Cấu tạo của nhân hóa

1 0 0
Cấu tạo của nhân hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Phương pháp dạy học Tiếng Việt - Cấu tạo của nhân hóa Nhân hoá là một phép tu từ gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.

Trang 1

CẤU TẠO CỦA NHÂN HÓA

Nhân hóa được cấu tạo theo hai cách

- Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để gọi, để biểu thị những tính chất, hoạt động của đối tượng không phải người.

Ví dụ: “Gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép của quân thù Tre xungphong vào xe tăng, đại bác Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhàtranh, giữ đồng lúa chín.” (Cây tre Việt Nam – Thép Mới).

Cây tre được miêu tả lại bằng các hành động như: “chống lại”,“xung phong”, “giữ” Đây đều là các từ ngữ vốn chỉ hoạt động củangười để chỉ hoạt động của vật.

- Coi các đối tượng không phải người như con người và tâm tình trò chuyện với chúng.

Ví dụ:

Trâu ơi, ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta.

(Ca dao)Trâu được xưng hô như với người: “Trâu ơi”: Trò chuyện, xưng hôvới trâu như với người

Cơ sở của nhân hóa là mối quan hệ liên tưởng tương đồng về thuộc tính, về

hoạt động, trạng thái giữa người và đối tượng không phải người.

Để tạo nên cách nói nhân hóa, người nói phải liên tưởng nhằm phát hiện ra nét giống nhau giữa đối tượng không phải người và người Nét giống nhau đỏ phải hợp lôgic, được mọi người chấp nhận.

Nhân hóa chỉ đưa ra một vế còn vế kia ngầm thừa nhận.

Ngày đăng: 21/04/2024, 20:57

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan