Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968.
Trang 1BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THANH HẢI
TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN DU
KÍCH TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1968
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
HÀ NỘI - 2024
Trang 2BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN THANH HẢI
TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN DU
KÍCH TỪ NĂM 1961 ĐẾN NĂM 1968
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả Số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có xuất xứ rõ ràng
và không trùng lặp với các công trình khoa học
đã được công bố.
Tác giả luận án
NCS Nguyễn Thanh Hải
Trang 4Chương 2 TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC
2.1 Những yếu tố tác động đến Trung ương Cục miền Nam lãnhđạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích 302.2 Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam về hoạt động của
2.3 Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo hoạt động của lực lượng
Chương 3 TRUNG ƯƠNG CỤC MIỀN NAM LÃNH ĐẠO ĐẨY
MẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN
3.1 Những yếu tố mới tác động tới Trung ương Cục miền Namlãnh đạo đẩy mạnh hoạt động của lực lượng dân quân du kích 753.2 Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam về đẩy mạnh hoạt
3.3 Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động của
4.1 Nhận xét Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động củalực lượng dân quân du kích (1961 - 1968) 1294.2 Kinh nghiệm từ quá trình Trung ương Cục miền Nam lãnhđạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích (1961 - 1968) 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
Trang 5Trung ương Cục miền Nam
Việt Nam cộng hòa
Xã hội chủ nghĩa
TƯCMNVNCHXHCN
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài luận án
Trên chiến trường B2 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng DQDK
là một lực lượng chiến lược quan trọng, một trong ba thứ quân của LLVT nhân dân Đây làlực lượng đảm nhiệm những chức năng chiến lược chủ yếu như tác chiến rộng rãi tiêu hao vàtiêu diệt sinh lực, phương tiện chiến tranh của đối phương, làm nòng cốt cho phong trào toàndân đánh giặc; kết hợp với BĐĐP và BĐCL trong các đợt hoạt động tác chiến và chiến dịch,tham gia đánh phá bình định ở địa phương; vũ trang tuyên truyền, diệt ác, trừ gian, kết hợpvới quần chúng nổi dậy bao vây bức hàng, bức rút đồn bốt giặc, phá bộ máy kìm kẹp của đốiphương, phá ấp chiến lược và các khu dồn dân, giành quyền làm chủ cho nhân dân và chínhquyền cách mạng ở nông thôn; cùng với quần chúng kết hợp ba mũi giáp công (chính trị,quân sự, binh vận) đánh giặc giữ ấp, xã, giữ dân, giữ đất, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhândân, bảo vệ căn cứ kháng chiến, lực lượng DQDK còn là nguồn bổ sung lực lượng choBĐĐP và BĐCL
Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng DQDK trên chiếntrường B2 trong những năm 1961 - 1968 luôn gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sátcủa TƯCMN, các Đảng bộ địa phương, theo một hệ thống thông suốt từ trên xuốngdưới, nhất là bộ máy lãnh đạo của Đảng ở cơ sở ấp, xã đã thường xuyên quán triệt, cụthể hóa đường lối chính trị và quân sự của Đảng gắn với yêu cầu, nhiệm vụ hoạt độngcủa lực lượng DQDK trên địa bàn mình Đây là điều kiện hàng đầu có ý nghĩa quyếtđịnh đến hoạt động của lực lượng DQDK, đồng thời đó cũng là nhân tố quyết định đến
sự phát triển của lực lượng DQDK trong những năm 1961 - 1968 Thành tựu đạt đượctrong lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK là cơ bản và toàndiện, trong đó nổi bật là: TƯCMN đã nhận thức ngày càng đầy đủ và toàn diện về vaitrò, nội dung hoạt động của lực lượng DQDK; kịp
thời đề ra chủ trương về hoạt động của lực lượng DQDK phù hợp với diễn biến chiếntranh và nhiệm vụ cách mạng; chỉ đạo hoạt động của lực lượng DQDK trên chiếntrường B2 đạt nhiều kết quả trong củng cố, phát triển lực lượng; hỗ trợ nhân dân địaphương xây dựng ấp, xã chiến đấu; phối hợp tác chiến với BĐĐP, BĐCL, góp phầnđánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của
đế quốc Mỹ
Trang 7Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đạt được, quá trình lãnh đạo của TƯCMN vềhoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968 cũng không tránh khỏinhững hạn chế, khuyết điểm Cụ thể như: một số cấp ủy trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạtđộng của lực lượng DQDK có thời điểm chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn của cuộckháng chiến; chỉ đạo củng cố phát triển lực lượng DQDK chưa thực sự toàn diện; chỉđạo hỗ trợ nhân dân xây dựng ấp, xã chiến đấu, phối hợp với BĐĐP, BĐCL trong tácchiến có thời điểm chưa chặt chẽ Thực tế này đòi hỏi cần có những nghiên cứu chuyênsâu, hệ thống, toàn diện nhằm đánh giá một cách khách quan ưu điểm, hạn chế, rút ranhững kinh nghiệm cần thiết cho giai đoạn hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều công trình khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu được
đề cập ở những cấp độ và phạm vi khác nhau, nhưng chưa có công trình nào trực tiếpbàn đến TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm1968
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo
hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968” làm đề tài luận
án tiến sĩ, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961đến năm 1968 Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng vàolãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ hiện nay
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lựclượng DQDK trong những năm 1961 - 1968
Hệ thống hóa, phân tích làm rõ chủ trương và chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động củalực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968, qua 2 giai đoạn 1961 - 1965 và 1965 - 1968
Nhận xét và đúc rút kinh nghiệm từ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động củalực lượng DQDK (1961 - 1968)
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Trang 8Nghiên cứu quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từ năm
1961 đến năm 1968
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu chủ trương của TƯCMN về hoạt
động của lực lượng DQDK qua 2 giai đoạn 1961 - 1965 và 1965 - 1968 trên các vấn đềchính: phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp Làm rõ quá trình chỉ đạo củaTƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK trong từng giai đoạn, trên 3 nội dung: hoạtđộng củng cố, phát triển lực lượng; hoạt động hỗ trợ nhân dân xây dựng ấp, xã chiếnđấu; hoạt động phối hợp tác chiến với BĐCL, BĐĐP
Về thời gian: Từ khi TƯCMN tổ chức Hội nghị lần thứ nhất (tháng 10-1961) đến
cuối năm 1968 khi quân và dân miền Nam Việt Nam đánh bại chiến lược “Chiến tranh cụcbộ” của đế quốc Mỹ Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và có sự so sánh đánh giá đầy
đủ hơn, luận án đề cập thêm một số nội dung liên quan đến hoạt động của lực lượngDQDK trước khoảng thời gian nói trên
Về không gian: Địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ thuộc chiến trường B2
[Phụ lục 2]
4 Cở sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến tranh cáchmạng và xây dựng LLVT nhân dân
Cơ sở thực tiễn
Dựa trên cơ sở thực tiễn lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng
DQDK từ năm 1961 đến năm 1968: thông qua các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kếhoạch, hướng dẫn, báo cáo tổng kết của TƯCMN và các cơ quan thuộc quyền lãnh đạocủa TƯCMN Đồng thời dựa vào các nghiên cứu và kế thừa một số kết quả nghiên cứucác công trình khoa học có liên quan
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, đồng thời kết hợp vớicác phương pháp khác như so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê…
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu làm rõ tình hình nghiên cứu liên quanđến đề tài theo trình tự thời gian, trình bày các yếu tố tác động tới sự lãnh đạo của
Trang 9TƯCMN; quá trình hoạch địch chủ trương và chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động củalực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968.
Phương pháp lôgic được sử dụng chủ yếu để làm rõ giá trị của các công trình liênquan đến đề tài; khái quát chủ trương của TƯCMN Đồng thời, rút ra những ưu điểm, hạnchế, làm rõ nguyên nhân và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình TƯCMN lãnh đạohoạt động của lực lượng DQDK trong những năm 1961 - 1968
Phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để so sánh sự lãnh đạo của TƯCMN
về hoạt động của lực lượng DQDK giữa 2 giai đoạn 1961 - 1965 và 1965 - 1968
Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng chủ yếu làm rõ nhữngđánh giá có liên quan đến quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK
5 Những đóng góp mới của luận án
Luận án hệ thống, cung cấp một lượng tài liệu, tư liệu khá phong phú phục vụ nghiên cứu vềhoạt động của lực lượng DQDK dưới sự lãnh đạo của TƯCMN trong cuộc kháng chiến chống
Góp phần cung cấp cứ liệu khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, chínhsách của Đảng về xây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay
Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần làm rõ vai trò, sự đóng góp của lực lượng DQDK; làm sáng tỏhơn nguyên nhân thắng lợi của phương thức tiến hành CTND và thắng lợi của cuộckháng chiến chống Mỹ, cứu nước..
Trang 10Luận án đóng góp thêm kinh nghiệm phục vụ trực tiếp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạoxây dựng lực lượng dân quân tự vệ hiện nay, nhất là trên địa bàn các tỉnh miền Nam.
Là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu, giáo dục, tuyên truyền về lịch sử Đảng Cộngsản Việt Nam, về lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Bên cạnh đó còn làm tàiliệu giảng dạy bộ môn Lịch sử nghệ thuật quân sự, Giáo dục quốc phòng và an ninh chomột số đối tượng
Là cơ sở để đấu tranh chống lại những tư tưởng và quan điểm sai trái xuyên tạc,phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng về hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (10 tiết); kết luận; danh mục các công trình củatác giả đã công bố; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến lực lượng dân quân du kích ở miền Nam Việt Nam của tác giả nước ngoài
Lionel - GmacGarr (1961), Đường lối và chiến thuật chống du kích ở miền Nam [81].
Trong cuốn sách, khi bàn về sức mạnh của lực lượng DQDK cách mạng miền Nam Việt Nam,tác giả cho rằng: “Du kích là sức mạnh bắt nguồn từ sự huấn luyện lâu dài gian khổ về quân sự,
về thể chất, kỷ luật sắt về tinh thần, và sự nhiệt thành tột độ đối với mục đích chính nghĩa của họtin là sẽ thắng” [81, tr 10]
Tác giả nhận xét về lực lượng DQDK Việt Nam: “Du kích quân cơ động chiến đấucao và được theo dõi kỹ lưỡng, giỏi lý luận trước khi trở thành du kích tốt” [81, tr 11] Lựclượng DQDK ở miền Nam Việt Nam khác hẳn với bất cứ nơi nào trên thế giới “Du kíchViệt cộng hiểu rõ mối liên hệ giữa chính trị và quân sự mà họ thực hiện ở đây còn hơn bất cứnơi nào trên thế giới, dùng những vũ khí khác nhau, còn biết đào bới tinh thần, đạo đức, thểxác, tâm lý con người của kẻ thù họ” [81, tr 12] Nhấn mạnh về sự khác biệt đó, tác giả còncho rằng: “Tuy là một đạo quân du kích nhưng với lực lượng không chính quy Việt cộng vẫn
có thể làm suy yếu được chính phủ miền Nam hiện nay mà không cần đến hành động quân
sự của đạo quân chính quy” [81, tr 72]
Bộ Quốc phòng Mỹ (1963), Phong trào chiến tranh du kích Việt cộng [28] Trong
cuốn sách, các tác giả đã chỉ ra điểm khác biệt căn bản trong hoạt động của lực lượngDQDK ở miền Nam với các nước khác, đó là: “Do Đảng Cộng sản Việt Nam phát động,lãnh đạo, có nhiều kinh nghiệm hơn các cuộc chiến tranh du kích trước nó” [28, tr 7] Vềchiến thuật của DQDK: “Chiến thuật có tính lỏng, với nhiều hình thức chiến đấu ngoại lệ,luôn luôn di động, không thành mặt trận, không có giới tuyến, hoạt động luôn luôn nằm
Trang 11trong trạng thái khi công khai, khi bí mật, ở khắp nơi, nhưng lại rất khớp với nhau ở nhiềunơi khác nhau” [28, tr 29] Nhận xét về công tác lãnh đạo hoạt động lực lượng DQDKcủa cách mạng miền Nam, các tác giả cho rằng: “Yếu tố chính là họ rất coi trọng yếu tốcon người, lãnh đạo chỉ huy là yếu tố rất quan trọng và căn bản, điều tuyệt đối là phải có
sự giúp đỡ của dân chúng” [28, tr 124]
Mai-cơn-Mac-Lia (1990), Việt Nam cuộc chiến tranh mười nghìn ngày [97] Trong cuốn sách, tác giả đã dành hẳn một chương để mô tả về “chiến tranh ở làng xã” [97, tr 158],
trong đó chỉ ra rằng: “Du kích luôn sống lẫn trong dân chúng, họ chia sẻ với nhân dân nỗithống khổ, quan tâm tới nhân dân trong vùng và do đó họ được nhân dân che chở và cungcấp tin tức” [97, tr 159] Nhận xét về chương trình “bình định ở nông thôn”, tác giả chỉ rõ:
“Giải pháp cũ dồn nhiều làng vào một khu chỉ giúp quân du kích chiếm thêm cảm tình vớinhân dân Chính vì du kích sống trong nhân dân nên nhân dân trung thành với họ” [97, tr.160]
R.S McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam [98] Trong cuốn sách, tác giả đã ghi lại một số luận điểm của các học giả Mỹ về
chống lực lượng DQDK ở miền Nam Việt Nam: “Quân Việt cộng trong cuộc chiến tranh
du kích, họ có quyền lựa chọn chiến đấu ở đâu, khi nào, và bao lâu, họ có đủ số quân đểngăn chặn bất kỳ một sự mở rộng trọng yếu nào của chương trình bình định” [98, tr 238].Tác giả còn nhận xét rằng: “Mỹ phải đối phó với một lực lượng vô cùng đa dạng giữa quânBắc Việt Nam vào với quân Nam Việt Nam, và với quân du kích ở miền Nam, họ đều lànhững lực lượng quân sự” [98, tr 240 - 242]
Tom Bukley, Bernard.Fall, Seymair M.Hersh, Stanley Karnow, Robert Shaplen,
Neil Sheehan, Peter Braestrup (2005), Những phóng sự về chiến tranh Việt Nam [176].
