 đời vua Đô Tông của Nam Tống và hoàn thành vào năm 1285 (đời vua Thái Tổ nhà Nguyên) gồm có 6017 quyển. Thời nhà Nguyên có Hoằng Pháp Tự Bản ở chùa Hoằng Pháp từ Thế Tổ (1277) tới năm 1294 gồm có 7182 quyển. Ngoài ra sau nầy có 4 lần khắc bản Đại Tạng Kinh thời nhà Minh và 4 lần khắc bản Đại Tạng Kinh thời nhà Thanh. Nhập Trúc Cầu Pháp Phong trào "nhập Trúc cầu Pháp" là phong trào tới Thiên Trúc để cầu học Phật Pháp (Thiên Trúc là Ấn Độ). Từ thời Tam Quốc có sư Chu Sĩ Hành sang Tây Vực và thời Đông Tấn có sư Pháp Tịnh và Pháp Lĩnh tới nước Vu Điền (ở Tây Vực) để cầu Pháp nhưng phải đến thời Đông Tấn mới bắt đầu có các vị Sư sang Thiên Trúc (Ấn Độ) như Pháp Hiển, Trí Nghiêm và Bảo Vân. Sư Pháp Hiển từ Tràng An (năm 399) đi đường bộ sang và đi khắp 30 nước ở Thiên Trúc (Ấn Độ) rồi tới nước Sư Tử (Tích Lan) và cuối cùng theo đường biển trở về Thanh Châu (Sơn Đông) vào năm 414. Ngài viết bộ Phật Quốc Ký (Pháp Hiển Truyện) về chuyến đi nầy. Từ thời Đông Tấn cho tới đời Đường, có nhiều Sư "nhập Trúc cầu Pháp". Đây là những trường hợp tiêu biểu. Sư Huyền Trang (600-664) là người Lạc Châu (Hà Nam). Năm 629 (đời Đường Thái Tông), Ngài theo đường bộ Bắc Thiên Sơn sang nước Thiên Trúc (Ấn Độ) và tu học ở chùa Na Lan Đà (Nalanda) ở ĐB Ấn Độ với Sư Giới Hiền về Duy Thức Du Già. Ngài còn đi khắp Ấn Độ thu thập kinh điển (659 bộ) và nhiều xá lợi mà sau nầy đem về Trung Quốc. Năm 645, Sư Huyền Trang theo đường bộ về lại Tràng An (sau 17 năm ở Ấn Độ). Ngài được vua Đường Thái Tông cho ở cung Ngọc Hoa và lập viện Phiên dịch cho Ngài ở chùa Từ Ân. Huyền Trang và Cưu Ma La Thập là 2 nhà dịch kinh lớn nhất của Trung Quốc. Ngoài ra Sư Huyền Trang có viết Đại Đường Tây Vực Ký (12 quyển) chép sử địa, tôn giáo, phong tục của Ấn Độ. Phật Quốc Ký của Pháp Hiển, Nam Hải Ký Quy của Nghĩa Tịnh và Đại Đường Tây Vực Ký là 3 tác phẩm quan trọng nhất ghi lại Phật Giáo Ấn Độ. Sư Nghĩa Tịnh (635-713) là người Tế Châu (Sơn Đông) theo đường biển sang Ấn Độ từ năm 671 đời Đường Cao Tông, chu du khắp nước rồi 20 năm sau trở về. Ngài truyền bá Luật Tạng của Hữu Bộ (Phật Giáo Nguyên Thủy) và là 1 trong những người sáng lập Luật Tông Trung Quốc. Sư Nghĩa Tịnh có viết "Nam Hải Ký Quy" nói về chuyến đi Thiên Trúc (Ấn Độ) của mình. Sư Từ Mẫn (680-748) "nhập Trúc cầu Pháp" theo gương của sư Nghĩa Tịnh. Ngài đi từ năm 702 đời Võ Tắc Thiên theo đường biển tới Ấn Độ, chu du các nước, gặp đức Quan Âm thị hiện ở Bắc Ấn Độ và được trao pháp môn tu Tịnh Độ. Sau 18 năm ở Ấn Độ Ngài mới theo đường bộ quy về Tràng An và được Đường Huyền Tông phong tên hiệu là "Từ Mẫn Tam Tạng". Sư Từ Mẫn trước tác "Vãng Sinh Tịnh Độ Tập" truyền bá pháp môn Tịnh Độ đã lĩnh ngộ ở Ấn Độ, thành riêng một chi phái là Từ Mẫn Lưu của Tịnh Độ Tông. Sư Bất Không Kim Cương (Anoghavajra, 705-774), gọi tắt là Bất Không. Ngài là người nước Sư Tử (Tích Lan). Năm 15 tuổi Bất Không theo Kim Cương Trí vào Trung Quốc và tới Lạc Dương. Sau khi Sư Kim Cương Trí viên tịch (741), Ngài cùng đệ tử là sư Hàm Quang theo đường thủy tới Ấn Độ sưu tầm nhiều kinh điển Mật Giáo. Năm 746 ngài theo đường bộ trở về Tràng An chuyên dịch kinh cho hoàng triều trong 3 đời vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông. Khi viên tịch Ngài được Đại Tông phong hiệu là "Đại Biên Chính Quảng Trí Bất Không Tam Tạng Đại Hòa Thượng". Pháp Nạn Trong lịch sử Phật Giáo Trung Quốc có 4 lần Phật Giáo bị phá hoại: chùa chiền bị tàn phá, kinh điển bị đốt và tăng ni bị bắt giết hay phải hoàn tục. Bốn kỳ Pháp nạn trong lịch sử gọi chung là "Tam Võ Nhất Tông Pháp Nạn". Tam Võ là Võ Đế của Bắc Ngụy và Võ Đế của Bắc Chu (đều trong thời Nam Triều Bắc Triều) và Võ Tông của nhà Đường. Nhất Tông là Thế Tông của Hậu Chu (trong thời Ngũ Đại). Năm 446, vua Ngụy Thái Võ Đế đi dẹp loạn ở tỉnh Thiểm Tây khám phá trong 1 chùa ở Tràng An có chứa võ khí nên vua nghi ngờ có thông gian với quân phản loạn. Thêm lời gièm pha của Tư đồ Thôi Hạo và Đạo sĩ Khẩu Khiêm Chi (của Đạo Giáo), vua hạ chiếu chỉ phế bỏ Phật Giáo. Chùa chiền bị phá hoặc làm nơi trụ trạch cho Công khanh. Thái tử Hoảng mật báo cho Tăng Ni nên phần lớn kinh điển và bảo vật được đem dấu trong hang núi. Sáu năm sau, khi vua chết, Văn Thành Đế nối ngôi lại phục hưng Phật Giáo. Năm 574 thời vua Võ Đế của Bắc Chu, Phật Giáo và Đạo Giáo tranh luận tại triều đình. Vua Võ Đế phế bỏ cả hai Phật Giáo và Đạo Giáo. Chùa chiền bị phá hủy hay lấy làm nơi trú ngụ cho Công khanh, kim tượng bị thiêu hủy, tài sản Tam Bảo bị tịch thu; 3 triệu Tăng Ni trong nước phải hoàn tục hoặc trốn lánh vào rừng núi. Năm sau (575) vua đánh và chiếm nước Bắc Tề. Sau đó vua Võ Đế lại hạ lệnh phế bỏ Phật Giáo ở Bắc Tề. Phật Giáo của toàn thể Giang Bắc bị phế bỏ. Năm 578, Võ Đế chết, con là Tuyên Đế phục hưng Phật Giáo. Nhân vì có nhiều tệ hại trong giáo đoàn Phật Giáo như chứa chấp tư hữu tài sản hay khu danh trục lợi và theo lời tâu của Đạo sĩ Triệu Quang Châu (của Đạo Giáo) nên Đường Võ Tông thẳng tay phá hủy Phật Giáo gây ra Hội Xương Pháp nạn. (Hội Xương là niên hiệu của Đường Võ Tông). Năm Hội Xương thứ 2 (842), vua hạ lệnh cho tất cả Tăng Ni trong nước nếu ai phạm giới luật của Phật đã chế định thì bắt phải hoàn tục và tư hữu tài sản đều bị tịch thu. Năn Hội Xương thứ 4 (844), vua ra lệnh nghiêm trọng hơn, nghĩa là bắt phá hủy hết thẩy những chùa chiền nhỏ và Tăng Ni của những chùa đó đều phải hồi tục. Năm Hội Xương thứ 5 (845) vua lại hạ lệnh trong 2 kinh thành Tràng An và Lạc Dương, mỗi nơi đều chỉ được để lại 4 ngôi chùa và 30 vị Tăng Ni; các châu quận mỗi nơi để lại 1 ngôi chùa và 20 Tăng Ni ở châu lớn, 10 người ở châu vừa và 6 người ở châu nhỏ. Ngoài ra hết thẩy chùa đều bị phá hủy hay làm nơi công cộng thành sự nghiệp của quốc dân, và Tăng Ni đều phải hoàn tục. Kết quả kỳ phá Phật nầy đã có 44,600 ngôi chùa lớn nhỏ bị phá hủy và 260,500 Tăng Ni hoàn tục. Nhưng năm sau (846), Võ Tông mất và Tuyên Tông nối ngôi, vua lập tức hạ chiếu chỉ phục hưng Phật Giáo. Năm 955, vua Thế Tông của nhà Hậu Chu (thời Ngũ Đại) hạ lệnh phá hủy tất cả các chùa viện không có tên tuổi trong nước, tổng số có 3356 ngôi chùa, tượng Phật và các đồ thờ của các chùa đều đem đúc lại làm tiền, Tăng Ni ở các chùa đó đều bị cưỡng bách hoàn tục. Trong kỳ Pháp nạn nầy, khác hẳn với các kỳ trước, nghĩa là không vì quan hệ giữa Phật Giáo và Đạo Giáo, mà chỉ vì nguyên nhân là chính sách độc tài và nền tài chính kiệt quệ của triều đình trung ương gây ra. Vài năm sau, Thế Tông chết. Nhân vụ Trần Kiều binh biến, tướng Triệu Khuông Dẫn được quân đội tôn làm vua và lập nhà Tống (chấm dứt thời Ngũ Đại). Tống Thái Tổ Khuông Dẫn lại phục hưng Phật Giáo (960). Các Tông của Phật Giáo Trung Quốc Các Tông Phật Giáo được thành lập từ thời Nam Bắc Triều cho tới Thời nhà Đường (Nam Bắc Triều - nhà Tùy - nhà Đường). Các Tông Tiểu Thừa không còn nữa từ thời nhà Tống. Danh sách các Tông Trung Quốc - Chú trọng về Triết lý và Giáo hóa: Tiểu Thừa: Tỳ Đàm Tông (Hữu Bộ) Đại Thừa: Từ Đại Thừa Sơ Khởi của Ấn Độ: Địa Luận Tông - Câu Xá Tông. Từ Trung Quán Phái của Ấn Độ: Tam Luận Tông - Thiên Thai Tông. Từ Duy Thức Du Già Phái của Ấn Độ: Nhiếp Luận Tông - Pháp Tướng Tông - Niết Bàn Tông - Hoa Nghiêm Tông. Thiền Tông - Chú trọng về Giới luật (Đại Thừa): Luật Tông - Chú trọng về Tín ngưỡng và Tôn thờ (Đại Thừa): Tịnh Độ Tông Mật Tông Thành lập từ thời Nam Bắc Triều (420-588) Lương Võ Đế của Nam Triều trị vì trong 48 năm, đem vương quyền và Phật giáo dung hòa thành một mối. Vua là một học giả về Phật Giáo. Lễ Vu Lan Bồn ở Trung Quốc bắt đầu trong đời Lương Võ Đế. Tỳ Đàm Tông dựa vào Luận Tạng của Tiểu Thừa, nhất là Hữu Bộ. Về sau nhập vào Câu Xá Tông vào thời nhà Đường. Niết Bàn Tông dựa vào Đại Niết Bàn Kinh và là Tánh Tông đầu tiên ở Trung Quốc, tu theo Phật Tánh. Tông lấy ngài Đàm Vô Sấm làm Sơ tổ vì dịch Đại Niết Bàn Kinh. Thành Thực Tông dựa vào Thành Thực Luận của Ma Lê Bạt Ma (Harivarman) do Cưu Ma La Thập dịch nên là 2 Tổ của Tông nầy. Tam Luận Tông dựa vào 3 bộ Luận: Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận do Cưu Ma La Thập dịch. Khai tổ là Cưu Ma La Thập truyền cho Đạo Sinh. Đến Tổ đời thứ 8 là Cát Tạng (549-623) tổ chức lại giáo nghĩa gọi là Tân Tam Luận Tông vào thời nhà Tùy. Nhiếp Luận Tông dựa vào Nhiếp Đại Thừa Luận của Vô Trước và Nhiếp Đại Thừa Luận Thích của Thế Thân đều do Chân Đế dịch. Địa Luận Tông dựa Thập Địa Kinh Luận của Thế Thân từ phẩm Thập Địa của Hoa Nghiêm Kinh. Một trong những người sáng lập là Sư Bồ Đề Lưu Chi. Tịnh Độ Tông Các Sư có công trong việc tạo lập Tịnh Độ Tông: Tịnh Độ Tông khởi thủy từ Bạch Liên Xã của Tuệ Viễn gọi là Tuệ Viễn Lưu. Đàm Loan thừa kế phép tu Tịnh Độ của Bồ Đề Lưu Chi chú trọng "Tín tâm niệm Phật" rồi truyền cho Đạo Xước và Thiện Đạo vào thời nhà Đường. Đạo Xước (562-645), chịu ảnh hưởng của Đàm Loan, viết An Lạc Tập chia ra: Thánh Đạo Môn: nương vào kinh điển tự lực tu chứng rất khó khăn. Tịnh Độ Môn nương vào tha lực (Phật A Di Đà) nên tu chứng dễ dàng. Tu Tịnh Độ là pháp môn duy nhất thích ứng với căn cơ của Chúng sinh trong thời mạt pháp. Đạo Xước chế ra tràng hạt để trì danh niệm Phật. Thiện Đạo (613-683) là đệ tử của Đạo Xước và là người hoàn thành giáo nghĩa của Tịnh Độ Tông gọi là Thiện Đạo Lưu. Tương truyền Ngài tự tay viết 10 vạn cuốn kinh A Di Đà truyền bá ở kinh đô Tràng An. Từ Mẫn (680-748) "nhập Trúc cầu Pháp" theo gương của Nghĩa Tịnh. Ngài đi từ năm 702 đời Võ Tắc Thiên theo đường biển tới Ấn Độ, chu du các nước, gặp đức Quan Âm thị hiện ở Bắc Ấn Độ và được trao pháp môn tu Tịnh Độ. Sau 18 năm ở Ấn Độ Ngài mới theo đường bộ quy về Tràng An và được Đường Huyền Tông phong tên hiệu là "Từ Mẫn Tam Tạng". Sư Từ Mẫn trước tác "Vãng Sinh Tịnh Độ Tập" truyền bá pháp môn Tịnh Độ đã lĩnh ngộ ở Ấn Độ, thành riêng một chi phái là Từ Mẫn Lưu. Thật ra Từ Mẫn Lưu không phổ thông bằng Thiện Đạo Lưu. Như vậy có 4 pháp môn Niệm Phật của Tịnh Độ Tông: Tuệ Viễn Lưu chú trọng môn "Quán tưởng Niệm Phật". Đàm Loan chú trọng môn "Tín tâm Niệm Phật". Thiện Đạo Lưu chú trọng môn "Khẩu xưng Niệm Phật". Từ Mẫn Lưu chú trọng môn "Thiện căn Niệm Phật". Thiền Tông Trong thời Nam Triều Bắc Triều, Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), người Nam Thiên Trúc, theo đường biển tới tọa thiền ở chùa Thiếu Lâm và viên tịch ở đây. Trước khi viên tịch, ngài đem kinh Lăng Già truyền "tâm ấn" cho đệ tử là Tuệ Khả, Tổ thứ 2 của Thiền Tông Trung Quốc. Bồ Đề Đạt Ma là Tổ thứ 28 của Thiền Tông ở Thiên Trúc (Ấn Độ) nhưng là Tổ thứ nhất của Thiền Tông Trung Quốc. Theo truyền thừa của Thiền Tông: Nhị tổ là Tuệ Khả. Tam tổ là Tăng Xán, Tứ tổ là Đạo Tín và Ngũ tổ là Hoằng Nhẫn. Thiền Tông phát triển vào thời nhà Đường. Ngũ tổ Hoằng Nhẫn (602-675) có 2 đệ tử: Thiền sư Thần Tú (606-706) truyền Thiền Tông về phương Bắc (Bắc Thiền), chính là ở kinh đô Tràng An và Lạc Dương. Lục tổ Tuệ Năng (638-713) trở về cố hương thuộc tỉnh Quảng Đông và truyền Thiền Tông về phương Nam (Nam Thiền). Nam Thiền thịnh hơn và truyền thừa thành Ngũ Gia Thất Tông. Lục tổ Huệ Năng có 6 đệ tử chính: Thần Hội, Vĩnh Gia, Pháp Hải, Hà Trạch Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) lập thành Hệ thống Nam Nhạc và có đệ tử là Mã Tổ Đạo Nhất (709-788). Từ Nam Nhạc sau nầy có 2 Tông Lâm Tế và Quy Ngưỡng. Thanh Nguyên Hành Tư (? - 740) lập thành Hệ thống Thanh Nguyên. Từ Thanh Nguyên có 3 Tông Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn. Ngũ Gia Thất Tông gồm có: Tào Động từ Thiền sư Động Sơn Lương Giới (807-869) Vân Môn từ Thiền sư Vân Môn Văn Yển (864-949) Pháp Nhãn từ Thiền sư Pháp Nhãn Văn ...

