TÀI LIỆU CHI TIẾT PHẦN LÃNH THỔ TRONG LUẬT QUỐC TẾ - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI - Tài liệu phục vụ cho môn Luật quốc tế và Luật Biển - Nội dung dễ hiểu, có hình ảnh, sơ đồ minh họa
Trang 1LÃNH THỔ TRONG L.QT
I LÃNH THỔ QG
1.ĐN Lãnh thổ QG
Lãnh thổ QG là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất vùng nước, vùng trời
và vùng lòng đát, thuộc chủ quyền của 1 QG
2 Các bộ phận cấu thành lãnh thổ QG
+ Vùng đất
+ Vùng nước
+ Vùng trời
+ Vùng lòng đất
Lưu ý:
Lãnh thổ di động, lãnh thổ bơi: Khi máy bay, tàu biển, tàu vũ trụ, đường ống ngầm, cáp ngầm có mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt của QG đang nằm hoặc hoạt động ở vùng trời quốc tế, vùng biển QT, khoảng không vũ trụ, châu Nam cực thì chúng được coi như một bộ phận lãnh thổ QG.
a Vùng đất
Bao gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền QG
Vùng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của QG
Trụ sở của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự có phải là lãnh thổ của QG cử đại diện?
=> trụ sở của cơ quan địa diện ngoại giao và cơ quan lãnh sự được hưởng những quy chế bất khả xâm phạm Hay nói cách khác QG sở tại, QG nơi mà cơ quan địa diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự đặt trụ sở không được phép tự ý vào trong các trụ sở cơ quan này nếu như chưa được sự cho phép của người người đứng đàu cơ quan
Không Vì QG đại diện chỉ có quyền sử dụng trụ sở cơ quan đại diện ngoại
Trang 2giao, cơ quan lãnh sự để thực hiện các chức năng ngoại giao và lãnh sự QG đại diện không có quyền định đoạt vùng đất, vùng nước, vùng trời, vùng lòng đất nơi đặt trụ sở các cơ quan đại diện do đó đây ko phải là lãnh thổ của QG đại diện mà là lãnh thổ của QG sở tại (QG nhận đại diện)
b Vùng nước
Vùng nước là toàn bộ vùng nước nằm bên trong đường biên giới QG Gồm: vùng nước nội địa, vùng nước biên giới, vùng nước nội thủy, vùng nước lãnh hải
+Vùng nước nội địa
Bao gồm các bộ phận nước ở sông, suối, kênh, rạch, kể cả tự nhiên và nhân tạo nằm trên vùng đất của 1 QG nhất định, thuôc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của QG
+ Vùng nước biên giới
Trang 3Gồm nước ở biển nội địa, sông suối, đàm ao, kênh rạch, nằm trong khu vực biên giới các QG
Thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của QG
+ Vùng nước nội thủy
Nội thủy:
Là vùng biển gắn với đất liền của QG ven biển
Có chiều rộng được xác định bởi 1 bên là bờ biển và bên còn lại là đường cơ sở của QG ven biển
Thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của QG
Xác định đường cơ sở
- Đường cơ sở là hệ thống các mốc tọa độ trên biển do QG ven biển đơn
phương xác định dùng để xác định chiều rộng của nội thủy, lãnh hải và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của QG
- Xác định bằng 2 phương pháp: đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng (trừ trường hợp QG quần đảo)
Lãnh hải
Là 1 bộ phận cấu thành lãnh thổ trên biển của QG
Là vùng biểm nằm ngoài nội thủy, tiếp liền với nội thủy có chiều rộng không quá 12 hải lý
Được xác định bởi 1 bên là ĐCS và bên kia là ranh giới phía ngoài của lãnh hải
Là bộ phận thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
Trong vùng lãnh hải, tàu thuyền của QG có biển hay không có biển đều được quyền “đi qua không gây hại”
“Đi qua không gây hại” nghĩa là đi 1 cách nhanh chóng, liên tục, ko dưng lại, và không tiến hành các hoạt động ở vùng biển QG
Đối với 1 số tàu thuyền đặc biệt (tàu ngầm, tàu hoạt động = năng lượng hạt
Trang 4nhân, cac tàu di chuyển dưới nước ) thì sẽ thực hiện quyền đi qua ko gây hại ntn?
Công ươc có quy định tại Điều 20 và 23, theo đó, tàu ngầm và các tàu đi = phương tiện khác đi qua lãnh hải bắt buộc phải đi nổi và treo cờ quốc tịch
+ Vùng trời
Vùng ko phận thuộc chủ quyền của QG, gồm ko gian bao trùm trên vùng đất và vùng nước của QG Thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của QG
Trang 5+ Vùng lòng đất
Là toàn bộ phần đất và vùng nước của QG, thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của QG
Vùng lòng đất của QG được xác định từ bề mặt trái đất đến tâm trái đất
3 Các hình thức thay đổi lãnh thổ QG
+ Phân chia
+ Hợp nhất
+ Sát nhập
+ Chuyển nhượng
+ Theo 1 ĐƯQT đặc biệt
+ Do các tác động tự nhiên
II BIÊN GIỚI QG
BGQG là ranh giới phân định giữa lãnh thổ QG với
+ Lãnh thổ QG khác
Trang 6+ Các vùng biển thuộc quyền chủ quyền của QG
+ Các vùng lãnh thổ QT
Phân định BGQG trên biển
4.3 Quy chế pháp lý của BGQG trên biển
KN: Quy chế pháp lý của BG QG là tổng thể các ngtac và QPPL qte và pl QG nhằm thiết lập, điều chỉnh và quản lý, bảo vệ và định đoạt các vấn đề về pháp lý liên quan đến BG QG
Nội dung: Ngtac bất khả xâm phạm BG QG
+ Các QG có chung biên giới phải duy trì sự ổn định, lâu dài và bất khả xâm phạm của đường BGQG
+ Cấm dùng bất kỳ hình thức, thủ đoạn hoặc biện pháp nào để gây rối hoặc di dời, thay đổi một cách bất hợp pháp đường BGQG
+ Mỗi QG đều có quyền bảo vệ BG của mình, điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến đường BG hoặc khu vực BG
+
BT: Phân tích các dấu hiệu nhận biết một thực thể là QG?
- QG là chủ thể cơ bản và chủ yếu của LQT:
+ QHQT chủ yếu là quan hệ giữa các QG + LQT chủ yếu do các QG xây dựng nên + QG có vai trò quyết định trong LQT
* Các dấu hiệu nhận biết một thực thể là QG
- Lãnh thổ xác định
+ Vùng đất: Gồm đất liền và các đảo thuộc chủ quyền QG hoặc tổng thể các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền QG
Trang 7+ Vùng trời: Khoảng không gian bao trùm lên trên vùng đất và vùng nước của
QG
+ Vùng lòng đất: Phần đất nằm dưới vùng đất và vùng nước của QG
+ Vùng nước: Gồm toàn bộ vùng nước nằm phía trong đường biên giới QG
- Dân cư ổn định
Dân cư của QG là tổng hợp những người cư trú, sinh sống trên phạm vi
lãnh thổ QG, chịu sự điều chỉnh của PL QG đó
- Chính phủ
+ Hoạt động có hiệu quả + Được đại đa số nhân dân ủng hộ + Thực hiện chức năng của mình trong phạm vi toàn lãnh thổ QG
- Khả năng tham gia vào các quan hệ QT
Là khả năng 1 QG tham gia một cách độc lập vào các quan hệ quốc tế
với các QG khác, các chủ thể khác
+ Phụ thuộc vào ý chí của mỗi QG
+ Đặc tính chính trị pháp lý của QG: Đặc trưng bởi chủ quyền QG
Chủ quyền là thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của QG Có
2 nội dung:
+ Quyền lực tối cao trong quan hệ đối nội:
- Quyền lực tối cao của QG trong phạm vi lãnh thổ của mình
Dân cư
Người mang quốc tịch
của QG nơi họ đang
cư trú, sinh sống
Nghĩa rộng: người cư trú trên lãnh thổ của
1 QG nhưng không mang quốc tịch của