Nội dung của cuốn sách là tập hợp 7 bài viết của 7 cây bút nổi tiếng trong giới báo chí
thông tấn của Mỹ Trong đó tiêu biểu là bài viết “Không phải bồ câu nhưng không còn là
diều hâu nữa” của nhà báo Neil Sheehan, đã chỉ ra rằng “Thật quá ngây thơ khi tin rằngbên Việt Nam không Cộng sản sẽ đánh bại phong trào du kích Cộng sản và xây dựngđược một cấu trúc xã hội tiến bộ và đáng sống” [176, tr 46] Để minh chứng cho điều đó,tác giả đã dẫn chứng một câu chuyện qua lời kể của một viên tướng Mỹ về hành độngchiến đấu của một du kích Việt cộng: “Anh ta bắn hết đạn của mình, đạn của các đồngđội đã chết, và ném trả lại người Mỹ những trái lựu đạn mà họ đã ném vào công sự Saucùng anh ta đã bị giết khi đang ném đá về phía quân thù như một hành động thách thứccuối cùng” [176, tr 48] Viên tướng Mỹ đã phải thốt lên rằng: “Nếu một trong nhữngngười lính của tôi chiến đấu như thế này, hẳn anh ta đã được tặng huy chương danh dự”[176, tr 49]
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về lực lượng dân quân du kích của tác giả trong nước
Trang 121.1.2.1 Nhóm công trình nghiên cứu chung về hoạt động của lực lượng dân quân du kích
Võ Nguyên Giáp (1967), “Vai trò chiến lược của Dân quân tự vệ trong sựnghiệp chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân ta” [79] Đây là bài viết của Đạitướng Võ Nguyên Giáp được t rình bày tại Hội nghị tổng kết công tác quân sự địaphương Quân khu 3, năm 1967, trong đó tác giả khẳng định: “Nói đến địa vị chiếnlược của chiến tranh du kích cũng tức là nói đến vai trò chiến lược của dân quân dukích, vì dân quân du kích là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh du kích” [ 79,
tr 171] Bàn về hoạt động của lực lượng DQDK trên chiến trường miền Nam, tác giả
đã chỉ ra rằng: “Với ưu thế tuyệt đối về chính trị, tinh thần, dân quân du kích miềnNam có vũ khí thô sơ cũng đánh được Mỹ và ngụy, có vũ khí hiện đại càng đánhgiỏi, càng tiêu diệt được nhiều Mỹ và ngụy hơn” [79, tr 176] Bàn về yêu cầu trong
xây dựng lực lượng DQDK, tác giả chỉ rõ: Một là, “cần phải hết sức đẩy mạnh việc phát triển lực lượng dân quân du kích về mặt số lượng” [79, tr 180] Hai là, “đi đôi
với phát triển hết sức mạnh mẽ về số lượng, phải ra sức củng cố và nâng cao chất
lượng về mọi mặt” [79, tr 180] Ba là, “không ngừng tăng cường đội ngũ cán bộ dân
quân” [79, tr 181] Tác giả còn khẳng định: “Sự lãnh đạo của Đảng từ Trung ươngcho đến các chi bộ cơ sở là bảo đảm chắc chắn nhất, làm cho lực lượng dân quân tự
vệ, dân quân du kích lớn mạnh vượt bậc” [79, tr 190]
Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1995), Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam 1945 - 1975 [33] Trong cuốn sách, ở phần Tổng luận, các tác giả đã chỉ ra vị
trí, vai trò quan trọng trong hoạt động phối hợp tác chiến của lực lượng DQDK với BĐCLtrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường miền Nam: “Chiến tranh dukích với hoạt động rộng khắp của lực lượng dân quân du kích góp phần làm suy yếu, chiacắt, giam chân và phân tán lực lượng địch, tạo điều kiện cho bộ đội chủ lực tập trung lựclượng trên hướng trọng điểm, thực hành đánh lớn, đánh tiêu diệt” [33, tr 733]
Bàn về sự phát triển của chiến dịch và nghệ thuật chiến dịch, các tác giả chỉ ra thựctiễn đã diễn ra trong đấu tranh vũ trang ở Việt Nam rằng: “Một quân đội vũ khí, trang bịkém đánh với một quân đội hiện đại có vũ khí tối tân thì không thể dàn trận đánh chínhquy ngay với địch được, mà phải đánh du kích kết hợp với đánh chính quy” [33, tr 733 -734]
Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học [4] Trong cuốn sách các tác giả
đã chỉ rõ: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước quân và dân Việt Nam đã sángtạo ra nhiều cách đánh rất độc đáo, phong phú, linh hoạt, táo bạo, có hiệu lực cao làmcho đối phương bị thua đau, tổn thất nặng, mà LLVT cách mạng thì giành được thắnglợi với sự thiệt hại ít hơn “Đó là cách đánh kết hợp các hình thức tác chiến du kích của
Trang 13bộ đội địa phương, dân quân du kích với các hình thức tác chiến hiệp đồng binh chủngquy mô khác nhau của bộ đội chủ lực” [4, tr 165]
Kế thừa được những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp đã làm cho
sự phát triển từ CTDK lên chiến tranh chính quy và hình thái kết hợp giữa CTDK vớichiến tranh chính quy có những nét phát triển mới Đặc biệt CTDK trong cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước đạt đến trình độ cao cả về hình thức, nội dung và đạt hiệulực chiến lược chưa từng thấy trong lịch sử các cuộc kháng chiến chống xâm lược củadân tộc Việt Nam: “Trên chiến trường, chiến tranh du kích miền Nam thực sự và thườngxuyên là nỗi kinh hoàng của đội quân xâm lược Mỹ và tay sai” [4, tr 166]
Vũ Ba (2000), Tổng kết cách đánh của lực lượng dân quân du kích - tự vệ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975) [1] Trong
cuốn sách, tác giả đã làm rõ một số quan niệm về cách đánh du kích, CTDK và vị trí,vai trò của lực lượng DQDK Tác giả cho rằng hoạt động của lực lượng DQDK: “Làhành động linh hoạt bất ngờ; đánh nhanh chuyển nhanh, khi phân tán, khi tập trung; đánhchỗ yếu tránh chỗ mạnh của địch; đánh địch ở tất cả mọi nơi, mọi lúc bằng tất cả mọi loại vũkhí” [1 tr 46 - 47] Mục đích làm tiêu hao và tiêu diệt từng bộ phận nhỏ sinh lực đốiphương, làm cho đối phương bị hao mòn và tinh thần bị sa sút buộc chúng phải phân tánđối phó Với tư tưởng chỉ đạo: “Bám sát nhân dân, bám sát bản làng, tích cực chủ động,mưu trí linh hoạt, bí mật bất ngờ” [1, tr 50]
Trần Thị Thu Hương (2003), Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống phá “quốc sách” ấp chiến lược của Mỹ - ngụy ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965) [88] Trong
cuốn sách tác giả đã chỉ ra rằng: muốn phá ách kìm kẹp của đối phương trong các ấpchiến lược, quần chúng ở trong các ấp chiến lược là lực lượng cơ bản nổi dậy đấu tranhgiành quyền làm chủ Tuy nhiên chỉ có hoạt động đấu tranh đơn lẻ của nhân dân thìkhông đủ sức để đối phó với đối phương: “Chỉ khi nào có sự tham gia mạnh mẽ của lựclượng vũ trang, khi đó phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược mới đủ sức mạnh tổnghợp để phá ấp chiến lược” [88, tr 253] Tác giả đã luận giải về sức mạnh tổng hợp trongcuộc đấu tranh chống phá ấp chiến lược giai đoạn chống chiến lược “Chiến tranh đặcbiệt” của đế quốc Mỹ (1961 - 1965) ở miền Nam Việt Nam bao gồm những yếu tố sau:
Một là, lực lượng vũ trang hoạt động trong ấp chiến lược để vận động quần
chúng, làm áp lực cho quần chúng và kết hợp quần chúng nổi dậy nhiều lần
phá “ấp chiến lược” Hai là, lực lượng vũ trang tiêu hao tiêu diệt lực lượng
chính trị và vũ trang của địch, phá vỡ thế chiếm đóng, thế kìm kẹp củađịch, đồng thời tác động đến tinh thần binh lính, phá rã lực lượng bán vũ
trang của địch tại các thôn, ấp Ba là, xây dựng ấp, xã chiến đấu, phát triển
nhanh lực lượng du kích chiến tranh để đủ sức chống càn quét, chống địchtái lập ấp chiến lược [88, tr 253 - 254]
Trang 14Bộ Tổng Tham mưu, Cục Dân quân tự vệ (2007), Tổng kết làng xã chiến đấu trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1946 - 1975) [53] Trong cuốn sách, các
tác giả chỉ ra: “Xây dựng, hoạt động của làng, xã chiến đấu, trong đó nòng cốt là xây dựng
và hoạt động của dân quân du kích đã tạo nên tiền đề cho sự phát triển của chiến tranh dukích, chiến tranh nhân dân địa phương, là bài học kinh nghiệm thực tiễn quý giá” [53, tr.55]
Các tác giả đã luận giải và đúc kết những bài học kinh nghiệm trong lãnh đạo làng,
xã chiến đấu, trong đó chỉ ra rằng: “Đảng ủy, chi bộ không chỉ đơn thuần lãnh đạo phục vụchiến đấu mà còn trực tiếp lãnh đạo nhân dân, dân quân du kích đánh giặc giữ làng, cấp ủy,đảng viên không chỉ ở cương vị lãnh đạo mà còn tham gia dân quân du kích trực tiếp cầmsúng giết giặc” [53, tr 127]
Các tác giả còn chỉ rõ những điểm sáng về chi bộ làm hạt nhân lãnh đạo, đảngviên gương mẫu đi đầu thì hoạt động của lực lượng DQDK và chiến tranh nhân dânđịa phương mới phát triển được, tiêu biểu như: “Các chi bộ ở huyện Củ Chi, Bác Ái
đã hết sức quan tâm đến quyền lợi của nhân dân, dựa vào dân, tin dân, chăm lo củng
cố xây dựng dân quân du kích, đảng viên bám quần chúng, đi đầu gương mẫu ởnhững nơi khó khăn nhất, từ đó luôn giữ vững và phát triển được làng, xã chiến đấutrong suốt cuộc kháng chiến” [53, tr 128]
Bộ Tổng Tham mưu, Cục Dân quân tự vệ (2012), Lịch sử 65 năm ngành Dân quân tự vệ Việt Nam [54] Nội dung cuốn sách chỉ rõ, trong thời gian từ năm 1955 đến tháng 6-1965, kết quả đạt được trong chỉ đạo hoạt động của lực lượng DQDK, tiêu biểu như: Thứ nhất, “cơ quan dân quân các cấp được tái lập từ Miền đến khu, tỉnh, huyện, xã” [54, tr 469] Thứ hai, “ra sức xây
dựng lực lượng dân quân du kích vững mạnh về mọi mặt, xây dựng làng xã chiến đấu [52, tr
482] Thứ ba, “đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân địa phương, kết
hợp chặt chẽ ba mũi giáp công trong đấu tranh, đánh địch” [54, tr 493]
Trong giai đoạn 1965 - 1968, các tác giả đã chỉ rõ những kết quả đạt được trong
chỉ đạo hoạt động của lực lượng DQDK, tiêu biểu như: Một là, “đẩy mạnh xây dựng lực
lượng dân quân du kích, thúc đẩy phong trào chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân
địa phương phát triển lên một bước mới” [54, tr 509] Hai là, “vận dụng linh hoạt
phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi, ba vùng”, thực hiện trụ bám, tiến công địch
liên tục” [54, tr 516] Ba là, “chỉ đạo lực lượng dân quân du kích và toàn dân thực hiện
nhiều phương thức tiến công và nổi dậy” [54, tr 525]
Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2013), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, Tập IX, Tính chất, đặc điểm, tầm vóc và bài học lịch
sử [40] Trong cuốn sách các tác giả đã khẳng định: Cuộc đụng đầu lịch sử giữa đế quốc
Mỹ và nhân dân Việt Nam là cuộc đọ sức giữa một bên lấy vũ khí, phương tiện chiếntranh hiện đại để đạt mục đích xâm lược và một bên là dựa vào quần chúng cách mạng
Trang 15mạnh thời đại, sử dụng sáng tạo vũ khí thô sơ, tự tạo với vũ khí hiện đại, đánh đổ từng
bộ phận, giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn, mà phần thắngcuối cùng thuộc về nhân dân Việt Nam [40, tr 561 - 562]
Vào tham chiến ở Việt Nam, quân Mỹ và đồng minh của Mỹ phải chiến đấu với
cả một dân tộc với ý chí thống nhất, được tổ chức và vũ trang phù hợp với khả năngthực tế trong mỗi giai đoạn cụ thể, dám đánh, biết đánh và biết thắng theo đường lốichiến tranh nhân dân phát triển đến đỉnh cao, chứ không phải chỉ đơn thuần tác chiếnvới quân đội thường trực “Chính thế trận chiến tranh nhân dân và cách đánh kết hợp dukích với chính quy của quân và dân Việt Nam đã làm đảo lộn cả học thuyết và các quanđiểm quân sự của Mỹ” [40, tr 565]
Nguyễn Chí Thanh (2014), Tổng tập, Phần 3 [136] Cuốn sách là tập hợp các bài
viết của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh trong quá trình thực tiễn chỉ đạo cách mạng trênnhiều lĩnh vực công tác Trong đó có một số bài viết thể hiện quan điểm về xây dựnglực lượng DQDK, điển hình như: Trong bài: “Quán triệt đường lối phương châm củaĐảng trong việc xây dựng dân quân tự vệ”, tác giả chỉ ra rằng: “Chiến tranh sau này dùtrình độ chính quy hiện đại nhưng bản chất vẫn không có gì thay đổi… Quân đội chủlực có vai trò quan trọng, nhưng dân quân du kích cũng giữ vai trò quan trọng như trướcđây không kém chút nào” [136, tr 685] Khi bàn đến vấn đề trong chỉ đạo xây dựng lựclượng dân quân, tác giả khẳng định: xây dựng dân quân phải lấy chính trị làm cơ sở
“Một dân quân có súng tốt, kỹ thuật bắn súng giỏi nhưng nếu khi thấy giặc lại hoangmang, dao động thì có kỹ thuật giỏi, có súng tốt cũng không dùng được” [136, tr 688].Trong bài: “Làm tốt công tác dân quân”, tác giả chỉ rõ: “Phải có sẵn cả hai quả đấm:quả đấm chính quy và quả đấm du kích Rất rõ ràng là không ai đánh địch lại chỉ dùng
có một tay, phải dùng cả hai tay mới tốt và mới thỏa” [136, tr 692]
Trịnh Thị Hồng Hạnh (2014), Vành đai diệt Mỹ ở chiến trường miền Nam (1965 1973) [82] Trong cuốn sách tác giả đã góp phần tái hiện sự ra đời và hoạt động của các
-“Vành đai diệt Mỹ” trên chiến trường miền Nam trong những năm 1965 - 1973 Trong đó, khibàn về vai trò của LLVT đối với quá trình hoạt động và phát triển của các “Vành đai diệt Mỹ”,tác giả đã chỉ ra rằng: việc xây dựng LLVT tại chỗ vững mạnh và rộng rãi là vấn đề hết sứcquan trọng, đảm bảo cho CTND trên “Vành đai diệt Mỹ” phát triển: “Lực lượng du kích,các lực lượng chuyên trách như pháo cối mang vác, các tổ săn máy bay, xe tăng, xe bọcthép…là lực lượng nòng cốt thúc đẩy phong trào chiến tranh nhân dân trên vành đai” [82,
tr 323] Đây là cơ sở để thực hiện phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi”: tiến hànhđấu tranh quân sự, chính trị bằng hai lực lượng, lực lượng chính trị và LLVT, kết hợp chặtchẽ tiến công đối phương cả quân sự, chính trị và binh vận
Tác giả còn luận giải về hoạt động đấu tranh vũ trang trên các “Vành đai diệt Mỹ”bao gồm: “các mặt hoạt động đánh địch của các lực lượng du kích và quần chúng có vũ
Trang 16trang, hoạt động của các lực lượng chuyên trách, hoạt động tăng cường hoặc phối hợp củachủ lực” [82, tr 325] Những hoạt động đấu tranh vũ trang trên đây luôn kết hợp chặt chẽvới nhau, thể hiện sự kết hợp ba thứ quân trong CTND trên “Vành đai diệt Mỹ”.