Trang 1

LỊCH SỬ VÀ KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO

Bs Phan Thượng Hải biên soạn

Lịch sử Kinh điển Phật Giáo là một phần trong Lịch sử tổng quát của Phật Giáo Bài viết nầy chú trọng đến Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Đại Thừa

Lịch sử và Kinh điển Phật Giáo bắt đầu sau khi Phật Thích Ca nhập diệt Ba Thừa của Phật Giáo đều có Kinh điển riêng Kinh Tạng và Luật Tạng của Phật Giáo Nguyên Thủy có đầu tiên từ kỳ Kết Tập lần thứ nhất do truyền khẩu từ 2 Đại đệ tử của Phật Thích Ca là Ànanda (A Nan Đà) và Upàli (Ưu Bà Li) Tất cả các bộ Kinh của Phật Giáo Đại Thừa, Mật Giáo và Kim Cang Thừa (trừ Pháp Bảo Đàn Kinh) đều xuất hiện từ những tác giả vô danh nhưng nội dung đều không khác tinh thần của Phật Giáo

Bố cục

Lịch sử Phật Giáo Ấn Độ

Thời kỳ Phật Giáo Sơ Khai (trang 1) Thời kỳ Luận Tạng Phật Giáo (trang 3) Thời kỳ Đại Thừa Phật Giáo (trang 5) Thời kỳ Bí Mật Phật Giáo (trang 8)

Lan truyền của Phật Giáo từ Ấn Độ (trang 9)

Ngôn ngữ và Văn tự của Kinh điển Ấn Độ (trang 11) Lịch sử Phật Giáo Trung Quốc

Kinh điển, Cầu Pháp và Pháp Nạn (trang 14) Các Tông của Phật Giáo Trung Quốc (trang 18) Tín ngưỡng của Phật Giáo Trung Quốc (trang 24) Lịch sử Phật Giáo từ Trung Quốc

Phật Giáo Nhật Bản (trang 25) Phật Giáo Triều Tiên (trang 29)

Kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy - Tam Tạng Kinh Tạng (trang 32)

Luật Tạng (trang 33) Luận Tạng (trang 34) Kinh điển Phật Giáo Đại Thừa

Thời kỳ Đại Thừa Sơ Khởi (trang 35) Thời kỳ Đại Thừa Trung Khởi (trang 38) Thời kỳ Bí Mật Phật Giáo (trang 40)

Kinh điển Phật Giáo Trung Quốc (trang 40) Đại Chánh Tạng của Nhật Bản (trang 41)

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Thời Kỳ Phật Giáo Sơ Khai ở Ấn Độ (Primitive Buddhism)

*

Trong thời gian của Phật Thích Ca tại thế (khoảng trên 40 năm), giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy chỉ đơn giản gồm có Pháp (Dharma) và Luật (Vinaya)

Trang 2

Pháp gồm những lời giảng dạy của Đức Phật hay các Đệ tử của ngài (xuất gia hay không xuất gia) hoặc đôi khi của những vị Thần của Ắn Độ Giáo như Đại Phạm Thiên (Brahmà) và Đế Thích (Indra) đã được Đức Phật nghe và chấp nhận

Luật là những Điều luật (Rules) và Qui lệ (Regulations) hằng ngày của Tăng Già do Phật Thích Ca lập ra và giảng dạy

Pháp và Luật sau nầy được viết thành Kinh Tạng (Sùtra-pitaka) và Luật Tạng (Vinaya-pitaka) của Tam Tạng (Tripitaka)

*

Ngay sau khi Phật Thích Ca nhập diệt ở Kusinara, Đệ tử cao quí nhất của ngài là Tôn giả MahaKàsyapa (Ma Ha Ca Diếp) triệu tập một Hội đồng (Council) gồm các Đệ tử chánh trong Tăng Già Mục đích của Hội đồng là làm chắc chắn tất cả những giáo điều của Phật Thích Ca, giảng dạy trong khi tại thế được thống nhất và chính thức truyền bá cho những thế hệ về sau Trong suốt 3 tháng của mùa mưa (vũ kỳ), 500 Đệ tử đã thành đạo, gọi là La Hán, họp ở hang Thất Diệp (The cave of the seven leaves) thuộc ngoại ô Ràjagrha (Vương Xá), kinh đô của vương quốc Magadha (Ma Kiệt Đà), cách Kusinara nhiều ngày đi bộ (về hướng Đông Bắc) Đó là kỳ Kết Tập lần thứ nhất, còn gọi là Kết Tập Vương Xá hay Kết Tập (của) 500 La Hán

Theo Hán ngữ, từ ngữ "Kết Tập" đồng nghĩa với "Hội Đồng" (Council) Tuy nhiên theo tiếng Phạn gọi là "Samgìti", còn có nghĩa là "cùng tụng (hát hay đọc) với nhau" (Tụng= Recitation, to Recite) Mặc dù đã có chữ viết (văn tự) dùng trong thương mại vào thời đó, truyền thống cổ điển của Ấn Độ chỉ truyền khẩu những gì liên quan tới Tôn giáo chứ không muốn ghi lại bằng chữ viết Như vậy trong kỳ Kết Tập lần thứ nhất nầy, 500 La Hán tụng lại những gì họ biết và ghi nhớ về Pháp và Luật để chắc chắn là không có những khác biệt cũng như để chứng thật cái gì là từ Phật Thích Ca và cái gì là không phải (từ Phật Thích Ca)

Tôn giả MahaKàsyapa (Ma Ha Ca Diếp) chủ tọa của kỳ Kết Tập lần thứ nhất nầy Hai đại Đệ tử khác của Phật Thích Ca là Tôn giả Ànanda (A Nan Đà) và Tôn giả Upàli (Ưu Bà Li) lần lượt khởi tụng Pháp (Dharma) và Luật (Vinaya)