QG đó
Nghĩa hẹp: người cư trú trên lãnh thổ của 1 QG nhưng mang quốc tịch của QG khác
Trang 8- Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
- Quyền quyết định mọi vấn đề về kte, chtri, văn hóa, xh , phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
+ Quyền lực độc lập trong quan hệ đối ngoại:
-Sự tham gia 1 cách độc lập trong quan hệ ngoại giao với QT ko phụ thuộc ý chí của bất kỳ chủ thể nào khác
-Thể hiện qua mối quan hệ, những ĐƯQT các bên tham gia ký kết
BT: Nêu định nghĩa và phân tích các bộ phận cấu thành lãnh thổ QG? (Tr.169.hd)
Lãnh thổ QG là một phần của trái đất, bao gồm vùng đất, vùng nước, vùng trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt hoặc tuyệt đối của một quốc gia Lãnh thổ QG là toàn vẹn, bất khả xâm phạm
Lãnh thổ QG được cấu thành 4 bộ phận sau đây:
- Vùng đất: là bộ phận lãnh thổ mà mọi QG đều có Trong vùng đất, QG có
chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối xét về cấu trúc, các QG trên TG được chia làm 2 loại đó là QG lục địa và QG quần đảo
+ Đối với QG lục địa: vùng đất bao gồm toàn bộ phần đất liền của lục địa và các đảo thuộc chủ quyền QG
+ Đối với QG quần đảo: QG quần đảo là một QG hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều quần đảo và có thể bao gồm một số hòn đảo khác Do đó, vùng đất của QG quần đảo được xác định là tổng thể tất cả các đảo và quần đảo thuộc chủ quyền của QG đó
Ngoài ra trong thực tiễn quốc tế còn tồn tại một số lãnh thổ QG nằm trọn trong lãnh thổ của QG khác, gọi là lãnh thổ kín
- Vùng nước: là toàn bộ các vùng nước nằm phía bên trong đường biên giới
QG, gồm:
Trang 9+ Vùng nước nội địa: bao gồm nước ở các sông hồ, biển nội địa (kể cả tự nhiên
và nhân tạo) nằm trong đất lục địa
+ Vùng nước biên giới: là nước sông, ao, hồ, biển nội địa nằm ở khu vực biên giới
+ Vùng nước nội thủy: Theo khoản 1 Điều 8 Công ước Luật Biển năm 1982, thì Nội thủy xác định là “ Các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải” Như vậy nội thủy là một bộ phận lãnh thổ QG ven biển, có quy chế pháp lý như ao, hồ, sông ngòi trong lục địa tính chất chủ quyền của QG có biến đổi với nội thủy là chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối
+ Vùng nước lãnh hải: Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán QG “Mọi QG đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không được vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở” (Điều 3 Công ước Luật biển năm 1982)
- Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm lên vùng đất, vùng nước của QG và
nằm dưới chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của QG đó
- Vùng lòng đất: là toàn bộ phần đất nằm dưới vùng đất và vùng nước thuộc địa
chủ quyền QG Tại vùng lãnh thổ lòng đất, QG thực thi chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối
BT: Trình bày các phương pháp xác định đường cơ sở của QG ven biển theo quy định của Công ước luật biển năm 1982?
Công ước Luật biển năm 1982 quy định hai phương pháp xác định đường
cơ sở áp dụng với QG lục địa, đó là phương pháp đường cơ sở thông thường và đường cơ sở thẳng
a) Phương pháp đường cơ sở thông thường (Điều 5)
- Đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh hải là ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất dọc theo bờ biển, đc thể hiện trên các hải đồ có
tỷ lệ lớn đã được QG ven biển chính thức công nhận Theo phương pháp này,
Trang 10QG ven biển muốn vạch đường cơ sở phải xác định được ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất chạy dọc theo bờ biển
- Phương pháp này được đưa ra lần đầu tiên tại Hội nghị qte La Haye về pháp điển háo LQT năm 1930, sau đó được ghi nhận trong Điều 3 Công ước Giownevo năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (gọi tắt là Công ước Giownevo năm 1958) và được nhắc lại tại Điều 5 Công ước Luật biển năm
1982 Đường cơ sở thông thường chủ yếu được áp dụng đối với QG có bờ biển tương đối bằng phẳng, không có đoạn lồi lõm van bờ và ngấn nước thủy triều xuống thấp nhất thể hiện khá rõ ràng
- Ưu điểm: Việc vạch đường cơ sở thông thường có ưu điểm nổi bật là phản ánh tương đối chính xác địa hình bờ biển đồng thời góp phần hạn chế sự
mở rộng thái quá các vùng biển của QG ven biển
- Hạn chế: Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số hạn chế như: + Tính chính xác của điểm, tọa độ được xác định dựa vào ngấn nước thủy triều thấp nhất sẽ không cao vì điểm, tọa độ này chủ yếu do QG ven biển tự xác định và công bố Chính vì vậy, sẽ không tránh khỏi tình trạng các QG xác định điểm, tọa độ thiếu trung thực nhằm mở rộng phạm vi của nội thủy;
+ Phương pháp này khó áp dụng đối với vùng có địa hình bờ biển khúc khuỷu, lồi lõm hoặc có nhiều đảo ven bờ
b) Phương pháp đường cơ sở thẳng (Điều 7)
Đường cơ sở thẳng là đường nối liền những điểm thích hợp có thể được lựa chọn (điểm ngoài cùng nhô ra nhất của bờ biển khi ngấn nước triều thấp nhất) của bờ biển, các đảo ven bờ tạo thành một đường liên tiếp gẫy khúc và đường này là đường cơ sở của QG ven biển
Cách xác định đường cơ sở thẳng bắt nguồn từ quy định có tính chất tập quán liên quan đến vụ tranh chấp giữa Anh và Na Uy đầu những năm 50 của
Trang 11thế ký XX và được ghi nhận trong phán quyết của Tòa án công lí qte (ICJ) ngày 18/01/1951
- Điều kiện xác định đường cơ sở thẳng: Theo Điều 7 Công ước Luật biển năm 1982, QG ki áp dụng pp dường cơ sở thẳng phải thỏa mãn những điều kiện sau:
- Điều kiện về địa hình: Điều 7 Công ước luật biển năm 1982 có những quy định tương tự như Điều 4 Công ước Gionevo năm 1958 Theo đó, có hai hoàn cảnh địa lý đặc biệt có thể sử dụng đường cơ sở thẳng đó là: “bờ biển bị khoét sâu và lồi lõm” hoặc “có một chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển” Ngoài ra, khoản 2 Điều 7 bổ sung thêm hoàn cảnh thực tế mà QG có thể vạch đường cơ sở thẳng, đó là “các bờ biển thực sự ko ổn định do có sự xuất hiện của các đồng bằng châu thổ hoặc các điều kiện tự nhiên khác.”
- Điều kiện về phương pháp vạch đường cơ sở thẳng: tr192.hd
BT: Trình bày cách xác định và quy chế pháp lý của lãnh hải theo quy định của công ước luật biển năm 1982?
Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán QG “Mọi QG đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không được vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở” (Điều 3 Công ước Luật biển năm 1982)
a Xác định lãnh hải
-Ranh giới bên trong của lãnh hải chính là đường cơ sở của QG ven biển, còn ranh giới ngoài của lãnh hải (đường biên giới QG trên biển) là đường mà mỗi điểm trên đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở không quá 12 hải lí Đường ranh giới ngoài này có thể được xác định trong hai trường hợp:
+ Trường hợp thứ nhất: Nếu lãnh hải của các QG không chồng lẫn với lãnh hải của QG đối diện hay kề cận thì QG tự tuyên bố xác định ranh giới ngoài của lãnh hải Ranh giới phía ngoài của lãnh hải là một đường mà mỗi
Trang 12điểm ở trên đường đó cách điểm gần nhất của đường cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải (Điều 4 Công ước Luật biển năm 1982)
+ Trường hợp thứ 2: Nếu hai hay nhiều QG có bờ biển tiếp liền hoặc đối diện nhau mà khoảng cách giữa hai bờ biển không đạt tới hai lần chiều rộng của lãnh hải thì sẽ tạo ra khu vực chồng lấn về lãnh hải của các QG liên quan Khi xuất hiện hoàn cảnh này, các QG phải tiến hành thỏa thuận để xác định ranh giới ngoài của lãnh hải: “ Không một QG nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà mọi điểm trên đó cách đều các điểm gần nhất của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi QG, trừ khi có sự thỏa thuận khác” Điều 15 Công ước Luật biển năm 1982 quy định
b Quy chế pháp lý của lãnh hải.
Theo quy định tại Điều 2 Công ước Luật biển năm 1982, QG ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải, vùng trời bên trên cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải Tuy nhiên, chủ quyền này không mang tính chất tuyệt tuyệt đối như trong nội thủy mà là chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ
- Về chế độ đi qua không gây thiệt hại: Điều 17 Công ước Luật biển năm
1982 quy định: “ tàu thuyền của tất cả các QG, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải” Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại, tàu thuyền nước ngoài phải đi liên tục và nhanh chóng, không được dừng lại hoặc thả neo trừ trường hợp gặp phải sự cố thông thường về hàng hải hoặc trường hợp bất khả kháng hoặc vì mục đích cứu giúp người Ngoài ra, tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải của QG ven biển không được thực hiện các hành vi nhằm làm phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của QG ven biển Tàu ngầm và phương tiện đi ngầm khác buộc phải đi nổi và phải treo cờ của QG mà tàu đăng tịch; phải đi theo tuyết đường quy định, tôn trọng việc phân chia luồng giao thông do QG ven biển ấn định
Trang 13nhằm đảm bảo an toàn hàng hải; Phải tuân thủ pháp luật của QG ven biển về vấn đề liên quan đến việc thực hiện quyền này,
- Quyền tài phán của QG ven biển trong lãnh hải:
+ Đối với tàu quân sự (bao gồm tàu chiến và tàu của nn dùng vào mục đích phi thương mại): Phần 1, tiểu mục C, Công ước Luật biển năm 1982 quy định: Tàu quân sự được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ tài phán tuyệt đối, QG
mà tàu treo cờ sẽ có thẩm quyền tài phán đối với mọi hvi vi phạm do con tàu đó gây ra
+ Đối với tàu dân sự: Theo quy định tại Điều 27 Công ước Luật biển năm
1982, quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự của mình
ở trên tàu nước ngoài đi qua lãnh hải để tiến hành bắt giữ hay tiến hành việc dự thẩm sau vụ vi phạm hình sự xảy ra trên tàu trước hoặc trong khi nó đi qua lãnh hải, trừ khi:
(i) Hậu quả của vụ vi phạm đó mở rộng đến QG ven biển;
(ii) Nếu vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình của đất nước hay trật
tự trong lãnh hải;
(iii) Nếu thuyền trưởng hay viên chức ngoại giao hoặc viên chức lãnh sự của QG mà tàu mang cờ yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà đương cục địa phương;
(iv) Nếu biện pháp này là cần thiết để trấn áp việc buôn lậu chất ma túy hay các chất kích thích
Điều 28 Công ước Luật biển năm 1982 quy định: Quốc gia ven biển không được bắt tàu nước ngoài đang đi qua lãnh hải phải dừng lại hay thay đổi hành trình để thực hiện quyền tài phán dân sự đối với người ở trên con tàu đó; Đồng thời, QG ven biển không thể áp dụng biện pháp trừng phạt hay biện pháp bảo đảm về mặt dân sự đối với con tàu này nếu không phải vì những nghĩa vụ
đã cam kết hay trách nhiệm mà con tàu phải đảm nhận trong khi đi qua hoặc để được đi qua vùng biển của QG ven biển