Ngô Anh Tuấn (2015), “Dân quân, tự vệ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước - Một số đặc điểm nổi bật về phương thức tổ chức, biên chế, trangbị” [203] Trong bài viết, tác giả đã chỉ rõ về tổ chức lực lượng DQDK bao gồm: Lựclượng tập trung, bán tập trung, lực lượng cơ động tại chỗ và lực lượng phục vụ chiến đấu
Về quy mô tổ chức: “Xã có một đến hai trung đội, ấp có tiểu đội, nhiều xã có hai trung độiđến một đại đội, ấp có hai tiểu đội đến trung đội” [203, tr 368] Về chất lượng chính trị:
“Tiểu đội dân quân du kích có đảng viên, trung đội có tổ đảng, chi bộ, bảo đảm vai trò lãnhđạo của Đảng đối với dân quân du kích ngày càng chặt chẽ hơn” [203, tr 369] Về trang bị:
“Lấy vũ khí trang bị của địch đánh địch, tận dụng vật liệu, bom, pháo của địch để nghiên cứusản xuất trang bị cho lực lượng dân quân du kích” [203, tr 369]
Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2019), Lịch sử chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tập I (1954 - 1965) [42] Trong cuốn sách, các tác giả đã trình bày khá toàn diện về lực
lượng DQDK và CTDK trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra trên chiếntrường miền Nam những năm 1954 - 1965 Trong đó, đã phân tích, luận giải chỉ ra sựphát triển về hoạt động của lực lượng DQDK trong giai đoạn 1961 - 1965, bao gồm bốnnội dung cơ bản:
1) Hoạt động củng cố, phát triển lực lượng và xây dựng, mở rộng căn cứkháng chiến 2) Phối hợp với nhân dân địa phương tổ chức đấu tranh phá ấpchiến lược, phá thế kìm kẹp của địch 3) Hỗ trợ cho đòn tiến công của lựclượng chủ lực trong các chiến dịch 4) Đấu tranh chống lại âm mưu, biệnpháp “phản du kích” của quân đội và chính quyền Sài Gòn [42, tr 263] Bên cạnh những công trình của các đồng chí cán bộ trực tiếp chỉ đạo hoạt động của lựclượng DQDK trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cùng các nhà khoa học trong và ngoàiQuân đội còn có các công trình nghiên cứu về lực lượng DQDK miền Nam bên phía quân độiVNCH:
Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòa (1961), Vấn đề chỉ đạo chiến lược trong chiến tranh Việt Nam [56] Trong cuốn sách, các tác giả đã đánh giá về vai
trò lãnh đạo của chi bộ đảng đối với lực lượng DQDK của cách mạng miền Nam là:
“Chi bộ đảng và cơ sở quần chúng của Việt cộng ở nông thôn và thành thị, nhất là ởnông thôn là lực lượng chiến lược, có giá trị quyết định của cuộc chiến tranh lật đổ, vìchính nó đã sản sinh ra du kích và lực lượng vũ trang Việt cộng” [56, tr 192]
Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòa (1962), Kỹ thuật đặc biệt chống
du kích [57] Trong cuốn sách, các tác giả đã nêu ra cách thức, thủ đoạn chống du kích của
Trang 17cách mạng miền Nam Về mục tiêu chiến tranh tâm lý: “Gây hoang mang cho cán bộ nằmvùng bằng ly gián giữa du kích với du kích, giữa du kích với cấp chỉ huy, giữa du kích vớidân chúng để tạo sự rạn nứt đến đổ vỡ các cơ sở Việt cộng: “Lôi kéo du kích về với quốcgia” [57, tr 55] Về thủ đoạn: “Làm tăng lòng tin tưởng của dân chúng vào các chính sáchcủa chính phủ (chính quyền Sài Gòn); thực thi chính sách khoan hồng của chính phủ để đưa
du kích về với chính phủ; Tiến hành phải linh động chớp nhoáng, phá tan mọi ảnh hưởngcủa du kích tạo ra bất kỳ lúc nào” [57, tr 66 - 67]
Bộ Tổng Tham mưu Quân lực Việt Nam cộng hòa (1971), Du kích Cộng sản và phương thức tác chiến của họ [58] Trong cuốn sách, các tác giả đã chỉ ra quy luật và phương
thức hoạt động tác chiến của lực lượng DQDK cách mạng miền Nam: “Bám chặt vào ấp, xã,
tổ chức thành thế liên hoàn ấp xã; không tách rời khỏi dân chúng; thành thạo đánh du kích,tiêu hao đối phương, rút lui nhanh để bảo tồn lực lượng” [58, tr 28] Về hình thức và nguyêntắc hoạt động: “Phải có dân, dựa vào dân, thấm nhuần các nguyên tắc du kích chiến, có tinhthần chiến đấu tích cực Nếu thiếu một trong các điều kiện ấy thì trở nên khập khiễng và khó
có thể chiến đấu lâu dài” [58, tr 30] Về sự phát triển của phong trào CTDK: “Chiến tranh dukích ngày nay của họ (du kích Việt cộng) đã thay đổi rất nhiều, vì song song với sự trang bị tốitân, họ còn có sự hiểu biết sâu rộng của người cầm súng” [58, tr 49]
1.1.2.2 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động của lực lượng dân quân du kích ở một số khu và tỉnh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định (1991), Bình Định lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 - 1975) [23] Trong cuốn sách, khi đánh giá về giai đoạn chống chiến
lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), các tác giả đã khẳng định: Tỉnh ủy BìnhĐịnh đã có nhiều chủ trương và sự chỉ đạo xây dựng phong trào CTDK phát triển kháđồng đều ở cả miền núi và đồng bằng Có nhiều ấp chiến lược được nhân dân và DQDKcải tạo xây dựng thành làng chiến đấu, ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc đã xâydựng nhiều làng chiến đấu nổi tiếng, gắn liền với cả một trận địa liên hoàn chông, bẫyđược giăng thành nhiều tuyến khắp núi rừng: Địch đi càn là gặp cả một núi chông:Chông lá lúa, chông dài, chông ngắn, chông thụt, chông thò, chổng lê, chông đòn,chông hom, chông bay bằng tre nứa, bằng sắt có ngạnh Chông bao giờ cũng được bố tríkết hợp với mang cung, bẫy đá tự động liên hoàn “Nhiều khi bị một viên đạn của dukích bắn, địch không sợ bằng nhìn thấy mũi mang cung xuyên từ bên này sang bên kiabụng đồng bọn của chúng” [23, tr 239] Hãng thông tấn UPI đã đưa tin: “Trong thời đại
vũ khí hạt nhân, du kích Việt Nam vẫn dùng loại vũ khí cổ xưa, thô sơ nhất của loàingười, nhưng với họ loại vũ khí đó đã phát huy tác dụng rất lớn” [23, tr 239]
Bộ Tư lệnh Quân khu 5 (1999), Một số kinh nghiệm chỉ đạo chiến tranh nhân dân địa phương ở Khu 5 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) [59] Trong
Trang 18hai cuộc họp quan trọng bàn về nhiệm vụ quân sự, đã chủ trương: “Ra sức phát triển dukích thôn xã, nơi nào có cơ sở chính trị, nơi đó phải xây dựng được du kích” [59, tr 31].Hội nghị cũng chỉ rõ: “Trong vùng địch kiểm soát, phải có du kích mật, cố gắng mỗi xã có
từ 4 đến 5 tiểu đội du kích, phấn đấu để có số lượng ngang với dân vệ và nghĩa quân củađịch” [59, tr 32] Về vấn đề xây dựng tổ chức đã chỉ rõ “Cán bộ, đảng viên, đoàn viên, cốtcán trong các đoàn thể ở thôn, xã phải tham gia du kích Chi bộ phải thực sự lãnh đạo mọimặt chiến đấu ở thôn, xã” [59, tr 33]
Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng (2015), Tổng kết chiến tranh du kích trên chiến trường Đà Nẵng (1954 -1975) [22] Trong giai đoạn 1961 - 1965, các tác giả đã
làm rõ về sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng DQDK: “Trên địa bàn huyện Hòa Vang,
từ một tổ vũ trang nòng cốt gồm 3 đồng chí năm 1961, đến cuối năm 1964, lực lượng
du kích đã phát triển đến 2.000 người, gồm: 800 du kích xã, 1.100 du kích thôn, 100 dukích mật, mỗi xã có Ban Chỉ huy xã đội và có từ 1 đến 2 trung đội du kích tập trung”[22, tr 119] Các cấp ủy đảng luôn phát huy tinh thần tự lực, tự cường trong xây dựng,phát triển lực lượng DQDK để chiến đấu, dựa vào sự đùm bọc của nhân dân để hoạtđộng, “đã tạo thành một thế trận thiên la địa võng của chiến tranh du kích giăng khắpthôn xóm chờ địch” [22, tr 140]
Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), “Tìm hiểu chiến tranh du kích ở Gia Lainhững năm 1954 - 1965” [89] Trong giai đoạn 1961 - 1965, tác giả đã làm rõ một sốchủ trương và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Gia Lai: “Củng cố và mở rộng vùng giải phóng,xây dựng mọi mặt, phát triển dân quân du kích, chống địch tập trung dồn dân lập ấpchiến lược là nhiệm vụ trọng tâm” [89, tr 33 - 34] LLVT tập trung tỉnh, huyện đượcTỉnh ủy giao nhiệm vụ: “kèm cặp dân quân du kích làm nòng cốt cho phong trào dukích chiến tranh” [89, tr 34] Thành quả trong tổ chức hoạt động của lực lượngDQDK những năm 1954 - 1965 đã đạt được: “Xây dựng lực lượng, cách đánh, xâydựng làng xã chiến đấu, sáng tạo trong sử dụng vũ khí thô sơ, tự tạo, lợi dụng địa hình
sử dụng phương thức tiến công linh hoạt, hiệu quả” [89, tr 35]
1.1.2.3 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động của lực lượng dân quân du kích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên địa bàn do Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1988), Chiến dịch tiến công Bình Giã Đông
- Xuân 1964 - 1965 [31] Trong cuốn sách, các tác giả đã làm rõ vai trò to lớn của
lực lượng DQDK trong chiến dịch, tiêu biểu ngay trong đợt một của chiến dịch:
“Ngày 07-02-1964, du kích xã Long Hội Mỹ phối hợp cùng bộ đội địa phươnghuyện Long Đất diệt đồn Bờ Đập, du kích xã Phước Hải (Long Đất) đánh chiếmđồn Lớn, tạo điều kiện cho du kích các xã còn lại của huyện Long Đất hỗ trợ quầnchúng nhân dân nổi dậy diệt ác ôn, phá thế kìm kẹp, giành quyền làm chủ ấp, xã”
Trang 19[31, tr 26] Các tác giả cũng chỉ ra nhiệm vụ của lực lượng DQDK: “Chủ yếu làhoạt động tác chiến căng kéo, tiêu hao địch, giữ thế liên tục của chiến dịch, tích cực
hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá ấp chiến lược, khiến cho địch ở địa phương rơi vàotình trạng tê liệt, rối loạn” [31, tr 40]
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1997), Chiến dịch phản công đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xity [34] Trong cuốn sách, các tác giả bàn đến vai trò của lực
lượng du kích trong chiến dịch: “Hơn 2.000 cán bộ, nhân viên cơ quan Miền tổ chứcthành các tiểu đội, trung đội du kích” [34, tr 102] Địch tiến tới đâu cũng bị đánh, phải
để một lực lượng tương đối lớn để bảo vệ căn cứ và đường giao thông, vì thế số quântrực tiếp tiến công bị hạn chế “Lực lượng du kích đánh tốt, tạo điều kiện cho chủ lực tarảnh tay, đứng ngoài vòng càn quét của địch để tìm chỗ sơ hở của chúng mà đánhnhững trận tiêu diệt từng đơn vị quân Mỹ” [34, tr 103]
Nguyễn Quý (Chủ biên, 2010), Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975) [133] Trong cuốn sách, các tác giả đã phân tích, luận giải góp phần tái
hiện lại quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Xứ ủy Nam Bộ và TƯCMN trong cuộc khángchiến chống Mỹ Trong đó, có sự kiện Hội nghị tổng kết DQDK Nam Bộ lần thứ nhất (11-
1962), đã khẳng định cuộc đấu tranh chống phá đối phương lập ấp chiến lược diễn ra giằng
co và hết sức quyết liệt và, do vậy kinh nghiệm đấu tranh đặt ra là: “Địch càn quét, địch lậplại ấp chiến lược, ta lại phá ấp chiến lược, địch lập lại, ta lại phá Trong cuộc đấu tranhgiằng co quyết liệt đó, mỗi ngày ta tiến thêm một bước…, địch suy yếu đi một bước, tiếntới ta mạnh hơn địch và giành thắng lợi hoàn toàn” [133, tr 194]
Các tác giả đã phân tích luận giải các vấn đề do Hội nghị CTDK toàn Miền lần thứ
ba đặt ra (10-1966), trong đó nhấn mạnh khả năng chiến đấu to lớn của lực lượng DQDK:
Dân quân du kích đã cùng với nhân dân đánh bại những cuộc càn quét lớn,dài ngày của hàng chục ngàn quân Mỹ - ngụy…đã sáng chế ra nhiều vũ khíthô sơ, lấy được vũ khí địch, chế tạo thành vũ khí đơn giản nhưng có uy lựclớn, hiệu quả… kết hợp chặt chẽ với bộ đội địa phương và chủ lực hình thànhmột lực lượng ba thứ quân bảo đảm đánh thắng địch trong mọi tình huống[133, tr 305 - 306]
Võ Minh Lương (2015), “Lực lượng du kích tự vệ miền Đông Nam Bộ trong Tổng
tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968” 196] Trong bài viết, tác giả đã góp phần tái hiện
công tác chuẩn bị của lực lượng DQDK miền Đông Nam Bộ trước giờ Tổng công kích:
“Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng địa phương, tư tưởng bám trụ chiến đấu tại chỗ “mộttấc không đi, một ly không rời” đã hằn sâu vào ý thức của mỗi người” [96, tr 187] Tác giả
đã chỉ ra rằng: trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968: “Lực lượng dânquân du kích chỉ có thể phát triển và đứng vững trong chiến tranh ác liệt, lâu dài, khi đượcgiác ngộ cách mạng, được tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng” [96, tr 192]
Trang 20Lê Minh Hiền (2015), “Dân quân du kích Tây Nam Bộ trong 30 năm chiến tranh
giải phóng (1945 - 1975)” [83] Trong bài viết, tác giả đã luận giải làm rõ sự phát triểnmạnh mẽ lực lượng ở huyện, xã, ấp trên địa bàn các tỉnh miền Tây Nam Bộ giai đoạn
1961 - 1965: “Du kích chiến đấu ở đồng bằng sông Cửu Long từ 30.500 đồng chí năm
1961 tăng dần lên 61.689 vào năm 1965” [83, tr 221] Nhiều cách đánh linh hoạt, mưutrí, dũng cảm đầy sáng tạo được vận dụng như: “Làm hầm chiến đấu cặp đường lộ, rìalàng, bố trí chông mìn cạm bẫy, sử dụng cả ong vò vẽ, đào hầm chống xe bọc thép, cắm
cọc ngoài đồng chống trực thăng…đã tạo thành thế trận thiên la địa võng, khiến địch
phải hành động dè dặt” [83, tr 221]
Trong giai đoạn 1965 - 1968, tác giả đã chỉ rõ những điểm sáng trong hoạt động củalực lượng DQDK: “Dân quân du kích các tỉnh Mỹ Tho, Bến Tre, Vĩnh Long, Cà Mau, CầnThơ đã sử dụng vũ khí tự tạo đánh chìm hàng trăm tàu chiến địch trên sông Tiền, sông Hậu,
Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Tam Giang, Măng Thít, diệt hàng nghìn tên địch” [83, tr.223] Trên “Vành đai diệt Mỹ” ở Bình Đức: “Từ tháng 01 đến tháng 7 năm 1967, dân quân
du kích đã độc lập tác chiến và phối hợp cùng bộ đội địa phương đánh hàng trăm trận, diệthàng nghìn tên địch, phá hủy 54 xe quân sự, bắn rơi 21 máy bay” [83, tr 223]
Nguyễn Văn Lăng (2015), “Du kích, tự vệ Bến Tre trong phong trào Đồng khởi1960” [93] Trong bài viết, tác giả đã khẳng định: “Lực lượng du kích, các đội vũ trang
và cơ sở mật đóng vai trò hết sức quan trọng cùng lực lượng quần chúng nổi dậy làmnên cuộc Đồng khởi năm 1960” [93, tr 318]
Từ thắng lợi của phong trào Đồng khởi, tác giả đã rút ra ba bài học kinh nghiệm
trong chỉ đạo phong trào CTDK và tổ chức hoạt động của lực lượng DQDK: Một là,
“làm tốt công tác tổ chức, xây dựng phong trào du kích chiến tranh và phát triển trong
mọi điều kiện, hoàn cảnh, tình thế của chiến tranh” [93, tr 325] Hai là, “dựa vào thực
tế tình hình địa phương, đề ra chủ trương, biện pháp đấu tranh thích hợp” [93, tr 326]
Ba là, “tự lực, tự cường, sáng tạo nhiều cách đánh du kích, kết hợp nhuần nhuyễn ba
mũi giáp công “quân sự, chính trị, binh vận” [93, tr 327]
Lê Thế Tài (2018), Vai trò của lực lượng dân quân du kích ở địa bàn vùng ven Sài Gòn trong chiến tranh giải phóng (1945 - 1975) [134] Trong luận án, tác giả đã tái
hiện hoạt động của lực lượng DQDK ở địa bàn vùng ven Sài Gòn, tiêu biểu trong giaiđoạn 1961 - 1965 là thành tích: “Làm nòng cốt trong phong trào toàn dân đánh giặc,chiến đấu chống kế hoạch bình định và quốc sách ấp chiến lược của địch” [134, tr 95].Trong giai đoạn 1965 - 1968, đã hoàn thành tốt nhiệm vụ: “Xây dựng lõm căn cứ và bànđạp cho lực lượng chủ lực, biệt động, phối hợp chiến đấu chống quân đội Mỹ, quân độiSài Gòn trên địa bàn vùng ven Sài Gòn” [134, tr.105]
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Củ Chi (2020), Lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Củ Chi (1930 - 1975) [3] Trong cuốn sách,
tập thể các tác giả đã ghi lại những năm tháng chiến đấu vô cùng anh dũng, vẻ vang củaquân, dân huyện Củ Chi trong những năm 1961 - 1968 Thời kỳ chống chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” Đảng bộ huyện Củ Chi đã bám sát đường lối, chủ trương chiến
Trang 21thể: “xây dựng lực lượng vũ trang địa phương, dân quân du kích, với thế trận lòng dân,làng xã chiến đấu, hệ thống địa đạo liên hoàn, ngày càng hoàn chỉnh, góp phần làm phásản quốc sách “ấp chiến lược” của địch” [3, tr 195].
Để chống lại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, huyện Củ Chi đã xây dựng
“Vành đai diệt Mỹ” nhiều tầng, nhiều lớp, thực hiện phong trào thi đua diệt Mỹ liêntục “làm cho đội quân xâm lược tinh nhuệ nhất của địch phải kinh hoàng, góp phầnlàm thất bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, gópphần làm suy sụp ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ” [3, tr 195] Các tác giả còn chỉ rarằng: Đảng bộ huyện Củ Chi là hình mẫu tiêu biểu về “Đảng bám dân”: Muốn làmchủ thì phải bám trụ, bám trụ trên mặt đất không được thì phải đào chiến hào, làmđịa đạo “Khi tình hình thích hợp thì kịp thời xây dựng các lõm chính trị, lõm dukích, thi đua đào địa đạo, giao thông hào, xây dựng ấp, xã chiến đấu, quyết biến CủChi thành một pháo đài bất khả xâm phạm ngay trước cửa ngõ Sài Gòn” [3, tr 198 -199]
Nguyễn Trọng Thành (2023), Du kích đồng bằng sông Cứu Long trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ năm 1965 đến năm 1975 [137] Trong luận án của mình, tác giả đi sâu
phân tích, luận giải tái hiện quá trình củng cố, phát triển lực lượng du kích trên địa bàn đồngbằng sông Cửu Long, góp phần đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và chiến lược “ViệtNam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ, tạo thế và lực tiến hành Tổng tiến công và nổi dậyXuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất nước nhà Khi bàn về vai trò lãnh đạocủa Đảng, tác giả khẳng định: kết quả đạt được của phong trào CTDK trên địa bàn đồng bằngsông Cửu Long từ năm 1965 đến năm 1975, bắt nguồn từ nhiều nhân tố, trong đó nhân tố quantrọng mang tính quyết định là chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng: “Bởi chính nhờđường lối, chủ trương lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, Đảng bộ các tỉnh đồng bằngsông Cửu Long đã quán triệt, vận dụng lãnh đạo chiến tranh du kích ở địa phương mình sátvới thực tiễn tình hình, thu được nhiều thắng lợi quan trọng qua từng giai đoạn cách mạng”[137, tr 132]
1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận
án tập trung nghiên cứu
1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan đối với đề tài luận án
1.2.1.1 Về tư liệu
Các công trình nghiên cứu về lực lượng DQDK trong kháng chiến chống Mỹ, cứunước rất phong phú và đa dạng với nhiều loại tài liệu khác nhau Các tài liệu đó baogồm sách tham khảo, sách tổng kết lịch sử, kỷ yếu hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ lịch
sử của nhiều tập thể và tác giả khác nhau, bao gồm tác giả ngoài nước, trong nước,
Trang 22trong đó có cả các cuốn sách do tác giả trong nước từ phía đối phương viết Điều đóphản ánh việc nghiên cứu hoạt động của lực lượng DQDK trong kháng chiến chống Mỹ,cứu nước được rất nhiều người quan tâm, nghiên cứu, khai thác dưới nhiều góc độ, vớiphạm vi không gian và thời gian khác nhau
Các công trình được khảo cứu đã cung cấp hệ thống tư liệu và những thông tin khoahọc khá sâu rộng liên quan đến hoạt động của lực lượng DQDK trên chiến trường miền Namtrong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, để tham khảo, kế thừa, vận dụng góp phần làmsâu sắc thêm đề tài luận án
1.2.1.2 Về cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động của lực lượng DQDK trongcuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của tác giả trong nước và nước ngoài nghiên cứutiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau như Lịch sử quân sự, Lịch sử Đảng, Chính trị học,Lịch sử Việt Nam Sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp lịch sử,logic, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê Sự đa dạng về cách tiếp cận và phươngpháp nghiên cứu của các công trình liên quan là cơ sở quan trọng để quá trình thực hiện
đề tài luận án lựa chọn cách tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu phù hợp với ngànhLịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
1.2.1.3 Về nội dung
Một là, những công trình nghiên cứu về hoạt động của lực lượng DQDK đã luận giải
làm rõ vị trí, vai trò chiến lược của lực lượng DQDK trong CTND nói chung và trong khángchiến chống Mỹ, cứu nước nói riêng Các công trình nghiên cứu cho rằng DQDK là lực lượngchiến lược trong đấu tranh vũ trang cách mạng của nhân dân Việt Nam Đây là lực lượng chủyếu để tiến hành CTDK ở miền Nam Việt Nam Kết quả nghiên cứu của những công trình này
đã cung cấp cho đề tài luận án một số vấn đề lý luận, nhằm làm rõ hơn về vai trò và hoạt độngcủa lực lượng DQDK, làm cơ sở để xem xét, phân tích hoạt động của lực lượng này trongnhững năm 1961 - 1968 trên chiến trường B2
Hai là, các công trình đã luận giải tính tất yếu phải tổ chức, xây dựng, phát triển lực
lượng DQDK trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Đây là một yêu cầu vô cùng quantrọng trong CTND ở miền Nam Việt Nam Kế thừa những kinh nghiệm từ cuộc khángchiến chống Pháp trước đó và chính từ cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất ban đầunhằm bảo vệ phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam chống lại những
âm mưu, thủ đoạn phản cách mạng của kẻ thù đã là cơ sở tất yếu hình thành lực lượngDQDK Lực lượng DQDK được tổ chức rộng rãi gồm nhiều thành phần, với quy mô tổchức đến tất cả các ấp, xã chiến đấu Ở đâu có cơ sở đảng ở đó phải có DQDK Lựclượng DQDK trên chiến trường miền Nam có sự phát triển mạnh cả về số lượng, chấtlượng, trong đó xác định lấy nâng cao chất lượng chính trị, tư tưởng làm cơ sở Đây là
Trang 23tính đúng đắn trong chủ trương của TƯCMN về tính tất yếu phải không ngừng củng cố,phát triển lực lượng DQDK trên chiến trường B2 cả về số lượng và chất lượng.