Tôn giả Ànanda, một người em chú bác của Phật Thích Ca, từng là người hầu cận (thị giả) của Đức Phật trong hơn 25 năm cho tới khi Đức Phật nhập diệt Tôn giả Ànanda đã còn nghe và ghi nhớ tất cả giáo huấn của Phật Thích Ca và những Đệ tử khác trước khi làm thị giả cho Đức Phật Do đó Ànanda khởi tụng những giảng dạy trong kỳ Kết Tập Tôn giả Ànanda nổi tiếng là Đệ tử "Đa Văn Đệ Nhất", đệ tử hiểu biết giáo điều nhiều nhất Không có công lao của Ànanda, những giảng dạy của Phật Thích Ca khó có thể kết hợp lại được trong kỳ Kết Tập nầy Pháp (Dharma) của Phật Thích Ca được bắt đầu truyền khẩu cho hậu thế từ Tôn giả Ànanda

Tôn giả Upàli trước khi xuất gia là nô lệ của thị tộc Sàkya (Thích Ca) Ngài nhập Tăng Già và được Phật Thích Ca cho coi giữ Giới Luật trong Tăng Già Upàli nổi tiếng là Đệ tử "Giới Luật Đệ Nhất" Upàli khởi tụng Giới Luật (precepts) và Qui Định (regulations) trong kỳ Kết Tập nầy Luật (Vinaya) của Phật Thích Ca bắt đầu truyền khẩu cho hậu thế từ Tôn giả Upàli

Tiếp theo đó, Pháp (từ Ànanda) và Luật (từ Upàli) được 500 La Hán ghi nhớ và hợp tụng trong kỳ Kết Tập lần thứ nhất; và từ đó truyền khẩu cho những thế hệ sau bằng Tụng (Recitation) *

Về sau Pháp (Dharma) và Luật (Vinaya) được viết thành Kinh Tạng (Dharma-pitaka) và Luật Tạng (Vinaya-pitaka) ngay trước khi hay cùng thời với khi bắt đầu có các Bộ Phái và Luận Tạng

Trang 3

(Abhidharma-pitaka) của các Bộ Phái Các Bộ Phái thành hình vào khoảng năm 350 tr CN, khoảng 100 năm sau kỳ Kết Tập lần thứ nhất

Khoảng thời gian của Pháp và Luật là Thời Kỳ Sơ Khai (Primitive Buddhism) của Phật Giáo Nguyên Thủy, Tăng Già Phật Giáo thống nhất và chưa chia ra thành nhiều Bộ Phái Thời kỳ Sơ Khai bất đầu từ khi Phật Thích Ca thành đạo và sáng lập Tăng Già cho tới khoảng năm 350 tr CN, khi các Bộ Phái (Schools) bắt đầu thành hình

*

Phật Thích Ca qua đời lúc ngài 83 tuổi nhưng năm sinh của ngài không nhất định Hiện nay trong Wikipedia có 2 giả thuyết về ngày sinh của Phật Thích Ca:

(1) sinh năm 563 tr CN (và qua đời năm 480 tr CN) (2) sinh năm 483 tr CN (và qua đời năm 400 tr CN)

Theo lịch sử kỷ niệm ngày Phật Đản của Việt Nam, năm sanh của Phật Thích Ca là năm 624 tr CN và dùng ngày của Phật Giáo Đại Thừa là mồng 8 tháng 4 âm lịch Phật Giáo Nguyên Thủy dùng ngày rằm (15) tháng 4, đúng với ngày đản sanh của Phật Thích Ca Như vậy năm 2019 là

Từ khoảng 350 tr CN, Tăng Già bị chia rẽ bởi tranh cãi về giáo lý và luật lệ trong Tăng Già Một nhóm cấp tiến (progressive) thách thức, phản đối và bài bác những truyền thống của nhóm bảo thủ (conserrvative) của những vị Trưởng lão (Theravàda)

Có 2 lý do chánh cho sự Rạn Nứt (Schism) nầy:

Lý do thứ nhất là nhóm Cấp tiến phản đối 10 hành vi (theo truyền thống) trong qui luật của Tăng Già

Lý do thứ nhì là do sự tranh luận về 5 Tân thuyết của một Tăng sĩ cấp tiến tên là Đại Thiên hay Ma Ha Đề Bà (MahaDeva) Dĩ nhiên các Trưởng lão chống lại Tân thuyết nầy Một trong 5 Tân thuyết là Dư Sở Dụ: La Hán có nhục thân nên về sinh lý không phải là điều hết hẳn Trong khi thụy miên (giấc ngủ), La Hán vẫn có thể có lậu thất (= xuất tinh làm dơ bẩn)

Các Trưởng lão bảo thủ tổ chức kỳ Kết Tập lần thứ nhì kết tội nhóm Cấp tiến là Tà giáo (Heresy) Kỳ Kết Tập lần thứ nhì gồm 700 Tỳ kheo của Tăng Già ở tại Vaisali (Tỳ Xá Ly), khoảng 110-140 năm sau kỳ Kết Tập lần thứ nhất

Từ đó Tăng Già chính thức chia ra làm 2 Bộ Phái:

Đại Chúng Bộ (Great Assembly = Mahàsàmghika) của nhóm Cấp tiến

Thượng Tọa Bộ (Those Who Supporting the Teaching of the Elders = Sthaviravàda) của nhóm Bảo thủ theo các Trưởng lão (Theravàda)

Trong thời kỷ nầy, Phật Giáo bành trướng rộng từ miền Đông Bắc sang miền Tây Bắc Ấn Độ (Gandhara và Kashmir) rồi toàn thể bán đảo Ấn Độ, nhất là trong thời trị vì của vua Asoka (269/273-232 tr CN) Thời kỳ nầy có 3 tên:

Từ Đại Chúng Bộ và Thượng Tọa Bộ, Phật Giáo Nguyên Thủy chia thành 18-20 Bộ Phái Do đó Thời kỳ nầy gọi là Thời kỳ Bộ Phái Phật Giáo (Schools of Buddhism)

Trang 4

Các Bộ Phái có nhiều Luận Tạng (Abhidharma-pitaka) riêng biệt nên đây là Thời kỳ Luận Tạng Phật Giáo (Abhidharma Buddhism) Các Bộ Phái vẫn có chung một Kinh Tạng và Luật Tạng không khác nhau

"Abhidharma" dịch nghĩa là Luận (từ Luận Tạng) nhưng dịch âm là "A Tỳ Đạt Ma" nên Thời kỳ nầy còn có tên là Thời kỳ A Tỳ Đạt Ma Phật Giáo (Abhidharma Buddhism)

Vào thế kỷ thứ 3 tr CN, Phật Giáo Nguyên Thủy vào thời kỳ Bộ Phái truyền sang Tích Lan Tương truyền vua Asoka sai 9 Tu sĩ đi 9 nơi để truyền Phật giáo (missionaries) Một trong 9 người nầy là Mahinda, con của vua Asoka đem Trưởng Lão Bộ truyền vào Tích Lan với kinh điển Pàli: Tam Tạng gồm Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng (riêng của Trưởng Lão Bộ) Kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy nầy còn giữ và áp dụng cho tới ngày nay Đó là bắt đầu của Nam Phương Phật Giáo (Nam Tông) hay Phật Giáo Pàli

Từ 2 Bộ Phái chính là Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ có thêm ra nhiều Bộ Phái khác (18-20) Thí dụ:

Từ Thượng Tọa Bộ có thêm Hữu Bộ

Rồi từ Hữu Bộ có thêm Độc Tử Bộ, Hóa Địa Bộ, Ẩm Quang Bộ và Kinh Lượng Bộ Rồi từ Độc Tử Bộ lại có thêm Pháp Thượng Bộ, Hiền Vũ Bộ, Chính Lượng Bộ và Mật Lâm Bộ

*

Danh Sách các Bộ Phái theo Phật Giáo Pàli 1 Thượng Tọa Bộ* (Sthaviravàda)

Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvàstivàda), gọi tắt là Hữu Bộ*

Ẩm Quang Bộ (Kàsyapìya) = Thiện Tuế Bộ (Suvarsaka)

Kinh Lượng Bộ (Sautràntika) = Thuyết Chuyển Bộ (Samkrantika) Tuyết Sơn Bộ (Haimavata)

2 Đại Chúng Bộ (Mahàsamghika) Nhất Thuyết Bộ (Ekavyahàrika) Chế Đa Sơn Bộ (Caitika)

Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravàdin) Tây Sơn Trụ Bộ (Aparasaila)

Kê Dận Bộ (Gokulika) Bắc Sơn Trụ Bộ (Uttarasaila) Đa Văn Bộ (Bahusrutìya) Thuyết Giả Bộ (Prajnaptivàda)

Trang 5

(*) Phật Giáo Pàli tự cho Trưởng Lão Bộ (Theravàda) của mình là Thượng Tọa Bộ

(Sthaviravàda), Bộ Phái của những vị Trưởng Lão (Elders = Theravàdins) Do đó Phật Giáo Nguyên Thủy ngày nay là Phật Giáo Pàli còn được người Âu Mỹ gọi là Theravada Buddhism *

Danh Sách các Bộ Phái theo Hữu Bộ / Phật Giáo Sanskrit (Phạn ngữ) 1 Thượng Tọa Bộ (Sthaviravàda)

Bố Đặc Già La / Bất Khả Thuyết Tạng Bộ (Pudgalavàda): từ khoảng 280 tr CN Độc Tử Bộ (Vatsìputrìya) = Chính Lượng Bộ (Sammitìya): từ thời vua Asoka Pháp Thượng Bộ (Dharmottariya)

Hiền Vũ Bộ (Bhadrayànlya)

Mật Lâm Bộ (Sannàgarika / Channagirika) Tỳ Bà Sa Bộ (Vibhajjavàda): từ trước 240 tr CN

Trưởng Lão Bộ (Theravàda)*: từ khoảng 240 tr CN Hóa Địa Bộ (Mahìsàsaka): từ sau 232 tr CN

Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka): từ sau 232 tr CN

Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvàstivàda): từ khoảng 237 tr CN Còn gọi là Hữu Bộ* Ẩm Quang Bộ (Kàsyapìya): từ sau 232 tr CN

Kinh Lượng Bộ (Sautràntika): từ khoảng năm 50 tr CN và năm 100 Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ (Mùlasarvàstivàda): thế kỷ thứ 3 Tì Bà Sa Luận Bộ (Vaibhàsika)

2 Đại Chúng Bộ (Mahàsamghika)

Nhất Thuyết Bộ (Ekavyahàrika): từ thời vua Asoka Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravàda)

Kê Dận Bộ (Gokulika): từ thời vua Asoka

Đa Văn Bộ (Bahusrutiya): cuối thế kỷ thứ 3 tr CN Thuyết Giả Bộ (Prajnaptivàda): cuối thế kỷ thứ 3 tr CN Chế Đa Sơn Bộ (Caitika): giữa thế kỷ thứ 1 tr CN

Tây Sơn Trụ Bộ (Aparasaila) Bắc Sơn Bộ (Uttarasaila)

Thời Kỳ Đại Thừa Phật Giáo ở Ấn Độ (Mahàyàna Buddhism)

*

Đại Thừa Phật Giáo là phong trào cải cách sinh khởi vào khoảng thế kỷ thứ nhất tr CN Tự xưng mình là Đại Thừa, phong trào cải cách nầy phản ứng lại cái (mà Đại Thừa) cho là "hình thức" và "hàn lâm" trong lý luận của các Bộ Phái của Phật Giáo Nguyên Thủy (Luận Tạng) Với chủ trương phục hồi tinh thần tôn giáo căn bản từ lúc đầu của Phật Thích Ca, Đại Thừa thải hồi những Bộ Phái và cho là (ở hàng) dưới thấp hơn mình bằng cách gọi chung các Bộ Phái (và Phật Giáo Nguyên Thủy) là Tiểu Thừa hay Thanh Văn Thừa Dĩ nhiên các Bộ Phái vẫn tồn tại, chống lại giáo lý Đại Thừa và nhận mình chính là Phật Giáo Nguyên Thủy chính thống từ Phật Thích Ca

