(FDI) VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VỐN VAY NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA KÊNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP (FDI) ppt

3 262 2
(FDI) VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VỐN VAY NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA KÊNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP (FDI) ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VỐN VAY NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA KÊNH THU HÚT ĐẦU TRỰC TIẾP (FDI) 1. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA FDI CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Vốn FDI được hầu hết các nước đang phát triển coi là một kênh quan trọng để bổ sung nguồn lực cho quá trình tăng trưởng và công nghiệp hoá vì những thế mạnh sau (Helleiner, 1987, Karel Jansen, 1995): (1) Về vốn: nguồn vốn FDI thường ổn định hơn so với các loại vốn nước ngoài khác, ví dụ so với vốn vay thương mại hay vốn đầu gián tiếp, và mang tính dài hạn hơn vì các nhà đầu nước ngoài, nhất là các công ty xuyên quốc gia thường đầu vào các dự án dài hạn. (2) Về công nghệ: công nghệ các nhà đầu nước ngoài đưa vào thường rất đa dạng, có thể là công nghệ mới hoặc công nghệ thích ứng với đặc điểm của nước chủ nhà; hoặc nâng cấp công nghệ hiện có hay thay đổi mô hình tiêu dùng hiện có. Đôi khi các nhà đầu còn xây dựng các cơ sở nghiên cứu và triển khai (R&D) ở nước chủ nhà nên cũng góp phần làm thay đổi công nghệ của các doanh nghiệp trong nước qua tấm gương của họ. Chính vì vậy mà tiến bộ kỹ thuật trong khu vực có vốn đầu nước ngoài thường tăng nhanh hơn khu vực sử dụng vốn trong nước (De Melo, 1988; Van Wijnbergen, 1986). (3) Về thị trường: các nhà đầu nước ngoài có thể tạo điều kiện tiếp cận thị trường nước ngoài cho một số hàng hoá và dịch vụ được sản xuất tại nước chủ nhà và hỗ trợ nước chủ nhà phát triển các loại hình sản xuất và dịch vụ mới nhằm khai thác tốt hơn lợi thế cạnh tranh của nước đó. Lợi ích thu được qua quá trình này cũng rất lớn; các doanh nghiệp trong nước có thể học hỏi được kinh nghiệm và công nghệ tiên tiến, tăng được hiệu quả kinh tế, mở rộng cạnh tranh, tăng khả năng tiếp cận các thị trường mới (4) Về kỹ năng và phương pháp quản lý: khi triển khai các dự án FDI, các nhà đầu nước ngoài thường thực hiện các chuyển giao kỹ năng và tri thức qua các khoá đào tạo. Các doanh nghiệp trong nước cũng có thể tiếp thu các kiến thức mới thông qua học hỏi trực tiếp các chuyên gia. Lợi ích của việc chuyển giao tri thức này rất lớn, không chỉ đối với doanh nghiệp trong nước mà ngay cả đối với các doanh nghiệp có vốn FDI, vì sau khi cải tiến để thích nghi với tình hình mỗi nước, các kỹ năng, tri thức và phương pháp quản lý sẽ giúp các doanh nghiệp nước ngoài duy trì được khả năng cạnh tranh của họ. (5) Về môi trường: thông qua việc đưa công nghệ sạch và hệ thống quản lý môi trường hiện đại vào các nước chủ nhà, các dự án FDI có khả năng tác động tới phương pháp quản lý và công nghệ thực hiện tại các doanh nghiệp trong nước cũng như bản thân các doanh nghiệp có vốn FDI để hướng các doanh nghiệp này phát triển theo quan điểm sạch hơn và phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường. (6) Đặc biệt, vốn FDI có một ảnh hưởng rất tích cực tới đầu của khu vực nhân. Vì vốn FDI là một thành phần của đầu nhân; do đó việc tăng lượng vốn FDI bản thân nó cũng là tăng vốn đầu của khu vực nhân. Hơn nữa, vì vốn FDI và vốn nhân trong nước cùng được xác định bởi một số biến phản ánh môi trường đầu của đất nước nên khi dòng vốn FDI chảy vào nhiều thì các nhà đầu nhân trong nước sẽ nghĩ rằng môi trường đầu đã tốt hơn, do đó tăng thêm đầu tư. Tăng đầu nhân nói chung sẽ kéo theo tăng tổng cung và tổng cầu theo cơ chế nhân tử (thu nhập) và cơ chế gia tốc (đầu tư). Mặt khác, các dự án FDI mới thường huy động thêm nguồn vốn trong nước để bổ sung; và do trong các dự án liên doanh, vốn trong nước thường được triển khai nhanh hơn vốn nước ngoài nên khi có huy động vốn nước ngoài thì tốc độ tăng trưởng của vốn nhân trong nước thường tăng lên khá mạnh (Helleiner, 1987). Ngoài ra các doanh nghiệp trong nước có thể cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra cho các doanh nghiệp có vốn FDI, do đó cũng có thêm cơ hội phát triển. 