1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ thực trạng ô nhiễm asen trong thực phẩm tóc tại 6 xã ven sông hồng tỉnh thái bình và hiệu quả một số biện pháp can thiệp

192 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Do đó, tìm hiểu thực trạng ô nhiễm Asen trong thực phẩm và các giải pháp can thiệp giảm ô nhiễm Asen, hạn chế những ảnh hưởng của Asen lên sức khoẻ con người là điều cần thiết nên chúng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

LÊ THỤC LAN

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ASEN TRONG THỰC PHẨM, TÓC TẠI 6 XÃ VEN SÔNG HỒNG, TỈNH THÁI BÌNH

VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

THÁI BÌNH – 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

LÊ THỤC LAN

THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ASEN TRONG THỰC PHẨM, TÓC TẠI 6 XÃ VEN SÔNG HỒNG, TỈNH THÁI BÌNH

VÀ HIỆU QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP

Trang 3

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại học, Khoa Y tế Công cộng, các Thầy Cô giáo và các Phòng, Ban chức năng của Trường Đại học Y Dược Thái Bình; Uỷ ban nhân dân và các Trạm Y tế xã, các cộng tác

Lập, Tự Tân - huyện Vũ Thư - tỉnh Thái Bình Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Lãnh đạo Viện và cán bộ Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia đã giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai xét nghiệm Asen của luận án

Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Lãnh đạo, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại Thanh tra Bộ Y tế đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.Ninh Thị Nhung và PGS.TS.Phạm Ngọc Khái, những người Thầy Cô tâm huyết đã tận tình, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian để chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận án này

Cuối cùng, tôi xin gửi tấm lòng ân tình tới gia đình và bạn bè của tôi là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tôi hoàn thành luận án

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận án

Lê Thục Lan

Trang 4

Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu do bản thân tôi trực tiếp tiến hành Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này hoàn toàn trung thực theo kết quả điều tra và chưa từng được công bố tại các công trình khoa học nào khác

Tác giả luận án

Trang 5

United States Environmental Protection Agency - Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ

Food and Drug Administration

- Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng kĩ thuật hidrua hóa

Hộ gia đình IARC

ICPAES

International Agency for Research on Cancer - Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế

Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử cảm ứng cộng hưởng plasma KAP

LC-ICP-MS

Knowlege - Attitude - Practice - Kiến thức, thái độ, thực hành

Phương pháp phổ khối plasma cảm ứng

Một phần triệu (parts per million) Giới hạn cho phép được khuyến nghị Quy chuẩn Việt Nam

United Nations Children's Fund - Quỹ nhi đồng liệp hợp quốc Ủy ban nhân dân

- Tổ chức Y tế thế giới

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Đại cương về Asen 4

1.1.1 Khái niệm về Asen và các dạng tồn tại của Asen 4

1.1.2 Độc tính của Asen 5

1.1.3 Nguồn gây ô nhiễm Asen 6

1.1.4 Cơ chế hấp thụ Asen từ thực phẩm vào cơ thể con người 8

1.1.5 Các Phương pháp xác định Asen trong thực phẩm 12

1.1.6 Tiêu chuẩn Asen trong nước và thực phẩm 15

1.2 Tình hình ô nhiễm Asen trên thế giới và tại Việt Nam 16

1.2.1 Trên thế giới 16

1.2.2 Tại Việt nam 21

1.3 Một số nghiên cứu kiến thức, thực hành của người dân trong phòng

1.4.3 Biện pháp can thiệp bằng giáo dục truyền thông 34

1.2 Địa bàn nghiên cứu 37

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 41

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 41

2.1.2 Địa bàn nghiên cứu 42

2.1.3 Thời gian nghiên cứu 43

2.2 Phương pháp nghiên cứu 44

Trang 7

2.2.3 Các biến số và chỉ số trong nghiên cứu 49

2.2.4 Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 50

2.2.5 Quá trình tổ chức nghiên cứu 55

2.2.6 Các qui ước và tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu 59

2.2.7 Phương pháp xử lý số liệu 60

2.2.8 Các sai số có thể mắc phải và biện pháp khắc phục 61

2.2.9 Đạo đức nghiên cứu 62

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63

3.1 Mức độ nhiễm Asen trong nước ao nuôi cá, thực phẩm và mức độ tồn dư Asen trong tóc người dân tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình năm 2017 63

3.2 Hiệu quả biện pháp can thiệp truyền thông lồng ghép giảm nguy cơ phơi nhiễm Asen đối với người dân tại địa bàn nghiên cứu 79

3.2.1 Kiến thức của người dân về những ảnh hưởng của Asen đối sức khỏe tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình trước can thiệp…………79

3.2.2 Hiệu quả biện pháp can thiệp truyền thông làm giảm nguy cơ phơi nhiễm Asen đối với người dân tại địa bàn nghiên cứu………… ……88

Chương 4 BÀN LUẬN 101

4.1 Mức độ nhiễm Asen trong nước ao nuôi cá, thực phẩm và mức độ tồn dư Asen trong tóc người dân tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình năm 2017 101

4.2 Hiệu quả biện pháp can thiệp truyền thông tích cực giảm nguy cơ phơi nhiễm Asen đối với người dân tại địa bàn nghiên cứu… 122

4.3 Tính mới của nghiên cứu 130

4.4 Hạn chế của nghiên cứu 131

Trang 8

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Trang 9

Bảng 3.1 Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/lít) trong nước bề mặt theo

loại ao chia theo mùa 63

Bảng 3.2.Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/lít) trong nước tầng đáy theo loại ao chia theo mùa 64

Bảng 3.3 Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/lít) nước tầng đáy

và tầng bề mặt theo địa điểm, theo mùa tại ao tù 65

Bảng 3.4 Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/lít) nước tầng đáy và tầng bề mặt theo địa điểm, theo mùa tại ao lưu thông 66

Bảng 3.5 Tỷ lệ nước ao tù, ao lưu thông nhiễm Asen theo mùa và theo tầng nước chia theo mức độ 67

Bảng 3.6 Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/kg) trong cá tầng bề mặt theo loại ao theo mùa 68

Bảng 3.7 Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/kg) trong

cá tầng đáy theo loại ao theo mùa 69

Bảng 3.8 Tỷ lệ cá vượt tiêu chuẩn Asen cho phép theo ao theo mùa 70

Bảng 3.9 Tỷ lệ cá nuôi trong ao tù và ao lưu thông nhiễm Asen theo mùa và theo tầng nước chia theo mức độ 71

Bảng 3.10 Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/kg) trong nhuyễn thể theo loại ao 72

Bảng 3.11 Tỷ lệ nhuyễn thể nhiễm Asen theo loại ao chia theo mức độ 73

Bảng 3.12 Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/kg) trong

các loại rau 74

Bảng 3.13 Tỷ lệ nhuyễn thể, rau, củ quả vượt tiêu chuẩn Asen cho phép 75

Bảng 3.14 Giá trị trung bình hàm lượng Asen (mg/kg) trong tóc theo giới theo địa điểm nghiên cứu 77

Bảng 3.15 Tỷ lệ tóc tồn dư Asen theo giới chia theo mức độ 78

Trang 10

độ học vấn 80 Bảng 3.18 Tỷ lệ người dân biết nơi tồn tại và đường vào cơ thể của Asen theo trình độ học vấn 81 Bảng 3.19 Tỷ lệ người dân biết cơ quan ảnh hưởng và các bệnh lý mạn tính do thâm nhiễm Asen theo trình độ học vấn 83 Bảng 3.20 Tỷ lệ người dân nhận biết các dấu hiệu nhiễm độc Asen theo trình độ học vấn 84 Bảng 3.21 Tỷ lệ người dân biết các thực phẩm có nguy cơ nhiễm Asen theo trình độ học vấn 85 Bảng 3.22 Tỷ lệ người dân biết về các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguy gây ô nhiễm Asen theo trình độ học vấn 87 Bảng 3.23 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về nơi tồn tại và đường vào cơ thể của Asen 88 Bảng 3.24 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về bệnh lý mạn tính do thâm nhiễm Asen 89 Bảng 3.25 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về dấu hiệu nhận biết nhiễm độc asen 90 Bảng 3.26 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về thực phẩm có thể có nguy cơ nhiễm Asen 91 Bảng 3.27 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về các loại phân bón,… thuốc bảo vệ thực vật có thể chứa Asen 83 Bảng 3.28 Hiệu quả thay đổi kiến thức của người dân về phòng ngừa nhiễm Asen trong trồng trọt và chế biến thực phẩm 94 Bảng 3.29 Hiệu quả thay đổi thực hành của người dân về sử dụng phân bón để chăm sóc rau, quả 95

Trang 11

Bảng 3.31 Hiệu quả thay đổi thực hành của người dân về sử dụng thường… xuyên nhóm rau trên cạn trước và sau can thiệp 98 Bảng 3.32 Hiệu quả thay đổi thực hành của người dân sử dụng thường xuyên nhóm rau dưới nước trước và sau can thiệp 99 Bảng 3.33 Hiệu quả thay đổi nguồn nước thường sử dụng của người dân 100

Trang 12

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ rau, củ, quả nhiễm Asen chia theo mức độ nguy cơ 77

Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ tóc nhiễm Asen theo giới 79

Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ người dân biết tác hại của Asen đối với sức khoẻ theo trình độ học vấn (n=1184) 83

Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ người dân biết các nguồn nước có nguy cơ nhiễm Asen theo trình độ học vấn 87

Biểu đồ 3.5 Hiệu quả can thiệp thay đổi kiến thức của người dân về nguồn nước có nguy cơ nhiễm Asen 93

Biểu đồ 3.6 Hiệu quả can thiệp thay đổi thực hành của người dân về sử dụng phân bón 97

DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Các con đường Asen xâm nhập vào cơ thể người………… ….11

Hình 1.2: Cơ chế hấp thụ Asen trong cơ thể người……… ……… 12

Hình 1.3: Bản đồ các xã huyện Vũ Thư ……… ….39

Hình 1.4 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu……… …43

Hình 1.5 Sơ đồ chọn mẫu……… … 48

Trang 13

ĐẶT VẤN ĐỀ

Asen được biết đến với tên gọi dân gian khác là “thạch tín” là một chất độc có lịch sử lâu đời trong lịch sử nhân loại Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm Asen trong môi trường đang diễn ra rất nghiêm trọng Nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ Asen nhiều nơi đã vượt quá giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 10µg/L [1], [2] Nghiên cứu của Komorowicz và cộng sự (2016) tại Phần Lan cho thấy nước bề mặt gần khu vực bị ô nhiễm có lượng Asen lên đến 3778 µg/L [3] Nghiên cứu của O’Reilly và cộng sự (2010) tại Argentina cho thấy nước bề mặt vùng San Juan có lượng Asen khoảng từ 4-138 μg/L đến <0.02-22 μg/L [4] Nghiên cứu tại Úc cho kết quả nguồn nước mặt có lượng Asen từ 1-200 ppb (hay µg/L) [5]

Tại Việt Nam nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Hoa (2016) tại Hồ Tây, cho thấy lượng Asen hoà tan trong nước có sự biến động theo mùa, về mùa mưa, nồng độ Asen trung bình trong nước dao động từ 9,14 μg/l đến 11,20 μg/l, mùa khô, dao động từ 10,045 đến 14,93μg/l [6] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Ngọc (2020) tại Thủy Nguyên, Hải Phòng cho kết quả 83% mẫu nước giếng vượt giới hạn cho phép về Asen và 98,15% - 100% mẫu nước mặt vượt giới hạn cho phép về Asen và Pb [7] Các cuộc điều tra quốc gia cũng như tổng hợp của Quỹ nhi đồng liệp hợp quốc (UNICEF) đã đưa ra những vùng được cảnh báo bị ô nhiễm Asen nặng nề nhất gồm có Băng-la-đét, Tây Ben-gan (Ấn Độ), Việt Nam, khu tự trị Nội Mông (Trung Quốc) và Đài Loan, ước tính có đến hàng triệu người có nguy cơ bị ngộ độc Asen Việt Nam có khoảng 10 triệu người ở đồng bằng Sông Hồng, 500.000 đến 1 triệu người ở đồng bằng sông Cửu Long bị nhiễm Asen [8], [9] Ô nhiễm Asen tồn tại trong đất, nước và không khí, do vậy sẽ tồn tại hàm lượng Asen nhất định trong các loại thực phẩm Asen có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, củ quả, thịt, hải sản Nồng độ Asen tùy thuộc vào loại thực phẩm, điều kiện nuôi

Trang 14

trồng và phương pháp chế biến, bảo quản thực phẩm [10] Asen từ môi trường xâm nhập vào cơ thể người chủ yếu qua chuỗi thức ăn và nước uống, Asen tích lũy trong cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của cộng đồng [11], [12] Đánh giá mức độ nghiêm trọng của việc nhiễm Asen với sức khỏe cộng đồng, trong khi chưa có thuốc đặc trị thì các tổ chức y tế cũng như các nhà khoa học đã không ngừng nỗ lực tìm ra các biện pháp khắc phục tình trạng phơi nhiễm Asen của người dân Ngoài các biện pháp can thiệp bằng cách tác động trực tiếp vào nguồn ô nhiễm Asen, các tổ chức y tế cũng nhận thấy các biện pháp can thiệp về phía nhận thức của người dân và giáo dục truyền thông là phương pháp can thiệp hiệu quả, chi phí thấp và dễ thực hiện [13], [14]

Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình là khu vực đồng bằng Sông Hồng, nơi mà đã có nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy có tỷ lệ Asen trong nước còn ở mức cao như nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hải (2009) [15], nghiên cứu Cục Quản Lý môi trường Y tế, Bộ Y tế (2012) [16] Cùng với việc phát triển công nghiệp hoá tỉnh Thái Bình, các khu công nghiệp điện tử, hoá chất cũng không ngừng tăng lên Bên cạnh đó người dân vẫn có các thói quen canh tác sử dụng các hoá chất, phân bón không rõ nguồn gốc cũng như kỹ thuật nông nghiệp vẫn còn lạc hậu Do đó, tìm hiểu thực trạng ô nhiễm Asen trong thực phẩm và các giải pháp can thiệp giảm ô nhiễm Asen, hạn chế những ảnh hưởng của Asen lên sức khoẻ con người là điều cần thiết nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng ô nhiễm Asen trong thực phẩm, tóc tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình và hiệu quả một số biện pháp can thiệp” với mục tiêu:

1 Xác định mức độ nhiễm Asen trong thực phẩm (Cá, nhuyễn thể, rau, củ, quả), nước ao nuôi cá và mức độ tồn dư Asen trong tóc người dân tại 6 xã ven sông Hồng tỉnh Thái Bình năm 2017

2 Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp truyền thông thay đổi hành vi sử dụng thực phẩm nhiễm Asen làm giảm nguy cơ phơi nhiễm Asen đối với người dân tại địa bàn nghiên cứu năm 2018

Trang 15

Giả thiết nghiên cứu

Từ các nguồn ô nhiễm khiến Asen tồn tại phổ biến trong môi trường đất, nước và không khí, đây chính là nguyên nhân tồn tại hàm lượng Asen trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, củ, quả, thịt, hải sản Giả thiết biện pháp can thiệp giáo dục truyền thông để người dân thay đổi tập tính thâm canh và tần suất sử dụng những thực phẩm có mức nhiễm Asen cao sẽ giảm được nguy cơ phơi nhiễm Asen đối với người dân, hạn chế những ảnh hưởng của ô nhiễm Asen đối với sức khỏe con người

Trang 16

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đại cương về Asen

1.1.1 Khái niệm về Asen và các dạng tồn tại của Asen

Asen được biết đến với tên gọi dân gian khác là “thạch tín”, là một nguyên tố hóa học có số nguyên tử là 33, kí hiệu hóa học là As Asen có nhiều dạng thù hình như màu vàng và một vài dạng ít gặp có màu đen, xám Ở dạng tinh khiết Asen có màu trắng không mùi, vị hơi ngọt, ít tan trong nước [17] Asen tồn tại ở hai dạng là hợp chất vô cơ và hợp chất hữu cơ Cả 2 dạng hợp chất, đặc biệt là Asen vô cơ đều tồn tại trong môi trường và nồng độ của nó tùy vào mức độ ô nhiễm môi trường, từ đó quyết định xem nó có ảnh hưởng tới sức khỏe con người hay không [18]

Hợp chất Asen vô cơ: Asen vô cơ là các muối của Asen với các nguyên tố khác, trừ carbon Asen vô cơ hầu hết được tìm thấy ở dạng hòa tan trong đất và nước Asen có mặt ở trong cả nước ngầm và nước mặt, do thấm qua nhiều tầng địa chất khác nhau, nước ngầm thường chứa Asen nhiều hơn nước mặt Trong nước, Asen là hóa chất không màu, không mùi, không vị nên bằng mắt thường không thể nhận biết được nguồn nước nhiễm asen Trong nước ngầm, Asen xuất hiện chủ yếu ở hai dạng là asenit (III) và asenat (V) Asen vô cơ làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong khi hấp thụ một lượng lớn hoặc tích tụ ở nồng độ thấp trong thời gian dài

Hợp chất Asen hữu cơ: Các dạng Asen hữu cơ gồm metyl-, dimetyl-, trimetyl-asenic thường tìm thấy trong mô của các loài động vật có vú; asenobetan thường tìm thấy trong cá và hải sản; asenocholin, asenosugar, asenolipid thường có trong thực vật Asen hữu cơ rất dễ hấp thụ nhưng không tích tụ trong cơ thể người mà tự đào thải ra ngoài sau 1 đến 2 ngày

Trang 17

1.1.2 Độc tính của Asen

Asen được WHO xếp vào nhóm độc loại A cùng với Hg, Pb, Se, Cd, As bởi Asen tự do cũng như hợp chất của nó rất độc Trong hợp chất thì hợp chất của As (III) là độc nhất Những người bị nhiễm Asen có tỷ lệ đột biến nhiễm sắc thể rất cao Ngoài việc gây nhiễm độc cấp tính Asen còn gây độc mãn tính do tích lũy trong gan với mức độ khác nhau, liều gây tử vong là 0,1g (tính theo As2O3) Đối với sức khỏe con người, Asen ở dạng hợp chất vô cơ với một lượng lớn có thể gây chết người, ở mức độ nhẹ hơn có thể gây tổn thương mô hay các hệ thống của cơ thể Đặc biệt Asen có thể gây ra 19 các loại bệnh khác nhau, trong đó có những bệnh nan y như ung thư da, ung thư phổi Con đường gây độc chính của Asen vào cơ thể con người là qua đường thức ăn, nước uống,

tuỳ theo mức độ và thời gian tiếp xúc sẽ biểu hiện những triệu chứng với những tác hại khác nhau [19], chia ra làm hai loại sau:

Nhiễm độc cấp tính

Tình trạng này thường xảy ra khi hấp thụ một lượng lớn Asen qua đường tiêu hoá hoặc hô hấp Các triệu chứng xuất hiện sau nửa giờ hay sau nhiều giờ kể từ khi Asen vào cơ thể là: Khô miệng, kèm theo khó nuốt Đau bụng dữ dội, nôn rồi tiêu chảy Phân có nhiều hạt như hạt gạo lẫn máu kiểu trong bệnh tả Bệnh nhân ở trong tình trạng mất nước, đái ít, thân nhiệt và huyết áp giảm thường có viêm ống thận cấp kèm theo Chuột rút và co giật Tử vong có thể xuất hiện 24 giờ, nhưng nói chung tình trạng bệnh nhân xấu đi kéo dài 3 - 7 ngày Nếu sống sót, sự phục hồi rất chậm sau nhiều ngày hay nhiều tháng Khi khỏi, móng tay có vân khía ngang, trong nước tiểu có hồng cầu, protein do thận chưa hồi phục

Nhiễm độc mãn tính

Nhiễm độc Asen mãn tính có thể gây ra các tác dụng toàn thân và cục bộ, biểu hiện ở các dấu hiệu chủ quan đầu tiên như khó chịu, đau bụng, các cơn

Trang 18

ngứa, đau các khớp, suy nhược Tổn thương ngoài da như ban đỏ, sần và mụn nước, các tổn thương kiểu loét nhất là ở các phần da hở, tăng sừng hoá gan bàn tay và bàn chân, nhiễm sắc (đen da do Asen), các vân trắng ở móng (gọi là đám vân Mees) Tổn thương niêm mạc như viêm kết giác mạc, kích ứng các đường hô hấp trên, viêm niêm mạc hô hấp, có thể làm thủng vách ngăn mũi Các triệu chứng về tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và táo bón luân phiên nhau, loét dạ dày Các triệu chứng thần kinh với các các biểu hiện như cảm giác tê cóng, bỏng da, kiến bò hoặc ngứa kèm theo run, co giật cơ, teo cơ, liệt chi, viêm nhiều dây thần kinh gây liệt hoặc rối loạn cảm giác Gan thoái hoá mỡ, suy gan, suy thận; ung thư da, phổi, xương đều có thể xảy ra khi tiếp xúc thường xuyên với Asen và trong thời gian dài

1.1.3 Nguồn gây ô nhiễm Asen 1.1.3.1 Ô nhiễm Asen từ thiên nhiên

Một trong số các nguồn gây ô nhiễm Asen đến từ tự nhiên, đó là các khoáng vật trong các lớp đất đá trầm tích Đây là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng ô nhiễm Asen trong nước ngầm, khi mà có sự tương tác qua lại giữa các vật liệu trầm tích với nước ngầm trong các điều kiện môi trường nhất định Ở một số khu vực trên thế giới, nước ngầm có hàm lượng Asen rất cao do lớp trầm tích có cấu trúc, thành phần hoá học thuận lợi cho việc hoà tan Asen từ trầm tích ra tầng chứa nước Hiện tượng này được phát hiện tại các khu vực đồng bằng châu thổ thấp trũng, xảy ra lụt lội hàng năm, dòng chảy thuỷ văn chậm, các lớp trầm tích bồi lắng trẻ thiếu ôxy (mang tính khử) [20] Asen trong nước ngầm có thể được chia ra làm ba đới oxi hóa khử khác nhau [21]:

Đới nông: đới oxi hóa với sự có mặt của oxi hòa tan, mà trong đó, các oxit và hydroxit sắt tồn tại ổn định và Asen được hấp thụ trên bề mặt của chúng Hàm lượng Asen trong đới này thường thấp

Trang 19

Đới trung bình: đới khử vừa phải hầu như không có mặt oxi hòa tan mà tại đây các oxit và hydroxit sắt đã trải qua quá trình phân hủy, Asen được giải phóng ra khỏi bề mặt của chúng

Tại đây, Asen có thể đồng thời kết tủa với các khoáng vật sulphides thứ sinh như pyrite Nếu hàm lượng sulphat trong nước thấp sẽ không có sự tái lắng đọng của các khoáng vật thứ sinh, và khi đó hàm lượng Asen trong nước ngầm sẽ tăng lên

Trong điều kiện khử, Asen bị bòa tan và giải phóng khỏi các keo sắt hoặc các vật liệu mà nó bị hấp thụ vào nước ngầm do sự phân hủy các vật chất hữu cơ dưới tác động của các nhóm sinh vật có sẵn trong đất đá Đây được coi là quá trình chính của sự giải phóng và di chuyển Asen từ trầm tích vào nước ngầm

Không chỉ từ đất đá, trầm tích, Asen còn từ nguồn không khí ô nhiễm di chuyển theo gió, nước mưa di chuyển vào và tích tụ trong nguồn nước Hoạt động của núi lửa là một nguồn ô nhiễm Asen tự nhiên lớn [22], [23]

1.1.3.2 Ô nhiễm Asen từ hoạt động nhân tạo

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng bao phủ, vì vậy, một số yếu tố nguy cơ ô nhiễm Asen nữa đến từ chính các hoạt động công nghiệp của con người Asen được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều các ngành công nghiệp

Asen được sử dụng trong công nghiệp sản xuất phân bón (lân - photpho, đạm - nito) với thành phần trong đá photphate, đá vôi Asen được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các hóa chất như thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuộc diệt côn trùng, hay các chất làm khô (sản xuất bông), bảo quản (bảo quản gỗ, bảo quản thực phẩm), các phụ gia thực phẩm với nguyên liệu chính là arsenic trioxit Đây là một số nguyên nhân khiến Asen tồn dư lượng lớn trong đất trồng, nước ngầm, nước sinh hoạt [24]

Trang 20

Các ngành công nghiệp khai thác quặng, nhất là quặng sunfua, luyện kim tạo ra nguồn ô nhiễm Asen Việc khai đào ở các mỏ nguyên sinh đã phơi lộ các quặng sunfua, làm gia tăng quá trình phong hóa, bào mòn và tạo ra khối lượng lớn đất đá thải có lẫn Asenopyrit ở lân cận khu mỏ Tại các nhà máy tuyển quặng, Asenopyrit được tách ra khỏi các khoáng vật có ích và phơi ra không khí Asenopyrit bị rửa lũa, dẫn đến hậu quả là một lượng lớn Asen theo dòng chảy lan tràn ra sông suối và các vùng đất xung quanh Những người khai thác tự do khi đãi quặng đã thêm vào axit sunphuric, xăng dầu, chất tẩy Asenopyrit sau khi tách khỏi quặng sẽ thành chất thải trôi vào sông suối, gây ô nhiễm tràn lan [25]

Asen cũng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp kính, luyện kim màu hay công nghiệp bán dẫn, hay trong quá trình nóng chảy kim loại màu và sản xuất năng lượng từ dầu mỏ như hoạt động luyện đồng, đốt than đá, cơ khí… dẫn đến ô nhiễm Asen trong không khí, đất và nước, Asen cháy trong không khí tạo thành khói trắng trioxit arsen rất độc hại Quá trình đốt cháy để tạo ra năng lượng trong hoạt động giao thông vận tải với nhiên liệu là xăng, dầu hay than đá cũng thải ra môi trường lượng Asen rất lớn [22], [26]

Nền nông nghiệp hiện nay, các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng rất phổ biến, từ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt côn trùng, tới thuốc kích thích tăng trưởng, Trong các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật này ít hay nhiều đều có chứa thành phần Asen và hợp chất của nó Trải qua quá trình dài sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón chứa Asen đã dẫn đến tình trạng nhiễm Asen trong đất, trong nước trầm trọng hơn [22], [27] 1.1.4 Cơ chế hấp thụ Asen từ thực phẩm vào cơ thể con người

1.1.4.1 Ô nhiễm Asen vào thực phẩm

Ô nhiễm Asen vào thực phẩm từ thiên nhiên là do các quá trình địa chất và trầm tích tạo nên dưới tác động của các quá trình như: quá trình ôxy hoá, quá trình khử, quá trình sinh hoá và sự giải phóng, di chuyển Asen từ lớp đất đá, trầm tích vào nước ngầm Asen từ không khí theo gió theo mưa di chuyển

Trang 21

và tích tụ vào nguồn nước [22] Ô nhiễm Asen vào thực phẩm đến từ các hoạt động nhân tạo của con người phát sinh ra như đốt than, khí thải, nước thải chứa Asen, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong nông nghiệp ; các hoạt động công nghiệp như khai thác khoáng, quặng, luyện kim, nhiệt điện, các hoạt động giao thông vận tải cũng thải ra ngoài môi trường lượng Asen nhất định Asen từ nguồn tự nhiên hay nguồn nhân tạo đều tích tụ trong đất, nước và không khí Tình trạng ô nhiễm này dẫn đễn sự phơi nhiễm của Asen với thực phẩm, nước uống, khí thở, đặc biệt là thực phẩm Asen có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, rau xanh, hoa củ quả, thịt, hải sản, Khi mà một trong những con đường chính Asen xâm nhập vào cơ thể người là qua đường tiêu hóa thì vấn đề ô nhiễm Asen trong thực phẩm ngày càng được quan tâm bên cạnh ô nhiễm Asen trong nguồn nước [28]

Hình 1.1 Các con đường Asen xâm nhập vào thực phẩm [29] Thực phẩm bị ô nhiễm Asen phổ biến nhất là do sử dụng nguồn nước ô nhiễm Asen Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, cả nước có hơn 4 triệu giếng

Trang 22

khoan, trong đó nhiều giếng có nồng độ Asen cao hơn 20 – 50 lần giới hạn cho phép (0,01 mg/l) Ô nhiễm Asen trong nước tập trung tại một số vùng nông thôn các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá… Có 3/4 số hộ dân được điều tra tại 8 tỉnh Đồng bằng sông Hồng bị nhiễm Asen cao hơn nhiều mức cho phép, trong đó Hà Nam nhiễm cao nhất với 50/160 xã (43%) có nguồn nước bị nhiễm Asen…[30] Trong quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất lương thực thực phẩm đều không thể thiếu sự tham gia của nguồn nước Nước uống, nước tưới, rửa, nước đun nấu hay nước nuôi trồng …, trong các quá trình Asen từ nguồn ô nhiễm này sẽ tồn dư, tích lũy trong thực phẩm

Môi trường nước bị ô nhiễm Asen thì môi trường đất cũng có sự xâm lấn, tích lũy của kim loại độc hại này Trong quá trình nuôi, trồng các loại cây lương thực, rau, củ, quả sẽ hấp thu các chất dinh dưỡng từ đất và nước tưới trong đó có Asen Lượng Asen hấp thụ và tích lũy trong mỗi loại cây trồng sẽ khác nhau tùy vào từng loại cây [28]

Không chỉ do nguồn nước bị ô nhiễm Asen mà thực phẩm bị ô nhiễm Asen còn do việc lạm dụng các hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phụ gia thực phẩm, trong quá trình sản xuất, chế biến và bảo quản thực phẩm Trong các hóa chất này có chứa thành phần là Asen và hợp chất của nó Việt Nam đã và đang sử dụng lượng rất lớn thuốc bảo vệ thực vật, trừ sâu, diệt cỏ, phân bón, làm phát tán Asen vào trong nước Điều này khiến cho Asen tồn dư trong đất trồng, nước ngầm, từ đó Asen được tích lũy trong các loại thực phẩm [22], [31] Các loài động vật tích lũy Asen trong quá trình ăn thức ăn chăn nuôi có chứa hàm lượng Asen cao, ăn các loài thực vật đã tích lũy Asen Asen trong hải sản thường là Asen hữu cơ, ít độc và dễ dàng đào thải ra khỏi cơ nhanh chóng Tuy nhiên, một số hợp chất hữu cơ của Asen khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành Asen vô cơ và trở nên độc hại [32]

Trang 23

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất và chế biến, bảo quản thực phẩm (rửa, đun, nấu…) với nguồn nước bị ô nhiễm, cùng với việc sử dụng các chất bảo quản, chất tạo màu, gia vị…thành phần có chứa Asen khiến hàm lượng Asen tồn dư trong thực phẩm Các dụng cụ chứa đựng, bảo quản thực phẩm không đảm bảo, có thành phần Asen cũng dẫn tới sự phơi nhiễm của thực phẩm đối với Asen [33], [34]

1.1.4.2 Cơ chế hấp thụ Asen trong cơ thể con người

Hình 1.2 Cơ chế hấp thụ Asen trong cơ thể người [5]

Asen xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu qua con đường tiêu hóa (chuỗi thức ăn và nước uống) [35], đây là con đường thuận lợi cho việc nhiễm độc Asen vì hàng ngày chúng ta luôn luôn phải ăn uống để duy trì sự sống Lượng nhỏ Asen được hấp thụ qua hô hấp, đôi khi qua da hoặc truyền từ mẹ sang con qua nhau thai Asen thâm nhập qua con đường tiêu hóa chủ yếu thông qua thực phẩm [36], mà nhiều nhất là đồ ăn biển, đặc biệt là động vật nhuyễn

Trang 24

thể [37], nước uống có hàm lượng Asen cao hoặc do tiếp xúc trực tiếp với thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất Asen tồn tại trong không khí, khi hít phải các hạt bụi chứa Asen, những hạt bụi đó sẽ bám vào phổi và đi khắp cơ thể Nếu da tiếp xúc với đất, nước ô nhiễm Asen, chỉ có một lượng nhỏ Asen có thể thấm qua da và đi vào cơ thể

Khi vào cơ thể, Asen được tích lũy nhiều trong các mô giàu keratin da, móng, tóc và trong các tổ chức giàu biểu mô như niêm mạc vòm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non Mức độ tích lũy Asen trong cơ thể không phụ thuộc vào giới nhưng quá trình tích lũy tăng dần theo tuổi Sau đó Asen được đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu qua đường tiết niệu Ngay trong ngày đầu khoảng 1/3 lượng Asen hấp thu được thải ra ngoài và tiếp tục thải gần hết trong vòng 10-14 ngày, một phần nhỏ qua phân, mồ hôi và sữa mẹ Tuy nhiên, vẫn còn một lượng nhỏ tiếp tục được tích lũy trong cơ thể [114]

Asen xâm nhập vào cơ thể con người chủ yếu dưới dạng vô cơ [38] Đặc biệt là As (III), được hấp thu chủ yếu qua đường ăn uống Khi asen xâm nhập vào cơ thể theo đường ăn uống, các hợp chất của asenit và asenat hòa tan vào nước được cơ thể hấp thụ qua đường tiêu hóa vào máu tới 90% và nhanh chóng rời hệ tuần hoàn đến các tổ chức trong cơ thể Khi đó chúng tác động và liên quan tới sự thay đổi biểu sinh, sự thay đổi xảy ra trong biểu hiện gen và không có sự thay đổi trong chuỗi AND Chúng bao gồm methyl hóa AND, thay đổi histone và can thiệp ARN [10] Asen tác động tới các ezym và làm hư hại sự hô hấp của tế bào As (III) cản trở nhóm sunfidryl (-SH) gắn vào các enzyme và giữ lại trong các protein tế bào của cơ thể như keratin disunfua trong tóc, móng và da [39]

1.1.5 Các phương pháp xác định Asen

1.1.5.1 Phương pháp sắc ký lỏng khối phổ plasma cao tần cảm ứng (LC-ICP-MS) Nguyên lý của phương pháp là các dạng Asen trong thực phẩm (hải sản và các sản phẩm có nguồn gốc hải sản; rau, củ, quả và các sản phẩm rau quả;

Trang 25

chè, gia vị, ) được chiết ra khỏi nền mẫu với acid nitric nồng độ 2% bằng bể rung siêu âm Mẫu sau đó được lọc và phân tích bằng sắc ký lỏng ghép nối khối phổ plasma cao tần cảm ứng LC-ICP-MS

Phương pháp LC- ICP - MS có các ưu điểm như độ nhạy cao, độ lặp lại cao, xác định đồng thời được hàng loạt các kim loại trong thời gian phân tích ngắn [40] Với nhiều ưu điểm, kĩ thuật phân tích này được ứng dụng rộng rãi để phân tích nhiều đối tượng khác nhau đặc biệt là trong các lĩnh vực phân tích vết ở nhiều lĩnh vực khác [41] Tuy nhiên, phương pháp này lại không phù hợp với những phân tích nhanh, công suất cao, đa nguyên tố; giá thành các thiết bị đắt, việc sử dụng và bảo trì cũng phức tạp

1.1.5.2 Phương pháp phân tích khối lượng

Đặc điểm của phương pháp này là ảnh hưởng của một số ion kim loại có thể gây nhiễm bẩn, gây sai số đáng kể Ngày nay phương pháp phân tích khối lượng ít được sử dụng do có những hạn chế nêu trên, nó được thay thế bằng các phương pháp công cụ cho độ chính xác cao và đơn giản hơn Hiện nay, phương pháp này chỉ áp dụng với mẫu có hàm lượng Asen lớn và thực hiện qua nhiều công đoạn [42]

1.1.5.3 Phương pháp đo hiện trường với chất nhuộm thủy ngân bromua

tạo phức với thủy ngân bromua được tẩm trên giấy và chuyển thành màu vàng Việc định lượng dựa vào màu trên giấy, độ đậm nhạt của màu Giới hạn phát hiện là 10µg/L Phương pháp này được ứng dụng đo hiện trường với số lượng mẫu lớn, chủ yếu cho mục đích sàng lọc trên diện rộng [42]

1.1.5.4 Phương pháp Von - Ampeḥatan

Cơ sở của phương pháp Von - Ampe hòa tan là xây dựng đường cong phụ thuộc giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế giữa hai điện cực được đặt trong bình điện phân chứa chất cần phân tích

Trang 26

Sử dụng phương pháp VonAmpe hòa tan với điện cực đĩa quay vàng có thể đánh giá riêng rẽ, đồng thời hàm lượng As (III) và As (V) [3]; bằng phương pháp này có thể xác định As (III) ở khoảng nồng độ vài chục mg/L, tuy nhiên, lại kém nhạy đối với As (V) do As (V) kém hoạt động về mặt điện hóa