Từ đó Phật Giáo ở Ẫn Độ có Tiểu Thừa (gồm các Bộ Phái) và Đại Thừa Phật Giáo với 2 giáo lý khác nhau

Trang 6

Hiện đại, Cộng đồng Phật Giáo Thế Giới cấm dùng từ ngữ "Tiểu Thừa" và bắt buộc phải dùng từ ngữ Phật Giáo Nguyên Thủy

Giáo lý của Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa), phản ảnh bằng Phật Giáo Pàli (là Nam Phương Phật Giáo) hay trong Phật Giáo Phạn Ngữ (là Bắc Phương Phật Giáo); chính là giáo lý của Phật Thích Ca (trong kỳ Kết Tập lần thứ nhất) và giáo lý của các Bộ Phái

Như vậy trong thời kỳ nầy, Phật Giáo Ấn Độ có:

Phật Giáo Nguyên Thủy (Phật Giáo Tiểu Thừa) tiếp tục dùng Tam Tạng như thời kỳ Luận Tạng Phật Giáo

Phật Giáo Đại Thừa vẫn dựa trên Tam Tạng nhưng sáng tạo ra Kinh Luận mới để cải cách theo tinh thần Phật Giáo mới

Trong thời kỳ nầy, mặc dù Đại Thừa dần dần chiếm đa số, các Tăng Ni của Tiểu Thừa (Phật Giáo Nguyên Thủy) vẫn tu hành song song với các Tăng Ni và Cư sĩ của Đại Thừa Không có ganh ghét cá nhân và vũ lực giữa hai bên

Phật Giáo Đại Thừa và ngay cả Tiểu Thừa được truyền sang và lớn mạnh ở các quốc gia Đông Bắc Á Châu từ lúc đầu của thời kỳ Đại Thừa (thế kỷ thứ 1) lập thành Bắc Phương Phật Giáo (với đại đa số là Đại Thừa)

Phật Giáo Đại Thừa = Mahàyàna Buddhism

Đại Thừa = The Greater Vehicle = Mahàyàna Phật Giáo Tiểu Thừa = Hinayàna Buddhism

Tiểu Thừa = The Lesser Vehicle = Hinayàna Thanh Văn Thừa Phật Giáo = Sràvakayàna Buddhism

Thanh Văn Thừa = The Vehicle of the Hearers = Sràvakayàna Phật Giáo Nguyên Thủy = Theravada Buddhism = Primordial Buddhism

Bộ Phái = Schools

Kinh điển Đại Thừa có nhiều Kinh mới của những tác giả vô danh Các Sư tác giả Đại Thừa nầy cho rằng nếu Phật Thích Ca Mâu Ni sống vào thời gian nầy thì sẽ cũng viết những Kinh giống như vậy Họ cũng tin rằng họ truyền bá giáo điều trung thực của Phật Thích Ca Mâu Ni và những Kinh nầy phản ảnh đúng tâm tư của Ngài, chính xác hơn các Bộ Phái (của Phật Giáo Nguyên Thủy) Từ những Kinh nầy lại có những bài Luận án (Thesis) của nhiều Sư Đại Thừa giải nghĩa và tóm lược nội dung của những Kinh Đại Thừa mới nầy Dĩ nhiên các Bộ Phái tố cáo rằng Kinh Luận Đại Thừa là giáo điều sai lầm tà đạo

Trong thời kỳ nầy, Phật Giáo Đại Thừa có 2 giai đoạn: Đại Thừa Sơ Khởi và Đại Thừa Trung Khởi

*

Giai đoạn Đại Thừa Sơ Khởi (thế kỷ thứ 1 tr CN đến thế kỷ thứ 3) Giáo lý dựa trên:

Pháp Hoa Kinh và Hoa Nghiêm Kinh

Bộ kinh Đại Bát Nhã và Trung Quán Phái (Middle Way School = Màdhyamika)

Trang 7

Trung Quán Phái từ Sư Long Thụ (Nagarjuna) và Sư Đề Bà (Àryadeva) Phái nầy có những bài Luận chính là Trung Quán Luận và Thập Nhị Môn Luận của Long Thụ (150? - 250) và Bách Luận của Đề Bà

Năm bộ kinh chánh của giai đoạn sơ khởi nầy là: Bộ Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa

Bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Pháp Hoa)

Kinh Đại Thừa Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm (Hoa Nghiêm) Bộ Kinh Tịnh Độ

Kinh Duy Ma (La) Cật

Phật Giáo Nguyên Thủy vẫn tồn tại trong thời kỳ nầy, song song với Đại Thừa Tăng Ni tự do lựa chọn theo Phật Giáo Nguyên Thủy hay Đại Thừa

Phật Giáo Đại Thừa còn mở rộng cho các Cư sĩ tu tại gia (không cần phải xuất gia và vào Tăng Già) từ kinh Duy Ma Cật

*

Giai đoạn Đại Thừa Trung Khởi (Từ năm 300 tới thế kỷ thứ 7) Hai Giáo Phái:

Trung Quán Phái

Du Già Hành Phái (Yoga Practice = Yogàcàra) hay Duy Thức Phái (Consciousness-only = Vijnànavàda) Có khi được gọi chung là Duy Thức Du Già Phái

Thành lập ra từ anh em Sư Vô Trước (Asanga) và Sư Thế Thân (Vasubanddhu) Phái có tên Duy Thức Phái từ giáo lý Duy thức (Vijnaptimàtratà)

Phái có tên Du Già Hành Phái vì các Sư của Phái nầy tu theo phương pháp Du Già (Yoga)

Về sau từ Duy Thức Du Già Phái có những Kinh về Phật Tánh và Như Lai Tạng tạo ra một chi phái được các sử gia của Phật Giáo Trung Hoa gọi là Tánh Tông

Kinh Luận chánh của Du Già Phái: Giải Thâm Mật Kinh

Du Già Sư Địa Luận của Di Lặc

Thành Duy Thức Luận của Sư Hộ Pháp Kinh của Tánh Tông:

Như Lai Tạng Kinh Đại Niết Bàn Kinh Thắng Man Kinh

Trung Quán Phái về sau chia ra 2 Dòng:

Quy Mậu Luận Chứng Phái hay Cụ Duyên Tông (Pràsangika) Độc Lập Biện Chứng Phái hay Y Tự Khởi Tông (Svàtantrika), Cả 2 Dòng vẫn theo giáo lý chánh là Tánh Không (Emptiness = Sùnyatà)

Cuối cùng có những Kinh như Kinh Lăng Già chọn lọc và tổng hợp Trung Quán Phái và Duy Thức Phái Kinh Lăng Già là giáo lý căn bản của Thiền Tông

Trang 8

Đại Thừa và các Bộ Phái lần lần hợp tác và tu với nhau Đại Thừa truyền bá khắp lãnh thổ Ấn Độ cho đến thế kỷ thứ 5 Từ thế kỷ thứ 5, Ấn Độ Giáo hồi sinh hấp thu Tín ngưỡng Dân gian Ấn Độ (Folk Beliefs) và ngay cả một số giáo lý của Phật Giáo để cạnh tranh với Phật Giáo

Các Bộ Phái ảnh hưởng nhất trong thời kỳ nầy là 2 chi phái của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ hay Hữu Bộ (Sarvastavàda)

Bộ Phái của những người theo Đại Tỳ Bà Sa Luận (Those who follow the Abdhidharma-sastra = Vaibhàsila or Vaibhàsika)

Kinh Lượng Bộ (Those who consider the sutras Alone Authority = Sautràntika)

Hữu Bộ của Phật Giáo Nguyên Thủy truyền sang Trung Quốc Trung Quốc dùng Luận Tạng của Hữu Bộ như là Luận Tạng (A Tỳ Đạt Ma = Abhidharma) của tất cả các Bộ Phái nên gọi Hữu Bộ là A Tỳ Đạt Ma Kiểu Mẫu (Paradigmatic Abhidharma), dịch nghĩa ra Hán ngữ là Thắng Pháp Kiểu Mẫu Luận Tạng của A Tỳ Đạt Ma Kiểu Mẫu dịch ra Hoa văn:

A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (The Great Commentary =

Từ A Tỳ Đạt Ma Tỳ Bà Sa Luận, hậu thế mới biết có kỳ Kết Tập thứ 3 của Phật Giáo Nguyên Thủy dưới thời vua Asoka xảy ra vào năm 235 tr CN ở Pàtaliputta thuộc nước Magadha (Ma Kiệt Đà), nay là thành phố Patna Kỳ Kết Tập lần thứ 3 nầy gồm có 3000 Tỳ kheo để chống lại Tà giáo (Đại Thừa) Tam Tạng (Kinh, Luật và Luận Tạng) chính thức thành hình toàn bộ trong kỳ Kết Tập lần thứ ba

Thời Kỳ Bí Mật Phật Giáo ở Ấn Độ (Esoteric Buddhisma)

*

Theo sư Huyền Trang (600?-664) và sư Nghĩa Tịnh (634-713) có sang tu học ở Ấn Độ thì trong thế kỷ thứ 7 và đầu thế kỷ thứ 8, Phật Giáo Nguyên Thủy chỉ còn tồn tại 5 Bộ Phái;

Từ Đại Chúng Bộ: Thuyết Xuất Thế Bộ (Lokottaravàda)

Từ Thượng Tọa Bộ: Hữu Bộ (Sarvàstivàda), Ẩm Quang Bộ (Kasyapìya), Hóa Địa Bộ (Mahisảsaka) và Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka)

Theo sư Huyền Trang, các Tăng Ni của Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Đại Thừa vẫn tu học lẫn lộn với nhau trong tu viện mặc dù đa số theo Đại Thừa

*

Từ thế kỷ thứ 7 hay 8, Phật Giáo có thêm Bí Mật Phật Giáo hay Mật Giáo (Esoteric Buddhism or Tantric Buddhism)

Trang 9

Tôn thờ bắt đầu phát triển trong Phật Giáo qua Biểu tượng (Symbols), hết còn Triết lý hay trí thức (scholastic concerns) Mật Giáo dùng những biểu tượng Tantra quảng đại trong quần chúng Ấn Độ lúc bấy giờ Đó là những Biểu tượng "bí mật", không giải thích được

Biểu tượng của Phật Thân (Buddha's body) là Ấn (Symbolic hand gesture = Mudra) Biểu tượng của Phật Ngôn (Buddha's speech) là Niệm chú Mantra (Mystical incantatuous litrelly True Word = Mantrà)

Biểu tượng của Phật Tâm (Buddha's Mind) là Tưởng quán Phật qua đồ hình Mandala hay Mạn- Đà-la hay Mạn Trà La (Mandala)

Phương pháp tu theo 3 biểu tượng nầy gọi là Tam Mật (Three Secrets), để thành Phật

Đà La Ni = Dhàrani = Tổng Trì (thâu nhiếp tất cả): Câu kinh mang sức mạnh siêu nhiên Nôm na là "câu thần chú dài"

Man-tra = Mantra: Một số âm chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó của Phật Tánh Nôm na là "câu thần chú ngắn"

Đà La Ni và Man-tra thường thấy trong Mật Giáo Mật Giáo thường có loại Đà La Ni Kinh là Kinh chứa những Đà La Ni

Mật Giáo bắt đầu ở Đông Bắc Ấn Độ, nơi nguồn gốc của Phật Giáo Từ đó nó hòa lẫn với Tín ngưỡng Dân gian nên mất lý tưởng Tôn giáo và không chống nỗi với sự xâm lấn của Ấn Độ Giáo và Hồi Giáo