2. TÁC ĐỘNG 2 MẶT Bên cạnh những lợi ích hiển nhiên to lớn của dòng vốn nước ngoài qua các kênh thu hút đầu trực tiếp (FDI), như bổ sung vốn đầu và gia tăng nguồn động lực mới, tích cực và mạnh mẽ hơn cho phát triển của đất nước, cải thiện cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế, công nghệ, thị trường, đội ngũ lao động và quản lý… vẫn cần tỉnh táo nhận diện những tác động mặt trái của chúng để có các giải pháp thích ứng. Thu hút đầu trực tiếp nước ngoài dưới mọi dạng sẽ an toàn và tốt hơn việc trực tiếp vay nợ thương mại (kể cả dưới dạng mua hàng trả chậm theo L/C). Hơn nữa, điều này còn tránh cho nước tiếp nhận đầu những khó khăn, lúng túng ban đầu về thị trường, kinh nghiệm quản lý-kinh doanh quốc tế. Cùng với những bảo đảm pháp lý có tính quốc tế, bằng cách điều chỉnh những chiếc “van” như: Ưu đãi thuế, tài chính, tiền tệ, phát triển hạ tầng cứng-mềm, các thủ tục hải quan, hành chính, các nước chủ nhà có thể hướng dẫn luồng vốn đầu trực tiếp nước ngoài vào đúng chỗ, đúng lúc, đủ khối lượng cần thiết theo kế hoạch định hướng sự phát triển kinh tế-xã hội của mình. Song, trong lĩnh vực tưởng chừng toàn những điều tốt lành này, những tác động mặt trái của FDI vẫn ẩn khuất đâu đó: Thứ nhất, thực tiễn thế giới cho thấy, dòng vốn đầu này chỉ thực sự tích cực và góp phần làm dịu lạm phát khi chúng làm tăng cung những hàng khan hiếm, tăng nhập khẩu phụ tùng thiết bị sản xuất và công nghệ tiên tiến, từ đó làm tăng tiềm lực xuất khẩu, khả năng cạnh tranh, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nước chủ nhà và giúp hạn chế sức ép tăng tỷ giá tiền tệ thực tế. Ngược lại, nếu thiên về khuynh hướng kích thích nền kinh tế bong bóng, kích thích và thoả mãn những tiêu dùng cao cấp vượt quá khả năng kinh tế và sự tích luỹ cần thiết của nước tiếp nhận đầu tư, thì về lâu dài, chúng sẽ có hại cho các nguồn lực tăng trưởng kinh tế, tăng nhập siêu và làm mất cân đối tài khoản vãng lai, do đó làm tăng các xung lực lạm phát tương lai của đất nước. Thứ hai, nếu việc chuyển giao công nghệ (cả phần “cứng” lẫn phần “mềm”) không được thực hiện đầy đủ, hoặc chỉ chuyển giao những công nghệ lạc hậu, thì mặc nhiên “những lợi thế tương đối của nước bắt đầu muộn” sẽ bị tước bỏ – đó là một mặt. Mặt khác, khi đó nước tiếp nhận không chỉ không cải thiện được tình trạng công nghệ, khả năng xuất khẩu, mà còn phải chịu thêm gánh nặng nuôi dưỡng và dỡ bỏ những công nghệ “bất cập” này theo kiểu “bỏ thì vương, thương thì tội”. Ngoài ra, còn phải kể thêm tình trạng phụ thuộc một chiều vào đối tác nước ngoài về kinh tế – kỹ thuật của nước tiếp nhận dòng đầu kiểu ấy gây ra. Do đó, hiệu quả tiếp nhận vốn đầu sẽ không như mong đợi, hoặc không tương xứng với chi phí của nước chủ nhà bỏ ra, cả về chi phí tài chính, nhân lực và môi trường, tức “một tiền gà, ba tiền thóc”. Thứ ba, để hấp thụ được 1 USD đầu nước ngoài, theo tính toán của các chuyên gia thế giới, nước tiếp nhận cũng phải có sự bỏ vốn đầu đối ứng từ 0,5 – 3 USD, thậm chí nhiều hơn. Thêm nữa, lượng ngoại tệ đổ vào trong nước sẽ làm tăng lượng cung tiền tệ lẫn lượng cầu hàng hoá và dịch vụ tương ứng. “Hợp lực” của những yếu tố đó sẽ tạo nên những xung lực lạm phát mới do tính chất “quá nóng” của tăng trưởng kinh tế gây ra. Thứ tư, cần tính đến tác động kinh tế-xã hội và môi trường tổng hợp của các dự án FDI, nhất là các dự án dùng nhiều đất nông nghiệp, tạo áp lực thất nghiệp và là nguồn phát thải, gây ô nhiễm môi trường lớn trong tương lai. Đặc biệt, các dự án xây dựng sân golf ở đồng bằng, vùng đất màu mỡ và những dự án “bán bờ biển” cho các nhà kinh doanh du lịch nước ngoài rất dễ làm tổn thương đến lợi ích lâu dài của các thế hệ tương lai. . GIÁ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VỐN VAY NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA KÊNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP (FDI) 1. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA FDI CHO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Vốn FDI được hầu hết các nước đang phát triển coi là một kênh. lớn của dòng vốn nước ngoài qua các kênh thu hút đầu tư trực tiếp (FDI), như bổ sung vốn đầu tư và gia tăng nguồn động lực mới, tích cực và mạnh mẽ hơn cho phát triển của đất nước, cải thiện. loại vốn nước ngoài khác, ví dụ so với vốn vay thương mại hay vốn đầu tư gián tiếp, và mang tính dài hạn hơn vì các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư vào

Ngày đăng: 27/06/2014, 08:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan