Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á đầu thế kỷ XX phát triển rộng khắp, tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam.Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào cộ
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Trang 2Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích đặc điểm ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam? Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
1 Đặc điểm ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
a Tình hình thế giới và tác động của nó đối với Việt Nam
Từ nửa cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản (CNTB) đã chuyển nhanh từ giai đoạn
tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền, giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (ĐQCN).Chính bước chuyển này đã làm cho mâu thuẫn trong thế giới TBCN ngày càng trở
nên gay gắt: Mâu thuẫn vốn có trong CNTB là mâu thuẫn giữa lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất đã phát triển đến mức cần phải giải quyết Cùng với mâu
thuẫn nội tại trong bản thân mỗi nước tư bản thì thời điểm này cũng xuất hiện mâu
thuẫn giữa các nước tư bản với nhau do tranh giành thuộc địa, phân chia thị
trường và khu vực ảnh hưởng Đặc biệt sự thống trị tàn bạo của CNĐQ làm cho
mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với CNĐQ thực dân ngày càng trở nên gay
gắt và trở thành một vấn đề mang tính thời đại Trước bối cảnh đó, nhân dân cácdân tộc bị áp bức đã đứng lên đấu tranh tự giải phóng khỏi ách thực dân, đế quốc,tạo thành phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ, rộng khắp, nhất là ở châu Á.Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á đầu thế kỷ XX phát triển rộngkhắp, tác động mạnh mẽ đến phong trào yêu nước Việt Nam
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phong trào cộng sản và công nhân quốc
tế, một học thuyết cách mạng và khoa học đã khẳng định được vị trí và được xem
là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân, đó là lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lenin.Không những thế lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lenin cũng đã chỉ ra cho các dân tộcthuộc địa con đường giải phóng mình, đó là phải tiến hành một cuộc cách mạng
theo con đường cách mạng vô sản.
2
Trang 3Trong lúc phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang phát triển mạnh mẽ, đặcbiệt là khi được trang bị bởi một học thuyết cách mạng và khoa học, cuộc cáchmạng vô sản đầu tiên nổ ra và giành thắng lợi tại Nga năm 1917 Thắng lợi củacuộc cách mạng Tháng mười đã cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động trên thế giới, đặc biệt là nhân dân các nước thuộc địa Cuộc
cách mạng Tháng Mười Nga 1917 cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giaicấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, dẫn tới sự ra đời của hàng loạtcác đảng cộng sản
Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp, trí tuệ và bản lĩnh lãnh đạo của Vladimir Ilyich Lênin Ảnh: International Communist Press.
Tình hình đó đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế đứng ra lãnh đạo, tập trung sứcmạnh của phong trào ở tất cả các quốc gia, dân tộc (Quốc tế II đã không còn vai tròtiên phong kể từ sau khi Ăngghen qua đời năm 1895) Tháng 3- 1919, Quốc tế
Trang 4Cộng sản được thành lập, với khẩu hiệu "Vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bứcđoàn kết lại" đã đánh dấu một giai đoạn mới của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế "Lần đầu tiên trong lịch sử, quốc tế Cộng sản đã chỉ rõ sự đoàn kết tất yếu, liên minh chiến đấu giữa giai cấp vô sản và các dân tộc thuộc địa đang rên xiết dưới ách thống trị thực dân" Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với cách mạng Việt Nam: “Xem trong cách tổ chức Đệ tam quốc tế,
có đặt ra một bộ riêng, chuyên nghiên cứu và giúp đỡ cho kách mệnh bên Á Đông Xem khẩu hiệu Đệ tam quốc tế, chẳng những rằng "vô sản giai cấp" mà lại thêm câu " và dân tộc bị áp bức trong thế giới liên hợp lại" Xem những việc ấy thì đủ biết rằng An Nam muốn kách mệnh thành công, thì tất phải nhờ Đệ tam quốc tế.”
-b Sự chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Năm 1858, tại cửa biển Đà Nẵng, thực dân Pháp đã nổ súng tấn công xâm lượcViệt Nam Mặc dù nhân dân ta đã chiến đấu anh dũng, song các phong trào đấutranh đều lần lượt thất bại Đến năm 1897, thực dân Pháp đã áp đặt xong bộ máycai trị ở nước ta và bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa với những chính sáchphản động và hà khắc
Về chính trị, thực dân Pháp thực hiện chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp
nặng nề, mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp:Toàn quyền Đông Dương, Thống đốc Nam Kì, Thống sứ Bắc Kì và Khâm sứTrung Kì, Công sứ các tỉnh, biến vua quan Nam Triều thành bù nhìn tay sai, biếnViệt Nam từ một nước phong kiến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.Chúng dùng chính sách chia để trị, chia nước ta thành 3 kì sát nhập với Lào,Campuchia, lập liên bang Đông Dương nhằm xóa tên nước ta khỏi bản đồ thế giới.Mỗi kì có chính sách khác nhau nhằm chia rẽ, gây thù hằn, làm cho dân tộc ta mấtđoàn kết, không tạo dựng được sức mạnh tổng hợp để chống lại chúng
4
Trang 5Về kinh tế, từ năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành khai thác thuộc địa:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) và khai thác thuộc địa lần thứhai (1919-1929), tập trung vào hai khu vực chủ yếu là đồn điền cao su và mỏ than.Chúng tăng cường ngân hàng để cho vay nặng lãi, tăng thuế lên 2-3 lần so vớitrước, độc quyền thuốc phiện, rượu, muối Chúng thực hiện chế độ mộ phu cực kìman rợ và chiếm đoạt ruộng đất của nông dân làm cho hơn 50% nông dân mấtruộng… Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ Chúng không du nhập phương thức
sản xuất TBCN hoàn chỉnh vì vậy nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng
lạc hậu, vừa mang tính chất tư bản thực dân, vừa mang tính chất phong kiến.
Tranh biếm họa của Nguyễn Ái Quốc cho tờ Le Paria, đời sống người dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
Về văn hóa, thực dân Pháp thi hành triệt để chính sách văn hóa nô dịch, ngu dân,
gây tâm lý tự ti, khuyến khích các hoạt động mê tín dị đoan Mọi hoạt động yêunước của nhân dân ta đều bị cấm đoán Chúng tìm mọi cách bưng bít và ngăn chặnảnh hưởng của nền văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam và thi hành chínhsách ngu dân để dễ bề cai trị
Dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hóa, giáo dục thựcdân, xã hội Việt Nam đã diễn ra quá trình phân hóa sâu sắc Giai cấp địa chủ câu
Trang 6kết với thực dân Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nông dân Tuy nhiên, trong nội
bộ địa chủ Việt Nam lúc này có sự phân hóa Một bộ phận địa chủ có lòng yêunước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp dưới các hìnhthức và mức độ khác nhau
Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Việt Nam, bị thực dân
và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề Tình cảnh bần cùng khốn khổ của giai cấpnông dân Việt Nam đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay sai,tăng thêm ý chí cách mạng của họ trong cuộc đấu tranh giành lại ruộng đất vàquyền sống tự do
Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất củathực dân Pháp, đa số xuất thân từ giai cấp nông dân, có quan hệ trực tiếp và chặtchẽ với giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột Giai cấp tư sảnViệt Nam bị tư sản Pháp và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép, do đó thế lựckinh tế và địa vị chính trị nhỏ bé và yếu ớt, có tinh thần dân tộc và yêu nước ở mức
độ nhất định Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam bao gồm học sinh, trí thức, nhữngngười làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản,
có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân, có khả năng tiếp thu những tư tưởngtiến bộ từ bên ngoài truyền vào
Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận ngườidân mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bóc lột Vìvậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu lànông dân với giai cấp địa chủ và phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bảnvừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là mâu thuẫn giữatoàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược Tính chất của xã hội ViệtNam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đang đặt ra hai yêu cầu: Một là, phải đánhđuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai
6
Trang 7là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộngđất cho nông dân Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàngđầu.