Kinh điển Mật Giáo gồm có những Đà La Ni (Mystical Verse = Dhàrani) chú trọng về luật lệ của lễ hội và cúng tế (rituals and ceremonies) Có 3 bộ Kinh chánh:

Đại Nhật Kinh (The Great Sun Sutra = Mahà-vairocana-sùtra)

Kim Cương Đỉnh Kinh (The Diamond Peak Sutra = Vajrasejhara-sùtra) Tô Tất Địa Kinh (The Sutra of Good Accomplishment = Susiddhikara-sùtra)

Ngày nay Kinh điển Mật Giáo được dịch sang chữ Tàu (Hoa văn) nhưng đa số dịch sang chữ Tây Tạng

Phật Giáo Tây Tạng được truyền thẳng từ Mật Giáo Ấn Độ nhưng Kinh điển (Scriptures) rất rộng bao gồm cả Phật Giáo Nguyên Thủy và Đại Thừa nên rất có giá trị cho việc nghiên cứu thời kỳ Đại Thừa và hậu Đại Thừa của hậu thế

Mật Giáo dần dần chiếm đa số ở Ấn Độ trong thời kỳ nầy Phật Giáo Đại Thừa và Phật Giáo Nguyên Thủy (của các Bộ Phái) dần dần tự tàn phai ở Ấn Độ

Tuy nhiên Phật Giáo Đại Thừa và ngay cả Tiểu Thừa đã được truyền sang và lớn mạnh ở các quốc gia Đông Bắc Á Châu từ lúc đầu của thời kỳ Đại Thừa (thế kỷ thứ 1) lập thành Bắc Phương Phật Giáo (với đại đa số là Đại Thừa)

Mật Giáo Ấn Độ trong thời kỳ nầy cũng truyền sang Trung Quốc thành ra Mật Tông (Mật Giáo) và truyền sang Nhật Bản thành Chân Ngôn Tông Mật Tông và Chân Ngôn Tông cũng thuộc Bắc Phương Phật Giáo

Người Hồi Giáo bắt đầu xâm chiếm bán đảo Ấn Độ và tiêu diệt Phật Giáo: đốt kinh, tàn phá chùa và tu viện cũng như hình tượng và sát hại Tăng ni Từ đầu thế kỷ thứ 13, Phật Giáo hoàn toàn bị tiêu diệt ở Ấn Độ (cho tới cuối thế kỷ thứ 19) Trong thời kỳ mạt giáo nầy, Mật Giáo lánh sang Tây Tạng lập thành Phật Giáo Tây Tạng Kim Cang Thừa

Trang 10

Lan Truyền của Phật Giáo từ Ấn Độ

*

Nam Phương Phật Giáo (Southern Buddhism)

Vào thế kỷ thứ 3 tr CN, Phật Giáo Nguyên Thủy trong thời kỳ Bộ Phái truyền sang Tích Lan Tương truyền vua Asoka sai 9 Tu sĩ đi 9 nơi để truyền Phật giáo (missionaries) Một trong 9 người nầy là sư Mahinda, con của vua Asoka đem Trưởng Lão Bộ truyền vào Tích Lan với kinh điển Pàli: Tam Tạng gồm Kinh Tạng, Luật Tạng và Luận Tạng (riêng của Trưởng Lão Bộ) Kinh điển của Phật Giáo Nguyên Thủy nầy còn giữ và áp dụng cho tới ngày nay Đó là bắt đầu của Nam Phương Phật Giáo (Nam Tông) hay Phật Giáo Pàli Nam Phương Phật Giáo truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cao Miên và Nam Kỳ (của Việt Nam)

Hình như Phật Giáo Đại Thừa và Phật Giáo Nguyên Thủy của các Bộ Phái khác có truyền sang Tích Lan và các nước thuộc Nam Tông nhưng không thấy tồn tại

Từ lịch sử trên, Nam Phương Phật Giáo chỉ có Phật Giáo Nguyên Thủy của Trưởng Lão Bộ, được có tên khác là Phật Giáo Pàli và cũng được gọi là Theravàda Buddhism (Theravàda = Elders = Trưởng Lão) Từ năm 1950, ngôn từ Tiểu Thừa bị cộng đồng Phật Giáo thế giới cấm dùng (cho Phật Giáo Nguyên Thủy)

(Lan truyền Phật Giáo từ Ấn Độ)

Trang 11

*

Bắc Phương Phật Giáo (Northern Buddhism)

Vào thế kỷ thứ nhất, Phật Giáo Ấn Độ đã có đa số là Phật Giáo Đại Thừa và thiểu số là Phật Giáo Nguyên Thủy của các Bộ Phái (trong đó có Hữu Bộ) Phật Giáo thịnh hành ở miền Tây Bắc Ấn Độ với kinh điển Phạn Ngữ (Sanskrit)

Vào thế kỷ thứ nhất nầy, Phật Giáo Đại Thừa theo đường Tơ Lụa (Silk Road) truyền qua Trung Á, Tân Cương rồi đến Trung Quốc với kinh điển Phạn Ngữ (Sanskrit) Từ Trung Quốc, Phật Giáo Đại Thừa truyền sang Hàn Quốc, Nhật Bản và Bắc Việt (Việt Nam) Đó là Bắc Phương Phật Giáo (Bắc Tông)

Phật Giáo Nguyên Thủy, với giáo lý của Hữu Bộ, cũng cùng một con đường và cùng một thời gian với Phật Giáo Đại Thừa truyền sang các nước nầy nhưng ngày nay hình như không còn tồn tại

Có thuyết cho rằng Phật Giáo cũng truyền sang Trung Quốc theo đường biển tới Bắc Việt (của Việt Nam) trước, lúc đó là thuộc địa của Trung Quốc, rồi sau đó truyền sang Trung Quốc

Phật Giáo cũng truyền sang Tây Tạng vào thời kỳ nầy nhưng bị chính quyền tiêu diệt Sau khi thành hình (thế kỷ thứ 8),

Mật Giáo cũng theo đường Trung Á truyền sang các nước ở Bắc Phương thành ra một Tông của Đại Thừa (gọi là Mật Tông ở Trung Quốc và Chân Ngôn Tông ở Nhật Bản)

Mật Giáo dưới sự tàn phá của Hồi Giáo truyền thẳng từ Ấn Độ sang Tây Tạng, thành quốc giáo và mang danh hiệu là Phật Giáo Tây Tạng Kim Cang Thừa

Ngày nay, Bắc Phương Phật Giáo dùng kinh điển Phạn Ngữ nên còn gọi là Phật Giáo Phạn Ngữ gồm có Phật Giáo Đại Thừa ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam và Phật Giáo Kim Cang Thừa ở Tây Tạng (và Nepal)

Ở Indonesia có di tích Borobudur ảnh hưởng của Mật Giáo nhưng không có Phật Giáo ở đây Có lẽ, Mật Giáo truyền sang đây sau thế kỷ thứ 8 theo đường biển và sau đó bị người Hồi Giáo tiêu diệt (như trường hợp ở Ấn Độ)

Ngôn Ngữ và Văn Tự của Kinh Điển Phật Giáo từ Ấn Độ

*

Ngôn ngữ Magadhi (Ma Kiệt Đà)

Phật Thích Ca truyền đạo trong 45 năm rồi các La Hán từ kỳ Kiết Tập lần thứ nhất đều dùng thổ ngữ Magadhi của người nước Magadha (Ma Kiệt Đà) Phật Pháp (Kinh Tạng và Luật Tạng) được truyền khẩu bằng Tụng (recitation) cho đến một thời gian lâu sau mới ghi lại bằng chữ viết (văn tự) Khi đó mới bắt đầu có tác giả trong các Bộ phái viết Luận Tạng vào khoảng năm 350 tr CN, khoảng 100 năm sau kỳ Kiết Tập lần thứ nhất Luận Tạng lấy phải lấy tài liệu tham khảo từ Kinh Tạng (và Luật Tạng) do đó phải đọc Kinh Tạng rõ ràng rồi mới viết Luận Tạng được

Trang 12

*

Ngôn ngữ và Văn tự Pàli

Trưởng Lão Bộ và Thượng Tọa Bộ (và các Bộ phái khác của Phật Giáo Nguyên Thủy, thành lập sau kỳ Kết Tập lần thứ nhất) được biết dùng ngôn ngữ Pàli vào khoảng thời gian trị vì của vua Asoka (268-232 tr CN) để truyền đạo và viết Tam Tạng bằng văn tự (chữ) Pàli

Ngôn ngữ "Pàli" nguồn gốc từ "Paisàci", một thổ ngữ của vùng đông bắc Ấn Độ lúc bấy giờ Thật ra ngôn ngữ Pàli kết hợp nhiều thổ ngữ trong đó có thổ ngữ Magadhi (được Phật Thích Ca và các đệ tử xử dụng) Kinh điển bằng văn tự (chữ) Pàli truyền sang Tích Lan (Srilanka) cũng vào thế kỷ thứ 3 và lưu giữ cho tới ngày nay

Nam Phương Phật Giáo dùng kinh điển viết bằng chữ Pàli nên còn được gọi là Phật Giáo Pàli (Pàli Buddhism) (Thổ ngữ = Venacular = Prakrit)

*

Ngôn ngữ và Văn tự Sanskrit (Phạn ngữ và Phạn tự)

Cũng từ thời vua Asoka (thế kỷ thứ 3 tr CN), Phật Giáo từ miền Đông Bắc Ấn Độ ở vùng Bihar, Uttar và Pradesh lan rộng sang miền Tây Bắc Ấn Độ ở vùng Kashmir và Gandhara Trong 2 thế kỷ sau đó, Phật Giáo Ấn Độ thịnh hành và tiếp theo đó Phật Giáo Đại Thừa thành lập và bành trướng song song với Phật Giáo Nguyên Thủy

Phật Giáo cũng bắt đầu dùng ngôn ngữ "Phạn Ngữ Tạp của Phật Giáo" hay "Sanskrit tạp của Phật Giáo" (Buddhist Hybrid Sanskrit) trong truyền đạo và viết kinh điển Ngôn ngữ "Sanskrit tạp của Phật Giáo" nầy là tổng hợp của ngôn ngữ Sanskrit cổ điển (Classical Sanskrit) và thổ ngữ của vùng Gandhara (Gandhari Prakrit) Sanskrit cổ điển đã được dùng từ lâu trong Kinh Vedas (Vệ Đà) của đạo Bà La Môn (Ấn Độ Giáo = Hinduism)

Phật Giáo Đại Thừa có thêm kinh điển Đại Thừa như các kinh Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, các kinh Tịnh Độ được viết từ nhiều tác giả vô danh Từ thế kỷ thứ nhất, kinh điển Phật Giáo (Nguyên Thủy và Đại Thừa) bằng chữ Sanskrit Tạp của Phật Giáo được các nước khác dịch ra và viết theo ngôn ngữ của nước mình (như Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bản )

Bắc Phương Phật Giáo dùng kinh điển Sanskrit (Phạn) nên được gọi là Phật Giáo Phạn Ngữ (Sanskrit Buddhism) (Sanskrit = Phạn, Phạn ngữ)

*

Kinh điển Pàli và Sanskrit của Phật Giáo Nguyên Thủy

Lúc đầu Phật Giáo Nguyên Thủy ở Ấn Độ chia ra làm Thượng Tọa Bộ và Đại Chúng Bộ Từ Đại Chúng Bộ sinh khởi ra Phật Giáo Đại Thừa Thượng Tọa Bộ và các Bộ Phái (từ nó) giữ truyền thống của Phật Giáo Nguyên Thủy

Theo lịch sử của Phật Giáo Pàli của Nam Phương Phật Giáo, Thượng Tọa Bộ là Trưởng Lão Bộ (Theravàda) vì Thượng Tọa Bộ là Bộ Phái của những vị Trưởng Lão trong Tăng Già Từ Thượng Tọa Bộ mới có Hữu Bộ (Sarvàstivàda)