1.1.5.5 Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử cảm ứng cộng hưởng plasma (ICPAES)

Dung dịch mẫu được phun ở dạng sol khí tới vùng plasma argon có nhiệt độ từ 6000°K đến 8000°K, tại đó Asen được nguyên tử hóa và phát xạ bước sóng đặc trưng Nồng độ Asen trong mẫu được xác định dựa trên cường độ vạch phát xạ Giới hạn phát hiện của phương pháp là 35-50 µg/L Phương pháp này có thể xác định nhiều nguyên tố cùng một lúc và được áp dụng đối với tất cả các loại nền màu khác nhau Tuy nhiên các mẫu lỏng và rắn chứa nhiều kết tủa cần phải xử lý trước khi phân tích [43]

1.1.5.6 Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng kĩ thuật hidrua hóa (HGAAS)

HGAAS là một kỹ thuật phân tích chuyên dụng cho các nguyên tố vi lượng đặc biệt là As, Se, Bi, Te… có những ưu điểm như tách được chất phân tích ra khỏi nền của mẫu nên loại trừ được nhiều yếu tố ảnh hưởng, đồng thời cũng làm giàu được chất phân tích nên có giới hạn phát hiện rất nhỏ Ngoài ra phương pháp này có độ chọn lọc cao, dễ thực hiện, thời gian phân tích ngắn, dùng cho được hầu hết các đối tượng mẫu và chi phí hóa chất không lớn Do đó đây là phương pháp được sử dụng nhiều trong các phòng thí nghiệm và

Tuy nhiên, đây là một kỹ thuật phân tích hiện đại, đòi hỏi kiến thức của kỹ thuật viện vận hành, độ ổn định của thiết bị Kỹ thuật này vẫn còn gặp phải một vài yếu tố gây nhiễu đến tín hiệu như nhiễu động học, nhiễu trong pha khí, nhiễu trong pha lỏng… nhưng sẽ khắc phục được nếu nắm rõ nguyên lý của quá trình vận hành và thận trọng trong khâu phân tích mẫu [44]

Trang 27

Căn cứ vào những ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp xác định hàm lượng Asen đang được áp dụng và năng lực của Labo kiểm nghiệm thì chúng tôi lựa chọn Phương pháp sắc ký lỏng ghép nối khối phổ plasma cao tần cảm ứng (LC-ICP-MS) để xét nghiệm Asen trong thực phẩm; Phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử sử dụng kĩ thuật hidrua hóa (HVG-AAS) để xét nghiệm Asen trong nước và tóc

1.1.6 Tiêu chuẩn Asen trong nước và thực phẩm

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị giới hạn quy định về nồng độ asen trong nước uống ở mức 0,01mg/lít [45] Giới hạn nồng độ này đã được một số tổ chức quốc tế/quốc gia thông qua, như Ủy ban Châu Âu và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ Đến nay, đã có rất nhiều nước trên thế giới áp dụng tiêu chuẩn 0,01mg/lít, tiêu biểu như Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan… Tuy nhiên, một số quốc gia đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm Asen nghiêm trọng nên hiện vẫn duy trì giới hạn cao hơn, như Trung Quốc, Ấn Độ và Bangladesh Mặt khác, có những khu vực áp dụng giới hạn thấp hơn so với đề xuất của WHO, như ở Úc (7 μg/L), bang New Jersey, Hoa Kỳ (5 μg/L) [46] Nguồn nước ngầm hoặc/và nước mặt bị ô nhiễm Asen khiến Asen tích lũy trong các cây lương thực, rau củ quả và các loài động vật [47] Điều quan trọng và nguy hiểm là việc tiếp xúc với Asen từ việc tiêu thụ thực phẩm Chính vì vậy mà các chuyên gia về thực phẩm của tổ chức FAO/WHO đã đưa ra mức hấp thụ lượng Asen vô cơ tối đa cho người là 15µg/kg trọng lượng cơ thể/tuần [48], [49] Năm 2014, Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm của Liên hợp quốc và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đã đưa ra bộ quy định hàm lượng cho phép của một số chất trong thực phẩm, trong đó có quy định tổng lượng Asen trong gạo không được vượt quá 0,2 mg/kg [50] Quốc gia duy nhất là Trung Quốc, áp đặt nồng độ Asen tối đa cho phép trong gạo là 0,15 mg/kg, một giá trị thậm chí còn nghiêm ngặt hơn mức khuyến nghị trước đó [51] Liên quan đến ô

Trang 28

nhiễm Asen, một loại thực phẩm khác thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học là cá, song chưa được tổ chức toàn cầu nào đề xuất hoặc thông qua [52]

Tại Việt Nam, theo quy định của Bộ Y tế mức giới hạn Asen trong nước để ăn uống đã áp dụng mức 0,01 mg/lít [53], nước để sinh hoạt là 0,05 mg/lít [54] trong một thời gian dài rồi mới hạ mức chuẩn xuống 0,01 mg/lít như hiện nay [55] Theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mức giới hạn Asen trong nước mặt sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lý thông thường) là 0,01 mg/lít, dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp là 0,02 mg/lít và dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi là 0,05 mg/lít [56]

Giới hạn Asen trong thực phẩm cũng đã được Bộ Y tế quy định (tính theo mg/kg mg/L) tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/1/2007 [57]: Thịt và sản phẩm thịt (1,0); sữa (0,5); Sản phẩm rau, quả trừ nước ép rau, quả (1,0); Tôm, cua, cá (2,0); Động vật thân mềm (1,0) Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 8-2:2011/BYT) của Bộ Y tế ban hành ngày 13/1/2011 quy định đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng [58]: Các sản phẩm sữa dạng bột, dạng lỏng, sản phẩm phomai, chất béo từ sữa (0,5); dầu và mỡ động vật, bơ thực vật, dầu thực vật (0,1); Rau khô, quả khô, chè và sản phẩm chè (0,1); cà phê, cacao và sản phẩm cacao (0,1)

1.2 Tình hình ô nhiễm Asen trên thế giới và tại Việt Nam 1.2.1 Trên thế giới

1.2.1.1 Tình hình ô nhiễm Asen trong thực phẩm

Asen là một chất gây ô nhiễm rộng rãi xảy ra cả trong tự nhiên lẫn do hoạt động của con người Vì vậy, Asen có mặt trong nhiều loại thực phẩm như ngũ cốc, hoa quả và rau xanh thông qua quá trình hấp thu nước và các chất dinh dưỡng từ đất, nước Các loại thuỷ, hải sản cũng có chứa Asen với hàm lượng nhất định và khác nhau theo từng loại Gạo và hải sản là 2 thực phẩm có chứa lượng Asen nhiều hơn các thực phẩm khác, tuy nhiên Asen trong hải sản chủ

Trang 29

yếu là loại hữu cơ, được đào thải ra khỏi cơ thể nhanh và ít độc tính hơn nhiều so với Asen vô cơ [59], [60], [61]

Một nhóm nghiên cứu đã điều tra sự phơi nhiễm Asen của cư dân Campuchia từ việc tiêu thụ thực phẩm hàng ngày của họ Các mẫu nghiên cứu được lấy là đất canh tác lúa, lúa (chưa chín), và gạo (chưa nấu chín và nấu chín), cá và rau được thu thập từ các tỉnh Kandal, Kratie và Kampong Cham trong lưu vực sông Mê Kông của Campuchia Kết quả cho thấy rằng tổng nồng độ Asen trong đất canh tác lúa và lúa từ Kandal cao hơn đáng kể so với các loại từ tỉnh Kampong Cham (t-test, p <0,05) Hơn nữa, có một mối tương quan đáng kể giữa tổng nồng độ Asen trong đất canh tác lúa và lúa đã được tìm thấy Nghiên cứu cũng cho thấy rằng cư dân ở Kandal có nguy cơ bị nhiễm Asen từ việc tiêu thụ thực phẩm hằng ngày [62]

Liên quan đến ô nhiễm Asen, một loại thực phẩm khác thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học là cá Thông qua ô nhiễm nước (nước biển hoặc nước ngọt), Asen có thể xâm nhập vào sinh vật dưới nước và tích tụ Tổng nồng độ Asen trung bình cao nhất trong nghiên cứu của EFSA ở Châu Âu được tìm thấy trong cá và các loại hải sản khác với giá trị trung bình là 2,38 mg/kg Tỷ lệ Asen vô cơ cao đã được chứng minh trong hải sản, bao gồm cả một số loài rong biển thuộc họ Saragassum fusiforme, có thể chứa tới > 70% Asen vô cơ; vẹm xanh (Mytilus edulis) từ một số khu vực nhất định ở Na Uy, đã cho thấy nồng độ Asen vô cơ lên đến 5,8 mg/kg và ở một số loài cá nước ngọt từ Thái Lan (lên đến 2,6 mg/kg khối lượng khô Asen vô cơ) [63]

Wang và cộng sự (2019) khi nghiên cứu 9 loài cá (Cá sòng Nhật Bản, cá thu Nhật Bản, cá ba sa, cá hố, cá chim trắng, cá chim Hàn Quốc, cá tuyết vây xanh, Cá dây Nhật Bản, cá trê trắng), 3 loài nhuyễn thể và 1 loài giáp xác (cua đá Nhật Bản) tại khu vực đánh cá mở, biển Hoa Đông đã xác định hàm lượng trung bình KLN theo thứ tự Pb > Cr > As > Cd; khoảng dao động của

Trang 30

các KLN tương ứng là Pb: 5,7 (3 -12); Cr: 3,8 (2,0-5,6); As: 0,92 (0,41-6,8) và Cd: 0,14 (0,08-0,33) [64]

Asen tồn tại trong rau xanh, củ, quả cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và phát hiện ra Nghiên cứu của Yanchun Wang và cộng sự (2011), phát hiện hàm lượng trung bình của Asen trong rau nghiên cứu dao động rộng từ 0,17 - 0,52 mg/kg trọng lượng khô [65] Nghiên cứu của Ram Proshad và cộng sự cho thấy giá trị trung bình Asen được xác định ở rau trồng gần khu vực công nghiệp tại Bangladesh (2,28 mg/kg) [66]

Saiful Islam và cộng sự (2016) đã theo dõi các kim loại nặng như Cr, Ni, Cu, As, Cd và Pb trong khoai tây (Solanum tuberosum), hành tím (Allium cepa) và cà rốt dại (Daucus carota) Giá trị của các kim loại nặng được đánh giá cao hơn giới hạn cho phép của FAO)/WHO, cho thấy có thể gây ra rủi ro khi ăn các loại rau này Sự hiện diện của kim loại nặng trong rau có thể là do sự hấp thụ từ đất, nước Lượng Cu, As và Pb hấp thụ qua rau cao hơn tiêu chuẩn sức khỏe được khuyến nghị [67] Zhu và cộng sự (2011) xác định kim loại nặng trong dầu thực vật bằng cách sử dụng phép đo phổ phát xạ nguyên tử plasma ghép cảm ứng (ICPAES) Lượng Asen được quan sát trong khoảng 0,009 - 0,019

dầu ăn được điều tra [8]

Shakya và Khwarunjoo (2013) đã đánh giá mức độ ô nhiễm của năm kim loại nặng (As, Cd, Cr, Pb và Zn) trong năm loại rau lá xanh khác nhau, đó là mù tạt (Brassica campestris), cà pháo (Lepidium sativum), thì là (Foeniculum vulgare), rau mùi (Coriandrum sativum), và rau bina (Spinacea oleracea) Asen là 0,9-12,5 mg/kg trong chồi lá, thân của các loại rau thử nghiệm vượt mức cho

Trang 31

(ước lượng điểm) Các mẫu có 0,25% đối với Asen và 1,56% đối với Pb đã vượt quá nồng độ tối đa cho phép do Bộ Y tế Trung Quốc quy định Nguy cơ sức khỏe thấp đối với As, Cd, Cr, Pb, Ni và Hg do ăn rau [69]

Trong nghiên cứu của tác giả Hailu Reta Gebeyehu hàm lượng kim loại nặng (Cr, Cd, Zn, Fe, Pb, As, Mn, Cu, Hg, Ni và Co) trong đất và các loại rau thường được tiêu thụ ở miền trung Ethiopia và các nguy cơ sức khỏe có thể xảy ra do tiêu thụ rau Các mức As, Pb, Cd, Zn, Cu, Hg và Co đều vượt quá mức tham chiếu trong đất nông nghiệp Tương tự như vậy, mức As, Pb, Cd, Cr và Hg vượt quá giá trị khuyến nghị trong các mẫu rau với nồng độ lần lượt từ 1,93–5,73, 3,63–7,56, 0,56–1,56, 1,49–4,63 và 3,43–4,23 mg/kg Người ta quan sát thấy rằng rau ăn lá (bắp cải) tích lũy kim loại nặng ở mức độ lớn hơn so với cà chua Lượng kim loại độc hại tiêu thụ hàng ngày ước tính (EDI) do tiêu thụ rau thấp hơn mức tối đa có thể dung nạp hàng ngày (MTDI) Tuy nhiên, tổng thương số sức khỏe (THQ), được tính toán dựa trên EDI của các kim loại nặng được tìm thấy > 1 đối với As và Hg do ăn cà chua và đối với As, Hg và Co do ăn bắp cải, cho thấy nguy cơ sức khỏe đáng kể [70]

1.2.1.2 Tình hình tồn dư Asen trong tóc

Mối tương quan giữa nồng độ Asen trong tóc và trong nước uống cũng như trong máu và/hoặc nước tiểu đã được báo cáo Những mối tương quan này rõ ràng cho thấy mối quan hệ giữa bài tiết tiếp xúc và hấp thụ Asen Ngoài ra, các chất chuyển hóa Asen như axit monomethylarsonic và axit dimethylarsinic đã được xác định và định lượng trong các mô (tóc) và chất lỏng này, cho thấy nồng độ Asen trong tóc tăng cao có thể phản ánh tình trạng nhiễm độc Asen toàn thân Do đó, phân tích tóc có giá trị tiềm năng như một quy trình sàng lọc ngộ độc Asen Tuy nhiên, những câu hỏi liên quan đến sự lắng đọng ngoại sinh so với sự lắng đọng nội sinh của Asen trong tóc và những điều không chắc chắn về mức độ Asen bình thường trong tóc vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng Trong

Trang 32

khi chờ một nghiên cứu có tính quyết định, việc xác định nồng độ Asen trong tóc vẫn là một công cụ sàng lọc sử dụng [71]

Nghiên cứu của Hashim và cộng sự được tiến hành năm 2013 với mục tiêu xác định mức độ phổ biến của nhiễm độc Asen ở Campuchia dựa trên các tiêu chí chấp nhận được và điều tra sử dụng nồng độ Asen tồn dư trong tóc như một dấu ấn sinh học Nghiên cứu thực hiện trên 616 người được lựa chọn có chủ đích từ 3 tỉnh trong lưu vực sông Mê Kông của Campuchia Kết quả cho thấy: dấu hiệu phổ biến nhất của nhiễm độc Asen là giảm sắc tố da với tỷ lệ 14,5% trong số tất cả những người được hỏi và 32,4% trong số những người được hỏi có mức Asen tóc là 1 μg/g, tiếp theo đó là triệu chứng dày sừng Kết quả cũng cho thấy mức Asen tóc 1,0 μg/g là ngưỡng thể hiện một cá nhân bị nhiễm Asen Mức Asen tóc này, cùng với sự hiện diện của một hoặc nhiều dấu hiệu nhiễm độc Asen cổ điển, dường như là một tiêu chí thực tế để chẩn đoán xác nhận Dựa trên các tiêu chí này, tỷ lệ nhiễm Asen chung cho tất cả các tỉnh được tìm thấy là 16,1%, tỉnh Kandal ghi nhận tỷ lệ lưu hành cao nhất là 35,5% Tỷ lệ này tương đối cao khi so sánh với các quốc gia bị ảnh hưởng khác [72]

Một nghiên cứu về hàm lượng Asen trong tóc, trong móng trên 153 người dân Úc sống ở khu vực có nồng độ Asen cao trong nước (nồng độ asen trung bình 43,6µg/l), kết quả cho thấy hàm lượng asen trung bình trong tóc của người dân là 5,52mg/kg tóc, trong móng là 3,31mg/kg móng Có mối tương quan thuận giữa hàm lượng asen trong tóc, trong móng của người dân và nồng độ Asen trong nước và trong đất [73]

Rasheed H và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở sinh học của con người với 395 tình nguyện viên từ 223 hộ gia đình có nguồn nước sinh hoạt hộ gia đình ở vùng nông thôn Punjab, Pakistan Công trình này đã cho thấy sự đóng góp tương đối của nước và thực phẩm vào lượng Asen tích lũy khi đã loại bỏ các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn như tuổi, giới tính, nghề nghiệp và thời gian tiếp xúc của dân số nghiên cứu Hồi quy tuyến tính đa biến cho thấy mối

Trang 33

quan hệ có ý nghĩa mạnh mẽ giữa tổng Asen, lượng nước uống và nồng độ tổng Asen, Asen vô cơ, axit monomethylarsonic, axit dimethylarsinic trong mẫu nước tiểu và móng chân Lượng tổng Asen ăn từ thực phẩm chính (gạo và lúa mì) cũng cho thấy mối quan hệ đáng kể với tổng lượng Asen trong tóc [74] 1.2.2 Tại Việt nam

1.2.2.1 Tình hình ô nhiễm Asen trong thực phẩm

Ô nhiễm Asen trong thực phẩm luôn là vấn đề được các nhà nghiênc cứu rất được quan tâm Asen tồn tại trong thực phẩm không ảnh hưởng vấn đề sức khỏe ngay lập tức nhưng nếu tích lũy lâu ngày có thể tiềm ẩn gây ra ung thư, rối loạn điều tiết hormon, trao đổi chất và hệ thống miễn dịch Nhiều nghiên cứu đã phát hiện hàm lượng Asen trong thực phẩm

Trần Thị Quý và cộng sự (2019) đã xác định được hàm lượng Asen tích luỹ trong 3 loại rau nghiên cứu biến động từ 0,02-0,04 mg/kg Hàm lượng Asen cao nhất được xác định trong đậu đỗ xanh và đỗ (1,26 mg kg) [75] Nghiên cứu của Đỗ Thị Tuyết Nhung và cộng sự năm 2018 tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong rau muống cao hơn rau cải xanh Xu hướng chung hàm lượng kim loại nặng trung bình trong rau cải xanh ở mùa khô và mùa mưa cho thấy As> Pb> Cr> Cd, với rau muống là Cr> As> Pb> Cd [76]

Asen tan trong dung dịch đất ở dạng vô cơ là As (V), trong quá trình sinh trưởng cây rau Má và Cải xanh hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất trong đó có Asen Asen tích lũy trong Rễ và Lá rau chủ yếu ở dạng As (III) Đồng thời đã có sự khử As (V) thành As (III) trong Rễ rau Má và Cải xanh Lượng As (V) chỉ còn lại trong khoảng từ 10-22% Như vậy Asen trong Rau xanh chủ yếu tồn tại dưới dạng vô cơ độc hại, dạng hữu cơ ít độc chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều Tuy vậy khả năng vận chuyển Asen từ rễ lên lá của các loài cũng khác nhau, khả năng này ở cây rau Má là cao hơn rau Cải [77]

Cũng trong một nghiên cứu tại Thái Nguyên xác định hàm lượng Pb, As trong Rau, quả (rau Muống, Mồng Tơi, Cải Xanh, Ngải Cứu, rau Ngót, Khoai

Trang 34

Lang, Chuối, Đu Đủ ) trồng tại các vùng xung quanh xưởng luyện kim màu Thái Nguyên đã tìm thấy hàm lượng Pb và As trong Rau, Quả ăn được trồng tại vùng có xưởng luyện kim màu Thái Nguyên cao hơn mức an toàn cho phép từ 2 đến 6 lần [78]

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Vượng áp dụng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử không ngọn lửa dùng lò graphit vào việc xác định hàm lượng Pb và As trong 32 mẫu rau ở xã Đồng Trạch, Quảng Trạch, Quảng Bình Hàm lượng kim loại trung bình (µg/kg tươi) trong Rau xác định được là: 12,62 µg/kg đến 29,26 µg/kg đối với Pb; 7,93µg/kg đến 15,01µg/kg đối với As Tiến hành đánh giá hàm lượng Pb, As trong rau theo tháng và vị trí Kết quả cho thấy hàm lượng kim loại trong rau muống và rau cải ở các thời gian lấy mẫu khác nhau là như nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p > 0,05; còn theo vị trị khác nhau có hàm lượng khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê với p < 0,05 [79]

Nghiên cứu của tác giả Lương Thị Hồng Vân trong thực vật dùng làm thức ăn cho người tại mỏ thiếc Sơn Dương, Tuyên Quang cho thấy trong số 9 mẫu Rau Củ Quả được phân tích, có 6 mẫu chứa hàm lượng Asen cao hơn TCVN cho phép từ 4 đến 17 lần (thấp nhất là 0,42 mg/kg tươi và cao nhất là 1,76mg/kg tươi) [80] Kết quả phân tích trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuyết cho thấy hàm lượng kim loại nặng độc hại As, Pb, Cd trong các mẫu rau Cải Ngồng được trồng tại khu vưc xóm Đông, xã Đồng Bẩm cho thấy: Chỉ tiêu phân tích As trong rau Cải Ngồng đều đạt tiêu chuẩn an toàn của Bộ Ngông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), mẫu thấp nhất có giá trị 0,11 mg/kg, mẫu cao nhất có giá trị 0,23 mg/kg [81]

Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Quốc Trung cho thấy khi xử lý mẫu Chè xanh của 23 xã thuộc 7 khu vực, các vị trí lấy mẫu và kết quả đo phổ hấp thụ nguyên tử cho thấy với Asen: Trong 23 mẫu phân tích đều có hàm lượng Asen thấp, tuy nhiên hàm lượng Asen ở khu vực huyện Phú Lương, Thái

Trang 35

Nguyên là cao hơn so với tất cả các vùng khác, có thể do vùng này có nhiều khu khai thác khoáng sản [82]

Nghiên cứu thực hiện tại xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang trên cây trồng là Đậu Nành và Ngô của tác giả Nguyễn Văn Chương cho thấy hàm lượng Asen trung bình trong rễ dao động trung bình đạt 1,25 mg/kg, trong thân lá dao động trung bình đạt 1,23mg/kg Hàm lượng As trung bình trong hạt trung bình đạt 0,11 mg/kg [83]

Khi nguồn nước bị ô nhiễm Asen, bằng cách sử dụng nguồn nước này để tưới tiêu thì vấn đề ô nhiễm có thể được chuyển sang thảm thực vật Trong trường hợp này, các nghiên cứu đều tập trung vào lúa gạo, vì loại cây trồng này cần một lượng lớn nước để canh tác và được tiêu thụ với số lượng lớn ở các khu vực đông dân cư Tương tự trong gạo, Asen có thể tích tụ trong cá, chủ yếu từ nước ngọt và ở các loài sinh vật biển khác, đặc biệt là trai, ốc Nghiên cứu của Đỗ Minh Tuấn về tồn dư kim loại nặng trong động vật thủy sinh (Ốc) trên sông Cầu đoạn chảy qua địa bàn thành phố Thái Nguyên đã cho thấy tất cả các mẫu Ốc đều bị nhiễm Asen với hàm lượng cao hơn tiêu chuẩn của Bộ Y tế từ 1,2 - 1,8 lần Đặc biệt mẫu Ốc sau điểm tiếp nhận suối Phượng Hoàng có hàm lượng Asen cao gấp 1,82 lần tiêu chuẩn cho phép Nguyên nhân là do ảnh hưởng của việc khai thác chế biến khoáng sản khu vực phía trên như Hà Thượng - Địa Từ, Phục Linh,…và hoạt động nông nghiệp tại khu vực [84]

Xác định hàm lượng thủy ngân, Asen, Selen trong Cá Thu, cá Trích ở hai bến cá cửa hội (Nghệ An) và Hộ Độ (Hà Tĩnh) cho thấy hàm lượng các độc tố thủy ngân, selen của 2 loại Cá, Asen ở cá thu ở hai vùng biển nằm dưới ngưỡng giới hạn cho phép Tuy nhiên hàm lượng nguyên tố Asen ở trong Cá trích ở hai khu vực biển Nghệ An và Hà Tĩnh là cao và vượt ngưỡng theo QCVN, điều này có thể dự đoán là sự tích lũy Asen trong Cá Trích là lớn, hơn nữa loại Cá này sống gần bờ hơn và dễ bị con người đánh bắt trở thành nguồn thực phẩm hơn [85]

Trang 36

Trên cơ sở phân tích hàm lượng asen, cadimi, chì trong một số mẫu Sò Huyết và nước nuôi Sò Huyết lấy ở ba vùng thuộc ba xã Long Hòa, An Thới Đông và Lý Nhơn, kết quả cho thấy Sò Huyết: asen (0,47÷0,517mg/kg), cadimi (0,1457÷0,548mg/kg) và chì (0,154÷0,3590mg/kg) Nồng độ của các kim loại nặng trong nước nuôi Sò Huyết là: Asen (0,6859.10-3÷0,8045.10-3 mg/L); cadimi (0,0065.10-3÷ 0,0113.10-3 mg/L) [86]

Tại Thái Bình còn rất ít nghiên cứu về tình trạng ô nhiễm Asen và ô nhiễm Asen trong thực phẩm được tiến hành Năm 2017, Cao Thị Hảo và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trầm tích bề mặt và loài Ngao trắng Bến Tre tại 9 điểm ven bờ biển tỉnh Thái Bình Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong trầm tích vùng ven biển tỉnh Thái Bình, Asen có hàm lượng cao tập trung chủ yếu ở rừng ngập mặn xã Nam Thịnh và rừng ngập mặn sú vẹt (Thái Thụy) So sánh với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích vẫn nằm trong giá trị giới hạn cho phép Tuy nhiên, hàm lượng Asen trong một số mẫu ở ngưỡng cao xấp xỉ với Quy chuẩn Việt Nam So sánh với hướng dẫn chất lượng trầm tích của Canada năm 2002 thì hàm lượng Asen có trong trầm tích vùng ven biển tỉnh Thái Bình đã vượt giới hạn nồng độ có ảnh hưởng TEC, và vượt nồng độ gây ảnh hưởng PEC tại một số vị trí như Đồng Châu, rừng ngập mạn xã Nam Thịnh, cửa Thái Bình, rừng ngập mặn sú vẹt (Thái Thụy), lạch thứ 2 - cửa Thái Bình và cửa Diêm Điền Nghiên cứu cũng ghi nhận hàm lượng Asen tích lũy trong trầm tích vùng ven biển tỉnh Thái Bình cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác như cao hơn 7,52 lần so với trầm tích Nhu Phu - Khánh Hòa, và 13,4 lần so với vùng ven bờ Hải Phòng Tác giả cũng tìm ra hàm lượng Asen tích lũy trong loài Ngao Trắng Bến Tre tại rừng ngập mặn xã Nam Thịnh và cửa Thái Bình tại thời điểm nghiên cứu đang ở mức rất cao và cao hơn so với các điểm lấy mẫu còn lại của nghiên cứu [87]