Ba là, một số công trình đã khái quát quá trình tổ chức, xây dựng, củng cố, phát
triển lực lượng DQDK ở miền Nam, nhất là trên địa bàn do TƯCMN lãnh đạo, đã phốihợp với BĐĐP, BĐCL tiến hành chiến tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền, quân độiSài Gòn Qua đó góp phần làm nổi bật những nét đặc sắc về chiến thuật, cách đánh độcđáo, cùng kinh nghiệm tác chiến đầy sáng tạo, tài tình muôn vẻ của CTDK, lực lượngDQDK đã chủ động tiến công đối phương bằng mọi thứ vũ khí từ thô sơ đến hiện đại,bằng cả chính trị và binh vận, xây dựng ấp, xã chiến đấu, chống bình định dồn dân lập
“ấp chiến lược”, chống các cuộc càn quét của chúng, bao vây căn cứ của quân Mỹ, tiêuhao, tiêu diệt mọi đối tượng tác chiến, góp phần làm rối loạn, tê liệt bộ máy chính quyền
và quân đội Sài Gòn ở cơ sở Những kết quả đạt được trong nghiên cứu về quá trình tổchức xây dựng, củng cố phát triển lực lượng DQDK ở miền Nam là cơ sở để đề tài tiếptục đi sâu nghiên cứu làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lựclượng DQDK
Bốn là, các công trình đã khái quát những kết quả hoạt động của lực lượng
DQDK dưới sự lãnh đạo của Đảng nói chung và TƯCMN nói riêng trong những năm
1961 - 1968, qua đó khẳng định: sự lãnh đạo của Đảng từ Trung ương cho đến cácchi bộ cơ sở là điều kiện bảo đảm chắc chắn nhất, làm cho lực lượng DQDK lớnmạnh vượt bậc Trong đó, các cấp ủy, chi bộ không chỉ đơn thuần lãnh đạo phục vụchiến đấu mà còn trực tiếp lãnh đạo nhân dân, DQDK đánh giặc, giữ làng Mỗi cấp
ủy viên và đảng viên không chỉ ở cương vị lãnh đạo mà còn tham gia DQDK, trựctiếp cầm súng đánh giặc Lực lượng DQDK chỉ có thể phát triển và đứng vững trongchiến tranh ác liệt, lâu dài khi được giác ngộ cách mạng, được tổ chức dưới sự lãnhđạo của Đảng Đây là một trong những cơ sở giúp đề tài khẳng định vai trò lãnh đạocủa tổ chức đảng các cấp, nhất là tổ chức đảng ở ấp, xã đối với hoạt động của lựclượng DQDK
Năm là, một số công trình bước đầu đã nêu ra những giải pháp xây dựng, củng
cố, phát triển lực lượng DQDK vững mạnh, có sức chiến đấu cao, theo hướng: Đẩymạnh việc xây dựng, củng cố DQDK để phát triển rộng rãi CTDK, tiêu hao, tiêu diệtnhiều sinh lực đối phương, phối hợp chặt chẽ các chiến trường, giữ vững và mở rộngvùng giải phóng Làm cho DQDK trở thành lực lượng rộng rãi và vững chắc để xâydựng, phát triển các LLVT tập trung và làm nòng cốt động viên nhân dân phục vụtiền tuyến và sản xuất ở nông thôn Đồng thời, đã đúc kết một số kinh nghiệm về xâydựng và hoạt động của lực lượng DQDK trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứunước Đây là những nội dung tham khảo quan trọng, giúp khi triển khai luận án rút ra
Trang 24những kinh nghiệm về TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từ năm
1961 đến năm 1968, đồng thời gợi mở những định hướng tiếp tục nâng cao chấtlượng, hiệu quả lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ trong giai đoạnhiện nay
Sáu là, một số công trình của tác giả, tập thể tác giả nước ngoài, cùng các công trình
từ phía đối phương dù với những mục đích khác nhau đã đưa ra những luận điểm đánh giá,nhận xét về sức mạnh cũng như cách thức hoạt động của lực lượng DQDK cách mạng miềnNam Việt Nam Bản chất đây là những lời thú nhận về sự thất bại của đế quốc Mỹ và quânđội Sài Gòn trước phong trào CTDK và tài nghệ hoạt động của lực lượng DQDK dưới sựlãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Một số công trình tiếp cận và nhìn nhận trên cơ sởlập trường, quan điểm đối lập, nên còn phiến diện, có những nhận định chưa thật sự xácđáng Song những công trình này giúp khi nghiên cứu luận án có những đánh giá kháchquan, toàn diện, chính xác hơn về TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK trongnhững năm 1961 - 1968
Có thể thấy, dù có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động của lực lượngDQDK trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhưng mỗi công trình đều
có đối tượng, phương pháp tiếp cận, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu khácnhau Tuy nhiên, cho đến nay dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng, chưa có công trìnhnào đi sâu nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện vấn đề TƯCMN lãnh đạo hoạt độngcủa lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968
Do đó, có thể khẳng định: “Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968” đang là một “khoảng trống”
trong đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch sử, ngành Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNam Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề này làm đề tài luận án là cần thiết, làmột hướng nghiên cứu mới, không trùng lặp có ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
Một là, những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968
Trong vấn đề nghiên cứu này, luận án lựa chọn, đưa ra luận giải làm rõ biểu hiện tácđộng của các yếu tố tới sự lãnh đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK giaiđoạn 1961 - 1965 gồm: tình hình thế giới, khu vực và trong nước; điều kiện tự nhiên, xãhội trên địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ và thực trạng hoạt động của lực lượngDQDK trên chiến trường B2 trước tháng 10-1961; chủ trương của Đảng về hoạt động củalực lượng DQDK ở miền Nam Tiếp đó là những yếu tố mới gồm: Những chuyển biến củatình hình thế giới, khu vực và trong nước; chủ trương của Đảng về hoạt động của lực lượng
Trang 25DQDK ở miền Nam tác động đến sự lãnh đạo của TƯCMN về đẩy mạnh hoạt động củalực lượng DQDK trong giai đoạn 1965 - 1968.
Hai là, chủ trương và sự chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK
từ năm 1961 đến năm 1968
Dựa trên những nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn, kế hoạch, đề án của TƯCMN vàcác cơ quan thuộc sự lãnh đạo của TƯCMN, luận án tập trung hệ thống hóa, phân tíchlàm rõ chủ trương gồm: phương hướng, mục tiêu; nhiệm vụ, giải pháp về hoạt động củalực lượng DQDK Đồng thời phục dựng quá trình chỉ đạo của TƯCMN về hoạt độngcủa lực lượng DQDK trên các lĩnh vực: hoạt động củng cố, phát triển lực lượng; hoạtđộng hỗ trợ nhân dân xây dựng ấp, xã chiến đấu; hoạt động phối hợp tác chiến vớiBĐĐP, BĐCL Quá trình nghiên cứu chủ trương và sự chỉ đạo của TƯCMN về hoạtđộng của lực lượng DQDK được thể hiện qua 2 giai đoạn 1961 - 1965 và 1965 - 1968.Nghiên cứu sinh khái quát những kết quả đạt được, so sánh giai đoạn 1965 - 1968 vớigiai đoạn 1961 - 1965, qua đó làm nổi bật sự phát triển, tính sáng tạo trong chủ trương
và sự chỉ đạo của TƯCMN về đẩy mạnh hoạt động của lực lượng DQDK giai đoạn
Bốn là, những kinh nghiệm từ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK (1961 - 1968)
Để đúc kết kinh nghiệm lịch sử, tác giả nắm chắc diễn tiến lịch sử quá trìnhTƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ và cựcNam Trung Bộ Khi đúc rút kinh nghiệm, coi trọng tính khái quát, tính hệ thống, toàndiện của các kinh nghiệm, nhưng đồng thời phản ánh được nét đặc thù của TƯCMN vềlãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK từ năm 1961 đến năm 1968 trong cuộc khángchiến chống Mỹ, cứu nước
Trang 26Kết luận chương 1
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nghiên cứu về hoạt động củalực lượng DQDK luôn thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả, tập thể tác giảtrong và ngoài nước Số lượng công trình phong phú, được tiếp cận ở nhiều góc độ
và phạm vi không gian, thời gian khác nhau, các công trình nghiên cứu bước đầu đãkhái lược và luận giải về hoạt động của lực lượng DQDK ở miền Nam Việt Nam vànhất là trên địa bàn chiến trường B2 trong những năm 1961 - 1968
Các công trình nghiên cứu về hoạt động của lực lượng DQDK trên chiến trườngmiền Nam bước đầu đã làm rõ yếu tố tác động, chủ trương và sự chỉ đạo của TƯCMN, trong
đó có công trình đi sâu làm rõ hoạt động của lực lượng DQDK của các địa phương như khu,tỉnh thuộc phạm vi lãnh đạo, chỉ đạo của TƯCMN Tuy nhiên, chưa có công trình nàonghiên cứu một cách độc lập, có tính hệ thống về TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lựclượng DQDK trên địa bàn các tỉnh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong những năm chốngchiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1961 -1968)
Vận dụng phương pháp luận đối tượng nghiên cứu lịch sử, ngành Lịch sử ĐảngCộng sản Việt Nam vào xem xét tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề
tài, nghiên cứu sinh nhận thấy “Trung ương Cục miền Nam lãnh đạo hoạt động của lực lượng dân quân du kích từ năm 1961 đến năm 1968” đang là “khoảng trống” khoa học
cần được nghiên cứu, luận giải thấu đáo Thông qua tổng quan đã gợi mở giúp chonghiên cứu sinh về hướng tiếp cận, luận giải, làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnhđạo, cùng chủ trương và sự chỉ đạo của TƯCMN về hoạt động của lực lượng DQDK,trên cơ sở đó đưa ra đánh giá, nhận xét ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và đúc kếtnhững kinh nghiệm từ quá trình TƯCMN lãnh đạo hoạt động của lực lượng DQDK
trong những năm 1961 - 1968
Trang 27Về tình hình thế giới, những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, hệ thống XHCN trên
thế giới bước vào giai đoạn phát triển mới và đạt được thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnhvực Liên Xô và các nước XHCN đã hoàn thành các kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế -
xã hội Nền kinh tế của các nước XHCN đã chiếm vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới.Chính trị tương đối ổn định, chính quyền nhân dân không ngừng được củng cố Trên lĩnh vựckhoa học, kỹ thuật giành được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là về kỹ thuật quân sự đãkhông những nâng cao uy tín của Liên Xô, của phe XHCN, mà còn tạo thêm thế mới trong sựnghiệp bảo vệ hòa bình, buộc đế quốc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu
Cùng với sự lớn mạnh của phe XHCN, phong trào độc lập dân tộc và phong tràođấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong các nước đế quốc, tư bảnphát triển mạnh mẽ trên thế giới, đang ở thế tiến công về chiến lược, liên tiếp tiến côngvào chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ nhằm thực hiện mục tiêu hòa bình, độclập dân tộc và tiến bộ xã hội
Cùng thời gian này, trong quan hệ giữa các nước XHCN và phong trào cộng sảnquốc tế xuất hiện sự bất đồng về quan điểm trên một loạt vấn đề của thời đại Đặc biệt
là mâu thuẫn giữa giữa hai nhà nước, hai Đảng Cộng sản: Liên Xô và Trung Quốc trởnên ngày càng gay gắt bằng những cuộc tranh luận gay gắt và bất đồng giữa hai đảngCộng sản xoay quanh các vấn đề lý luận, đường lối chung của phong trào cộng sảnquốc tế diễn ra từ những năm cuối thập kỷ 50 và thập kỷ 60 của thế kỷ XX : “Mâuthuẫn Xô - Trung chẳng những không dịu đi mà còn gay gắt hơn và bộc lộ côngkhai… đả kích nhau trên hệ thống thông tin đại chúng” [4, tr 52], những mâu thuẫntrên đã tạo điều kiện cho cho chủ nghĩa đế quốc lợi dụng, khoét sâu, hòng làm suy yếuphong trào cách mạng thế giới Tuy nhiên, sức mạnh của hệ thống XHCN là một dòngthác cách mạng có sức ngăn chặn những âm mưu đen tối của chủ nghĩa đế quốc, làmchỗ dựa vững chắc cho cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam
Tất cả những nhân tố thuận lợi và khó khăn trên đây đặt ra yêu cầu đối vớiTƯCMN phải có nhận thức đúng, kịp thời đề ra các chủ trương đúng đắn về xây dựng
Trang 28LLVT và đấu tranh vũ trang trong đó có hoạt động của lực lượng DQDK nhằm đối phóvới những âm mưu thủ đoạn trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
Về tình hình khu vực, tháng 9-1954, Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) được thành lập gồm 8 quốc gia, nhưng chỉ có 2 quốc gia ở Đông Nam Á là Thái Lan và
Philippines; các thành viên còn lại của tổ chức bao gồm Anh, Hoa Kỳ, New Zealand,Pakistan, Pháp, Úc Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á được thành lập theo chủ thuyếtTruman, nhằm áp chế thế lực cộng sản chủ nghĩa tại châu Á Do vậy, mục đích của việcthành lập khối quân sự SEATO theo sự kỳ vọng của Mỹ là nhằm cản trở những người cộngsản thay đổi bản đồ chính trị ở Đông Nam Á Tuy nhiên quá trình hoạt động của khối quân
sự SEATO mặc dù có diễn ra nhiều hoạt động luyện tập quân sự chung của các thành viên,nhưng chưa có bất kỳ hoạt động phối hợp tác chiến nào trên thực tế
Ở một diễn biến khác, phong trào đấu tranh vũ trang do Đảng Cộng sản lãnh đạo
ở một số nước Đông Nam Á có chiều hướng lâm vào thoái trào Điển hình như ở
Malaysia, cuộc đấu tranh vũ trang bằng hình thức CTDK của Quân Giải phóng Dân tộcMalaysiadưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Malaysia đã bị khối Thịnh vượng chung(bao gồm thực dân Anh cùng chính quyền sở tại) đàn áp dã man, kết hợp với các thủđoạn mị dân như việc lập ra hệ thống “ấp tân thôn” đã tách được nhân dân ra khỏi lựclượng Quân Giải phóng Dân tộc Malaysia, khiến lực lượng này bị cô lập, chia rẽ vớinhân dân, phải chiến đấu đơn độc trong những cánh rừng rậm Do đó, trước sự đàn áptàn khốc của khối Thịnh vượng chung làm cho lực lượng Quân Giải phóng Dân tộcMalaysia bị tổn thất lớn, dẫn đến làm giảm sút khả năng chiến đấu về mọi mặt, buộc
họ phải đi đến thỏa hiệp với Chính phủ Malaysia, thực chất là mất mục tiêu chiến đấu
Tình hình trên là một trong những yếu tố ảnh hưởng bất lợi cho cách mạng ViệtNam, mà trực tiếp là làm tăng thêm sự khó khăn cho cách mạng miền Nam Việt Nam Đặcbiệt trong đó có những thủ đoạn trong chống phong trào CTDK đã từng tiến hành ởMalaysia được đế quốc Mỹ tiếp tục áp dụng để chống phá quyết liệt cách mạng miền NamViệt Nam Đây là âm mưu thâm độc, đòi hỏi cách mạng miền Nam mà trực tiếp làTƯCMN phải hết sức cảnh giác, đề phòng, chủ động đề ra các chủ trương và giải pháp đốiphó có hiệu quả
Đối với Campuchia, đế quốc Mỹ ra sức tìm mọi biện pháp phá hoại nền trung
lập, tổ chức, nuôi dưỡng và vũ trang cho các thế lực phản động người Campuchia tiếnhành các hoạt động phá rối, bạo loạn hòng âm mưu cướp chính quyền, lật đổ Chínhphủ trung lập Xihanuc Tuy nhiên, bước đầu âm mưu này của Mỹ bị thất bại
Đối với Lào, đế quốc Mỹ ra sức chống phá cuộc đấu tranh yêu nước của nhândân Lào chống lại bọn phản động Lào Tiến hành viện trợ cho chính quyền phái hữuLào nhằm chống lại các cuộc tiến công của liên quân Lào - Việt Tuy nhiên, âm mưu,thủ đoạn của đế quốc Mỹ không thể ngăn chặn cách mạng Lào phát triển
Trang 29Sự thất bại trong âm mưu chống Campuchia và Lào của đế quốc Mỹ là yếu tốthuận lợi cho cách mạng Việt Nam Tình hình trên đặt ra cho cách mạng Việt Nam phảikhông ngừng tăng cường tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương chống kẻ thù chung
là đế quốc Mỹ xâm lược
Từ đặc điểm tình hình thế giới, khu vực đặt ra yêu cầu đối với TƯCMN cần quántriệt sâu sắc, tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về sự lớn mạnh của
ba dòng thác cách mạng, nhất là sự thắng lợi của phong trào cách mạng giải phóng dântộc, sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới đối với cách mạng Việt Nam, từ đó xâydựng niềm tin vào chiến thắng trong cuộc kháng chiến, vận dụng vào xác định những chủtrương và sự chỉ đạo về hoạt động của LLVT, trong đó có hoạt động của lực lượngDQDK
2.1.1.2 Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ
Từ cuối năm 1960, hình thức thống trị bằng chính quyển tay sai Ngô Đình Diệm
bị thất bại, đế quốc Mỹ lâm vào thế bị động buộc phải thay đổi sang chiến lược ‘Chiếntranh đặc biệt” nhằm thiết lập quyền kiểm soát những địa bàn và vùng dân cư đã mất docuộc đồng khởi của cách mạng miền Nam
Mục đích của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” được đế quốc Mỹ tiến hành ở miền
Nam Việt Nam là chống lại CTDK, chống lại chiến tranh giải phóng của nhân dân miềnNam Việt Nam, Mỹ còn gọi là “Chiến tranh chống lật đổ” Hình thức là phối hợp đầy đủ cáchành động quân sự, chính trị, kinh tế và tâm lý Công cụ để tiến hành chiến tranh là quân đội
và chính quyền Sài Gòn Lực lượng quân sự chủ yếu là quân đội Sài Gòn với vũ khí, phươngtiện chiến tranh, tài chính của Mỹ và do cố vấn Mỹ chỉ huy Chiến lược “Chiến tranh đặcbiệt” là một hình thức đặc thù của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ, thực hiện ở miền Nam ViệtNam “dùng người Việt đánh người Việt”, với vũ khí, đô la và cố vấn, chỉ huy Mỹ Dùngmiền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm cuộc chiến tranh để đàn áp, đe dọa các nước không
chấp nhận chính sách thực dân mới của Mỹ
Nội dung cơ bản của chiến lược ‘Chiến tranh đặc biệt” là càn quét và dồn dân vào
ấp chiến lược trên quy mô lớn, để đưa 10 triệu nông dân miền Nam việt Nam vào cáctrại tập trung, hòng thực hiện âm mưu tách lực lượng cách mạng ra khỏi nhân dân theokiểu ‘tát nước bắt cá”
Biện pháp thực hiện: đế quốc Mỹ tập trung vào việc tăng cường xây dựng quân
đội Sài Gòn và bộ máy cảnh sát chính quyền VNCH, tăng cường viện trợ, cố vấn và lựclượng yểm trợ Mỹ, cùng các loại vũ khí trang bị hiện đại như trực thăng, cơ giới, thiếtgiáp, tổ chức hàng chục nghìn cuộc hành quân càn quét và gom dân lập ấp chiến lượctheo kế hoạch Xtalây - Taylo hòng bình định miền Nam trong vòng 18 tháng (từ giữanăm 1961 đến hết năm 1962), sau đó là kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara bình địnhmiền Nam trong hai năm 1963 - 1964 Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai Ngô ĐìnhDiệm coi việc lập ấp chiến lược là ‘quốc sách” là “xương sống” của chiến lược ‘Chiến
Trang 30tranh đặc biệt” Mục tiêu của chúng là lập 16.000 trên tổng số 17.000 ấp trên toàn miềnNam Để thực hiện kế hoạch đó, đối phương đã tiến hành nhiều thủ đoạn, biện phápkhốc liệt và đẫm máu Chúng mở hàng chục nghìn cuộc hành quân càn quét dài ngày,dùng bom đạn đánh phá ác liệt, trà đi xát lại từng khu vực, rải chất độc hóa học vào cácvùng chúng không kiểm soát được, phá ruộng vườn, làm khô trụi lá cây, tiêu diệt sựsống trên mặt đất, dùng cả máy bay trực thăng, thiết giáp, xe cơ giới để gom dân vàocác ấp chiến lược Trong các cuộc càn đối phương áp dụng những chiến thuật mới của
đế quốc Mỹ như “bủa lưới phóng lao”, “trên đe dưới búa”, “phượng hoàng vồ mồi”nhằm tiêu diệt bộ đội và DQDK Thường xuyên tổ chức lực lượng biệt kích của quânđội Sài Gòn đánh sâu vào các căn cứ kháng chiến, đã gây không ít khó khăn, lúng túngtrong việc bảo vệ hậu phương và căn cứ tại chỗ, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo, chỉ huycủa cách mạng miền Nam
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đã đặt cách mạng Việt Nam trước một thử tháchnghiêm trọng, nhất là trước các âm mưu, thủ đoạn thâm độc của đế quốc Mỹ và chínhquyền Sài Gòn về chống phá LLVT cách mạng miền Nam, trong đó có lực lượng DQDK
Do đó đặt ra yêu cầu đối với TƯCMN cần triệt để nghiên cứu nắm chắc những âm mưu,thủ đoạn trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ, để đề ra chủ trương và
sự chỉ đạo về hoạt động của lực lượng DQDK trên chiến trường B2, đáp ứng yêu cầu mớivừa đấu tranh, vừa giữ gìn, bảo tồn và phát triển lực lượng, đưa đấu tranh quân sự lênsong song với đấu tranh chính trị, góp phần từng bước đánh bại những âm mưu, thủ đoạncủa đế quốc Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn
2.1.2 Tình hình trong nước và chiến trường B2 trong chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ
2.1.2.1 Tình hình trong nước
Ở miền Bắc: miền Bắc được giải phóng, đã mau chóng khôi phục kinh tế, hoàn
thành cải cách ruộng đất Công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá
đã đạt nhiều thành tích với một tốc độ nhanh Việc tăng cường bộ máy nhà nước, xâydựng quân đội, củng cố quốc phòng đã được tiến thêm một bước Trên cơ sở nhữngthành tựu to lớn về cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá đã giành được,căn cứ vào đường lối chung do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng(tháng 9-1960) đã vạch ra, bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)nhằm mục tiêu phấn đấu xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH vàhoàn thành công cuộc cải tạo XHCN, tiếp tục đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh,tiến vững chắc lên CNXH
Tuy nhiên trước âm mưu xâm lược và gây chiến của đế quốc Mỹ và chính quyền,quân đội Sài Gòn đã và đang đặt ra yêu cầu phải ra sức xây dựng và bảo vệ miền Bắcvững mạnh hơn nữa, không ngừng nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi hành độngkhiêu khích, xâm lược của kẻ địch Mặt khác, xây dựng và phòng thủ miền Bắc vững
Trang 31vàng còn làm hậu phương, căn cứ địa vững chắc cho cách mạng giải phóng miền Nam
và càng có tác dụng quyết định đối với sự nghiệp hoà bình thống nhất nước nhà
Ở miền Nam: sau khi Ban Chấp hành Trung ương họp Hội nghị lần thứ 15 (đợt 1, từngày 12 đến 22-1-1959; đợt 2, từ ngày 10 đến 15-7-1959) và ra Nghị quyết đã chỉ rõ: “Conđường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giànhchính quyền về tay nhân dân…con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vàolực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang để đánh đổquyền thống trị của đế quốc và phong kiến dựng lên chính quyền cách mạng của nhândân” [67, tr 82] Đây là một trong những nội dung cốt lõi của Nghị quyết Trung ương
15, góp phần làm chuyển biến căn bản của cách mạng miền Nam, làm cơ sở để pháttriển LLVT cách mạng Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp trên chiến trườngmiền Nam, ngay từ nửa đầu năm 1959, dù chưa có Nghị quyết chính thức, nhưng tinhthần cơ bản của Nghị quyết đã được các đồng chí lãnh đạo Xứ ủy Nam Bộ, dự Hội nghịtaị Hà Nội đã khẩn trương truyền đạt cho cách mạng miền Nam ngay sau khi kết thúcđợt 1 Vì thế, thực tế diễn biến cho thấy: ngọn lửa cách mạng âm ỉ suốt nhiều năm đãbùng lên thành cuộc khởi nghĩa từng phần, mở đầu là Bác Ái (02-1959), tiếp đến là TràBồng (tháng 8-1959) và phát triển thành cao trào tại Bến Tre (01-1960) Tiếp sau đó,dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội III (9-1960) đã chủ trương tăng cường sự lãnh đạocủa Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với cách mạng miền Nam Điều 24, Điều lệĐảng sửa đổi ghi rõ: “Ban Chấp hành Trung ương có thể cử ra một số ủy viên Trungương thành lập Trung ương cục phụ trách chỉ đạo công tác Đảng ở những Đảng bộ đặcbiệt trọng yếu” [68, tr 797] Chấp hành Nghị quyết Đại hội III, ngày 23-01-1961, Hộinghị lần thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá III) quyết định thành lậpTƯCMN và qui định rõ về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TƯCMN [Phụ
lục 1] Đây là sự kiện hết sức quan trọng, bởi: “Thành lập Trung ương Cục miền Nam là
thực hiện chủ trương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương về mọi mặt tại chỗ,đáp ứng những đòi hỏi mới của cuộc chiến tranh” [205, tr 163] Để đáp ứng yêu cầu lãnhđạo, chỉ huy thống nhất trên chiến trường miền Nam, Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung -ương quyết định điều chỉnh lại địa giới các khu và thành lập các Bộ Tư lệnh quân khu.Ngày 15-2-1961, các LLVT miền Nam được thống nhất thành Quân giải phóng miềnNam (bao gồm ba thứ quân BĐCL, BĐĐP, DQDK) Toàn Nam Bộ được chia thành bốnquân khu: Quân khu miền Đông Nam Bộ (T1), miền Trung Nam Bộ (T2), miền TâyNam Bộ (T3) và Quân khu Sài Gòn - Gia Định (T4) Ngày 27-7-1961, Bộ Tư lệnh Quânkhu 5 (T5), Quân khu 6 (T6) được thành lập Miền Trung (Liên khu 5) chia thành haikhu: Khu 5 và Khu 6 (cực Nam Trung Bộ) Về mặt lãnh đạo và chỉ huy: Khu 5 trựcthuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Khu 6 chịu sự lãnh đạo trực tiếp của TƯCMN[37, tr 43 - 44] Đến tháng 10-1961, sau một thời gian chuẩn bị, TƯCMN tổ chức Hộinghị (mở rộng) lần thứ hhất (tháng 10-1961), kể từ thời gian này cơ quan lãnh đạo cuộc
Trang 32kháng chiến ở miền Nam đổi tên gọi trước đây là Xứ ủy Nam Bộ thành TƯCMN chínhthức đi vào hoạt động, trực tiếp lãnh đạo quân dân miền Nam trên chiến trường Nam Bộ
và cực Nam Trung Bộ đấu tranh chống chính sách gom dân lập “ấp chiến lược” của Mỹ vàchính quyền Sài Gòn diễn ra dưới mọi hình thức Trong đó nổi bật là về đấu tranh vũ trang,LLVT Quân giải phóng miền Nam đã mở các đòn tiến công quân sự giành những thắng lợibước đầu quan trọng (trận tiến công quận lỵ Phước Thành - Đồng Nai, trận tập kích sân bayTân Sơn Nhất (tháng 11-1962) Đặc biệt thắng lợi từ trận Ấp Bắc ngày 02-01-1963 củaLLVT cách mạng miền Nam đã đánh dấu việc đánh bại chiến thuật “trực thăng vận” và
“thiết xa vận” của quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ
Để đẩy mạnh các đòn tiến công quân sự và rèn luyện bộ đội Quân giải phóngmiền Nam, mùa khô 1964 -1965, mở 3 chiến dịch: Bình Giã (02-12-1964 đến 03-01-1965) Ba Gia (28-5 đến 20-7-1965), Đồng Xoài (10-5 đến 22-7-1965), tiêu diệt nhiềusinh lực đối phương, hỗ trợ cho nhân dân nổi dậy phá tan kế hoạch lập ấp chiến lượccủa đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn Những thắng lợi to lớn từ phong trào đấutranh của nhân dân và LLVT cách mạng miền Nam đã làm thất bại, suy yếu nghiêmtrọng chính quyền và quân đội Sài Gòn Tuy nhiên chính quyền và quân đội Sài Gòncòn nắm được bộ máy cai trị từ trung ương đến tỉnh, huyện và một phần xã, tiến hànhchiến lược “Chiến tranh đặc biệt” đánh phá ác liệt phong trào cách mạng của nhân dânmiền Nam, trong đó có những âm mưu thủ đoạn chống phong trào CTDK và lực lượngDQDK miền Nam
Từ tình hình trong nước yêu cầu TƯCMN phải khai thác triệt để những thắng lợitrên mặt trận đấu tranh chính trị và quân sự để xác định chủ trương, chỉ đạo về hoạt độngcủa lực lượng DQDK, góp phần đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
2.1.2.2 Tình hình chiến trường B2 và thực trạng hoạt động của lực lượng dân quân du kích trước tháng 10-1961
* Tình hình chiến trường B2
Trên chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ (gọi tắt là B2) Đây là địa bànnằm ở phần đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc, có vùng rừng núi chạy dọc với dãyTrường Sơn, có thành phố thủ phủ của chế độ Sài Gòn, có đồng bằng sông Cửu Longphì nhiêu, có bờ biển dài với nhiều cửa sông và đường biên giới giáp với Vương quốcCampuchia Như vậy, chiến trường B2 có ba vùng chiến lược hoàn chỉnh: rừng núi,nông thôn đồng bằng và đô thị
Vùng cực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ được trải dải từ một phần tỉnhBình Thuận, Lâm Đồng vào đến hết miền Đông Nam Bộ và cả Sài Gòn - Chợ Lớn
là một chiến trường cố thủ của địch Là nơi có đầu não bộ máy can thiệp của Mỹ Ởđây là trung tâm lãnh đạo của Mỹ - Diệm, có đủ sân bay, bến tàu, đường bộ, đườngthủy, số lượng nhiều, là trung tâm liên lạc với các chiến trường khác và giữa miền
Trang 33Nam với nước ngoài Đế quốc Mỹ coi chiến trường này là một vùng chiến lượcquan trọng nhất không ngoài ý nghĩa trên.
Về phía cách mạng miền Nam thì đây là chiến trường kết thúc cuộc kháng chiếnchống Mỹ, cứu nước Cuộc đấu tranh diễn biến ở nơi đây vô cùng quyết liệt, là sự kếthợp của tổng khởi nghĩa của quần chúng nhân dân và tổng công kích về mặt quân sự Ởchiến trường này, các LLVT Quân giải phóng miền Nam và nhân dân có thể khai thácthế mạnh khi nhằm đánh vào đường giao thông, vào kinh tế, chống càn quét, tiêu diệtmột phần sinh lực đối phương và nhằm những trận đánh gây ảnh hưởng lớn về chính trị.Tuy nhiên, điểm không thuận lợi trên chiến trường này cho cách mạng miền Nam là gặprất nhiều khó khăn về mặt tiếp tế cả về lương thực và vũ khí trang bị
Chiến trường Tây Nam Bộ (một bộ phận thuộc chiến trường B2) là một địa bànđông dân, nhiều của, vì vậy là chiến trường mà hai bên luôn đấu tranh quyết liệt vềchính trị và kinh tế Đây là một chiến trường có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch, ailàm chủ được sông, rạch người đó làm chủ được chiến trường Chính vì vậy đế quốc Mỹ
đã trang bị cho quân đội VNCH rất nhiều tàu thuyền để cơ động lực lượng
Yêu cầu của cách mạng miền Nam đặt ra đối với chiến trường này là phải giànhđược dân, huy động tối đa của cải, vật chất về cho cách mạng, muốn vậy hình thức quân
sự chủ yếu là đánh giao thông để hạn chế hoạt động quân sự của quân đội VNCH, điđến cô lập chúng ra từng vùng, phá thế cơ động của đối phương, mở rộng căn cứ cáchmạng, kiểm soát phần lớn nông thôn, lấy người, lấy của chi viện cho chiến trường miềnĐông Nam Bộ, phong tỏa Sài Gòn - Chợ lớn, tiêu diệt được một phần sinh lực đốiphương, tiến lên phối hợp với chiến trường miền Đông Nam Bộ, giải phóng trung tâmSài Gòn - Chợ Lớn Mặt khác, chiến trường này có điều kiện đường thủy để nhận việntrợ từ miền Bắc vào, vì vậy có khả năng đẩy mạnh hoạt động để làm đòn bẩy cho cảchiến trường Nam Bộ nói chung
* Thực trạng hoạt động của lực lượng DQDK trước tháng 10-1961
Củng cố, phát triển lực lượng:
Lực lượng DQDK miền Nam trong những năm 1954 - 1959 dưới sự lãnh đạo của
Xứ ủy Nam Bộ, ban đầu từ bộ phận LLVT cài lại làm nòng cốt, những tổ đội du kích mật
khẩn trương được thành lập ở các địa phương, tồn tại và hoạt động dưới những hình thứccông khai, bí mật, nửa bí mật, dưới các tên gọi khác nhau như “dân canh chống cướp”, haynúp bóng dưới danh nghĩa các giáo phái khác nhau đã thực sự hỗ trợ đắc lực cho quầnchúng đấu tranh chính trị, diệt ác, trừ gian, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng ở
ấp, xã
Trong phong trào “Đồng khởi” năm 1960, riêng các đội du kích ở xã có 100.000người (Nam Bộ: 70.000 Liên khu 5: 30.000) [42, tr 132] Đây là lực lượng nòng cốt tíchcực tham gia bảo vệ nhân dân nổi dậy, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, góp phần
Trang 34giành chính quyền về tay cách mạng Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cáchmạng miền Nam, bước sang năm 1961, riêng lực lượng DQDK Nam Bộ còn được tăng lên75.000 người, trong đó miền Tây Nam Bộ có lực lượng DQDK đông đảo nhất gồm 54.776người, khá nhất là lực lượng DQDK tỉnh Cà Mau có 20.770 người [6; tr 1] Đây là sứcmạnh mới của phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam.
Không chỉ phát triển mạnh mẽ về số lượng, mà đến đầu năm 1961 lực lượngDQDK trên địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ còn được tổ chức phát triển mộtcách rộng khắp: ở mỗi xã chiến đấu lực lượng DQDK đều tổ chức được “từ 1 tiểu độiđến 1 trung đội hoạt động cả thoát ly và không thoát ly, trang bị chủ yếu bằng vũ khícướp được của địch và bằng các loại vũ khí thô sơ, tự tạo, trong chiến đấu đã thành thạo
sử dụng các loại hầm chông, cạm bẫy, lựu đạn gài đánh tiêu hao, tiêu diệt nhiều địch”[6, tr 4] Ở các xã thuộc vùng địch kiểm soát đều tổ chức được lực lượng du kích mật
Hỗ trợ nhân dân địa phương xây dựng ấp, xã chiến đấu.
Từ năm 1954 đến năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm đã tổ chức xây dựng
các “Khu trù mật”, “Khu dinh điền” nhằm bình định, khống chế, khủng bố, đàn ápnhân dân trong các trại tập trung, cô lập phong trào cách mạng miền Nam ngay ở địabàn cơ sở Không cam chịu sự đàn áp, khủng bố của địch, ở nhiều địa phương nhândân đã vùng lên đấu tranh diệt ác, phá kìm, giải tán chính quyền cơ sở của đối phương.Trong cuộc đấu tranh cam go này, lực lượng DQDK đóng vai trò nòng cốt trong đấutranh vũ trang diệt địch và hỗ trợ bảo vệ nhân dân trong đấu tranh chính trị Từ đây,nhiều ấp, xã chiến đấu trên các địa phương miền Nam đã ra đời, góp phần ngăn chặn
sự khủng bố dã man, tàn bạo của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
Được sự hỗ trợ mạnh mẽ của lực lượng DQDK, tính đến cuối năm 1960, phongtrào “Đồng khởi” của quân và dân miền Nam đã làm tan rã một phần quan trọng cơcấu chính quyền cơ sở của địch ở nông thôn Trong 2.627 xã toàn miền Nam, nhân dân
đã lập chính quyền tự quản ở 1.363 xã (Nam Bộ: có 984 xã, Liên khu 5: 379 xã), đồngthời làm tê liệt chính quyền Mỹ - Diệm ở hầu hết các xã khác [42, tr 132] Theo thống
kê của Ban Quân sự miền Nam, đến năm 1961, việc tổ chức và xây dựng ấp, xã chiếnđấu khá nhất thuộc về địa bàn miền Tây Nam Bộ, toàn vùng có tổng số 498 xã, trong
đó có 425 xã đã vũ trang (200 xã vũ trang mạnh), đạt tỷ lệ trên 85% xã chiến đấu,trong đó khá nhất là trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 31/31 xã đã vũ trang (25 xã vũ trangmạnh), Cần Thơ có 57/59 xã đã vũ trang [6, tr 2]
Phối hợp tác chiến với BĐĐP, BĐCL
Trong những năm 1954 - 1959, chứng kiến những hành động khủng bố, tàn sátngày càng điên cuồng của Mỹ - Diệm, cho thấy việc sử dụng đấu tranh vũ trang tự vệ hỗtrợ cho đấu tranh chính trị trở thành nhu cầu bức thiết, là nguyện vọng của quần chúngnhân dân Từ đây, ở các địa phương miền Nam đã bí mật thành lập các đơn vị vũ trang
Trang 35quy mô cấp trung đội, đại đội, tiểu đoàn, quá trình chiến đấu luôn phối hợp chặt chẽ vớilực lượng DQDK sẵn có ở các ấp, xã chiến đấu, vận dụng triệt để hình thức tác chiến dukích để phát triển rộng khắp, liên tiếp tiến công đồn bốt, trụ sở tề, diệt ác, phá kìmchống bắt lính Những hoạt động vũ trang này bước đầu góp phần hỗ quần chúng nổidậy chống phá chính quyền cơ sở của địch, chống càn quét, khủng bố, giành quyền làmchủ ấp, xã.
Trong phong trào “Đồng khởi” từ cuối năm 1959 đến đầu năm 1960, lực lượngDQDK ở các ấp, xã chiến đấu đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng bộ đội tập trung củaMiền và các tỉnh, huyện đánh hàng trăm trận, tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch Tiêubiểu trong đó là trận đánh Tua Hai diễn ra đêm 25, rạng ngày 26-01-1961, “Ban Quân sựMiền đã điều động ba đại đội bộ binh, một đại đội đặc công, phối hợp bộ đội địa phươngtỉnh Tây Ninh và lực lượng dân quân du kích tại địa phương tiến công căn cứ Tua Hai, loạikhỏi vòng chiến đấu hai tiểu đoàn địch, thu 1.500 súng các loại Chiến thắng này là phátpháo hiệu mở màn cho phong trào Đồng khởi ở Nam Bộ” [42, tr.117] Đến đầu năm 1961,hoạt động của lực lượng DQDK diễn ra mạnh mẽ trong hầu hết các vùng cách mạng miềnNam đã phá được thế kìm kẹp, lực lượng DQDK phối hợp với BĐĐP và BĐCL đã đánhđược 4.400 trận, diệt 11.600 tên địch [182; tr 2]
Bên cạnh những ưu điểm cơ bản, hoạt động của DQDK trên chiến trường B2
trước tháng 10-1961 vẫn còn tồn tại những hạn chế: Một là, ở vùng nông thôn đồng
bằng còn bị địch kìm kẹp gắt gao, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp hoạt động
của lực lượng DQDK còn yếu và thiếu, yếu nhất là cán bộ nòng cốt ở ấp, xã Hai là,
lực lượng DQDK tuy có phát triển nhưng ít về số lượng, thiếu về trang bị vũ khí, còn
ít kinh nghiệm chiến đấu, nhất là kinh nghiệm chống địch càn quét Điển hình như ởcác tỉnh cực Nam Trung Bộ “tuy lực lượng dân quân du kích phát triển khá nhưngthiếu sự chỉ đạo của trên” [182, tr 4] Do vậy, chưa đủ sức hỗ trợ cho nhân dân giữvững quyền làm chủ ở tất cả các vùng mà cách mạng đã giải phóng được trong phong
trào “Đồng khởi” Ba là, việc phối hợp hiệp đồng tác chiến giữa lực lượng DQDK với
BĐĐP, BĐCL còn nhiều hạn chế: “Việc phối hợp giữa ba thứ quân chưa chặt chẽ Lựclượng tập trung chưa phát huy được tác dụng dìu dắt cho lực lượng dân quân du kích.Mặt khác, lực lượng dân quân du kích cũng chưa chuẩn bị được chiến trường cho lựclượng bộ đội tập trung cơ động” [182, tr 3]
Từ tình hình trên đòi hỏi TƯCMN phải phát huy những thắng lợi, khắc phục những hạnchế, khuyết điểm, kịp thời có chủ trương và sự chỉ đạo về hoạt động của lực lượng DQDKphù hợp với đặc điểm tình hình chiến trường B2 và thực tiễn hoạt động của lực lượng DQDK,góp phần đưa cách mạng miền Nam tiến lên
2.1.3 Chủ trương của Đảng về hoạt động của lực lượng dân quân du kích ở miền Nam
Trang 36Trên đà thắng lợi của phong trào “Đồng khởi”, cách mạng miền Nam đã chuyểnsang một giai đoạn mới, giai đoạn kết hợp đấu tranh chính trị, với đấu tranh vũ trangtiến công đối phương Để đưa cách mạng miền Nam tiến lên một bước mới, Chỉ thị của
Bộ Chính trị về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miềnNam (24-01-1961) xác định: “Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩymạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến công địch bằng cảhai mặt chính trị và quân sự” [69, tr 158] Theo đó, phải mau chóng xây dựng lựclượng cách mạng cả hai mặt, chính trị và quân sự Ngoài việc xây dựng lực lượngDQDK, cần ra sức xây dựng BĐĐP của huyện, bộ đội tập trung của tỉnh Chỉ thị của
Bộ Chính trị (01-1961) có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của cách mạng miềnNam, đưa phong trào cách mạng miền Nam tiến lên trước bước ngoặt mới, trong đó đốivới LLVT cách mạng miền Nam nói chung và lực lượng DQDK nói riêng cũng đặt ranhững vấn đề mới về tổ chức hoạt động nhằm đáp ứng với yêu cầu trong tình hình cáchmạng mới
Tháng 02-1962, Bộ Chính trị đã họp bàn ra Nghị quyết về công tác cách mạngmiền Nam, trong đó có đề ra một số chủ trương về hoạt động của lực lượng DQDKmiền Nam, Nghị quyết đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển LLVT vềmọi mặt, trong đó chú trọng phát triển lực lượng DQDK cho thật rộng rãi, gắn với trang
bị vũ khí thích hợp, “nơi nào có cơ sở, có phong trào quần chúng là phải có du kích”[70, tr 156]
Cuối năm 1962, từ thực tiễn thắng lợi của cách mạng miền Nam, Bộ Chính trị đãhọp ra Nghị quyết về tình hình, phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cáchmạng miền Nam (06 đến 10-12-1962), Hội nghị đã xác định mục tiêu “Phát triển dukích chiến tranh mạnh mẽ và rộng khắp… làm thất bại kế hoạch tấn công của địch năm1963” [71, tr 822] Để thực hiện mục tiêu này, Hội nghị yêu cầu phải phát triển mạnhlực DQDK cả về lực lượng và hoạt động, nhất là hoạt động hỗ trợ nhân dân địa phươngxây dựng ấp, xã chiến đấu và phối hợp tác chiến với BĐĐP, BĐCL, nhằm “Một mặtlàm tan rã lực lượng bảo an dân vệ và các tổ chức vũ trang địa phương đang khống chếnhân lực và kìm kẹp nông thôn, đồng thời tranh thủ điều kiện có lợi đánh tiêu diệt cácđơn vị chính quy và biệt kích đường bộ hoặc đường không của địch để thúc đẩy sự tan
rã tinh thần địch và bồi dưỡng lực lượng ta” [71, tr 827] Nghị quyết Hội nghị coi việcthực hiện phối hợp hiệp đồng tác chiến này là: “Hình thức tiến tới các chiến dịch dukích sau này” [71, tr 827] Đây là những chủ trương rất mới so với các chỉ thị, nghịquyết trước đó của Đảng, góp phần quan trọng đưa cách mạng miền Nam tiến lên
Tháng 12-1963, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tổ chức họp ra Nghị quyết Hộinghị lần thứ IX “Về ra sức phấn đấu, tiến lên giành những thắng lợi mới ở miền Nam” [72,
tr 811] Nghị quyết Hội nghị đã đề ra nhiều chủ trương nhằm đưa phong trào cách mạng
Trang 37của nhân dân miền Nam tiến lên giành thắng lợi mới, đánh thắng chiến lược “Chiến tranhđặc biệt” của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Về hoạt động của lực lượng DQDK, Hội nghịxác định mục tiêu: “Khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang, làm cho lực lượng vũ trangcủa ta lớn mạnh mau chóng” [72, tr 846]; kiên quyết phá cho được các ấp chiến lược củađịch, chuyển lên xây dựng làng chiến đấu; phối hợp chặt chẽ ba thứ quân nhằm mục đíchđánh tiêu diệt sinh lực đối phương Hội nghị cũng yêu cầu, DQDK phải có phương thức tácchiến thích hợp và “phải thực hiện phối hợp chặt chẽ giữa các thứ quân để hoàn thànhnhiệm vụ chung” [72, tr 841]
Từ chủ trương của Đảng về hoạt động của lực lượng DQDK trong giai đoạn
1961 - 1965, đòi hỏi TƯCMN phải quán triệt vận dụng cho phù hợp với quá trìnhlãnh đạo về hoạt động của lực lượng DQDK trên chiến trường B2 Trên cơ sở đóphải kịp thời đề ra những chủ trương và sự chỉ đạo về hoạt động của lực lượngDQDK để khắc phục những khó khăn, hạn chế, tập trung vào những vấn đề như củng
cố, phát triển lực lượng; hỗ trợ nhân dân địa phương xây dựng ấp, xã chiến đấu vàphối hợp tác chiến với BĐĐP, BĐCL, góp phần từng bước làm thất bại chiến lược
“Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ
2.2 Chủ trương của Trung ương Cục miền Nam về hoạt động của lực lượng dân quân du kích
2.2.1 Củng cố, phát triển lực lượng dân quân du kích
2.2.1.1 Phương hướng, mục tiêu
Ngay sau Nghị quyết Hội nghị TƯCMN (mở rộng) lần thứ nhất (10-1961),TƯCMN và Ban Quân sự miền Nam tổ chức Hội nghị cụ thể hóa và bàn sâu hơn vềnhiệm vụ phương châm xây dựng hoạt động của LLVT đã xác định rõ phương hướng,mục tiêu trong củng cố, phát triển lực lượng DQDK là: “Tích cực xây dựng, phát triển
và tích trữ lực lượng dân quân du kích cả về số lượng và chất lượng, góp phần làm chocông cụ bạo lực vũ trang của địch ngày càng suy yếu” [178, tr 6] Đây chính là phươnghướng, mục tiêu xuyên suốt, định hướng quá trình phát triển, lớn mạnh của lực lượngDQDK, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài trên chiến trường B2
Sau khi có Nghị quyết của Bộ Chính trị (02-1962), TƯCMN đã họp bàn ra Nghịquyết (4-1962) và sau đó họp ra Nghị quyết chuyên đề về công tác quân sự (5-1962) Nghịquyết Hội nghị đưa ra mục tiêu: “Phải khẩn trương xây dựng lực lượng dân quân du kíchmau lớn mạnh, góp phần chặn đứng và đánh lùi địch giành thắng lợi” [183, tr 771] Nhưvậy, đến thời điểm tháng 5-1962, TƯCMN tiếp tục khẳng định mục tiêu củng cố, phát triểnlực lượng DQDK cả về số lượng và chất lượng, đồng thời nhấn mạnh phải tăng cường thựchiện mục tiêu này đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong điều kiện đối phương ngày càng tăngcường lực lượng quân sự Đây được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phầntrực tiếp đánh thẳng vào âm mưu nguy hiểm nhất của đối phương, đồng thời trực tiếp phục
vụ cho việc củng cố phát triển lực lượng DQDK đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng
Trang 38Bước sang năm 1964, để tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiến lên giành thắnglợi, Hội nghị TƯCMN lần thứ 2 (3-1964) được tổ chức Trên tinh thần quán triệt sâu sắcNghị quyết Hội nghị Trung ương IX (Khóa III, 12-1963) của Đảng, Hội nghị đã đề ra cácchủ trương mới đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng Về củng cố, phát triển lựclượng DQDK, Hội nghị xác định: khẩn trương củng cố, phát triển lực lượng DQDK: “Cả
về số lượng và chất lượng, góp phần nhanh chóng chuyển biến so sánh lực lượng quân sựgiữa ta và địch” [189, tr 180] Đến Hội nghị lần thứ 3 (tháng 01-1965), TƯCMN tiếp tục
bổ sung: “Trong xây dựng, phải đảm bảo cân đối, chú trọng cả số và nhất là chất, lấy chính trị làm gốc, tư tưởng đi đầu, coi trọng nâng cao trình độ chiến thuật, kỹ thuật, trình độ chỉ huy lên một bước cho từng thứ quân đúng yêu cầu năm 1965.” [191, tr 555] Đây là mục tiêu phản ánh rõ sự phát triểntrong chủ trương của TƯCMN về hoạt động của DQDK nói chung và củng cố, phát triểnlực lượng này nói riêng
Thứ hai, tích cực, khẩn trương trong xây dựng lực lượng phù hợp với yêu cầu
trước mắt và khả năng của mỗi địa phương “Đối với lực lượng dân quân du kích được
tổ chức theo đơn vị ấp và xã, thành phần bao gồm những người có tinh thần cách mạngcao, có kinh nghiệm chiến đấu và được trang bị vũ khí tùy theo khả năng, trong đó chủyếu sử dụng phương tiện vũ khí thô sơ để đánh địch” [178, tr 8] TƯCMN yêu cầu cácđịa phương phải hết sức coi trọng công tác huấn luyện lực lượng DQDK, nhằm: “Nângcao trình độ chính trị, quân sự, để không những vừa có thể đánh thắng giặc bằng vậndụng linh hoạt các hình thức chiến thuật du kích và du kích vận động, sử dụng thànhthạo các loại vũ khí tự tạo, vũ khí thô sơ mà còn làm tốt công tác dân vận, binh vận vàsản xuất giỏi” [178, tr 9]
Thứ ba, xây dựng lực lượng DQDK bảo đảm sự tương xứng giữa ba thứ quân gắn với
phát triển phong trào du kích ở các ấp, xã chiến đấu TƯCMN yêu cầu: “Đẩy mạnh phongtrào dân quân du kích và bộ đội địa phương lên, song không được xem nhẹ và trì trệ việc xâydựng chủ lực và ngược lại xây dựng bộ đội tập trung mạnh không làm yếu và hạn chế phát
Trang 39triển của dân quân du kích” [189, tr 187] Hội nghị TƯCMN (4-1962) nhấn mạnh thêm: “Điđôi với phát triển mạnh mẽ phong trào du kích ở ấp xã chiến đấu, cần quan tâm đặc biệt đếnxây dựng lực lượng dân quân du kích” [189, tr 783] Nghị quyết của TƯCMN, số 32/CV (7-1963) cũng yêu cầu phải: “Ra sức xây dựng, phát triển lực lượng dân quân du kích bên trongcác khu, ấp chiến lược đi đôi với tăng cường trang bị thích hợp và hướng dẫn cách thức hoạtđộng cho lực lượng này để vừa đánh được địch vừa bảo tồn được ta lâu dài” [188, tr 507].Đây là nhiệm vụ quan trọng, bởi vì có xây dựng, phát triển và đẩy mạnh được hoạt động củalực lượng DQDK bên trong “ấp chiến lược” thì mới có điều kiện khống chế tinh thần tề, điệpthường xuyên, chuẩn bị điều kiện cho LLVT bên ngoài vào hoạt động một cách có hiệu quả
Thứ tư, nâng cao chất lượng trong tổ chức biên chế và trang bị vũ khí TƯCMN
yêu cầu: “Mức độ phổ biến chung cho các chiến trường tối thiểu là ấp có một tiểu đội, xã
có một trung đội dân quân du kích mạnh” [189, tr 188] Việc phát triển lực lượng DQDKphải gắn liền với phát triển ấp, xã chiến đấu, đồng thời đi đôi và cải thiện vũ khí trang bịcủa DQDK: “Tăng cường trang bị súng tốt, vũ khí có chất nổ, ra sức chế tạo và sử dụng
vũ khí thô sơ cho lực lượng dân quân du kích” [189, tr 188] Mặt khác, cần chú trọng
phát triển lực lượng du kích bí mật một cách thích hợp: “Ở các vùng nông thôn phongtrào còn yếu cần chú trọng xây dựng lực lượng du kích bí mật” [189, tr 188]
2.2.2 Hỗ trợ nhân dân địa phương xây dựng ấp, xã chiến đấu
2.2.2.1 Phương hướng, mục tiêu
Từ giữa năm 1961, để đối phó với âm mưu của đế quốc Mỹ và chính quyềntay sai Ngô Đình Diệm trong tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, TƯCMNnhận định: “Âm mưu lập ấp chiến lược, xã tự vệ và gom dân của địch là một âmmưu chính yếu lâu dài mà chúng cho là quốc sách duy nhất, là vấn đề then chốtnhất của kế hoạch Staley - Taylor nhằm để thực hiện các chính sách đàn áp và bìnhđịnh phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam” [178, tr 1]
Trước tình hình trên và chấp hành Chỉ thị ngày 24-01-1961 của Bộ Chính trị,Hội nghị TƯCMN mở rộng lần thứ nhất xác định: “Dân quân du kích phải ra sứcphấn đấu trở thành lực lượng nòng cốt và tin cậy trong hỗ trợ nhân dân địa phương
đấu tranh vũ trang, chính trị, binh vận” [178, tr 4] Hội nghị nhấn mạnh: “Xây
dựng, củng cố và mở rộng căn cứ địa ở rừng núi và những vùng nông thôn có điềukiện; kết hợp với phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng làm suy yếu và tan
rã chính quyền của địch ở nông thôn, củng cố và mở rộng các hình thức chínhquyền cách mạng” [178, tr 4]
Tiếp đó, trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Hội nghị Bộ Chính trị (02- 1962), và
từ tình hình thực tiễn cách mạng, Hội nghị TƯCMN (4-1962) đã xác định rõ mụctiêu trong hoạt động của lực lượng DQDK về hỗ trợ nhân dân địa phương trong xâydựng ấp, xã chiến đấu: “Phải khẩn trương đẩy mạnh phong trào xây dựng ấp, xãchiến đấu và hoạt động của lực lượng dân quân du kích trên một diện rộng” [183, tr
Trang 40775] Đến Hội nghị TƯCMN lần thứ 2 mục tiêu này tiếp tục được nhấn mạnh về: Phá
“ấp chiến lược” và chuyển lên xây dựng xã ấp chiến đấu: “Khi phá vỡ ấp chiến lượcrồi thì phải nhanh chóng phát động quần chúng xây dựng xã chiến đấu…Phải xâydựng xã chiến đấu mạnh mẽ toàn diện, làm cho xã chiến đấu trở thành pháo đài củachiến tranh du kích, một trong những chỗ dựa của cuộc kháng chiến trường kỳ” [1 89,
tr 181 - 182] Đây là chủ trương tiếp tục khẳng định sự bổ sung và phát triển mới về
vị trí, tầm quan trọng trong xây dựng ấp, xã chiến đấu, mà trong đó lực lượng DQDKđóng vai trò nòng cốt, nhằm đánh bại “xương sống” của kế hoạch dồn dân lập “ấpchiến lược” trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và chính quyền,quân đội VNCH
2.2.2.2 Nhiệm vụ, giải pháp
Thứ nhất, lực lượng DQDK làm nòng cốt trong hỗ trợ nhân dân trong đấu
tranh chính trị, vũ trang, binh vận TƯCMN yêu cầu, lực lượng DQDK phải: “Tíchcực hỗ trợ và bảo vệ nhân dân đứng lên đấu tranh chính trị Đồng thời phải làm lựclượng nòng cốt và hỗ trợ nhân dân trong đấu tranh vũ trang và binh vận” [178, tr 5].Thực hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi lực lượng DQDK phải luôn sát cánh cùng nhân dân,hướng dẫn quần chúng nhân dân đấu tranh, từ đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lộthằng ngày của chính quyền và quân đội Sài Gòn, tiến lên làm tan rã bộ máy kìm kẹpcủa đối phương ở ấp, xã làm cho phong trào đấu tranh chính trị và ưu thế chính trịcủa quần chúng nhân dân ngày càng phát triển không ngừng Bên cạnh đó, chủ độngtrong đấu tranh vũ trang, ra sức tiêu hao, tiêu diệt sinh lực đối phương, hướng dẫn quầnchúng nhân dân đấu tranh từ việc chống đối phương bắt con em mình đi lính, ra sứckhuyên bảo người thân của mình đang ở trong bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn
“không gây tội ác và làm hại nhân dân, làm hại cách mạng, tiến lên hình thức cao hơnlàm cho tình trạng đào rã ngũ diễn ra phổ biến trong quân đội địch và xây dựng đượccác thành phần làm nội ứng cho hoạt động đấu tranh binh vận” [178, tr 5]
Thứ hai, đối với từng vùng, từng địa bàn cụ thể, TƯCMN xác định: “Ở những
vùng địch đã và đang xây dựng ấp chiến lược, dân quân du kích phải kiên quyết trừngtrị không cho bọn ác ôn ngóc đầu dậy, ra sức bám sát, quấy rối và đánh địch liên tụctrên một diện rộng” [183, tr 774] Đây là nhiệm vụ, giải pháp có ý nghĩa thiết thực,hoạt động đấu tranh vũ trang ban đầu của lực lượng DQDK là trấn áp bọn ác ôn nhằm
cổ vũ tinh thần và củng cố lòng tin trong nhân dân, sau đó tiến lên thực hiện các hoạtđộng mạnh hơn rộng khắp địa bàn, Nhiệm vụ, giải pháp này đòi hỏi các cơ sở Đảng ởđịa phương bao gồm các cấp ủy, chi bộ (với thành phần đảng viên chiếm đa số làDQDK) đề ra được các chủ trương, giải pháp lãnh đạo thiết thực nhằm bảo vệ nhândân, giữ vững và bảo toàn lực lượng cho phong trào chống phá “ấp chiến lược”, tiếnhành cuộc đấu tranh giằng co lâu dài quyết liệt với địch, tuyệt đối không được chủ