Theo lịch sử của Phật Giáo Sanskrit (Phật Giáo Phạn Ngữ) của Bắc Phương Phật Giáo, từ Thượng Tọa Bộ có Tỳ Sa Bộ và Hữu Bộ (Sarvàstivàda); rồi từ Tỳ Sa Bộ mới có Trưởng Lão Bộ (Theravàda)

Trang 13

Hữu Bộ và Trưởng Lão Bộ là nguồn gốc của Phật Giáo Nguyên Thủy ngoài Ấn Độ:

Giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy của Nam Phương Phật Giáo (Nam Tông) là Phật Giáo Pàli (dùng kinh điển chữ Pàli) dựa trên giáo lý của Trưởng Lão Bộ Do đó còn được gọi là Phật Giáo Theravàda (Theravada Buddhism, Theravada) (Trưởng Lão = Elders = Theravàda) Nam Phương Phật Giáo (Southern Buddhism) ở Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Ai Lao, Cao Miên và Nam Phần Việt Nam

Giáo lý Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) của Bắc Phương Phật Giáo (Bắc Tông) là Phật Giáo Phạn Ngữ (dùng kinh điển chữ Phạn) dựa trên giáo lý của Hữu Bộ (Sarvàstivàda) Bắc Phương Phật Giáo (Northern Buddhism) ở Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và toàn thể Việt Nam Ngày nay hình như Phật Giáo Nguyên Thủy (Tiểu Thừa) không còn tồn tại ở các nước Bắc Phương nầy Tuy nhiên kinh điển Sanskrit (Phạn) của Phật Giáo Nguyên Thủy vẫn còn tồn tại trong kho tàng kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa (Đại Tạng Kinh) và của Phật Giáo Tây Tạng Kim Cang Thừa

Dĩ nhiên kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa đều viết bằng chữ Phạn (Sanskrit)

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO TRUNG QUỐC

Phật Giáo chính thức truyền vào Trung Quốc vào năm 67 đời vua Hán Minh Đế của nhà Đông Hán

Theo Hậu Hán Thư và Phật Tổ Thống Ký:

Niên hiệu Vĩnh Bình thứ 10 của Hán Minh Đế nhà Đông Hán (năm 67), vua nằm mộng thấy có người vàng (kim nhân) hào quang rực rỡ từ phương Tây tới làm sáng rõ cả cung đình Vua đoán là Phật ở phương Tây nên liền sai các quan là Thái Hâm, Vương Tuân và Tần Cảnh cùng 1 đoàn cả thảy là 18 người đi qua Tây Vực để thỉnh tượng Phật Đoàn người đi được nửa đường thì gặp 2 Phạm Tăng là Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan tải kinh bằng ngựa trắng đi về ngược lại (về hướng Đông) Các quan liền mời 2 Ngài tới Trung Quốc Vua Hán Minh Đế mừng rỡ liền sắc chỉ dựng chùa Bạch Mã (ngựa trắng) ở kinh đô Lạc Dương để thờ Phật và làm nơi dịch kinh điển cho 2 Ngài

Sau đó Phật Giáo truyền vào Trung Quốc đa số theo đường bộ, đường Tơ Lụa (Silk road) băng qua các nước ở Tây Vực và có lẽ thiểu số theo đường biển Ấn Độ Dương tới Nam Hải mà đến Trung Quốc (và có qua Bắc Việt Nam?)

Các triều đại Trung Quốc kể từ khi bắt đầu du nhập của Phật Giáo (vào thế kỷ thứ nhất) Nhà Đông Hán (25-220)

Thời Tam Quốc (220-280) Nhà Tây Tấn (285-317)

Nhà Đông Tấn (318-419) ở phương Nam với 16 nước Ngũ Hồ ở phương Bắc Thời Nam Bắc Triều (420-588)

Nhà Tùy (589-618) Nhà Đường (618-907)

Thời Ngũ Đại Thập Lục Quốc (907-960)

Trang 14

Nhà Tống (960-1279) gồm có Bắc Tống và Nam Tống Nam Tống trong 156 năm cuối ở phương Nam còn nước Liêu rồi nước Kim ở phương Bắc

Ngài Ca Diếp Ma Đằng (Kàsyapamàtanga) và Trúc Pháp Lan (Dharmaraksa) dịch kinh đầu tiên ra Hoa văn (chữ Tàu) từ Phạn văn là kinh "Tứ Thập Nhị Chương" Sau đó Trúc Pháp Lan có dịch nhiều kinh khác của Kinh Tạng như là "Bản Sinh Kinh"

Từ đó có nhiều Sư người Tây Vực và người Trung Quốc dịch kinh Ngoài phiên dịch, có Sư còn chú thích Kinh và giảng Kinh

Trong thời Tam Quốc, có 2 vị Sư từ Giao Châu (Bắc Việt) đến nước Đông Ngô:

Sư Khang Tăng Hội đến kinh đô Kiến Nghiệp vào năm 127 (đời vua Ngô là Tôn Quyền) Sư Chi Cương Lương đến kinh đô Kiến Nghiệp vào năm 255 (đời vua Ngô là Tôn

Lượng)

Sách "Xuất Tam Tạng Ký Tập" viết:

Khang Tăng Hội, dòng dõi người nước Khang Cư (ở Tây Vực), nhưng đời đời lập nghiệp ở Thiên Trúc (Ấn Độ) Cha ngài nhân vì công việc buôn bán nên dời tới đất Giao Chỉ (Bắc Việt ngày nay) Khi ngài mới lên 10 tuổi thì cha mẹ mất nên xuất gia báo hiếu và chuyên về Kinh điển Đương thời vua Tôn Quyền của nước Đông Ngô (thời Tam Quốc) thống trị vùng Giang Tả chưa có Phật Giáo Vì muốn hoằng dương Phật Pháp nên ngài phi tích Đông du tới Kiến Nghiệp (kinh đô của Đông Ngô) vào khoảng năm 247 để truyền bá Phật Giáo Vua Ngô Tôn Quyền rất kính trọng ngài, liền dựng chùa Kiến Sơ để làm nơi ngài phiên dịch Kinh điển

Trong thời nhà Đông Tấn (318-419) có những nhà Sư ảnh hưởng đến chính trị hiện thời hay Phật Giáo sau nầy như Sư Phật Đồ Trừng

Sư Phật Đồ Trừng (232-348) (Buddhasimha, 232-348) là người Tây Vực bắt đầu truyền bá Phật Giáo ở đất Câu Tư (Kucha) rồi vào Trung Quốc Ngài hóa đạo 2 vua Hậu Triệu Ngài còn quảng bá Phật Giáo và có lập 893 ngôi chùa

Sư Đạo An (312-385) là 1 học trò của Phật Đồ Trừng Sư Đạo An lấy họ Thích để làm họ cho người xuất gia, nên tên họ Thích bắt đầu từ đời của Ngài

Vì từ trước cho tới đời của sư Đạo An, những người đi xuất gia (làm Tăng) ở Trung Quốc đều lấy họ của Thầy mình hoặc lấy tên nước nơi đã sinh ra làm họ (đa số là ở Tây Vực) Thí dụ: họ Khang là người nước Khang Cư, họ Chi là người nước Nhục Chi, họ An là người nước An Tức, họ Trúc là người nước Thiên Trúc (Ấn Độ) vv Vì tên của Thầy Ngài là Trúc Phật Đồ Trừng nên lúc đầu Ngài cũng có tên là Trúc Đạo An

Trang 15

Nhưng sau Ngài lấy cớ rằng những người xuất gia đều lấy đấng Thích Ca làm gốc nên đều gọi là họ Thích, Vì thế tên Ngài đổi là Thích Đạo An Truyền thống người xuất gia đi tu lấy họ Thích bắt đầu từ Thích Đạo An cho tới ngày nay trong Phật Giáo Đại Thừa Sư Đạo An nổi tiếng ở kinh đô Tràng An trong thời nhà Tiền Tần

Hai nhà Sư nổi tiếng nhất trong lịch sử Phật Giáo vào thời Đông Tấn: Cưu Ma La Thập ở Giang Bắc và Tuệ Viễn ở Giang Nam

Sư Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413), người nước Khâu Tư (Kucha) Xuất gia năm 7 tuổi, Ngài theo mẹ qua nước Kế Tân (Kashmir) và chu du khắp các nước ở Tây Vực để tham học Phật Giáo Năm 11 tuổi, Ngài đã nổi tiếng thần đồng về Phật Pháp Năm 20 tuổi, Ngài trở về nước Khâu Tư thụ đại giới (làm Tăng)

Thanh danh của Ngài truyền tới Trung Quốc Vua Tiền Tần là Phù Kiên ở Tràng An sai Tướng Lữ Quang đánh nước Khâu Tư vào năm 383 chỉ để bắt Cưu Ma La Thập Lã Quang đánh Khâu Tư, bắt được Cưu Ma La Thập Trên nửa đường trở về Tràng An thì được tin nhà Tiền Tần bị mất, Lã Quang dừng lại ở Cô Tàng và tự lập làm vua một nước ở đây Lữ Quang lập nhà Hậu Lương và đóng đô ở Cô Tàng (386)

Năm 401, vua của nhà Hậu Tần là Diêu Hưng sai tướng Diêu Thạc Đức đánh dẹp Hậu Lương và bắt Cưu Ma La Thập về Tràng An (Lã Quang đã qua đời) Lúc đó sư Đạo An đã mất 16 năm về trước và sư Tuệ Viễn đang nổi tiếng ở miền Nam nên sư Cưu Ma La Thập được vua Hậu Tần phong làm Quốc sư và trọng đãi Trong 12 năm trời ở Tràng An, Sư Cưu Ma La Thập dịch kinh và giảng kinh, có khi cùng với vua Hậu Tần là Diêu Tương

Cưu Ma La Thập có 4 đệ tử chánh gọi là Tứ Thánh (Tăng Triệu, Tăng Duệ, Đạo Sinh và Đạo Dong) Sư Đạo Sinh (?- 434) nổi tiếng nhất với thuyết "đốn ngộ thành Phật"

Sư Tuệ Viễn (334-416), người ở ải Nhạn Môn nhưng vì loạn lạc lánh về miền Nam của nhà Đông Tấn Khác với Cưu Ma La Thập, sư Tuệ Viễn ẩn tu ở núi Lư sơn trong 30 năm Ngài lập hội niệm Phật tên là "Bạch Liên Xã" chí nguyện lễ bái và niệm hồng danh Phật A Di Đà Bạch Liên Xã là nguồn gốc của Tịnh Độ Tông sau nầy

Từ thời nhà Đông Hán tới nhà Tống, Kinh điển tiếp tục được phiên dịch sang Hoa văn Sư Cưu Ma La Thập và Sư Huyền Trang đời Đường là 2 dịch giả hàng đầu và nổi tiếng nhất

Phong trào Phiên dịch Kinh chấm dứt vào thời nhà Tống *

Đại Tạng Kinh

Bắt đầu từ thời nhà Tống có:

Kinh Điển Mục Lục như các tác phẩm:

Đại Trung Tường Phù Pháp Bảo Lục của Dương Ức và Duy Tịnh (1015, đời Tống Chân Tông) gồm 22 quyển

Tân Dịch Kinh Âm Nghỉa (70 quyển) và Thiên Thánh Thích Giáo (3 quyển) của Duy Tịnh (đời Tống Chân Tông)

Các sách ghi lại Sử Học Phật Giáo

Các bộ Đại Tạng Kinh của các triều đại ghi chép tổng hợp tất cả Kinh điển Phật Giáo

Trang 16

Nhà Tống khắc bản ấn hành bộ Đại Tạng Kinh 5 lần

Lần thứ nhất gọi là Thực Bản (năm 971 đời Tống Thái Tổ) gồm hơn 5000 quyển, hệ thống toàn bộ kinh điển đã được phiên dịch từ trước đến giờ