Trang 37

1.2.2.2 Tình hình tồn dư Asen trong tóc

Asen sau khi được hấp thu vào cơ thể, một lượng nhỏ lích lũy, phần lớn còn lại được bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu và mồ hôi, ngoài ra còn tích lũy trong tóc và móng Hàm lượng Asen trong nước tiểu và máu thấp hơn ở trong tóc và móng do thời gian lưu trữ Asen trong nước tiểu là khoảng 3 đến 4 ngày và máu là từ 2 đến 3 giờ Trong khi đó Asen trong tóc và móng thì tích lũy với hàm lượng khá cao do chúng có chứa chất sừng, là những chuỗi protein có chứa liên kết disunfua, các disunfua hoạt động giống như Asen trong chất sừng Vì vậy hàm lượng Asen trong tóc người được sử dụng làm chất chỉ thị sinh học xác định mức độ phơi nhiễm Asen và nhiễm độc tố Asen ở người và chúng cũng dễ thu thập, vận chuyển và bảo quản tóc [88]

Một nghiên cứu về sự tiếp xúc với Asen trong sinh hoạt hằng ngày đã được tiến hành ở đồng bằng sông cửu Long, Việt Nam Nhóm nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra lượng Asen vô cơ hàng ngày từ nước uống và gạo ở 45 hộ gia đình (75 cá nhân) ở tỉnh An Giang, miền Nam Việt Nam Lượng Asen vô

nghiên cứu Khoảng 67% (n = 44), 42% (n = 28) và 15% (n = 10) của các mẫu

tóc của nam và nữ tương quan tốt với tổng lượng Asen vô cơ hàng ngày Đo nồng độ Asen trên tóc của những người đang tiêu thụ hoặc đã tiêu thụ trước đó có thể giúp dự đoán nguy cơ của các tác động tiêu cực đối với sức khỏe [89]

Nghiên cứu của tác giả Doãn Ngọc Hải mô tả cắt ngang được tiến hành để đánh giá thực trạng phơi nhiễm Asen của phụ nữ đang mang thai tại một số xã thuộc tỉnh Hà Nam, thời gian từ năm 2013-2014 Kết quả cho thấy: phụ nữ đang mang thai sống tại khu vực ô nhiễm Asen có hàm lượng Asen trong tóc và nước tiểu cao hơn rõ rệt so với phụ nữ sống tại vùng không bị ô nhiễm Hàm

Trang 38

lượng Asen niệu của nhóm nghiên cứu là 94,25 µg/L ± 33,96, nhóm đối chứng là 22,27 µg/L ± 10,74 [90]

Có mối tương quan giữa hàm lượng Asen trong tóc và móng của dân cư khu vực khai thác quặng đa kim Núi Pháo, Thái Nguyên (R- Pearson = 0,64, giá trị p <0,05) Mặc dù chưa có bằng chứng về phơi nhiễm Asen của người dân sống ở khu vực này nhưng kết quả phân tích cho thấy 3,5% mẫu tóc được chẩn đoán là nhiễm độc asen mãn tính, cụ thể nồng độ Asen trong tóc từ 0,12

1.3 Một số nghiên cứu về kiến thức, thực hành của người dân trong phòng chống ô nhiễm Asen

Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về phòng bệnh do sử dụng nguồn nước ô nhiễm Asen tại 2 xã huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam của tác giả Trần Thị Khuyên cho thấy: 40,8% người dân biết nơi tồn tại của asen ở trong đất; trong nước 52,5%; không khí 7,7%; thực phẩm 3,0% 53,3% người dân biết đường xâm nhập Asen vào cơ thể là đường tiêu hóa; đường da, niêm mạc 39,2%; đường hô hấp 7,0% 43,7% người dân nhận thức đúng về cách phát hiện Asen trong nước bằng xét nghiệm 69,1% người dân biết Asen gây bệnh về da, niêm mạc; tiếp đó là bệnh ung thư 64,3% 31,4% người dân nhận thức bể lọc cát kết hợp với giàn mưa loại bỏ được Asen trong nước 59,3% người dân có thái độ cho rằng xét nghiệm Asen trong nước là cần thiết 55,2% người dân lo ngại khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm Asen 61,7% hộ gia đình sử dụng bể lọc để lọc nước, trong đó có 30,5% hộ gia đình sử dụng bể lọc cát kết hợp với giàn mưa [92]

Kết quả nghiên cứu tác giả Nguyễn Khắc Hải năm 2009 về ảnh hưởng của ô nhiễm Asen trong nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tới sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng dân cư vùng đồng bằng sông Hồng, kết quả cho thấy tỷ lệ người

Trang 39

dân nhận thức về các bệnh do nguồn nước nhiễm Asen gây ra (nhận thức về bệnh ung thư tăng 61,5%, bệnh tim mạch 1,9%) [15]

Một nghiên cứu thực hiện tại Greater Manchester, Vương quốc Anh, trên 184 đối tượng Hơn một nửa số người tham gia biết Asen là một chất độc hại nhưng chưa đến 10% biết rằng ăn gạo có thể là một con đường phơi nhiễm với Asen Nghiên cứu cũng đưa ra biện pháp truyền thông rõ ràng, phù hợp về mặt văn hóa và có sự tham gia của cán bộ y tế hướng dẫn các cách giảm thiểu rủi ro, như kỹ thuật nấu ăn thích hợp để giúp các các đối tượng ăn gạo giảm thiểu rủi ro sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ gạo có chứa Asen vô cơ Đặc biệt đưa ra các khuyến cáo cụ thể từ Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm về lượng gạo tối đa hàng tuần được khuyến nghị và thông tin từ các nhà bán buôn và bán lẻ gạo và các sản phẩm gạo về hàm lượng Asen vô cơ trong sản phẩm của họ [93] Nghiên cứu của tác giả Elias Charles cho thấy sự khác biệt lớn về kiến thức và nhận thức rủi ro liên quan đến việc tiếp xúc với Thủy ngân và Asen Có tới 40,6% và 89,4% không nhận thức được tác động sức khỏe của việc tiếp xúc với Thủy ngân và Asen Kiến thức của nam giới cao hơn đáng kể (36,9%) so với nữ giới (22,5%) Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu có liên quan với trình độ hiểu biết về Asen (p = <0,001) Những người tham gia có nghề nghiệp là khai thác mỏ (73,2%) hiểu biết nhiều hơn về tác động tiêu cực của Thủy ngân và Asen đối với sức khỏe so với những người làm nghề khác [94]

Hai cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi đã được thực hiện tại các khu vực (hoặc điểm nóng) bị ảnh hưởng Asen được chọn ở Tây Bengal ở Ấn Độ và Bangladesh trên 181 người tham gia cho thấy 100% người dân ở khu vực Bangladesh biết độc tính của Asen đối với sức khỏe con người, trong khi tỷ lệ này ở khu vực Tây Bengal ở Ấn Độ là 71,8% Đồng thời 100% người dân ở khu vực Bangladesh biết được các triệu chứng có thể nhìn thấy khi nhiễm Asen, trong khi tỷ lệ này ở khu vực Tây Bengal ở Ấn Độ là 70,7% Tuy nhiên người

Trang 40

dân ở khu vực Tây Bengal ở Ấn Độ biết các triệu chứng sinh lý khi nhiễm Asen trong gạo là 14,9% và 88,4% biết phương pháp giảm ô nhiễm Asen trong gạo, tuy nhiên tỷ lệ này ở nhóm người dân tại Bangladesh lại là 0,0% [95]

Nghiên cứu tìm hiểu kiến thức về ô nhiễm Asen trong nước uống và các nguy cơ sức khỏe do nhiễm độc Asen mãn tính ở những người dân sống ở các làng được chọn của Bangladesh của tác giả Hossain cho thấy 85,3% đối tượng được hỏi đã sử dụng nước giếng khoan cho mục đích ăn uống, 99,1% người đã nghe nói về việc nhiễm Asen trong nước uống Khoảng 88,8% người được hỏi có kiến thức đúng về nhận biết màu nước giếng nhiễm Asen và không nhiễm Asen Kết quả cho thấy có 55,5% người dân biết câu trả lời đúng về thời gian sử dụng nước nhiễm Asen gây nhiễm độc Asen mãn tính Tuy nhiên có 33,4% người được hỏi không biết về dấu hiệu nhiễm độc Asen mãn tính [96]

Cuộc khảo sát khác của tác giả Paul về nhận thức về ô nhiễm thạch tín của cư dân nông thôn ở Bangladesh cho thấy trong số 356 người được hỏi, 35 người (9,83%) chưa bao giờ nghe nói về vấn đề ô nhiễm asen trong nước ngầm, đây đều là những đối tượng sống ở khu vực có rủi ro thạch tín thấp Trong khi tất cả những người được hỏi ở khu vực có rủi ro asen trung bình (Comilla và Narayanganj) đều biết về vấn đề này [97]

Nghiên cứu của tác giả Debasish Mishra khi đánh giá nhận thức của người dân ở lưu vực sông Bengal cho thấy hơn 127 triệu người ở Bangladesh (BD) và Tây Bengal (WB) của Ấn Độ đã tiếp xúc với nguồn nước nhiễm asen cao Bộ phiếu gồm 73 câu hỏi về sức khỏe, nguồn nước và thực phẩm có liên quan đến asen đã được tiến hành ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi asen, kết quả cho thấy 100% người dân ở khu vực Bangladesh biết về độc tính của Asen đối với sức khỏe con người và các triệu chứng dễ thấy của nhiễm asen Ở khu vực Tây Bengal: 71,8% biết về các độc tính của Asen đối với sức khỏe con người và 70,7% biết về các triệu chứng dễ thấy của nhiễm asen Đồng thời có 88,4%

Ngày đăng: 21/04/2024, 12:27

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w