c Phong trào đấu tranh của nhân dân ta trước khi Đảng ra đời
Trước những yêu cầu đó, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dânPháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả Phong trào CầnVương - phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiếnlãnh đạo đã chấm dứt ở cuối thế kỷ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng(năm 1896) Sang đầu thế kỷ XX, khuynh hướng này không còn là khuynh hướngtiêu biểu nữa Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế củaHoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913 Phong tràoyêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan ChuTrinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Họclãnh đạo cũng bị thất bại Các phong trào yêu nước từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX là sự tiếp nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúcqua hàng ngàn năm lịch sử Nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức vàlực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại Cách mạng ViệtNam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước
d Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giữa lúc cách mạng Việt Nam đang lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối cứunước, ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (Nguyễn ÁiQuốc, Hồ Chí Minh) ra nước ngoài, bắt đầu đi tìm con đường cứu nước Người đãqua nhiều nơi trên thế giới, vừa lao động, vừa học tập, nghiên cứu lý luận và kinhnghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình (Pháp, Mỹ), tích cực tham gia hoạtđộng trong Đảng Xã hội Pháp
Trang 8Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi đã ảnh hưởng lớn đến tư tưởngcủa Nguyễn Ái Quốc Người rất ngưỡng mộ cuộc cách mạng đó, kính phục V.I.Lênin và đã tham gia nhiều hoạt động ủng hộ, bảo vệ cách mạng Nga; tham giasáng lập Đảng Cộng sản Pháp Những hoạt động cách mạng phong phú đó đã giúpNgười từng bước rút ra những bài học quý báu và bổ ích cho sự lựa chọn conđường cách mạng của mình.
Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương vềvấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin Luận cương đã giải đáp trúngnhững vấn đề mà Nguyễn Ái Quốc đang trăn trở Từ đây, Người đã tìm ra con
đường cứu nước, cứu dân đúng đắn: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không
có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”; xác định những vấn đề cơ
bản của đường lối giải phóng dân tộc Đó là con đường giải phóng dân tộc gắn vớigiải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, giai cấp vô sản phảinắm lấy ngọn cờ giải phóng dân tộc, gắn cách mạng dân tộc từng nước với phongtrào cách mạng vô sản thế giới
Tháng 12/1920, tại Đại hội Đảng xã hội Pháp ở Tua đã diễn ra cuộc tranh luận gaygắt là gia nhập Quốc tế III hay ở lại Quốc tế II Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tánthành gia nhập Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Sự kiện đóđánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩayêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ giải phóng dân tộc trở thành mộtchiến sĩ cộng sản quốc tế Sự kiện đó cũng đánh dấu bước ngoặt mở đường thắnglợi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam Nguyễn Ái Quốc là người ViệtNam đầu tiên tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta,tìm ra con đường đúng đắn giải phóng dân tộc Việt Nam
Trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia hoạt động trongphong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào cách mạng thuộc địa; nghiên
8
Trang 9cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam qua các báo Người cùngkhổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và sau này là tác phẩm Bản án chế độ thực dânPháp (1925).
Sau một thời gian ngắn tham gia học tập ở Liên Xô và hoạt động trong Quốc tếCộng sản, tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếpchỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Tại đây, Người sáng lập
và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, sáng lập và viết bàicho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm Đường Kách mệnh (1927) nhằm tuyêntruyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong nước Người tổ chức đào tạo bồi dưỡngcán bộ cốt cán, tiếp tục chuẩn bị về mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việcthành lập Đảng
e Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được giai
cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận như ''người đi đường đang khát mà
có nước uống, đang đói mà có cơm ăn'' Nó lôi cuốn những người yêu nước Việt
Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấu tranh mạnh
mẽ, sôi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp công nhân ngày càng trở thành một lựclượng chính trị độc lập Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào quầnchúng và phong trào công nhân, làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảngchính trị lãnh đạo Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập:
- Ngày 17/6/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ
- Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ
- Ngày l/l/1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn được thành lập ở TrungKỳ
Trang 10Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sảntuyên bố thành lập Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cáchmạng ở Việt Nam, đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lậptrong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn Yêu cầu bức thiết của cáchmạng đặt ra là cần có một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cáchmạng của giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam Lãnh tụ Nguyền Ái Quốc -cán bộ của Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc ViệtNam - là người duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống nhất các
tổ chức cộng sản
Từ ngày 6/l đến ngày 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản họp tại bánđảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn ÁiQuốc Hội nghị thảo luận bỏ mọi thành kiến, xung đột cũ, nhất trí thành lập mộtđảng thống nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam và thông qua Chánh cươngvắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng Hộinghị được coi như là hội nghị thành lập Đảng và các văn kiện do Hội nghị thôngqua chính là cương lĩnh đầu tiên của Đảng
2 Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam
a Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử; là sản phẩm của sự kết hợp Chủ nghĩa Mác-Lenin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc vàgiai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ
tư tưởng Mác-Lenin đối với cách mạng Việt Nam Thực tế cho thấy Đảng Cộngsản Việt Nam ra đời là sự lựa chọn của chính lịch sử Giai đoạn đó đã có các phongtrào đấu tranh theo nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau, đồng thời cũng là sự
10
Trang 11xuất hiện của nhiều giai – tầng trong xã hội trên vũ đài chính trị… nhưng tất cả đềukhông được lịch sử chấp nhận Với sự nỗ lực của Nguyễn Ái Quốc và Hội ViệtNam cách mạng thanh niên thì chủ nghĩa Mác-Lenin được thâm nhập vào phongtrào công nhân và phong trào yêu nước, làm cho các phong trào này có khuynhhướng phát triển từ tự phát sang tự giác Chính xu hướng đó đã làm cho nhu cầu tấtyếu của lịch sử đòi hỏi phải thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam, làm cho HộiViệt Nam cách mạng thanh niên sau khi hoàn thành xong sứ mệnh lịch sử của mình
đã bị phân liệt, dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản và cuối cùng là sự tất yếuphải hợp nhất để thành lập một đảng cộng sản duy nhất Điều đó khẳng định sự rađời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự lựa chọn của chính lịch sử, là sản phẩm của
sự kết hợp 3 yếu tố Chủ nghĩa Mác-Lenin, phong trào công nhân và phong trào yêunước Việt Nam
b Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng
về lãnh đạo cách mạng những năm đầu thế kỉ XX.
Trước ách áp bức của thực dân Pháp xâm lược, các phong trào đấu tranh của nhândân Việt Nam diễn ra mạnh mẽ theo nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau, qua
đó cũng chứng kiến nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau lần lượt bước lên vũ đàichính trị với nhiều đường lối, phương pháp tiến hành đấu tranh khác nhau nhưngcuối cùng đều rơi vào cùng một kết cục là thất bại
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành vượt bậccủa giai cấp công nhân Việt Nam Trong khi các phong trào của các giai cấp, tầnglớp khác đều lần lượt thất bại thì phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân lạitừng bước khẳng định sự lớn mạnh không chỉ về số lượng mà còn cả về chấtlượng; không chỉ về qui mô ngày càng lớn mà còn cả về tính tự giác; tính chính trịcủa phong trào này ngày càng thể hiện rõ nét hơn
Trang 12Đúng như Hồ Chí Minh đã từng nhận xét: “Việc thành lập Đảng là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam ta.” Và kể từ đây,
ngọn cờ dân tộc được lịch sử trao cho giai cấp công nhân Việt Nam, giai cấp côngnhân đã tự mình trở thành dân tộc, trở thành giai cấp dân tộc, nắm vững và giơ caongọn cờ giải phóng dân tộc
c Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã cho thấy cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
Do CNTB đã phát triển đến giai đoạn ĐQCN, mâu thuẫn nội tại của CNTB đã vàđang tạo ra tính tất yếu của cuộc cách mạng vô sản, thời đại mới đã mở, đó là thờiđại của cách mạng vô sản Chính vì vậy cho nên tất cả các cuộc cách mạng trên thếgiới, bao gồm cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi đều phải đi theocon đường cách mạng vô sản
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đi theo conđường vô sản đã đặt cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng thời đại, là
cơ sở tiên quyết để cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thếgiới Từ đây, giai cấp công nhân và nông dân lao động Việt Nam đã tham gia mộtcách tự giác vào sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân thế giới
d Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiến trình tiến hóa của dân tộc Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng đúng đắn, phùhợp với xu thế phát triển của thời đại và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của dân tộcViệt Nam Do đó giai cấp công nhân thông qua đội tiền phong của mình là ĐảngCộng sản Việt Nam không chỉ tập hợp được giai cấp mình mà còn vận động, lôikéo được đông đảo các giai – tầng khác trong xã hội trên một “mẫu số chung”, đó
12
Trang 13là tinh thần yêu nước Không những thế, việc giai cấp công nhân nắm quyền lãnhđạo cách mạng là điều kiện tiên quyết để cách mạng Việt Nam trở thành một bộphận của cách mạng thế giới, cho phép cách mạng Việt Nam không chỉ phát huyđược sức mạnh toàn dân tộc mà còn kết hợp được với sức mạnh của thời đại, thôngqua đó tạo nên sức mạnh tổng hợp để giành được những thắng lợi to lớn Sau khi đất nước giành được độc lập thống nhất, Đảng tiếp tục phát huy tinh thầnđộc lập tự chủ và sáng tạo, đặc biệt trong công cuộc đổi mới Với bản chất cáchmạng và khoa học, Đảng đã không ngừng bổ sung và hoàn thiện đường lối cho phù
hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể, mang lại “những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử” sau 20 năm đổi mới, không ngừng nâng cao vị thế của Việt Nam
trên trường quốc tế
e Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, người sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo Đảng ta.
Những đóng góp của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam không chỉ ở sự
nỗ lực của Người trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam mà còn ở hệ thốngquan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,trong đó nổi bật là những quan điểm của Người về Đảng Những quan điểm tưtưởng đó luôn có tác dụng định hướng, soi đường chỉ lối cho Đảng Cộng sản ViệtNam giữ vững và phát huy được vai trò là một đảng cầm quyền lãnh đạo nhân dânViệt Nam hoàn thành xuất sắc hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổquốc, đưa dân tộc Việt Nam vững bước tiến lên vì mục tiêu độc lập dân tộc và
CNXH, “dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.”
Câu 2: Phân tích đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ của Đảng? Liên hệ với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
Trang 141 Bối cảnh ra đời và quá trình hình thành đường lối (1945-1947)
a Bối cảnh ra đời đường lối kháng chiến
Tình hình chung sau khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phảiđương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng Đất nước bị các thếlực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt:
- Phía Bắc vĩ tuyến 16, có gần 20 vạn quân Tưởng, Việt quốc, Việt cách, Mỹ
- Phía Nam vĩ tuyến 16, có gần 2 vạn quân Anh Được sự hậu thuẫn của quânAnh, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộcxâm lược nước ta lần thứ hai
- Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp.Một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anhdọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam
- Lúc này, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo riếthoạt động Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng
Trong lúc đó, ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xãhội:
- Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắc phục Ruộng đất
bị bỏ hoang Công nghiệp đình đốn Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoạithương đình trệ
- Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quánửa là tiền rách Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay tư bản Pháp QuânTưởng tung tiền quốc tệ và quan kim gây rối loạn thị trường
- 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sứcnặng nề
14
Trang 15Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộnghoà chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta Đấtnước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc" Tổ quốclâm nguy.
Chủ trương “Kháng chiến, kiến quốc” và quá trình tích cực chuẩn bị kháng chiến toàn quốc (1945-1946)
Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nêu ra sáu việc cấp bách: 1 Phát động chiến dịch tăng gia sản xuất đểchống đói; 2 Mở phong trào chống nạn mù chữ; 3 Sớm tổ chức Tổng tuyển cử; 4
Mở phong trào giáo dục cần kiệm, liêm chính; 5 Bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò;
6 Tuyên bố tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết Sau đó, Người đã nêu ra banhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm
Ngày 25/11/1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra “Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc”, vạch rõ những nhiệm vụ chiến lược, xác định cách mạng Đông Dương lúc
này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng với kẻ thù chính là thực dân Phápxâm lược Cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ cơ bản, trước mắt là: Củng cố chínhquyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đờisống nhân dân Nhiệm vụ bao trùm là bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng Chỉthị vạch ra những biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trên
Tích cực xây dựng thực lực, chuẩn bị kháng chiến toàn quốc:
- Xây dựng nền móng của chế độ mới: Tổ chức Tổng tuyển cử bầu ra Quốchội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (6/1/1946), thành lập chính phủchính thức, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp; thông qua bản Hiến pháp dân chủđầu tiên (9/11/1946)