Bản thứ 5 là Tích Sa Bản khởi đầu vào thời vua Lý Tông của Nam Tống (1231) và hoàn thành vào thời vua Võ Tông của nhà Nguyên (1310) có tất cả 6362 quyển

Bản Phả Ninh Tự Bản từ năm 1269 đời vua Đô Tông của Nam Tống và hoàn thành vào năm 1285 (đời vua Thái Tổ nhà Nguyên) gồm có 6017 quyển

Thời nhà Nguyên có Hoằng Pháp Tự Bản ở chùa Hoằng Pháp từ Thế Tổ (1277) tới năm 1294 gồm có 7182 quyển

Ngoài ra sau nầy có 4 lần khắc bản Đại Tạng Kinh thời nhà Minh và 4 lần khắc bản Đại Tạng Kinh thời nhà Thanh

Nhập Trúc Cầu Pháp

*

Phong trào "nhập Trúc cầu Pháp" là phong trào tới Thiên Trúc để cầu học Phật Pháp (Thiên Trúc là Ấn Độ) Từ thời Tam Quốc có sư Chu Sĩ Hành sang Tây Vực và thời Đông Tấn có sư Pháp Tịnh và Pháp Lĩnh tới nước Vu Điền (ở Tây Vực) để cầu Pháp nhưng phải đến thời Đông Tấn mới bắt đầu có các vị Sư sang Thiên Trúc (Ấn Độ) như Pháp Hiển, Trí Nghiêm và Bảo Vân Sư Pháp Hiển từ Tràng An (năm 399) đi đường bộ sang và đi khắp 30 nước ở Thiên Trúc (Ấn Độ) rồi tới nước Sư Tử (Tích Lan) và cuối cùng theo đường biển trở về Thanh Châu (Sơn Đông) vào năm 414 Ngài viết bộ Phật Quốc Ký (Pháp Hiển Truyện) về chuyến đi nầy

*

Từ thời Đông Tấn cho tới đời Đường, có nhiều Sư "nhập Trúc cầu Pháp" Đây là những trường hợp tiêu biểu

Sư Huyền Trang (600-664) là người Lạc Châu (Hà Nam) Năm 629 (đời Đường Thái Tông), Ngài theo đường bộ Bắc Thiên Sơn sang nước Thiên Trúc (Ấn Độ) và tu học ở chùa Na Lan Đà (Nalanda) ở ĐB Ấn Độ với Sư Giới Hiền về Duy Thức Du Già Ngài còn đi khắp Ấn Độ thu thập kinh điển (659 bộ) và nhiều xá lợi mà sau nầy đem về Trung Quốc Năm 645, Sư Huyền Trang theo đường bộ về lại Tràng An (sau 17 năm ở Ấn Độ) Ngài được vua Đường Thái Tông cho ở cung Ngọc Hoa và lập viện Phiên dịch cho Ngài ở chùa Từ Ân Huyền Trang và Cưu Ma La Thập là 2 nhà dịch kinh lớn nhất của Trung Quốc

Ngoài ra Sư Huyền Trang có viết Đại Đường Tây Vực Ký (12 quyển) chép sử địa, tôn giáo, phong tục của Ấn Độ Phật Quốc Ký của Pháp Hiển, Nam Hải Ký Quy của Nghĩa Tịnh và Đại Đường Tây Vực Ký là 3 tác phẩm quan trọng nhất ghi lại Phật Giáo Ấn Độ

Sư Nghĩa Tịnh (635-713) là người Tế Châu (Sơn Đông) theo đường biển sang Ấn Độ từ năm 671 đời Đường Cao Tông, chu du khắp nước rồi 20 năm sau trở về Ngài truyền bá Luật Tạng của Hữu Bộ (Phật Giáo Nguyên Thủy) và là 1 trong những người sáng lập Luật Tông Trung Quốc Sư Nghĩa Tịnh có viết "Nam Hải Ký Quy" nói về chuyến đi Thiên Trúc (Ấn Độ) của mình

Trang 17

Sư Từ Mẫn (680-748) "nhập Trúc cầu Pháp" theo gương của sư Nghĩa Tịnh Ngài đi từ năm 702 đời Võ Tắc Thiên theo đường biển tới Ấn Độ, chu du các nước, gặp đức Quan Âm thị hiện ở Bắc Ấn Độ và được trao pháp môn tu Tịnh Độ Sau 18 năm ở Ấn Độ Ngài mới theo đường bộ quy về Tràng An và được Đường Huyền Tông phong tên hiệu là "Từ Mẫn Tam Tạng" Sư Từ Mẫn trước tác "Vãng Sinh Tịnh Độ Tập" truyền bá pháp môn Tịnh Độ đã lĩnh ngộ ở Ấn Độ, thành riêng một chi phái là Từ Mẫn Lưu của Tịnh Độ Tông

Sư Bất Không Kim Cương (Anoghavajra, 705-774), gọi tắt là Bất Không Ngài là người nước Sư Tử (Tích Lan) Năm 15 tuổi Bất Không theo Kim Cương Trí vào Trung Quốc và tới Lạc Dương Sau khi Sư Kim Cương Trí viên tịch (741), Ngài cùng đệ tử là sư Hàm Quang theo đường thủy tới Ấn Độ sưu tầm nhiều kinh điển Mật Giáo Năm 746 ngài theo đường bộ trở về Tràng An chuyên dịch kinh cho hoàng triều trong 3 đời vua Huyền Tông, Túc Tông và Đại Tông Khi viên tịch Ngài được Đại Tông phong hiệu là "Đại Biên Chính Quảng Trí Bất Không Tam Tạng Đại Hòa Thượng"

Pháp Nạn

Trong lịch sử Phật Giáo Trung Quốc có 4 lần Phật Giáo bị phá hoại: chùa chiền bị tàn phá, kinh điển bị đốt và tăng ni bị bắt giết hay phải hoàn tục Bốn kỳ Pháp nạn trong lịch sử gọi chung là "Tam Võ Nhất Tông Pháp Nạn" Tam Võ là Võ Đế của Bắc Ngụy và Võ Đế của Bắc Chu (đều trong thời Nam Triều Bắc Triều) và Võ Tông của nhà Đường Nhất Tông là Thế Tông của Hậu Chu (trong thời Ngũ Đại)

Năm 446, vua Ngụy Thái Võ Đế đi dẹp loạn ở tỉnh Thiểm Tây khám phá trong 1 chùa ở Tràng An có chứa võ khí nên vua nghi ngờ có thông gian với quân phản loạn Thêm lời gièm pha của Tư đồ Thôi Hạo và Đạo sĩ Khẩu Khiêm Chi (của Đạo Giáo), vua hạ chiếu chỉ phế bỏ Phật Giáo Chùa chiền bị phá hoặc làm nơi trụ trạch cho Công khanh Thái tử Hoảng mật báo cho Tăng Ni nên phần lớn kinh điển và bảo vật được đem dấu trong hang núi Sáu năm sau, khi vua chết, Văn Thành Đế nối ngôi lại phục hưng Phật Giáo

Năm 574 thời vua Võ Đế của Bắc Chu, Phật Giáo và Đạo Giáo tranh luận tại triều đình Vua Võ Đế phế bỏ cả hai Phật Giáo và Đạo Giáo Chùa chiền bị phá hủy hay lấy làm nơi trú ngụ cho Công khanh, kim tượng bị thiêu hủy, tài sản Tam Bảo bị tịch thu; 3 triệu Tăng Ni trong nước phải hoàn tục hoặc trốn lánh vào rừng núi Năm sau (575) vua đánh và chiếm nước Bắc Tề Sau đó vua Võ Đế lại hạ lệnh phế bỏ Phật Giáo ở Bắc Tề Phật Giáo của toàn thể Giang Bắc bị phế bỏ Năm 578, Võ Đế chết, con là Tuyên Đế phục hưng Phật Giáo

Nhân vì có nhiều tệ hại trong giáo đoàn Phật Giáo như chứa chấp tư hữu tài sản hay khu danh trục lợi và theo lời tâu của Đạo sĩ Triệu Quang Châu (của Đạo Giáo) nên Đường Võ Tông thẳng tay phá hủy Phật Giáo gây ra Hội Xương Pháp nạn (Hội Xương là niên hiệu của Đường Võ Tông)

Năm Hội Xương thứ 2 (842), vua hạ lệnh cho tất cả Tăng Ni trong nước nếu ai phạm giới luật của Phật đã chế định thì bắt phải hoàn tục và tư hữu tài sản đều bị tịch thu

Năn Hội Xương thứ 4 (844), vua ra lệnh nghiêm trọng hơn, nghĩa là bắt phá hủy hết thẩy những chùa chiền nhỏ và Tăng Ni của những chùa đó đều phải hồi tục

Trang 18

Năm Hội Xương thứ 5 (845) vua lại hạ lệnh trong 2 kinh thành Tràng An và Lạc Dương, mỗi nơi đều chỉ được để lại 4 ngôi chùa và 30 vị Tăng Ni; các châu quận mỗi nơi để lại 1 ngôi chùa và 20 Tăng Ni ở châu lớn, 10 người ở châu vừa và 6 người ở châu nhỏ Ngoài ra hết thẩy chùa đều bị phá hủy hay làm nơi công cộng thành sự nghiệp của quốc dân, và Tăng Ni đều phải hoàn tục

Kết quả kỳ phá Phật nầy đã có 44,600 ngôi chùa lớn nhỏ bị phá hủy và 260,500 Tăng Ni hoàn tục Nhưng năm sau (846), Võ Tông mất và Tuyên Tông nối ngôi, vua lập tức hạ chiếu chỉ phục hưng Phật Giáo

Năm 955, vua Thế Tông của nhà Hậu Chu (thời Ngũ Đại) hạ lệnh phá hủy tất cả các chùa viện không có tên tuổi trong nước, tổng số có 3356 ngôi chùa, tượng Phật và các đồ thờ của các chùa đều đem đúc lại làm tiền, Tăng Ni ở các chùa đó đều bị cưỡng bách hoàn tục Trong kỳ Pháp nạn nầy, khác hẳn với các kỳ trước, nghĩa là không vì quan hệ giữa Phật Giáo và Đạo Giáo, mà chỉ vì nguyên nhân là chính sách độc tài và nền tài chính kiệt quệ của triều đình trung ương gây ra Vài năm sau, Thế Tông chết Nhân vụ Trần Kiều binh biến, tướng Triệu Khuông Dẫn được quân đội tôn làm vua và lập nhà Tống (chấm dứt thời Ngũ Đại) Tống Thái Tổ Khuông Dẫn lại phục hưng Phật Giáo (960)

Các Tông của Phật Giáo Trung Quốc

*

Các Tông Phật Giáo được thành lập từ thời Nam Bắc Triều cho tới Thời nhà Đường (Nam Bắc Triều - nhà Tùy - nhà Đường) Các Tông Tiểu Thừa không còn nữa từ thời nhà Tống

Danh sách các Tông Trung Quốc - Chú trọng về Triết lý và Giáo hóa:

Tiểu Thừa: Tỳ Đàm Tông (Hữu Bộ) Đại Thừa:

Từ Đại Thừa Sơ Khởi của Ấn Độ: Địa Luận Tông - Câu Xá Tông Từ Trung Quán Phái của Ấn Độ: Tam Luận Tông - Thiên Thai Tông

Từ Duy Thức Du Già Phái của Ấn Độ: Nhiếp Luận Tông - Pháp Tướng Tông - Niết Bàn Tông - Hoa Nghiêm Tông

Thiền Tông

- Chú trọng về Giới luật (Đại Thừa): Luật Tông - Chú trọng về Tín ngưỡng và Tôn thờ (Đại Thừa):

Tịnh Độ Tông Mật Tông *

Thành lập từ thời Nam Bắc Triều (420-588)

Lương Võ Đế của Nam Triều trị vì trong 48 năm, đem vương quyền và Phật giáo dung hòa thành một mối Vua là một học giả về Phật Giáo Lễ Vu Lan Bồn ở Trung Quốc bắt đầu trong đời Lương Võ Đế

Trang 19

Tỳ Đàm Tông dựa vào Luận Tạng của Tiểu Thừa, nhất là Hữu Bộ Về sau nhập vào Câu Xá Tông vào thời nhà Đường

Niết Bàn Tông dựa vào Đại Niết Bàn Kinh và là Tánh Tông đầu tiên ở Trung Quốc, tu theo Phật Tánh Tông lấy ngài Đàm Vô Sấm làm Sơ tổ vì dịch Đại Niết Bàn Kinh

Thành Thực Tông dựa vào Thành Thực Luận của Ma Lê Bạt Ma (Harivarman) do Cưu Ma La Thập dịch nên là 2 Tổ của Tông nầy

Tam Luận Tông dựa vào 3 bộ Luận: Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận do Cưu Ma La Thập dịch Khai tổ là Cưu Ma La Thập truyền cho Đạo Sinh Đến Tổ đời thứ 8 là Cát Tạng (549-623) tổ chức lại giáo nghĩa gọi là Tân Tam Luận Tông vào thời nhà Tùy

Nhiếp Luận Tông dựa vào Nhiếp Đại Thừa Luận của Vô Trước và Nhiếp Đại Thừa Luận Thích của Thế Thân đều do Chân Đế dịch

Địa Luận Tông dựa Thập Địa Kinh Luận của Thế Thân từ phẩm Thập Địa của Hoa Nghiêm Kinh Một trong những người sáng lập là Sư Bồ Đề Lưu Chi

Tịnh Độ Tông

Các Sư có công trong việc tạo lập Tịnh Độ Tông:

Tịnh Độ Tông khởi thủy từ Bạch Liên Xã của Tuệ Viễn gọi là Tuệ Viễn Lưu

Đàm Loan thừa kế phép tu Tịnh Độ của Bồ Đề Lưu Chi chú trọng "Tín tâm niệm Phật" rồi truyền cho Đạo Xước và Thiện Đạo vào thời nhà Đường

Đạo Xước (562-645), chịu ảnh hưởng của Đàm Loan, viết An Lạc Tập chia ra: Thánh Đạo Môn: nương vào kinh điển tự lực tu chứng rất khó khăn

Tịnh Độ Môn nương vào tha lực (Phật A Di Đà) nên tu chứng dễ dàng Tu Tịnh Độ là pháp môn duy nhất thích ứng với căn cơ của Chúng sinh trong thời mạt pháp Đạo Xước chế ra tràng hạt để trì danh niệm Phật

Thiện Đạo (613-683) là đệ tử của Đạo Xước và là người hoàn thành giáo nghĩa của Tịnh Độ Tông gọi là Thiện Đạo Lưu Tương truyền Ngài tự tay viết 10 vạn cuốn kinh A Di Đà truyền bá ở kinh đô Tràng An

Từ Mẫn (680-748) "nhập Trúc cầu Pháp" theo gương của Nghĩa Tịnh Ngài đi từ năm 702 đời Võ Tắc Thiên theo đường biển tới Ấn Độ, chu du các nước, gặp đức Quan Âm thị hiện ở Bắc Ấn Độ và được trao pháp môn tu Tịnh Độ Sau 18 năm ở Ấn Độ Ngài mới theo đường bộ quy về Tràng An và được Đường Huyền Tông phong tên hiệu là "Từ Mẫn Tam Tạng" Sư Từ Mẫn trước tác "Vãng Sinh Tịnh Độ Tập" truyền bá pháp môn Tịnh Độ đã lĩnh ngộ ở Ấn Độ, thành riêng một chi phái là Từ Mẫn Lưu Thật ra Từ Mẫn Lưu không phổ thông bằng Thiện Đạo Lưu

Như vậy có 4 pháp môn Niệm Phật của Tịnh Độ Tông:

Tuệ Viễn Lưu chú trọng môn "Quán tưởng Niệm Phật" Đàm Loan chú trọng môn "Tín tâm Niệm Phật"

Thiện Đạo Lưu chú trọng môn "Khẩu xưng Niệm Phật" Từ Mẫn Lưu chú trọng môn "Thiện căn Niệm Phật"

Trang 20

Thiền Tông

Trong thời Nam Triều Bắc Triều, Tổ Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), người Nam Thiên Trúc, theo đường biển tới tọa thiền ở chùa Thiếu Lâm và viên tịch ở đây Trước khi viên tịch, ngài đem kinh Lăng Già truyền "tâm ấn" cho đệ tử là Tuệ Khả, Tổ thứ 2 của Thiền Tông Trung Quốc Bồ Đề Đạt Ma là Tổ thứ 28 của Thiền Tông ở Thiên Trúc (Ấn Độ) nhưng là Tổ thứ nhất của Thiền Tông Trung Quốc

Theo truyền thừa của Thiền Tông: Nhị tổ là Tuệ Khả Tam tổ là Tăng Xán, Tứ tổ là Đạo Tín và Ngũ tổ là Hoằng Nhẫn

Thiền Tông phát triển vào thời nhà Đường Ngũ tổ Hoằng Nhẫn (602-675) có 2 đệ tử:

Thiền sư Thần Tú (606-706) truyền Thiền Tông về phương Bắc (Bắc Thiền), chính là ở kinh đô Tràng An và Lạc Dương

Lục tổ Tuệ Năng (638-713) trở về cố hương thuộc tỉnh Quảng Đông và truyền Thiền Tông về phương Nam (Nam Thiền)

Nam Thiền thịnh hơn và truyền thừa thành Ngũ Gia Thất Tông Lục tổ Huệ Năng có 6 đệ tử chính:

Thần Hội, Vĩnh Gia, Pháp Hải, Hà Trạch

Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) lập thành Hệ thống Nam Nhạc và có đệ tử là Mã Tổ Đạo Nhất (709-788) Từ Nam Nhạc sau nầy có 2 Tông Lâm Tế và Quy Ngưỡng

Thanh Nguyên Hành Tư (? - 740) lập thành Hệ thống Thanh Nguyên Từ Thanh Nguyên có 3 Tông Tào Động, Vân Môn và Pháp Nhãn

Ngũ Gia Thất Tông gồm có:

Tào Động từ Thiền sư Động Sơn Lương Giới (807-869) Vân Môn từ Thiền sư Vân Môn Văn Yển (864-949) Pháp Nhãn từ Thiền sư Pháp Nhãn Văn Ích (885-958) Quy Ngưỡng từ Thiền sư Quy Sơn Linh Hựu (771-853)

Lâm Tế từ Thiền sư Lâm Tế Nghĩa Huyền (?-866) và 2 bộ phái của Lâm Tế do 2 đệ tử đời thứ 3 của Lâm Tế:

Dương Kỳ Phái từ Thiền sư Dương Kỳ Phương Hội (922-1049) Hoàng Long Phái từ Thiền sư Hoàng Long Tuệ Nam (1002- 1069)

Pháp Nhãn Tông và Quy Ngưỡng Tông tuyệt tích vào thời nhà Bắc Tống Vân Môn Tông thịnh hành vào thời Bắc Tống nhưng tàn lụn vào thời Nam Tống

Hai Tông phái chánh truyền hậu thế là Lâm Tế (chuyên về Công Án) và Tào Động (chuyên về Tọa Thiền)

Tư Tưởng Mạt Pháp

Tư tưởng Phật Giáo Mạt Pháp phát sinh từ thời Nam Triều Bắc Triều Theo Tư Tưởng Mạt Pháp nầy, có 3 Thời kỳ của Phật Giáo:

Thời Chính Pháp (500 năm): từ khi Phật Thích Ca nhập diệt, giáo lý còn nghiễm nhiên tồn tại

Trang 21

Thời Tượng Pháp (1000 năm): chỉ còn giáo lý tương tự mà thôi Thời Mạt Pháp (10000): giáo pháp dần dần suy tàn

Học giả Nam Bắc Triều cho rằng năm bắt đầu thời Mạt Pháp là năm 552 (đời Lương Nguyên Đế của Nam Triều và Tề Văn Tuyên Đế của Bắc Triều) Hết thời Mạt Pháp, Bồ Tát Di Lặc từ cõi trời Đâu Xuất thành Hóa Thân Phật xuất hiện hóa độ chúng sanh như Phật Thích Ca

Từ Tư Tưởng Mạt Pháp sinh khởi Tín ngưỡng Phật và Bồ Tát Di Lặc (Di Lạc) tồn tại cho tới hiện đại

*

Thành lập từ thời Nhà Tùy (589-618) Thiên Thai Tông

Thiên Thai Tông bắt đầu từ Tuệ Văn truyền cho Tuệ Tư rồi truyền cho sư Trí Khải Sư Trí Khải (538-597) là Tổ chính của Thiên Thai Tông Trí Khải tu ở núi Thiên Thai nên có tên là Thiên Thai Tông Tông dựa trên kinh Pháp Hoa nên còn gọi là Pháp Hoa Tông

Trước tác chính là Tam Đại Bộ của Trí Khải: Pháp Hoa Văn Cú, Pháp Hoa Huyền Nghĩa và Ma Ha Chỉ Quán

*

Thành lập từ thời Nhà Đường (618-907) Luật Tông

Luật Tông chuyên tu hành giữ Giới luật (theo Luật Tạng)

Sư Nghĩa Tịnh (635-713) của Luật Tông là người Tế Châu (Sơn Đông) theo đường biển sang Ấn Độ từ năm 671 đời Đường Cao Tông, chu du khắp nước rồi 20 năm sau trở về Ngài truyền bá Luật Tạng của Hữu Bộ Sư Nghĩa Tịnh có viết "Nam Hải Ký Quy" tả chuyến đi Thiên Trúc (Ấn Độ) của mình

Pháp Tướng Tông

Sư Huyền Trang và đệ tử là Sư Khuy Cơ lập ra Pháp Tướng Tông

Sư Huyền Trang (600-664) là người Lạc Châu (Hà Nam) Năm 629 (đời Đường Thái Tông), Ngài theo đường bộ Bắc Thiên Sơn sang nước Thiên Trúc (Ấn Độ) và tu học ở chùa Na Lan Đà (Nalanda) ở ĐB Ấn Độ với Sư Giới Hiền về Duy Thức Du Già Ngài còn đi khắp Ấn Độ thu thập kinh điển (659 bộ) và nhiều xá lợi mà sau nầy đem về Trung Quốc Năm 645, Sư Huyền Trang về lại Tràng An (mất 17 năm ở Ấn Độ) Ngài được vua Đường Thái Tông cho ở cung Ngọc Hoa và lập viện Phiên dịch cho Ngài ở chùa Từ Ân Huyền Trang và Cưu Ma La Thập là 2 nhà dịch kinh lớn nhất của Trung Quốc Ngoài ra Sư Huyền Trang có viết Đại Đường Tây Vực Ký (12 quyển) chép sử địa, tôn giáo, phong tục của Ấn Độ Phật Quốc Ký của Pháp Hiển, Nam Hải Ký Quy của Nghĩa Tịnh và Đại Đường Tây Vực Ký là 3 tác phẩm quan trọng nhất ghi lại Phật Giáo Ấn Độ

Sư Khuy Cơ (632-682) là người Tràng An Ngài là trụ trì chùa Từ Ân nên còn gọi là Từ Ân Đại sư Ngài dịch Thành Thức Duy Luận của Hộ Pháp, cùng với Giải Thâm Mật Kinh và Du Già Sư Địa Luận của Di Lặc (Maitreya) là 3 kinh luận chánh của Pháp Tướng Tông

Ngày đăng: 22/04/2024, 15:26

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan